Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

239 Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế sinh thái đảo trong nước và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 101 trang )

Dé tai KC.09.12

Báo cáo chuyên dé

Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
phát triển kinh té-sinh thai dao
trong nước và thế giới

5443-4

sÐ Í lạ 06


Phần thứ nhất

NHỮNG NHẬN THỨC VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH
KINH TE-SINH THAI DAO VEN BO VA MOT SO KINH NGHIEM
PHAT TRIEN KINH TE-SINH THAI TRONG VA NGOAI NUGC


I.NHỮNG NHẬN THỨC VE CO SG LY LUAN KINH TE-SINH THAI
Cho đến thời điểm này chưa có mơ hình kinh tế-sinh thái hợp lý đánh thức

nguồn lực của đảo mặc đù Nhà nước đã có chủ trương phát triển kinh tế biển-đảo.
Nhiều hình thức kinh tế đang tồn tại một cách tự nhiên hoặc áp đặt vô căn cứ đã vi
phạm nghiêm trọng tính bền vững của HTĐVEB. Việc điều tra nghiên cứu HTĐVB
Việt Nam phải được tiến hành một cách toàn diện, thận trọng và phải trên quan

điểm sinh thái bên vững, trước hết về nhận thức lý luận kinh tế-sinh thái và kinh

nghiệm thực tế phát triển của thế giới. Những lý luận vẻ phát triển kinh tế-sinh



thái ở Việt Nam còn chưa phát triển. Để dễ tiếp cận những vấn đề cịn mới mẻ này

chúng tơi tổng quan cơ sở lý luận kinh tế-sinh thái của các học giả nước ngồi
được xem là thích hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và xu thế
thời đại hội nhập quốc tế.

Kinh tế-sinh thái (KT-ST) liên quan đến tính bền vững, đến hệ thống phân
vị, đến sự phân bố và chức năng của các hệ sinh thái và hành vi con người. KT-ST

xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng trên thực tế KT-ST có nguồn
gốc sâu xa trong kinh tế và trong sinh thái từ thế ký XVII, đo đó nó có lịch sử
phát triển hơn 200 năm. Costanza (1997) đã mô tả KT-ST là một lĩnh vực nghiên
cứu xuyên ngành để cập đến mối liên hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống kinh tế theo
nghĩa rộng nhất. Tính xuyên ngành hàm ý kinh tế sinh thái học vượt qua rất nhiều

những khái niệm thông thường của chúng ta về các mơn khoa học và cố gắng tích

hợp những tri thức của các ngành khoa học khác. Chưa có mơn kinh tế nào lại đặt

tiền đề trí tuệ quan trọng như tính bên vững trong KT-ST. Việc phân tích tính bền
vững và việc đạt được điều đó là những vấn đề trọng tâm. Những mối liên hệ này
là trung tâm của rất nhiều các vấn dé đương đại của nhân loại, nhằm xây dựng
tương lai bền vững mà vẫn chưa được giải quyết tốt bởi các chuyên ngành khoa
học đã tồn tại.

Sự tăng cường nhận thức về nguy cơ của hệ thống sinh thái toàn cầu đã tập
trung chúng ta nhằm thấy rõ rằng các quyết định có cơ sở dựa trên các tiêu chuẩn
địa phương hẹp và ngắn hạn có thể gây ra những hậu quả thảm khốc trên quy mơ


tồn cầu và lâu đài. Chúng ta mới chỉ bất đầu nhận thấy rằng kinh tế truyền thống
và các mơ hình sinh thái cũng như các khái niệm trở thành thiển cận khi áp dụng

cho các vấn đề sinh thái toàn cầu.

Một phương pháp thực hiện là tập trung trực tiếp vào vấn để cần giải quyết
hơn là sử dụng các công cụ tri thức đặc biệt hay mơ hình để giải quyết nó và bỏ
qua những rào cản tri thức khác. Có thể nói khơng một chun ngành nào lại có

địa vị tri thức vượt trội như tính bền vững được coi trọng như bảo tồn tính bên

vững trong kinh tế sinh thái. Chúng ta sẽ duy trì nhiệm vụ đánh giá khả năng giải
quyết cơng việc của các công cụ và thiết kế các công cụ mới nếu các cơng cụ hiện
có khơng cịn hữu hiệu. Kinh tế sinh thái sẽ sử dụng các công cụ của kinh tế

truyền thống cũng như sinh thái khi thích hợp. Sự cần thiết của các công cụ tri
thức và mơ hình mới sẽ xuất hiện khi sự kết hợp của kinh tế và sinh thái không thể

thực hiện được với các công cụ hiện thời.


1.1 Sự khác biệt của kinh tế sinh thái với các phương pháp kinh tế
truyền thống
Kinh tế sinh thái khác với kinh tế truyền thống ở sự nhận thức rộng rãi của
nó về một vấn đề và tầm quan trọng gắn liền sự tương tác môi trường và kinh tế
(bảng 1.1). Điều này sẽ dẫn đến nhãn quan rộng hơn và dài hơn về không gian,
thời gian và các hợp phần của hệ thống cần được nghiên cứu.
Bảng 1.1: Sự so sánh giữa kinh tế truyền thống với kinh tế sinh thái
Kinh tế truyền thống


Kinh tế sịnh thái

Năng động, hệ thống, tiến hoá

Quan điểm cơ | Cơ động, ồn định
bản

Thị hiếu và sở thích của cá nhân | Sở thích của loài người, sự hiểu biết,
được xác định như đã có và là động | cơng nghệ và các tổ chức văn hóa

lực chủ yếu. Tài nguyên thiên nhiên | đồng thời phản ánh cơ hội rộng lớn và

được xem là vô hạn do sự tiến bộ | những giới hạn của sinh thái. Lồi
của cơng nghệ và sự thay thế vơ | người có trách nhiệm hiểu vai trị của

Thời gian
Không gian

hạn.

sinh thái trong hệ thống lớn hơn và

Ngắn

Đa quy mơ

quản lý nó bền vững.

Tối đa 50 năm, thơng thường 1-4


Ngày, tới niên kỷ, đa quy mô, tổng hợp

năm.
Địa phương tới quốc tế
Không gian không biến đổi trong sự

Địa phương tới tồn cầu
| Hệ thống các cấp quy mơ

tăng lên của quy mô thời gian , các

đơn vị cơ sở biến đổi từ hãng đến các

Dạng loài

quốc gia.

Mục tiêu vĩ

Chỉ có lồi người
Các lồi động thực vật rất hiếm khi
được tính đến
Sự tăng trưởng của kinh tế quốc |

Tồn bộ hê sinh thái bao gồm cả
loài người nhận thức được mối liên hệ
tương hỗ giữa con người và tự nhiên.
Sự bền vững của hệ thống kinh tế

Mục tiêu vi


Lợi nhuận tối đa (các hãng)

Cần





Giả thiết về

phát triển

công nghệ

Quan điểm
khoa học

dân

Sử dụng tối đa (cá nhân)

sinh thái.

phải

điểu

chỉnh


để phan

được các mục tiêu của hệ thống

ánh

Tất cả các cơ sở tuân thủ các mục | Các tổ chức xã hội và các thể chế văn
tiêu

bên
bởi
qua

vi mơ dẫn đến các mục
được hồn thành. Các giá
ngoài và lợi nhuận được
các dịch vụ nhưng thường

tiêu vĩ |
thành |
đưa ra |
bị bỏ |

Rất lạc quan

hoá tại các mức độ cao của thời
gian/không gian phân chia cấp bậc để
cải thiện những xung đột sinh ra bởi
các áp lực của những mục đích vi mơ
tại các mức độ thấp.


Thận trọng đa nghỉ

Chuyên ngành

Chuyên ngành tổng hợp

Nhất nguyên, tập trung vào các công | Đa nguyên, tập trung vào các vấn dé.
cụ toán học

Quan niệm cơ bản của kinh tế truyền thống là sự tiêu dùng riêng lẻ của con
người được coi là mục tiêu chính. Thị hiếu và sở thích của họ được chấp nhận và
là động lực chính. Cơ sở tài ngun được coi là vơ tận do sự phát triển của kỹ

thuật và khả năng thay đổi không giới hạn. Kinh tế sinh thái mang một quan điểm

tổng hợp hơn, với loài người như là một thành phần trong tồn bộ hệ thống. Lồi

người thích, thơng hiểu, cơng nghệ và các tổ chức văn hóa cùng với nhau phản

ánh những cơ hội và thách thức sinh thái rộng lớn. Lồi người có một vị trí đặc
4


biệt trong hệ thống này vì họ có trách nhiệm hiểu vai trò làm chủ của họ trong hệ

thống rộng lớn này và quản lý nó và làm nó bền vững. Quan điểm cơ sở về thế
giới của kinh tế-sinh thái, trong đó cốt lõi tài nguyên là có hạn và lồi người là
một dạng hình thái khác.


