Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Công ty cổ phần với vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và thị trường chứng khoán ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.61 MB, 96 trang )


BỘ GIẢO DỤC VÀ ĐAO TAO

BÔ Tư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGÂN

/7

CÔNG TY CỔ PHẨN VỚI VẤN ĐỀ c ổ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Pháp luật kinh tẽ
Mã số
:50515

LUÔN VĂN THÍ1C sĩ LUẬT HỌC
THƯ VIỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC yÌÃW A NỘI
PHONG GV -

--------

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS.LÊ HỔNG HẠNH

Hà Nội - 2002



M ỤC LỤC

PHẨN MỞ ĐẦU

Chươns / ■• CÔNG TY c ổ PHẦN VÀ MỘT s ố ĐẶC TRUNG TRONG

7

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHÚNG

1.1.

KIỈÁI QUÁT S ự PHÁT TRIẺN CỦA CÔNG TY

c ổ PHẦN VÀ PHÁP 7

LUẬT VỀ CÔNG TY c ổ PHẦN ở VIỆT NAM

1.1.1

Khái niệm về công ty cổ phần.

7

1.1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần trong pháp luật một số nước trên thế 7
giới.

1.1.1.2 Khái niệm công ty cổ phần trong pháp luật Việt Nam.
1.1.2


10

Vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường ở Việt 10
Nam.

1.2.

NHÚNG NÉT ĐẶC TRUNG CỦA CÔNG TY

c ổ PHAN CÓ ẢNH

13

HUỞNG ĐẾN CỔ PHẦN HOÁ VÀ THỊ TRUỒNG CHÚNG KHOÁN.

1.2.1.

Đặc trưng trong tổ chức quản lý của công ty cổ phần.

14

1.2.2.

Đặc trưng trong cơ chế huy động vốn điều lệ của công ty cổ phần

15

1.2.3.

Đặc trưng trong cấu trúc vốn cúa công ty cổ phần.


20

1.2.3.1

Cổ phần và cổ phiếu của công ty cổ phần.

20

1.2.3.2

Vai trò của cổ phẩn trong tổ chức và hoạt động của công ty cổ 22
phần.

1.2.3.3

Cổ phần với tư cách là chứng khoán trong nền kinh tế nước ta 24
hiện nay.

1.3.

NHŨNG u u THẾ CỦA CÔNG TY c ổ PHẦN s o VỚI CÁC LOẠI HÌNH

DOANH NGHIỆP KHÁC

26


Chương II: CÔNG TY c ổ PHẦN VỚI VẤN ĐỂ c ổ PHẦN HOẢ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN


2.1

DOANH NGHIỆP NHÀ NUỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRUỒNG

35

ĐỊNH HUỐNG XHCN - VAI TRÒ VÀ THựC TRẠNG.

2.1.1.

Vai trò kinh tế của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị 35
trường ở Việt Nam.

2.1.2

Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và vấn đề cải 36
cách doanh nghiệp nhà nước.

2.2

CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NUỚC.

42

2.2.1.

Bản chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

42


2.2.2.

Những khía cạnh pháp lý trong việc đại diện của cổ đông Nhà 46
nước trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.

2.3

CÔNG TY CỔ PHẦN VỚI s ự PHÁT TRIẺN

của

th ị trường

50

CHÚNG KHOÁN VIỆT NAM.

2.3.1

Khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán.

50

2.3.2

Vai trò của thị trường chứng khoán

52


2.3.3

Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán và yêu cầu đặt

57

ra với công tv cổ phần.
2.3.4

Công ty cổ phần với sự phát triển của thị trường chứng khoán 59
Việt Nam.

2.3.4.1

Mối quan hệ giữa công ty cổ phần với thị trường chứng khoán.

2.3.4.2

Ảnh hưởng của cổ phẩn hoá doanh nghiệp nhà nước tới thị trường 65

59

chứng khoán.
Chương III: MỘT s ố KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP

71

LUẬT NHẰM THÚC ĐAY c ổ PHẦN HOÁ VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN


3.1

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY c ổ PHẦN NHẰM THÚC

71


ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NLỦC.
3.1.1

Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện 71
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và giải pháp khắc phục.

3.1.2

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty cổ phần nhằm thúc đẩy 74
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

3.2

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT v ề CÔNG TY c ổ PHAN NHẰM PHÁT

77

TRIỂN THỊ TRUỒNG CHÚNG KHOÁN.
3.3

MỘT S ố GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐÁY c ổ PHẦN HOÁ GẮN VỚI

