Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ VỊ TRÍ MẶT BẰNG QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 27 trang )

Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

LỜI CẢM ƠN
Đồ án môn học là một trong những học phần quan trọng trong chương trình đào tạo tại trường đại
học. Đồ án môn học giúp sinh viên có thời gian nghiên cứu, hệ thống lại những kiến thức đã học và biết
cách áp dụng những kiến thức đó vào đề tài của mình. Đó không chỉ là sản phẩm của cả một qua trình phấn
đấu lâu dài, nỗ lực nghiên cứu của sinh viên mà còn là thành quả tốt đẹp của sự giúp đỡ, hợp tác từ nhiều
phía. Để đồ án được hoàn thành tốt, sự chỉ bảo, hướng dẫn của Thầy, Cô; sự quan tâm, chăm sóc của gia
đình; sự nhiệt tình giúp đỡ chân thành của bạn bè,... đóng vai trò hết sức qua trọng trong quá trình thực hiện
đồ án.
Riêng bản thân chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ hữu ích. Vì vậy, khi đã hoàn thành
đồ án này, chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Quý Thầy, Cô trong Bộ môn Quản lý công nghiệp – Khoa Công Nghệ đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt thời gian học tập.
Thầy Nguyễn Thắng Lợi đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức hữu ích liên quan
đến môn “Thiết kế vị trí mặt bằng” làm nền tảng để chúng tôi thực hiện, hoàn thành tốt đồ án
này.
Gia đình, bạn bè, anh chị đã luôn đồng hành, giúp đỡ, đóng góp ý kiến, động viên chúng toi
trong quá trình thực hiện đồ án
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

SVTH: Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng


CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

TÓM TẮT
Công ty TNHH Tỷ Bách là một công ty có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất các sản phẩm về giày
thể thao. Trong những năm gần đây công ty đã không ngừng phát triển, tình hình hoạt động ngày càng khả
quan, chính vì thế công ty đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất, phát triển lĩnh vực này. Vậy nên, chúng
tôi quyết định thực hiện đề tài, dựa trên mục tiêu lựa chọn được địa điểm xây dựng nhà máy, đồng thời bố
trí được mặt bằng sản xuất hiệu quả, tối ưu hóa vị trí thiết bị, vật tư, con người, cơ sở hạ tầng… nâng cao
năng suất sản xuất.
Thực hiện đề tài “Thiết kế vị trí mặt bằng cho nhà máy sản xuất giày thể thao” với mục tiêu lựa
chọn và sắp xếp một mặt bằng phù hợp đảm bảo dụng hiệu quả không gian, sử dụng hiệu quả nhân lực. Để
đạt được mục tiêu để ra, việc đầu tiên là lược khảo các tài liệu, các bài báo nước ngoài liên quan đến đề tài.
Tiếp đến, tìm hiểu cơ sở lý thuyết của các phương pháp sử dụng trong việc lựa chọn vị trí nhà máy, cân
bằng chuyền. Tìm hiểu tổng quan về công ty, các địa điểm tiềm năng để xây dựng nhà máy. Từ đó, dùng
phương pháp trọng số đơn giản để chọn ra địa điểm xây dựng phù hợp. Đồng thời, thu thập thông tin về các
máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, quy trình sản xuất, thời gian sản xuất ở từng công đoạn để xây dựng
được bài toán cân bằng chuyền bằng phương pháp RPW, bố trí được mặt bằng cho nhà xưởng.
Kết quả của đề tài, chúng tôi đã tìm ra vị trí xây dựng nhà xưởng phù hợp và cách bố trí mặt bằng
hợp lý. Bên cạnh đó còn đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong đề tài và mở rộng
đề tài.

SVTH: Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1. Giới thiệu:
1.1. Đặt vấn đề:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng giày dép
các loại của các doanh nghiệp Việt Nam tăng liên tục qua các năm, cụ thể trong năm 2013 là 8,4 tỷ
USD; trong năm 2014 là 10,3 tỷ USD; trong năm 2015 là 12 tỷ USD, trong năm 2016 đạt 13 tỷ
USD, và trong năm 2017 đạt 14,6 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2016. Số liệu thống kê mới nhất
phổ biến ngày 08/03/2018 của Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày
dép 2 tháng từ đầu năm 2018 sơ bộ đạt 2,25 tỷ USD, tăng 10,8% so với kết quả thực hiện của cùng
kỳ năm trước. Ngành da giày đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 21,5 tỷ USD năm 2019, giữ
vững tốc độ tăng trưởng 10%. Hiện ngành da giày Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 100 nước, giữ vị
trí thứ 2 về xuất khẩu trên thế giới, trong đó 50 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD và
là một trong những ngành có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.
Với nhu cầu trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng cao, ngành sản xuất giày dép đang
phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy các công ty, doanh nghiệp có định hướng xây dựng thêm
nhà máy mới. Nhận thấy được tính quan trọng của vấn đề nên chúng tôi đã quyết định thực hiện đồ
án về chủ đề “Thiết kế vị trí mặt bằng cho nhà máy sản xuất giày thể thao” nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, năng suất lao động và có các giải pháp cải thiện về mặt bằng trong dây chuyền sản
xuất giày.
1.2. Lược khảo tài liệu:
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi cũng tìm được những đồ án về các đề tài liên quan
ở nhiều khóa trước, có thể kể đến như:
+ Johannes Fisel et al.(2019) đã có bài báo “Sự thay đổi và linh hoạt của cân
bằng dây chuyền lắp ráp là một vấn đề tối ưu hóa đa mục tiêu”. Bài báo đã sử
dụng các phương pháp dựa trên các kịch bản, các thành phần tiềm năng trong tương
lai của hỗn hợp biến thể được nghiên cứu để nêu lên ý nghĩa kết quả cho hệ thống
lắp ráp được rút ra. Kết quả của phương pháp được trình bày là một cấu hình cân
bằng dây chuyền lắp ráp tối ưu, để thể hiện khả năng ứng dụng thực tế của nó, một
trường hợp sử dụng trong cân bằng dây chuyền lắp ráp ô tô được trình bày.
+ Armin Klausnitzer và Rainer Lasch (2019) đã có bài báo “Bố trí mặt bằng và
tối ưu vật liệu”. Bài báo trình bày hai mô hình được sử dụng: một công thức lập

