Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Khảo sát sự phân bố của một số nhóm xạ khuẩn phân giải xenluloza phân lập từ đất xuân hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.42 KB, 37 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

LỜI CẢM ƠN

Là một sinh viên khoa Sinh – KTNN cũng như bao sinh viên khác, với mong
muốn được nghiên cứu một đề tài khoa học. Dưới sự hướng dẫn của Th.S
Nguyễn Khắc Thanh, TS. Đinh Thị Kim Nhung, em đã hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp. Thầy và cô đã dành cho em sự chỉ bảo thường xuyên, quý báu và đầy
hiệu quả. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Đào Thị Lan

1

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

LỜI CAM ĐOAN

Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của


ThS. Nguyễn Khắc Thanh. Em xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng em.
Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Đào Thị Lan

2

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Ý nghĩa của đề tài

Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Sơ lược về các nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza
1.2. Sơ lược về xạ khuẩn
1.3. Hệ vi sinh vật đất
1.4. Sơ lược về xenluloza


Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả nghiên cứu
3.2. Thảo luận
Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

3

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN
Trang

Bảng:
Bảng 3.1. Số lượng khuẩn lạc xạ khuẩn phân giải xenluloza
ở mỗi hộp petri tại mỗi độ sâu của các mẫu đất.
Bảng 3.2. Sự phân bố của xạ khuẩn phân giải xenluloza
trong một số mẫu đất Xuân Hòa.

Hình:
Hình 3.1 Ảnh khuẩn lạc xạ khuẩn phân giải xenluloza.
Hình 3.2 Ảnh một số chủng xạ khuẩn phân giải xenluloza.

4

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vi sinh vật phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất, từ đáy biển sâu đến độ
cao hàng nghìn mét trong không khí, từ trong cơ thể động vật, thực vật, con
người đến các vật liệu khô cằn như kính, sắt...Đều phát hiện thấy sự sống của vi
sinh vật. Tuy nhiên đất vẫn là nơi cư trú phổ biến nhất của các nhóm vi sinh vật
kể cả thành phần và số lượng. Bởi thế chúng đóng vai trò quan trọng, trước hết là
đối với quá trình hình thành và phát triển của đất. Chính nhờ những vi sinh vật tự
dưỡng đầu tiên mà thành phần của đá mẹ bị phân huỷ dần dần thành đất. Sự hoạt
động tiếp theo của các nhóm vi sinh vật khác đã hình thành và tích luỹ chất mùn
làm nên độ phì nhiêu của đất. Vi sinh vật tham gia mạnh mẽ vào các quá trình
chuyển hoá vật chất trong đất, góp phần khép kín các vòng tuần hoàn vật chất
trong tự nhiên. Hầu hết các khâu của các chu trình chuyển hoá vật chất trong đất
đều có sự tham gia của vi sinh vật [7].
Đầu tiên phải kể đến nhóm vi sinh vật tham gia vào quá trình phân huỷ

xenluloza - một hợp chất hữu cơ có khá nhiều trong đất, thành phần chính cấu
tạo nên cơ thể thực vật. Ở cây bông xenluloza chiếm tới 90 % trọng lượng khô, ở
các loài cây gỗ khác xenluloza chiếm 40-50%. Hàng ngày, hàng giờ một lượng
lớn xenluloza được thải ra do thân, lá, rễ chết đi, rụng xuống... Mặt khác
xenluloza là hợp chất hữu cơ khó phân giải. Vì thế việc phân giải xenluloza đóng
vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn C. Nếu không có quá trình phân giải của
vi sinh vật thì lượng chất hữu cơ khổng lồ này sẽ tràn ngập trái đất [8].
Có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza cư trú ở trong
đất như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mốc, niêm vi khuẩn. Đáng chú ý nhất là xạ
khuẩn. Chúng phân bố rộng rãi trong đất, tham gia vào nhiều quá trình phân giải
5

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

các hợp chất hữu cơ: xenluloza, tinh bột ....Góp phần khép kín vòng tuần hoàn
vật chất trong tự nhiên. Đặc tính này được ứng dụng trong quá trình chế biến
phân huỷ rác.
Từ những lí do trên và với mục đích tìm hiểu, làm quen với phương pháp
nghiên cứu vi sinh vật nói chung, phương pháp nghiên cứu xạ khuẩn phân giải
xenluloza nói riêng, dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Khắc Thanh,
chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát sự phân bố của một số nhóm xạ khuẩn phân
giải xenluloza phân lập từ đất Xuân Hoà”.
2. Mục tiêu của đề tài

Với phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến hành phân lập một số nhóm xạ khuẩn
có khả năng phân giải xenluloza ở 3 độ sâu: 5cm, 10cm, 20cm tại 3 địa điểm:
Đồi Thằn Lằn, ruộng trồng lúa, vườn trồng rau ở làng Yên Mỹ – phường Xuân
Hoà - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó khảo sát sự phân bố của chúng.
3. Ý nghĩa của đề tài
Nội dung đề tài “Khảo sát sự phân bố của một số nhóm xạ khuẩn phân
giải xenluloza phân lập từ đất Xuân Hoà” đã tìm hiểu đặc điểm của xạ khuẩn,
khẳng định được vai trò của chúng trong môi trường đất. Đồng thời xem xét các
điều kiện ảnh hưởng tới sự phân bố của xạ khuẩn phân giải xenluloza.
Đề tài góp phần tạo cơ sở khoa học cho các phương thức canh tác, cày xới,
cải tạo đất, bón phân... Theo hướng lợi dụng vi sinh vật phân giải xenluloza, tăng
cường các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để làm giàu dinh dưỡng cho
đất, tăng năng suất cây trồng. Mặt khác đề tài cho phép tuyển chọn những chủng
xạ khuẩn có khả năng phân giải xenluloza mạnh, từ đó có thể tạo ra một chế
phẩm vi sinh vật chứa các chủng xạ khuẩn này phục vụ cho việc ủ rác sinh học.

