Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.48 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH THỊ HẠNH

THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ B¶O HIÓM THÊT NGHIÖP Tõ THùC TIÔN TØNH B¾C NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH THỊ HẠNH

THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ B¶O HIÓM THÊT NGHIÖP Tõ THùC TIÔN TØNH B¾C NINH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong


bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Đinh Thị Hạnh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO
HIỂM THẤT NGHIỆP...................................................................... 5
1.1.

Bảo hiểm thất nghiệp ......................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp .......................................................... 5
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp ......................................................... 6
1.1.3. Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp .................................................. 7
1.2.


Khái quát thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ..................... 9

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp...................... 9
1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật về BHTN ..................................... 11
1.2.3. Các nội dung thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ............... 14
1.2.4. Các yếu tố tác động và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật
bảo hiểm thất nghiệp ........................................................................... 17
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 22
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO
HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC NINH ........................... 23
2.1.

Pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp .............. 23

2.1.1. Các văn bản pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp ................ 23
2.1.2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ........ 28
2.2.

Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh ....... 40

2.2.1. Bố trí nhân lực, phương tiện phục vụ công tác bảo hiểm thất nghiệp......... 40
2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật .......................... 41


2.2.3. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ......................................... 42
2.2.4. Giải quyết các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp.................................. 45
2.2.5. Chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp ............................................ 52
2.3.


Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh .................................................................. 53

2.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 53
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân .................................................. 57
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 63
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.................................................... 64
3.1.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm
thất nghiệp......................................................................................... 64

3.2.

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo
dục về bảo hiểm thất nghiệp ............................................................ 66

3.3.

Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các quy định hiện hành về
bảo hiểm thất nghiệp ........................................................................ 67

3.4.

Nâng cao năng lực của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh ...... 68

3.5.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công tác kiểm tra,

thanh tra, xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm
thất nghiệp ........................................................................................ 69

3.6.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan...................... 71

3.7.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên thực thi pháp
luật về bảo hiểm thất nghiệp ........................................................... 72

3.8.

Nâng cao nhận thức, ý thức thực hiện pháp luật của các đối
tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ............................................ 73

3.9. Thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý đối tượng tham gia BHTN ...... 73
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 79


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH:


Bảo hiểm xã hội

HĐLĐ:

Hợp đồng lao động

HĐLV:

Hợp đồng làm việc

HTHN:

Hỗ trợ học nghề

LĐ-TB&XH:

Lao động-Thương binh và Xã hội

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

TCTN:

Trợ cấp thất nghiệp


TTDVVL:

Trung tâm Dịch vụ Việc làm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Số đơn vị, NLĐ tham gia BHTN trong các năm 2015,
2016, 2017 và năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

43

Tình hình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng trợ cấp
thất nghiệp

45

Tình hình hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho
người lao động


49

Bảng 2.4

Tình hình thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm

51

Bảng 2.5

Tình hình chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

53

Bảng 2.2

Bảng 2.3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói vấn đề thất nghiệp là một trong những vấn đề nan giải với
tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay và nước ta cũng không ngoại lệ. Từ
khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập kinh tế thế giới,
bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, thì tình trạng thất
nghiệp đang là một trong những vấn đề nan giải và hết sức bức xúc. Bảo hiểm
thất nghiệp ra đời là một trong những giải pháp nhằm giải quyết vấn nạn đó,
nó góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm,
bên cạnh đó còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ của Bảo hiểm xã hội

Việt Nam, nhằm trợ giúp cho người lao động khi bị mất việc làm. Bảo hiểm
thất nghiệp được thực hiện ở nước ta từ năm 2009 thay thế cho chế độ trợ cấp
thôi việc trước đây, đến thời điểm hiện tại đã được 10 năm thực hiện và đã đạt
được những thành tựu nhất định như số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
và được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp ngày càng gia tăng. Ngày
càng nhiều người sử dụng lao động, người lao động biết đến chính sách bảo
hiểm thất nghiệp hơn. Tuy nhiên so với các loại hình bảo hiểm khác thì bảo
hiểm thất nghiệp vẫn còn là loại hình khá là mới mẻ đối với mọi người. Vì là
mới mẻ nên trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn
bộc lộ nhiều tồn tại và khó khăn như người lao động và người sử dụng lao
động còn chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình
trong việc thực hiện chính sách này. Doanh nghiệp thì nợ đọng, lẩn trốn đóng
bảo hiểm thất nghiệp, người lao động chưa nhận thực được đúng đắn thực
chất của chính sách... chính vì thế mà việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp không đạt được như kỳ vọng.