82


THỊ TRUỒNG CHÚNG KHOÁN.
KẾT LUẬN

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

87


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán là hai khái niệm không thể
tách rời, chúng luôn có quan hệ qua lại tác động lẫn nhau, cái này là
nguyên nhân đồng thời là kết quả của cái kia và ngược lại. Chúng đã xuất
h. ện trên thế giới hàng trăm năm nay, có thể nói đây là những công cụ hết
sức quan trọng để phát triển nền kinh tế, giúp việc huy động vốn để đầu tư
trực tiếp vào hoạt động sản x,uất kinh doanh. Chính vì xác định được vai trò
quan trọng của chúng, mà Nhà nưức ta rất quan tâm đến việc xây dựng hệ
thống pháp luật về công ty cổ phần và thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi chúng ta đang trên con đường
xây dựng nền kinh tế thi trường định hướng XHCN. Nhà nước đang cố gắng
từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về công ty
cổ phần. Sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999, đã đánh dấu bước phát triển
mới về công ty cổ phần. Gùng với sự hoàn thiện pháp luật về công ty cổ
phần, pháp luật về thị trường chứng khoán cũng đã được hình thành và từng
bước phát triển.
Trên thực tế, kể từ khi có Luật doanh nghiệp, đã có rất nhiều công ty

cổ phần được thành lập mói, cùng với nó, thị trường giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động từ Tháng 7/2000, đánh dấu
một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường
tài chính, phù hợp với quá trình đổi mới và xu thế hội nhập kinh tế của Việt
Nam. Có thể nói đây là một sự kiện quan trọng khẳng định quyết tâm của

1


Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện đường lối xây dựng thể chế kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
Với những đặc thù về điều kiện lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội ở Việt
Nam, công ty cổ phần không phải chỉ được thành lập mới theo quy định của
Luật doanh nghiệp, mà một phần không nhỏ công ty cổ phần hiện nay được
thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
M( i quan hệ giứa công ty cổ phần với vấn đề cổ phần hoá Doanh
nghiệp Nhà nước và thị trường chứng khoán là một vấn đề hết sức cần thiết.
Bởi những lý do sau:
- Công ty cổ phần cùng với việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
tạo nên cơ chê đa dạng hoá quan hệ sở hữu, từ đó thu hẹp kinh tế Nhà nước,
từng bước cải cách các doanh nghiệp Nhà nước và làm lành mạnh hoá
chúng.
- Công ty cổ phần với vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là
cơ sở để hình thành nên thị trường chứng khoán, từ đó tạo ra khả năng huy
động được nguồn vốn lớn trong công chúng để đầu tư vào sản xuất kinh
doanh, phát triển nền kinh tế quốc dân.
Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn dị ện về công ty cổ phần với
tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước và thị trường chứng khoán ở
Việt Nam để thấy rõ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình áp dụng và
tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chúng, và bảo đảm cho sự đồng bộ

của pháp luật là một vấn đề có ý nghìd quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Chính vì vậy mà chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Công ty cổ phần với vấn đề cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước
và thị trường chứng khoán ở Việt Nam ”
Những nội dung mà chúng tôi đề cập tới trong luận án rất rộng và mới
mẻ ở Việt Nam, liên quan đến nhiều lĩnh vực và chuyên ngành khác nhau,

2


vì vậy trong bản luận án này chúng tôi chỉ đề cập đến những nội dung cơ
bản nhất, chủ yếu dưới góc độ của Luật kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luân án, do phải tra cứu, tập
hợp một khối lượng văn bản lớn trong một thời gian hạn chẽ, vì vậy luận án
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chúng tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà nghiẽn cứu khoa học và các bạn
đồng nghiệp để hoàn chỉnh luận án này ở một mức độ cao hơn.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
công ty cổ phần, về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và về thị trường
chứng khoán. Nhưng các công trình mới chỉ nghiên cứu từng vấn đề, còn
đặt chúng trong mối quan hệ nội tại với nhau thì chưa có công trình nào làm
sáng tỏ.
Luận án Thạc sĩ luật học của Nguyễn thị Vân Anh về “ cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước thực trạng và phương hướng hoàn thiện”(1), đã chỉ
ra trực trạng pháp luât về cổ phần hoá, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực
trạng đó và phương hướng hoàn thiện. Bên cạnh đó là luận văn Thạc sĩ luật
học của Đồng Ngọc Ba về “Công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam ”,(2) luận án này đã đi sâu phân tích những quy định hiện hành về
công ty cổ phần, đặt nó trong mối quan hệ với điều kiện cụ thể của nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả pháp luật về công ty cổ phần. Công trình khoa hí c có
gía trị khác là cuốn sách “Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần” của TS. Đoàn Văn Hạnh,(3) “Công ty cổ phần

(1> Thư viện đại học Luật Hà Nội - Mã số 178
(2) Thư viện đại học Luật Hà Nội - Mã số 178
(3) Nhà xuất bản Thống kê năm 1998

3


và thị trường tài chính” của TS. Ngô Văn Quế (4)“Luật doanh nghiệp, vốn và
quản lý trong công ty cổ phần” của Luậl sư Nguyễn Ngọc Bích,(5) Những
cuốn sách trên đã đề cập tới những phương diện và góc độ khác nhau về
công ty cổ phần, về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và thị trường
chứng khoán. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu có gía trị khác
về những phương diện pháp lý cụ thể như “Cấu trúc vốn của công ty”,
“Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn của công ty với sự hình thành và phát triển
của thị trường chứng khoán”, của PGS. TS Lê Hồng Hạnh(6) “Pháp luật về
chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam, thực trạng và phương
hướng hoàn thiện” của TS Đinh Dũng Sĩ

..

