Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống co so KH va tinh thuc tien cua cau ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.73 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT THẠCH BÀN

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

- Trường THPT Thạch bàn – Thành phố Hà Nội
- Địa chỉ: Trường THPT Thạch Bàn, Tổ 12, Phường Thạch Bàn, quận Long Biên
- Điện thoại: 043 6757 466
- Email:
- Thông tin về nhóm thí sinh:
1. Họ và tên:
Hoàng Thu Hoài
Giới tính: Nữ
Ngày sinh:
14/12/2000
Lớp: 11A1
Email:

2. Họ và tên:
Ngày sinh:
Email:

Nguyễn Thi Thu Hằng Giới tính: Nữ
7/11/2000
Lớp: 11A1


HÀ NỘ, THÁNG 12/ 2016


1


Cơ sở khoa học và ứng dụng thực tiễn của câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên!”
Từ thưở còn nằm nôi cho đến khi trưởng thành, chúng ta ai cũng được
nghe những câu hát, lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Thời còn bé, dưới mái
trường Tiểu học và THCS trong các tiết học em thường được nghe cô giáo đọc
câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ; Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên!”. Tuy
nhiên, lúc đó còn nhỏ, em chưa hiểu hết bản chất của của hai câu ca dao trên.
Lên tới THPT, tại trường THPT Thạch Bàn – Hà Nội, chúng em lại được giáo
viên đề cập đến hai câu ca dao này, trong các môn như môn hóa, môn sinh, môn
lý, môn văn. Trong từng môn học giáo viên đều phân tích nét đẹp, bản chất và
tính khoa học của hai câu ca dao. Mặc dù vậy, ở từng môn học giáo viên thường
đề cập tới khía cạnh của bộ môn và giáo viên gợi ý cho chúng em tiếp tục về tim
hiểu thông qua các môn học khác nhau. Đồng thời xuất phát từ thực tiễn trong
cuộc sống, có nhiều vấn đề liên quan tới hai cau ca dao trên như:
- Thế nào là lúa chiêm?
- Sấm, chớp được hình thành như thế nào?
- Mưa giông, sấm chớp có liên quan như thế nào tới sự sinh trưởng, phát
triển của cây lúa nói riêng và thực vật nói chung?
- Vì sao có tiếng sấm cây lúa lại sinh trưởng và phát triển tốt?
- Vì sao khi bón phân đạm cây lại xanh tươi, sinh trưởng và phát triển tốt?
- Bản chất của hai câu ca dao trên là gì?
Tất cả những thắc mắc trên đả thôi thúc em phải tim hiểu rõ ngoạn ngành,
hiểu rõ bản chất, đặc biệt là cơ sỡ thực tiễn của hai câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên!”


Với bài viết: Cơ sở khoa học và ứng dụng thực tiễn của hai câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên!”
Em hướng tới trang bị cho bản thân, bạn bè, người thân và cộng đồng hiểu
rỏ cơ sở khoa học, ứng dụng thực tế và nét đẹp của hai câu ca dao, đồng thời vận
dụng hai câu ca dao trên vào cuộc sống. Cụ thể:
• Về kiến thức:
- Thế nào thế nào là lúa chiêm? Ở Việt Nam có những vụ lúa nào?
- Mối quan hệ giũa mưa giông với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất
của lúa chiêm?
- Mưa, giông, sấm chớp tạo ra phân đạm bằng cách nào?
2


- Phân đạm có ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng, phát triển của
cây lúa nói riêng và cây trồng nói chung?
• Về kỹ năng:
- Biết cách sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm để trồng các loại rau
an toàn cho gia đình sử dụng.
- Biết cách vận dụng linh hoạt các câu tục ngữ, ca dao vào đời sống.
- Trên cơ sở hiểu biết về quá trình hình thành phân đạm từ mưa giông,
sấm chớp em có thể tư vấn cho bố mẹ biết chọn thời vụ gieo trồng lúa và các
loại cây khác để có thể tận dụng được nguồn đạm tự nhiên rất quý giá này.
- Đề xuất biện pháp phòng chống, hạn chế tác hại của sấm sét.
• Về thái độ:
- Khơi dậy niềm đam mê, lòng tự hào và thái độ giữ gìn nét đẹp bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Tuyên truyền mọi người hãy cùng nhau ra sức học tập, nghiên cứu, biết
vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để hiểu được những ý nghĩa thực
tiễn chứa đựng trong những câu ca dao mà ông cha ta đã đúc rút trong thực tiễn

cuộc sống hằng ngày.

