Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề thi HSG môn Ngữ văn 9 cấp huyện có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.86 KB, 28 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA

Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi):
..................................................................

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)

ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ

Chữ ký xác nhận của giám
khảo
Giám khảo số 1
Giám khảo số 2

Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này.
Câu 1 (3 điểm) Khổ thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng
của biện pháp tu từ đó.
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc
(Mầm non - Võ Quảng)
Câu 2 (7 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp từ câu chuyện sau:
Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén hở ra một


cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi
nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả.
Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn
ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh
của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn
để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn
với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được.
Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm
phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển
vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.
(Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123)
Câu 3 (10 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong
hai tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 - tập 1).
Từ đó, em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?
Hết
Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA

Câu

1
3 điểm

2
7 điểm


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN

Nội dung
* Khổ thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa, thể hiện qua các từ vốn được
dùng chỉ hành động của người để chỉ vật: nghe thấy, vội, đứng dậy, khoác áo.
* Tác dụng:
- Biện pháp nhân hóa giúp ta cảm nhận hình ảnh mầm non lớn lên chân
thực và sinh động.
- Mầm non như một con người, nó biết lắng nghe những rung động của
cuộc sống vui tươi. Nó mang trong mình sức sống căng tràn. Nó lớn lên
yêu đời, lạc quan, đường hoàng (nó đứng dậy giữa trời).
- Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng rất gần với vẻ đẹp tâm hồn thiếu nhi. Có
lẽ vì thế mà đoạn thơ đã khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và lòng mến
yêu cuộc sống của các “mầm non đất nước”.
* Yêu cầu kỹ năng:

Điểm
1
0,5
1
0,5

Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể

hiện những suy nghĩ chân thành làm nổi bật trọng tâm vấn đề.
a. Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện.
b. Thân bài:

0,5
6

Phân tích:
Câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
- Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho
con người tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự
hoàn thiện mình (ý chính).

1

- Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra
những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ).

0,5

Bàn luận:
* Tại sao những khó khăn thử thách trong cuộc sống là những
cơ hội cho con người vươn lên?
- Khó khăn thử thách buộc con người phải phấn đấu không ngừng;

1


khó khăn thử thách rèn cho con người bản lĩnh,ý chí; khó khăn nhiều khi

là động lực khích lệ một con người hành động... Khi vượt qua thử thách,
con người sẽ trưởng thành hơn (dẫn chứng).
- Nêu không có khó khăn thử thách, con người sẽ ỷ lại, không có
môi trường để rèn luyện, phấn đấu, không có động lực để vươn lên...
(dẫn chứng).

1

* Tại sao lòng tốt không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể
gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng?
- Lòng tốt rất cần trong cuộc sống…
- Nhưng lòng tốt phải thể hiện đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc, hợp
hoàn cảnh thì mới có tác dụng… (dẫn chứng).

0,5
0,5

Bài học nhận thức và hành động:
- Mối quan hệ giữa khó khăn và sự trợ giúp…
- Liên hệ bản thân.

0,5
1

c. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.
3
10 điểm

0,5


* Yêu cầu kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở bài:
- Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đều là những nhà thơ trực tiếp tham
gia kháng chiến nên những sáng tác của các anh về người lính đều rất chân
thực tiêu biểu là bài “Đồng chí” và “về Bài thơ tiểu đội xe không kính”
- Hình ảnh anh bộ đội trong hai tác phẩm có những điểm chung
song họ cũng có những nét riêng.
- Ở mỗi bài thơ, dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà thơ được
thể hiện rất sâu đậm.
2. Thân bài:

1
0,5

0,25
0,25
8

a. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ qua hai tác phẩm:
* Điểm chung:
- Đó là những con người mộc mạc, bình dị, chân chất, đời thường
từ cách cảm, cách nghĩ song ở họ toát lên những phẩm chất cao đẹp: Tình
đồng chí, đồng đội keo sơn, tinh thần lạc quan, lòng quả cảm, đức hy
sinh và lòng yêu nước nồng nàn.
- Họ mang trong mình những phẩm chất chung của anh bộ đội cụ Hồ
qua các thời kỳ: bình dị mà vĩ đại; sống có lý tưởng; cái cao cả vĩ đại


1

1


được bắt nguồn từ những gì bình dị nhất.
* Nét riêng:
- Người lính trong "Đồng chí"
+ Đậm chất mộc mạc, bình dị, chất phác, ra đi từ những luống cày,
thửa ruộng; từ những miền quê nghèo khó ...(dẫn chứng).
+ Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, những người nông dân
mặc áo lính vượt lên những gian khổ, thiếu thốn; khám phá một tình cảm
mới mẻ, đáng trân trọng: Tình đồng chí (dẫn chứng).
Vẻ đẹp của người lính bước lên từ đồng ruộng tiêu biểu cho vẻ đẹp
của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
+ Đậm chất ngang tàng, ngạo nghễ; tâm hồn phóng khoáng, trẻ
trung, tinh nghịch, yêu đời; của người lính lái xe trên tuyến đường
Trường Sơn khói lửa (dẫn chứng).
+ Sự hoà quyện giữa phong thái người nghệ sỹ và tinh thần người
chiến sỹ (dẫn chứng).
- Nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá
của các nhà thơ về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành
của người lính đi qua hai cuộc trường chinh và là sự lớn lên về tầm vóc
dân tộc được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh.
b. Dấu ấn sáng tạo của mỗi nhà thơ:
* Chính Hữu với bài "Đồng chí"
- Ngôn từ: Mộc mạc, bình dị, quen thuộc, không phải thô sơ mà
được tinh lọc từ lời ăn tiếng nói dân gian (dẫn chứng).