Khái niệm phát triển là quan điểm chủ đạo đối với cả sinh thái học và kinh tế
sinh thái. Phát triển là quá trình biến đổi trong các hệ thống phức tạp thơng qua sự
chọn lựa của các đặc điểm có khả năng chuyển giao. Dù các đặc điểm này là các

đặc trưng rõ ràng và được định sắn của các cơ thể được chuyển giao theo di truyền

hay một thể chế và cách đối xử của văn minh được chuyển giao thông qua các đi

san van hoá, sách vở, chuyện kể... cả hai đều là quá
hàm một hệ thống năng động và dễ thích nghi hơn
thường được thừa nhận trong kinh tế truyền thống.
định nghĩa mở rộng của thuật ngữ “phát triển” bao

trình phát triển. Phát triển bao
là một hệ thống cân bằng tĩnh
Kinh tế sinh thái sử dụng một
gồm cả sự biến động sinh vật

và trông trọt. Sự phát triển của sinh vật liên hệ chậm chạp với sự phát triển của

trồng trọt. Giá trị mà loài người phải trả cho khả năng thích ứng nhanh chóng sẽ
nguy hiểm hơn vì làm cho con người trở thành quá phụ thuộc vào các khoản phải
trả ngắn hạn và do đó thường bỏ qua các khoản dài hạn, đó là cơ sở của phát triển
bên vững. Sự phát triển của sinh vật đặt ra một áp lực thường trực dài hạn rằng

không tồn tại sự phát triển của trồng trọt. Để bảo đảm sự phát triển bền vững,

chúng ta có thể cần phải tận dụng những áp lực dài hạn đối với sự phát triển của

các thể chế (hoặc sử dụng những thể chế mà chúng ta coi là có hiệu quả) để mang

các triển vọng toàn cầu, dài hạn, đa loài, đa quy mơ và tồn bộ hệ thống gắn vào

những phát triển ngắn hạn.

Những sản phẩm của vai trò con người trong việc định hình sự kết hợp phát

triển sinh vật và trồng trọt của cả hành tỉnh có vai trị vơ cùng quan trọng. Lồi

người có ý thức về q trình phát triển của sinh vật và trồng trọt và khơng thể

tránh khỏi vai trị làm trung tâm. Nhưng trong thời hạn dài, nếu loài người quản lý

toàn bộ hành tinh một cách hiệu quả, chúng ta cần phải phát triển khả năng tạo ra
triển vọng rộng hơn lấy sinh vật làm trung tâm . Chúng ta cân phải thừa nhận rằng

hầu hết các hệ thống tự nhiên đều có thể tự điều chỉnh và chiến lược quản lý tốt
nhất là không động chạm tới chúng.

Quy mô thời gian, không gian và giống loài của kinh tế sinh thái tất cả đều
rộng hơn kinh tế truyền thống. Nhưng ở đây thấy rõ ràng là cần thiết tính tích hợp

và những phân tích đa quy mơ. Quan điểm này hầu như vắng mặt trong kinh tế

truyền thống. Trên thực tế kinh tế truyền thống bỏ qua tất cả trừ con người, cịn
kinh tế sinh thái thử quản lý tồn bộ hệ thống và nhận thức sự liên hệ tương tác
giữa loài người và tự nhiên. Chúng ta cần nhận thức ràng, hệ thống loài người là
một tiểu hệ thống trong một hệ thống sinh thái lớn hơn. Điều này bao hàm không
chỉ một mối liên hệ tương hỗ mà cả mối liên hệ nền tảng phụ thuộc của tiểu hệ
thống vào hệ thống gốc lớn hơn. Những câu hỏi đầu tiên vẻ các tiểu hệ thống sẽ
là: nó sẽ liên hệ đến mức nào với toàn bộ hệ thống, chúng lớn như thế nào, và

chúng sẽ lớn ra làm sao? Những câu hỏi về quy mô hiện tại mới chỉ bát đầu.
Những mục tiêu đoán trước của các hệ thống trong nghiên cứu là khá rõ
ràng, đặc biệt ở mức vĩ mơ (tồn bộ hệ thống). Mục tiêu vĩ mơ của kinh tế sinh

thái là sự bền vững của hệ thống kết hợp kinh tế sinh thái. Mục tiêu vĩ mô của sinh
thái truyền thống là sự tồn tại của các lồi tương tự như sự bên vững, nhưng nói
5


chung hạn chế với một lồi mà khơng phải là tồn bộ hệ thống. Tại mức độ vi mơ,
kinh tế sinh thái là duy nhất trong nhận thức về mối phụ thuộc hai chiều giữa mức
độ vĩ mô và vi mô. Các khoa học truyền thống hướng tới xem xét tồn bộ những

kiểu ứng xử vĩ mơ như là tập hợp đơn giản của các ứng xử vi mô. Trong kinh tế
sinh thái, các tổ chức xã hội, văn hoá ở mức độ cao của thời gian/không gian sẽ
sinh ra các xung đột tiến bộ bởi các áp lực ngắn hạn của mục tiêu vi mô tại các
mức thấp và ngược lại.

Do sự khác biệt chính giữa kinh tế sinh thái và các khoa học truyền thống

nằm ở các mục tiêu khoa học của chúng và các giả thiết của chúng về sự tiến bộ
của công nghệ. Như đã lưu ý, kinh tế sinh thái EE (Ecological Economics) là một
chuyên ngành tổng hợp, đa mục tiêu, một hệ thống nhất và tập trung tới nội dung

vấn đề hơn là các công cụ.

Kinh tế truyền thống rất lạc quan về khả năng của công nghệ loại bỏ những
hạn chế về tài nguyên và làm kinh tế tiếp tục phát triển. Kinh tế sinh thái hoài

nghỉ thận trọng với quan điểm này. Chúng ta đã được cho thấy tình trạng khơng rõ


ràng về quan điểm này, thật vô lý khi tập trung vào khả năng của công nghệ vượt
qua được các hạn chế về tài nguyên. Nếu chúng ta suy đoán sai, kết quả sẽ thảm
khốc — phá huỷ không cứu vãn được cơ sở tài nguyên của chúng ta và cả nền văn
minh. Chúng ta phải, ít nhất trong thời gian hiện tại coi cơng nghệ khơng có khả
năng loại bỏ được những hạn chế về tài nguyên. Nếu không phải như vậy, chúng

ta vẫn còn tồn tại với một hệ thống bẻn vững. Kinh tế sinh thái giữ thái độ hồi
nghi khơn ngoan này đối với q trình tiến bộ của cơng nghệ.

1.2 Lộ trình nghiên cứu kinh tế-sinh thái
Để bảo toàn sự bền vững, một số bước cần thiết bao gồm cả những nghiên

cứu cải tiến. Những nghiên cứu này khơng thể tách khỏi các q trình hoạch định
chính sách và quản lý, mà cịn tích hợp với chúng. Lộ trình nghiên cứu đối với

kinh tế sinh thái mà chúng tôi để nghị ở phần sau là một kiến nghị, một ý định để

bắt đâu quá trình xác định những chuyên đề cho các nghiên cứu kinh tế sinh thái

trong tương lai chứ không phải là lời kết luận. Danh sách của các chuyên đề có thể
chia ra thành năm phần chính: L) sự bền vững là duy trì hệ thống hỗ trợ cuộc sống

của chúng ta; 2) giá trị của sự trợ giúp của hệ sinh thái nguồn lực tự nhiên; 3) lợi

ích của hệ thống kinh tế sinh thái; 4) mơ hình hố kinh tế sinh thái tại các quy mơ
địa phương, vùng và tồn cầu; 5) cải tiến các công cụ để quản lý môi trường. Một

số kiến thức cơ sở của các chuyên để này được giới thiệu ở phần dưới đây, theo


danh sách chứ không theo trât tự ưu tiên các vấn để nghiên cứu chính.
Sự bên vững - duy trì hệ thống hỗ trợ cuộc sống của chúng ta
“Bên vững” không bao hàm sự khơng thay đổi, trì trệ, tiết
chúng ta cần phải phân biệt cần thận giữa “tăng trưởng — growth” và
development”. Tang truéng kinh tế, là sự tăng cao về lượng, khơng
vững vơ hạn trên một hành tính giới hạn. Phát triển kinh tế, là một

kiệm, nhưng
“phát triển —
thể là sự bền
sự tiến bộ về

chất lượng của cuộc sống không nhất thiết những nguyên nhân cần thiết tăng

trưởng về số lượng tài nguyên đã sử dụng, có thể là sự bền vững. Phát triển bền
vững phải trở thành mục tiêu chính sách dài hạn trước hết.


Sự nguy hiểm rõ ràng trong việc bỏ qua vai trò của tự nhiên trong kinh tế là

ở chỗ tự nhiên là hệ thống hỗ trợ cho kinh tế , bỏ qua nó, chúng ta có thể vơ ý phá
huỷ nó đến mức khơng cịn khả năng tự phục hồi. Thật vậy, có rất nhiều bằng
chứng rằng chúng ta đã làm như vậy. Một số tác giả lo lắng rằng các hệ thống

kinh tế hiện thời không kết hợp bất cứ sự liên quan nào với sự bền vững của hệ

thống tự nhiên hỗ trợ cuộc sống của chúng ta mà kinh tế dua vao (Costanza và

Daly 1987, Hardin, C. Clark, 1991).
hữu

vốn
gồm
Vốn

Sự bền vững được hiểu khác nhau theo từng thời gian nhưng một định nghĩa

ích là tổng lượng tiêu dùng có thể tiếp tục vơ hạn
đầu tư — bao gồm cả “vốn đầu tư tự nhiên”. Trong
cả tài sản đài hạn như các nhà cửa máy móc như
đầu tư tự nhiên là đất đá, cấu trúc khí quyển, các

khơng làm giảm giá trị của
kinh doanh, vốn đầu tư bao
là phương tiện để sản xuất.
loài cây và sinh khối v.v kết

hợp cùng với nhau tạo ra cơ sở của tất cả các hệ sinh thái. Vốn đầu tư tự nhiên này
sử dụng đâu vào thứ nhất (ánh sáng mặt trời) để sản sinh các hệ sinh thái hữu ích
va cdc tài nguyên tự nhiên. Thí dụ của các đầu tư tự nhiên bao gồm rừng, các lồi
cá và dầu khí. Các nguồn tài nguyên tự nhiên sinh ra bởi các vốn đầu tư tự nhiên

nay sé là gỗ súc, cá bất được, dầu thô. Chúng ta hiện nay bước vào kỷ nguyên mới

trong đó nhân tố giới hạn của sự phát triển khơng cịn là đầu tư của con người mà

là đầu tư tự nhiên. Gỗ súc bị hạn chế bởi rừng cịn lại ít mà khơng phải là khả

năng hoạt động của các nhà máy cưa cắt, cá đánh bắt được bị hạn chế bởi trữ

lượng cá mà không phải là số lượng tàu đánh bát; dầu thô bị hạn chế do khả năng

tiếp cận tới trữ lượng còn lại mà không phải là do khả năng bơm và khoan. Hầu

hết quan điểm của các ngành kinh tế về vốn tự nhiên và vốn đầu tư của con người

sẽ thay thế nhau mà không phải là bổ sung. Do đó khơng có nhân tố nào là nhân
tố hạn chế. Chỉ có những nhân tố bổ sung sẽ là nhân tố giới hạn. Kinh tế sinh thái
nhìn thấy vốn đầu tư tự nhiên và từ con người là các nhân tố bổ sung cơ bản và do
đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố giới hạn và sự biến đổi của mơ hình
trong điều kiện thiếu thốn. Đây là sự khác biệt căn bản cần phải làm cho hịa hợp
thơng qua các cuộc thảo luận và nghiên cứu.