Đề tài “Công ty cổ phần với vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước và th trường chứng khoán ở Việt Nam ” là một vấn đề phức tạp liên
quan đến nhiều chế định pháp luật khác nhau. Nghiên cứu chúng một cách
có hệ thống để thấy rõ mối quan hệ tất yếu, nội tại giữa chúng với nhau
nhằm giải quyết những vấn đề bất cập. Đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ

của một số định chế trong hệ thống pháp luật kinh tế. Với mong muốn góp
phần nhổ bé vào công cuộc đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công ty cổ
phần nhằm thúc đẩy cổ phần hoá và thị trưừng chứng khoán ợ Việt Nam.
3- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
về công ty cổ phần, cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước và thị trường
chứng khoán, kết hợp với cơ sở thực tiễn, đê tài nhằm mục đích: nghiên cứu
một cách có hệ thống những vấn đề pháp lý cơ bản về công ty cổ phần, cổ
phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước và thị trường chứng khoán. Từ đó rút ra

(4) Nhà
(5) Nhà
(6) Tạp
(7) Tạp

xuất bản Lao động năm 1996
xuất bản Trẻ năm 1999
chí Luật học, trường đại học luật Hà Nội, số 3 năm 1996, số 3 năm 1997
chí chứng khoán v ỉẹ t Nam số 2, số 3 riăm 2001

4


được mối quan hệ cụ thể giữa công ty cổ phần và Doanh nghiệp Nhà nước
cổ phần hoá với thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra những kết
luận và giải pháp hoàn thiện pháp Iuât nhằm thúc đẩv cổ phần hoá và thị
trường chứng khoán phát triển.
4- Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cúu nội dung của pháp luật hiện hành về
công ty cổ phần, cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước và thị trường chứng

khoán. Như phần trên đã nói đây là những vấn đổ liên quan đến nhiều lĩnh
vực, nhiều chuyên ngành và nhiều chế định pháp luật khác nhau. Vì vậy
luận án chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý cơ bản nhất về các
vấn đề trên, các mối liên hệ giữa chúng với nhau và đặt chúng trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
5 - Phương pháp nghiên cứu.
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận truyền thống
của chủ nghĩa Mác Lê Nin đó là: phương pháp duy vật biên chứng, phương
pháp duy vật lịch sử. Đồng thời luản án còn dựa trên cơ sở quan điểm trong
nghị quyết đại hội Đảng lẩn thứ IX. Cùng với những phương pháp trên
chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, khái quát, tổng hợp
để giải quyết những mối quan hệ trong luận văn này.
6 - Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luân án.
Lần đầu tiên luận án nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống, toàn
diện về mối quan hệ giữa công ty cổ phần với vấn đề cổ phần hoá Doanh
nghiệp Nhà nước và thị trường chứng khoán Việt Nam để rút ra kết luận và
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về công ty cổ phần, cổ
phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước và thị trường chứng khoán ở Việt Nam,
là đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu trong khoa học pháp lý.

5


7 - Kết cấu của luận án.
Luận án bao gổm các phần sau:
Lời nói đáu
Phần nội dung của luận án: Được chia làm ba chương
Chương I :

Công ty cổ phần và một số đặc trưng trongđịa


vị

pháp lý của chúng
Chương II:

Công ty cổ phần với vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước và thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật nhằmthúc
đẩy cổ phần hoá và thị trường chứng khoán
Phần kết luân

6


Chương I
CÔNG TY CỔ PHẨN VÀ MỘT s ố ĐẶC TRUNG TRONG ĐỊA VỊ
PHÁP LÝ CỦA CHÚNG

1.1

- KHÁI QUÁT CÔNG TY c ổ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VE CÔNG TY

CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM.

1.1.1. Khái niệm về công ty cổ phần.
1.1.1.1. Khái niệm về công ty cổ phần trong pháp luật một sô
nưóc trên thẽ giới.
Công ty cổ phần được pháp luật của nhiều quốc gia quan tâm đ ều

chỉnh. Mặc dù khái niệm về công ty cổ phần được tiếp cận từ nhiều phương
diện khác nhau:
ở Pháp; theo “Luặt quy định điều kiện để công ty phát hành các loại
chứng khoán” ngày 14.12.1985 thì công ty cổ phần được gọi là công ty vô
danh, ở đó phải có ít nhất 7 cổ đông, vói vốn pháp định tối thiểu là 25.000
FF (đối với các công ty không phát hành chứng khoán), còn 1.500.000 KF
(đối với các công ty phát hành chứng khoán), mệnh giá thống nhất mỗi cổ
phiếu là 100 FF. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Công
ty nếu đủ điều kiện, có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn.
ở Đức; khái niệm về công ty cổ phần được quy định bởi Luật ban
hành ngày 4.4.1892 và được sửa đổi vào ngày 4.7.1980. Theo đó, vốn pháp
định tối thiểu của công ty phải là 100.000 Mác, ít nhấi là 1/4 gía trị đăng ký
của mỗi cổ phẩn phải được đóng góp ngay từ khi thành lập công ty. Ngoài
ra, công ty cổ phần ở Đức có một số đặc điểm giống như công ty vô danh
của Pháp.