- Hình ảnh: Đậm chất hiện thực nhưng giàu sức biểu cảm, hàm súc
cô đọng (dẫn chứng).
- Giọng điệu: Tâm tình, thủ thỉ, thấm thía, sâu lắng.
- Phong cách thiên về khai thác nội tâm, tình cảm.
* Phạm Tiến Duật với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
- Ngôn từ: Giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn mang đậm
phong cách của người lính lái xe (dẫn chứng).
- Hình ảnh: Chân thực nhưng độc đáo, giàu chất thơ (dẫn chứng).
- Giọng điệu: Lạ, ngang tàng, tinh nghịch, dí dỏm, vui tươi. Những
câu thơ như câu văn xuôi, như lời đối thoại thông thường.
- Phong cách: khai thác hiện thực, khai thác chất thơ từ sự khốc liệt
của chiến tranh.
3. Kết bài
- Vẻ đẹp và giá trị trường tồn của hai tác phẩm.
- Suy nghĩ về lớp trẻ hôm nay.

1
0,5
0,5
1
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
1
0,5
0,5


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA
*

Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi):
..................................................................

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề này có 01 trang)

ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Ghi bằng số

Ghi bằng chữ

Chữ ký xác nhận của giám khảo
Giám khảo số 1

Giám khảo số 2


Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này.
Câu 1: (3 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong
đoạn văn sau:
“Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây
thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc
dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng lại nhô cái đầu
màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại
từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả
vào gầm xe”.
(Trích “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1)
Câu 2: (7 điểm) Suy nghĩ của em về ý kiến sau:
“Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với
bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại
thảm hại nhất”.
(Trích “Lời cỏ cây”- Bàn về thân phận con người trong cuộc đời” Márai Sándor)
Câu 3: (10 điểm) Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn
chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình
cảm ta sẵn có”.
(Trích “Ý nghĩa văn chương” - SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo
dục, trang 61)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hãy làm sáng
tỏ ý kiến trên.
( Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm ).


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HOÁ
*****

Câu


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Nội dung

* Biện pháp tu từ:
+ Nói quá (ngoa dụ, phóng đại): Nắng đốt cháy rừng cây.
+ Nhân hóa: Nắng...len...đốt. Những cây thông...rung tít...những ngón tay
bằng bạc dưới cái nhìn bao che...nhô cái đầu màu hoa cà... Mây bị nắng xua
đi, cuộn tròn...lăn...rơi...luồn...
1
(3 đ) * Tác dụng:
+ Biện pháp nói quá nhằm diễn tả sức lan tỏa mạnh mẽ, sự huyền ảo của nắng
Sa Pa.
+ Biện pháp nhân hóa làm cho cảnh vật (nắng, cây, mây) hiện ra tinh nghịch,
sống động, hấp dẫn.
=> Nhà văn sử dụng các biện pháp tu từ nhằm gợi trước mắt người đọc bức
tranh thiên nhiên miền Tây Bắc Tổ quốc không hề hoang vu mà hết sức sống
động, giàu chất thơ. Cảnh đẹp kì lạ khơi gợi ở người đọc khát khao được đặt
chân đến vùng đất thơ mộng ấy.
2
I. Yêu cầu về hình thức:
(7)
- Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ, lập luận rõ ràng,
lời văn trong sáng, có khả năng sáng tạo, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.
II. Yêu cầu về nội dung:

* Cần đảm bảo những nội dung sau:
1. Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Quan điểm rèn luyện phẩm chất, ý chí
của con người.
- Dẫn câu nói: “Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần
nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất
bại thảm hại nhất”.
(Trích “Lời cỏ cây”- Bàn về thân phận con người trong cuộc đời”Márai Sándor)
2. Thân bài: (4 điểm)
a. Giải thích nội dung câu nói: (2 điểm)
- “Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần”: Thất bại trong
cuộc sống là điều khó có thể tránh khỏi vì nhiều trở ngại khách quan, chủ
quan.
- “Nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là
sự thất bại thảm hại nhất”: Bản thân mỗi người khi gặp thất bại phải biết chấp
nhận, rút kinh nghiệm, có ý chí nghị lực vượt lên sau mỗi lần thất bại.
b. Bàn luận mở rộng vấn đề: (3 điểm)

Điểm

0,5
0,5

0,5
0,5
1

0,75
0,25


1
1


3
(10)

- Câu nói đúng, thể hiện bản lĩnh, ý chí, nghị lực của con người trước
cuộc đời.

