Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CHỦ đề KHÍ hậu VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.89 KB, 27 trang )

Trường THCS

Năm học:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……
TRƯỜNG THCS …………..

GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

CHỦ ĐỀ: KHÍ HẬU VIỆT NAM. (3 tiết)
Thời gian thực hiện: Tuần 28 đến tuần 29 (từ ngày …/… đến
…/…/2020)

Người thực hiện: ………………………
Năm học: …………………………

Tuần: 28,29
Tiết: 36,37,38

CHỦ ĐỀ: KHÍ HẬU VIỆT NAM
Giáo án dạy học theo1chủ đề địa lí 8

NS: 00/00/2020
ND: 00/00/2020


Trường THCS
Năm học:
I. LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ:
- Nhằm sắp xếp lại nội dung kiến thức khí hậu Việt Nam trong SGK địa lí 8 để học
sinh dễ hiểu hơn.
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:


- Khí hậu Việt Nam.
III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức :
1.1. Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
- Nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Phân hoá đa dạng theo không gian và thời gian.
+ Theo không gian: sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền.
+ Theo thời gian: những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa.
- Biến động thất thường.
1.2. Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống
và sản xuất ở Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày
một số đặc điểm của khí hậu nước ta và của mỗi miền.
- Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm (Hà Nội, Huế,
TP. Hồ Chí Minh) để hiểu rõ sự khác nhau về khí hậu của các miền.
3. Thái độ:
- Bảo vệ môi trường, tích cực phòng chống thiên tai,...
4. Năng lực được hình thành:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp....
- Năng lực sử dụng bảng số liệu, bản đồ...
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. Giáo viên:
- Bản đồ khí hậu Việt Nam.
- Bảng số liệu SGK.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, Atlat địa lí Việt Nam, bảng nhóm.
V. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC, KĨ NĂNG:

Nội dung

Nhiệt đới gió
mùa ẩm.

Nhận biết
Nêu được
biểu hiện của
tính chất nhiệt
đới; tính chất
gió mùa; tính
chất ẩm.

Phân hoá đa
dạng

- Nêu được
biểu hiện khí
hậu phân hóa

Thông hiểu
Giải thích
được vì sao
khí hậu nước
ta có khí hậu
nhiệt đới gió
mùa ẩm.
- So sánh
được sự khác
nhau giữa hai
mùa gió.
Giải thích

được vì sao
có sự phân

Vận dụng thấp
- Rút ra được
nét độc đáo của
khí hậu nước
ta.

Vận dụng cao
- Phân tích
bảng số liệu
về nhiệt độ và
lượng mưa.
- Giải thích
được một số
câu ca dao, tục
ngữ,…nói về
thời tiết, khí
hậu nước ta.
Phân tích được - Phân tích
ảnh hưởng của nhiệt độ và
khí hậu đến địa lượng mưa

Giáo án dạy học theo2chủ đề địa lí 8


Trường THCS

Biến động

thất thường

Thuận lợi và
khó khăn do
khí hậu mang
lại.

theo không
gian và thời
gian.

hóa theo
hình và sông
không gian và ngòi ở nước ta.
thời gian.

- Nêu được
những biểu
hiện thất
thường của
khí hậu nước
ta.
Nêu được
những thuận
lợi và khó
khăn do khí
hậu mang lại
đối với đời
sống và sản
xuất ở Việt

Nam.

- Giải thích
được vì sao
khí hậu nước
ta thất
thường.

Năm học:
qua bảng số
liệu ở các địa
điểm khác
nhau và rút ra
nhận xét, giải
thích.

- Nêu được
một số biện
pháp phòng
chống thiên tai
ở địa phương.

VI. CÂU HỎI:
1/ Nhận biết:
Câu 1. Chứng minh rằng khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
Câu 2. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì?
Câu 3. Khí hậu Việt Nam đa dạng và thất thường thể hiện như thế nào?
Câu 4. Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng từng mùa khí hậu ở nước ta?
2/ Thông hiểu:
Câu 1. Giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta?

Câu 2. Các nhân tố làm cho thời tiết khí hậu nước ta phân hóa đa dạng.
Câu 3. Nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
Câu 4. Tại sao nước ta có khí hậu gió mùa ?
Câu 5. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển
kinh tế xã hội?
3/ Vận dụng cấp độ thấp:
Câu 1. Nét độc đáo của khí hậu nước ta được thể hiện ở những đặc điểm nào?
Câu 2. Trong mùa gió Đông Bắc khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam bộ có đặc điểm gì
giống nhau không? Vì sao?
Câu 3. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi của Việt Nam?
Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự
thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta.
Địa điểm
Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh
Nhiệt độ
21,2
23,5
25,1
25,7
27,1
trung bình năm (0C)
Câu 5. Cho bảng số liệu:
Giáo án dạy học theo3chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
Nhiệt độ trung bình tháng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (0C)
Tháng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Địa điểm
Hà Nội
Tp Hồ Chí
Minh

11

12

16,4 17,0 20,2 23,7 27,3

28,8

28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2

25,8 26,7 27,9 28,9 28,3

27,5

27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7


(SGK Địa lý 8, trang 110, NXBGD - 2010)
a. Trình bày sự khác biệt trong chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên.
b. Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
4/ Vận dụng cấp độ cao:
Câu 1. Trong bài hát "Sợi nhớ sợi thương" của Phan Huỳnh Điểu có câu:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây.
Bên nắng đốt bên mưa quây „
Bằng kiến thức địa lí em đã học, hãy giải thích câu hát trên.
VII. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A/ Hoạt động khởi động:
1. Mục tiêu: HS huy động hiểu biết của mình để giải thích câu thơ nói về khí hậu
nước ta.
2. Phương pháp- kĩ thuật: Vấn đáp
3. Phương tiện dạy học: Câu thơ
4. Hình thức tổ chức: cá nhân
5. Các bước hoạt động:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
Trong một bài thơ có câu:
“… Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình.”
Hãy cho biết đó là hiện tượng thời tiết gì? Nêu phạm vi, thời gian hoạt động hiện
tuợng đó ở nước ta ?
Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh trả lời
Bước 4: Giáo viên dẫn vào bài
B.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
1. MT: Nêu được những biểu hiện về tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu

nước ta.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng sách giáo khoa, hợp tác.
3. Hình thức tổ chức: nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh
1. Khí hậu nước ta mang tính
đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm.
chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nhóm 1: Nêu những biểu hiện về tính chất nhiệt a. Tính chất nhiệt đới.
đới?
+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận
+ Nhóm 2: Nêu những biểu hiện về tính chất gió
được trên một triệu kilôcalo
mùa?
trong một năm.
Giáo án dạy học theo4chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
+ Nhóm 3: Nêu những biểu hiện về tính chất ẩm?
+ Số giờ nắng đạt từ 1400 đến
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả 3000 giờ trong một năm.
làm việc và ghi vào bảng nhóm. Trong quá trình HS + Nhiệt độ không khí trung
làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, hỗ trợ,…
bình năm của tất cả các địa
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, phương đều trên 210C. Tăng
bổ sung.
dần từ Bắc vào Nam.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. - Tính chất gió mùa:
- GV mở rộng thêm cho học sinh khá, giỏi: Vì sao
+ Khí hậu chia thành 2 mùa rõ
khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa
rệt phù hợp với hai mùa gió.
ẩm?
- Tính chất ẩm:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới + Lượng mưa trung bình năm
của nửa cầu Bắc, có nhiệt độ cao, càng vào nam đạt từ 1500mm - 2000mm.
càng giáp xích đạo, nên nhiệt độ tăng dần
+ Độ ẩm của không khí cao
- Mùa đông chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa (trên 80%.)
lạnh, khô từ phương Bắc tràn xuống.
- Mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí đại dương
nóng, ẩm từ phương Nam thổi lên.
- Địa hình kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển
dài, khúc khuỷu, dải đồng bằng thấp phân bố ở phía
Đông làm cho gió biển và hơi nước vào sâu trong
đất liền, tạo điều kiện gây mưa lớn và độ ẩm không
khí cao.
HOẠT ĐỘNG 2. Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng theo không gian và thời
gian.
HOẠT ĐỘNG 2.1 Khí hậu nước ta phân hóa theo không gian từ Bắc vào Nam
và từ Đông sang Tây.
1. MT: Nêu được những biểu hiện về sự phân hóa theo không gian của khí hậu nước
ta.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng sách giáo khoa, hợp tác.
3. Hình thức tổ chức: nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG

Bước 1: Giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh
2. Khí hậu nước ta phân hóa
đọc thông tin trong SGK, bảng 31.1 và thảo luận
đa dạng theo không gian và
nhóm.
thời gian.
+ Nhóm 1: Nêu phạm vi, đặc điểm miền khí hậu
a. Khí hậu nước ta phân hóa
phía Bắc?
theo không gian từ Bắc vào
+ Nhóm 2: Nêu phạm vi, đặc điểm miền khí hậu
Nam và từ Đông sang Tây.
phía Nam?
+ Miền khí hậu phía Bắc (từ
+ Nhóm 3: Nêu phạm vi, đặc điểm miền khí hậu
dãy Bạch Mã trở ra) có mùa
Đông Trường Sơn?
đông lạnh, tương đối ít mưa và
+ Nhóm 4: Nêu phạm vi, đặc điểm miền khí hậu
nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt;
Biển Đông?
mùa hạ nóng và mưa nhiều.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả + Miền khí hậu phía nam (từ
làm việc và ghi vào bảng nhóm. Trong quá trình HS dãy Bạch Mã trở vào) có khí
làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, hỗ trợ,…
hậu cận xích đạo, có một mùa
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, mưa và một mùa khô.
Giáo án dạy học theo5chủ đề địa lí 8



Trường THCS
bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
GV mở rộng thêm: Ngoài ra còn có sự phân hóa
theo chiều từ thấp lên cao.

Năm học:
+ Khu vực Đông Trường Sơn
(từ Hoành Sơn đến Mũi Dinh)
có mùa mưa lệch hẳn về thu
đông.
+ Khí hậu Biển Đông Việt Nam
có khí hậu gió mùa hải dương.
HOẠT ĐỘNG 2.2 Khí hậu nước ta phân hóa theo thời gian.
1. MT: Nêu được những biểu hiện về sự phân hóa theo thời gian của khí hậu nước ta.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng sách giáo khoa, hợp tác.
3. Hình thức tổ chức: nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh
b. Khí hậu nước ta phân hóa
đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm.
theo thời gian.
+ Nhóm 1: Nêu thời gian hoạt động, phạm vi ảnh
- Mùa gió đông bắc (mùa
hưởng, tính chất của mùa gió đông bắc?
đông).
+ Nhóm 2: Nêu thời gian hoạt động, phạm vi ảnh
+ Thời gian hoạt động: từ tháng
hưởng, tính chất của mùa gió tây nam?

11 đến tháng 4 năm sau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả + Hướng di chuyển: Đông Bắc.
làm việc và ghi vào bảng nhóm. Trong quá trình HS + Phạm vi ảnh hưởng: Miền
làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, hỗ trợ,…
Bắc ( Từ dãy Bạch Mã trở ra).
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, + Tính chất: Đầu mùa đông
bổ sung.
lạnh khô, cuối mùa đông lạnh
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. ẩm. → Lạnh, khô.
- GV: Nêu những đặc điểm thời tiết của từng mùa
+ Đặc điểm thời tiết: (sgk)
gió.
- Mùa gió tây nam (mùa hạ).
- Mùa gió đông bắc (mùa đông).
+ Thời gian hoạt động: từ tháng
+ Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa 5 đến tháng 10.
Đông Bắc từ lục địa phương Bắc tràn xuống từng + Hướng di chuyển: Tây Nam.
đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất: Đầu + Phạm vi ảnh hưởng: Cả
mùa đông tiết thu se lạnh, khô hanh. Cuối mùa nước.
đông tiết xuân mưa phùn ẩm ướt. Vì Bắc Bộ nằm + Tính chất: Nóng, ẩm.
gần chí tuyến , chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió + Đặc điểm thời tiết: (sgk)
mùa đông bắc , kết hợp với hướng núi vòng cung
đón gió - > mùa đông lạnh
+ Duyên hải Trung Bộ: có mưa lớn vào thu đông. Vì Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn
lưu khác nhau.
+ Tây nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng khô , ổn
định suốt mùa. Vì Nam Bộ nằm gần đường Xích
Đạo , ngoài phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc.
- Mùa gió tây nam (mùa hạ).

+ Thời tiết phổ biến : nhiều mây , có mưa rào , mưa
dông
+ Thời tiết đặc biệt : có gió Tây khô nóng ( Trung
Bộ) , mưa ngâu (đồng bằng Bắc Bộ ) , bão ( vùng
Giáo án dạy học theo6chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
ven biển ).
+ Mùa bão nước ta từ tháng 6 đến tháng 11 , chậm
dần từ Bắc vào Nam gây tai hại lớn về người và
của.
- GV mở rộng thêm cho học sinh khá, giỏi: Nêu các
nhân tố làm cho thời tiết khí hậu nước ta phân hóa
đa dạng?
- Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ (trên
15 vĩ độ).
- Do tác động của gió mùa đông bắc không đông
đều trên phạm vi cả nước (tác động sâu sắc đối với
miền Bắc, miền Nam ít ảnh hưởng).
- Do tác động của sự phân hóa địa hình làm cho
khí hậu có sự phân hóa.
HOẠT ĐỘNG 3. Khí hậu nước ta biến động thất thường.
1. MT: Nêu được những biểu hiện về sự biến động thất thường của khí hậu nước ta.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng sách giáo khoa, hợp tác.
3. Hình thức tổ chức: cặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh

3. Khí hậu nước ta biến động
đọc thông tin trong SGK và thảo luận cặp.
thất thường.
Nêu những biểu hiện về tính thất thường của + Khí hậu còn rất thất thường,
khí hậu nước ta?
biến động mạnh (Có năm rét
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả sớm, năm rét muộn, năm mưa
làm việc và ghi vào bảng nhóm. Trong quá trình HS lớn, năm khô hạn; năm nhiều
làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, hỗ trợ,…
bão, năm ít bão..)
Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét,
bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng thêm. Vì sao khí hậu nước ta biến
động thất thường?
(Do nhịp điệu gió mùa tạo ra, ảnh hưởng của nhiễu
loạn khí hậu toàn cầu: En Ni-nô, La Ni-na.)
HOẠT ĐỘNG 4. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời
sống và sản xuất ở Việt Nam.
1. MT: Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống
và sản xuất ở Việt Nam.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng sách giáo khoa, hợp tác.
3. Hình thức tổ chức: cặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh
4. Những thuận lợi và khó
đọc thông tin trong SGK và thảo luận cặp.
khăn do khí hậu mang lại đối
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có những

với đời sống và sản xuất ở
thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống và sản
Việt Nam.
xuất ở Việt Nam?
- Thuận lợi: cho các hoạt động
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết sản xuất nông nghiệp (các sản
Giáo án dạy học theo7chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
quả làm .Trong quá trình HS làm việc, GV phải
phẩm nông nghiệp đa dạng,
quan sát, theo dõi, hỗ trợ,…
ngoài cây trồng nhiệt đới còn
Bước 3: HS Trình bày trước lớp, các HS khác nhận có thể trồng được các loại cây
xét, bổ sung.
cận nhiệt và ôn đới); thuận lợi
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. cho các ngành kinh tế khác.
GV mở rộng: Nêu một số biện pháp phòng chống
- Khó khăn: thiện tai, hạn hán,
thiên tai ở địa phương em?
lũ lụt, sương muối, giá rét…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
Câu 1. Chứng minh rằng khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Giải thích
vì sao khí hậu nước ta có đặc điểm đó?
Câu 1. (4,5 điểm) Hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của
khí hậu nước ta? Tại sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới gió
mùa ẩm?
Câu

Hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước
Điểm
1. (4,5 ta?
điểm) - Tính chất nhiệt đới:
+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được 1 triệu kilô calo trong 1 năm.
0,25
+ Số giờ nắng đạt từ 1400 à 3000 giờ trong 1 năm
0,25
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm của tất cả các địa phương đều
0,5
0
trên 21 C (Tăng dần từ Bắc vào Nam).
- Tính chất gió mùa:
+ Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió
0,25
+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh khô,
0,25
+ mùa hạ có gió mùa Tây Nam nóng ẩm.
0,25
- Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa trung bình năm: Từ 1500mm – 2000mm
0,25
+ Độ ẩm tương đối của không khí cao trên 80%
0,25
Tại sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên góc chiếu
0,75
Mặt Trời lớn, nhận được nhiệt lượng và ánh sáng lớn từ Mặt Trời.
- Do vị trí nước ta nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa Đông
0,75

Nam Á nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa.
- Lãnh thổ nước ta hẹp ngang, biển bao bọc ở phía đông và phía
0,75
nam phần đất liền nên nước ta chịu tác động mạnh của biển.
Câu 2. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy Phân tích và giải
thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta?
a. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta.
- Nước ta có nguồn nhiệt lớn, số giờ nắng đạt từ 1400- 3000 giờ trong một năm. Nhiệt
độ trung bình năm cao trên 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Lượng mưa lớn, trung bình năm 1500- 2000mm. Một số nơi có địa hình đón gió, mưa
nhiều: Bắc Quang( Hà Giang) 4802 mm; Hòn Ba( Quảng Nam) 3752 mm…Độ ẩm
không khí cao trên 80%.
- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:
+ Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 4, lạnh khô với gió mùa Đông Bắc
Giáo án dạy học theo8chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
+ Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 10, nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
b. Giải thích:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, có nhiệt độ cao,
càng vào nam càng giáp xích đạo, nên nhiệt độ tăng dần
- Mùa đông chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa lạnh, khô từ phương Bắc tràn xuống.
- Mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí đại dương nóng, ẩm từ phương Nam thổi lên.
- Địa hình kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài, khúc khuỷu, dải đồng bằng thấp
phân bố ở phía Đông làm cho gió biển và hơi nước vào sâu trong đất liền, tạo điều kiện
gây mưa lớn và độ ẩm không khí cao.
Câu 3: Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì?
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt đới.
+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được một triệu kilôcalo
trong một năm.
+ Số giờ nắng đạt từ 1400 đến 3000 giờ trong một năm.
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm của tất cả các địa
phương đều trên 210C. Tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Tính chất gió mùa :
+ Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa
gió.
* Mùa đông có gió mùa Đông Bắc (T11 – T 4) lạnh khô.
* Mùa hạ có gió mùa Tây Nam (T5-T10) nóng ẩm.
- Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1500mm - 2000mm.
+ Độ ẩm của không khí cao (trên 80%.)
2. Tính chất đa dạng và thất thường:
- Tính chất đa dạng: Khí hậu nước ta có sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian và
thời gian, hình thành các vùng, miền khí hậu khác nhau.
+ Theo không gian: Từ Bắc – Nam, Đông – Tây chia ra 4 miền khí hậu:
Miền khí hậu
Phạm vi
Đặc điểm
o
a. Phía Bắc
Từ Hoành Sơn (18 B) trở - Mùa đông lạnh, ít mưa, nửa
ra
cuối mùa đông có mưa phùn ẩm
ướt.
- Mùa hạ nóng, mưa nhiều.
- Vùng núi cao thường có băng
tuyết, sương muối, sương giá.

(Miền này còn có sự phân hoá ra
2 miền khí hậu là Đông Bắc, Tây
Bắc)
o
b. Đông Trường Sơn
Từ Hoành Sơn (18 B) Mùa mưa lệch hẳn về thu đông
đến Mũi Dinh (Ninh
Thuận).
c. Phía Nam
Nam Bộ và Tây Nguyên Khí hậu cận xích đạo, nóng
quanh năm. Một năm có hai mùa:
mùa khô và mùa mưa.
d. Biển Đông
Vùng biển Việt Nam
Mang tính chất nhiệt đới gió mùa
hải dương.
Giáo án dạy học theo9chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
+ Theo thời gian: Một năm có hai mùa khí hậu, miền bắc có một mùa đông lạnh,
mùa hè nóng, miền nam có hai mùa mưa khô rõ rệt. Giữa hai mùa chính còn có các
thời kì chuyển tiếp (Xuân, Thu).
* Các nhân tố làm cho thời tiết khí hậu nước ta phân hóa đa dạng:
- Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ (trên 15 vĩ độ).
- Do tác động của gió mùa đông bắc không đông đều trên phạm vi cả nước (tác động
sâu sắc đối với miền Bắc, miền Nam ít ảnh hưởng).
- Do tác động của sự phân hóa địa hình làm cho khí hậu có sự phân hóa.
- Tính thất thường: + Khí hậu còn rất thất thường, biến động mạnh (Có năm rét

sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn; năm nhiều bão, năm ít bão..)
Câu 4. Khí hậu Việt Nam đa dạng và thất thường thể hiện như thế nào? Nguyên
nhân.
*Tính đa dạng:
- Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian:
Theo không gian: Từ Bắc – Nam, Đông – Tây chia ra 4 miền khí hậu:
+ Miền khí hậu phía Bắc: Từ Hoành Sơn trở ra, có mùa đông rất lạnh tương đối ít
mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Vùng núi cao thường có băng tuyết, sương muối,
sương giá.(Miền này còn có sự phân hoá ra 2 miền khí hậu là Đông Bắc, Tây Bắc)
+ Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Từ Hoành Sơn tới mũi Dinh: Cũng có một mùa
đông khá lạnh. Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông
+ Miền khí hậu phía Nam: Bao gồm Nam bộ và Tây Nguyên, có khí hậu nhiệt đới cận
xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc
+ Miền khí hậu biển đông: Khí hậu gió mùa hải dương
Theo thời gian: Một năm có hai mùa khí hậu: miền bắc có một mùa đông lạnh, mùa
hè nóng. Miền nam có hai mùa mưa khô rõ rệt. Giữa hai mùa chính còn có các thời kì
chuyển tiếp (Xuân, Thu)
- Nguyên nhân
+ Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam, địa hình đa dạng tạo ra sự phân hoá theo
không gian
+ Gió mùa và vị trí của hai miền Nam Bắc tạo ra sự phân hoá theo thời gian.
*Tính thất thường:
- Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều
bão...
- Nguyên nhân: do nhịp điệu gió mùa tạo ra, ảnh hưởng của nhiễu loạn khí hậu toàn
cầu: En Ni-nô, La Ni-na
Câu 5. Các nhân tố làm cho thời tiết khí hậu nước ta phân hóa đa dạng:
- Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ (trên 15 vĩ độ).
- Do tác động của gió mùa đông bắc không đông đều trên phạm vi cả nước (tác động
sâu sắc đối với miền Bắc, miền Nam ít ảnh hưởng).