Định nghĩa của sự bên vững cũng như trước kia phụ thuộc vào quy mô thời
gian và không gian mà chúng ta sử dụng. Khơng chỉ đơn thuần xác định chính xác

quy mô thời gian và không gian đối với sự bền vững mà chúng ta cần phải tập
trung vào vấn đề tương tác giữa các quy mô khác nhau và chúng ta có thể xây
dựng các hoạt động đa quy mô xác định sự bền vững.
Cần phải nhận thức rằng khái niệm bền vững có thêm nhiều nghiên cứu,
chúng tơi đưa ra định nghĩa sau về sự bền vững: sự bền vững là mối Hiên hệ giữa
hệ thống kinh tế động của cơn người với hệ thống động lớn hơn nhưng biến động

chậm hơn là các hệ thóng sinh thái, trong đó 1) cuộc sống của con người có thể
kéo dài vơ hạn, 2) tự thân lồi người có thể phát triển và 3) văn hố của lồi người

có thể phát triển; những hoạt động trong giới hạn của con người sẽ ảnh hưởng như
thế nào để không phá hủy tính đa dạng, sự phức tạp và khả năng của hệ thống hỗ
trợ sinh thái. Costanza và những người khác đã gợi ý một loạt chủ đề nghiên cứu

liên quan đến phát triển bền vững:


- Chúng ta hiểu như thế nào (và chúng ta định lượng như thế nào) về “sự bền
vững của các hệ thống sinh thái và kinh tế?


- Mức độ bền vững của dân số, trên một đơn vị tài nguyên đầu tư được sử

dụng sẽ như thế nào, và con đường nào để giữ được điều đó.

- Dạng hoạt động nào sẽ làm lợi cho tương lai mà không làm hại cho hiện

tại?

- Tiêu chuẩn bên vững nào có thể kết hợp trong các chỉ số định lượng của
thu nhập quốc dân, sự thịnh vượng và phúc lợi?

- Chỉ số bền vững giữa vốn đầu tư tự nhiên và nguồn vốn từ con người, giữa
các dịch vụ sinh thái và kinh tế là bao nhiêu và nó ảnh hưởng như thế nào
tới sự bền vững.
- Chúng ta có thể học tập được gì khi nghiên cứu lịch sử xã hội loài người và
các hệ thống tự nhiên bên vững đã được thử thách, về những đặc trưng
chung của các hệ thống bền vững?
Giá trị của sự trợ giúp hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên

Để đạt được sự bền vững chúng ta cần hợp nhất sản phẩm và sự hữu ích của

hệ sinh thái vào những tính tốn kinh tế. Bước đầu tiên là xác định các giá trị có

thể so sánh với sản phẩm và sự hữu ích của kinh tế. Khi xác định các giá trị này,

chúng ta còn cần phải xác định chúng ta có khả năng mất đến đâu hệ thống sinh


thái hỗ trợ cuộc sống của chúng ta, khả năng mở rộng sự thay thế vốn đầu tư sản
xuất bằng vốn đầu tư tự nhiên và khả năng không thay thế được của vốn đầu tư tự
nhiên là bao nhiêu (E1 Serafy, 19...). Thí dụ, Hệu chúng ta có thể thay thế khả
năng hấp thụ bức xạ của tầng ozôn mà hiện tại đang bị phát hủy?

Có một số ý kiến rằng chúng ta không thể thay thế các giá trị kinh tế bằng

các giá trị sờ nắm được của cuộc sống con người, như mỹ học môi trường hoặc lợi
ích sinh thái dài hạn. Nhưng trên thực tế, chúng ta làm điều đó hàng ngày. Để giữ
gìn vốn tự nhiên của chúng ta, chúng ta cần đương đầu với những sự lựa chọn khó
khăn này và đánh gía trực tiếp hơn là phủ nhận sự tồn tại của chúng.
Do sự khó khăn vốn có và sự khơng rõ ràng trong việc xác định giá trị, kinh
tế sinh thái công nhận một số cách tiếp cận độc lập khác nhau. Tại đây khơng có
sự đánh giá phương án này đúng hay sai — tất cả chúng sẽ cho chúng ta biết một

điều gì đó

- mà ở đây có một sự đồng thuận rằng giá trị lớn nhất của sự hữu ích

của hệ sinh thái là một mục đích quan trọng đối với kinh tế sinh thái.

Quan điểm của kinh tế truyền thống xác định giá trị như sự thể hiện của sở

thích riêng rẽ của con người với những sở thích được quy định như đưa ra mà
khơng phân tích bản chất của chúng hay hình mẫu của sự biến đổi dài hạn. Đối
với sản phẩm và sự hữu ích với một vài tác động dài hạn (như khoai tây hoặc bánh

mỳ) được buôn bán trên các thị trường hoạt động tốt với thông tin đầy đủ.


Nhưng sản phẩm và sự bữu ích sinh thái (giống như xử lý nước thải vùng
đầm lầy hoặc kiểm sốt khí hậu tồn câu) có bản chất là đài hạn mà khơng thể

bn bán ở thị trường (khơng ai có thể làm chủ khơng khí hoặc nước) và thơng tin

về sự đóng góp của chúng đối với từng cá thể riêng biệt lại rất thiếu. Để xác định
giá trị của chúng , các nhà kinh tế cố gắng làm cho mọi người khám phá rằng họ
sẽ muốn trả tiền cho các sản phẩm và sự hữu ích của sinh thái trên thị trường. Thí
dụ, chúng ta có thể hỏi mọi người họ có thể trả tối đa bao nhiêu để sử dụng các
8


công viên quốc gia ngay cả khi thực tế họ không phải trả. Chất lượng kết quả của
phương pháp phụ thuộc vào mức độ nhận thông tin của dân chúng, nó sẽ khơng
phối hợp được với mục đích dài hạn một cách hồn tồn do nó loại trừ các thế hệ

tương lai khi đặt giá trên thị trường. Hơn nữa, sẽ khó khăn bắt cá nhân thể hiện ý
muốn thực sự của họ khi đặt câu hỏi trực tiếp phải trả tiền cho những tài nguyên
thiên nhiên.

Một phương pháp được lựa chọn để xác định giá trị sinh thái giả thiết trên cơ

sở giá trị lý sinh (Costanza, Cleveland). Lý thuyết này đề xuất rằng trong sự tồn

tại lâu đài, loài người xác định giá trị của một vật thể theo giá trị để sản xuất ra nó
và giá trị này là chức năng cuối cùng để sản xuất ra chúng trong sự liên hệ với môi

trường. Để sản xuất một sản phẩm có cấu trúc phức tạp cần năng lượng, của cả
dạng trực tiếp như nhiên liệu hoặc dạng gián tiếp như các nhà máy. Thí dụ, xe hơi


là một sản phẩm có cấu trúc phức tạp hơn là một tảng quặng sắt, do đó cần phải

tiêu hao nhiều năng lượng (trực tiếp và gián tiếp) để biến quặng sắt thành xe hơi.

Năng lượng mặt trời cần thiết để rừng phát triển có thể coi như là sự đánh giá giá
trị năng lượng của chúng, sự sản xuất chúng và do đó theo lý thuyết này sẽ là giá
trị của chúng.

Một luận điểm cần phải nhấn mạnh là giá trị kinh tế của các hệ sinh thái

được gắn liền với vai trị vật lý, hố học và sinh vật trong một hệ thống dài hạn,
toàn cầu — dù thế hệ hiện tại của loài người xác nhận hoàn toàn vai trị đó hay

khơng. Nếu thừa nhận rằng mỗi lồi có vẻ bề ngồi khơng hấp dẫn hoặc thiếu hụt
trong việc sử dụng ngay lập tức có một vai trị trong hệ thống sinh thái tự nhiên
(mà có thể cung cấp rất nhiều lợi ích trực tiếp cho con người), và đây là khả năng

đẩy tiêu điểm ra khỏi những nhận thức ngắn hạn chưa hoàn chỉnh của chúng ta và

xác định các giá trị chính xác hơn đối với sự hữu ích dài hạn của hệ sinh thái. Sử

dụng những nhận thức triển vọng này chúng ta sẽ có khả năng tốt hơn để dự đoán

những giá trị được đóng góp, thí dụ bảo vệ chất lượng nước và khơng khí cho sự

tồn tại lâu dài của lồi người. Có thể thấy được những sự hữu ích này là vấn đề

sống cịn hoặc có giá trị vơ hạn ở mức độ nhất định. Những câu hỏi giá trị liên
quan tới những biến đổi sát giới hạn cho phép, ví dụ tăng cường sự cân bằng giữa


đất trồng rừng và đất nông nghiệp ở quy mô vài trăm ha so với hàng trăm đặm

vng. Những lời giải thích của một số nhà kinh tế về các tiêu chuẩn an toàn tối

thiểu dường như Hên quan tới sự bảo vệ các mức độ tới hạn của vốn đầu tư tự
nhiên đối với sự quá mức của chuyển biến giới hạn gần, hoặc sự chuyển biến quy
mô dài thành vốn đầu tư từ con người. Đương nhiên trong một hệ thống hoàn

chỉnh, những giá trị sát giới hạn sẽ trở thành bị ngăn cản nếu các tiêu chuẩn an

toàn tối thiểu bị vượt qua.