0,5

- Phê phán thái độ sống yếu mềm của những người thiếu ý chí, nghị lục,
khi gặp thất bại thì buông xuôi, đầu hàng. Đó là sự thất bại thảm hại nhất - thất
bại với chính bản thân mình.
(Dẫn chứng, phân tích).
- Khẳng định, đồng tình với những người chủ động trong cuộc sống, ngay
cả khi gặp thất bại vẫn tỉnh táo tìm ra nguyên nhân, có biện pháp tháo gỡ... để
thành công trong cuộc sống.
(Dẫn chứng, phân tích)
3. Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định giá trị của câu nói.
- Liên hệ tác động của câu nói với bản thân.

1,5

Câu 3:
I. Yêu cầu chung
- Học sinh làm được bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học có gắn với
một nhận định.

- Trình bày bố cục rõ ràng, khoa học; diễn đạt mạch lạc
II. Yêu cầu cụ thể
1. Giới thiệu khái quát: Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung
chính của bài thơ Bếp lửa: Bài thơ thể hiện tình bà cháu thiêng liêng, sâu
nặng.
2. Giải thích, chứng minh:
2.1. Tổng quát:
a. Giải thích nhận định: Nhận định có hai nội dung quan trọng:
- Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không
có”, tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi dậy những
tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm.
- Ông còn khẳng định: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”,
tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi
người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững.
- Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: Khái quát quy luật
sáng tạo và tiếp nhận văn chương: đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của
tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục và thẩm mỹ của văn
chương đối với con người.
b. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa (có thể nêu nội dung chính của
bài thơ nếu chưa nêu ở phần Giới thiệu khái quát)
c. Khẳng định: Bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình cảm gia đình (tình bà
cháu thiêng liêng, sâu nặng), tình yêu thương con người, tình yêu quê hương,
đất nước của mỗi người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định của Hoài
Thanh.

1

0,5
0,5


0,5

0,5

0,5
0,25

0,25
0,75


2.2. Chứng minh:
a. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho
mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên
bếp lửa - qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình:
- Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và từ hình ảnh bà.
- Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: kỷ niệm những năm đói khổ;
kỷ niệm tám năm sống bên bà; kỷ niệm những năm giặc dã, chiến tranh. Trong
dòng hồi tưởng đó luôn có hình ảnh bà tần tảo, hi sinh, yêu thương cháu, có
tình bà ấm áp.
- Hồi tưởng về bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng cho
tình bà ấm áp, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà.
b. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho
mỗi người đọc qua những suy ngẫm, tâm nguyện của cháu ở hiện tại về bà,
về tình bà và về bếp lửa - qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình:
- Cháu khôn lớn, trưởng thành thấm thía: Cuộc đời bà vất vả, gian khổ; con
người bà tần tảo, chịu thương chịu khó; công lao của bà mênh mông, sâu nặng.
- Cháu tâm nguyện: luôn yêu mến, nhớ bà, biết ơn bà.
- Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp lửa
bình dị mà thiêng liêng; bếp lửa là biểu tượng cho tình bà cháu, biểu tượng của

gia đình, quê hương.
c. Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự đồng
cảm của người đọc với bài thơ.
- Với hình tượng bếp lửa và hình tượng người bà, bài thơ Bếp lửa đã khơi dậy
trong lòng mỗi người đọc tình cảm bà cháu đẹp đẽ, tình cảm gia đình thiêng
liêng. Tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả đã làm sâu sắc, đẹp đẽ, bền
vững thêm tình cảm gia đình trong mỗi người đọc. Điều đó chứng minh nhận
định của Hoài Thanh là đúng đắn.
- Bài thơ nhận được sự đồng cảm của bạn đọc, bạn đọc tìm được sự đồng điệu
tâm hồn với tác giả. Bài thơ là một minh chứng cho quy luật sáng tạo và tiếp
nhận văn chương, minh chứng cho vai trò quan trọng và chức năng của văn
chương, đặc biệt là chức năng giáo dục và thẩm mỹ.
2.3. Đánh giá, mở rộng:
a. Đánh giá:
- Bài thơ Bếp lửa với hình tượng thơ độc đáo, ngôn từ biểu cảm, bình dị mà
sâu sắc, sử dụng hồi tưởng và hiện tại trong mạch cảm xúc, sử dụng nhiều biện
pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện xúc động tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp,
tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước trong sáng, đẹp đẽ.
- Bài thơ đã làm sáng tỏ những quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương;
minh chứng cho những tác dụng to lớn của văn chương: văn chương làm đẹp
thêm tình người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
b. Mở rộng: Liên hệ đến các tác phẩm ngợi ca tình cảm gia đình: Tiếng gà
trưa (Xuân Quỳnh), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)...; liên hệ nhận

2

2

2


0,5

0,25


thức và hành động của bản thân.
3. Kết luận vấn đề
Trình bày những suy nghĩ riêng của cá nhân.