1


Bắc Ninh là một tỉnh với mật độ các khu công nghiệp dầy đặc, với hàng
nghìn các công ty có vốn đầu tư trong nước và ngoài nước với các công ty lớn
như: Công ty Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH Canon Việt
Nam, Tập doàn Foxcon... thu hút hàng trăm nghìn lao động ở trong và ngoài
tỉnh về làm việc. Chính vì vậy mà tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là rất
lớn và kéo theo đó là số người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng cao.
Và cũng như tình trạng chung của việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp của cả nước, thì bên cạnh những thành tựu đạt được, thì việc thực hiện
pháp về bảo hiểm thất nghiệp cũng có nhiều tồn tại và khó khăn. Là một
người trực tiếp giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao
động, sẽ có cái nhìn chính xác hơn về những điểm được và còn tồn tại trong

việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và đề ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách trong thời gian tới. Đó chính là lý
do tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệpTừ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” để thực hiện khóa luật tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đánh giá chính
xác nhất về giá trị và tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm
thất nghiệp, để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện
pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là những lý luận chung và thực trạng
về thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thực hiện pháp luật về
bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.

2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của
đề tài là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận như: khái niệm về bảo hiểm thất
nghiệp, nguyên tắc, vai trò của bảo hiểm thất nghiệp, các nội dung của pháp
luật hiện hành quy định về bảo hiểm thất nghiệp, khái niệm thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp.
- Phân tích đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp, từ đó phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và
nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực
hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn tại tỉnh Bắc Ninh từ năm
2015 đến hết năm 2018. Thể hiện trong Luật Việc làm 2013 và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và Pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài bao
gồm phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê. Ngoài ra, để thực hiện đề
tài, tác giả còn tham khảo ý kiến của một số nhà chuyên môn.
7. Ý nghĩa của luận văn
Thông qua việc làm rõ thực trạng của vấn đề thực hiện pháp luật trong

3


lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh làm phong phú thêm các vấn
đề lý luận chung về thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp hiện nay.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo có giá trị trong việc tuyên
truyền, tổ chức, thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại
tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo hiểm
thất nghiệp.


4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. Bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
BHTN xuất hiện lần đầu ở Châu Âu với sự ra đời của quỹ BHTN tự
nguyện tại Berne (Thụy Sĩ) vào năm 1893.Tham gia đóng góp cho quỹ lúc
này không chỉ có giới chủ mà còn những NLĐ có công việc làm không ổn
định. Sau đó, để mở rộng quy mô của BHTN, nhằm tăng mức TCTN cho
nên đã có sự tham gia đóng góp của chính quyền địa phương và trung ương.
Năm 1911, Vương quốc Anh ban hành đạo luật đầu tiên về BHTN bắt buộc
và tiếp đó là một số nước khác ở Châu Âu như: Thụy Điển, Cộng hòa Liên
bang Đức… Sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) một số
nước Châu Âu và Bắc Mỹ ban hành các Đạo luật về bảo hiểm xã hội và
BHTN, chẳng hạn như ở Mỹ năm 1935, Canađa vào năm 1939. Khi chiến
tranh thế giới lần thứ II kết thúc, đặc biệt là khi có Công ước số 102 (1952)
của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nhiều quốc gia trên thế giới đã triển
khai BHTN và TCTN.
Theo công ước 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế thì BHTN là
một trong 09 nhánh của bảo hiểm xã hội. Cùng với các chế độ khác, BHTN
nâng cao khả năng bảo vệ NLĐ của hệ thống pháp luật BHXH. Với tính chất
chia sẻ giữa những đối tượng tham gia, BHTN hỗ trợ một khoản tài chính
giúp NLĐ thất nghiệp đảm bảo ổn định cuộc sống; sớm đưa lao động thất
nghiệp tìm được việc làm ổn định thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ
trợ học nghề.
Ở Việt Nam, BHTN lần đầu tiên được quy định trong Luật Bảo hiểm