trình tuyến tính số nguyên hỗn hợp để cạnh tranh các vấn đề bố cục có kích thước
nhỏ, bao gồm các điểm xử lý vật liệu, thiết kế đường dẫn và một mô hình thứ hai
sẽ được thực hiện thay vì các đường dẫn, đó là khía cạnh thiết kế hiếm khi được
xem xét trong các tài liệu liên quan. Kết quả chỉ ra rằng quy hoạch và thiết kế tích
hợp của mạng là một tiềm năng lớn chưa được khai thác để thiết kế bố cục và quy
trình lập kế hoạch.
+ Haile Sime et al. (2019), đã có bài báo “Tính khả thi của việc sử dụng mô phỏng
kỹ thuật để cân bằng dây chuyền trong ngành may mặc”. Phương pháp được
sử dụng trong bài báo là mô phỏng máy tính cho phép người ta quản lý bản chất
ngẫu nhiên của các biến hệ thống. Các kết quả thử nghiệm đã chỉ ra rằng các kỹ
thuật mô phỏng máy tính có thể được sử dụng để phân tích hệ thống hiệu quả trong
ngành.

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

1


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
+ Jordi Pereira và Eduardo Álvarez-Miranda (2019) đã có bài báo “Một cách
tiếp cận chính xác cho vấn đề cân bằng dây chuyền lắp ráp”. Bài báo đã trình
bày về việc giải quyết vấn đề, một số giới hạn thấp hơn, quy tắc thống trị và quy
trình liệt kê được đề xuất, các phương pháp này được thử nghiệm trong một thí
nghiệm tính toán bằng các cách khác nhau. Kết quả của thí nghiệm cho thấy phương
pháp có thể giải quyết các trường hợp lớn hơn trong thời gian chạy ngắn hơn, các
kết quả nêu bật thực tế là có thể giảm số lượng phí bổ sung (trạm).
+ Alexandre Dolgui và Evgeny Gafarov (2017) đã có bài báo “Những ý tưởng
mới trong cân bằng dây chuyền”. Bài báo trình bày hai cách khác thường được

đề xuất để ước tính mức độ phức tạp của các vấn đề là giảm biểu đồ ưu tiên cho
một mặt phẳng và chuyển đổi vấn đề sang vấn đề tối đa hóa, chỉ ra cách các kỹ
thuật được sử dụng và tại sao chúng hữu ích cho việc phân tích các trường hợp về
vấn đề cân bằng dây chuyền lắp ráp. Kết quả là thời gian chu kỳ được cố định và
giảm thiểu số lượng trạm đến tối thiểu.
Các nghiên cứu trên đã phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn đặt nhà
máy, các phương pháp hỗ trợ định vị doanh nghiệp, nêu rõ các yếu tố quan trọng của một dây
chuyền làm việc và nguyên tắc cần phải tuân thủ, các hình thức cũng như phương pháp bố trí
mặt bằng sản xuất... Tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được một quy trình cải tiến cũng như thiết kế
một dây chuyền hoàn chỉnh.
1.3. Mục tiêu của đề tài:
1.3.1. Mục tiêu chung:
- Nắm vững kiến thức và các phương pháp thiết kế vị trí mặt bằng.
- Chọn được vị trí đặt nhà máy.
- Cân bằng dây chuyền và thiết kế vị trí mặt bằng nhà xưởng sản xuất.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Sử dụng hiệu quả không gian, nhân lực, loại bỏ điểm nghẽn, thuận lợi trong tương tác giữa
công nhân, công nhân với quản lý hay giữa quản lý với khách hàng.
- Giảm thời gian sản xuất, thời gian phục vụ khách hàng, loại bỏ lãng phí.
- Thuận tiện trong việc di chuyển, sắp đặt nguyên vật liệu, sản phẩm hay con người.
- An toàn, tăng chất lượng phục vụ, tiện lợi cho hoạt động bảo trì, dễ dàng kiểm soát các hoạt
động vận hành của hệ thống, linh hoạt và nhanh chóng thích ứng với các thay đổi, yêu cầu
mới, tăng năng lực sản xuất,...
- Nếu mặt bằng được thiết kế tốt có thể giảm 10 – 30% chi phí dành cho nâng chuyển vật
liệu (chiếm khoảng 20 – 50% chi phí sản xuất) vì khi đó thời gian sản xuất ở các công đoạn,
khoảng cách vận chuyển, không gian,... đã được thiết kế và bố trí một cách tối ưu, dây
chuyền có thể vận hành hiệu quả và liên tục.
1.4. Cấu trúc bài viết:
- Giới thiệu.
- Cơ sở lý thuyết.