0,5


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA
*

Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi):
..................................................................

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề này có 01 trang)

ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ

Chữ ký xác nhận của giám

khảo
Giám khảo số 1
Giám khảo số 2

(Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này).
Câu 1 (4,0 điểm): Chỉ rõ và phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ từ
vựng trong các câu văn sau:
a) “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở
trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang
đãng.”
b) “Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi
ngừng đập.”
( Tôi đi học - Thanh
Tịnh)
Câu 2 (4,0 điểm): Suy nghĩ của em về ý kiến sau (bài viết không quá 02
trang giấy thi):
“Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và
nở những chùm hoa thật đẹp”.
Câu 3 (12,0 điểm):
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm
vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số
máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu
sống thật hạnh phúc”.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn
Thành Long)
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức
ra đi trong tiếng hát. Họ đã“Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế
trận lưới vây giăng”.
(Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận)



Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động
ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho
Tổ quốc.
Dựa vào hai tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
và “Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận, hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của
người lao động mới?
--------------- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm---------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
CHIÊM HÓA
***

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP
HUYỆN
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN THI: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang)

A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí
sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử
dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết
có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những
yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu

Nội dung kiến thức cần đạt

1
(4,0đ)

* Chỉ ra phép tu từ từ vựng có trong câu văn:
a) Câu a:
- So sánh: những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
- Nhân hóa: mấy cành hoa tươi mỉm cười
- Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, đáng nâng niu
của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa
tươi nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi
đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu. Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi
trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mới, vẹn nguyên.
- Phép nhân hoá mỉm cười
- Tác dụng: diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực
và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những
cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' với bao
tràn ngập hy vọng về tương lai.

Thang
điểm

0,25đ
0,25

1.0đ

0,25
0,75đ


- Qua phép tu từ so sánh và nhân hóa thấy kỉ niệm thật sâu nặng
của nhà văn Thanh Tịnh trong ngày đầu đi học.
b) Câu b:
- Nói quá: quả tim ngừng đập.
- Tác dụng: Nhấn mạnh cảm giác quá hồi hộp của nhân vật tôi,
góp phần diễn tả những kỉ niệm khó quên của nhân vật tôi trong
ngày đầu tiên tới trường.

2
(4,0đ)

1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của
đề. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn
chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi câu.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
các ý cơ bản sau:
* Nêu vấn đề cần nghị luận.
* Giải thích
- vùng sỏi đá khô cằn: nơi khó có sự sống của cây cối, chỉ sự
khắc nghiệt của môi trường sống.
- có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp:
sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp.
=> Là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên có ý nghĩa chỉ
sức chịu đựng, sức sống kỳ diệu, ý chí nghị lực, bản lĩnh vươn lên

trong cuộc sống của con người.
* Bàn luận
- Thực tế cuộc sống vùng đất khô cằn có thể là hoàn cảnh khó
khăn, những gian nan vất vả, khắc nghiệt của cuộc sống.....
+ Hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sống, phát triển nhân
cách, tài năng.
+ Môi trường để tôi luyện, giúp con người vững vàng trong cuộc
sống.
- Trước hoàn cảnh ấy, có những con người:
+ Với những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi đã
tạo được thành công; dâng hiến cho đời những gì cao đẹp, ý
nghĩa.
+ Chán nản, bi quan, buông xuôi bất lực dẫn đến thất bại trong
cuộc sống.
* Bài học nhận thức, hành động
Con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn vươn lên chiến
thắng hoàn cảnh là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động
viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó
khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ đó học sinh liên
hệ với bản thân...

0,5
0,25
0,75

0,5đ

3,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ
0,5đ

0,5đ

0,5đ
0,5đ


*Yêu cầu về kĩ năng trình bày: Đúng kiểu bài nghị luận văn
học, có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic,
chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, sai không
3
quá ba lỗi chính tả và không mắc lỗi dùng từ cơ bản
(12,0đ) * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách
khác nhau song cần đảm bảo những ý sau:
1. Mở bài:
Nêu đúng vấn đề và giới hạn - vẻ đẹp của người lao động mới
trong hai tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và
“Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
2. Thân bài:
*Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác.
- Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta
bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng CNXH. Một không khí
phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước dấy lên khắp
mọi nơi.
- “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận (1958), “Lặng lẽ Sa
Pa” - Nguyễn Thành Long (1970) đều là kết quả của những

chuyến đi thực tế mà các tác giả sống trực tiếp cùng với những
con người lao động. Hình tượng người lao động đã được khắc
họa rõ nét trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi lớp người, mọi
lứa tuổi, với những nghề nghiệp khác nhau, làm việc ở những
vùng khác nhau nhưng đều có chung những phẩm chất cao
đẹp.
Luận điểm 1: Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian
khó, thử thách.
- Người ngư dân trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra
khơi khi thiên nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá
trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm.
- Những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la
và trở thành hình ảnh sáng đẹp.
- Trong “Lặng lẽ SaPa”: Anh thanh niên làm công tác khí
tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình,
xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy
móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc. Công
việc của anh là “đo gió, đo mưa..dự báo thời tiết”.
- Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh
đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” dù
mưa tuyết, gió rét thế nào thì vẫn phải trở dậy làm việc.
Luận điểm 2: Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng
những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết
sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc.
- Những người ngư dân là những con người lao động tập
thể. Họ hăm hở:
“Ra đậu dặm xa dò bụng biển