7


Ở Italia; công ty cổ phần được điều chỉnh bàng Luật dân sự. Các công
ty cổ phần ở đây với những đặc điểm pháp lý cơ bản giống như công ty cổ
phần của Pháp và của Đức. Ngoài ra, Luật này còn quy định vốn pháp ('.nh
của công ty là 250 triệu Lia, 3/10 số vốn phải được góp ngay khi thành lập
công ty.
Ở Anh; công ty cổ phần còn có tên gọi là công ty công cộng (public
limited company) hay công ty trách nhiệm hữu hạn theo cổ phần (company
limited share). Tư cách pháp lý của công ty được quy định bởi Luật Công ty
ban hành năm 1948, theo đó, vốn pháp định tối thiểu của công ty là
500.000 bảng Anh, có cấu trúc vốn linh hoạt, các cổ phần đều có thể
nhượng bán, trừ khi điều lệ công ty có quy định khác.(S)

Ớ Australia; các công ty đối vốn được thành lập dưới hai dạng công ty
công (Public company) hoặc công ty tư (proprietarí company), các loại hình
này có đặc điểm pháp lý cơ bản giống như công ty hữu hạn của Anh. Đối
với các công ty công, bắt buục tối thiểu phải có 5 thành viên, song không bị
han chế số lư< fng tối đa. Vốn cổ phần đưwC tư do chuyển nhượng theo quy
định của pháp luật.
Ở Hoa Kỳ; theo pháp luật thương mại Hoa Kỳ, có ba loại công ty
chính: Hợp danh (Partnership), công ly kín (close corparation), và công ty
mở (Public Corporation), trong đó công ty mở có đặc điểm pháp lý giống
như công ty hữu hạn ở Anh và công ty ở Australia(9)
Tựu chung lại, pháp luật của các nước khác nhau trên thế giới có quy
định phong phú và đa dạng về công ty cổ phần bởi pháp luật của mỗi nước
được hình thành dựa trên nguồn gốc lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội

(8) Xem: “Pháp luật vể công ty" của Nguyễn Thị Thu Vân,(1996) Viện Nghiên cứu khoa học pháp
ly, trang 49
(9> XenrTìm hiểu các loại hình doanh nghiệp ở Hoa Kỳ của PGS.TS. Lẽ Hổng Hạnh Tạp chí
Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, SỐ1 năm 1994

8


khác nhau. Tuy nhiên, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì pháp luật của các
quốc gia cũng đều ghi nhận những đặc điểm pháp lý cơ bản tương đối thống
nhất về công ty cổ phần. Có thể khái quát những điểm chung đó như sau:
Thứ nhất: Công ty cổ phần là loại công ty đối

V

ín, tức là loại công ty


mà trong đó các cổ đông tham gia không quan tâm đến nhân thân của nhau,
mà chỉ quan tâm đến vốn. Trong công ty, những cổ đông nắm giữ nhiều cổ
phiếu có khả năng chi phối công ty nhiều hơn.
Thứ hai: Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân.
Thứ ba: Công ty cổ phần có cấu trúc vốn linh hoạt, mang tính xã hội
hoá cao.
Trong cấu trúc vốn của cồng ty cổ phần, phần vốn quan trọng nhất là
vốn điều lệ. Vốn điều lệ được chia thành các loại cổ phần, các cổ phần được
tự do chuyển nhượng (trừ trường hợp pháp luật và điều lệ công ty không
cho phép). Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được phát hành các
loại chứng khoán ra thị trường để công khai huy động vốn trong dân chúng,
điều này tao ra khả năng huy đông vốn lớn, cũng như tính xã hôi hoá cao
của công ty cổ phần.
Thư tư: Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Công ty cổ phần có cấu trúc vốn tạo điều kiện dễ dàng cho việc thay
đổi các cổ đông, mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Vì vậy,
công ty cổ phần thường có số lượng thành viên đônơ. Để bảo vệ quyền lợi
cho tất cả các thành viên, cũng như các chủ thể có tham gia quan hệ với
công ty, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định chặt chẽ về cơ cấu tổ
chức, quản lý, điều hành và giám sát công ty, về nguyên lắc hoạt động của
'các cơ quan trong công ty, chế độ trách nhiệm của công ty.... Tất cả các cổ
đông trong công ty, cũng như công chúng đều có quyền được thông tin về
mọi hoạt động của công ty.