6

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về các nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza
Tất cả các nhóm vi sinh vật phân giải xenluloza đều thuộc nhóm dị dưỡng,

hoại sinh. Chúng có khả năng này nhờ có hệ enzym xenlulaza ngoại bào. Trong
đất các nhóm vi sinh vật này gồm nhiều loại khác nhau: vi khuẩn, niêm vi khuẩn,
xạ khuẩn, nấm mốc...
Vi nấm là nhóm có khả năng phân giải xenluloza mạnh vì nó tiết ra môi
trường một lượng lớn enzym đầy đủ các thành phần. Các nấm mốc có hoạt tính
phân giải xenluloza đáng chú ý là Tricoderma. Hầu hết các loài thuộc chi
Tricoderma sống hoại sinh trong đất và đều có khả năng phân giải xenluloza.
Chúng tiến hành phân huỷ các tàn dư của thực vật để lại trong đất góp phần
chuyển hoá một lượng hữu cơ khổng lồ. Tricoderma còn sống trên tre, nứa, gỗ
tạo thành lớp mốc màu xanh phá huỷ các vật liệu trên. Trong nhóm vi nấm,
ngoài Tricoderma còn có nhiều giống khác có khả năng phân giải xenluloza như
Aspergillus, Fusarium, Mucor... [8].
Nhiều loài vi khuẩn cũng có khả năng phân huỷ xenluloza, tuy nhiên cường
độ không mạnh bằng vi nấm. Do số lượng enzym tiết ra môi trường của vi
khuẩn thường nhỏ hơn, thành phần các loại enzym không đầy đủ. Ở trong đất
thường có ít loài vi khuẩn có khả năng tiết ra đầy đủ 4 loại enzym trong hệ
enzym xenlulaza. Nhóm này tiết ra một loại enzym, nhóm khác tiết ra các loại
khác, chúng phối hợp với nhau để phân giải cơ chất trong mối quan hệ hỗ sinh.
Nhóm vi khuẩn hiếu khí đại diện là: Cellulomonas, Pseudomonas,
Achromobacter, Bacillus... [11].
Nhóm vi khuẩn kị khí Clostridium, đặc biệt là những cầu khuẩn thuộc chi
Ruminococcus có khả năng phân huỷ xenluloza thành đường và các axit hữu cơ,
7

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp


§µo ThÞ Lan

sống trong dạ cỏ của động vật nhai lại.Chính nhờ nhóm này mà trâu, bò có thể sử
dụng được xenluloza có trong cỏ, rơm rạ làm thức ăn [11].
Niêm vi khuẩn (Myxobacteriales) là những vi khuẩn Gram âm, có khuẩn lạc
nhày ướt, tế bào hình que, nhỏ bé (0,3 – 0,4 x 0,7 - 10  m), hơi uốn cong.
Thường có đầu nhọn, có thành tế bào mỏng và nhuộm màu kém hơn so với các
vi khuẩn khác. Niêm vi khuẩn phân giải xenluloza được tìm thấy trong các giống
Promyxobacterium, Cytophaga, Sporocytophaga, Sorangium. Chúng sống trong
môi trường ít axit và ít kiềm. Trên bề mặt các vật liệu chứa xenluloza, niêm vi
khuẩn phát triển trong dạng các thể nhày không có hình xác định, lan rộng,
không màu hoặc có màu vàng, da cam hay đỏ. Màu sắc khuẩn lạc thường tương
ứng với các chỗ xenluloza bị phân giải nhiều hay ít. Tế bào niêm vi khuẩn bám
sát vào các sợi xenluloza và chỉ thuỷ phân chúng khi tiếp xúc trực tiếp [1].
Xạ khuẩn có khả năng phân giải xenluloza mạnh, nó tiết ra đầy đủ 4 thành
phần của hệ enzym xenlulaza. Vì vậy, nó có thể độc lập phân giải xenluloza mà
không phải sống trong mối quan hệ hỗ sinh với bất kì loài nào khác. Xạ khuẩn
phân

giải

xenluloza

gồm

các

giống:


Proactinomyces,

Actinomyces,

Micromonospora... và đặc biệt là chi Streptomyces thuộc nhóm ưa nóng, sinh
trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 45-500C rất thích hợp cho quá trình ủ rác
thải. Người ta thường sử dụng những xạ khuẩn này để phân huỷ rác thải sinh
hoạt.
1.2. Sơ lược về xạ khuẩn
1.2.1. Vị trí phân loại của xạ khuẩn trong sinh giới
Theo Krasilnikov (1970), xạ khuẩn được tách thành một lớp riêng gồm xạ
khuẩn bậc cao (có hệ sợi phát triển, có cơ quan sinh sản riêng) và nhóm xạ khuẩn
bậc thấp (có hệ sợi không phát triển, tế bào hình que hoặc hình cầu). Trong cuốn
8

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

“Bergey’s Manual” (1970), Bergey đã xếp xạ khuẩn thành một bộ riêng
(Actinomycetales). Xạ khuẩn có thể phát triển thành hệ sợi ngắn như họ
Mycobacteriaceae