1,0đ


11,0đ
1,0đ
9,0 đ
1,0đ
0.5đ

0,5đ

2,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

0,5đ
2,0đ
1.0đ


Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát.
- Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về
công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “
phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh
vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó (qua lời anh nói với
ông họa sĩ).
Luận điểm 3: Đó còn là những con người sống có lí tưởng và
tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong
công việc lao động đầy gian khổ.
- Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã
thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trở về đều

trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin
tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì một
ngày mai “huy hoàng”.
- Lí tưởng sống của anh là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ
suy nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt
lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công
việc thầm lặng.
- Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh
niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ
cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng
chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy
niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến.
*Đánh giá:
- Người lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành
phần, lứa tuối, nghề nhiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là
những người nhiệt tình, say mê công việc, sống có lí tưởng.
- Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động mới, con
người trưởng thành trong công cuộc xây dưng CNXH ở miền
Bắc.
3. Kết bài.
Khẳng định thành công của các tác giả trong việc khắc họa
hình ảnh người lao động và nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ mở
rộng./.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1,0đ

3,0đ


1,0đ

1,0đ

1,0đ

1,0đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN


CHIÊM HÓA

LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2017-2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi):
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
..................................................................
(Đề này có 01 trang)
ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Chữ ký xác nhận của giám khảo
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ
Giám khảo số 1
Giám khảo số 2

(Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này).


Câu 1 (3điểm): Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ có
trong đoạn thơ sau:
“Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo vết các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn”
(Tố Hữu)
Câu 2 (7điểm): “Trên mảnh đất khô cằn vẫn có những bông hoa thật
đẹp”
Trình bày cảm nhận của em về hiện tượng trên trong một bài viết
(khoảng 02 trang giấy thi).
Câu 3 (10 điểm): Sự khám phá và cách thể hiện hình ảnh ánh trăng trong các
tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Đồng chí (Chính Hữu), Ánh trăng
(Nguyễn Duy).
Hết
Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2017-2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

Câu


Nội dung

Điểm

1
3điểm

- Xác định được biện pháp tu từ: Hoán dụ
+ Những trái tim: chỉ những con người
+ Hồn Trần Phú vô danh: biểu thị các liệt sĩ cách mạng của Đảng và dân tộc.
+ Sóng xanh và cây xanh: Là những bộ phận của biển, của núi ngàn, đất
nước, biểu thị sự trường tồn bất diệt.
- Phân tích giá trị biểu đạt:
+ Qua hình ảnh hoán dụ Tố Hữu đã ca ngợi tình yêu nước, lòng trung
thành với lí tưởng cộng sản của các chiến sĩ cách mạng.
+ Nhà thơ khẳng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ như
Trần Phú đời đời bất tử trường tồn với đất nước thân yêu.

0,5
0,25
0,25
0,5

2
7 điểm

I. Yêu cầu về hình thức:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ, lập luận rõ ràng, lời
văn trong sáng, có khả năng sáng tạo, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.

II. Yêu cầu về nội dung:
HS có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau miễn là thể hiện những vấn đề sau:
- Thiên nhiên tồn tại với bao điều kì lạ, gợi tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp mà
ẩn chứa những bài học mang giá trị nhân sinh sâu sắc.
- Hình ảnh cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp giữa
một vùng sỏi đá khô cằn gợi nhiều suy nghĩ:
+ Gợi nhiều điều về nghị lực trong cuộc sống của bản thân, của những
người xung quanh.
+ Sự đối lập của hai hình ảnh: sỏi đá khô cằn và những chùm hoa thật đẹp
dễ đưa con người đến những suy nghĩ thánh thiện. Sỏi đá khô cằn tượng
trưng cho những gì thô cứng, khô cằn trong tự nhiên, gợi môi trường sống
khắc nghiệt, đầy khó khăn, thử thách. Những bông hoa dại bình dị, mộc
mạc khẳng định cái đẹp, sức sống của loài hoa dân dã vượt sỏi đá khô cằn