- Phương pháp nghiên cứu.
- Giới thiệu về nhà máy dự kiến.
- Xác định vị trí mở nhà máy.
- Thiết kế vị trí mặt bằng nhà xưởng sản xuất.
- Kết luận và kiến nghị.

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

2


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
2. Cơ sở lý thuyết:
2.1. Xác định vị trí nhà máy:
2.1.1. Phương pháp cho điểm có trọng số:
- Là phương pháp xác định vị trí nhà máy được ưu tiên lựa chọn khi tính đến đầy đủ hai
khía cạnh là phân tích về mặt định tính và định lượng.
- Phương pháp này vừa cho phép đánh giá, vừa cho phép so sánh giữa các phương án.
- Các bước thực hiện:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến địa điểm doanh nghiệp.
+ Cho trọng số từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó.
+ Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp.
+ Nhân số điểm trọng với trọng số của từng nhân tố.
+ Tính tổng số điểm cho từng địa điểm.
+ Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất.
2.1.2. Phương pháp tọa độ trung tâm:
- Phương pháp này chủ yếu dùng để lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp trung tâm hoặc
kho hàng trung tâm có nhiệm vụ cung cấp hàng hoá cho địa điểm tiêu thụ khác nhau.

- Mục tiêu là tìm vị trí sao cho tổng quãng đường vận chuyển lượng hàng hoá đến các địa
điểm tiêu thụ là nhỏ nhất.
- Phương pháp toạ độ trung tâm coi chi phí tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hoá và khoảng
cách vận chuyển.
∑ 𝑋𝑖
∑ 𝑌𝑖
X=
và Y=
𝑛
𝑛
- Trong trường hợp khối lượng hàng hóa vận chuyển là khác nhau ta có thể xác định tọa độ
trung tâm bằng công thức sau:
∑ 𝑌𝑖 𝑄𝑖
∑ 𝑋𝑖 𝑄 𝑖
𝑋𝑖 =

𝑌
=
𝑖
∑ 𝑄𝑖
∑ 𝑄𝑖
- Trong đó:
𝑋𝑖 là hoành độ của điểm i, lấy theo bản đồ.
𝑌𝑖 là tung độ của điểm i, lấy theo bản đồ.
𝑄𝑖 là lượng vẩn chuyển đến cở sở i.
∑ 𝑄𝑖 là lượng vận chuyển đến tất cả các cở sở i.
2.2. Cân bằng dây chuyền:
❖ Công thức chung:
1. Thời gian chu kỳ:
𝑻𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒔ả𝒏 𝒙𝒖ấ𝒕

TG chu kỳ =
𝑺ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈
2. Số trạm tối thiểu:
∑ 𝑻𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒄á𝒄 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄
N=
𝑻𝑮 𝒄𝒉𝒖 𝒌ỳ
➔ Nếu lẻ thì làm tròn
3. Hiệu suất:

H=

∑ 𝑻𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒄á𝒄 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄
𝑺ố 𝒕𝒓ạ𝒎 𝒕𝒉ự𝒄 𝒕ế 𝒙 𝑻𝑮 𝒄𝒉𝒖 𝒌ỳ

Tỉ lệ mất cân bằng = 100% - H
Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

3


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

❖ Giải thuật xếp hạng theo vị trí trọng số (Ranked Position Weighted): Công việc
có trọng số vị trí lớn nhất được phân trước.
Các bước thực hiện:
1. Tính PW cho mỗi nhiệm vụ.
2. Sắp xếp nhiệm vụ có PW từ lớn đến nhỏ.

3. Sắp xếp nhiệm vụ vào trạm theo PW.
4. Tính hiệu suất dây chuyền.
❖ Giải thuật công việc theo sau nhiều nhất: Công việc có các công việc theo sau
nhiều nhất thì phân trước.
Các bước thực hiện:
1. Tính thời gian chu kỳ.
2. Tính số trạm tối thiểu.
3. Sắp xếp công việc vào trạm.
4. Tính hiệu suất dây chuyền.
2.3. Khoảng cách giữa các vị trí máy móc:
2.3.1. Bài toán vị trí đơn Minimax: Mục tiêu là cực tiểu hóa khoảng cách cực đại giữa
thiết bị/nhà máy mới với các thiết bị/nhà máy hiện hữu.
Hàm mục tiêu:
Minimize f(x) = max [(|( x − ai| +|y − bi|), I = {1,2,...M}]
Giải thuật:
• C1 = minimum ( ai + bi)
• C2 = maximum ( ai + bi)
• C3 = minimum ( -ai + bi)
• C4 = maximum ( -ai + bi)
• C5 = max ( C2 – C1 , C4 – C3)
Lời giải tối ưu cho vị trí thiết bị mới nằm trên đoạn thẳng kết nối hai điểm ( x1*, y1* )
và ( x2*, y1* )
Với ( x1*, y1* ) = 0.5 ( c1 -c3, c1 + c3 + c5)
( x2*, y2* ) = 0.5 ( c2 – c4, c2 +c4 – c5 )
Và khoảng cách lớn nhất là C5/2
2.3.2. Khoảng cách vuông góc:
d(X,P) = |x - a| + |y - b|
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu kỹ chủ đề, tìm hiểu nhiều thông tin về chủ đề thông qua nhiều cách tiếp cận:
internet, sách, báo, các bài nghiên cứu trước, những sinh viên cùng khóa hoặc khóa trước.

