Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn địa lý THPTQG 2019 đã chuyển đổi (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.79 KB, 2 trang )

1Phân bố dân cư chưa hợp lý
1.1Khái quát chung trên cả nước
Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006), phân bố chưa hợp lý giữa
các vùng.
(ChiẾu ảnh bản đồ pb dân cư; thuyết trình k/h xem bản đồ)
1- Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
- Đồng bằng : Tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.
- Vùng trung du, miền núi : mật độ dân số thấp, nhưng tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên
quan trọng của đất nước.
2. Giữa thành thị và nông thôn.
- Thành thị: 26.9 %, nông thôn: 73.1% - năm 2005 (chủ yếu ở nông thôn).
- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỉ lệ dân số
nông thôn, tăng tỉ lệ dân số thành thị.
*/Nguyên nhân phân bố dân cư chưa hợp lý.
- Ở đồng bằng dân cư tập trung đông do:
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lơi (vị trí, tài nguyên đất, nước…) có nghề trồng lúa nước truyền
thống cần nhiều lao động.
+ Nền kinh tế phát triển mạnh. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa diễn ra mạnh.
- Ở nông thôn dân cư tập trung đông do: là vùng sản xuất nông nghiệp, phương tiện lạc hậu.
- Lịch sử khai thác.
*/Khó khăn:
- Sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn đến:
+ Sử dụng lãng phí lao động, nơi thừa, nơi thiếu.
+ Khai thác tài nguyên những nơi ít lao động rất khó khăn.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nhất là khu vực miền núi và trung du; chất
lượng nguồn lao động còn hạn chế
=> Vì vậy việc phân bố lại dân cư và lao động là rất cần thiết.
2.Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta.
1.Tại sao cần vạch ra chiến lược
Xuất phát từ thực trạng về dân số và nguồn lao động.
+ Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX=> bùng nổ dân số


+ Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta cao (Mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu
người)


+ Đảm bảo các mục tiêu về kinh tế – xã hội của đất nước: phát huy nguồn nhân lực, phát triển
kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.ChiẾn lược cụ thể
- Kế hoạch hóa gia đình
-Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
- Chính sách thích hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
-Phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và ở nông thôn



×