Actinomycetaceae

hoặc

hệ

sợi

dài

như

họ

Streptomycetaceae.
Theo hệ thống phân loại hiện nay - hệ thống phân loại chia sinh giới thành 7
giới thì xạ khuẩn thuộc ngành: Tenericutes
Giới: Eubacteria
Siêu giới: Procaryote.
1.2.2. Hình thái và kích thước
Xạ khuẩn có cấu tạo gần giống vi khuẩn Gram dương. Tuy vậy đa số tế bào
xạ khuẩn lại có cấu tạo dạng sợi, phân nhánh phức tạp và có nhiều màu sắc
giống như nấm mốc.
Khi nuôi cấy trên môi trường đặc (thạch, gelatin, silicagen) xạ khuẩn mọc
thành khuẩn lạc có hình dạng khác nhau, mỗi khuẩn lạc gồm nhiều sợi kết vào
với nhau tạo thành. Màu sắc của xạ khuẩn hết sức phong phú: màu trắng, vàng,
da cam, đỏ, lục, lam, tím, nâu, đen... đây là một đặc điểm phân loại quan trọng.
Đường kính sợi của xạ khuẩn khoảng từ 0,1- 0,5  m (chỉ bằng một đến vài phần
mười đường kính của sợi nấm (0,5 – 1,5  m). Có thể phân biệt 2 loại sợi khác
nhau.

Sợi khí sinh: là hệ sợi mọc trên bề mặt môi trường tạo thành bề mặt của
khuẩn lạc xạ khuẩn, từ đây phát sinh ra bào tử.
Sợi cơ chất: là sợi cắm sâu vào môi trường làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh
dưỡng. Sợi cơ chất sinh ra sắc tố thấm vào môi trường, sắc tố này thường có màu
khác với màu của sợi khí sinh. Có loại sắc tố tan trong nước, có loại sắc tố chỉ
tan trong dung môi hữu cơ. Đây cũng là một đặc điểm phân loại quan trọng.
9

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

Một số xạ khuẩn không có sợi khí sinh mà chỉ có sợi cơ chất, loại sợi này
làm cho bề mặt xạ khuẩn nhẵn và khó tách ra khi cấy truyền. Loại chỉ có sợi khí
sinh thì ngược lại rất dễ tách toàn bộ khuẩn lạc khỏi môi trường [8].
Khuẩn lạc xạ khuẩn rất đặc biệt nó không trơn ướt như vi khuẩn, nấm men
mà thường có dạng thô ráp, rắn chắc, xù xì, có thể dạng phấn, dạng da, dạng
nhung, dạng vôi, phụ thuộc vào kích thước bào tử. Trường hợp không có sợi khí
sinh khuẩn lạc có dạng màng dẻo. Kích thước khuẩn lạc thay đổi tuỳ loài xạ
khuẩn và tuỳ điều kiện nuôi cấy. Khuẩn lạc thường có dạng phóng xạ (vì thế gọi
là xạ khuẩn), một số có dạng những vòng tròn đồng tâm cách nhau một khoảng
cách nhất định. Nguyên nhân của hiện tượng này là do xạ khuẩn sinh ra chất ức
chế sinh trưởng khi sợi mọc qua vùng này chúng sinh trưởng yếu đi, qua được
vùng có chất ức chế chúng lại sinh trưởng mạnh thành vòng tiếp theo. Vòng này
lại sinh ra chất ức chế sinh trưởng sát với nó khiến khuẩn ti lại phát triển yếu đi.

Cứ thế tạo khuẩn lạc có dạng vòng tròn đồng tâm [1,7,8].
Còn khi nuôi cấy trong môi trường lỏng thì một số loài xạ khuẩn mọc thành
dạng màng nhày hay vòng trên thành bình nuôi cấy trên bề mặt môi trường. Một
số khác phát triển thành dạng bông hoặc dạng kết tủa kiểu vi khuẩn. Khi nuôi
cấy chìm trên máy lắc hoặc nồi lên men được khuấy đảo liên tục thì xạ khuẩn
hoặc phát triển thành dạng bông chứa đầy thể tích môi trường hoặc thành dạng
lắng cặn xốp hay đặc. Nhưng thường gặp hơn cả là xạ khuẩn phát triển thành
những dạng quả cầu nhỏ với kích thích từ hạt cát (0,1 mm) đến hạt đậu Hà Lan
(2 - 3 mm).
Những quả cầu nhỏ đó được tạo lên bởi những sợi khuẩn ti đan xen vào
nhau. Kích thước của những quả cầu đó phụ thuộc vào bản chất chủng, loài của
xạ khuẩn và phụ thuộc vào thành phần môi trường nuôi cấy [10].
10

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

1.2.3. Cấu tạo tế bào
Khuẩn lạc xạ khuẩn tuy có dạng sợi phân nhánh phức tạp đan xen nhau
nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhân, không có vách ngăn
ngang. Giống như vi khuẩn, nhân thuộc loại đơn giản, không có màng nhân.
Thành tế bào xạ khuẩn giống với thành tế bào vi khuẩn Gram dương. Thành
tế bào thường có cấu tạo lỏng lẻo, có nhiều lỗ nhỏ li ti cho nhiều chất có phân tử
lượng đi qua: thành tế bào không chứa xenluloza và kitin, trong thành có Naxetiglucozamin, protein, lipit, axit teicoic có thể chiếm tới 60% trọng lượng khô

của thành tế bào.
Màng tế bào chất dày khoảng 50 nm và có cấu trúc tương tự như màng tế
bào chất của vi khuẩn.
Nhân không có cấu trúc điển hình, chỉ là những nhiễm sắc thể không có
màng. Khi còn non, toàn bộ tế bào chỉ có một nhiễm sắc thể sau đó hình thành
nhiều hạt rải rác trong toàn bộ hệ khuẩn ti (gọi là hạt cromatin).
1.2.4. Sinh sản
Xạ khuẩn sinh sản bằng bào tử. Bào tử được hình thành trên các nhánh phân
hoá khuẩn ti khí sinh gọi là cuống sinh bào tử. Cuống sinh bào tử ở các loài xạ
khuẩn có kích thước và hình dạng khác nhau. Có loài dài tới 100 - 200 nm, có
loài chỉ khoảng 20 - 30 nm, có loài cấu trúc theo hình lượn sóng, có loài lò xo
hay xoắn ốc. Sự sắp xếp theo kiểu mọc đơn, mọc đôi, mọc vòng hoặc từng chùm.
Đặc điểm hình dạng của cuống sinh bào tử là một tiêu chuẩn phân loại. Bào tử
được hình thành từ cuống sinh bào tử theo kiểu kết đoạn (fragmentation) hoặc
cắt khúc (segmentation).
Ngoài hình thức sinh sản bằng bào tử. Xạ khuẩn có thể sinh sản bằng khuẩn
ti. Các đoạn khuẩn ti gãy ra môi trường phát triển thành hệ khuẩn ti [1,2,7].
11

