Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KHẢO sát mức độ NHẠY của một số CHỦNG nấm CANDIDA ở âm đạo PHỤ nữ TUỔI SINH đẻ với THUỐC KHÁNG nấm tại BỆNH VIỆN PHONG DA LIỄU TW QUY hòa năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.2 KB, 10 trang )

1

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHẠY CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM CANDIDA
Ở ÂM ĐẠO PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ VỚI THUỐC KHÁNG NẤM TẠI
BỆNH VIỆN PHONG-DA LIỄU TW QUY HÒA NĂM 2016
Nguyễn Thị Bình1, Hồ Văn Hoàng2, Vũ Tuấn Anh3
1,3
Bệnh viện Phong Da liễu Trung Ương Quy Hòa,2 Viện SR-KST-CT Quy Nhơn.


TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm nấm Candida âm đạo thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ hơn
các giai đoạn khác của cuộc đời và có thể gây nhiều biến chứng.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ nhạy của một số chủng nấm candida ở âm
đạo phụ nữ tuổi sinh đẻ với thuốc kháng nấm tại Bệnh viện Phong Da liễu Trung ương
Quy Hòa.
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang và phòng thí nghiệm,
trong thời gian từ 01/03/2016- 30/09/2016, 1021 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ đến khám có
366 phụ nữ xét nghiệm nấm Candida spp dương tính.
Kết quả nghiên cứu: Phân lập 366 mẫu Candida spp thấy: 198 C.albicans
(54,1%), 101 C.glabrata (27,6%), 40 C.tropicalis (10,9%), 27 C.krusei (7,4%). Mức độ
nhạy cảm của các chủng Candida spp với kháng sinh chống nấm: Nhạy cảm với Nystatin,
Econazole, Clotrimazol, Ketoconazole, Fluconazole và Itraconazole là (95,6%; 96,7%;
88,3%; 63,7%; 42,3% và 23,5%).
Kết luận: Mức độ nhạy cảm của một số chủng nấm Candia âm đạo đối với thuốc
kháng nấm thấp nên cần thử nghiệm kháng sinh đồ.
Từ khóa: Candida albicans, Candida non albicans, nhiễm nấm Candida âm đạo

STUDY ON SUSCEPTIBILITY TO ANTIFUNGAL-DRUGS OF
CANDIDA.SPP VAGINITIS IN WOMEN IN REPRODUCTIVE AGE
IN QUYHOA NATIONNAL LEPROSY- DERMATOLOGY HOSPITAL


Nguyen Thi Binh1, Ho Van Hoang2, 3Vu Tuan Anh.
1,3
Quyhoa Nationnal Leprosy- Dermatology Hospital,2Institute of Malariology,
Parasitology and Entomology Quy Nhon.

SUMMARY
Introduction: Candida vaginitis is common when a woman is reproductive age at any
other times of her life and able to cause many complication.
Objective: Study on susceptibility to antifungal-drugs of Candida.spp vaginitis in
women in reproductive age in Quyhoa Nationnal Leprosy- Dermatology Hospital.
Materials and method: A cross-sectional and laboratory study, from March 1st, 2016 to
September 30th, 2016, 1021 women in reproductive age, 366 women of 1021 are tested
Candida spp positive.
Result: A total of 366 Candida specimens isolates were obtained: 198 C.albicans
(54.1%), 101 C.glabrata (27.6%), 40 C.tropicalis (10.9%), 27 C.krusei (7.4%).
Susceptibility to antifungal-drugs of candida.spp: susceptibility to Nystatin, Econazole,
Clotrimazol, Ketoconazole, Fluconazole and Itraconazole was observed (95.6%; 96.7%;
88.3%; 63.7%; 42.3% and 23.5%)
Conclusion: Susceptibility to antifungal-drugs of Candida.spp vaginitis was low
because of antimicrobial susceptibility testing.