3.1. Tiến hành các phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu tài liệu; đọc sách, báo, tìm thông tin trên mạng internet
+ Phỏng vấn; khảo sát; hỏi ý kiến của giáo viên, bố mẹ, ông bà.
3.2. Vận dụng kiến thức liên môn làm căn cứ khoa học để lý giải các vấn đề
nghiên cứu
• Kiến thức môn Văn:
- Tìm hiểu nét đẹp của hai câu ca dao và nguồn gốc của vụ lúa chiêm.
- Kỹ năng đọc lấy thông tin, lập luận, viết bài...
- Kỹ năng thuyết trình.
• Kiến thức môn sử: Tìm hiểu nguồn gốc và tên gọi của lúa chiêm
• Kiến thức môn Vật lý: Giải thích về quá trình tạo ra mây, mưa, sấm sét,
• Kiến thức môn Hóa học: Quá trình hình thành phân đạm từ khí nito tự
do (N2) trong không khí.
• Kiến thức môn Sinh học: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật
• Kiến thức môn Công nghệ 10: Tìm hiểu thời vụ của lúa chiêm, một số
loại phân đạm, ảnh hưởng xấu của các loại phân hóa học trong đó có phân
đạm.
• Kiến thức môn Tin học:
- Kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet;
3


- Các kỹ năng soạn thảo văn bản, vẽ hình ảnh, chụp, chèn hình ảnh...

- Xây dựng dàn ý nội dung bài viết hướng tới các vấn đề thiết thực và có
tính ứng dụng cao.
- Tìm đọc các tài liệu liên quan từ sách báo, mạng Internet để lấy tư liệu
viết bài.

- Vận dụng kiến thức các môn học để giải thích, làm rõ các thông tin liên
quan tới bài viết.
- Tham khảo ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn, người thân...
- Tiến hành viết bài.
- Thuyết trình tuyên truyền
- Gửi đăng bài trên Website của trường.

5.1. Thực hiện viết bài
a. Lúa chiêm là gì?
Theo thông tin từ Khu vực Bắc Bộ nước ta, một năm thường được
chia làm 4 vụ:
- Vụ mùa quan trọng (diện tích trồng nhiều, đủ điều kiện nhiệt độ, nước).
Cấy tháng 6 – 7, gặt tháng 9. Mưa nhiều dễ bị úng, gió bão cũng thường xảy ra.
- Vụ chiêm (lúa chiêm): mùa lạnh, khô thường phải chống hạn. Gặp một
đợt lạnh là mất mùa. Ca dao: Đói thì ăn ráy ăn khoai/ Chớ thấy lúa trổ tháng
Hai mà mừng. Cấy vào tháng 1 Dương lịch đến Tết ta, gặt tháng 5 – 6.
- Lúa Xuân: trong vụ chiêm gieo mạ tháng 10, 11, có thể thêm vụ lúa nữa,
gặt sau chiêm 10, 15 ngày. Gieo mạ tháng Hai, cấy tháng Ba, gặt tháng 5 – 6.
Trồng nhiều ở vùng cao khí hậu khô lạnh.
- Lúa Thu: ngắn ngày, cấy cuối Xuân đầu Hạ, gặt tháng 8 – 9, chân ruộng
thấp, gặt trước khi lụt và đúng lúc giáp hạt.
Vụ lúa chiêm thường được gieo cấy vào cuối năm âm lịch và thu hoạch
vào hè năm sau. Đầu vụ thường gặp rét, từ giữa vụ nóng dần lên và có mưa rào.
Lúa chiêm kỳ làm đòng rất cần các yếu tố dưỡng chất thiên nhiên, trong đó có
chất được tạo nên nhờ tác nhân sấm chớp cơn giông. Vì thế, dân gian có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên!”
Ngày xưa, Bắc bộ chỉ có giống lúa cần nhiều nước nên hàng năm gieo cấy
mỗi một vụ lúa vào mùa mưa nhiều (hè thu), gọi là vụ mùa. Vụ chiêm xuất hiện
khi có giống lúa xuất xứ từ đất Chiêm Thành quen chịu khí hậu khô của Trung

bộ, được đưa ra Bắc gieo cấy vào mùa ít mưa (đông xuân) rất thích hợp. Thành
4


ngữ “Chiêm Nam mùa Bắc” ý là vậy. “Đất tổ” của lúa chiêm - Chiêm Thành
hay còn gọi Chăm Pa, là miền đất chạy dài từ nam đèo Ngang (Quảng Bình) đến
Biên Hòa (Đồng Nai). Đây là một “cựu vương quốc” tồn tại từ thế kỷ 2 đến đầu
thế kỷ 19, chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Ðộ giáo, Phật giáo và văn hóa
Hồi giáo…