9


1.1.1.2. Khái niệm vể công ty cổ phan trong pháp luật Việt Nam.
ở Việt Nam công ty cổ phần ra đời rất muộn, so với nhiều nước phát

triển trên thế giới. Mãi tới năm 1990 pháp luật Việt Nam mới thừa nhận sự
tồn tại của loại hình doanh nghiệp này. Cho tới nay những chế định về công
ty cổ phần đã từng bước hoàn thiện cho phù hợp hơn với điều kiện Việt
Nam và những thông lệ quốc tế.
Pháp luật Việt Nam hiện hành không đưa ra định nghía về công ty cổ
phần, mà chỉ đưa ra những dấu hiệu để từ đó giúp ta nhận ra công ty cổ
phần. Dựa vào những dấu hiệu cụ thể trong quy định của pháp luật(i0) có thể
hiểu công ty cổ phần như sau: Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn,
vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, hình thức
của c ổ p hán làlpổ phiếu, người sở hữu cổ phẩn là cổ đông, cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm vê mọi hoạt động của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần mà
họ nấm giữ, công ty đư< )'e phát hành chứng khoán để huy đung vốn.
1.1.2. Vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam.
Có thể nói, kinh tế thị trường là cơ sở để hình thành và phát triển công
ty cổ phần, song khi công ty cổ phần ra đời thì nó tác động trở lại với nền
kinh tế thị trường, thúc đẩy nền kinh tế ấy phát triển bởi khả năng xã hội
hoá và khả năng huy động vốn của nó. Khả năng này tạo ra quy mô kinh
doanh rất lmi mà nếu là các loại hình doanh nghiệp khác thì khó có thể thực
hiện được. Hơn nữa. chính khả năng thu hút vốn 1Ớ11 của công ty cổ phần đã
tạo ra được thị trường vốn, trong đó có thị trường chứng khoán. Có thể
khẳng định công ty cổ phần có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

(10) Xem: Luật Doanh nghiệp, Điều 51

10


Vai trò của công ty cổ phán thể hiện cụ thể ở những điểm sau:

Thứ nhất'. Công ty cổ phần có khả năng tạo lập được thị trường vốn
cho nen kinh tế, góp phẩn hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.
Một ưu thế lớn của cồng ty cổ phần là có khả năng huy động vốn và
tập trung vốn. Tất nhiên, không chỉ có công ty cổ phần mới có khả năng
này, vì việc huy động vốn có thể thông qua hệ thống tín dụng Ngân hàng,
tài chính. Ngân hàng chỉ là cấp trung gian, nôn nó không đủ sức hấp dẫn để
thu hút hết các Iiguồn vốn tiền tê chưa sử dụng trong xã hội. Vì vậy, thông
qua công ty cổ phần mới có khả năng tẹo được thị trường vốn lớn cho nền
kinh tế. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi chiến lược
phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Công ty cổ phần bằng khả năng tạo lập nên thị trường vốn, đã có vai
trò quan trọng trong việc hình thành nên thị trường chứng khoán. Điều này
có thể được giải thích bởi những lý do sau:
Công ty cổ phần là chủ thể chủ yếu trên thị trường chứng khoán, bởi
vì các công ty cổ phần chính là nơi “sản XQất hàng hoá” chủ yê 1 cho thi
trường chứng khoán, là yếu tố quan trọng để hình thành nên thị trường
chứng khoán sơ cấp.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay khỏng phải tất cả các công ty cổ
phần đều được phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để huy đung
vốn. Công ty cổ phần cần phải đạt đủ những điều kiện luật ('linh thì mới có
quyền tham gia thị trường chứng khoán. Như vậy, không chỉ quyết định sự
ra đời của thị trường chứng khoán, công ty cổ phần còn quyết định sự phát
triển của thị trường này. Quy mô và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ
phần sẽ quyết định đến quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng
khoán.

11


Ngoài việc tham gia thị trường chứng khoán, với tư cách là chủ thể

phat hành, công ty cổ phần còn tham gia hoạt động kinh doanh. Với việc
thực hiện một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh chứng khoán, công ty cổ
phần là cầu nối giữa nhà đầu tư với thị trường chứng khoán.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chỉ có công ty cổ phần và công
ty trách nhiệm hữu hạn, khi có đủ điều kiện luật định (có phương án kinh
doanh, có cơ sở vật chất kỹ thuật, có mức vốn pháp định...) mới có thể trở
thành công ty chứng khoán, và thành viên của sở giao dịch chứng khoán
T hứ hai: Công ty cổ phần góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của
đồng vốn. Điều này được biểu hiện cụ thể ở những điểm sau:
- Ở công ty cổ phần, mọi phương án sản xuất kinh doanh đều do
chính công ty quyết định, không bị phụ thuộc bởi bất cứ một cơ quan Nhà
nước, một cá nhân hay tổ chức nào. Điều này tạo nên tính chủ động trong
kinh doanh của công ty cổ phần. Mạt khác, nguồn vốn mà công ty có được
phần lớn bằng cách huy đọng từ các nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư bỏ tiền đâu
tư vào công ty cổ phần, họ luôn quan tâm đến các hoạt đòng của công ty,
đặc biệt quan tâm đến cổ tức phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty mang lại. Điều này đã gây ra sức ép đối với cồng ty cổ phần.
Muốn duy trì được giá cổ phiếu cao trên thị trường chứng khoán, bắt buộc
công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn.
- Do tác động của cơ chế lợi nhuận của công ty cổ phần, các nguồn
vốn từ nhiều kênh khác nhau trong xã hội tập trung vào các lĩnh vực, các
ngành có năng suất lao động và lợi nhuận cao. Điều này làm cho vốn được
phân bổ hợp lý hơn và như vậy sẽ tạo ra được hiệu quả hoạt động cao trong
nền kinh tế. Thông qua cơ chế này, cũng như thông qua cổ phần hoá các
doanh nghiệp Nhà nước, bằng hình thức tham gia vào công ty cổ phần, Nhà