1


2

Key word: Candida albicans, Candida non albicans, infection Candida vaginitis

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm nấm Candida âm đạo là một một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp

nhất ở sinh dục phụ nữ [14]. Có khoảng 75% phụ nữ trên thế giới trải qua ít nhất một lần
viêm âm đạo do vi nấm và 5-8% trong số này viêm âm đạo tái phát bị ít nhất 4 lần trong
một năm, có khoảng 20-50% phụ nữ có nấm Candida ở âm đạo mà không có bất kỳ triệu
chứng lâm sàng nào [8]. Chủng nấm gây bệnh chủ yếu là Candida albicans chiếm 85-90%.
Các chủng nấm khác ít gặp hơn như: C.glabrata, C.krusei và C.tropcalis [13]. Nếu bệnh
tái phát nhiều lần, không điều trị đúng và kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể gây
nhiều biến chứng như: viêm tử cung, ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, có thể dẫn đến vô
sinh [3], [10]. Hơn nữa có khoảng trên 200 loài Candida, mỗi loài có độc lực khác nhau
nên khả năng gây bệnh và độ nhạy cảm thuốc kháng nấm là khác nhau [16]. Vì vậy, cần
thiết xác định độ nhạy cảm của từng loài nấm thông qua kháng nấm đồ, giúp các thầy
thuốc lâm sàng tư vấn bệnh nhân về lựa chọn thuốc kháng nấm một cách thích hợp, làm
giảm các biến chứng, đặc biệt là vô sinh và góp phần trong công tác phòng chống các bệnh
lây truyền qua đường tình dục. Do đó mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát mức độ nhạy của
một số chủng nấm Candida spp ở âm đạo phụ nữ tuổi sinh đẻ với thuốc kháng nấm.
II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm: Bệnh viện Phong Da liễu Trung ương Quy Hòa
2.1.2. Thời gian: Từ tháng 01/03/2016 đến 30/09/2016
2.2.Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân nữ ở độ tuổi sinh đẻ đến khám phụ khoa và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục tại khoa khám bệnh Bệnh viện Phong Da liễu Trung
ương Quy Hòa. Đồng thời có chỉ định xét nghiệm trực tiếp tìm nấm dương tính, nuôi cấy,
phân loại nấm và làm kháng sinh đồ nấm bằng phương pháp khoanh giấy kháng sinh
khuyếch tán.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang và phòng thí nghiệm.
2.3.1. Nghiên cứu mô tả: Khảo sát mức độ nhạy của một số chủng nấm candida.spp ở
âm đạo phụ nữ tuổi sinh đẻ với thuốc kháng nấm tại Bệnh viện Phong Da liễu Trung ương
Quy Hòa từ 01/03/2016-30/09/2016 có 1021 bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân này đều
được hỏi bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm soi tươi tìm nấm Candida âm đạo. Chúng tôi
đã chọn được 366 bệnh nhân có xét nghiệm tìm nấm dương tính và phù hợp với tiêu chuẩn

lựa chọn.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu phòng xét nghiệm.
(Theo quy trình Bộ Y Tế) [2]
Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm soi trực tiếp với dung dịch nước muối sinh lý NaCl
9‰ chẩn đoán nấm men. Sau đó nuôi cấy trong môi trường đặc hiệu để phân lập nấm men.
Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud agar Chloramphenicol ủ ở nhiệt độ 37°C, thời gian sau
24 - 48h chuyển qua môi trường huyết thanh thỏ ủ 37°C trong 3 giờ để phân biệt Candida
albicans và Candida non albicans dựa vào khả năng sinh ống mầm. Lấy khuẩn lạc cấy ria
lên đĩa thạch Chrom agar Candida và ủ 37 °C sau 24 - 48h: C. albicans: bề mặt màu xanh
lá cây; C. glabrata: màu hồng, ở giữa phẳng, xung quanh có viền hồng tím hoặc tím hoa
cà; C. tropicalis: xanh tím, có viền đỏ tím xung quanh khuẩn lạc hoặc màu xanh nước
biển;C.krusei: màu hồng và làm kháng sinh đồ nấm bằng phương pháp khoanh giấy kháng
sinh khuyếch tán.
2.4.Phương pháp xử lý số liệu: Nhập số và xử lý số liệu theo chương trình SPSS 16.0

2


3

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được xét duyệt bởi Hội đồng Y đức
Bệnh viện Phong Da liễu Trung Ưng Quy hòa, Tư vấn cho bệnh nhân lấy dịch tiết âm đạo
chỉ để phục vụ cho việc chẩn đoán định hướng điều trị và có lợi cho bệnh nhân, tuyệt đối
giữ bí mật tất cả những thông tin về bệnh nhân bằng cách đánh mã số cho từng bệnh nhân.
III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xác định một số chủng nấm Candida spp âm đạo.
366 mẫu bệnh phẩm của nhóm bệnh nhân được nuôi cấy, phân lập và thực hiện
kỹ thuật kháng nấm đồ, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Phân bố một số chủng nấm Candida spp âm đạo.
Nấm