Hình ảnh cách đồng lúa chiêm xuân

Tổ tiên người Chiêm đã có một nền văn hóa phát triển rực rỡ là văn hóa
Sa Huỳnh. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10 là thời hoàng kim của vương quốc
Chiêm Thành, thời kỳ mà văn hóa Chăm nở rộ, phong phú nhất. Chính thời kỳ
này đã hình thành nên Thánh địa Mỹ Sơn - một trong những trung tâm đền đài
chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là một di sản văn hóa thế giới
của Việt Nam hôm nay.
Ông bà ta còn có câu:
"Chiêm xong lại đến vụ mùa
Hết mùa rau muống đến mùa cải hoa
Đừng khinh dưa muối, tương cà
Tuy rằng ít bổ, nhưng mà có luôn."
b. Nét đẹp hai câu ca dao qua kiến thức môn Ngữ văn
Chẳng biết từ bao giờ người nông dân đã có một cụm từ "rất duyên" ví về
một giai đoạn phát triển của cây lúa - lúa con gái. Cũng như vậy, nông dân Nam
Bộ ví: “Thân em như chẽn lúa đòng đòng; Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban
mai”. Giai đoạn này vào tháng ba với vụ chiêm xuân sau những trận mưa đầu
mùa cây lúa sung sức nhất, lá rưng rức màu xanh mướt mát, hương ngan ngát
đắm say để bước sang giai đoạn đứng cái làm đòng. Thân lúa mập đẫy đà, non

tơ, lá buông dài xanh mướt tỏa hương ngào ngạt giống như thời con gái dậy thì,
cơ thể nõn nà, tóc xanh mượt ngọt ngào hương chanh, hương bưởi làm mê đắm
5


trai làng. Ai mà không yêu, không quý và nâng niu, hy vọng tràn trề về một mùa
vàng bội thu. Yêu cây lúa như yêu người con gái tuổi dậy thì. Phải chăng người
nông dân yêu đồng ruộng, yêu nghề nông của mình đến thiết tha đắm say.
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu cao dao ngắn gọn mà hàm súc, sử dụng thể thơ lục bát dễ nhớ, dễ
thuộc mang tính “túi khôn dân gian” gửi đến chúng ta. Đó là những kinh
nghiệm của cha ông được đúc kết lại từ kinh nghiệm trong việc trồng cây lúa
nước. Cây lúa gần gũi với người nông dân Việt Nam cũng như bờ tre, khóm
chuối. Bởi vậy mà nó thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa sương
gió, càng hòa quyện nồng nàn thân thương. Hai câu ca dao trên là kinh nghiệm
vô cùng quý báu của ông cha ta, là những kinh nghiệm thực tế những hiểu biết
sâu sắc về thiên nhiên thời tiết, khí hậu. Đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu con
người trong lao động sản xuất, khát vọng chinh phục thiên nhiên. Tổ tiên luôn
có ý thức gìn giữ, lưu truyền những kinh nghiệm quý báu và chúng ta là những
thế hệ nối tiếp, phải biết trân trọng và gìn giữ những thành quả đó.
Thời kỳ lúa đang lấp ló đầu bở được xem là thời kỳ lúa con gái, thì con
gái là cách nhà nông nói về giai đoạn lúa chuẩn bị trổ đòng. Tương tự như con
người, đây là giai đoạn đang tuổi dậy thì, giống như lứa tuổi của chúng em hiện
đang ngồi dưới ghế nhà trường THPT. Nếu được chăm sóc, học hành tử tế chúng
em sẽ có nền kiến thức vững chắc sau này giúp ích được cho đời. Qua câu ca
dao này, em tự nhủ với bản thân phải học tập cho tốt, vâng lời thầy cô, tự trang
bị kiến thức, nâng cao kỹ năng, tính sáng tạo trong học tập…