- Khảo sát cách bố trí các thiết bị, máy móc ở nhà máy Tỷ Bách.
- Lựa chọn địa điểm tốt nhất từ các nơi đã khảo sát bằng phương pháp cho điểm có trọng
số.
- Cân bằng dây chuyền sản xuất bằng phương pháp cân bằng dây chuyền.
- Thiết kế mặt bằng nhà xưởng, vị trí các máy móc thiết bị,... dựa vào quy trình sản xuất.

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

4


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
4. Giới thiệu nhà máy dự kiến:
4.1. Đơn vị chủ quản:
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH TỶ BÁCH
- Tên giao dịch: TỶ BÁCH COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: TY BACH CO., LTD
- Mã số thuế: 1501089988
- Điện thoại: (0270) 3752619
- Giám đốc: Chen Tsao Kang
- Quy mô sản xuất: 8.000 lao động
- Năng suất: 1.500.000 đôi giày/tháng
- Công ty TNHH TỶ BÁCH là công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Đài Loan),
chuyên sản xuất các mặt hàng giày thể thao, giày da, giày lưu hóa,...với dây
chuyền kỹ thuật công nghệ hiện đại, đã đạt được các chứng nhận hệ thống quản lý
ISO 9001, ISO 14001, ISO 50001, OHSAS 18001,...
- Bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2018


Hình 1. Công ty TNHH Tỷ Bách

Hình 2. Các sản phẩm giày được sản xuất ở Công ty TNHH Tỷ Bách

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

5


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
4.2 Nhá máy dự kiến:
Nhà máy mới được xây dựng để đáp ứng nhu cầu tăng cao của ngành, cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại.
- Quy mô:
+ Diện tích: 2000 m2
+ Nhân công: 2000 lao động
+ Công suất thiết kế: 252.000 đôi giày/tháng
- Hoạt động của nhà máy:
+ Tiếp nhận nhiệm vụ, đơn hàng
+ Nhập nguyên liệu
+ Gia công sản phẩm
+ Kiểm tra thành phẩm
+ Đóng gói và lưu kho
+ Xuất hàng
- Sản phẩm:
+ Sản phẩm dự kiến: giày thể thao
+ Quy trình sản xuất:
Cắt lót trong và

lưỡi gà
Định vị
mũi

Định vị
thân

Gắn bộ ổn định gót
+ đế ngoài + đế
giữa

Xử lý qua máy sấy

Kiểm tra

In tem giày và logo
vào phần lót trong


mũi

Quét
keo đế


gót

Ép đế

Lạn hoàn thành


Xỏ dây

May phần hai bên
má giày
Đóng
lỗ

May gót

May các phần lại
với nhau

Dán miếng dán
quanh đế

Cà biên

Vệ sinh giày

Dán
nhãn gót

Ép nhãn gót

Bao bì, đóng gói

Hình 3. Sơ đồ thể hiện quy trình sản xuất giày thể thao

Nguyễn Đạt

Nguyễn Yến Nhi

6


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
➢ Sau khi được nhận mẫu thiết kế, hệ thống nhà máy sẽ chuẩn bị nguyên vật liệu, khuôn đế, nhân
công.
➢ Bộ phận tổ cắt nhận hình mẫu và được tiếp nguyên liệu cắt,tại đây được KCF kiểm tra chất lượng
để luân chuyển qua bộ phân in.
➢ Bộ phân in thực hiện in logo vào phần lót trong.
➢ Bộ phận may được nhận bản vẽ, may hoàn thiện theo hình cắt của đôi giày và kết hợp việc đem
dây, ép tem vào giày.
➢ Đóng lỗ giày
➢ Tiến hành gò gót và gò mũi.
➢ Công nhân tiến hành định vị giày.
➢ Đôi giày sẽ được trải qua các công đoạn gắn đế giày và phần trên của giày.
➢ Dán miếng dán xung quanh giày và cắt phần dư.
➢ Ép nhãn và gót giày và lạn những phần dư.
➢ Xử lý qua máy sấy, những đôi lỗi sẽ được hủy hoặc tái chế.
➢ Xỏ dây và vệ sinh giày.
➢ Giày được đóng hộp được vào kho trung chuyển.
-

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

Các loại máy móc, thiết bị (đơn vị: m):


+

Máy chặt (1.6 x 0.61)

+

Máy sấy chân không (1.5 x 1.4)

7


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
+ Máy ép đế (0.73 x 0.48)

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

+

Máy in tự động (0,72 x 1,44)

+

Máy gò gót (1,2 x 0,76)

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

8



Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
+ Máy gò mũi (1,7 x 1)

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

+

Máy đóng lỗ giày (1 x 1)

+

Máy may (0,64 x 0,29)

+

Máy quét keo (0,73 x 0,41)

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

9


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
+ Thanh lăn

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

+


Cọ quét keo

+

Dao đẩy

+

Ống xịt hơi

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

10


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
5. Xác định vị trí đặt nhà máy:
Xác định vị trí đặt doanh nghiệp hoặc nhà máy là một nội dung cơ bản trong sản xuất, việc
bố trí doanh nghiệp hợp lý về mặt kinh tế − xã hội tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp
hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất − kinh doanh của doanh
nghiệp. Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh
nghiệp, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế − xã hội và dân cư trong vùng, góp
phần củng có và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp là
một vấn đề tất yếu và quan trọng.
• Phương pháp cho điểm có trọng số:
Các địa điểm khảo sát:
➢ KCN Bình Minh (Vĩnh Long):