5


xã hội năm 2006 và nay là Luật Việc làm 2013. Luật BHXH năm 2006 thì
không có định nghĩa cụ thể thế nào là BHTN thì tại Khoản 4 Điều 3 của Luật
Việc làm 2013 đã đưa ra định nghĩa cụ thể về BHTN như sau: “Bảo hiểm
thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất
việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp”, theo đó, có thể thấy mục đích của BHTN
không chỉ nhằm thay thế, bù đắp thu nhập cho NLĐ khi bị mất việc làm, mà
còn hỗ trợ NLĐ học nghề để trang bị cho NLĐ thêm kỹ năng nghề, bên cạnh
đó cũng hỗ trợ NLĐ tìm kiếm việc làm miễn phí để cho NLĐ sớm quay lại
với thị trường lao động. Tuy nhiên tất cả sự hỗ trợ này cũng dựa trên cơ sở là
quỹ BHTN (quỹ được hình thành do các bên cùng đóng góp theo quy định
của pháp luật). Quỹ BHTN này được đóng góp trước khi NLĐ thất nghiệp và
muốn được hỗ trợ từ quỹ thì không phải bất kỳ NLĐ thất nghiệp nào đều
được hỗ trợ mà phải đáp ứng được các yêu cầu theo pháp luật quy định.
Như vậy, có thể hiểu BHTN như sau: BHTN là một hình thức BHXH
dựa trên sự đóng góp của Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ nhằm bù đắp một phần
thu nhập cho NLĐ khi mất việc làm,tạo điều kiện cho NLĐ sớm tìm được việc
làm thông qua việc tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho NLĐ.
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp
Vai trò của BHTN không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho cá
nhân người thất nghiệp, tạo cơ hội cho họ quay trở lại với thị trường lao động
mà còn có ý nghĩa quan trọng góp phần ổn định chính trị- xã hội, tạo nên sự
phát triển kinh tế-xã hội bền vững của mỗi quốc gia.
Thứ nhất, đối với NLĐ: BHTN vừa giúp đỡ họ ổn định cuộc sống khi bị
mất việc làm thông qua việc trả TCTN vừa tạo cơ hội việc làm mới cho họ
thông qua việc đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để NLĐ có thể duy trì


6


việc làm hay tìm việc làm mới phù hợp với bản thân NLĐ, được tư vấn giới
thiệu việc làm miễn phí để họ có thể sớm quay lại thị trường lao động. Tạo ra
chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho NLĐ khi lâm vào tình trạng mất việc làm.
Thứ hai, đối với NSDLĐ: BHTN giúp gánh nặng tài chính của họ sẽ
được san sẻ khi những NLĐ tại doanh nghiệp bị mất việc làm, họ không phải
bỏ ra một khoản chi lớn để giải quyết chế độ cho NLĐ khi mà NLĐ bị mất
việc làm. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất,
buộc phải cho những NLĐ nghỉ việc.
Thứ ba, đối với Nhà nước và xã hội: BHTN giúp cho ngân sách nhà
nước sẽ giảm bớt chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về tài chính cho nhà nước. Kiểm soát rủi ro về
xã hội, chính trị khi tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. BHTN cũng góp phần rất lớn
vào việc ổn định trật tự xã hội đây cũng là mục tiêu của bất kỳ hệ thống
BHXH và an sinh xã hội nào.
1.1.3. Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp
Các nguyên tắc của BHTN được quy định cụ thể tại Điều 41 của Luật
Việc Làm 2013, là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chi
phối hệ thống các quy phạm pháp luật về BHTN. Bao gồm những nguyên
tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN
BHTN nằm trong hệ thống chính sách kinh tế-xã hội, góp phần đảm
bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Do vậy, BHTN dựa trên sự
tương trợ giữa các cá nhân trong xã hội, theo đó số đông bù số ít. Chính vì
vậy, việc tham gia vào BHTN phải là bắt buộc đối với NLĐ và NSDLĐ.
Những chủ thể này đều có trách nhiệm tham gia BHTN và đây được coi là
một nội dung trong HĐLĐ. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý và