- Do tác động của sự phân hóa địa hình làm cho khí hậu có sự phân hóa.
Câu 6. Nét độc đáo của khí hậu nước ta được thể hiện ở những đặc
điểm nào?
c.
Nét độc đáo của khí hậu nước ta:
0,25
- Nằm trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam lại có mùa đông lạnh,
nhiệt độ hạ thấp, thấp nhất so với các nước có cùng vĩ độ. Một số
Giáo án dạy học theo10
chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
vùng xuất hiện sương muối, sương giá, băng tuyết ...
- Việt Nam có lựơng mưa lớn, độ ẩm cao nên không hình thành
0,25
hoang mạc như các nước có cùng vĩ độ như Tây Á, Bắc Phi.
(nguyên nhân: do chịu ảnh hưởng của Biển, gió mùa, lãnh thổ hẹp ngang...).
Câu 7. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi của Việt Nam?
Đáp án:
a. Ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm làm cho đất đá bị phong hoá mạnh mẽ tạo nên
lớp vỏ phong hoá dày, vụn bở.
- Lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất dễ bị xói mòn, xâm thực địa hình,
nước mưa hoà tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình cácxtơ độc đáo.
b. Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi:
- Lượng mưa lớn hình thành nhiều sông ngòi, sông ngòi nhiều nước.
- Mưa nhiều nhưng theo mùa làm cho chế độ dòng chảy cũng phân mùa. Sông có
một mùa nước đầy vào thời kì mưa nhiều, một mùa nước cạn vào thời kì mưa ít.

- Mưa lớn, tập trung theo mùa làm cho địa hình dễ bị xói mòn nhưng sông ngòi lại
mang nhiều phù sa.
Câu 8. Trong bài hát "Sợi nhớ sợi thương" của Phan Huỳnh Điểu có câu:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây.
Bên nắng đốt bên mưa quây „
Bằng kiến thức địa lí em đã học, hãy giải thích câu hát trên.
Đáp án
- Gió Lào hoạt động bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 4 kéo dài đến khoảng giữa
tháng 9. Gió thổi từ vịnh Bengan di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua
Cam-pu-chia và Lào.
- Do thổi từ biển nên gió có tính chất mát mẽ và độ ẩm cao.
- Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn , bị dãy núi chặn lại, thì gió tăng tốc, không khí
ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn trung bình lên cao 100m giảm
0,60C
- Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và gây mưa lớn ở sườn đón
gió Trường Sơn Tây (Lào).
- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước giảm nhiều, nhiệt độ lại tăng
cao, cứ 100m tăng 10C.
- Nên bên sườn khuất gió Trương Sơn Đông (Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ)
rất khô và nóng làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt.
Câu 9. Trong một bài thơ có câu:
“… Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình.”
Hãy cho biết đó là hiện tượng thời tiết gì? Nêu phạm vi, thời gian hoạt động hiện
tuợng đó ở nước ta ?
Đáp án
- Đây là hiện tượng gió phơn (gió Tây khô nóng).
Giáo án dạy học theo11
chủ đề địa lí 8



Trường THCS
Năm học:
- Phạm vi hoạt động: xảy ra phổ biến ở vùng Tây Bắc và vùng duyên hải Miền Trung
nước ta.
- Thời gian diễn ra: tháng 6,7,8.
Câu 10. ( 7 điểm)
a. Tại sao nước ta có khí hậu gió mùa ?
b. Hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta diễn ra như thế
nào ?
c. Sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất
nông nghiệp của nước ta ?
Câu
1
a.
b

c

Nội dung
Nước ta có khí hậu gió mùa là do vị trí của nước ta nằm trong khu vực có các
khối khí hoạt động theo mùa.
Hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta:
- Gió mùa mùa đông:
+ Hoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm sau, tác động vào miền Bắc theo
hướng đông bắc (gió mùa Đông Bắc), mang theo thời tiết lạnh.
+ Nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông có thời tiết
lạnh ẩm
+ Gió mùa Đông Bắc bị suy yếu khi di chuyển xuống phía nam.Từ Đà Nẵng
trở vào hoạt động của tín phong đông bắc, gây mưa ở vùng ven biển Trung

Bộ, trong khi đó Tây Nguyên và Nam Bộ là mùa khô.
- Gió mùa mùa hạ:
+ Hoạt động từ tháng V đến tháng IX, có hai luồng gió cùng thổi theo hướng
tây nam thổi vào nước ta.
+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc ấn Độ Dương thổi theo hướng
tây nam gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, nhưng gây hiệu
ứng phơn khô nóng cho ven biển Trung Bộ và phía nam của khu vực Tây
Bắc.
+ Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc Tín phong Nam bán
cầu hoạt động mạnh lên, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam
Bộ và Tây Nguyên
+ Gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa
vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở Trung Bộ.
+ ở Bắc Bộ mùa hạ có gió mùa Đông Nam, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc
Bộ gió tây nam bị đổi hướng thành hướng đông nam.
- Hoạt động của gió mùa đã làm cho
+ Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.Miền
Nam khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
+ Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về
mùa mưa và mùa khô.
Ảnh hưởng của sự phân mùa khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp:
- Sự phân mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các
vùng và có sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên
trung du và miền núi
- Mùa đông lạnh cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông ở miền Bắc,
nhất là ở Đồng bằng sông Hồng.
- Tuy nhiên tính chất gió mùa của khí hậu làm cho các thiên tai như bão, lụt,
hạn hán và các hiện tượng thời tiết thất thường hay xảy ra làm tăng thêm tính
bấp bênh vốn có của sản xuất nông nghiệp.