Liên quan đến những nhận thức lý luận vừa nêu sẽ có 4 vấn đề cần quan tâm
nghiên cứu sau đây:

- Chúng ta sẽ đánh giá sự hữu ích của hệ thống sinh thái và vốn đầu tư tự
nhiên như thế nào? Dưới điều kiện nào các giá trị sinh thái có thể chuyển
sang các giá trị cụ thể, thí dụ tiền, các tiện ích hay năng lượng?
- Sự đánh giá dựa trên sở thích chủ quan (giá trị ngẫu nhiên, sự tự nguyện chỉ
trả) có mối liên hệ như thế nào với các giá trị dựa trên các chức năng của

hệ sinh thái và dòng năng lượng?


- Tốc độ suy giảm áp dụng cho sự hữu ích sinh thái như thế nào là phù hợp?
- Ngưỡng của sự suy giảm không hồi phục của các tài ngun tự nhiên là gì

hoặc ở đâu?

Lợi ích của hệ thống kinh tế"sinh thái


Tổng sản phẩm quốc dân, cũng như các cách đánh giá liên quan khác của

nên kinh tế quốc dân đã trở thành đặc biệt quan trọng như các chủ thể chính trị,
các quyết định chính sách và điểm chuẩn của sự thịnh vượng chung. Tổng sản
phẩm quốc dân GNP hiện tại được xác định đã bỏ qua sự đóng góp của tự nhiên

đối với sản xuất nên thường dẫn đến những kết quả khác thường.

Thí dụ, rừng cung cấp sự hữu ích kính tế thực sự đối với con người: giữ gìn
đất, làm sạch khơng khí và nước, cung cấp môi trường sống cho cuộc sống hoang
đại và hỗ trợ cho các hoạt động giải trí. Nhưng GNP biện nay chỉ tính đến giá trị

của lượng gỗ súc thu hoạch được. Nếu rừng bị thu hẹp, một loạt vấn để môi trường
phải xử lý để đem lại cuộc sống bình n cho cộng đồng khơng được tính, về quy

mô ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế ai sẽ phải chỉ trả.

Trên thực tế, khi tài nguyên bị cạn kiệt và sự suy giảm của đa dạng sinh học

đã ảnh hưởng tới các xu thế kinh tế, nổi bật lên là bức tranh khác biệt hoàn toàn
với sự mô tả bằng các phương pháp theo tập quán. Khi các chỉ số như sự biến mất

của các trang trại và vùng đầm lây, chỉ phí giảm thiểu ảnh hưởng của mưa axit,
chi phí cho sức khoẻ do sự tăng lên của ơ nhiễm được tính đến thì kinh tế của các

nước phát triển như Mỹ hồn tồn khơng tiến bộ. Nếu chúng ta tiếp tục bỏ qua hệ

sinh thái tự nhiên, chúng ta có thể điều hành nền kinh tế đi xuống trong khi chúng


ta nghĩ là đang xây dựng nó tăng lên. Khi sử dụng các nguồn lực tự nhiên, chúng

ta gây nguy hiểm cho khả năng duy trì thu nhập của chúng ta. Chỉ có thể xem xét
sự tăng trưởng theo quan điểm kinh tế-sinh thái mới chính xác sự tăng trưởng,
càng thấy rõ lợi ích lâu bền của của hệ thống kinh tế-sinh thái.
Một loạt các phương pháp tiếp cận nhiều triển vọng để đánh giá sự hữu ích
của hệ sinh thái và nguồn lực tự nhiên vẫn dang được phát triển (El Serafy,

Hannon, Hueting, Peskin, Faber va Proops, Ulanowicz, 19..) và trong lĩnh vực này
hứa hẹn sẽ là tiêu điểm chính của các nghiên cứu trong kinh tế sinh thái. Những
cách tiếp cận này dựa trên những giả thiết khác nhau nhưng cùng chung mục đích
cố gắng đánh giá định lượng sự phụ thuộc của kinh tế sinh thái và đạt tới sự đánh
giá trạng thái và đặc tính trên tồn bộ hệ thống.

Một vấn đề đặt ra cho nghiên cứu là chúng ta có thể phát triển như thế nào
các hệ thống đánh giá địa phương và quốc gia, thậm chí quốc tế để tính đến sự cạn
kiệt tài nguyên tự nhiên và những ảnh hưởng sinh thái? Có phải phát triển kinh tếsinh thái là giải pháp tương lai hữu ích?

Phân tích mạng mang triển vọng cho phép xử lý định lượng tích hợp của các
hệ thống kinh tế sinh thái và định giá các hàng hoá trong các hệ thống sinh thái
và/hoặc kinh tế (Costanza,

1986).

1980, Costanza và Hannon

10

1989, Ulanowicz


1980,


Mơ hình kinh tế-sinh thái quy mơ địa phương, vùng và toàn cầu
Từ khi hệ thống sinh thái bị đe doa bởi các hoạt động của con người, để bảo

vệ và duy trì chúng cần thiết phải có khả năng biểu được những ảnh hưởng trực

tiếp và gián tiếp những hoạt động của con người trong một thời gian dài và trên
những diện tích rộng lớn. Mơ phỏng bằng máy tính hiện nay đã trở thành cơng cụ
quan trọng để điều tra nghiên cứu các tương tác này và trên tất cả các lĩnh vực
khoa học khác. Thiếu những mô phỏng tồn cầu tỉnh vi của khí quyển mà hiện

nay đã được hoàn thiện, sự hiểu biết của chúng ta về khả năng ảnh hưởng của sự

tăng cao nồng độ CO; trong khí quyển do đốt các nhiên liệu hố thạch vẫn cịn ở

mức độ sơ khai. Sự mơ phỏng tốn học có thể được sử dụng để tìm hiểu không chỉ

ảnh hưởng của con người lên các hệ thống sinh thái mà còn cả sự phụ thuộc nền
kinh tế của chúng ta vào lợi ích tự nhiên của hệ sinh thái và mối phụ thuộc giữa
các thành phần sinh thái và kinh tế của toàn bộ hệ thống (Braat, Costanza và cộng

sự, 1990).

Một số phát triển hiện tại đã làm các mơ phỏng tốn học dạng này trở thành

hiện thực, bao gồm cả khả năng truy cập những cơ sở dữ liệu bao quát không gian
và thời gian và sự tiên bộ về khả năng của máy tính cũng như sự thuận tiện.


Nhưng ngay cả khi có khả năng mơ hình hố tốt nhất có thể, chúng ta sẽ vẫn

luôn luôn phải đối mặt với một số lượng lớn những điều chưa rõ ràng, chưa chắc

chấn vẻ sự phản ứng của môi trường đối với hoạt động của con người (Funtowics
va Ravét, 19..). Hoc dé quan lý môi trường một cách có hiệu quả với những điều
chưa rõ ràng này là một điều rất cần thiết.

Chương trình nghiên cứu kinh tế sinh thái sẽ theo đuổi một phương pháp tiếp

cận tích hợp, đa quy mơ, đa ngành và đa lĩnh vực để mơ hình hố định lượng kinh
tế sinh thái, trong khi nhận thức những điều chưa chắc chắn vẫn cịn rất lớn trong

mơ hình hố các hệ thống này và phát triển các phương pháp mới giải quyết một
cách có hiệu quả những điều chưa rõ ràng chắc chắn này. Từ đó đã đặt ra hàng
loạt các vấn đề nghiên cứu rộng lớn và phức tạp như sau:

- Cấu trúc phù hợp của mơ hình là thế nào đối với cả các hệ thống nhỏ như
thành phố , nơng thơn và tự nhiên tại những quy mơ có thứ bậc khác nhau.

- Những mơ hình này được kiểm tra, thay đổi tỉ lệ và tích hợp như thế nào là
tốt nhất?
- Những cơ sở dữ liệu đã tôn tại (thí dụ các ảnh vệ tỉnh, số liệu kiểm toán
quốc gia) sẽ được sử dụng như thế nào là tốt nhất để xây dựng, hiệu chỉnh

và kiểm chứng các mơ hình kinh tế sinh thái tại nhiều qui mơ khác nhau?

- Vai trò của đa dạng sinh học như thế nào trong thể trạng và sự bền vững

của các hệ thống kinh tế sinh thái?


- Những kết quả mô phỏng của mơ hình sẽ được sử dụng như thế nào là tốt
nhất trong hệ thống tính tốn và đánh giá hệ thống sinh thái tự nhiên?
- Sử dụng những kết quả nghiên cứu bằng mơ hình tốn học cho mơ hình

phát triển kinh tế-sinh thái đối với các vùng địa lý khác nhau, miền núi, hải
đảo.

11


- Vai trò nào là phù hợp nhất của sự mơ phỏng, phân tích và hợp lý hố các
mơ hình? Chúng sẽ liên hệ như thế nào với hệ thống tính tốn?
- Chất lượng và giá thành của tài ngun tự nhiên sẽ thay đổi như thế nào, thí

dụ rừng rậm, biển nhiệt đới, đồng cổ sẽ được xác định giá trị như thế nào?

