Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với ngành viễn thông và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐỐI VỚI NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ ĐỀ XUẤT
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

ĐẶNG THỊ KIM THOA

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐỐI VỚI NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ ĐỀ XUẤT
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101

Họ và tên học viên


: Đặng Thị Kim Thoa

Người hướng dẫn

: PGS, TS. Nguyễn Văn Thoan

Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn cam đoan đề tài luận văn “Tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đối với ngành viễn thông và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa
công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung
thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ
các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi./.
Tác giả

Đặng Thị Kim Thoa


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, người viết luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô
giáo trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Sau đại học và

Khoa Quản trị kinh doanh đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho học viên trong quá
trình học tập bậc cao học tại nhà trường.
Người viết luận văn trân trọng cảm ơn PGS, TS. Nguyễn Văn Thoan, người
hướng dẫn khoa học đã tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn tác giả hoàn thiện luận văn
thạc sĩ này.
Cuối cùng, tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè tại trường Đại học Ngoại thương,
các đồng nghiệp tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã hết sức giúp đỡ, tạo điều
kiện, phối hợp cung cấp các tài liệu, thông tin cho tác giả trong suốt quá trình thực
hiện đề tài luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng từ việc nghiên cứu, sưu tầm các tài
liệu trong và ngoài nước, tuy nhiên luận văn vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót
nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn./.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................................... xi
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH VIỄN THÔNG ................................................................ 5
1.1. Những vấn đề cơ bản về cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................................ 5
1.1.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 ................................................................ 5
1.1.2. Lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp .................................................... 7
1.1.3. Các xu hướng, công nghệ tiêu biểu của cuộc CMCN 4.0 ................................. 12
1.1.3.1.


Internet kết nối vạn vật - IoT .................................................................... 12

1.1.3.2.

Dữ liệu lớn - Big Data .............................................................................. 14

1.1.3.3.

Trí tuệ nhân tạo - AI ................................................................................. 15

1.1.3.4.

Điện toán đám mây - Cloud Computing ................................................... 16

1.1.3.5.

Chuỗi khối - Blockchain ........................................................................... 17

1.2. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến các mặt của xã hội ....................................................... 18
1.2.1. Lao động và việc làm .......................................................................................... 18
1.2.2. Kinh tế ................................................................................................................. 20
1.2.3. Môi trường .......................................................................................................... 20
1.2.4. Xã hội .................................................................................................................. 21
1.2.5. Thương mại và đầu tư ........................................................................................ 22
1.3. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành viễn thông ......................................................... 22
1.3.1. Tác động đến ngành viễn thông trên thế giới .................................................... 22
1.3.1.1.

Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng ................................................. 22


1.3.1.2.

Sự thay đổi của công nghệ dẫn dắt người dùng ....................................... 28

1.3.1.3.

Sự thay đổi của các doanh nghiệp viễn thông .......................................... 29

1.3.2. Tác động đến ngành viễn thông tại Việt Nam ................................................... 32
1.3.2.1.

Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng ................................................. 32


iv

1.3.2.2.

Sự thay đổi của các doanh nghiệp viễn thông .......................................... 33

1.4. Kinh nghiệm ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 tại các doanh nghiệp
viễn thông ................................................................................................................................... 34
1.4.1. Các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới........................................................ 34
1.4.1.1.

AT&T ........................................................................................................ 34

1.4.1.2.


Singtel ....................................................................................................... 35

1.4.2. Các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam ....................................................... 38
1.4.2.1.

Viettel ........................................................................................................ 38

1.4.2.2.

VNPT ........................................................................................................ 40

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho MobiFone ................................................................. 41
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG
MOBIFONE ......................................................................................................................... 43
2.1. Đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của MobiFone................................................. 43
2.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Viễn thông MobiFone ............................................ 43
2.1.1.1.

Thông tin cơ bản ....................................................................................... 43

2.1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 44

2.1.1.3.

Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ chủ yếu ................................. 45

2.1.1.4.


Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 46

2.1.1.5.

Kết quả kinh doanh ................................................................................... 49

2.1.2. Mô hình quản trị kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone.......... 51
2.1.2.1.

Chân dung khách hàng năm 2019 của MobiFone.................................... 51

2.1.2.2.
Phân tích hoạt động kinh doanh của MobiFone theo hành trình trải
nghiệm của khách hàng .............................................................................................. 53
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ trong kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông
MobiFone.................................................................................................................................... 62
2.2.1. Nhận biết nhu cầu .............................................................................................. 62
2.2.2. Cân nhắc, lựa chọn............................................................................................. 63
2.2.3. Quyết định mua hàng ......................................................................................... 65
2.2.4. Dịch vụ sau bán hàng ......................................................................................... 66
2.2.5. Quản trị nội bộ doanh nghiệp ............................................................................ 66
2.3. Phân tích các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone .......................................................... 67


v

2.3.1. Khảo sát về tác động của cuộc CMCN 4.0 đến MobiFone ............................... 67
2.3.2. Phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hiệu quả kinh

doanh của MobiFone.......................................................................................... 71
2.3.2.1.