0,75

0,75

0,5

0,5

1


để tồn tại và làm đẹp cho đời. Nếu không có sức sống, không góp nhặt
từng giọt nhựa sống của đất trời thì loài hoa dại kia đã không thể tồn tại.
Hiện tượng tự nhiên này mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
+ Trong cuộc sống, “vùng sỏi đá khô cằn” là hình ảnh của hoàn cảnh sống
khắc nghiệt, bao gồm cả hoàn cảnh sống bên ngoài và cả những khó khăn

trong chính mỗi con người buộc con người phải có nghị lực phi thường,
có bản lĩnh để vượt qua. Hình ảnh cây hoa dại nở hoa cũng là hình ảnh
những con người sống trong thử thách đầy bản lĩnh với sức sống mãnh
liệt, sống cống hiến cho đời.
- Có thể minh họa bằng những tấm gương sống bằng nghị lực là những
bông hoa đẹp mọc lên từ mảnh đất sỏi đá khô cằn (dẫn chứng).
- Hiện tượng tự nhiên này cũng có ý nghĩa khẳng định: hoàn cảnh tuy có
tác dụng chi phối con người nhưng con người vẫn có thể tác động lại hoàn
cảnh, làm thay đổi hoàn cảnh, biến đổi nó theo chiều hướng tốt đẹp.
- Bài học cho lớp trẻ sống trong môi trường sống thuận lợi: phải tự đặt
mình vào hoàn cảnh sống không thuận lợi để rèn luyện nghị lực, bản lĩnh,
tài năng để cống hiến cho đời.
3
10 điểm

* Học sinh cần trình bày được một số yêu cầu sau :
a. Mở bài: Hình ảnh ánh trăng trong thơ ca…đặc biệt ở 3 bài thơ: Đoàn thuyền
đánh cá (Huy Cận ), Đồng chí (Chính Hữu), Ánh trăng (Nguyễn Duy)
b. Thân bài :
- Sự khám phá ánh trăng ở những góc nhìn và cảm nhận khác biệt nhưng 3 nhà
thơ đều gặp nhau ở một điểm đó là xem trăng như là người bạn gần gũi để bộc lộ
tâm tư tình cảm, người bạn chứng kiến mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
- Dẫn chứng :
+ Trăng xuất hiện trong lao động sản xuất trên biển
+ Trăng xuất hiện trong cảnh chiến đấu chờ quân thù
+ Trăng xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày
- Học sinh phân tích từng tác phẩm cụ thể :
* Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
“Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
“Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”

Trăng ở đây giúp gợi lên một không gian bao la của trời biển, trong đó
trung tâm là con người. Bằng nghệ thuật nhân hóa, ánh trăng trong bài
thơ giúp ta hình dung ra một bức tranh hài hòa, lộng lẫy giữa vẻ đẹp của
con người và biển cả , bởi vì nền của bức tranh ấy được dát bạc bởi ánh
vàng của trăng, ánh sáng lung linh của muôn loài cá…

1

2
1

1

1,5

1

2


* Đồng chí của Chính Hữu:
Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”
Người lính trong khi làm nhiệm vụ có thêm vầng trăng làm bạn, tâm
hồn người chiến sĩ tràn ngập ánh trăng tạo niềm tin chiến thắng trong
chận chiến với quân thù.
*Ánh trăng của Nguyễn Duy:
Khi lớn lên, đi bộ đội, vầng trăng như người bạn đồng hành và nhanh
chóng trở thành tri kỉ
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ.”

Khi cuộc chiến kết thúc sống trong điều kiện hòa bình, cuộc sống với
đầy đủ tiện nghi :
“Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Ánh trăng đi qua ngõ
Ngỡ người dưng qua đường”
Thực tế làm thức tỉnh một tư duy, điện tắt sẽ thấy trăng. Ánh trăng làm
sáng lên góc tối của con người, đánh thức sự ngủ quên, lãng quên quá
khứ trong điều kiện sống của con người hoàn toàn khác trước; từ đó rút
ra bài học đạo lí làm người. Ánh trăng thực sự như một tấm gương soi để
thấy được mặt thật của mình và tìm lại cái đẹp tinh khôi mà đôi khi
chúng ta để mất.
c. Kết luận :
Nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh ánh trăng trong thơ ca nói chung và
ở 3 bài thơ trên về cách khám phá và thể hiện.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA

2

2

1,5

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2018-2019


Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi):

..................................................................

MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)

ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ

Chữ ký xác nhận của giám
khảo
Giám khảo số 1
Giám khảo số 2

Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này.

Câu 1 (3 điểm): Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ
trong đoạn thơ sau:
"Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu!
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi..."
(Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, Trần Đăng
Khoa)
Câu 2 (7 điểm): Đọc câu chuyện sau:
HAI HẠT LÚA
“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai
đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó.
Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không
muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất
dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó
chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo
xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.


Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó
chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp
ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan
trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại
mang đến cho đời những hạt lúa mới...
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên
vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để
góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống
thứ hai”.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,
2004)
Từ nội dung câu chuyện trên, em hãy trình bày ý kiến của mình
về cách sống không nhỏ nhen, ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân của con người
trong cuộc sống hiện nay?
Câu 3 (10 điểm): Những nét đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam qua hình
ảnh người lính trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm
Tiến Duật) và nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
(Nguyễn Thành Long).
Hết
Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2018-2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

Câu

Nội dung

1
3 điểm

* Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Điệp từ: "đảo","sinh tồn", "chúng tôi".
- Nhân hóa: "Đảo vẫn sinh tồn"
- So sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như
"đá vững bền, như đá tốt tươi".
* Phân tích được tác dụng:
- Điệp từ "đảo", "sinh tồn" vừa giới thiệu về hòn đảo linh thiêng của Tổ
quốc vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của hòn đảo giữa biển khơi
cũng như người lính đảo. Điệp từ "chúng tôi" - nhấn mạnh hình tượng
trung tâm của đoạn thơ - người lính đảo - những người đang đối mặt với
khó khăn khắc nghiệt nơi đảo xa.
- Hình ảnh nhân hóa "Đảo vẫn sinh tồn" sự trường tồn của biển đảo quê
hương.