Những sự biến động này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự thịnh vượng
của kinh tế.

- Có tồn tại hay khơng một hệ thống tổng hợp các nguyên lý điều khiển các
mối liên hệ kính tế — sinh thái?

- Những quan điểm, những biến số hệ thống mơ hình hố nào và các cơng cụ
hoặc cơng nghệ nào từ các mơ hình kinh tế có thể áp dụng hữu hiệu cho
các mơ hình sinh thái và ngược lại?

- Chúng ta sẽ phát triển triết lý của mơ hình như thế nào mà nó sẽ mở rộng
đối với những cái mới, kiên định với sự tiến hố, năng động, hệ thống và đa
quy mơ?

~ Chúng ta sẽ mơ hình hố như thế nào sự tương tác của các hệ thống kinh tế

sinh thái ở các mức địa phương, vùng và toàn cầu?

Cải tiến những phương pháp quản lý môi trường, sinh thái
Hệ thống những quy tắc hiện thời khơng có hiệu quả cao trong việc quản lý

bên vững các tài nguyên môi trường, đặc biệt khi đối mặt với những điều chưa rõ
ràng chưa chắc chắn về giá trị và ảnh hưởng dài hạn. Chúng vốn đã phản ứng thụ
động hơn là chủ động, và gây ra sự đối đầu về luật lệ mới như khơng chuyển một
cách hiệu quả các mục tiêu tồn cầu dài hạn thành những động cơ địa phương

ngắn hạn.

Chúng ta cần phải phải khảo sát tỉ mỉ những sự thay đổi hứa hẹn đối với
những mệnh lệnh và các hệ thống quản lý môi trường hiện thời của chúng ta và do

đó sửa đổi những cơ quan và các thể chế. Rất nhiều những điều không rõ ràng về

sự ảnh hưởng của môi trường địa phương, quốc gia và liên quốc gia cân phải kết
hợp vào việc đưa ra quyết định. Chúng ta còn cần phải hiểu biết tốt hơn những tiêu
chuẩn xã hội, văn hố và chính trị đối với sự chấp nhận hay từ chối các chính
sách.

Một thí dụ về một giải pháp cụ thể về chính sách có tính chất đổi mới hiện

tại được nghiên cứu là một hệ thống cam kết bảo hiểm môi trường linh hoạt được
thiết kế cho các tiêu chuẩn môi trường hợp nhất và những điều chưa rõ ràng đối
với hệ thống thị trường và gây ra được sự tiến bộ về cơng nghệ mơi trường
(Perrings, 1989, Costanza va Perring, 1990).


Ngồi ra, đối với gánh nặng trực tiếp của các thiên tai đã biết, một công ty sẽ

yêu cầu gửi một cam kết bảo hiểm bằng với sự đánh giá sát nhất hiện thời khả
năng phá huỷ gây ra trong tương lai của thiên tai; số tiền này sẽ được giữ trong tài

khoản của bên thứ ba liên quan. Giao kèo này (cộng với một phần của lợi tức) sẽ
được trả lại nếu công ty chứng minh được rằng sự phá huỷ dự kiến do thiên tai đã
không xảy ra và sẽ khơng xảy ra. Nếu họ làm điều đó các giao kèo này sẽ được sử

dụng để phục hỏi, sửa chữa môi trường và đền bù cho những bên bị thiệt hại. Như
vậy gánh nặng của sự thử thách sẽ chuyển từ công chúng sang những người sử
12


dụng tài nguyên và một sự khích lệ kinh tế mạnh sẽ được cung cấp để nghiên cứu

giá trị thực của những hoạt động phá hoại môi trường và phát triển những cơng

nghệ kiểm sốt mơi trường sinh lợi. Đây là phần mở rộng của nguyên lý từ “người

làm ô nhiễm phải trả tiền - phí mơi trường” thành “người làm ô nhiễm phải trả tiền
cho sự thiếu hiểu biết”. Các cơng cụ chính sách đổi mới khác bao gồm cả các chất
ơ nhiễm có thể bán được và các giấy phép ở cả hai mức quốc gia và liên quốc gia.
Hơn nữa, một điều quan trọng nổi bật lên là Chương trình Điều kiện Mơi trường

Tồn cầu của Ngân hàng thế giới sẽ cung cấp những tài trọ ưu đãi để đầu tư làm
giảm thiểu sự can thiệp từ bên ngồi. Để có được cơ sở khoa học cho việc cải tiến
các phương pháp quản lý môi trường, cần quan tâm nghiên cứu các vấn đề sau
đây:


- Chính sách điều chỉnh hoặc động cơ nào sẽ phù hợp nhất để đảm bảo sự

bền vững tài ngun mơi trường?
- Chính phủ và các thể chế sẽ biến đổi như thế nào để tính tốn và phản ứng
tốt hơn với ảnh hưởng của mơi trường?

- Vai trị nào là phù hợp đối với những động cơ kinh tế và sự thoái chí trong

quản lý hệ thống kinh tế sinh thái?

- Chúng ta sẽ phát triển những thực nghiệm kinh tế để dự báo khả năng ứng

xử với những chính sách quản lý mới? Vai trị nào đành cho việc mơ hình hố
bằng máy tính trong sự phát triển này?
- Các hệ thống an toàn xã hội sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự giới hạn
phát triển dân số?
- Những chủ trương nào sẽ có hiệu lực nhất để bảo tồn thơng tin cơ bản; giữ
gìn những kiến thức sinh thái có liên quan đến bản sắc dân tộc, làm cho văn hố

phù hợp với sự biến đổi của mơi trường hoặc công nghệ?

Sự bên vững là muục tiêu của phát triển kinh tế-sinh thái. Chúng ta sẽ mở ra

một mục tiêu không thay đổi của sự bền vững trong mọi chủ trương chính sách ở
mọi mức, từ địa phương tới toàn quốc. Chúng ta sẽ cố gắng gọi ra những giá trị

phổ biến và các quá trình đưa ra quyết định bằng su tang cường nhận thức chủ
trương chính sách hoặc những đối tượng cụ thể về sự bền vững sinh thái. Chúng ta
sẽ đẩy mạnh những suy nghĩ dài, lợi ích của những phương án tiếp cận trong việc

đưa ra quyết định và sự sử dụng những “kiểm soát viên sinh thái” (nghĩa là những
người chuyên nghiệp về mơi trường sinh thái sẽ được đào tạo).

Ví dụ, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Quốc gia, Bộ Kế hoạch-Đầu tư và

các sở, ban, ngành địa phương là những chủ thể quan trọng có quy mơ tồn cầu
đến từng địa phương có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những chính sách kinh tế, và
những chính sách của họ ảnh hưởng mạnh tới môi trường, đặc biệt là đối với các
nước đang phát triển. Chúng ta khuyến nghị các ngân hàng và các cơ quan chủ

quản liên quan cần phải yêu cầu toàn bộ các dự án phải thỏa mãn các tiêu chuẩn
sau: 1) Đối
lớn hơn tốc
không được
các hệ sinh

với những loại tài nguyên có thể tái tạo, tốc độ sử dụng không được
độ tái tạo - tạo ra sự bền vững và cường độ tạo ra chất thải từ các dự án
lớn hơn khả năng đồng hố của mơi trường và sự tồn tại phát triển của
thái; 2) Đối với các tài nguyên không tái tạo, cường độ tạo ra chất thải

từ các dự án không được vượt quá khả năng đồng hố của mơi trường và sự tiêu
18


hao các tài nguyên không tái tạo cần phải cân bằng với sự phát triển của các tài
nguyên có thể tái tạo thay thế cho loại tài nguyên này. Đó sẽ là các tiêu chuẩn an
toàn, bền vững tối thiểu đối với các dự án phát triển kinh tế, sinh thái.
Bảo vệ nguồn vốn tự nhiên để đảm bảo sự bên vững.


Một điều kiện cân thiết

tối thiểu đối với sự bền vững là duy trì trữ tổng lượng nguồn vốn tự nhiên ở mức
hiện thời hoặc cao hơn. Trong trường hợp tổng nguồn vốn tự nhiên thấp thì tốt
nhất khơng cho phép tiếp tục suy giảm nguồn vốn này. Thước đo “sự ổn định của

tổng nguồn vốn tự nhiên” này phải được xem nhự là một điều kiện tối thiểu khơn
ngoan để bảo tồn sự bền vững. Có ý kiến không thống nhất giữa những nhà lạc
quan công nghệ (những người tuyệt đối hoá sự tiến bộ đã loại bỏ tất cả các hạn
chế về tài nguyên để tăng trưởng và phát triển) và những người hồi nghỉ cơng

nghệ (những người khơng nhìn thấy mục tiêu của phương pháp tiếp cận này và sợ
hãi sự sử dụng những tài nguyên không tái tạo và phát huỷ nguồn vốn tự nhiên) .
Duy trì hệ thống tài nguyên thiên nhiên ở mức hiện thời bằng cách sử dụng các
loại thuế tiêu thụ cao hơn, chúng ta có thể thỏa mãn cả những người hồi nghi (do
đó tài ngun được bảo tồn cho các thế hệ sau) và người lạc quan (do điều này sẽ
làm tăng cao giá của tài nguyên tự nhiên và làm cho sự biến đổi cơng nghệ sẽ
nhanh chóng hơn dự kiến).
Đổi mới các phương pháp quản lý tài nguyên và môi trường. Chúng ta cần

thiết phải sử dụng rộng rãi các chính sách bao gồm các quy định, giấy phép,
quyền sở hữu, giấy phép bn bán, lệ phí, trợ cấp và khế ước để đảm bảo sự bền

vững. Mục tiêu của sử dụng các phương pháp quản lý là cơng bằng, có hiệu quả,
khoa học, liên ngành, tiết kiệm và có hiệu quả mơi trường sinh thái. Chúng ta phải

điều chỉnh các phương pháp quản lý nhằm đẩy mạnh việc sử dụng hợp lý các

nguồn lực tài chính, luật lệ và xã hội. Trong những quyết định ở các quy mô, sự tự
do chọn lựa phải tạo ra sự quyết định dân chủ tập thể của cộng đồng liên quan.