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

1.2.5. Ý nghĩa thực tiễn của xạ khuẩn
Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất. Chúng tham gia

tích cực vào các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất như xenluloza,
tinh bột... góp phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nhiều loài
xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng sinh được ứng dụng trong công nghệ sản
xuất kháng sinh mới.
Một số giống xạ khuẩn có khả năng phân giải xenluloza.
- Streptomyces là một giống xạ khuẩn phân nhánh mạnh, màu sắc của hệ sợi
phong phú, đa dạng. Hệ sợi cơ chất có thể tiết ra các sắc tố. Phần cuối của hệ sợi
khí sinh mang cuống bào tử có nhiều hình dạng khác nhau từ thẳng tới lượn
sóng, vòng hở có móc, xoắn. Các chuỗi bào tử dài và ngắn tuỳ thuộc vào loài.
- Micromonospora: không tạo thành khuẩn ti khí sinh, chứa một bào tử, ở
đầu cuống mang bào tử phân nhánh yếu.
- Microbispora: tưong tự như Micromonospora nhưng tạo thành khuẩn ti
khí sinh mang 2 conidi.
Cả hai giống này đều phổ biến trong đất, bùn, phân giải mạnh mẽ xenluloza.
- Actinoplanes và Streptosporangium: sống dưới các bã thực vật có bào tử
nằm trong nang [1,4,10].
1.3. Hệ vi sinh vật đất
1.3.1. Sự phân bố của vi sinh vật đất
Vi sinh vật phân bố khắp mọi nơi trên trái đất. Nhưng phổ biến nhất là ở
trong đất. Bởi vì trong môi trường đất cung cấp một nguồn thức ăn phong phú
cho vi sinh vật. Các chất vô cơ có trong đất là nguồn thức ăn cho nhóm vi sinh
vật tự dưỡng, chúng chuyển hoá các hợp chất này (hợp chất của S, P, Fe...) và
nguồn thức ăn cho nhóm vi sinh vật dị dưỡng là các chất hữu cơ: xenluloza, tinh
12

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh



Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

bột, protein... Đất còn là nơi giúp vi sinh vật khỏi bị tiêu diệt bởi ánh nắng mặt
trời.
Do sự phân bố không đều của các chất dinh dưỡng kéo theo sự phân bố của
các vi sinh vật ở các tầng đất khác nhau. Mức độ thoáng khí của đất cũng là một
điều kiện ảnh hưởng đến sự phân bố của vi sinh vật. Các nhóm hiếu khí phát
triển nhiều ở những nơi có nồng độ oxi cao và ngược lại hàm lượng oxi thấp
thường tập trung các loại vi sinh vật kị khí.
Độ ẩm và nhiệt độ trong đất cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh
vật đất. Đại đa số các loài vi sinh vật có ích đều phát triển mạnh ở độ ẩm 60 80%. Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều ức chế vi sinh vật. Chỉ có nấm mốc và
xạ khuẩn là phát triển được ở điều kiện khô. Nếu độ ẩm thấp dưới 20% thì vi
khuẩn phát triển kém nhưng xạ khuẩn lại phát triển mạnh. Đất vùng nhiệt đới có
độ ẩm 70 - 80% và nhiệt độ từ 20 - 300C là điều kiện thích hợp với đa số vi sinh
vật. Bởi vậy trong mỗi gam đất trồng thường có hàng triệu đến hàng tỉ tế bào vi
sinh vật gồm nhiều nhóm khác nhau về vị trí phân loại cũng như hoạt tính sinh lí
sinh hoá [7 ].
Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất: vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn,
virut, tảo, nguyên sinh động vật. Trong đó vi khuẩn là nhóm chiếm nhiều nhất về
số lượng. Theo nhiều tài liệu đáng tin cậy thì trung bình vi khuẩn chiếm 90%
tổng số, xạ khuẩn 8%, vi nấm 1%, còn lại 1% là tảo và nguyên sinh động vật. Tỉ
lệ này thay đổi theo các loại đất khác nhau cũng như khu vực địa lí khác nhau,
tầng đất, thời vụ, chế độ canh tác...Ở những đất có đầy đủ chất dinh dưỡng, độ
thoáng khí tốt, nhiệt độ, độ ẩm và pH thích hợp thì vi sinh vật phát triển nhiều về
số lượng, thành phần. Sự phát triển của vi sinh vật lại chính là các nhân tố làm
cho đất thêm phì nhiêu, màu mỡ [6].
13


Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

Bởi vậy khi đánh giá độ phì nhiêu của đất phải tính đến thành phần và số
lượng vi sinh vật. Nếu chỉ tính đến hàm lượng chất hữu cơ thì khó giải thích
được tại sao ở một vùng đất chiêm trũng hàm lượng chất hữu cơ, chất mùn, đạm,
lân đều cao mà cây trồng lại kém phát triển. Vì các chất khó tiêu đối với cây
trồng không được chuyển hoá thành dạng dễ tiêu. Các chất độc tích luỹ dần
trong đất trong quá trình trao đổi chất của cây cũng không được phân giải nhờ vi
sinh vật, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất
chia ra theo các kiểu phân loại sau đây.
* Phân bố theo chiều sâu
Quần thể vi sinh vật thường tập trung nhiều ở tầng canh tác. Đó là nơi tập
trung của rễ cây, chất dinh dưỡng, có cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích
hợp nhất. Số lượng vi sinh vật giảm dần theo tầng đất, càng xuống sâu càng ít vi
sinh vật. Riêng đối với đất bạc màu do hiện tượng rửa trôi, tầng 0 - 20cm ít chất
dinh dưỡng hơn tầng 20 - 40cm. Bởi vậy ở tầng này lượng vi sinh vật nhiều hơn
ở tầng trên. Sau đó giảm dần ở các tầng dưới.
Thành phần vi sinh vật cũng thay đổi theo tầng đất: vi khuẩn háo khí, vi
nấm, xạ khuẩn thường tập trung ở tầng mặt vì tầng này chứa nhiều oxi. Càng
xuống sâu các nhóm vi sinh vật hiếu khí càng giảm mạnh. Ngược lại các nhóm
vi sinh vật kị khí như vi khuẩn phản nitrat phát triển mạnh ở độ sâu 20 - 40cm ở
vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường có quá trình rửa trôi xói mòn nên tầng
0 - 20cm dễ biến động, tầng 20 - 40cm ổn định hơn [8].

* Phân bố theo các loại đất
Ở các loại đất khác nhau có điều kiện dinh dưỡng độ ẩm thoáng khí, pH
khác nhau. Bởi vậy sự phân bố của vi sinh vật khác nhau. Ở đất lúa nước tình
trạng ngập nước lâu ngày làm ảnh hưởng đến độ thông khí, chế độ nhiệt, chất
14

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

dinh dưỡng ... chỉ có một lớp mỏng ở trên khoảng 0 - 3cm là có quá trình oxi hoá
ở tầng dưới quá trình khử chiếm ưu thế. Cho nên trong đất lúa nước các loại vi
sinh vật kị khí phát triển mạnh như vi khuẩn amôn hoá, vi khuẩn phản nitrat hoá,
vi khuẩn cố định nitơ, vi nấm và xạ khuẩn đều rất ít. Tỉ lệ giữa vi khuẩn hiếu khí
trên kị khí thường nhỏ hơn một (vùng chiêm trũng Hà Nam Ninh tỉ lệ này là 0,2
– 0,3). Ở đất trồng màu, không khí lưu thông tốt quá trình oxi hoá chiếm ưu thế
do đó các loài vi sinh vật hiếu khí phát triển mạnh, vi sinh vật kị khí phát triển
yếu. Tỉ lệ giữa vi khuẩn hiếu khí trên kị khí thường lớn hơn 1, có trường hợp đạt
4 - 5 như vùng đất phù sa sông Hồng [1].
* Phân bố theo cây trồng
Đối với tất cả các loại cây trồng, vùng rễ là vùng vi sinh vật phát triển mạnh
nhất. Do rễ cây cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ khi nó chết đi. Khi còn
sống, bản thân rễ cây cũng thường xuyên tiết ra các chất dinh dưỡng cho vi sinh
vật. Rễ cây còn làm cho đất thoáng khí, giữ được độ ẩm. Tất cả những yếu tố đó
làm cho số lượng vi sinh vật ở vùng rễ phát triển mạnh.

Tuy nhiên mỗi loại cây trồng trong quá trình sống thường tiết ra bộ rễ
những chất khác nhau. Bộ rễ khi chết đi cũng có thành phần các chất khác nhau.
Số lượng và thành phần của các chất hữu cơ này quyết định số lượng và thành
phần vi sinh vật sống trong vùng rễ đó. Ví dụ như vùng rễ cây họ đậu thường
phân bố nhóm vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh, vùng rễ lúa là nơi cư trú của các
nhóm cố định nitơ tự do hoặc hội sinh... số lượng và thành phần vi sinh vật cũng
thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cây trồng, phù hợp với hàm lượng các
chất tiết ra bộ rễ và các sản phẩm chết của cây. Khi cây còn non có rất ít vi sinh
vật phân giải xenluloza, nhưng khi cây già hàm lượng xenluloza tăng lên do quá

15

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

trình cây già hoá và chết dần kéo theo sự tăng lên của vi sinh vật phân giải
xenluloza [1].
1.3.2. Sự phân bố của xạ khuẩn
Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên, có thể gặp xạ khuẩn trong đất,
nước, rác, bùn... Nhưng quan trọng và đáng chú ý hơn cả là xạ khuẩn trong đất.
Ở nhiều vùng trên thế giới số lượng xạ khuẩn trong đất chiếm tới 20 - 40 % tổng
số các vi sinh vật đất. Theo Waksman thì trong đất xạ khuẩn chiếm từ 9 - 45%
tổng số vi sinh vật và trong 1 gam đất có khoảng 29000 - 24000000 mầm xạ
khuẩn [10].