Giáo án dạy học theo12
chủ đề địa lí 8

Điểm
7,0
0,5

0,5
0,5
0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5


Trường THCS

Năm học:

Câu 11. Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.
Đáp án
– Thuận lợi:

+ Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm.
+ Tăng vụ, xen canh, đa canh thuận lợi.
– Khó khăn:
+ Sâu bệnh phát triển.
+ Thiên tai thời tiết có hại nhiều (bão lũ, hạn hán, sương muối, sương giá, xói mòn,
xâm thực đất,…).
Câu 12. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát
triển kinh tế xã hội?
a. Thuận lợi:
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa , nhiệt độ cao quanh năm nên hoạt
động kinh tế có thể diễn ra suốt năm:
+ Cây cối có thể phát triển xanh tốt quanh năm.
+ Sông ngòi, cảng biển không bị đóng băng nên tàu thuyên có thể đi lại suốt năm.
+ Các nhà máy thuỷ điện, chế biến nông sản có điều kiện hoạt đông thường xuyên.
- Nguồn nhiệt ,ẩm dồi dào làm cho sinh vật phát triển nhanh, dễ dàng đẩy mạnh
thâm canh , xen canh , gối vụ.
- Gió mùa đông bắc đem lại cho miền bắc một mùa đông lạnh , cho phép phát
triển cây trồng và vật nuôi của vùng cận nhiệt ôn đới, làm cho sản phẩm nước ta thêm
đa dạng.
b. Khó khăn:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lắm thiên tai: bão, lũ lụt , hạn hán , gió tây khô
nóng.
- Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiên thuận lợi cho sâu rầy, dịch bệnh phát triển.
Câu 13. Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng từng mùa khí hậu ở nước
ta?
1. Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (Mùa đông).
nguồn gốc
khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển
vào nước ta.
thời gian

từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
hoạt động
hướng
Đông Bắc - Tây Nam.
Tính chất
- Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục,
cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông
kéo dài 2-3 tháng.
- Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức
chắn địa hình là dãy Bạch Mã nên nhường hẳn cho gió Tín phong.
- Nửa đầu mùa đông (tháng 12 – tháng 1) Khối không khí đi qua lục
địa Trung hoa nên bị nóng lên và khô đi so với nơi xuất phát nhưng
thổi vào Việt Nam vẫn lạnh và khô gây nên thời tiết kiểu lạnh khô.
- Nửa sau mùa đông khối không khí tràn qua biển nam Trung Hoa
được tăng cường độ ẩm, bớt lạnh gây nên kiểu thời tiết lạnh ẩm với
Giáo án dạy học theo13
chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Miền Bắc

Duyên hải
Trung Bộ

Năm học:
mưa phùn đặc trưng ở ven biển và đồng bằng bắc bộ.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa - Vì: Bắc Bộ nằm gần chí
Đông Bắc từ lục địa phương Bắc tràn tuyến , chịu ảnh hưởng trực
xuống từng đợt, mang lại một mùa tiếp của gió mùa đông bắc ,

đông không thuần nhất: Đầu mùa đông kết hợp với hướng núi vòng
tiết thu se lạnh, khô hanh. Cuối mùa cung đón gió - > mùa đông
đông tiết xuân mưa phùn ẩm ướt.
lạnh
- có mưa lớn vào thu đông.

- Vì: Trung Bộ nằm ở vị trí
chuyển tiếp giữa các hoàn
lưu khác nhau.
Tây nguyên - thời tiết nóng khô , ổn định suốt mùa. - Vì: Nam Bộ nằm gần
và Nam Bộ
đường Xích Đạo , ngoài
phạm vi ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc.
Đặc điểm
- Lạnh- khô
chung
- ít mưa
2. Mùa gió tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ ) :
- Đặc trưng là sự thịnh hành của gió mùa Tây Nam.
- Trên toàn quốc đều có : + Nhiệt độ cao trung bình đạt 250C
+ Lượng mưa lớn , chiếm 80% lượng mưa cả năm ( trừ duyên hải nam Trung Bộ
mưa ít )
+ Thời tiết phổ biến : nhiều mây , có mưa rào , mưa dông
+ Thời tiết đặc biệt : có gió Tây khô nóng ( Trung Bộ) , mưa ngâu (đồng bằng Bắc
Bộ ) , bão ( vùng ven biển ).
- Mùa bão nước ta từ tháng 6 đến tháng 11 , chậm dần từ Bắc vào Nam gây tai
hại lớn về người và của.
Câu 14. Trình bày những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết ở hai mùa là mùa
gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam ở nước ta.

Đáp án
a) Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
– Đặc trưng chủ yếu của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió Đông Bắc và xen
kẽ là những đợt gió Đông Nam.
– Trong mùa này, thời tiết – khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt:
+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ vùng áp cao ở lục địa
phương Bắc tràn xuống thành từng đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất.
• Đầu mùa đông là thời tiết se lạnh, khô hanh. Còn cuối mùa đông là tiết xuân với
mưa phùn ẩm ướt.
• Nhiệt độ trung bình tháng, nhiều nơi xuông dưới 15°c. Miền núi cao có thể xuất
hiện sương muôi, sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
+ Ở Tây Nguyên và Nam Bộ, thời tiết nóng khô, ổn định cuối mùa.
+ Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
b) Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
– Đây là mùa thịnh hành của hướng gió Tây Nam. Ngoài ra, Tín phong nửa cầu Bắc
vẫn hoạt động xen kẽ và thổi theo hướng Đông Nam.
Giáo án dạy học theo14
chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
c) Hệ quả
Tạo ra sự phân mùa của khí hậu. Trong chế độ khí hậu, ờ miền Bắc có sự phân chia
thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ở miền Nam, có một
mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung
Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
Câu 15. Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự
phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
Đáp án

a) Hoạt động của gió mùa ở nước ta
– Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có tín phong bán cầu Bắc
hoạt động quanh năm. Mặt khác, nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí
hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Gió mùa đã lấn át Tín phong, vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh
lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
– Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí
lạnh phương Bắc thổi theo hướng Đông Bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời
tiết lạnh khô, nửa sau mùa đồng thời tiết lạnh ẩm, có mửa phùn ở vùng ven biển và
các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía Nam, gió Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu
như bị chắn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo
hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam
Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
– Gió mùa mùa hạ:
+ Vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi
vào Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo
hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây
Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn
xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần phía nam của khu vực Tây Bắc, khối
khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao chí tuyến bán
cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên
nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây
Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân
chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho
Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc

Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
b) Hệ quả
Tạo ra sự phân mùa của khí hậu. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia
thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ớ miền Nam, có một
mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung
Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
Giáo án dạy học theo15
chủ đề địa lí 8


Trường THCS

Năm học:

Câu 16. Gió mùa: nêu nguyên nhân, thời gian, nguồn gốc, hướng gió, tính chất của gió, phạm vi
hoạt động, kiểu thời tiết đặc trưng của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ.

Gió
mùa

Mùa
đông

Thời
gian

Nguồn
gốc

Hướng Tính

gió
chất

Khối khí Đông
lạnh
Bắc
phương
Bắc từ
Từ tháng cao áp
11 - 4
Xibia
Tín
phong
bán cầu
Bắc

Đông
Bắc

Giữa và
cuối mùa
hạ (từ
(Từ
tháng tháng 6 –
5 – 10) 10)

Kiểu thời tiết đặc trưng

Lạnh
khô


Miền Bắc (Từ - Nửa đầu mùa đông lạnh
dãy Bạch Mã khô.
trở ra Bắc)
- Nửa sau mùa đông lạnh
ẩm, mưa phùn ở ven biển
và đồng bằng Bắc Bộ Bắc
Trung Bộ

Khô
nóng

Miền Nam (Từ - Mưa ở ven biển Trung
Đà Nẵng trở
Bộ
vào Nam)
- Khô ở Nam Bộ và Tây
Nguyên

Đầu mùa Khối khí Tây NamNóng
hạ (tháng nhiệt đới
ẩm
5-6)
ẩm Bắc
Ấn Độ
Dương
Mùa
hạ

Phạm vi

hoạt động

Tín
Tây NamNóng
phong
ẩm
bán cầu
Nam vượt
xích đạo
lên

Cả nước

- Mưa lớn ở Nam Bộ và
Tây Nguyên
- Khô nóng ở phần nam
của khu vực Tây Bắc và
ven biển Trung Bộ