- Đặc biệt hình ảnh so sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong
trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi". Khẳng định sự kiên
cường bất khuất của những chiến sỹ nơi đảo xa. Dù không có mưa trên
đảo, dù khắc nghiệt của gió bão biển khơi nhưng họ vẫn bền gan vững
chí để giữ gìn biển đảo quê hương.

2
7 điểm

Điểm
0,5
0,5
0,5

0,5

0,5
0,5

* Yêu cầu kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện
những suy nghĩ chân thành làm nổi bật trọng tâm vấn đề.
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài
- Nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
1. Giải thích:

- Tóm tắt thật ngắn gọn truyện
- Mượn câu chuyện hai hạt lúa, tác giả đã nêu lên và khẳng định một
quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực

0,25
0,25
0,5
0,5


2. Lí giải vấn đề:
- Cách sống không nhỏ nhen, ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân; biết sẻ chia, sẵn
sàng chấp nhận hi sinh, thiệt thòi về mình… là lối sống đẹp,
- Hai hạt lúa nêu lên hai quan niệm sống, hai lối sống trái chiều nhau:
một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều
tốt đẹp cho bản thân mình.
+ Hạt lúa muốn giữ lại chất dinh dưỡng cho riêng mình trong một hình
hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại tan nát trong cuộc
đời, lại bị tuyệt diệt.
+ Hạt giống tưởng rằng đã tan nát trong đất rồi nhưng lại được hồi sinh
thành những bông lúa vàng trĩu hạt.
- Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cần phải biết hi sinh, sống vì người
khác, sẵn sàng chấp nhận sự thiệt thòi, không nên ích kỉ, hẹp hòi, chỉ biết
bản thân…
- Dẫu biết rằng trong cuộc đời, ai cũng có những phút giây chỉ muốn
sống cho bản thân mình. Chỉ có điều, khi có cơ hội, bạn đừng ngần ngại
mà hãy cho đi…
- Đừng tự hủy diệt mình bằng sự ích kỷ. Cứ sẵn sàng dâng hiến cho cuộc
đời những gì mình có
(Trong quá trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)

3. Bàn luận, bác bỏ
- Bên cạnh những người sống biết vì người khác, biết cống hiến, sẻ chia,
cũng còn không ít người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết có bản thân như hạt
lúa thứ nhất.
(dẫn chứng minh họa)
- Câu chuyện gợi cho chúng ta cần phải lựa chọn cho mình một lối sống
tích cực: không nhỏ nhen, ích kỉ
- Chúng ta cần phải tu dưỡng, rèn luyện, bồi dưỡng đời sống tâm hồn
phong phú hơn, sống phải vị tha, chan hòa, biết vì mọi người, không nên
tư lợi cá nhân..
Kết bài:
Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động.
Câu 3
(10điểm
)

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5

0,5
0,5
0,5
0,5


1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài nghị luận văn học về một vấn đề trong tác phẩm thơ và
truyện; thao tác tổng hợp tốt, bố cục 3 phần rõ ràng chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Mở bài: Giới thiệu chung (đề tài tuổi trẻ là tương lai đất nước, hai tác
phẩm đều viết về sự cống hiến của tuổi trẻ đối với đất nước trong KC
chống Mỹ, nêu luận đề vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam)
Thân bài: Cần nêu được các ý sau:
a) Hai nhân vật: anh thanh niên “Lặng lẽ Sa Pa” và người lính lái xe
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có những điểm khác nhau :
- Hoàn cảnh sống khác nhau :
+ Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn



0,5


sáu trăm mét, quanh năm làm bạn với cỏ cây mây núi Sa Pa.
+ Người lính lái xe Trường Sơn trên những chiếc xe không kính,
hỏng hóc, mất mát tới trần trụi trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
- Công việc khác nhau :
+ Anh thanh niên trong mặt trận xây dựng CNXH : làm công tác khí
tượng trên đỉnh Yên Sơn, góp phần vào dự báo thời tiết hàng ngày, phục
vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
+ Người lính lái xe trực tiếp đối mặt với hiểm nguy trong chiến
tranh chống Mĩ, chở lương thực, vũ khí, đạn dược ra chiến trường, phục
vụ chiến đấu.
b) Tuy hoàn cảnh sống và công việc khác nhau nhưng ở họ đều có