Xạ khuẩn có thể gặp trong các loại đất từ bắc bán cầu đến nam bán cầu và
số lượng xạ khuẩn ở nam bán cầu bao giờ cũng cao hơn ở bắc bán cầu. Số lượng
xạ khuẩn trong đất không chỉ phụ thuộc vào loại đất mà còn phụ thuộc vào mức
độ canh tác, mức độ bao phủ của thực vật. Đất giàu dinh dưỡng và lớp đất trên
bề mặt (đến 40 cm) thường có số lượng xạ khuẩn lớn. Trong 1 gam đất canh tác
có thể phân lập được 5 triệu mầm xạ khuẩn hoặc hơn. Đất vùng sa mạc có độ ẩm
thấp, chế độ nhiệt khắc nghiệt, đất lại nghèo chất dinh dưỡng nên số lượng xạ
khuẩn trên lớp đất mặt chỉ dao động trong khoảng 10 - 100 nghìn mầm xạ khuẩn
trên 1 gam đất khô [1,10].
Sự phân bố của xạ khuẩn còn phụ thuộc nhiều vào độ pH của môi trường.
Trong đất trung tính, kiềm yếu hoặc axit yếu với giới hạn pH 6,8 – 7,5 thì có mật
độ xạ khuẩn cao hơn so với độ pH quá thấp hoặc quá cao. Số lượng xạ khuẩn
trong đất cũng còn phụ thuộc vào các khoảng thời gian trong năm. Vì vậy khi
chọn mẫu đất để nghiên cứu về sự phân bố của xạ khuẩn, người ta rất chú ý đến
thành phần các lớp đất, thời gian lấy mẫu đất, sinh cảnh trên bề mặt đất, độ ẩm
của đất và các yếu tố khác.
16

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

1.4. Sơ lược về xenluloza
1.4.1. Đặc điểm chung của xenluloza
Xenluloza có công thức: (C6H10O5)n, (n = 5000 – 10000) – là loại

polyxacarit chủ yếu trong xác thực vật, chiếm tới 50 - 80% trọng lượng khô.
Lượng xenluloza có trên hành tinh này lên tới 3500 tỉ tấn. Xenluloza chiếm
khoảng một nửa toàn bộ Cacbon hữu cơ của sinh quyển. Hợp chất cao phân tử
này cấu tạo bởi hàng trăm, hàng nghìn gốc  - D - glucoz, có cấu trúc không gian
như sau:
O

CH2OH

O

. . .H

. ..H

O
O
OH

CH2OH

O

OH
O

O

OH


O

CH2OH

Liên kết trong phân tử xenluloza gồm các liên kết  - 1.4 – glucozit và liên
kết H2 giữa 2 gốc  - D-glucoz kế tiếp nhau. Các phân tử  - D - glucoz có cấu
trúc không gian dạng ghế bành, hai phân tử gần nhau quay góc với nhau 1800C.
Vì thế phân tử xenluloza có cấu trúc mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành
một sợi dài. Các sợi liên kết với nhau thành sợi nhỏ có đường kính 10 - 40 nm
gọi là vi sợi. Các vi sợi được liên kết với nhau bởi các phân tử hêmixenluloza và
lignhin tạo nên độ cứng cho cấu trúc thành tế bào thực vật.
Chính kiểu cấu trúc như trên mà xenluloza rất bền, dai, chắc. Xenluloza
không tan trong bất kì dung môi nào (trừ dung dịch Schweitzer - dung dịch
Amonic của muối đồng). Phân tử xenluloza bền vững và mềm dẻo, do đó màng
có độ bền rất lớn, nó có thể bị uốn cong nhiều mà không bị gãy. Trong cơ thể
người không có enzym thuỷ phân xenluloza nên không tiêu hoá được, chúng chỉ
có tác dụng cơ học trong việc lôi cuốn các chất cặn bã ở đường tiêu hoá. Riêng

17

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

động vật nhai lại: trâu, bò trong dạ dày có tồn tại một lượng lớn các vi khuẩn có

khả năng phân giải xenluloza (15 - 20 tỉ vi khuẩn trên 1 cm3 ở dạ cỏ của bò). Vì
vậy xenluloza là nguồn Cacbohidrat quan trọng trong thức ăn của động vật ăn
cỏ. Trong đất, bùn, phân chuồng có rất nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân
giải xenluloza, chúng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo vòng tuần hoàn
Cacbon trong tự nhiên.
1.4.2. Hệ enzym phân giải xenluloza
Sở dĩ một số nhóm vi sinh vật phân giải được xenluloza là nhờ phức hệ
enzym xenlulaza bao gồm 4 enzym khác nhau tác dụng vào các mối liên kết của
đại phân tử xenluloza.
Đầu tiên enzym xenlobiohidrolaza (enzym C1) có tác dụng cắt đứt liên kết
hidro, biến xenluloza tự nhiên có cấu hình không gian thành dạng xenluloza vô
định hình không còn cấu trúc lớp. Enzym thứ 2 là Endoglucanaza có khả năng
cắt đứt các liên kết  - 1.4 – glucozit tạo thành những chuỗi dài. Enzym thứ 3 là
Exogluconaza tiến hành phân giải các chuỗi trên thành disaccarit gọi là
Xenlobioza. Cả hai loại enzym Endoglucanaza và Exogluconaza gọi chung là Cx.
Enzym thứ tư là  - glucosidaza tiến hành thuỷ phân Xenlobioza thành glucoza.
C1

Xenluloza

tự

nhiên

Cx

Xenlobioza

Xenluloza
 -1.4 - glucozit




định

glucoza.

18

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh

hình


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số nhóm xạ khuẩn có khả năng phân giải xenluloza.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
Tiến hành khảo sát sự phân bố của một số nhóm xạ khuẩn có khả năng
phân giải xenluloza ở 3 độ sâu khác nhau: 5cm, 10cm, 20cm, tại 3 địa điểm: đồi
Thằn Lằn, ruộng, vườn trồng rau ở làng Yên Mỹ - Xuân Hoà - Phúc Yên-Vĩnh
Phúc.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài này được tiến hành từ 1 - 8 - 2006 đến 30 - 1 - 2007 tại phòng thí
nghiệm vi sinh trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Hoá chất
- Tinh bột tan, glucoza, sacaroza: K2HPO4, NaNO3, MgSO4.7H2O, KCl,
NaCl, CaCO3, (NH4)2 SO4 , FeSO4 , thạch aga, nước cất.
- Xenluloza dưới dạng giấy thấm.
- Dung dịch KCl 1N.
2.3.2. Dụng cụ, thiết bị
- Dụng cụ: Đĩa petri, ống nghiệm, bàn trang, pipet, đèn cồn, bình tam giác,
giá đựng ống nghiệm.
- Thiết bị: Cân Sartorius, nồi hấp, tủ sấy, tủ cấy vô trùng, tủ ấm, tủ lạnh
máy đo pH hãng Horiba.