Nghiên cứu kinh tế“sinh thái là cơng việc khó khăn, lâu dài cần phải kiên trì

cả trên lệ thuyết, thực nghiệm và giáo dục. Trong khi kinh tế đã phát triển rất

nhiều cơng cụ để phân tích, nhưng khơng định hướng các cơng cụ này về các câu

hởi hóc búa nảy sinh khi nghiên cứu những khái niệm và sự thực hiện bên vững
của kinh tế-sinh thái. Đặc biệt, chúng ta cần hiểu biết hơn những mơ hình kinh tếsinh thái thích hợp và đặc biệt là những mơ hình thực tế. Chúng ta cịn cần phải
hiểu sự khác biệt như thế nào giữa ưu tiên theo thời gian riêng rế và theo nhóm
thời gian và sự ưu tiên của các thể chế sẽ trở thành tới hạn như thế nào đối với sự
thành công hay đồ vỡ của bên vững đã được hình thành. Cho đến nay chúng ta cịn

q ít thơng tin về sự phản hồi của các sinh thái. Sự hiểu biết về vấn đề này sẽ trở
thành tới hạn đối với việc thực hiện những mục tiêu bền vững. Chúng ta cần phải
tập trung vào việc đánh giá các tài nguyên không mua bán được (tài ngun vơ

hình) và các lợi ích từ hệ sinh thái (tài nguyên hữu hình). Chúng ta cần hiểu tốt

hơn những ảnh hưởng của các cơng cụ điều khiến có thể sử dụng để đạt tới sự bên

vững. Điều này có thể cần phải có những thực nghiệm kiểm tra trong thực tế.
Quan trọng nhất, chúng ta cần phải nghiên cứu những giải pháp phát triển bền
vững có thể sử dụng như thế nào để làm cho những người tham gia bất đắc di phải
suy nghĩ một cách rộng lớn hơn vẻ chính sách tài nguyên của nhà nước.

Giáo dục kinh tế-sinh thái của chúng ta biện thời được đặc trưng bởi các
ngành và chuyên ngành quá riêng rẽ. Chúng ta cần phải phát triển các chương
14



trình giảng dạy đa ngành và các hệ thống hỗ trợ việc làm, học tập cho cả các nhà
chuyên môn lẫn không chuyên môn. Đây là sự cần thiết kết hợp với sự nhấn mạnh

về giá trị của giáo đục chung và sự phát triển cá nhân ngược lại với đào tạo các
chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành hẹp.

Chúng ta cần thiết phải xây dựng một chương trình giảng dạy khung về kinh
tế sinh thái và các chương trình theo các cấp bao gồm cả các kiến thức về kinh tế
và sinh thái. Điều này có nghĩa là chương trình giảng dạy với sự pha trộn khoa học
vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, triết học, địa lý... Trong chương trình này các
phương pháp định lượng là cần thiết nhưng chúng phải là chương chình hướng tới
các vấn đề hơn là các cơng cụ tốn học đành cho các mục đích của chúng ta.
Cần thiết phải phát triển khả năng thực nghiệm cho phép kinh tế sinh thái với
những cơ sở kiến thức hoàn toàn thực nghiệm dưới các lý thuyết sáng tạo và hoàn
thiện. Chúng ta cần xây dựng các chương trình mở rộng có thể chuyển giao hiệu
quả thông tin giữa các ngành nghề cũng như các dân tộc.
Chúng ta cần hỗ trợ tất cả các cấp độ giáo dục mà chúng đan kết với nhau

trang bị những kiến thức nền tảng về môi trường với hoạt động kinh tế của con

người và các thể chế xã hội, hỗ trợ các nghiên cứu tạo ra khả năng các q trình

đan kết gắn bó với nhau. Đặc biệt, nhận thức về hiệu quả chung của sự bền vững
sẽ khuyến khích sự chính xác trong các báo cáo và các thông tin đại chúng.

1,3 Đa đạng sinh học và kinh tế-sinh thái
Như đã biết, phát triển kinh tế theo hướng sinh thái là một đảm bảo cho việc
phát triển bền vững, bảo tôn đa dạng sinh học và là căn nguyên của sự sống trên
hành tinh, trước hết là đa dạng sinh học và giá trị kinh tế trong nghiên cứu KT-ST.

Da dang sinh học thường được xem xét đến các cấp độ về gen, loài, hệ sinh
thái. Đa dạng gen được nghiên cứu một cách hệ thống ở các cấp độ khác nhau làm

cơ sở cho việc phân lồi, xác định quy trình sinh sản, khả năng mau phục hồi và

phát triển lai tạo giống mới năng suất hơn và ngược lại. Đa dạng gen bị suy thoái
sẽ dẫn đến diệt vong và chẳng bao giờ chúng ta gặp lại dù là ở đâu, vì nó liên quan
mật thiết đến diểu kiện sinh thái và do đó có tính đặc thù. Đa dạng lồi chỉ ra số
lượng lồi có trong một khu vực nhất định. Sự tồn tại của quần thể của một loài
trong vùng địa lý và một môi trường nhất định được xem là rất quan trọng để bảo
tôn đa dạng trong tập hợp gen và bảo vệ các loài chống lại dịch bệnh, các loài săn

mồi, những thứ có thể tiêu điệt hồn tồn các quần thể. Điều này có liên quan đến

việc du nhập các loài sinh vật lạ đến vùng sinh thái mới, phải được nghiên cứu,

thử nghiệm một cách thận trọng, vì chưa biết chắc chấn duoc hau qua. Da dang

sinh thái chỉ ra tính đa dạng của các quần xã và vùng cứ trú sinh học cũng như sự

đa dạng bên ngoài của mỗi hệ. Đa dạng hệ sinh thái thường được xem ở cấp vùng

và cấp địa hình. ở cấp địa hình sự đa dạng bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau
và rất quan trọng bởi các đặc điểm sinh học địa hình. Hệ sinh thái rừng mang

nhiều đặc điểm địa hình, chỉ xem xét trên một mặt cắt từ đỉnh Bạch Mã xuống đến

vùng biển Chân May- Hải Vân khu vực Thừa Thiên Huế Đà Nắng đã minh họa
cho ngụ ý này.
Các nhà sinh thái học nhấn mạnh chức năng chính của đa dạng sinh học là


duy trì khả năng phục hồi của các hệ sinh thái. Do đó một thách thức lớn với bảo

tồn đa

dạng sinh học là duy trì các khả năng đó của các hệ sinh thái. Các chức
15


năng này sẽ tạo ra các hoạt động sinh thái va làm cho các hệ sinh thái có khả năng

phục hồi, phát triển bên vững sự sống trên trái đất và góp phần cải thiện sự phồn

vinh của con người.

Các đánh giá về kinh tế của đa dạng sinh học sẽ được xem xét sau. Nhưng ở

đây có đủ cơ sở để nhận xét rằng việc duy trì sự đa dạng sinh học sẽ đem lại lợi
ích kinh tế như duy trì ngun liệu gen dùng cho mục đích dược phẩm và lai tạo
giống cây trồng. Cách đây nhiều năm (theo người già ở Cù Lao Chàm kể lại) rừng
Cù Lao Chàm rất phong phú và đa dạng, những cây gỗ gõ có đường kính 30-40cm

rất phổ biến. Liệu cũng bằng từng ấy thời gian nữa chúng ta còn cơ hội nhìn thấy
rừng gỗ lim hay gỗ gõ trong hệ sinh thái rừng Cù Lao Chàm?, chắc không! Nguồn
gen sẽ biến mất vì sự suy thối của hệ sinh thái đã vượt ngưỡng khả năng phục

hồi. Hiện nay chỉ còn hệ sinh thái rừng tái sinh ở độ cao dưới 300m.

Trên quy mơ tồn cầu, trạng thái tương đối của đa dạng sinh học ở trong
sinh quyển có thể được thể hiện bằng việc xem xét các xu thế tác động đến đa


dạng sinh học. Số lượng các loài đang tồn tại là 5-100 triệu trong đó số lượng lồi

được bảo tồn ước tính là 12,5 triệu (WCMC, 1992). Tỷ lệ tuyệt chủng do tác động

nhân sinh được cho rằng lớn hơn từ 100-1000 lần tỷ lệ tuyệt chủng không do con
người tác động (Ried and Miller, 1989). Nếu cứ theo xu thế suy thoái đa dang
sinh học như hiện nay cịn tiếp diễn thì tỷ lệ tuyệt chủng được ước tính khoảng

10-50% tổng số lồi trong vịng 50—100 năm tới.