Cả nước

- Mưa lớn kéo dài ở Nam
Bộ và Tây Nguyên
- Khô ở Duyên hải Nam
Trung Bộ
- Mưa tháng IX ở Trung
Bộ (Kết hợp dải hội tụ
nhiệt đới)
- Mưa ở Bắc Bộ (gió
chuyển hướng thành Đông

Nam vào)

- Sự phân mùa khí hậu:
+ Miền Bắc: Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Miền Nam: Mùa khô và mùa mưa rõ rệt
+ Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa khô và mùa mưa.
Câu 17. (3 điểm): Dựa vào Alát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
Cho biết nguồn gốc, thời gian hoạt động, phạm vi ảnh hưởng ở nước ta và hướng của
loại gió mùa mùa đông ? Tính chất của loại gió này khi vào nước ta?
Câu
Nội dung
Điểm

Giáo án dạy học theo16
chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
Câu
Cho biết nguồn gốc, thời gian hoạt động ở nước ta và
2
hướng của loại gió mùa mùa đông?
- Gió mùa mùa đông:
- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao
0,25đ
áp Xibia di chuyển vào nước ta.
- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam
0,25đ
- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

0,25đ
- Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở ra.
0,25đ
Tính chất của loại gió này khi vào nước ta?
- Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không 0,5 đ
kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền
Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng.
- Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi 0,5 đ
bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã nên nhường hẳn cho gió
Tín phong.
- Nửa đầu mùa đông (tháng 12 – tháng 1) Khối không khí đi 0,5 đ
qua lục địa Trung hoa nên bị nóng lên và khô đi so với nơi
xuất phát nhưng thổi vào Việt Nam vẫn lạnh và khô gây nên
thời tiết kiểu lạnh khô
- Nửa sau mùa đông khối không khí tràn qua biển nam Trung 0,5 đ
Hoa được tăng cường độ ẩm, bớt lạnh gây nên kiểu thời tiết
lạnh ẩm với mưa phùn đặc trưng ở ven biển và đồng bằng bắc
bộ
Câu 18. Trình bày hoạt động của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng của nó đến thiên
nhiên nước ta.
Đáp án
a) Hoạt động của gió mùa Đông Bắc
– Nguồn gốc: từ khối khí lạnh phương Bắc; thổi theo hướng đông bắc.
– Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
– Tính chất: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm,
có mưa phùn.
– Phạm vi hoạt động: chủ yếu từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra.
b) Ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta
– Làm cho sự phân hóa của thiên nhiên nước ta càng thêm phức tạp.
– Thiên nhiên nước ta phân hóa theo không gian và thời gian.

Câu 19. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc trưng khí hậu thời tiết mùa đông ở nước ta.
b. Giải thích nhận định: “Vị trí địa lý làm cho khí hậu nước ta có những nét
độc đáo”?
a. Hãy trình bày đặc trưng khí hậu thời tiết mùa đông ở nước ta
- Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Đặc trưng chủ yếu: Thời tiết, khí hậu giữa các miền có sự phân hóa rõ rệt. Vào thời
gian này nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc xen kẽ với những
đợt gió Đông Nam.
- Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ vùng áp cao lục địa
Giáo án dạy học theo17
chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
phương Bắc di chuyển về nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi
xuống dưới 150C. Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết…
- Đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc đi qua lục địa phương Bắc tràn xuống nên thời
tiết lạnh khô. Cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc đi qua biển vào gây thới tiết lạnh
ẩm, có mưa phùn.
- Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa do không chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc. Thời gian này ở đây chịu ảnh hưởng của gió tín phong
Bắc Bán cầu.
- Duyên hải Trung Bộ: có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm do địa hình đón gió
Đông Bắc và sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới.
b. Những đặc điểm của vị trí làm cho khí hậu nước ta có nét độc đáo.
- Nước ta nằm trong khoảng 23°23’B đến 8°34’B, nằm hoàn toàn trong vành đai
nhiệt đới Bắc bán cầu.
- Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng

của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
- Nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương có 2 mặt Đông và Đông
Nam giáp biển Đông. Biển là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm.
- Nước ta có lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam (khoảng 15 vĩ độ), hẹp ngang
theo chiều Đông - Tây.
* Với những đặc điểm trên, khí hậu có nét độc đáo:
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: có nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.
Khí hậu phân bố theo mùa: có 2 mùa rõ rệt.
Có lượng mưa và độ ẩm lớn.
- Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên nước ta không bị khô hạn, hoang mạc
hóa như một số nước có cũng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi.
- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng điển hình theo chiều Bắc-Nam.
Câu 20. Trong mùa gió Đông Bắc khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam bộ có đặc
điểm gì giống nhau không? Vì sao?
- Mùa gió Đông Bắc thời tiết- khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rõ rệt:
+ Miền bắc
có một mùa đông lạnh nhưng không thuần nhất, đầu đông lạnh
khô, cuối đông lạnh, ẩm ướt. Vì Đông bắc là cửa ngõ đón gió mùa
đông bắc, cường độ gió mùa rất mạnh, vùng núi cao ở Tây bắc do
yếu tố độ cao địa hình nên cũng rất lạnh. đầu đông gió mùa đi thẳng
từ lục địa Trung Quốc xuống nên thời tiết khô hanh, cuối đông gió
lệch hướng về biển nên có mưa phùn, ẩm ướt
+ Miền trung
xa cữa ngõ đón gió đông bắc, có dãy Hoành Sơn ngăn cản làm cho
cường độ gió mùa giảm sút, mùa đông ít lạnh hơn và có mưa lớn
vào cuối đông.
+ Miền Nam
ở vị trí rất xa nên gió mùa tác động rất ít, lại gần xích đạo nên mùa
này nam bộ nóng, khô ổn định suốt mùa.


Giáo án dạy học theo18
chủ đề địa lí 8


Trường THCS

Năm học:

Câu 21. 2,5 điểm Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ và lượng mưa các trạm khí tượng Hà Nội, Huế và Thành
Phố Hồ Chí Minh
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

16,4

17,
0
26,
2

20,
2
43,
8

23,
7
90,
1

27,3

28,8

28,9


27, 2

24,6

21,4

18,2

188,
5

239,
9

288,
2

28,
2
318,
0

265,
4

130,
7

43,4


23,4

20,
9
62,
2

23,
1
47,
1

26,
0
56,
1

28,3

29,3

29,4

28,9

27,1

25,1


23,1

20,8

82,1

116,
7

95,3

104,
0

473,
4

795,
6

580,
6

297,
4

26,
7
4,1


27,
9
10,
5

28,
9
50,
4

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

218,
4

311,

7

293,
7

269,
8

327,
0

266,
7

116,
5

48,3

Trạm
Nhiệt
độ (0C)
Lượng
mưa
(mm)
Nhiệt
độ (0C)
Lượng
mưa
(mm)

Nhiệt
độ (0C)
Lượng
mưa
(mm)


Nội

Huế

TP
Hồ
Chí
Minh

18,6
20,0
161,3
25,8
13,8

Nguồn: SGK Địa lí 8 trang 110-NXB GD)
Dựa vào bảng số liệu trên nhận xét sự khác nhau về khí hậu của 3 địa điểm và nêu nguyên
nhân?
Đáp án:
Đáp án
* Về mùa đông:
- Nhiệt độ thấp, đặc biệt là ở Miền Bắc (Hà Nội 16,40C, tháng 1).
- Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng. (16,40C20,00C  25,80C)

- Do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông

Điểm
0,25
0,25
0,25

lạnh)

Câu 4
(2,5 đ)

- Lượng mưa thấp, đặc biệt ở phía Nam (HCM 13,8mm – tháng 1)
- Huế có lượng mưa cao hơn Hà Nội và TPHCM
- Miền Nam có mùa đông trùng với mùa khô
- Huế mưa do có gió mùa Đông Bắc, do bão...
* Về mùa hè
- Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng 7 (28,90C), Huế (29,40C),
TPHCM tháng 4 (28,90C).
- TPHCM: Nằm gần xích đạo, trong năm có hai lần Mặt Trời lên
thiên đỉnh và khoảng cách giữa hai lần đó cách xa nhau, lần vào tháng 4 có
góc chiếu sáng của mặt trời lớn nên nhiệt độ cao.
- Huế và Hà Nội nằm gần chí tuyến hơn, trong năm có hai lần Mặt
Trời lên thiên đỉnh, nhưng gần nhau. Tháng 7 là lúc góc chiếu sáng của mặt
trời ở đây lớn nhất nên có nhiệt độ cao.