12


nước có thể can thiệp để điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy nền kinh

tế phát triển, và điều tiết th trường có hiệu quả.
-

Ớ công ty cổ phần luôn có sự xác định rõ ràng chủ sở hữu về tài

sản thông qua số lượng cổ phần mà họ nắm giữ, cũng như xác định I'õ trách
nhiệm và quyền hạn của mỗi cổ đồng. Cách quản lý tổ chức trong công ty
cổ phần đã tách được quyền sở hữu ra khỏi quyền qu. n lý kinh doanh. Điều
này cho phép người điều hành có thể chủ động tìm kiếm các giải pháp, các
phương án kinh doanh tốt nhất, hiệu quả nhất cho công ty của mình.
T h ứ ba: Công ty cổ phần là mô hình kinh tế hiệu qur nhất, để phối
hợp với các lực lượng kinh tế khác trong điều kiện nền kinh tế thị trường
nhiều thành phần, nhằm hoà nhập và phát huy thế mạnh của các thành phần
kinh tế, làm giảm đến mức thấp nhất sự ngưng trệ của các nguồn vốn, tạo ra
được những hoạt động kinh dnanh có hiệu quả cao.
T h ứ tư: Công ty cổ phần có vai trò to lớn trong việc phát huy nội
lực, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những ưu
điểm về cách huy động vốn và tích chất thành viên của công ty cổ phần,
đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Chính vì vậy, công ty cổ
phần thu hút được vốn đầu tư từ mO' đối tượng khác nhau trong xã hội, tận
dụng được tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, khuyến khích
các tầng lớp dân cư tiết kiệm đổ đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mở rộng
được quy mô kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho toàn xã hội, trên
cơ sở đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2

- NHŨNG NÉT ĐẶC TRUNG CỦA CÔNG TY c ổ PHẤN CÓ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN CỔ PHẦN HOÁ VÀ THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN.


13


1.2.1. Đặc trưng trong tổ chức quản lý của công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là một chủ thể pháp lý độc lập, số lượng cổ đông
của công ty thường rất lớn. Các cổ đông tham gia công ty cổ phần thường
không có quen biết nhau, họ khác nhau về thành phần, về trình độ, về lợi
ích kinh tê ... Chính vì vậy, để đảm bảo thống nhất trong cơ chế điều chỉnh
mọi hoạt động của công ty cổ phần cần phải tạo ra một hệ thống các cơ
quan đại điện cho các cổ đông. Hệ thống các cơ quan này sẽ thay mặt tât cả
các cổ đông để điều hành mọi hoạt động của công ty, thông qua các cơ
quan đó cổ đông thực hiện quvền làm chủ của mình.
Pháp luật Việt Nam hiện hành căn cứ vào số lượng các cổ đông của
công ty cổ phần để quy đị. ìh các mô hình tổ chức quản lý khác nhau:
- Đối với những công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở lên thì trong cơ
cấu tổ chức của chúng có các bộ phận sau: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát.
- Đối với các công ty cổ phần có từ 3 đến 11 cổ đông, thì trong cơ
cấu tổ chức của chúng gồm: Đai hỏi đổng cổ đông, Hội đồng quản trị và
Giám đốc.
Việc phân chia và quy định cơ cấu tổ chức như \*.v là hoàn toàn hợp
lý. Những công ty cổ phần có số lượng cổ đông lớn thì cần phải quy định rõ
ràng quyền hạn trách nhiệm của mỗi cơ quan và tạo ra cơ chế để kiểm tra
và giám sảt mọi hoạt động của chúng thông qua Ban kiểm soát. Còn đối với
những công ty có số lượng cổ đông ít thì không cần phải thành lập Ban
kiểm soát trong cơ cấu quản lý nội bộ của công ty, bởi tự các cổ đông có
thể kiểm tra, giảm sát hi' ìt động của các cơ quan quản lv này.
Về phương diện khoa học, quyền quản lý của công ty có thể chia
thành các nhóm cơ bản sau:


14


- Quyền quyết định những vấn đề lớn, quan trọng nhất liên quan đến
sự tồn tại và phát triển của công ty.
- Quyền xây dựng chiến lược, phương án, kế hoạch hoạt động kinh
doanh và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
- Quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty.
Về nguyên tắc, công ty cổ phần có cơ cấu tố chức theo nguyên tắc
dân chủ cổ phần. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết
định cao nhất, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết trong công
ty cổ phần. Đây là nơi để các cổ đông thĩyc hiện quyền làm chủ của mình.
Với vị trí như vây, Đại hói đồng cổ đông thông qua Điều lệ của công ty cổ
phần, trong đó quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho mình
cũng như cho các bộ phận khác trong bộ máy tổ chức quản lý của công ty,
trên cơ sở những quy định của pháp luật. Theo đó, Đại hội đồng cổ đông
bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát để thực hiện các nhiệm vụ được
giao. Điều này cho thấy, công ty cổ phần được tổ chức quản lý theo cơ chế
có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản ]ý công ty. Các cổ
đông nắm quyền sở hữu có quyền bầu ra bộ máy quản lý, còn bản thân mỗi
cổ đông không phải là người quản lý công ty. Điều này xuất phát từ lợi ích
của các cổ đông, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông một cách triệt để,
đồng thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần.
1.2.2 Đặc trưng trong cơ chế huy động vốn điều lệ của công ty cổ
phần.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần. Hình thức của cổ phần là cổ phiếu. Người sở hữu cổ
phần gọi là cổ đông, mỗi cổ đông có thể nắm giữ một hoặc nhiều qổ phần.