hỗ trợ khi cần thiết.
7


Thứ hai, chế độ BHTN được xây dựng trên cơ sở quan hệ hữu cơ
giữa đóng góp và thụ hưởng. Cụ thể là, mức đóng BHTN được tính trên cơ sở
tiền lương của NLĐ, mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng và
thời gian đóng BHTN. Điều này có nghĩa là phải có tỷ lệ tương xứng giữa
đóng góp với thụ hưởng của NLĐ, hạn chế tới mức thấp nhất sự bù đắp của
Nhà nước đối với quỹ BHTN. Một trong các vai trò quan trọng của BHTN
là hỗ trợ cuộc sống cho NLĐ khi bị mất thu nhập do thất nghiệp gây nên.
Do đó, tỷ lệ hưởng và thời gian hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng được quy
định trên nguyên tắc đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ và được cân đối
với mức đóng góp BHTN trước đó của NLĐ. Khi xác định mức hưởng trợ
cấp BHTN một mặt căn cứ vào khả năng chi trả của quỹ BHTN, mặt khác
còn đảm bảo khuyến khích NLĐ chủ động tìm kiếm việc làm nhằm thoát
khỏi tình trạng thất nghiệp..
Thứ tư, việc thực hiện BHTN phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, đảm
bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia. BHTN chủ yếu là hướng
tới đối tượng là những NLĐ bị mất việc làm, NLĐ bị mất việc làm là hiện tại
họ không có thu nhập, nhưng mà họ vẫn phải chi tiêu cho sinh hoạt hàng
ngày, việc giải quyết BHTN không nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ đúng lúc thì
sẽ mất đi ý nghĩa của BHTN. Nếu thủ tục giải quyết mà rườm rà, phức tạp,
không thuận tiện dẫn đến việc tiếp cận chính sách BHTN gặp khó khăn, như
vậy NLĐ cần được hỗ trợ sẽ khó tiếp cận với chính sách BHTN, thậm trí
nhiều NLĐ sẽ bỏ quan quyền lợi được hưởng vì e ngại vì khâu giải quyết
chính sách. Vì vậy đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của BHTN.
Thứ năm, Quỹ BHTN được quản lý tập trung, thống nhất, công khai,
minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ. Do quỹ BHTN được
hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia là: NSDLĐ, NLD và Nhà nước

nên hoạt động của quỹ phải dựa trên nguyên tắc quản lý thống nhất, dân chủ,

8


công khai. Quỹ BHTN do một cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa
phương theo chế độ tài chính của Nhà nước. Quỹ được sử dụng vào các mục
đích như: Chi trả trợ cấp BHTN cho NLĐ; Chi cho các hoạt động tìm việc làm
cho người thất nghiệp; Chi cho công tác đào tạo, đào tạo lại, học nghề cho người
thất nghiệp; Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý BHTN…
Nhà nước thống nhất quản lý BHTN thể hiện ở việc Nhà nước trực tiếp
ban hành pháp luật về BHTN, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế
độ này. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ mà Nhà
nước xây dựng chương trình quốc gia về BHTN, các qui định pháp luật về như
thu hẹp hay mở rộng đối tượng, điều kiện hưởng và mức hưởng…
Với tư cách là người đại diện và thực hiện các chính sách xã hội, Nhà
nước còn có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHTN, áp dụng các biện pháp để
bảo tồn giá trị quỹ và làm cho quỹ tăng trưởng. Ngoài ra, Nhà nước thống
nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp BHTN cho toàn xã hội nhưng không bao cấp,
không lấy ngân sách để chi trả mà chỉ hỗ trợ một phần.
1.2. Khái quát thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội sắc bén, song pháp luật chỉ có
thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc duy trì trật tự
và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và thực hiện trong
cuộc sống. Vì vậy, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu.
Hiện nay đang có nhiều cách định nghĩa mô tả về việc thực hiện pháp luật.
Theo giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật của Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có viết: “Thực hiện pháp
luật là một hiện tượng xã hội mang tính quản lý. Quá trình hoạt động thực

hiện pháp luật diễn ra đồng thời và tiếp nối quá trình xây dựng và hoàn thiện
pháp luật của Nhà nước” [13, tr.270].
9


