Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN AN MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.12 KB, 7 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số…………………………………………………………………………
1. Tên Sáng kiến: “Giải pháp nâng cao tỷ lệ nhân viên các khoa lâm sàng Trung
tâm Y tế huyện An Minh có kiến thức, thái độ thực hành đúng về phân loại, thu gom và
vận chuyển chất thải rắn y tế”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
3. Cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn:
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của
ngành y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
của nhân dân. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống các cơ sở y tế không
ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Theo WHO, trong thành phần chất thải
bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại
như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình
chẩn đoán và điều trị, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền
mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng chung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh
viện và tăng tỷ lệ bệnh tật của cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp.
Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường ban hành Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải
và Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
Để thực hiện tốt Thông tư liên tịch đó, Trung tâm Y tế huyện An Minh đã tích cực triển
khai thông tư này đến toàn thể nhân viên. Tuy vậy, Qua báo cáo kết quả quản lý chất thải
của Trung tâm Y tế huyện An Minh năm 2018 số 06/BC-TTYT ngày 07/02/2019, tình
hình quản lý chất thải rắn y tế tại các khoa lâm sàng và kiểm soát nhiễm khuẩn còn nhiều
hạn chế trong phân loại, thu gom, xử lý, lưu trữ, vận chuyển…. [7]
Hiện nay, y học hiện đại đã giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh
chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả cao và do đó sẽ sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ trong


việc chuẩn đoán, điều trị bệnh. Từ đó sẽ phát sinh nhiều loại chất thải y tế trong quá trình


2

thực hiện của nhân viên y tế, đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức, thái độ, hành vi để phân
loại rác thải y tế tại nơi phát sinh nguồn thải nhằm hạn chế tối đa chất thải phát tán ra môi
trường, củng như tốn kém kinh phí để sử lý.
Xuất phát từ tình hình trên tôi tiến hành thực hiện “Giải pháp nâng cao tỷ lệ nhân
viên các khoa lâm sàng Trung tâm Y tế huyện An Minh có kiến thức, thái độ thực
hành đúng về phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế” với mục tiêu sau:

4. Mục tiêu sáng kiến:
Trên 90% (tăng hơn 30% so với trước khí có giải pháp) tỷ lệ nhân viên các khoa
lâm sàng Trung tâm Y tế huyện An Minh có kiến thức, thái độ thực hành đúng về phân
loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế.
5. Kết quả thực hiện sáng kiến:
5.1. Tình trạng giải pháp khi chưa có sáng kiến, tính cấp thiết của sáng kiến:
5.1.1. Thực trạng về nguồn nhân lực tại các khoa lâm sàng khi chưa có giải
pháp:
Qua tổng họp và Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện An Minh về tình hình nhân lực
cho đến tháng 12 năm 2018 số nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng có 141 nhân viên y tế
trong đó chưa có nhân viên nào tham gia tập huấn Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYT-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế và Thông tư
16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. [7]
5.1.2. Thực trạng việc phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế tại
Trung tâm Y tế huyện An Minh:
5.1.2.1 Thực trạng về phân loại: Nhân viên tại các khoa lâm sàng chưa phân loại
đúng quy định còn đựng chung các thùng chứa chất thải y tế như chất thải lây nhiễm, chất
thải thông thường và chưa phân loại sau khi phát sinh chất thải.
5.1.2.2 Thực trạng về thu gom: Nhân viên các khoa thu gom chất thải chứa trong

thùng bọc không đúng mầu sắc quy định, và khi thùng đựng chất thải đầy mới thu gom,
không quy định được thời gian thu gom, những chất thải sắc nhọn còn đựng trong bọc
không được đưa vào hộp kháng thủng theo quy định.