Hình ảnh cánh đồng lúa thời kỳ con gái

c. Vận dụng kiến thức môn Vật lý tìm hiểu về quá trình tạo thành mưa
6


Như chúng ta đã biết, khí hậu là kết quả sự phức hợp của các yếu tố nhiệt,
độ ẩm, sự chuyển động của các luồng không khí. Khí hậu thay đổi từng giờ,
từng ngày, từng mùa và thậm chí từng năm. Yếu tố quan trọng nhất gây ra khí
hậu là nhiệt độ cao, thấp của không khí. Nhiệt vừa làm bốc hơi nước – do đó
trong khí quyển tăng độ ẩm - vừa gây ra gió đưa độ ẩm đi nơi khác. Độ ẩm kết
hợp với nhiệt độ tạo ra nhiều trạng thái khí hậu. “Mây” là một trạng thái của khí
hậu. Mây là do hơi nước từ mặt đất bay lên, kết tụ lại. Khi mây - tức là hơi nước
kết tụ thành hạt nước lớn và nặng đến mức luồng không khí không còn sức để
giữ chúng trên không nữa thì chúng sẽ rớt xuống và tạo thành mưa. Nếu hơi
nước bay qua một luồng khí lạnh - dưới điểm nước đóng băng thì hơi nước đó sẽ
rớt xuống thành tuyết, thành nước đá gọi là mưa đá.
d. Vận dụng kiến thức môn Vật lý giải thích quá trình tạo thành tiếng
“sấm”, “sét” trong cơn mưa giông
Khởi đầu bằng chu trình nước:

Chu sinh Sinh – Địa- Hóa của nước
Nước sẽ bốc hơi khi nhận được nhiệt từ ánh sáng Mặt trời, bay lên cao,
gặp lạnh, ngưng tụ lại thành hàng triệu giọt nước nhỏ, lúc đó ta sẽ nhìn thấy mây
trên bầu trời. Quá trình bay hơi và ngưng tụ xảy ra liên tục, hơi nước và những
giọt nước nhỏ ở các đám mây sẽ tương tác với nhau, cộng thêm hiện tượng đông
lạnh, sẽ làm hình thành sự chênh lệch điện tích: điện tích dương ở phần trên đám
mây, còn điện tích âm ở phần dưới. Sự hình thành hai khu vực điện tích trái dấu
cũng đồng thời sinh ra điện trường. Sự chênh lệch điện tích càng lớn, điện
trường càng mạnh. Điện trường mạnh, đến một mức nào đó (khoảng 3.10 6V/m),
sẽ hình thành một tia lửa điện làm không khí xung quanh bị ion hoá, và gây ra
7



sự phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu tạo ra sét. Hiệu điện thế gây
ra sét có thể đạt tới 108 – 109V và cường độ dòng điện trong sét có thể đạt tới 10
000 – 50 000A. Sự phát tia lửa điện của sét làm áp suất không khí tăng đột ngột,
gây ra tiếng nổ, gọi là tiếng “sấm” (phóng điện giữa hai đám mây).
Đồng thời trong lúc đó, bề mặt Trái đất sẽ chịu ảnh hưởng của điện trường
âm phía dưới các đám mây, và các vật thể trên Trái đất (bao gồm cả con người)
sẽ mất electron và tích điện dương mạnh. Không khí xung quanh tia sét sẽ bị đốt
nóng mạnh, giãn ra đột ngột và kéo theo đó là tiếng “sét” nổ ngay sau đó.

Hình ảnh sấm sét trong cơn giông

Mưa giông có vai trò rất lớn đối với sự sống trên trái đất, Tuy nhiên, trong
cơn giông bảo thường kèm theo sét, sấm, chớp. Vào mùa mưa giông hàng năm
thường có nhiều người bị sét đánh chết hoặc gây ra thương tích. Do đó, chúng ta
những học sinh thường xuyên phải đi học tới trường khi gặp cơn giông có sấm
sét cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng để phòng chống sét đánh. Cụ thể
chúng ta phải thực hiện tốt hai ghi nhớ sau:
Ghi nhớ không nên làm:
Đứng gần vật cao, gần nước, gần cây, gần xe cộ, gần nhà, tại các nơi cánh
đồng trống trải, anten, cột cao, gần những đường dây dẫn.
Ghi nhớ nên làm:
 Nhìn dấu hiệu báo dông (mây đen, gió lạnh...),
 Nghe dự báo thời tiết khi có ý định đi ra ngoài.
 Hạ thấp vị trí để hai chân chụm. Không nằm trên đất.
 Khi đi vào nhà lớn hay vào xe cộ có mái kim loại, nhớ là không được
động tay lên vỏ kim loại.
 Biết trước nơi an toàn gần nhất và thời gian đi tới đó.
8