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

Câu 22. (1,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay
đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta.
Địa điểm

Lạng Sơn

Hà Nội

Huế

Đà Nẵng

Giáo án dạy học theo19
chủ đề địa lí 8

TP Hồ Chí Minh


Trường THCS
Nhiệt độ
trung bình năm (0C)

Năm học:
21,2


23,5

25,1

25,7

27,1

ĐÁP ÁN
Câu

Nội dung cần đạt
Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:
- Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) hoặc HS
có thể nêu ngược lại
- Giải thích nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
1
+ Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc - Nam).
2,0đ
+ Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời
lớn, nên nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều
+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần và từ dãy
Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này.
Câu 23. Dựa vào bảng số liệu sau:

Điểm
0,25
0,25
0,25

0,25

Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng 1 (°C)

Nhiệt độ trung bình
tháng 7 (°C)

Nhiệt độ trung
bình năm (°C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế


19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1


Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
Đáp án
* Nhận xét
– Nhiệt độ trung bình tháng 1 và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều
hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng 1: Lạng Sơn 13,3°c, TP. Hồ
Chí Minh 25,8°c.
– Nhiệt độ trung bình tháng 7 giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.
– Biên độ nhiệt: giảm dần từ Bắc vào Nam.
* Nguyên nhân
– Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn
do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài
hơn.
– Tháng 1, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió
mùa Đông Bắc.
– Tháng 7, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm
từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng 7 thấp hơn các địa điểm khác vì
đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 4: 28,9°C).

Câu 24. (4,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tháng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (0C)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
Địa điểm
Hà Nội
16, 17, 20, 23, 27, 28,8 28,9 28, 27, 24, 21,
Giáo án dạy học theo20
chủ đề địa lí 8

12
18,2


Trường THCS
4
25,
8

Năm học:
2
6
4
26, 26, 26,
8
7
4

0
2
7

3
2
Tp Hồ Chí
26, 27, 28, 28,
27,
27,5 27,1
25,7
Minh
7
9
9
3
1
(SGK Địa lý 8, trang 110, NXBGD - 2010)
a. Trình bày sự khác biệt trong chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên.
b. Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
- Sự khác biệt trong chế độ nhiệt của Hà Nội và Tp Hồ
0,5
Chí Minh:
+ Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh: nhiệt
độ TB năm của Hà Nội là 23,50C so với Tp Hồ Chí Minh là
27,10C
+ Hà Nội có 3 tháng (12,1 và 2) nhiệt độ < 20 0C, 4 tháng
0,5
a
(6,7,8 và 9) nhiệt độ cao hơn ở Tp Hồ Chí Minh.

+ Tp Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào có
0,5
0
nhiệt độ < 25 C.
+ Biên độ nhiệt ở Hà Nội cao (12,50C), biên độ nhiệt ở Tp
0,5
0
Hồ Chí Minh thấp (3,2 C)
- Giải thích sự khác biệt:
0,5
1
+ Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc
nên có nhiệt độ thấp hơn trong các tháng mùa đông. Trong
thời gian này Tp Hồ Chí Minh hầu như không chịu tác động
của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ cao hơn.
+ Từ tháng 5 đến tháng 10 toàn lãnh thổ nước ta có gió Tây
0,5
Nam thịnh hành và Tín phong của nửa cầu Bắc hoạt động
b
xen kẽ nên nhiệt độ cao đều trên toàn quốc.
+ Hà Nội gần chí tuyến Bắc nên nhiệt độ 4 tháng (6,7,8 và
0,5
9) cao hơn Tp Hồ Chí Minh.
+ Hà Nội gần chí tuyến Bắc cùng nhiệt độ hạ thấp về mùa
0,5
đông nên biên độ nhiệt cao. Tp Hồ Chí Minh gần xích đạo
không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt
độ cao quanh năm, biên độ nhiệt thấp.
Câu 25. (5 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội.

Tháng 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trạm
Nhiệt
16,4 17, 20, 23, 27,3 28,8 28,9 28, 27, 2 24,6
0

độ ( C)
0
2
7
2
Nội
Lượng 18,6 26, 43, 90, 188, 239, 288, 318, 265, 130,
mưa
2
8
1
5
9
2
0

4
7
(mm)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội.
b. Nhận xét và giải thích chế độ nhiệt và chế độ mưa của Hà Nội.
Hết
Giáo án dạy học theo21
chủ đề địa lí 8

11

12

21,4

18,2

43,4

23,4


Trường THCS

Năm học:

Nhận xét và giải thích
- Nhiệt độ
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,50C do nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc chiếu
sáng lớn.

+ Có 3 tháng nhiệt độ dưới 200C (12,1,2) do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
+ Cao nhất: Tháng 7 (28,90C) do thời kì mặt trời lên thiên đỉnh.
+ Thấp nhất: Tháng 1 (16,40C) do thời kì hoạt động mạnh của gió mùa đông bắc.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn 12,50C. (do gió mùa, chênh lệch góc chiếu
sáng giữa các mùa).
- Lương mưa
+ Tổng lượng mưa trung bình năm là 1676,2 mm (do gió mùa, ảnh hưởng của
biển).
+ Các tháng mưa nhiều (mùa mưa) 6 tháng (5 →10), mưa vào hạ -thu, do gió mùa
đông nam.
+ Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (318 mm) do gió mùa đông nam, bão,
dải hội tụ nhiệt đới.
+Các tháng mưa ít (mùa khô) 6 tháng (11 →4 năm sau) do gió mùa đông bắc.
+ Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (18,6 mm).
Câu 26. (4,0 điểm):Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,
nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 2 a. Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao.
0,25
4,0
- Phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt trung bình trên 0,5
điểm 200C, chỉ có một bộ phận nhỏ vùng núi cao có nền nhiệt độ trung
bình dưới 200C.
- Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán Cầu Bắc, các 0,5
địa phương đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong một năm.
b. Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo không gian và thời 0,25
gian rất rõ rệt.
* Theo thời gian:

0,5
- Vào tháng I đa số các địa điểm ở nước ta nhiệt độ trung bình đều
dưới 240C. Vào tháng VII đa số các địa điểm ở nước ta nhiệt độ trung
bình đều trên 240C.