Hình 4. KCN Bình Minh (Vĩnh Long)
-

-

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

Vị trí: xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Giao thông: tiếp giáp Quốc lộ 1A, tiếp giáp Sông Hậu (cảng Bình Minh), sông Mỹ Hòa
(Bình Minh), cầu Cần Thơ và đường dẫn lên cầu Cần Thơ, nằm cùng khu vực cảng Bình
Minh thuộc phạm vi Khu công nghiệp Bình Minh, cảng Vĩnh Long (30 km), cảng Cần Thơ
(16 km), cách Sân Bay Cần Thơ 15 km.
Vị trí trong vùng: cách TP. Cần Thơ 5 km, cách TP. Vĩnh Long 30 km, cách TP. HCM
160km.
Diện tích: 131.5 ha

11


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
➢ KCN Trà Nóc 2 (Cần Thơ):

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

Hình 5. KCN Trà Nóc 2 (Cần Thơ)
-

-


Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

Vị trí: phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.
Giao thông: tiếp giáp quốc lộ 91, tiếp giáp sông Hậu, cách sân bay Cần Thơ 3 km, cách
cảng Cần Thơ 4 km.
Vị trí trong vùng: cách trung tâm TP. Cần Thơ 11 km, cách TP.HCM 179 km.
Diện tích: 157.7 ha
➢ KCN Sông Hậu (Đồng Tháp):

Hình 6. KCN Sông Hậu (Đồng Tháp)
Vị trí: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Giao thông: đường bộ giáp với Quốc lộ 54, đường thủy giáp Sông Hậu, cách cảng Mỹ Thới
(16km), cảng Cần Thơ (20km), cách cầu cần Thơ 42 km, cách cầu Vàm Cống 15.2 km.
Vị trí trong vùng: cách TP. Cần Thơ (30 km), TP. Long Xuyên (20 km), TP. Cao Lãnh (30
km), TP. HCM (164 km).
Diện tích: 66.4 ha.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định vị trí nhà máy:

12


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
Bảng 1. Xác định trọng số các yếu tố
Yếu tố ảnh hưởng
Nguồn lao động
Thị trường tiêu thụ
Nguồn nguyên liệu
Hệ thống giao thông
Đối thủ cạnh tranh

Văn hóa, xã hội
Giá thuê mặt bằng
Tổng
-

-

-

-

-

-

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

Trọng số
0.3
0.2
0.15
0.15
0.1
0.05
0.05
1

Nguồn lao động: đây là thế mạnh của vùng, sản xuất cần phải có nguồn lao động chất lượng và dồi
dào... nên được cho trọng số cao nhất. Thị trường tiêu thụ: là yếu tố có trọng số cao kế tiếp vì
thành phẩm luôn cần có thị trường tiêu thụ ổn định, tiềm năng,... Nguồn nguyên liệu và hệ thống

giao thông: đây là hai yếu tố có trọng số lớn thứ ba vì muốn sản xuất đúng tiến độ thì cẩn phải có
nguồn nguyên liệu ổn định, gần nhà máy sản xuất. Giao thông thuận lợi, có nhiều lựa chọn sẽ giúp
việc nhập nguyên liệu, vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ,... sẽ trở nên nhanh chóng, đúng
hẹn. Đối thủ cạnh tranh: là yếu tố có trọng số cao thứ tư vì ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà máy
nếu phải cạnh tranh với các nhà máy cùng lĩnh vực trong khu vực. Văn hóa, xã hội: là yếu tố có
trọng số lớn thứ năm, chọn được vị trí ở nơi có tình hình xã hội ổn định, an ninh sẽ giúp thu hút
nhiều lao động, tạo môi trường làm việc ổn định cho công nhân. Giá thuê mặt bằng: đây là yếu tố
có trọng số thấp nhất, mặt bằng được thuê với giá rẻ sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, có
thể đầu tư vào việc khác.
✓ Cách cho điểm:
+ Trên thang đo từ 0 – 100.
+ Dựa vào trọng số để cho điểm trung bình.
Nguồn lao động: với mật độ dân cư đông, gần nhiều nguồn lao động lớn, có trình độ lao động cao
nên KCN Trà Nóc 2 có điểm số cao nhất, KCN Bình Minh và Sông Hậu có điểm số cao hơn vì ở
đây nguồn lao động còn thưa, trình độ lao động còn thấp.
Thị trường tiêu thụ: KCN Trà Nóc 2 nằm gần nội ô Cần Thơ – trung tâm của ĐBSCL nên thị
trường tiêu thụ rộng lớn, đa dạng nên điểm số cao nhất, KCN Bình Minh vẫn gần trung tâm Cần
Thơ nhưng vì vị trí địa lý kém thuận lợi hơn nên có điểm số thấp hơn, KCN Sông Hậu có điểm thấp
nhất vì ở đây nằm xa các trung tâm của vùng, thị trường tiêu thụ không rộng lớn.
Nguồn nguyên liệu: KCN Bình Minh nằm ở giữa trong chuỗi các doanh nghiệp Tỷ Xuân – Tỷ
Bách – Lạc Tỷ, vì thế nguồn nguyên liệu sẽ được vận chuyển dễ dàng qua lại khi thiếu, nằm gần
các nguồn nguyên liệu như Cần Thơ, TP.HCM,... nên được điểm số cao nhất, về sau là KCN Trà
Nóc 2 và Sông Hậu với điểm số thấp hơn.
Hệ thống giao thông: KCN Bình Minh có mặt tiền là quốc lộ 1A, hai bên là sông Mỹ Hòa và sông
Hậu tiếp giáp, cùng với quốc lộ 54 đi qua nên việc vận chuyển trở nên dễ dàng và có nhiều chọn
lựa, KCN Trà Nóc 2 có các loại hình đường thủy của sông Hậu, đường bộ của quốc lộ 91 và đường
hàng không của sân bay Trà Nóc nên hai nơi này có điểm số cao nhất, KCN Sông Hậu có điểm số
thấp hơn vì giao thông kém phát triển hơn.
Đối thủ cạnh tranh: KCN Sông Hậu và Bình Minh có ít đối thủ cạnh tranh hơn nên có điểm số
cao hơn.