những vẻ đẹp chung :
- Nhiệt tình, dũng cảm cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân:
+ Anh thanh niên vượt lên hoàn sống đặc biệt, nhiệt tình, say mê,
yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc. (phân tích d/c)
+ Người lính lái xe Trường Sơn bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. (phân tích d/c)
- Lí tưởng sống đẹp:
+ Anh thanh niên quan niệm: hạnh phúc là được sống có ích, được
phục vụ Tổ quốc, nhân dân. (phân tích d/c)
+ Người lính lái xe có lí tưởng chiến đấu cao đẹp: vì sự nghiệp giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (phân tích d/c)
- Đời sống nội tâm phong phú:
+ Anh thanh niên cởi mở, hiếu khách, sống sôi nổi, hồn nhiên với
những thú vui lành mạnh. (phân tích d/c)
+ Những người lính lái xe tinh nghịch, lạc quan, yêu đời (phân tích d/c)
c) Suy nghĩ của bản thân
- Vấn đề cống hiến của tuổi trẻ: hai nhân vật đã cho thấy sự cống hiến
của họ trong quá khứ để làm nên đất nước hôm nay.
- Thế kỉ XXI có những yêu cầu với thế hệ trẻ giống hôm qua nhưng
cũng có những yêu cầu khác (do bối cảnh lịch sử, xã hội, thời đại ...)
- Dù ở hoàn cảnh nào tuổi trẻ hôm nay cũng luôn hiểu rõ:cống hiến (trong
mọi điều kiện và hoàn cảnh) là mục đích của tuổi trẻ.
- Trong thực tế có những bạn trẻ chỉ nghĩ đến hưởng thụ mà quên mất phải
cống hiến ...
-> Nét đẹp của hai nhân vật là tấm gương, là hành trang vào đời của
tuổi trẻ hôm nay…
Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam; thành công của hai
tác phẩm trong việc xây dựng hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy.

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2019-2020
MÔN THI: NGỮ VĂN
Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi):
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
..................................................................
(Đề này có 01 trang)
ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI
Chữ ký xác nhận của giám khảo
Ghi bằng chữ

Ghi bằng số
Giám khảo số 1
Giám khảo số 2

(Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này).

Câu 1 (3 điểm)Xác định và phân tích tác dụng củabiện pháp tu từ
có trong đoạn thơ sau:
Bàn tay con nắm tay cha,
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non…
(Sáng tháng năm - Tố Hữu)
Câu 2 (7 điểm) Suy nghĩ của em về câu chuyện sau.
Vị thiền sư và chú tiểu
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo
trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi
góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy
định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi. Nhưng vị thiền sư không nói với ai
mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra và quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân
xuống, chú kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế
mà là vai thầy mình. Vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, chú đứng
im chờ những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ, vị thiền
sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya, sương lạnh, con mau về thay áo đi".
Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm
đó.
Câu 3 (10 điểm) Nhà văn Lâm Ngữ Đường (Trung Quốc) cho
rằng:
“Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ”



Em hiểu thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Sách giáo khoa Ngữ
Văn 9 - tập 1).
Hết
Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHIÊM HÓA

**

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2019-2020
MÔN THI: NGỮ VĂN

( Hướng dẫn chấm có 02 trang)
CÂU

NỘI DUNG

- Xác định biện pháp tu từ: ẩn dụ
+ Ẩn dụ: con - cha: Tình cảm tác giả dành cho Bác như tình cảm của một
người con đối với cha. Đó là tình cảm thật thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi
gần gũi, ấm áp như ruột thịt.
1
+ Ẩn dụ: Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non: Cuộc đời, tâm hồn,
(3điểm)

tư tưởng, tình cảm của Bác vĩ đại, cao cả như bầu trời, biển cả, nước non mà
gần gũi, bình dị như ruộng đồng, quê hương đất nước.
- Tác dụng: Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn, ngưỡng mộ của tác giả,
cũng là tình cảm của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với Bác.
2
A. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận xã hội.
(7điểm) B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh làm nổi bật được những nội dung sau:
1. Ý nghĩa câu chuyện:
* Chú tiểu là người mắc lỗi làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài
chơi
=> Hành động đó mang ý nghĩa biểu trưng cho những lỗi lầm của con
người trong cuộc sống.
* Cách cư xử của vị thiền sư:
Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi lầm bước xuống.
Không quở phạt, trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan
tâm, lo lắng.
=> Qua đó cho thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng
với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần
roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.
=> Câu chuyện cho ta bài học quý giá về lòng khoan dung. Lòng khoan
dung nếu đặt đúng chỗ sẽ có tác dụng to lớn hơn mọi sự trừng phạt, nó
tác động mạnh mẽ, tích cực đến nhận thức con người, cảm hóa con
người.
2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện:
Khẳng định câu chuyện có mang giá trị nhân văn, gợi nhiều suy ngẫm
sâu sắc.
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng từng có lần mắc lỗi giống như hành

ĐIÊM


1
1

1

0,5

0,5

0,5

0,5


×