3

5.1.2.3 Thực trạng về vận chuyển: Nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng chưa biết
vận chuyển chất thải phải mặc quần áo bảo hộ, khẩu trang, khi chất thải đầy mới vận
chuyển bất cứ thời gian nào và quản đường vận chuyển không theo bất kỳ đường nào, sau
khi vận chuyển dụng cụ không được tập chung làm vệ sinh dụng cụ mà chỉ rửa bằng
nước.
5.1.2.4 Thực trạng tại đơn vị chưa có xây dựng được quy trình xử lý chất thải rắn
y tế cho đơn vị theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, ngày 31 tháng 12
năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế mà hiện tại đang sử dụng theo Quyết định
số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế
quản lý chất thải y tế.
5.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị xử lý chất thải rắn y tế hiện
có:
5.2.3.1 Đơn vị trạng bị Lò đốt chất thải rắn y tế do Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế
AIC thiết kế, thi công, công suất 15-20kg/giờ, các chỉ tiêu về môi trường được tiến hành
đo và thử nghiệm đều đạt QCVN 02: 2008/BTNMT (TCVN 6560: 2005) và (TCVN
5937: 2005.
5.2.3.2 Đơn vị xây dựng, thiết kế nhà lưu trữ chất thải tập chung chất thải y tế
đúng quy định có diện tích 40m2.
5.2.4 Thực trạng kiến thức và thái độ thực hành về phân loại, thu gom, vận
chuyển chất thải rắn y tế của nhân viên các khoa lâm sàng:
Trước khi thực hiện giải pháp tiên hành khảo sát kiến thức, thái độ thực hành đối
với tất cả nhân viên các khoa lâm sàng thông qua bộ câu hỏi để đánh giá kiến thức và thái
độ thực hành về phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế với bộ câu hỏi thiết

kế sẵn có cấu trúc như sau:
- 10 câu hỏi về kiến thức:
Trong đó: + Trả lời đúng từ 6 câu là có kiến thức đúng.
+ Trả lời chưa đúng từ 06 câu là có kiến thức chưa đúng.
- 12 câu hỏi về thái độ thực hành:
Trong đó: + Trả lời đúng từ 07 câu là có thái độ thực hành đúng.


4

+ Trả lời không đúng từ 07 câu là có thái độ thực hành chưa
đúng.
Qua khảo sát thực tế có 141 nhân viên tại các khoa lâm sàng ta được kết quả như
sau:
Kiến thức

Thái độ thực hành

Tổng số người
khảo sát

Đúng

Chưa đúng

Đúng

Chưa đúng

141


76 (53,91%)

65 (46,09%)

79 (56,03%)

62 (43,97%)

Nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng có kiến thức đúng là 76 nhân viên chiếm tỷ lệ
(53,91%) và có kiến thức chưa đúng là 65 nhân viên chiếm tỷ lệ (46,09%). Thái độ độ
thực hành đúng là 79 nhân viên chiếm (56,03%) và có thái độ thực chưa đúng là 62 nhân
viên chiếm (43,97%). Nhìn chung khoảng 50% nhân viên các khoa lâm sàng đã có kiến
thức và thái độ thực hành đúng là do công tác lâu năm và tự tìm hiểu.
5.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
5.2.1 Mục đích của giải pháp:
Trang bị kiến thức cho nhân viên y tế thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển
chất thải rắn y tế đúng theo quy định.
5.2.2 Nội dung giải pháp:
5.2.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng Quy trình phân loại, thu gom và vận chuyển
chất thải rắn y tế tại đơn vị:
Xây dựng Quy trình phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế tại tại các
Khoa lâm sàng theo Thông tư 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 nhằm thay thế quy
trình phân loại, thu gom và vận chuyển theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30
tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.
5.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức tập huấn cho nhân viên các khoa lâm sàng về
phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế:
- Tổ chức tập huấn Thông tư 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 và Thông tư
16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 và các văn bản có liên quan nhằm nâng cao kiến thức
hiểu biết của nhân viên tại các khoa lâm sàng

- Hình thức tập huấn: Tổ chức chia thành 02 lớp tập huấn trong 02 ngày, có trên
130 nhân viên tham gia.