Văn hóa, xã hội: do đã đi vào hoạt động lâu và hiện đại, lại gần các khu dân cư đông đúc nên tình
hình văn hóa, xã hội của KCN Trà Nóc 2 an ninh và tốt hơn nên có điểm số cao nhất. KCN Bình
Minh và Sông Hậu có tình hình an ninh, xã hội kém hơn nên có điểm số thấp hơn.

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

13


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng
CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
- Giá thuê mặt bằng: KCN Bình Minh vừa mới đi vào hoạt động gần đây nên chính sách ưu đãi vẫn
còn hấp dẫn, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn vì quỹ đất còn rộng,... nên điểm số cao nhất. KCN
Sông Hậu hoạt động sớm hơn và mặt bằng nằm xa quốc lộ nên điểm số thấp hơn, cuối cùng là KCN
Trà Nóc 2 có điểm số thấp nhất vì quỹ đất và ưu đãi không còn hấp dẫn.

Yếu tố
Nguồn lao động
Thị trường tiêu thụ
Nguồn nguyên liệu
Hệ thống giao thông
Đối thủ cạnh tranh
Văn hóa, xã hội
Giá thuê mặt bằng
-

Điểm
trung
bình

90
85
75
75
70
65
65

Bảng 2. Cho điểm các yếu tố
Địa điểm
KCN Bình Minh KCN Trà Nóc 2
(Vĩnh Long)
(Cần Thơ)
87
90
88
90
80
73
75
76
70
60
60
65
70
55

KCN Sông Hậu
(Đồng Tháp)

85
80
70
70
72
59
60

Sau khi xác định được trọng số và cho điểm, chúng tôi tiến hành tính điểm có trọng số cho từng
địa điểm.
Bảng 3. Điểm số của các địa điểm đã nhân trọng số
Yếu tố
Nguồn lao động
Thị trường tiêu thụ
Nguồn nguyên liệu
Hệ thống giao thông
Đối thủ cạnh tranh
Văn hóa, xã hội
Giá thuê mặt bằng
Tổng

Trọng
số
0.3
0.2
0.15
0.15
0.1
0.05
0.05

1

A
87
88
80
75
70
60
70

Điểm số
B
90
90
73
76
60
65
55

C
85
80
70
70
72
59
60


Điểm có trọng số
A
B
C
26.1
27
25.5
17.6
18
16
12
10.95
10.5
11.25
11.4
10.5
7
6
7.2
3
3.25
2.95
3.5
2.75
3
80.45
79.35
75.65

Trong đó:

+
+
+


A: KCN Bình Minh (Vĩnh Long)
B: KCN Trà Nóc (Cần Thơ)
C: KCN Sông Hậu (Đồng Tháp)
Quyết định chọn KCN Bình Minh (Vĩnh Long) vì có điểm số cao nhất (80.45).

6. Thiết kế vị trí mặt bằng nhà xưởng:
6.1. Cân bằng dây chuyền:
Được biết nhà máy làm việc 8h/ngày, 26 ngày trong một tháng, mỗi ngày sản xuất được 9692 đôi
giày/ 16 chuyền.

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

14


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
Bảng 4. Quy trình may giày thể thao

-







Tổng thời gian sản xuất trong một ngày là: T= 8 x 60 x 60 = 28.800 giây
Tổng thời gian các công việc: 494.3 giây
Nhà máy có 16 dây chuyền
Sản lượng: 606 sản phẩm/ chuyền/ ngày



Thời gian chu kỳ là:



Số trạm lý thuyết tối thiểu:



Hiệu suất lý thuyết:



Tỉ lệ mất cân bằng = 100 – 95 = 5%

28800
606

= 34.53 giây
494.3


34.53
494.3

34.53 𝑥 15

= 14.3 ~ 15 trạm

= 0.95 = 95 %

❖ Cân bằng dây chuyền theo phương pháp Ranked Position Weighted (RPW):
Đối với những công việc có thời gian thực hiện nhỏ hơn thời gian chu kì (công đoạn 14 → 23), ta
tiến hành gộp trạm công việc lại thành một trạm sao cho thời gian trong mỗi trạm nhỏ hơn hoặc
bằng thời gian chu kì.

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

15


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
Bảng 5. Bảng tính toán RPW và phân trạm



Số trạm thực tế sau khi cân bằng: 18 trạm




Hiệu suất thực tế:





Tỉ lệ mất cân bằng: 100 – 79.5 = 20.5%

494.3
34.53 𝑥 18

= 79.5%

Sau khi phân trạm, chúng tôi tiến hành vẽ sơ đồ AOA cho 18 trạm.