19

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

2.3.3. Môi trường
Để phân lập xạ khuẩn có thể sử dụng các loại môi trường sau:
Môi trường 1: môi trường Czapek (nguyên gốc)
Thành phần: sacaroza


30g

NaNO3

3g

K2HPO4

1g

MgSO4.7H2O

0,5g

KCl

0,5g

FeSO4

0,01g

Thạch aga

20g

Nước cất

1000 ml


pH

= 7,2 – 7,4

Môi trường 2: môi trường Czapek (glucoza)
Thành phần: glucoza

30g

CaNO3

3g

(NH4 )2 SO4

2g

K2HPO4

1g

MgSO4.7H2O

1g

NaCl

1g


Thạch aga

20g

Nước cất
pH

1000 ml
= 6,8

Môi trường 3: môi trường Czapek (tinh bột)
Thành phần: Tinh bột tan
CaNO3

20g
3g
20

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

NaNO3

2g


K2HPO4

1g

MgSO4.7H2O

0,5g

KCl

0,5g

FeSO4

0,01g

Thạch aga

20g

Nước cất

1000 ml

pH

= 7,0

Môi trường 4: môi trường Gauze I

Thành phần: Tinh bột tan

20g

KNO3

0,1g

K2HPO4

0,5g

MgSO4.7H2O

0,05g

NaCl

0,5g

FeSO4

0,01g

Thạch aga

20g

Nước cất


1000 ml

pH

= 7,4

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4.1. Phương pháp thu thập mẫu đất
Trên mỗi loại đất, dùng dụng cụ lấy đất ở các độ sâu theo thứ tự 5cm, 10
cm, 20cm. Sau mỗi lần lấy xong một mẫu đất lấy khoảng 100 g cho vào túi
nilong, trên túi có ghi độ sâu lấy mẫu sau đó buộc chặt túi lại để tránh bay hơi
nước và tránh các vi sinh vật lạ xâm nhập vào. Các mẫu đất lấy ở một địa điểm
cho chung vào một túi, có ghi đầy đủ ngày lấy mẫu, địa danh nơi lấy mẫu, loại
21

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

đất, đặc điểm sinh cảnh nơi lấy mẫu. Mẫu sau khi được thu thập cần phải tiến
hành phân lập ngay. Nếu chưa phân lập ngay được thì phải bảo quản mẫu trong
tủ lạnh ở nhiệt độ 40 - 50C.
2.3.4.2. Xác định độ ẩm của đất
Đất thu được cho vào túi nilong buộc chặt đem về phòng thí nghiệm cân,
sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở 1050C đến khô kiệt nước.

Độ ẩm tuyệt đối của đất được tính theo công thức:
W% =

a
.100%
b

trong đó W%: Độ ẩm tuyệt đối.
a: Khối lượng nước.
b: Khối lượng đất khô tuyệt đối.
2.3.4.3. Xác định pH của đất
* Nguyên tắc
Dùng 1 muối trung tính dễ phân li (ví dụ KCl) để trao đổi với ion H+ bám
trên keo đất theo phương trình phản ứng:
(Phức hệ hấp phụ trong đất)
2H+
Al3+ + nKCl

(PHHP)nK+ + CaCl2 + MgCl2 + AlCl3 + 2HCl + (n-9)Cl-

Mg2+
Ca+
Sau đó xác định ion H+ bằng phương pháp đo độ pH bằng máy.
*Cách tiến hành:

- Cân 10g đất khô trong không khí; cho vào bình tam

giác có dung tích 250ml; rót thêm vào đó 50ml dung dịch KCl 1N, lắc đều trong
30 phút. Để yên cho lắng trong; lọc gạn trên giấy lọc xếp nếp.


22

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

- Lấy phần nước trong đem đo pH trên máy đo hãng Horiba (độ chính xác
đến 0,01).
2.3.4.4. Chuẩn bị môi trường phân lập và bảo quản
Đầu tiên, chúng tôi bao gói các dụng cụ thí nghiệm đã được rửa sạch và làm
khô. Tiến hành khử trùng bằng nồi hấp (ở áp suất 0,8 - 1at trong thời gian 30 45 phút) rồi đưa sang tủ sấy. Cùng với thời gian đó tiến hành cân các hoá chất để
làm môi trường, chúng tôi chọn môi trường Czapek tinh bột, bình đựng môi
trường phải đảm bảo: bình đã được rửa sạch và khử trùng trước đó, độ cao của
môi trường trong bình chỉ chiếm đến 2/3, sau đó nút bông và bao miệng bình.
Tiếp theo cho bình đựng môi trường vào nồi hấp khử trùng theo phương pháp
Pasteur. Giấy lọc được cắt tròn có diện tích bằng diện tích đáy hộp petri, rồi cho
vào hộp lồng, bao gói cẩn thận đem khử trùng cùng các dụng cụ thí nghiệm.
Tất cả các dụng cụ thí nghiệm và môi trường hấp, sấy 3 lần liên tiếp trong 3
ngày.
Ngày 1: để tiêu diệt các vi sinh vật.
Ngày 2: để tiêu diệt các bào tử.
Ngày 3: đảm bảo điều kiện vô trùng.
Môi trường sau khi khử trùng đổ ngay ra hộp petri đã khử trùng, bề dày của
môi trường trong mỗi hộp petri khoảng từ 3 - 4 mm là đủ. Sau khi đông, trên bề
mặt thạch thường có một số giọt nước cần tiến hành sấy khô bề mặt thạch trước

khi cấy bằng cách: cho nhiệt độ tủ sấy lên cao để khử trùng tủ, sau đó hạ xuống
800C thì đưa các đĩa thạch vào, úp ngược hộp petri lại rồi ghếch đáy hộp kênh
trên thành của nắp hộp để dễ thoát hơi nước và tránh bụi rơi vào bề mặt thạch.
Tắt tủ ấm và đợi cho khi nào nhiệt độ tủ hạ xuống nhiệt độ phòng thì đậy