Theo giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật của Khoa Luật,
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội:
Thực hiện pháp luật là hành vi hành động hoặc không hành động của
con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói cách khác, tất cả
những hoạt động nào của con người, của tổ chức mà thực hiện phù hợp với
quy định của pháp luật thì được coi là sự thực hiện thực tế của quy phạm
pháp luật [30, tr.369].
Theo giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật của Trường Đại
học Luật Hà Nội: “Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm thực
hiện các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành
hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật” [29, tr.463].
Tất cả các quan điểm về thực hiện pháp luật nêu trên đều có những
khía cạnh, ý kiến khác nhau về thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, có thể tựu
chung lại, các quan điểm về thực hiện pháp luật đều thể hiện nội dung cốt lõi
của vấn đề đó là: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm
cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống,
tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của chủ thể pháp luật.
Qua khái niệm về thực hiện pháp luật nêu trên, có thể hiểu rằng các tổ
chức và cá nhân là chủ thể của pháp luật khi gặp phải những tình huống mà
quy phạm pháp luật đã nêu ra ở phần giả định thì các chủ thể phải tự hành
động hoặc không hành động sao cho phù hợp với những quy định của pháp
luật. Hay nói cách khác thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục
đích, có lý trí và có ý chí của các chủ thể pháp luật, làm cho những quy định
của pháp luật đi vào cuộc sống, phù hợp với lợi ích và ý chí của Nhà nước.
Từ các quan điểm lý luận về thực hiện pháp luật trên có thể đi đến khái

niệm thực hiện pháp luật như sau: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích

10


nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc
sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Thực hiện pháp luật về BHTN nhằm tạo ý thức pháp luật cho các tổ
chức, cá nhân thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định của
pháp luật BHTN.
Từ khái niệm về thực hiện pháp luật, khái niệm BHTN và pháp luật về
BHTN có thể đi đến khái niệm thực hiện pháp luật về BHTN như sau: Thực
hiện pháp luật về BHTN là quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể
pháp luật BHTN nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật BHTN, tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật, làm cho những
quy định của pháp luật BHTN trở thành hiện thực trong cuộc sống.
1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật về BHTN
Thực hiện pháp luật về BHTN được tiến hành dưới bốn hình thức: tuân
thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
1.2.2.1. Tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp
Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó yêu cầu các
chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.
Tuân thủ pháp luật BHTN là việc chủ thể thực hiện pháp luật về
BHTN tự kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật BHTN
ngăn cấm nhằm bảo đảm quyền lợi của NLĐ. Những hành vi bị nghiêm
cấm được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm
2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số

88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ cụ thể như:

11


NLĐ kê khai không đúng sự thật, hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung
có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN [4, Điều 27, Khoản 1], NLĐ
không thông báo với TTDVVL theo quy định khi NLĐ có việc làm trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN [4, Điều 27,
Khoản 2], NSDLĐ giả mạo hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi chế độ BHXH,
BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hồ sơ hưởng
BHXH, BHTN giả mạo (Điều 27, Khoản 5), NSDLĐ không làm văn bản đề
nghị cơ quan BHXH xác nhận đóng BHTN cho NLĐ để NLĐ hoàn thiện
hồ sơ hưởng BHTN theo quy định [4, Điều 28, Khoản 1]... một số vấn đề
khác liên quan đến việc gian lận đối với hồ sơ hỗ trợ học nghề, NSDLĐ
không tham gia BHTN cho NLĐ theo quy định, NLĐ không thực hiện
nghĩa vụ trong thời gian hưởng TCTN...
Như vậy, việc các chủ thể thực hiện pháp luật về BHTN, biết kiềm chế
không thực hiện các hành vi được quy định ở trên thì quá trình đó gọi là
tuân thủ pháp luật BHTN.
1.2.2.2. Chấp hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Chấp hành (thi hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong
đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động
tích cực. Khác với hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật đòi hỏi
chủ thể phải thực hiện trách nhiệm pháp lý một cách tích cực. Ở đây chủ thể
cần phải thực hiện những hành động cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở việc
không thực hiện những gì pháp luật ngăn cấm. Chấp hành pháp luật thể hiện
tính tự giác, tính tích cực của chủ thể thực hiện pháp luật chứ không phải là sự
xử sự thụ động như hình thức tuân thủ pháp luật.
Chấp hành pháp luật BHTN là việc các chủ thể pháp luật BHTN thực

hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật BHTN.