Các nguyên nhân gây ra suy thoái đa đạng sinh học biển và đất liền bao gồm

mất nơi cư trú, do thay đổi và mất môi trường sống, khai thác quá mức, sự phát
triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp
không được nghiên cứu quy hoạch trước. Đặc biệt là sự phá vỡ và làm mất đi khu
rừng nhiệt đới ẩm là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa đạng sinh

học thế giới cùng với sự thay đổi khí hậu (Sayer and Wegge, 1992), Hậu quả diệt
vong hệ sinh thái san hơ ở khu vực biển Hịn Khoai cách đây 300 năm là một bằng

chứng về sự thay đổi khí hậu hoặc mơi trường (theo kết quả phân tích tuổi tuyệt
đối mẫu đá san hơ tại Hịn Khoai của Đề tài KC-09-12). Việc hiểu biết các
nguyên nhân gây ra suy giảm đa dạng sinh học giúp cho việc nhận định chính xác
các nguyên nhân trong từng trường hợp nghiên cứu cụ thể và tìm kiếm giải pháp

bảo tồn đúng đắn hoặc khai thác hợp lý cho các mục tiêu phát triển kinh tế. Có thể
nêu một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra suy thoái rừng - một hiện
tượng suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới, tương tự như ở Việt Nam. Các


nguyên nhân trực tiếp gồm: khai thác gỗ quy mô thương mại, kiếm chất đốt và

chặt cây tự đo, mở rông đất canh tác nơng nghiệp, mở rộng diện tích phát triển cơ

sở hạ tầng và công nghiệp. Các nguyên nhân gián tiếp gồm: gia tăng đân số và

nghèo đói, chính sách quản lý khơng đúng (bao gồm chính sách phát triển kinh tế

sai, thất bại của chính sách quản lý tài nguyên rừng v.v...).

Những nguyên nhân chủ yếu kể trên dù là trực tiếp hay gián tiếp đều gây suy
giảm đa dạng sinh học. Trước hết, thường nhắc đến sự nghèo đói, và hiện nay
người ta nói nhiều đến kẻ giầu có đã hủy hoại mơi trường nghiêm trọng hơn. Cũng
như việc tồn cầu hóa nền kinh tế đang có nguy cơ dẫn đến sự xuống cấp mơi

trường, trong đó có đa dạng sinh học. Có thể nhiều nguyên nhân khác nhau cùng

gây ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà mỗi ngun nhân sẽ có vai trị

trung tâm.

16


Một số báo cáo về các vấn dé phát triển bên vững cho thấy mặc dù một số

nhân tố gây xuống cấp môi trường đã thừa nhận, nhưng người ta chỉ tập trung vào
cái vịng luẩn quần, nghèo đói làm suy thối đa dạng sinh học, mà khơng thấy hết

nguồn gốc sâu xa của thể chế chính sách đầu tư phát triển không trên quan điểm

cộng đồng.

Ở đây xin nêu ý kiến tranh luận, chính sách vĩ mơ khơng chính xác đã dẫn

đến hậu quả suy thoái đa dạng sinh học khơn lường. Ví dụ việc di dân lên miền

núi, hải đảo không đủ cơ sở khoa học, dẫn đến nạn phá rừng, khai thác hải sản

bằng mọi giá để mưu sinh. Các nguyên nhân và giải pháp đối với suy giảm đa

dạng sinh học trong mỗi trường hợp là khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện sinh

thái, văn hóa, chính trị, kinh tế nhất định. Việc nhận dạng các tác động tiểm năng
mà một nhân tố nào đó có thể gây ra suy giảm đa dạng sinh học là rất hữu ích.

Tuy nhiên, khơng cần làm bảng tổng kết rộng về các nguyên nhân chung chung,
mỗi trường hợp nên được phân tích cụ thể để phục vụ đúng mục đích mình mong
muốn.

Các nhà sinh thái học gọi nguy cơ diệt vong các nguồn gen là tính một
chiều, nghĩa là q trình tiến hố của sinh vật có các ngưỡng nhất định nếu vượt

qua giới hạn sẽ mất khả năng phục hồi.

Tính một chiều và tình trạng khơng rõ ràng liên quan đến những quá trình
sinh thái đặc trưng cho đặc điểm của đa dạng sinh học. Những vấn đề này sẽ được
xem xét kỹ làm cơ sở cho việc đánh giá kinh tế của đa đạng sinh học, các ngun

tắc phịng ngừa và tiêu chuẩn an tồn tối thiểu của cơng tác bảo tồn đa dạng sinh
học.


Vì một lý do nào đó, vào một thời điểm nào đó một lồi bị tuyệt chủng và sẽ

chẳng bao giờ có thể được phục hồi. Tương tự như vậy, một hệ sinh thái có thể bị
suy thối hoặc bị phá vỡ, các chức năng sinh thái của nó bị xuống cấp dưới
ngưỡng cho phép và sẽ mất khả năng hồi phục. Đó là tính một chiều đặc trưng cho
sự mất đi tính đa dạng sinh học trong tự nhiên. Ciriacy-Wantrup (1963) ví tính

một chiều của đa dạng sinh học như tính một chiều theo quy tắc kỹ thuật và tầm

quan trọng của tính một chiều trong hiệu quả kinh tế. Ví dụ chi phí cho việc phục
hồi một hệ sinh thái với mục tiêu giành lại khả năng sử dụng đất đai trước kia phải

trả giá cao hơn lợi nhuận sẽ thu được nhiều lần, cũng tương tự chỉ phí cho việc
phục hồi một hệ sinh thái san hô ở dưới biển. Những qúa trình một chiều có thể có

ý nghĩa quan trọng đối với sự tiến hóa: “Tính một chiều hạn chế những cơ hội

thích nghỉ và thu hẹp sự phát triển tiểm năng của một xã hội. Cả khoa học sinh
học và khoa học xã hội đều đi đến kết luận rằng một ảnh hưởng mang tính giới
hạn và thu hẹp như vậy sẽ ảnh hưởng đến phát triển tới một việc biệt hóa chứ
khơng phải là đa dạng hóa. Một chiều như vậy bị coi là nguyên nhân của sự phát
triển chậm trễ, yếu kém... tình trạng tù hãm và cái chết của các loài và của nền
van minh” (Ciriacy- Wantrup, 1963 trang 252).

Nếu như người ta biết được giới hạn, nơi quá trình trở nên một chiều thì

những quy tắc quản lý thích hợp có thé đã được đặt ra. Vấn đê là ở chỗ thường

không biết được ngưỡng, tình trạng khơng rõ ràng khiến vấn đề quản lý trở nên

phức tạp hơn.

17


Ciriacy- Wantrup cũng đã phân biệt hai loại tình trạng khơng rõ ràng: một
mang tính xã hội và cịn lại là tình trạng khơng rõ ràng tự nhiên. Tình trạng khơng

rõ ràng mang tính xã hội nói tới sự thiếu hiểu biết về mức thu nhập, công nghệ, tổ
chức, nhu cầu tương lai, nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai, những cái sẽ
ảnh hưởng đến những mơ hình phát triển của xã hội và gây áp lực lên mơi trường.

Tình trạng đo thiếu thơng tin nhiều giới trách đã không phân biệt được chức năng
của rừng tự nhiên trên đảo. Đối với thảm thực vật trên đảo hoàn toàn khác. Tài
nguyên rừng trên đảo phải ở giá trị vơ hình - đó là các hệ sinh thái cho phát triển

kinh tế như du lịch. Rừng trên đảo phát triển trong điều kiện rất khó khăn, vỏ

phong hóa mỏng manh, độ đốc lớn, hơn thế nữa diện tích đảo rất hạn hẹp nên khả
năng giữ ẩm thấp. Rừng trên đảo được coi như “áo giáp” bảo vệ đảo khỏi xói mịn

đất, có tác động tích cực lên chu trình tuần hồn nước góp phần điều hồ khí hậu,

có giá trị văn hóa, thẩm mỹ và là mơi trường nghiên cứu giáo dục lâu bền hơn

nhiều lần giá trị hữu hình thơng thường. Nếu nhận thức khác đi sẽ khôn lường hết

hậu quả, không bao giờ khôi phục được, mất rừng là mất tất cả. Chính sách lâm
nghiệp trên đảo là bảo vệ, chăm sóc và phát triển. Cái được kinh tế là hệ sinh thái
rừng đa dạng sinh học cao, cùng khí hậu biển đảo là nguồn tài nguyên có giá trị

tỉnh thần lớn lao cho phép du lãm, thăm thú, khám phá, thư giãn và nghỉ dưỡng
hơn nơi nào hết, là cơ sở cho phát triển kinh tế-sinh thái du lịch sẽ đem lại lợi

nhuận cho cộng đồng dân cư trên đảo lớn gấp nhiều lần kinh tế lâm nghiệp thông
thường. Cũng như vậy, hệ sinh thái san hô đặc trưng cho miền nhiệt đới, điều kiện

sống đòi hỏi một sự nghiêm ngặt và lâu dài cùng với sự trưởng thành của một rạn
san hô hàng trăm năm với tính đa dạng sinh học cao. Như chúng ta đã biết hệ sinh

thái san hô là nơi ni dưỡng nhiều nguồn gen của nhiều lồi sinh vật, do đó là
trung tâm phát tán nguồn giống, chất dinh dưỡng cho các vùng biển lân cận.

Trong khi đó sự tác động mang tính hủy diệt của con người chỉ diễn ra trong chốc

lát. Như đã nói ở trên, sự tổn thất này gấp hàng nghìn lần lớn hơn tổn thất do các

ảnh hưởng khác của tự nhiên. Trong nhiều chương trình nghiên cứu trên thế giới
đều kêu gọi các nước miền nhiệt đới hãy nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa suy thoái
đa dạng sinh học của khu vực đến quy mơ tồn cầu.

1.4 Nguồn vốn tự nhiên và kinh tế-sinh thái
Hệ thống kinh tế có thể mơ tả như sự gắn kết giữa hệ sinh thái và hệ thống

xã hội, gọi là hệ sinh thái-xã hội. Hệ sinh thái-xã hội được cấu thành bởi nguồn

vốn tự nhiên (NVTN) và nguồn vốn con người (NVCN). NVCN bao gồm con

người sống ở một khoảng thời gian và không gian xác định với nền văn hoá, kỹ

năng, sự hiểu biết và thể chế của họ, cuối cùng là cả những cái điều khiển cuộc

sống xã hội và kinh tế. NVTN

bao gồm các nguồn vốn tự nhiên có thể tái sinh

(RNC) và nguồn vốn tự nhiên khơng tái sinh (NNC), NVTN=RNC+NNC.