Hình 7. Sơ đồ AOA
6.2. Vẽ sơ đồ nhà máy:
Bảng 6. Kích thước các loại máy

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

16


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi


1m

Hình 8. Sơ đồ nhà máy
Để tính được khoảng cách giữa các thiết bị, chúng tôi sử dụng phương pháp gán hệ trục tọa độ, với gốc tọa độ nằm ở góc trái, trục hoành là
chiều dài của xưởng, trục tung và chiều rộng của xưởng. Các giá trị hiển thị trên đồ thị là dựa trên kích thước thực tế của chúng tôi thu thập được.
Từ đó, có sơ đồ sau:

Hình 9. Sơ đồ nhà máy có gán trục tọa độ

SVTH: Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

17


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng ( nhóm 59)

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

Bảng 7. Chú giải

-

-

Diện tích nhà máy mới:
+ Chiều dài nhà máy: 1 + 20 + 0.5 = 21.5 m
+ Chiều rộng nhà máy: (1 x 16) + (0.5 x 15) = 23.5 m
+ Diện tích nhà máy: 21.5 x 23.5 = 505.25 m2
Tiếp theo, tiến hành tính tọa độ các trạm:

Bảng 8. Tọa độ các trạm

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

18


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng ( nhóm 59)






CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

C1 = minimum ( ai + bi ) = 3.5
C2 = maximum ( ai + bi ) = 22.5
C3 = minimum ( - ai + bi ) = -18.5
C4 = maximum ( - ai + bi ) = 0
C5 = max ( c2 – c1, c4 – c3) = 19

Vậy vị trí tối ưu nằm trên đường liên kết giữa hai điểm:
(x1*,y1* ) = 0.5 x (c1 – c3, c1 + c3 + c5) = 0,5 x (22, 4) = (11, 2)
(x2*,y2*) = 0.5 x (c2 – c4, c2 + c4 - c5) = 0.5 x (22.5, 3.5) = (11.25, 1.75)
Với giá trị hàm mục tiêu hay khoảng cách lớn nhất đến bất kỳ các bộ phận là:
C5/2 = 17.155/2 = 9.5
-


Hay nói cách khác, tất cả các điểm nằm trên đoạn thẳng liên kết 2 điểm (11, 2) và (11.25, 1.75) có
khoảng cách lớn nhất để đi đến các bộ phận khác là 9.5 đơn vị.
Để tính khoảng cách giữa các máy, ta dùng công thức: D = |𝒙𝟏 − 𝒙𝟐 | + |𝒚𝟏 + 𝒚𝟐 |

-

Kết quả được trình bày ở bảng dưới:
Bảng 9. Khoảng cách giữa các trạm

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

19


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng ( nhóm 59)

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

6.3. Tính tối ưu của mặt bằng: Qua quá trình thiết kế dựa trên quy trình sản xuất để tạo ra mặt
bằng, thông qua kết quả tính toán ta thấy được ưu điểm của mặt bằng mang lại:
7.

Dây chuyền hợp lí, đường đi sản phẩm ngắn nhất
Tiết kiệm thời gian sản xuất, hạn chế thời gian di chuyển của công nhân
Dễ dàng kiểm tra tiến độ sản xuất
Việc di chuyển nguyên vật liệu dễ dàng

Kết luận và kiến nghị:
7.1.Kết luận:

- Xác định được vị trí tiềm năng để xây dựng nhà máy.
- Lựa chọn địa điểm chính xác để xây dựng nhà máy bằng phương pháp trọng số đơn giản.
- Tìm được quy trình sản xuất giày thể thao, trình tự trước sau của công việc, máy móc thiết
bị dùng trong các công đoạn, thời gian của từng công đoạn.
- Xây dựng được bài toán mặt bằng, cân bằng dây chuyền sản xuất theo phương pháp trọng
số vị trí RPW.
- Tính được khoảng cách máy móc.
- Vẽ được mặt bằng nhà máy.
- Giải thích được tính tối ưu của mặt bằng vừa sản xuất.
Ngoài các kết quả đạt được đã nêu trên, đề tài còn có những điểm hạn chế:
-

Số liệu mang tính chủ quan.
Phạm vi đề tài hẹp nên chưa xác định được tính hiệu quả.

7.2. Kiến nghị:
-

Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi

Số liệu cần được kiểm tra, mang tính thực tế và chính xác.
Đề tài cần được mở rộng, khảo sát nhiều nhà máy để tìm được các phương án thiết kế mặt
bằng tối ưu cho nhà máy.
Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của thị trường để xây dựng thêm những nhà máy
khác hoàn thiện hơn, mang lại lợi nhuận cho công ty.

20



Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng ( nhóm 59)

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
Johannes F., Yannick E., Nicole S., et al, 2019. Changeability and flexibility of assembly line
balancing as a multi-objective optimization problem. Journal of Manufacturing Systems. 53: 150 – 158.
[2]
Armin K., and Rainer L., 2019. Optimal facility layout and material handling network design.
Computers & Operation Research. 103: 237 – 251.
[3]
Haile S., Prabir J., and Deepak P., 2019. Feasibility of Using Simulation Technique for Line
Balancing In Apparel Industry. Procedia Manufacturing. 30: 300 – 307.
[4]
Jordi P., and Eduardo A., 2019. On the complexity of assembly line balancing problems. Computers
& Operation Research. 108: 182 – 186.
[5]
Alexandre D., and Evgeny G., 2019. Some new ideas for assembly line balancing research. IFACPapers On Line. 50: 2255 – 2259.