5

5.2.3 Kết quả thực hiện sáng kiến:
5.2.3.1 Kiến thức và thái độ thực hành:

TT

01

02

Nội dung giải pháp

Trước khi thực
hiện sáng kiến

Sau khi thực hiện
sáng kiến

Hiệu quả

Số
lượng

Tỷ lệ


Số lượng

Tỷ lệ

Tăng/giảm

Kiến thức đúng

76/141

53,91%

130/141

92,19%

Tăng 38.28%

Kiến thức chưa đúng

65/141

46,09%

11/141

7,81%

Giảm 38.28%


Thái độ thực hành
đúng

79/141

56,03%

133/141

94,32%

Tăng 38.29%

Thái độ thực hành
chưa đúng

62/141

43,97%

8/141

5,68%

Giảm 38.29%

5.2.3.2 Giải pháp thực hiện:
Trước khi
nghiên cứu


Sau khi nghiên cứu

So sánh

Tổ chức tập huấn

Chưa có

02 cuộc (trên 130 NVYT
tham gia)

Tăng 02
cuộc

Quy trình phân loại, thu
gom và vận chuyển chất
thải rắn y tế

Chưa có

Ban hành Quy trình phân
loại, thu gom và vận
chuyển chất thải rắn y tế

Tăng 1 quy
trình

TT

Nội dung


01
02

5.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp nâng cao tỷ lệ nhân viên các khoa lâm sàng Trung tâm Y tế huyện An
Minh có kiến thức, thái độ thực hành đúng về phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải
rắn y tế áp dụng cho toàn thể nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Trung tâm Y tế huyện
An Minh và có thể nhân rộng các đơn vị tương đương như mô hình Trung tâm Y tế huyện
An Minh.
5.4 Hiệu quả, lợi ích thu được:
5.4.1 Xã hội:
Nhằm giảm thiểu bệnh tật phát sinh lây nhiễm ra môi trường và hạn chế gây ôi
nhiễm môi trường xung quanh đơn vị.
5.4.2 Kinh tế:
Hạn chế tối đa kinh phí xử lý chất thải rắn y tế của đơn vị.


6

6. Kết luận và kiến nghị:
6.1 Kết luận:
- Nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng có kiến thức đúng về phân loại, thu gom và
vận chyển chất thải rắn y tế là 92.19%.
- Nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng có thái độ thực hành đúng về phân loại, thu
gom và vận chyển chất thải rắn y tế là 94.32%.
6.2 Kiến nghị:
6.2.1. Sở Y tế Kiên Giang:
- Tăng cường công tác tập huấn về quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế.
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải rắn y tế.

6.2.2. Đối với Trung tâm Y tế huyện:
- Cần tăng cường hơn nữa công tác tập huấn nâng cao kiến thức cho tất cả nhân
viên y tế.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại, thu gom và vận
chuyển chất thải rắn y tế.
- Đầu tư kinh phí phù hợp cho việc mua sắm các trang thiết bị, vật tư, hóa chất cho
công tác quản lý chất thải rắn y tế.
- Đưa việc quản lý chất thải rắn y tế tại đơn vị là một trong những tiêu chuẩn khen
thưởng, thi đua hàng năm.
6.2.3. Đối với các khoa lâm sàng:
- Cần dự trù hàng năm về trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý chất thải. Đưa
việc thực hiện quản lý chất thải y tế trở thành một trong những tiêu chí xét khen thưởng,
thi đua của từng cá nhân.
- Cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mõi nhân viên y tế trong đơn vị,
để từ đó nâng cao kiến thức và thái độ thực hành của mõi nhân viên y tế.
7. Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và môi trường (2015) quy định về quản lý chất thải y
tế
2. Bộ Y tế (2018) quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.


7

3. Nguyễn Thị Vân Anh (2011) Điều tra nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải
rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện. Tr.5-7.
4. Hoàng Thị Liên (2009) Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến
quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ
y khoa, 2009 Tr. 25-35.
5. Hoàng Thị Thúy, Phan Văn Tường (2011) Thực trạng quản lý chất thải rắn y
tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa Đông Anh, năm 2011.

6. Nguyễn Quang Khiêm, Trần Đỗ Hùng (2012), Nghiên cứu thực trạng thu gom
và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Bệnh viên tỉnh Vĩnh Long năm 2012.
7. Trung tâm Y tế An Minh (2018) Báo cáo tình hình quản lý chất thải y tế tại các
Trạm Y tế xã, thị trấn năm 2018.



×