Số Mẫu

Tỷ lệ (%)

C. albicans
198
54,1
C.glabrata
101
27,6
C.tropicalis
40
10,9
C.krusei
27
7,4
Tổng số
366
100,0
Nhận xét:
Chủng nấm C.albicans gặp nhiều nhất chiếm 54,1%, C.glabrata đứng thứ 2 chiếm 27,6%, đứng
thứ 3 là C.tropicalis chiếm 10,9%, thấp nhất C. krusei chiếm 7,4%.
3.2.Đánh giá mức độ nhạy của một số chủng nấm đối với thuốc kháng nấm
3.2.1. Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của Candida spp âm đạo với một số kháng sinh
chống nấm
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của các chủng nấm Candida spp âm đạo với một số
kháng sinh chống nấm (n=366)
Nhạy
Kháng

Thuốc
Số mẫu
Tỷ
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
lệ(%)
Nystatin
350
95,6
16
4,4
Ketoconazole
233
63,7
133
36,3
Clotrimazol
323
88,3
43
11,7
Fluconazole
155
42,3
211
57,7
Itraconazole
280
23,5
86

76,5
Econazole
354
96,7
12
3,3
2
P
 =787,57, p<0,001
Nhận xét:
Chúng tôi nghiên cứu 366 mẫu và phân loại được 4 chủng nấm khác nhau nhưng đều
nhạy với Econazone, Nystatin và Clotrimazol lần lượtchiếm tỷ lệ rất cao (96,7%, 95,6% và
88,3%). Các chủng nấm ít nhạy cảm với nhóm azole là Itraconazone, Fluconazole,
Ketoconazole (23,5%, 42,3%, 63,7%).
3.2.2.Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của C. albicans âm đạo với một số kháng sinh chống
nấm
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của C. albicans âm đạo với một số kháng sinh chống
nấm (n=198 )
Nhạy
Kháng
Thuốc
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Số
Tỷ
mẫu
lệ(%)

3



4

Nystatin
194
98,0
4
2,0
Ketoconazole
137
69,2
61
30,8
Clotrimazol
180
90,9
18
9,1
Fluconazole
88
44,4
110
55,6
Itraconazole
55
27,8
143
72,2
Econazole
194

98,0
4
2,0
2
p
 =439,17, p<0,001
Nhận xét:
Chủng C.albicans nhạy với Nystatin (98,0%), Econazone (98,0%) Clotrimazol (90,9%).
Ít nhạy với Itraconazone (27,8%), Fluconazole (44,4%), Ketoconazole (69,2%)
3.2.3.Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của C. glabrata âm đạo với một số kháng sinh chống
nấmBảng 3.4.Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của C. glabrata âm đạo với một số kháng sinh
chống nấm (n=103 )
Nhạy
Kháng
Thuốc
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Nystatin
91
90,1
10
9,9
Ketoconazole
55
54,5
46
45,5
Clotrimazol

94
93,1
7
6,9
Fluconazole
46
45,5
55
54,5
Itraconazole
16
15,8
85
84,2
Econazole

103

100,0

0

0

2=242,36, p<0,001

p

3.2.4.Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của C. tropicalis âm đạo với một số kháng sinh chống
nấm

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của C. tropicalis âm đạo với một số kháng
sinh chống nấm (n= 40)
Nhạy
Kháng
Thuốc
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Nystatin
40
100,0
0
0
Ketoconazole
32
80,0
8
20,0
Clotrimazol
34
85,0
6
15,0
Fluconazole
11
27,5
29
72,5
Itraconazole

13
32,5
27
67,5
Econazole
37
92,5
3
7,5
2
p
 =93,41, p<0,001
Nhận xét:
Chủng nấm C.tropicalis rất nhạy cảm với Nystatin và Econazone với tỷ lệ rất cao
(100%, 92,5%) Trong khi đó đề kháng với Fluconazole và Itraconazone (72,5%, 67,5%)

4


5

3.2.5.Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của C. krusei âm đạo với một số kháng sinh chống
nấm
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhạy (S), kháng(R) của C. krusei âm đạo với một số kháng sinh chống
nấm (n=27 )
Nhạy
Kháng
Thuốc
Số mẫu
Tỷ lệ(%)