23

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

từng hộp petri lại và lấy ra. Cũng có thể sấy khô mặt thạch ở nhiệt độ 60 - 700C
trong 15 phút.
Để có môi trường giữ giống trong ống thạch nghiêng ta rót khoảng 3ml - 4
ml môi trường vào mỗi ống nghiệm đậy nút bông và khử trùng như phương pháp
nêu trên. Sau khi khử trùng song đặt nghiêng ống nghiệm đựng môi trường khi
đang còn nóng.
2.3.4.5. Phương pháp phân lập xạ khuẩn từ mẫu đất
Mỗi mẫu đất cân lấy 10 g đất cho vào cối sứ nghiền kĩ, trộn đều. Sau đó cho
vào bình tam giác vô trùng có dung tích 500 ml chứa sẵn 100 ml nước cất vô
trùng, lắc đều trong 10 - 15 phút để lắng. Dùng pipet hút lấy 1 ml dung dịch đất
này cho sang ống nghiệm có chứa sẵn 9 ml nước cất đã khử trùng, lắc trộn đều,
lúc này ta có dịch đất với độ pha loãng 10-2. Lại lấy tiếp 1 ml dịch pha loãng
nồng độ 10-2 cho sang ống nghiệm chứa 9 ml nước cất đã vô trùng thu được
dung dịch pha loãng có nồng độ 10-3. Cứ tiếp tục làm như vậy với những ống

nghiệm tiếp theo ta có dung dịch đất với độ pha loãng 10-4, 10-5 ,10-6... Tuỳ vào
mật độ phân bố của xạ khuẩn trong mẫu đất mà ta chọn dịch đất có độ pha loãng
thích hợp. Ở đây chúng tôi chọn dịch đất có độ pha loãng 10-5.
Dùng pipet vô trùng 0,5ml dung dịch đất có độ pha loãng 10-5 nhỏ lên bề
mặt thạch trong hộp petri, lấy bàn trang thuỷ tinh gạt đều giọt dịch này lên khắp
bề mặt thạch. Sau đó đặt một miếng giấy lọc đã vô trùng lên trên và dùng bàn
trang thuỷ tinh vô trùng làm cho giấy lọc dính sát vào bề mặt thạch.
Với mỗi độ sâu (5 cm, 10 cm, 20 cm) tại một địa điểm tiến hành cấy vào 5
đĩa petri. Như vậy ở 3 địa điểm có tất cả 45 đĩa petri. Sau đó dùng giấy báo gói
các hộp petri, đánh dấu và đưa vào giữ trong tủ ấm ở nhiệt độ 28 - 300C. Sau 7
ngày mang các hộp petri ra quan sát khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch.
24

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

§µo ThÞ Lan

Ta có thể thấy những chỗ xuất hiện khuẩn lạc giấy lọc bị bào mòn, nhìn thấy cả
sợi giấy. Đếm số lượng các khuẩn lạc xạ khuẩn mọc trên khoang giấy lọc.
* Cách đếm khuẩn lạc:
Dùng bút chì chia đáy hộp thành nhiều phần. Sau đó lần lượt đếm số lượng
khuẩn lạc trong từng phần nhỏ. Cũng có thể dùng những thiết bị đặc biệt để đếm
số lượng khuẩn lạc một cách thuận lợi hơn: các thiết này có thể chỉ là một bản gỗ
có chia ra thành nhiều ô nhỏ có thể lắp 1 kính lúp phía trên, cũng có thể lắp 1 bút
điện hoặc 1 máy bấm đặc biệt giúp cho việc ghi một cách tự động.

Số lượng xạ khuẩn trong 1 g đất khô được tính theo công thức:
X

a.b
c.d

Trong đó: X: Số lượng xạ khuẩn trung bình trong một gam chất đó.
a: Số lượng khuẩn lạc trung bình trên một hộp petri.
b: Độ pha loãng của dung dịch đất phân lập.
c: Số ml dịch đất được phân lập trên một hộp petri.
d: Số gam đất khô từ một gam mẫu đất phân lập.
Cấy truyền những khuẩn lạc xạ khuẩn mọc riêng biệt không bị nhiễm sang
các ống thạch nghiêng có chứa môi trường Czapek tinh bột. Các ống giống này
được gói lại bằng giấy báo và đưa vào tủ ấm giữ ở nhiệt độ 28 - 300C. Sau 5 đến
7 ngày mang ra kiểm tra lại, nếu thấy ống nghiệm nào không mọc hoặc bị nhiễm
thì loại bỏ hay cấy truyền lại để cuối cùng ta được các ống nghiệm có các chủng
xạ khuẩn thuần chủng.
2.3.4.6. Phương pháp bảo quản giống
Sau khi có được các chủng xạ khuẩn thuần chủng và khi bào tử đã chín,
gói các ống giống vào giấy báo và đưa vào trong tủ lạnh ở nhiệt độ 40C. Cứ sau

25

Tr­êng §H S­ Ph¹m Hµ Néi 2

K29A- Sinh


×