12


Chủ thể chấp hành pháp luật BHTN có thể là NLĐ, NSDLĐ, tổ chức BHXH,
TTDVVL, Sở LĐ-TB&XH, cơ quan, tổ chức cá nhân khác có liên quan đến
BHTN. Việc thực hiện các quy định từ Điều 30, Điều 32, Điều 34, Điều Điều
36 và Điều 38 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP về trách nhiệm của các bên
NLĐ, NSDLĐ, TTDVVL, Sở LĐ-TB&XH.
1.2.2.3. Sử dụng pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình, nghĩa là thực hiện những
hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể được thực hiện. Khác với hai hình thức
trên, chủ thể pháp luật có nghĩa vụ phải thực hiện các quy định của pháp luật
một cách thụ động hay tích cực, còn ở hình thức này chủ thể có thể thực hiện
hoặc không thực hiện các quyền và tự do pháp lý mà pháp luật cho phép tùy
thuộc vào ý chí của mình chứ không bắt buộc phải tuân thủ hay chấp hành.
Sử dụng pháp luật BHTN là hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể
quan hệ BHTN có quyền thực hiện hoặc không thực hiện các quyền mà pháp
luật BHTN cho phép. Trong hình thức này, chủ thể quan hệ BHTN có thể
thực hiện quyền của mình hoặc không thực hiện quyền của mình mà không bị
ép buộc. Các quyền của chủ thể quan hệ BHTN được quy định trong Nghị
định 28/2015/NĐ-CP gồm Điều 29 về quyền của NLĐ, Điều 31 về quyền của
NSDLĐ, Điều 33 về quyền của TTDVVL, Điều 35 về quyền của tổ chức
BHXH và điều 37 về quyền của Sở LĐ-TB&XH. Khi các chủ thể pháp luật
BHXH thực hiện hoặc không thực hiện các quyền nêu trên chính là họ đang
thực hiện quyền sử dụng pháp luật mà pháp luật BHTN cho phép.
1.2.2.4. Áp dụng pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước

thông qua các cơ quan nhà nước tổ chức hoặc các cá nhân được Nhà nước

13


giao quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của
pháp luật, thông qua các quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó sẽ làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật BHTN là việc Nhà nước thông qua các cơ quan nhà
nước hoặc các cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền để tổ chức cho các
chủ thể quan hệ BHTN thực hiện những quy định của pháp luật BHTN.
Ví dụ như Điều 35 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về quyền của tổ chức
BHXH thì tổ chức BHXH được Nhà nước trao quyền xử lý vi phạm pháp luật
về BHTN hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm
pháp luật về BHTN theo quy đinh của pháp luật...khi phát hiện thấy những
hành vi vi phạm pháp luật BHTN thì tất cả NLĐ, NSDLĐ, cá nhân, cơ
quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
nhưng chỉ có những cơ quan, tổ chức được Nhà nước trao quyền mới có
thẩm quyền thực hiện các chức năng thanh tra, xử phạt theo quy định đối
với các hành vi vi phạm pháp luật BHTN. Đó gọi là áp dụng pháp luật BHTN.
1.2.3. Các nội dung thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
1.2.3.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
BHTN góp phần đảm bảo người dân sẽ chấp hành những quy định pháp luật
BHTN. Để thực hiện tốt công tác này cần phối hợp với Trung tâm văn hóa
các huyện, thị xã, thành phố, phòng Văn hóa, phòng Tư pháp, phòng Lao động
- thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn, các tổ chức
BHXH để tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của NLĐ, NSDLĐ, ý
thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng về BHTN tới các chủ doanh
nghiệp, nhân dân trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ, tích cực với các cơ quan

thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ

14


biến sâu, rộng về sự ưu việt của chính sách BHTN đến toàn dân. Đa dạng hoá
công tác tuyên truyền về chính sách BHTN. Ngoài các hình thức tuyên truyền
trên diện rộng còn tập trung theo chiều sâu trên các nhóm đối tượng,
truyền thông hướng tới chiều sâu với nhóm đối tượng cán bộ chủ chốt tại địa
phương; cùng các cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội
Phụ nữ lồng ghép tuyên truyền chính sách BHTN, BHYT trong các hội nghị
chuyên đề. Nhóm NSDLĐ, NLĐ trong các doanh nghiệp qua đội ngũ cán bộ
công đoàn ở các doanh nghiệp có số lao động lớn tại khu công nghiệp.
1.2.3.2. Công tác quản lý đối tượng tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp
Quản lý đối tượng tham gia BHTN là một trong những vấn đề mấu
chốt của công tác thu BHTN. Đây là cơ sở để hình thành quỹ BHTN, là cơ sở
để thu đúng, thu đủ, là điều kiện thuận lợi để giải quyết các chế độ BHTN
đảm bảo việc thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh.
Khi kinh tế phát triển, số lượng NLĐ có việc làm sẽ tăng lên do có sự
mở rộng về quy mô sản xuất xã hội. Số đối tượng thuộc diện tham gia BHTN
không ngừng tăng lên sẽ đặt ra những vấn đề và yêu cầu nhất định đối với
việc tổ chức quản lý BHTN. Nếu trình độ dân trí cao, khả năng tiếp cận với
thông tin, khoa học - kỹ thuật của người dân dễ dàng thì người dân (bao gồm
NLĐ và người SDLĐ) sẽ nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to lớn của chính
sách, chế độ BHTN. Nhờ đó, pháp luật BHTN sẽ có điều kiện thuận lợi được
đảm bảo thực hiện. Cụ thể, có tác động tích cực, giảm bớt tình trạng trốn
đóng, nợ đọng BHTN. Ngược lại, nếu trình độ dân trí thấp thì việc thực
hiện pháp luật BHTN sẽ gặp nhiều khó khăn, không được đảm bảo.
Tổ chức tốt công tác thu tiền đóng BHTN hàng tháng đồng thời giải quyết
nhanh gọn, chế độ chính sách BHTN, bảo đảm quyền, lợi ích cho NLĐ. Tập trung

đôn đốc đơn vị ngay từ khi đơn vị có dấu hiệu chậm đóng BHTN từ 1 đến 2 tháng.

15


Chủ động phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức thanh tra,
kiểm tra những doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN xử lý nghiêm,
kịp thời các đơn vị cố tình chậm đóng, trốn đóng BHTN làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của NLĐ.
1.2.3.3. Giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Giải quyết các chế độ BHTN là nội dung quan trọng của việc thực
hiện pháp luật về BHTN, có thể nói đây là nội dung trọng tâm của thực
hiện pháp luật về BHTN. Các chế độ BHTN bao gồm: TCTN cho NLĐ bị
thất nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí cho NLĐ có nhu cầu tìm
kiếm việc làm mới, hỗ trợ cho NLĐ học nghề để chuyển đổi ngành nghề
hoặc nâng cao tay nghề để dễ dàng tìm kiếm việc làm mới. Hỗ trợ NSDLĐ
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc
làm cho NLĐ đang làm việc.
Giải quyết chế độ BHTN kịp thời, đúng lúc, đúng người, nhanh chóng
có ý nghĩa rất quan trọng với những người được hưởng chế độ BHTN, phát
huy được tính ưu việt của chế độ BHTN. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quản
lý, đôn đốc đóng BHTN cũng chỉ để cho việc giải quyết các chế độ BHTN
được dễ dàng. NLĐ và NSDLĐ đều mong muốn sẽ được giải quyết đúng lúc
và kịp thời để giải quyết được vấn đề bức bách mà họ đang gặp phải như NLĐ
bị thất nghiệp không có nguồn thu nhập sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí từ
BHTN, được đào tạo nghề để nâng cao tay nghề hoặc chuyển đổi ngành nghề,
được tư vấn, giới thiệu việc làm mới, NSDLĐ đang gặp khó khăn sẽ được hỗ
trợ kinh phí để đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ.
1.2.3.4. Trách nhiệm của người tham gia BHTN trong việc thực hiện
pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