SVTH: Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng ( nhóm 59)

CBHD: Nguyễn Thắng Lợi

PHỤ LỤC
[1]

Johannes F., Yannick E., Nicole S., et al, 2019. Changeability and flexibility of assembly line
balancing as a multi-objective optimization problem. Journal of Manufacturing Systems. 53: 150 –
158.
Current trends, such as customers' demand for individual products and shorter product life cycles, are
addressed by companies through a greater variety of products and variants. With regard to the line balancing
of flow assembly systems, however, adjustments are associated with high investments, which requires a
new planning approach for assembly line balancing. Existing approaches do not consider the reallocation of
assembly tasks or the dimensioning of system-inherent flexibility and changeability according to
requirements. Furthermore, they neglect the uncertainty of the future market situation. The proposed
approach aims at optimizing the line balancing of flow assembly systems, taking into account the potential
need for adaptation in order to meet this uncertain planning environment. For this purpose, the exchange of
occurring costs as well as flexibility and changeability of the system is focused. Based on scenarios,
potential future compositions of the variant mix are investigated and the resulting implications for the
assembly system are derived. By applying the approach, an adequate adaptable assembly line balancing is
generated by performing a mixed integer linear optimization. Since the evaluation and identification of
adequacy are subject to subjective factors, several potentially adequate solutions are generated, which differ
in terms of costs, flexibility and changeability. The result of the presented approach is a front of paretooptimal assembly line balancing configurations. In order to show its practical applicability, a use case in
automotive assembly line balancing is presented.
[2]
Armin K., and Rainer L., 2019. Optimal facility layout and material handling network
design. Computers & Operation Research. 103: 237 – 251.
The designer of a plant layout is faced with the efficient arrangement of facilities, the planning of material
handling locations, and the aisle design. These mutually dependent subproblems are traditionally solved in
a sequential process. Designing the material flow paths within the arranged facilities can be difficult and the
expected material flow distances between the arranged facilities can be exceeded significantly. Also, when
the aisle design is not known, the area between facilities is difficult to estimate and might require costly
replanning. The purpose of this study is to investigate the advantage of an integrated planning of these
subproblems using a holistic view. We propose two models in this paper. The first is a mixed integer linear
programming formulation for concurrently solving small-sized facility layout problems, including the
material handling points, and the path design. In a second model aisles are implemented instead of paths,

which is a scarcely considered design aspect within the related literature. Several sets of valid inequalities
are proposed to shorten the solution time. To compare the solution quality between the proposed integrated
approaches and traditional approaches, a comprehensive computational study has been conducted
considering several influencing design factors. The results indicate that the integrated planning of the layout
and the material handling network design is a large untapped potential for designing superior layout
solutions and facilitating the planning process.
[3]
Haile S., Prabir J., and Deepak P., 2019. Feasibility of Using Simulation Technique for Line
Balancing In Apparel Industry. Procedia Manufacturing. 30: 300 – 307.
Line balancing is a crucial task for manufacturing companies in order to improve productivity and minimize
production costs. Different analytical and heuristic/metaheuristic methods have been used for solving
Assembly Line Balancing Problems (ALBP) for many years in manufacturing industries. Computer
simulation is a new technique which has got interest by some researchers, since last few decades. Unlike
the other techniques, computer simulation enables one to manage the stochastic nature of system variables.
However, literature reviews revealed that only few system variables have been taken into consideration in
research works that have been conducted so far. This paper aims at extending the studies on application of
SVTH: Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi


Đồ Án Thiết Kế Vị Trí Mặt Bằng ( nhóm 59)
CBHD: Nguyễn Thắng Lợi
computer simulation technique for line balancing in apparel industries. A garment style (ladies’ tunic) which
has 54 operations was observed for experimentation. Sixty two operators are involved in existing production
system. ARENA® simulation software was used for system modelling and simulation purpose. Model
validation is accomplished through hypothesis test including about eight different system variables. After
model validation five different ‘what-if’ scenarios are evaluated for reconfiguration of the assembly line.
[4]
Jordi P., and Eduardo A., 2019. On the complexity of assembly line balancing problems.
Computers & Operation Research. 108: 182 – 186.

Assembly line balancing is a family of combinatorial optimization problems that has been widely studied
in the literature due to its simplicity and industrial applicability. Most line balancing problems are NP-hard
as they subsume the bin packing problem as a special case. Nevertheless, it is common in the line balancing
literature to cite [A. Gutjahr and G. Nemhauser, An algorithm for the line balancing problem, Management
Science 11 (1964) 308–315] in order to assess the computational complexity of the problem. Such an
assessment is not correct since the work of Gutjahr and Nemhauser predates the concept of NP-hardness.
This work points at over 50 publications since 1995 with the aforesaid error.
[5]
Alexandre D., and Evgeny G., 2019. Some new ideas for assembly line balancing research.
IFAC-Papers On Line. 50: 2255 – 2259.
The design of assembly lines is an important issue in manufacturing engineering, management and control.
The idle time is the most interesting performance index for assembly line design. The classical simple linebalancing problem (SALBP) consists of assigning tasks, necessary for processing a product, to workstations
such that the idle time (number of stations, cycle time, cost) is minimized while precedence constraints
between tasks are satisfied. From the worst-case analysis point of view, the SALBP problems are NP-hard
in strong sense. Nevertheless, in practice, it is also important to be able to compare real instances of SALBP.
In this paper, the simple assembly line balancing problem of type 1 (SALBP-1) is considered where the
cycle time is fixed and the objective is to minimize the number of stations. Two unconventional ways are
proposed to help to estimate the complexity of such a problem instances: reduction of the graph of
precedence constraints to planar one and transformation of the problem to a problem of maximization. We
show how these techniques can be employed and why they are useful to analysis of assembly line balancing
problem instances.

SVTH: Nguyễn Đạt
Nguyễn Yến Nhi


×