15


Theo quy định của pháp luật, vốn điều lệ là số vốn do tất cả các
thành viên góp và được ghi vào điều lệ công ty(U) được clna thành cổ phần,
gía trị của mỗi cổ phán gọi là mệnh giá. Công ty có thể phát hành nhiều loại
cổ phần trong đó bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Ngoài cổ phần phổ
thông công ty có thể phát hành cổ phần ưu đãi do điều lệ công ty quy định.
Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác, trừ trường hợp cổ đông nắm cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ
phần của cổ đông sáng lập công ty trong 3 năm đầu kể từ ngày công ty
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.(12) Sự tự do chuyển nhượng
nà)' làm cho cổ phiếu của các cổ đông có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền
mặt. Sự chuyển nhượng này bao gồm các quyền mua, bán, tặng, cho, để lại
thừa kế, tức là pháp luật bảo vệ quyền sở hữu cổ phiếu của cổ đông trong
mọi trường hợp. Mặt khác, khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào công ty cổ
phần, ngoài việc được hưởng lợi tức từ hoạt động của công ty mang lại, họ
còn phải gách chịu những rủi ro. Vì vậy, pháp luật tạo ra cho họ một cơ chế
để họ kiểm soát sự rji ro của mình bằng viêc tác động đến hoạt động của
công ty.
Nét đặc trưng trong cơ cấu vốn của công ty cổ phần còn thể hiện ở
chỗ, phần lớn vốn được huy động từ công chúng thông qua phát hành chứng
khoán. Chứng khoán ở Việt Nam chủ yếu gồm chứng khoán cổ phiếu và
chứng khoán trái phiếu. Công ty có quyền phát hành cả hai loại chứng
khoán này theo quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán để huy
động vốn, Song việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phi Ì U để
tạo vốn điều lệ của công ty cổ phần đượccoi là cơ

bảnnhất. Mụcđích của


việc phát hành cổ phiếu để huy động đủ vốn điều lệ nhằm thành lập công ty

<11) Xem: Luật Doanh nghiệp - Điểu 3 Khoản 6
(12) Xem: Luật Doanh nghiệp - Điều 58 Khoản 1

16


hoặc làm tăng vốn điều lệ của công ty trong trường hợp công ty đang hoạt
động.
Khi công ty phát hành cổ phiếu, bất cứ đối tượng nào mua cổ phiếu
sẽ trở thành chủ sở hữu của công ty. Số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ, sẽ
quyết định vị thế của cổ đông trong công ty cổ phần. Vì vậy, việc phát hành
cổ phiếu mới có thể sẽ làm thay đổi cơ cấu quản lý và kiểm soát của công
ty. Do vậy, trước khi phát hành cổ phiếu, công ty phải cân nhắc số lượng cổ
phiếu, loại cổ phiếu phát hành cũng như phương thức phát hành. Vì tích
chất quan trọng của việc phát hành cổ phiếu nên Luật Doanh nghiệp quy
định: Đại hội đồng cổ đông quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại, còn Hội đồng quản trị quyết định giá chào
bán cổ phần.(13)
Theo quy định của pháp luật, việc phát hành cổ phiếu có thể chia ra
các trường hợp cụ thể sau:
T hứ nhất: Phát hành cổ phiếu lần đầu khi thành lập công ty.
Một trong những yếu tố quan trọng để công ty cổ phần được thành
lập, là phải có một số lượng vốn nhất định, số lượng vốn đó phù hợp với
ngành nghề công ty đăng ký kinh doanh. Nguồn vốn đó có được nhờ huy
động vốn góp của các cổ đông sáng lập, và của các cổ đông khác trong
trường hợp cổ đông sáng lập không đăng ký mua tất cả cổ phần dự kiến
phát hành. Theo quy định của pháp luật: Trong 3 năm đầu kể từ ngày công
ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập

phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào
bán. Như vây, các cổ đông sáng lập nếu không nắm giữ tất cả số cổ phần dự
định chào bán thì phần còn lại phải được phát hành để huy động đủ vốn
điều lệ của công ty. Việc đăng ký mua cổ phần của các nhà đầu tư thông

(13) Xem: Luật doanh nghiệp, Điều 70 và Điểu 61.