Số mẫu
Tỷ lệ(%)
Nystatin
25
92,6
2
7,4
Ketoconazole
9
33,3
18
66,7
Clotrimazol
15
55,6
12
44,4
Fluconazole
10
37,0
17
63,0
Itraconazole
2
7,4
25
92,6
Econazole
22
81,5

5
18,5
2
p
 =54,97, p<0,001
IV.BÀN LUẬN
4.1. Xác định chủng nấm Candida spp âm đạo
Qua nuôi cấy và định loại tất cả 366 bệnh nhân NNCAĐ. Chúng tôi thu được kết quả như
sau: chủng nấm C.albicans gặp nhiều nhất (54,1%), sau đó đến chủng C.glabrata (27,6%), tiếp
theo là C.tropicalis ít hơn ( 10,9%), ít nhất là C.krusei (7,4%) (bảng 3.2). Chúng tôi nhận thấy các
số liệu nghiên cứu một số tác giả trong và ngoài nước tuy tỷ lệ cao thấp khác nhau do tùy
thuộc từng tác giả và địa dư nghiên cứu. Nhưng nổi bật nhất mà chúng ta dễ dàng nhận
thấy là trong viêm âm đạo do Candida thì tỷ lệ C.albicans là cao nhất. Theo Trần Cẩm
Vân (2012), Bệnh viện Phong Da liễu tỉnh Sơn La (2013) nghiên cứu về chủng nấm
Candida âm đạo tại Việt Nam cho thấy C.albicans là cao nhất ( dao động 48,6-79%), tiếp
theo C.glabrata ( dao động 11,4-21,6%), C.tropicalis (dao động 8,1-16,2%), C.krusei 8,1% [1],
[6]. Theo các tác giả nước ngoài cũng thông báo kết quả nghiên cứu tương tự về tỷ lệ nhiễm nấm C.
albicans cao nhất giống như kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước về chủng loại nấm thường gặp.
4.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm của một số chủng nấm đối với thuốc kháng nấm
4.2.1. Tỷ lệ nhạy cảm (S) của Candida spp âm đạo với một số kháng sinh chống nấm
Qua nghiên cứu 366 bệnh nhân NNCAĐ, chúng tôi thấy tỷ lệ nhạy cảm của các chủng
nấm đối với một số kháng sinh chống nấm như sau: Tỷ lệ nhạy cảm cao với ECO 96,5%,
NYS 95,6%, tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn KET 63,7%, CTR 88,3%, FLU 42,3%. Chiếm tỷ lệ
thấp nhất là ITR 23,5% kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Trần Cẩm Vân
NYS 100% [6] và Richter ECO 98,5%, NYS 90% [15] nhận thấy: Hầu hết các chủng
Candida spp đều nhạy cảm với ECO và NYS. Tuy nhiên, cũng có báo cáo ở Pakistan của
Khan (2010) và cộng sự cho biết chủng Candida spp nhạy cảm với NYS chiếm tỷ lệ thấp
63,5% [12]. Tác giả cho rằng điều này thường xảy ra ở các nước kém hoặc đang phát triển
bởi vì NYS rẻ tiền, dễ mua và sử dụng tràn lan thiếu kiểm soát trong nhiều thập kỷ qua.

Tuy nhiên, điều này không thường xảy ra ở Việt Nam. Theo chúng tôi, có lẽ thời kỳ ra đời
của nhóm thuốc chống nấm mới (nhóm azole ra đời năm 1990-2000) cũng là lúc Việt Nam
mở của cho sự phát triển kinh tế, xã hội nên nhóm thuốc này có cơ hội du nhập nhanh
chóng. Từ đó, tạo nên trào lưu dùng thuốc kháng nấm nhóm azole để điều trị vi nấm gây
bệnh nói chung và nấm âm đạo nói riêng như một thuốc đầu tay thay vì dùng NYS. Cũng
chính điều này đã góp phần tạo nên tình trạng NNCAĐ tái phát kèm theo hiện tượng kháng
thuốc xảy ra.