NVTN

có thể tái sinh tự duy trì thơng qua q trình quang hợp bằng chất diệp lục sử dụng
năng lượng mặt trời, ví dụ như cây xanh, cá đưới biển và các hệ sinh thái. NVTN

khơng tái sinh được nhìn nhận như một nguồn thụ động, bao gồm các nguồn tài
nguyên thiên nhiên như klhoáng sản.

Cấu trúc và sự đa dạng của hệ sinh thái là những thuộc tính quan trọng của
NVTN vì nó duy trì các nguồn gen tái sinh, đóng góp vào sự duy trì những hệ sinh

thái chức năng. Các hệ sinh thái có thể tồn tại và phát triển một cách độc lập

không phụ thuộc vào hệ thống xã hội, nhưng hệ thống xã hội không thể tồn tại mà
18


khơng có các hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên có một sự phụ thuộc lẫn nhau cùng
tiến hố giữa NVTN có thể tái sinh và NVCN (Norgand 1984). Vì rằng con người
là một thành viên của thế giới tự nhiên, có thể tác động vào các hệ sinh thái cho

phát triển tích cực, song cũng có thể hạn chế sự phát triển hoặc tiêu điệt hệ sinh

thái khỏi thế giới tự nhiên này. Nên nhớ rằng con người không thể làm được tất cả


những gì mình muốn bởi thế giới tự nhiên là một phạm trù đầy bí ẩn. Khi NVCN

thích nghi với NVTN thì có thể tái sinh cái đang tồn tại và những thay đổi trong

đó. NVTN có thể tái sinh cũng có thể thay đổi do kết quả của những ảnh hưởng

của NVCN. NVCN được áp dụng với NVTN có thể tái sinh và NVTN khơng tái
sinh để sinh ra nguồn vốn sản xuất (NVSX) cũng như những hàng hoá và dịch vụ

khác. NVSX

bị NVCN

điều hành để rút ra và biến đổi NVTN

có thể tái sinh và

NVTN khơng tái sinh để cung cấp hàng hố. NVCN cũng sử dụng NVSX để cung
cấp dịch vụ.

NVCN.

tc 41%

NVTNL- 9%

hơn

NVSX


5%) NVCN-_#2E

Hàng hố cao

(ngun liệu,

hàng hố thơ sơ)

Tính bền vững giữa nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn sản xuất:
NVTN và NVSX có thể bổ sung cho nhau một cách hồn hảo, tăng dự trữ

NVSX và từ đó sẽ làm giảm dự trữ NVTN một cách tương đương. Tổng nguồn
vốn dự trữ (TNVDT) bằng NVTN và NVSX sẽ không thay đổi. Đó là quan điểm
của Hicks (Hicks, 1964) đại diện cho sự cải thiện phồn vinh kinh tế của thế hệ
hiện tại và không ảnh hưởng đến thế hệ tương lại. Những thế hệ tương lai sẽ nhận
được một nguồn vốn dự trữ tương đương. Khi kinh tế công nghiệp phát triển, các
nước cơng nghiệp ít lệ thuộc vào NVTN so với các nước đang phát triển, vì:
TNVDT

=

NVTN

+

NVSX

+


NVSX (ID

>

(nhờ cơng nghệ cao tạo ra}

NVTN + NVSX
(khơng thay đối)

và khi đó có mức thích ứng cao hơn với những đột biến mơi trường (như hạn hán,
bão lụt, động đất...).
Ngày nay người ta đang tìm cơng nghệ để chuyển nguồn năng lượng kém

hữu ích thay thế cho các nguồn năng lượng tự nhiên khác đang có xu thế cạn kiệt.

Người ta nói rằng thực tế các nước công nghiệp phát triển sử dụng NVTN

bình

quân đầu người cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển. Nên hiểu rằng
sản phẩm hàng hoá do họ sản xuất ra đem lại giá trị được tính bằng tiền lớn gấp
nhiều lần các nước đang phát triển. Nếu tính NVTN trên đầu sản phẩm hàng hố
thì ở các nước công nghiệp sẽ thấp hơn các nước khác, đó là điều thế giới đang

hướng tới đảm bảo tính bền vững của NVTN xuất phát từ bền vững đa dạng sinh
học và hệ sinh thái.

Một số NVTN được định rõ rất nguy cấp, không thể thay thế được và khơng

thể bền vững, ví dụ tầng Ơzơn. NVTN cịn lại có thể được bổ sung bởi NVSX trên

cơ sở các đặc tính vật lý của nguồn tài nguyên.

Tất nhiên NVSX khơng thể thay thế hồn tồn NVTN, vì NVSX bắt nguồn

tii NVTN. NVSX (II) đo khoa học công nghệ tạo ra để làm tăng hiệu quả sử đụng
NVTN chứ khơng phải để giảm đi việc sử dụng NVTN, đó chính là hiệu quả của
18


công nghệ hiện đại, là cái mang đến giảm đầu vào của NVTN trên đầu mỗi don vị
sản phẩm và tăng giá trị trí tuệ của hàng hố.
Trong q trình sản xuất, đôi lúc NVTN được thay thế bằng NVSX. Điều
này không được phép nhầm lẫn với khả năng thay thế NVTN và NVSX về mặt vật
chất. Việc thay thế giữa NVTN và NVSX trong quá trình sản xuất trên thực tế là
sự thay thế giữa một dạng NVTN với dạng khác của NVTN (có thé cao hơn, tiết
kiệm hơn) do NVCN đã áp dụng vào sau này để biến đổi nó thành NVSX. Việc áp
dụng NVSX khơng thể tạo ra vật chất nhưng có thể cung cấp lối vào hay làm yếu

tố của NVTN thành có thể sử dụng được mà nếu khơng có cơng nghệ này việc
người sử dụng những yếu tố đó là khơng thể. Điều này có nghĩa là khả năng
có của các nguồn tài nguyên tăng lên có nguồn gốc từ việc đự trữ NVSX tăng
và hiệu quả của cải tiến kỹ thuật hoặc công nghệ mới tiên tiến. Do đó NVSX
thể làm tăng dự trữ NVTN trong khi không thay thế được NVTN.

Như vậy, NVTN

con
sẵn
lên



có thể được phân chia thành NVTN có thể tái sinh và

không tái sinh. NVTN không tái sinh bao gồm NVTN không tái sinh nguy cấp và
NVTN không tái sinh khác. Vấn đề NVSX không phải là cái thay thế cho NVTN

đã rõ, tuy nhiên NVSX và NVCN có thể được sử dụng để kéo đài sự sống của
NVTN không tái sinh và phục hội NVTN có thể tái sinh. Hàm ý này muốn nhấn
mạnh vai trò của khoa học cơng nghệ và dân trí. Để có thể đạt được mục tiêu bền

vững NVTN, người sử dụng phải nhận thức được chức năng của các hệ sinh thái ở

từng điều kiện địa lý cụ thể: đồng bằng, miễn núi, biển, hải đảo và NVCN trong
mỗi thời điểm của các giai đoạn phát triển kinh tế.
1.5 Những vấn đề thực tiễn trong công tác điều tra nghiên cứu phat

triển kinh tế-sinh thái HTĐVB Việt Nam
Trên đây là những lý luận cơ bản về kinh tế-sinh thái, có thể rút ra những

vấn để có tính thực tiễn cao, làm cơ sở cho công tác điều tra nghiên cứu phát triển
kinh tế-sinh thái HTĐVB Việt Nam.

1, Kinh tế-sinh thái mà trung tâm là phát triển bền vững không giới hạn về
thời gian và không gian. Mọi hành động của địa phương đều ảnh hưởng đến toàn
quốc gia và toàn cầu, đến các thế hệ hiện tại và tương lai.
nguồn vốn sản xuất có giới hạn, đa dạng sinh học là cái
triển nguồn vốn tự nhiên. Chúng ta sẽ đánh giá sự bữu ích
nguồn vốn tự nhiên như thế nào? dưới điều kiện nào giá trị

sang giá trị vật chất, thí dụ tiền?


Nguồn vốn tự nhiên và
gốc của sự duy trì phát
của các hệ sinh thái và
sinh thái có thể chuyển

Vườn sinh thái quy mơ hộ gia đình “nhà vườn” nếu đơn độc một nhóm người

trong gia định sinh sống sẽ chỉ phản ánh sự vinh hoa, nhưng nếu là một làng sinh

thái hoặc rộng lớn hơn là tập hợp của hàng loạt các vườn sinh thái sẽ là khu du
lịch sinh thai hap dan, tính mỹ học mơi trường đựoc tơn vinh và giá trị sinh thái có

thể được chuyển thành giá trị kinh tế vật chất. Khu du lịch sinh thái Đồng Chùa
Cù Lao Chàm là một ví dụ.

Cách đây khơng lâu, một nữ chuyên gia bảo tồn đa dạng sinh học quốc tế từ

Anh đến dao Cat Ba đã phát hiện ra rằng Voọc đầu trắng là loài động vật quý

hiếm có tính tồn cầu đang có nguy cơ bị diệt chủng, số lượng chỉ còn 10 con cần

phải cứu chúng khỏi bàn tay tử thần của những kẻ ngày đêm đang rình rap săn
bán. Chính bà suốt 3 năm liền tình nguyện ổi trong rừng sâu tìm giải pháp bảo vệ
20



×