THƯVIEN
TRƯỜNGĐẠIHOC
PHỎNG GV _

17

'

À NỘI


thường diễn ra trước khi công ty được đãng ký kinh doanh. Việc đăng ký
này được thực hiặn giữa nhà đầu tư với các cổ đông sáng lập, trên cơ sở
nhất trí giữa các cổ đông sáng lập với nhau (về số cổ phần, loại cổ phần, giá
cổ phần), và cam kết giữa nhà đầu tư với cổ đông sáng lập.
Việc phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần diễn ra nhiều lần, cần
phân biệt phát hành cổ phiếu lần đầu khi gọi vốn thành lập công ty với
trường hợp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để niêm yết trên thị
trường chứng khoán.
T hứ hai\ Phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần trong quá trình
hoạt động.
Phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn trong quá trình
hoạt động là một trong những nét đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần.

Khi muốn mở rộng nguồn vốn bằng cách tăng số cổ phần, thì công ty sẽ
phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Đây chính là việc bán cổ phần của
công ty ra thị trường. Điều này sẽ làm thay đổi vốn điều lệ của công ty,
đồng thời cũng có thể làm thay đổi cơ cấu quản lý trong công ty.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì: Thủ tục và trình tự chào
bán cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán(14)
Theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán, mà điển hình là Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998, quy
định chi tiết về điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng. Điều kiện phát
hành hành lần đầu là:
- Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
- Hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong hai năm gần nhất;
- Thành viên của Hội đồng qu 'n trị và Giám đốc có kinh nhiệm quản
lý kinh doanh;

(14) Xem: Luật doanh nghiệp - Điểu 61 Khoản 4.

18


- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ việc phát
hành cổ phiếu;
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty phải được bán cho trên 100
người đầu tư ngoài công ty, trường hợp vốn cổ phần của công ty từ 100 tỷ
đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của công ty;
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của công
ty và phải nắm giữ mức này tối thiểu là 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát
hành;
Trong trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng gía trị theo mệnh giá
vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

Việc quy định điều kiện phát hành như trên với mục đích đảm bảo
chất luợng và số lượng cổ phiếu của các chủ thể phát hành giao dịch trên tl
trường chứng khoán. Như vậy đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư,
đồng thời có những đảm bảo nhất định cho nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của
các tổ chức phát hành. Song các điều kiện trên là quá cao so vói tình hình
thực tế của các công ty cổ phần ở Việt Nam hiên nay. Vì vây, chưa kích
thích được các công ty cổ phần tham gia thị trường chứng khoán.
Khi tiến hành phát hành thêm cổ phiếu, ngoài những điều kiện trên
công ty còn phải tuân thủ các quy định về thời gian phát hành, lần phát
hành sau các lần phát hành trước một năm và gía trị cổ phiếu phát hành
không lớn hơn tổng gía trị cổ phiếu đang lưu giữ.
Ngoài việc quy định cho công ty cổ phan có quyền phát hành cổ
phiếu rộng rãi ra công chúng để huy động vốn, pháp luật Việt Nam còn cho
phép công ty cổ phần phát hành cổ phiếu theo hình thức khác. Đ ku này
được quy định cụ thể tại NĐ 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ (về hướng dẫn
thi hành một số điều của luật doanh nghiệp). Tại Điều 22 của Nghị định
này có quy định như sau: “Công ty chào bán cổ phần, trái phiếu theo hình

19


thức phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về
chứng khoán. Việc chào bán cổ phần, trái phiếu theo hình thức khác do
công ty quyết định và được thực hiện theo sự thoả thuận giữa công ty và
người mua”.
1.2.3. Đặc trưng trong Cấu trúc vốn của công ty cổ phần
Vốn và chi độ huy động vốn trong công ty cổ phần là một trong
những nét đặc trưng cơ bản nói lên bản chất pháp lý của công ty cổ phần.
V( n là một yếu tố hết sức quan trọng để hình thành và phát triển của công
ty cổ phần, là cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của công ty cổ phần.

I.2.3.I. Cổ phần và cổ phiếu của công ty cổ phần.
Cổ phần là phần vốn chủ yếu trong công ty cổ phần, nó được hình
thành từ sự đóng góp của các cổ đông thông qua việc mua cổ phần. Phần
vốn này phản ánh thực trạng về tài chính trong công ty cổ phần, là cơ sở
cho sự tồn tại, phát triển của công ty, là một trong những yếu tố quan trọng
để khẳng định vị trí, uy tín của công ty với công chúng cũng như với đối
tác.
í

Theo Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua một
hoặc nhiều cổ phần.(15)
Vốn điều lệ trong công ty cổ phần được hình thành từ nhiều loại cổ
phần, có tính chất pháp lý khác nhau. Tất cả các công ty cổ phàn đều phải
có cổ phần phổ thùng. Ngoài ra, công ty còn có thể có cổ phần ưu đãi.
+ Cổ phần phổ thông:
Đây là loại cổ phần bắt buộc phải có đối với tất cả các công ty cổ
phần. Người nắm giữ cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông, họ được
coi là người ch 1 sở hữu của công ty. Vì vậy, họ được hưởng những lợi ích

(15) Xem: Luật Doanh nghiệp - Điều 51

20


×