Để đảm bảo cho mục đích của BHTN được thực thi trong cuộc sống, thì

16


đòi hỏi các đối tượng tham gia BHTN bao gồm cả NLĐ, NSDLĐ phải tuân thủ
nghiêm túc các quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia BHTN của
mình, đặc biệt là việc đóng BHTN một cách đầy đủ, đúng quy định.
Mọi hoạt động của bất cứ cá nhân, tổ chức nào có liên quan đến hoạt
động BHTN đều phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật BHTN và đều
hướng tới một mục đích chung là bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, NSDLĐ và lợi
ích của Nhà nước.
Trong thực tiễn quá trình thực hiện pháp luật về BHTN, không phải
mọi NLĐ và NSDLĐ đều có ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp
luật BHTN, đặc biệt là trách nhiệm đóng BHTN. Nhiều NLĐ vì nhu cầu việc
làm, vì sự kém hiểu biết pháp luật đã không quan tâm đến vấn đề BHTN khi
ký kết hợp đồng lao động. Nhiều NSDLĐ vì lợi nhuận, ý thức chấp hành pháp
luật BHTN chưa cao đã trốn đóng, nợ, chậm đóng BHTN cho NLĐ của đơn
vị mình. Chính vì vậy, thực hiện pháp luật về BHTN là một cơ chế hữu hiệu
để làm cho quan hệ lao động được hài hòa ổn định, không chỉ bảo vệ quyền,
lợi ích chính đáng của NLĐ mà còn đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp,
NSDLĐ và lợi ích nhà nước.
1.2.4. Các yếu tố tác động và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp
luật bảo hiểm thất nghiệp
Để bảo đảm thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật
BHTN nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong mỗi yếu tố đều có mối
quan hệ tác động qua lại với nhau và đảm bảo cho sự cần thiết thực hiện pháp
luật BHTN. Các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về BHTN đó là:
1.2.4.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHTN

đã được Nhà nước từng bước hoàn thiện. Sự ra đời của Luật Việc làm 2013

17


điều chỉnh pháp luật về BHTN thay cho Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và
hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng với sự đổi mới trong
những chính sách pháp luật BHTN đã tạo ra cơ sở pháp lý cao hơn trong
việc thực hiện pháp luật về BHTN, góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh
xã hội ở nước ta.
Để đánh giá hệ thống quy phạm pháp luật có hoàn thiện hay không phải
xem xét trên các phương diện sau: xem xét tính toàn diện, tính đầy đủ, tính
đồng bộ, tính phù hợp, tính kỹ thuật trong việc xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật về BHTN, nghĩa là chất lượng của văn bản pháp luật phải phù hợp
với thực tiễn, có tính khả thi, có tính ổn định tương đối, chất lượng kỹ thuật
lập pháp cao với ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn.
- Tính toàn diện: là yếu tố xem xét về mức độ hoàn thiện của hệ thống
pháp luật BHTN. Đảm bảo tính toàn diện nghĩa là các văn bản quy phạm
pháp luật BHTN phải bảo đảm đầy đủ, đa dạng về số lượng, chất lượng, và
đảm bảo mối tương quan giữa văn bản quy phạm pháp luật BHTN với các
văn bản quy phạm pháp luật khác. Sao cho chất lượng các văn bản quy phạm
pháp luật đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực
BHTN và tạo thành một mạng lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội,
không một ai bị lọt hoặc bị loại trừ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu
nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do bị rủi ro xã hội.
- Tính đồng bộ: khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến lĩnh vực BHTN phải thống nhất về nội dung và hình thức, các văn bản
quy phạm pháp luật BHTN không được chồng chéo, văn phong của văn bản
gọn gàng, dễ hiểu. Các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong mối
liên hệ với nhau, luôn nằm trong một hệ thống, trong đó mỗi văn bản có một

vị trí, vai trò riêng.

18


×