5


6

4.2.3. Tỷ lệ nhạy cảm(S) của C.albicans âm đạo với một số kháng sinh chống nấm
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi loài C.albicans rất nhạy cảm chiếm tỷ lệ cao với ECO
98%, NYS 98%, tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn KET 69,2%, CTR 90,9%, FLU 44,4%. Chiếm tỷ
lệ thấp nhất là ITR 27,8%. Các thuốc kháng nấm ECO và NYS vẫn còn ức chế gần hoàn
toàn được C.albicans.
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Trần Cẩm Vân NYS 100%[6] và
Richter Eco 99%, NYS 99,5% [15] nhận thấy: Hầu hết các loài C.albicans đều nhạy cảm
với ECO và NYS. Từ khi ra đời của nhóm thuốc chống nấm mới (nhóm azole ra đời năm
1990-2000) cho đến nay thì NYS ít được sử dụng, Tuy rằng ECO thuộc nhóm azole nhưng
cũng được ít sử trong điều trị nấm vì vậy loài C.albicans vẫn còn rất nhạy cảm với các
kháng nấm ECO và NYS. Đây là một gợi ý hữu ích cho các nhà lâm sàng khi điều trị
NNCAĐ.
Kết quả của chúng tôi đối với nhóm azole (KET, CTR, FLU,ITR) loài C.albicans tỏ ra ít
nhạy cảm, cao nhất chỉ đạt 90,9% và thấp nhất là 27,8%. Kết quả nghiên cứu của Trần Cẩm
Vân tỷ lệ nhạy cảm của C.albicans với CTR 33,3%, FLU 11,1%, KET 55,6%26. Kết quả
nghiên cứu của Richter tỷ lệ nhạy cảm của C.albicans với ITR 37,4% [15]. Các số liệu này
cũng tương tự như số liệu trong nghiên cứu chúng tôi nhóm azole (KET, CTR, FLU,ITR)

cho thấy loài C.albicans tỏ ra ít nhạy cảm . Phát hiện này phù hợp với các báo cáo gần đây
về hiện tượng kháng nhóm azole trong các loài Candida nói chung. Như vậy, chủng
C.albicans đang có xu hướng giảm nhạy cảm với một số kháng sinh chống nấm thuộc nhóm
azole.
Kết nghiên cứu chúng tôi đối với KET mặc dù tỷ lệ nhạy cảm còn cao trong nhóm azole
là 69,2%, nhưng hiện nay Bộ Y Tế có khuyến cáo không nên điều trị vì độc tính rất cao.
Vì vậy gần đây, hiếm khi người ta sử dụng KET để điều trị nhiễm nấm.
4.2.4. Tỷ lệ nhạy cảm(S) của C. glabrata âm đạo với một số kháng sinh chống nấm
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi loài C.glabrata rất nhạy cảm chiếm tỷ lệ cao với ECO
100%, NYS 90,1%, CTR 93,1%, tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn KET 54,5%, FLU 45,5%, chiếm
tỷ lệ thấp nhất là ITR 15,8%. Kết quả nghiên cứu của Trần Cẩm Vân tỷ lệ nhạy cảm của
C.glabrata với NYS 75%, CTR 87,5%, FLU 37,5%, KET 50% [6]. Kết quả nghiên cứu
của Richter tỷ lệ nhạy cảm của C.glabrata với NYS 98,2%, ECO 100%, CTR 94,6%, FLU
33,0%, KET 48%, ITR 6,3%65. Kết quả chúng tôi phù hợp với các tác Trần Cẩm Vân,
Richter và Akortha thấy các thuốc NYS, ECO, CTR nhạy cảm cao với C.glabrata vì từ khi
ra đời của nhóm thuốc chống nấm mới (nhóm azole ra đời năm 1990-2000) cho đến nay thì
NYS ít được sử dụng, Tuy rằng ECO, CTR thuộc nhóm azole nhưng cũng được ít sử trong
điều trị nấm vì vậy loài C.glabrata vẫn còn rất nhạy cảm với các kháng nấm ECO, CTR
và NYS. Còn các thuốc FLU, KET, ITR thường xuyên được sử dụng, sử dụng nhiều và
kéo dài hoặc trong thời gian rất ngắn nên giảm nhạy cảm của thuốc đối với loài
C.glabrata.Và một lần nữa lại nhấn mạnh với các nhà lâm sàng về tác dụng điều trị
NNCAĐ nên dùng ECO và NYS.
4.2.5. Tỷ lệ nhạy cảm(S) của C.tropicalis âm đạo với một số kháng sinh chống nấm
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi loài C.tropicalis rất nhạy cảm chiếm tỷ lệ cao với ECO
92,5%, NYS 100%, tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn CTR 85% KET 80%, ITR 32,5%, Chiếm tỷ lệ
thấp nhất là FLU 27,5%. Kết quả nghiên cứu của Trần Cẩm Vân tỷ lệ nhạy cảm của
C.tropicalis với NYS 100%, CTR 66,7%, FLU50%, KET 83,3% [6]. Kết quả nghiên cứu
của Richter tỷ lệ nhạy cảm của C.tropicalis với NYS 100%, ECO 100%, CTR 75%, FLU
37,5%, KET 75%, ITR 37,5% [15]. Kết quả chúng tôi phù hợp với các tác Trần Cẩm Vân