Giáo án dạy học theo22
chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
* Theo không gian:
- Theo chiều Bắc- Nam:
+ Từ Bắc vào Nam nhiệt độ trung bình năm tăng dần, biên độ nhiệt
năm giảm (dẫn chứng).
+ Do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông
nhiều bộ phận chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mặt khác,
càng về phía Nam góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng càng tăng.
- Theo độ cao:
+ So sánh nhiệt độ của cặp trạm khí hậu Hà Nội – Sapa hoặc Nha
Trang – Đà Lạt (dẫn chứng ).
+ Do chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao: Trung bình cứ lên cao
100m nhiệt độ không khí giảm 0,60C.
- Phân hoá theo hướng sườn: Sườn đón gió nhiệt độ hạ thấp sườn
khuất gió nhiệt độ cao hơn(dẫn chứng)
Số liệu

0,25

0,25

0,5
0,5
0,5

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình
tháng 1 (°C)

Nhiệt độ trung bình
tháng 7 (°C)

Nhiệt độ trung
bình năm (°C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5


Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1


27,1

Câu 27a. (4,0 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải
thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta.
Câu ý
Nội dung
Điểm
2
đã Nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước 4,0đ
ta.
-Lượng mưa trung bình năm khá lớn, TB 1500 mm-2000 mm
0,5
do ảnh hưởng của biển, gió Tây Nam ẩm ướt và bức chắn địa
hình.
-Lượng mưa phân hóa theo mùa với 1 mùa mưa và mùa khô rõ 0,5
rệt trong năm do chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa.
+Mùa khô từ tháng 11 - 4, mưa ít, lượng mưa thấp do tác động 0,25
của gió mùa Đông Bắc lạnh khô và Tín phong khô nóng.
+Mùa mưa từ tháng 5-10, mưa nhiều, lượng mưa lớn do gió tây 0,25
nam, dải hội tụ nhiệt đới, bão...
+Thời gian mùa mưa và mùa khô khác nhau giữa các khu
0,25
vực, các địa phương.
Giáo án dạy học theo23
chủ đề địa lí 8


Trường THCS

Năm học:
▪Miền Nam, miền Bắc và Tây Nguyên: mưa vào hạ-thu (tháng 510) do gió mùa Tây Nam ẩm ướt.
▪Duyên hải miền trung mùa hạ khô do nằm ở sườn khuất gió. Mưa
vào thu-đông do chịu tác động của frông, dải hội tụ nhiệt đới, bão...
-Lượng mưa phân hóa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, các
địa phương
+Những khu vực nhiều mưa, lượng mưa rất lớn (>2800
mm/năm): Huế-Đà Nẵng, Móng Cái, Hoàng Liên Sơn... do nằm ở
sườn đón gió, dải hội tụ nhiệt đới, bão...
+Những khu vực ít mưa, lượng mưa rất thấp (<400 mm/năm):
Lạng Sơn, cực nam Trung Bộ...đều nằm ở vùng khuất gió, địa hình
thấp hoặc song song với các hướng gió...
+Khu vực mưa trung bình, (1600-2000 mm/n) phân bố rộng
khắp do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, tác động
của biển, độ ẩm cao.

0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5

Câu 27b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học, hãy trình
bày và giải thích đặc điểm chế độ mưa ở nước ta.
Đặc điểm chế độ mưa của nước ta:
a. Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn:
Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trong năm có gió
mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ luân phiên, đặc biệt gió mùa mùa hạ thổi từ biển
vào mang theo lượng mưa lớn. Mặt khác trên lãnh thổ nước ta cũng là nơi hoạt động

mạnh của các frong và dải hội tụ nhiệt đới nên có lượng mưa lớn.
b. Lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ.
- Lượng mưa trung bình năm dưới 800 - 1200mm phân bố ở Ninh Thuận và Bình
Thuận.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 1600mm phân bố ở dọc song Tiền và sông
Hậu, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Cao Bằng, Bắc Giangm Bắc Ninh....
Nguyên nhân: Do địa hình khuất gió (Lạng Sơn, Cao Bằng...) hoặc hướng địa hình
song song với hướng gió Tây Nam (cực Nam Trung Bộ).
- Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 2000 mm và từ 2000 - 2400mm: Đồng bằng
sông Hồng, Đông Nam Bộ...
Nguyên nhân: Do nước ta nừm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lại có biển bao bọc
phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta nên chịu tác động của biển, lượng
mưa nhiều.
- Lượng mưa trung bình năm từ 2400 - 2800 mm và trên 2800 mm phân bố ở Hoàng
Liên Sơn, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ven biển các tỉnh Cà Mau, Kiên
Giang, Quảng Ninh...
Nguyên nhân: Do địa hình cao và đón gió, đặc biệt là chế độ gió mùa mùa hạ và dải
hội tụ nhiệt đới.
c. Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa
giữa các địa phương.
Giáo án dạy học theo24
chủ đề địa lí 8


Trường THCS
Năm học:
- Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X (mưa mùa hạ
- thu). Nguyên nhân: do mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều
hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta.
- Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau (mưa thu đông).

Nguyên nhân:
+ Về mùa hạ: sườn khuất gió mùa Tây Nam (hoặc song song với hướng gió như ở
Nam Trung Bộ) có mưa ít.
+ Về mùa thu - đông: do tác động của frong và dải hội tụ nhiệt đới và một phần do
hoạt động mạnh của bão nên lượng mưa lớn, nhất là vùng duyên hải ở phía Bắc, còn
phía Nam chịu tác động yếu nên có lượng mưa nhỏ.
- Sự tương phản 2 mùa mưa - khô rõ rệt nhất là ở Tây Nguyên và Nam Bộ do các
vùng này ít chịu sự nhiễu loạn của thời tiết nên có một mùa khô sâu sắc, lượng mưa
nhỏ.
Kết luận: Nước ta có lượng mưa dồi dào nhưng lại có sự phân hóa phức tạp cả về
không gian và thời gian. Sự phân hóa không gian là do tác động của vị trí địa lí,
địa hình. Sự phân hóa về thời gian là do sự tác động của gió mùa và vị trí các bộ
phận lãnh thổ.
Câu 27c: (3,0 điểm)
Sử dụng Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích chế độ mưa ở nước
ta? Những thuận lợi và khó khăn của chế độ mưa đối với một số nghành kinh tế?
a. Phân tích chế độ mưa ở nước ta
-Lượng mưa tb khá lớn: 1500-2000mm
-Phân hóa theo không gian: nơi mưa nhiều:Hà Giang, Lào Cai
Nơi mưa ít: Ninh Thuận, Bình Thuận
-Phân hóa theo mùa: mùa mưa t5-t10, mùa khô t11-t4
-Miền bắc và miền nam mưa nhiều vào mùa hè, miền trung mưa nhiều vào mùa thu đông

b. Thuận lợi và khó khăn
-Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho các ngành kinh tế hoạt động : nông nghiệp, công nghiệp...

-mưa theo mùa gây hiện tượng lũ lụt mùa he, hạn hán mùa khô
-các trung tâm mưa lớn như Hà Giang, Lào Cai..gây lũ lớn cho các dòng sông
-mùa khô ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp : hiện tượng chua phèn tăng ở đbsông
cửu long,...

Câu 28 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tháng của Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0C)
Tháng
Địa điểm
Lạng Sơn

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII

13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27,0 26,6 25,2 22,2 18,3 14,8

TP. Hồ Chí
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7

Minh
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện chế độ nhiệt của hai địa điểm trên.
b. Nhận xét sự khác biệt về chế độ nhiệt của hai địa điểm trên.
Tại sao có sự khác biệt đó ?
Câu 5 a. Vẽ biểu đồ
Giáo án dạy học theo25
chủ đề địa lí 8


×