e. Vận dụng kiến thức môn Hóa học giải thích quá trình tạo ra lượng phân
đạm trong cơn mưa giông
Nitơ trong khí quyển tồn tại dưới dạng khí N 2 chiếm khoảng 79% thể tích
khong khí. Mặc dù lúa nói riêng, thực vật nói chung “Tắm mình trong biển
nitơ” nhưng chúng không có khả năng đồng hóa trực tiếp được. Do nitơ trong
không khí tồn tại dạng Nitơ phân tử có liên kết 3 bền vững, nên rễ cây không
hấp thụ được. Để sử dụng được nguồn nitơ vô cùng phong phú này phải diễn ra
quá trình cố định N2 trong không khí nhờ vi sinh vật sống cộng sinh hoặc sống
tự do hoặc có thể được thực hiện nhờ con đường vật lý và hóa học.
Với đề tài này em chỉ xét quá trình cố định N 2 bằng con đường vật lý và
hóa học, con đường này chỉ xảy ra khí có sấm sét và mưa rào:
Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20% ôxi. Nitơ trong không
khí tồn tại dạng Nitơ phân tử có liên kết 3 bền vững, nên rễ cây không hấp thụ
được. Tuy nhiên, nhờ vào sấm sét (tia lửa điện), một lượng N 2 trong không khí
chuyển hóa theo sơ đồ của phản ứng sau:
N2 + O2 → 2NO
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
HNO3  H+ + NO3HNO3 rơi xuống đất tác dụng với các muối cacbonat có trong đất tạo ra
muối nitrat (chứa ion NO-3) giúp cây hấp thụ để phát triển và sinh trưởng .
f. Vận dụng kiến thức môn Công nghệ 10 tìm hiểu các loại phân đạm
- Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ (phân bón hóa
học) cung cấp đạm cho cây. Thành phần chính của đạm là nitơ, phân đạm được
chủ yếu được tổng hợp bằng con đường hóa học trong phòng thí nghiệm.
- Hiện nay phân đạm gồm nhiều loại khác nhau: Phân Urê CO(NH4)2;
Phân amôn nitrat (NH4NO3); Phân sunphat đạm (NH4)2SO4; Phân đạm Clorua
(NH4Cl); Phân Xianamit canxi; Phân phôtphat đạm (còn gọi là phốt phát amôn):
Qua phân tích trên có thể thấy rằng, phân amôn nitrat (NH4NO3) chủ yếu

được tổng hợp nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, khi có mưa giông
sấm chớp thì, do sự phóng điện trong các cơn giông mà từ N 2 có thể hình thành
dạng NO-3, dạng này cung cấp lượng đạm 3 – 5 kg/ha.
g. Vận dụng kiến thức môn Sinh học tìm hiểu về sự phát triển của cây lúa
và vai trò của phân đạm đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa
• Quá trình phát triển của cây lúa
Sơ đồ phát triển cảu cây lúa như sau:

9


Ngâm ủ hạt giống

Chín

Trổ bông

Gieo mạ

Làm đòng
(Lúa đứng cái)

Cây lúa

đẻ nhánh
(Lúa thời con gái)

- Nếu tính theo thời kì sinh trưởng thì cây lúa có ba thời kì sinh trưởng chính:
+ Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng: từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào
giai đoạn phân hóa hoa lúa. (tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số

nhánh tối đa).
+ Thời kì sinh trưởng sinh thực: từ khi bắt đầu phân hóa hoa lúa đến khi lúa trỗ
bông và thụ tinh.
+ Thời kì chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào thời kì chín, kết thức thời kì
này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.
- Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng:
1. Giai đoạn trương hạt.
6. Giai đoạn trỗ bông.
2. Giai đoạn hạt nẩy mầm.
7. Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thu tinh.
3. Giai đoạn đẻ nhánh.
8. Giai đoạn hạt chín sữa.
4. Giai đoạn phát triển lóng thân.
9. Giai đoạn hạt chín sáp.
5. Giai đoạn phân hóa hoa.
10. Giai đoạn hạt chín hoàn toàn.
• Vai trò của phân đạm đối với sự phát triển và sinh trưởng của cây lúa
* Chu trình của nitơ:

10


Qua chu trình trên em có thể tóm tắt quá trình tồn tại và biến đổi của nitơ
như sau:
- Cây xanh có thể hấp thụ trực tiếp hai dạng NO3-, NH4+
- Tuy rễ cây lúa có thể hấp thụ được cả hai dạng NO 3-, NH4+ nhưng khi
vào trong có thể, tại mô lúa chỉ đồng hóa được dạng NH4+ (NH4+ được sử dụng
để tổng hợp các axit amin)
• Vai trò của nitơ:
Cây hút đạm chủ yếu ở dạng NH4+ và NO3-. Đạm là thành phần quan trọng

trong các chất hữu cơ rất cơ bản và cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của
cây như các chất diệp lục, nguyên sinh chất, axit nucleic (AND và ARN), các
loại men, các chất điều hòa sinh trưởng. Đạm quyết định sự phát triển của các
mô tế bào sống của cây. Bón đủ đạm cây sinh trưởng nhanh, ra nhiều chồi, lá và
cành, hoa quả nhiều và lớn, tích lũy được nhiều chất nên cho năng suất cao và
chất lượng tốt
2. Thực hiện thảo luận phổ biến nội dung sau khi viết bài:
• Tổ chức thảo luận, tuyên truyền phổ biến nội dung bài viết
- Hình thức: Tuyên truyền tại lớp học vào các buổi sinh hoạt lớp`
- Nội dung:

11


- Thành phần gồm: Toàn thể học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
hướng dẫn.

Ảnh hai tác giả đang tổ chức thảo luận tại lớp 11A1
12


• Đăng tải nội dung bài viết trên Website của trường THPT Thạch Bàn:

13


Việc giải quyết tình huống trong đề tài có ý nghĩa quan trong đó là:
- Chúng em hiểu được rằng, trong sản xuất nếu biết chọn đúng thời vụ gieo
trồng có thể tận dụng được nguồn phân đạm tự nhiên qua đó có thể tiết kiệm chi
phí trong sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng.

- Chúng em cũng biết cách hạn chế được những ảnh hưởng xấu của Nitơ
đến môi trường, từ đó chúng em cần nâng cao hơn nữa trong việc bảo vệ môi
trường, đồng thời tuyên truyền cho bạn bè, người thân cùng thực hiện tốt vấn đề
bảo vệ môi trường.
- Qua nghiên cứu về quá trình hình thành sấm sét chúng em có biện pháp
bảo vệ bản thân và tuyên truyền cho người thân thực hiện tốt những biện pháp
phòng chống sét nhằm hạn chế tác hại do sét gây ra.
- Qua bài viết chúng em hiểu được vai trò của phân đạm đối với sự sinh
trưởng và phát triển của cây lúa nói riêng và thực vật nói chung, hơn nữa là
chúng em đã hiểu sâu sắc về bản chất của câu ca dao, thấy được sự tài tình của
ông bà khi biết đúc kết những kinh nghiệm trong cuộc sống thành những câu tục
ngữ, ca dao tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ cơ sở khoa học.
- Qua hai câu ca dao trên chúng em muốn gửi đến cho mọi người một
thông điệp đó là: chúng ta, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chinh
phục thiên nhiên phục vụ lợi ích con người. Tuy nhiên, bên cạch đó chúng ta hãy
tôn trọng những quy luật của tự nhiên, phải gần gũi và bảo vệ thiên nhiên, phải
để cho “tiếng sấm”, “tiếng sét” diễn theo đúng quay luật của nó, để cho những
cơn “mưa rào” mang đến những mùa vàng bội thu, để Trái Đất “ngôi nhà
chung của nhân loại” - một hành tinh xanh luôn mãi mãi xanh tươi!
Lời kết: Qua việc thực hiện đề tài chúng em cảm thấy yêu hơn các môn
học, chúng em hiểu rằng nếu vận dụng phối hợp các môn học để giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn không chỉ giúp chúng em hiểu sâu về kiến thức mà còn
thấy những kiến thức mình học được thật sự có ý nghĩa. Qua đây chúng em xin
bầy tỏ lòng biết ơn tới ban tổ chức cuộc thi đã tạo cho chúng em một sân chơi bổ
ích và đầy ý ngĩa.

14




×