6


7

và Richter thấy các thuốc NYS, ECO, CTR nhạy cảm cao với C.glabrata. Còn các thuốc
FLU, ITR ít nhạy cảm của thuốc đối với loài C.glabrata.
4.2.6. Tỷ lệ nhạy cảm(S) của C.krusei âm đạo với một số kháng sinh chống nấm
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi loài C.krusei rất nhạy cảm chiếm tỷ lệ cao với
ECO 81,5%, NYS 92,6%, tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn CTR 55,6% KET 33,3%, FLU 37%,
Chiếm tỷ lệ thấp nhất là ITR 7,4%. Kết quả nghiên cứu của Trần Cẩm Vân tỷ lệ nhạy cảm
của C.krusei với NYS 100%, CTR 0%, FLU 0%, KET 0% [6]. Kết quả nghiên cứu của
Richter tỷ lệ nhạy cảm của C.krusei với NYS 91,7%, ECO 91,7%, CTR 58,3%, FLU
58,3%, KET 41,7%, ITR 8,3% [15]. Kết quả chúng tôi phù hợp với các tác Trần Cẩm Vân
và Richter thấy các thuốc NYS, ECO nhạy cảm cao với C.krusei. Còn các thuốc FLU,
ITR,KET ít nhạy cảm của thuốc đối với loài C.krusei.
Qua phân tích kết quả chúng tôi ghi nhận rằng trong các trường hợp NNCAĐ không chỉ
có chủng C.albicans gây bệnh mà phải quan tâm tới các chủng Candida non albicans. Điều
này rất quan trọng không chỉ đối với các nhà lâm sàng, với bản thân người bệnh mà với tất
cả cộng đồng. Mỗi loài nấm khác nhau thì mức độ nhạy cảm với kháng sinh chống nấm là
khác nhau. Thậm chí cùng một loài nhưng nhiễm trên những cá thể khác nhau thì độ nhạy
cảm cũng không giống nhau. Vì vậy, các kết quả trong thử nghiệm về tính nhạy cảm không
phải lúc nào cũng phản ánh trung thực những gì xảy ra trong cơ thể. Bởi sự tác động của
thuốc cũng như sự biến đổi không ngừng của vi nấm gây bệnh và sự đáp ứng của từng cá
thể là khác nhau. Do đó, đứng trước bệnh nhân NNCAĐ các thầy thuốc nên chỉ định nuôi
cấy và làm kháng nấm đồ nấm.
V.KẾT LUẬN
1. Xác định các chủng Candida spp âm đạo
Chủng nấm C.albicans gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 54,1%, sau đó đến chủng C.glabrata chiếm
27,6%, tiếp theo là C.tropicalis ít hơn chiếm 10,9%, ít nhất là C.krusei chiếm 7,4%.

