Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Trình bày triết lý quản lý của WinslowTaylo và của Henrypayol; ý nghĩa của các triết lý đó trong thực tiễn quản lý kinh tế?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.89 KB, 4 trang )

Câu 4
Trình bày triết lý quản lý của WinslowTaylo và của Henrypayol;
ý nghĩa của các triết lý đó trong thực tiễn quản lý kinh tế?
-----------------------------* Triết lý quản lý của WinslowTaylo và ý nghĩa thực tiễn
Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, trường phái quản lý cổ điển - còn gọi là
trường phái phổ biến - gồm hai thuyết quản lý chính: thuyết quản lý theo khoa học
(do F.W.Taylor là đại diện chủ yếu) và tiếp đó là thuyết quản lý tổng quát (do
H.Fayol đề xướng). Trường phái cổ điển đã đặt nền móng đầu tiên cho khoa học
quản lý với những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động quản lý
trong xã hội công nghiệp, mà những nội dung cơ bản của nó vẫn có giá trị cao cho
đến bây giờ.
Nội dung quản lý theo khoa học của Frederick Winslow Taylor dựa trên các
nguyên tắc sau:
a. Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công
nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp
(chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần việc. Định mức
được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động tác).
b. Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho công nhân “vạn
năng” (biết nhiều việc song không thành thục). Các thao tác được tiêu chuẩn hóa
cùng với các thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn hóa và môi trường
làm việc thuận lợi. Mỗi công nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc theo
nguyên tắc chuyên môn hóa cao độ.
c. Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ
về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của
công nhân.
d. Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý. Cấp cao tập
trung vào chức năng hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp dưới
làm chức năng điều hành cụ thể. Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo
trực tuyến; tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục.
Với các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành
thấp; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Qua


các nguyên tắc kể trên, có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu
hóa quá trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động);
tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên
môn hóa (đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng quản lý); và
cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm


để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất). Từ những tư tưởng đó, đã mở ra
cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp, tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý
một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế
tạo máy.
Người ta cũng nêu lên mặt trái của thuyết này. Trước hết, với định mức lao
động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. Hơn nữa, người thợ
bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất tới mức biến thành những “công cụ biết nói”,
bị méo mó về tâm - sinh lý, và như vậy là thiếu tính nhân bản. Từ đó, đã từng có ý
kiến cho rằng thuyết này đã né tránh, dung hòa đấu tranh giai cấp mang tính cách
mạng. Tuy nhiên, tương tự nhiều thành tựu khác của khoa học - kỹ thuật, vấn đề là
ở người sử dụng với mục đích nào. Chính vì thế, trong khi Lênin phê phán đó là
“khoa học vắt mồ hôi công nhân”, ông vẫn đánh giá rất cao như một phương pháp
tổ chức lao động tạo được năng suất cao, cần được vận dụng trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó điều kiện lao động được cải thiện và lợi nhuận từ
lao động thặng dư được sử dụng để nâng cao mức sống vật chất, tinh thần toàn xã
hội.
Từ tinh thần cốt lõi ban đầu, đã thu hút nhiều nhà quản lý có tài năng tham
gia “Hiệp hội Taylor” để hoàn thiện, phát triển thuyết quản lý theo khoa học. Qua
đó, đã hạn chế tính cơ giới của tư tưởng “con người kinh tế”, đặt nhân tố con người
lên trên nhân tố trang bị kỹ thuật, nhân bản hóa quan hệ quản lý, dân chủ hóa sản
xuất, phát huy động lực vật chất và tinh thần với tính công bằng cao hơn và đề cao
quan hệ hợp tác hòa hợp giữa người quản lý với công nhân.
Thuyết quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ở cấp

cơ sở (doanh nghiệp) với tầm vi mô. Tuy nhiên, nó đã đặt nền móng rất cơ bản cho
lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu (có hiệu quả
cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý. Các
thuyết quản lý và trường phái quản lý khác vừa kế thừa thành tựu đó, vừa nâng cao
những nhân tố mới để đưa khoa học quản lý từng bước phát triển hoàn thiện hơn.
* Triết lý quản lý của Henrypayol và ý nghĩa thực tiễn
Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ
chức quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ
máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành
công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu
nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử
dụng. Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới
thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất. Tư tưởng quản lý đó phù hợp với hệ