2. Đánh giá mức độ nhạy cảm của một số chủng nấm đối với thuốc kháng nấm
- Độ nhạy cảm của các chủng Candida spp với kháng sinh chống nấm: Tỷ lệ nhạy cảm
cao với ECO 96,5%, NYS 95,6%, tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn KET 63,7%, CTR 88,3%, FLU
42,3%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là ITR 23,5%.
C.albicans rất nhạy cảm chiếm tỷ lệ cao với ECO 98%, NYS 98%, tỷ lệ
nhạy cảm thấp hơn KET 69,2%, CTR 90,9%, FLU 44,4%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là
ITR 27,8%.
C.glabrata rất nhạy cảm chiếm tỷ lệ cao với ECO 100%, NYS 90,1%, CTR
93,1%, tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn KET 54,5%, FLU 45,5%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là
ITR 15,8%.
C.tropicalis rất nhạy cảm chiếm tỷ lệ cao với ECO 92,5%, NYS 100%, tỷ lệ
nhạy cảm thấp hơn CTR 85% KET 80%, ITR 32,5%, Chiếm tỷ lệ thấp nhất là FLU
27,5%.
C.krusei rất nhạy cảm chiếm tỷ lệ cao với ECO 81,5%, NYS 92,6%, tỷ lệ
nhạy cảm thấp hơn CTR 55,6% KET 33,3%, FLU 37%, Chiếm tỷ lệ thấp nhất là ITR
7,4%.
KIẾN NGHỊ
Nên tiến hành nuôi cấy, định loại và làm kháng nấm đồ cho các bệnh nhân bị nhiễm nấm
Candida âm đạo là rất cần thiết và quan trọng.

7


8

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La (2013), "Đặc điểm lâm sàng của
các chủng nấm Candida sp. phân lập được trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch
âm đạo tại Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La", www.123doc.org.

2.
Bộ Y Tế (2013), "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh Y
học", kcb.vn, tr. 736-738.
3.
Nguyễn Thị Đào (2001), Viêm đường sinh dục do candida, Các bệnh nấm
da thường gặp, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, tr. 46-47.
4.
Phan Thị Như Mỹ (2004), "Đánh giá tình hình nhiễm nấm Candida âm đạo
ở phụ nữ mang thai tại Khánh Hòa", Nghiên cứu y học.
5.
Nguyễn Minh quang (2007), Nghiên cứu tình hình nhiễm nấm âm đạo và
kết quả bằng viên đặt Econazole nitrate tại Bệnh viện Da liễu năm 2005-2006,
Luận văn tốt nghiệp bác sỹ CKII, chủ biên, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà nội.
6.
Trần Cẩm Vân (2012), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với
kháng sinh của các chủng nấm Candida sp ở bệnh nhân viêm âm hộ, âm đạo, Luận
văn Thạc sỹ Y học, chủ biên, Trường Đại Học Y Hà Nội.
7.
Akortha E E, Nwaugo V O và Chikwe N O (2009), "Antifungal resistance
among Candida species from patients with genitourinary tract infection isolated in
Benin City, Edo state, Nigeria", African Journal of Microbiology Research 3(11),
pp. 694-699.
8.
Dota K F D và các cộng sự. (2011), "A Challenge for Clinical Laboratories:
Detection of Antifungal Resistance in Candida Species Causing Vulvovaginal
Candidiasis", Laboratory Medicine. 42(2), pp. 87-93.
9.
Feglo P K và Narkwa P (2012), "Prevalence and Antifungal Susceptibility
Patterns of Yeast Isolates at the Komfo Anokye Teaching Hospital (KATH),
Kumasi, Ghana", British Microbiology Research Journal 2(1), pp. 10-22.

10. Fidel PL (2002), "Immunity to Candida", Microbiology and Microbial 8(2).
11. Gold Smith Lowell A, Stephen I. Katz và Barbara A. Gil Chrest (2012),
Candidasis, Fitzpatricks Dermatology in General Medicine, The McGraw-Hill
Companies, Inc, pp.2298-2306.
12. Khan Fouzia và Rakhshanda Baqai (2010), "In vitro antifungal sensitvity of
Fluconazole, Clotrimazole and Nystatin against vaginal candidasis in females of
childbearing age", J Ayub Med Coll Abbottabad. 22(4), pp. 197-200.
13. Mahmoudi Rad M và các cộng sự. (2012), "Identification of Candida
species associated with vulvovaginal candidiasis by multiplex PCR", Infect Dis
Obstet Gynecol.
14. Rehab S và các cộng sự. (2011), "Antifungal resistance of Candidaspecies
isolated from Iraqi women infected with vulvovaginal Candidiasis ", QMJ. 7(1), pp.
117-127.
15. Richter Sandra S và các cộng sự. (2005), "Antifungus Susceptibilities of
Candida Species Causing Vulvovaginitis and Epidemiology of Recurrent Cases ",
J. Clin. Microbiol. 43(5), pp. 2155-2162.

8


9

16. Segal Esther và Daniel Lelad (2010), "Candidiasis", Microbiology and
Microbial pp. 1-45.

9


10


10



×