thống kinh doanh hiện đại, và từ những nguyên lý đó (trong công nghiệp) có thể
vận dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác.
Những vấn đề mà thuyết Fayol đã giải đáp khá rõ ràng là nội hàm của khái
niệm quản lý, các chức năng cơ bản của quản lý, cơ cấu tổ chức quản lý và nguyên
tắc vận hành của guồng máy tổ chức.
Trước hết, ông phân chia toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp thành 6
nhóm công việc chính gồm:
1. Kỹ thuật (khai thác, chế tạo, chế biến)
2. Thương mại (mua bán, trao đổi)
3. Tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn)
4. An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên)
5. Kế toán (kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch toán giá thành, thống
kê)
6. Quản lý - điều hành (kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra).
Qua đó, ông xác định nội hàm quản lý gồm: lập kế hoạch, tổ chức, điều

khiển, phối hợp và kiểm tra. Chính đó là sự khái quát các chức năng quản lý, bảo
đảm cho hoạt động tiến hành thuận lợi và có hiệu quả. Như vậy chức năng quản lý
chỉ tác động đến con người, là sự quản lý của tổ chức xã hội đối với con người
(không phải là trực tiếp tác động đến nguyên liệu, thiết bị…). Với quan niệm đó,
thực chất thuyết Fayol là lý thuyết về tổ chức xã hội. Cũng qua đó, Fayol phân biệt
rõ lãnh đạo với quản lý, trong đó quản lý chỉ là một công cụ bảo đảm sự lãnh đạo
nhằm đạt được mục đích của cả tổ chức; và do đó hoạt động chủ yếu của người
lãnh đạo là phát huy cao tác dụng của quản lý, thông qua hoạt động quản lý để thúc
đẩy các hoạt động của tổ chức.
Mặt khác, Fayol cũng cho rằng quản lý không phải là đặc quyền và trách
nhiệm riêng của cá nhân người đứng đầu, mà được phân chia cho các thành viên
khác trong hệ thống tổ chức quản lý. Từ đó, ông đưa ra trật tự thứ bậc trong hệ
thống đó gồm 3 cấp cơ bản: cấp cao là Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành;
cấp giữa là các người tham mưu và chỉ huy thực hiện từng phần việc, từng công
đoạn; cấp thấp là các người chỉ huy tác nghiệp ở từng khâu. Trật tự đó thể hiện sự
phân phối quyền lực và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng.
Về các chức năng quản lý, chức năng hoạch định (dự đoán, lập kế hoạch)
được coi là nội dung hàng đầu, cơ bản nhất. Tuy vậy, ông cũng chỉ ra tính tương
đối của công cụ kế hoạch, không thể dự đoán đầy đủ và chính xác mọi biến động,
cần phải xử lý linh hoạt sáng tạo. Chức năng tổ chức bao gồm tổ chức sản xuất
(các công đoạn, các khâu trong hoạt động) và tổ chức bộ máy quản lý (cơ cấu, cơ
chế, các quan hệ chức năng, nhân sự). Chức năng điều khiển là tác động lên động
cơ và hành vi của cấp dưới để họ phục tùng và thực hiện các quyết định quản lý;


vừa có tính kỷ luật cao vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Chức năng phối
hợp là kết nối, liên hợp, điều hòa tất cả các hoạt động và các lực lượng, đảm bảo
cho các hoạt động diễn ra hài hòa, gắn bó trong một thể thống nhất, tạo ra tổng hợp
lực và sự cân đối. Chức năng kiểm tra là nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động để
kịp thời phát hiện vấn đề cần điều chỉnh, sửa đổi đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã

đề ra, quy rõ trách nhiệm.
Với nội dung nói trên, thuyết quản lý tổng hợp của Fayol có ưu điểm nổi
bật là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Song nó chưa chú trọng đầy đủ các mặt
tâm lý và môi trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với bên
ngoài doanh nghiệp (với khách hàng, với thị trường, với đối thủ cạnh tranh và với
Nhà nước).
Cùng với thuyết Taylor, thuyết này đã đề ra được hàng loạt vấn đề quan
trọng của quản lý (như chức năng, nguyên tắc, phương pháp), vừa chú trọng việc
hợp lý hóa lao động vừa quan tâm cao đến hiệu lực quản lý, điều hành. Nhiều luận
điểm cơ bản của các thuyết thuộc trường phái cổ điển vẫn mang giá trị lâu dài,
được các thuyết tiếp sau bổ sung và nâng cao về tính xã hội và yếu tố con người
cũng như về các mối quan hệ với bên ngoài tổ chức.
----------------------------------



×