Tác động từ sự thay đổi nhu cầu .............................................................. 71

2.3.2.2.

Tác động từ sự thay đổi công nghệ........................................................... 73

2.3.3. Cơ hội cho MobiFone ......................................................................................... 74
2.3.4. Thách thức đối với MobiFone ............................................................................ 75
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE ...................................................... 78
3.1. Triển vọng đối với doanh nghiệp viễn thông trên thế giới trong CMCN 4.0 .................. 78
3.1.1. Tối ưu hóa năng lực kinh doanh cốt lõi ............................................................ 78
3.1.2. Phát triển giải pháp ứng dụng công nghệ ......................................................... 81
3.1.3. Mở rộng thị trường ............................................................................................. 82
3.1.4. Phát triển tổ chức................................................................................................ 83
3.2. Đề xuất đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone .......................................................... 83
3.2.1. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số ................................................................... 83
3.2.2. Xây dựng lộ trình chuyển đổi số ........................................................................ 85
3.2.3. Số hóa các điểm chạm tới khách hàng .............................................................. 87
3.2.3.1.

Giai đoạn nhận biết nhu cầu .................................................................... 87

3.2.3.2.

Giai đoạn cân nhắc, lựa chọn .................................................................. 87


3.2.3.3.

Giai đoạn quyết định mua hàng ............................................................... 89

3.2.3.4.

Giai đoạn sau bán hàng ........................................................................... 93

3.2.3.5.

Công tác quản trị nội bộ ........................................................................... 93

3.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước........................................................................ 94
3.3.1. Cơ chế chính sách khuyến khích và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp94
3.3.2. Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ................................................. 95
3.3.3. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực................................................. 95
3.3.4. Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin .................................................................. 96
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... i
PHỤ LỤC I ............................................................................................................................. v
PHỤ LỤC II ........................................................................................................................... x


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các định nghĩa về Công nghiệp 4.0 ............................................................ 5
Bảng 1.2. Sự chuyển đổi của các cuộc cách mạng công nghiệp ............................... 11
Bảng 1.3. Các kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên CMCN 4.0 ................................. 19

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2015-2018 .......................................... 49


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới............................. 7
Hình 1.2. Dự báo về tương lai của các nhóm việc làm ............................................. 19
Hình 1.3. Tỷ lệ kết nối Internet theo vùng trên thế giới............................................ 24
Hình 1.4. Cửa hàng tự động của Singtel ................................................................... 37
Hình 2.1. Hành trình trải nghiệm của khách hàng tại MobiFone ............................. 54
Hình 3.1. Xu hướng sản phẩm của doanh nghiệp viễn thông ................................... 80
Hình 3.2. Mô hình giá trị kỹ thuật của doanh nghiệp viễn thông ............................. 81
Hình 3.3. Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp viễn thông ............................... 85
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ........................ 48
Sơ đồ 2.2. Quy trình xây dựng sản phẩm của MobiFone ......................................... 58
Sơ đồ 2.3. Mô hình kênh phân phối tại MobiFone ................................................... 60
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ điện tử hóa giao dịch đề xuất ứng dụng tại MobiFone .................. 90
Biểu đồ 1.1. Thống kê số lượng người dùng Internet qua các năm (2014-2019) ..... 23
Biểu đồ 1.2. Thống kê người dùng trong các lĩnh vực số tháng 01/2019 ................. 23
Biểu đồ 1.3. Thống kê lượng người dùng điện thoại thông minh qua các năm ........ 25
Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ sử dụng dữ liệu di động qua các năm .......................................... 25
Biểu đồ 1.5. Thống kê số lượng người sử dụng mạng xã hội qua các năm .............. 26
Biểu đồ 1.6. Số lượng người tiêu dùng trực tuyến trên thế giới từ 2014-2021......... 26
Biểu đồ 1.7. Tổng doanh thu thị trường thanh toán di động toàn cầu giai đoạn 20152019 ........................................................................................................................... 27
Biểu đồ 1.8. Kết nối di động IoT theo khu vực......................................................... 30
Biểu đồ 1.9. Mức tăng trưởng doanh thu viễn thông qua các năm ........................... 31



viii

Biểu đồ 1.10. Doanh thu dịch vụ di động toàn cầu qua các năm .............................. 31
Biểu đồ 2.1. Lưu lượng các dịch vụ viễn thông bình quân tháng qua các năm ........ 50
Biểu đồ 2.2. Doanh thu - Lưu lượng Dịch vụ truy cập Internet tại MobiFone qua các
năm ............................................................................................................................ 50
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu doanh thu theo các lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2015-2018 51
Biểu đồ 2.4. Lợi ích từ việc số hóa và tự động hóa trong kinh doanh ...................... 70
Biểu đồ 2.5. Rào cản bên trong ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ 4.0 .......... 70
Biểu đồ 2.6. Rào cản bên ngoài ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ 4.0 ......... 71
Biểu đồ 2.7. Số lượng thuê bao sử dung thiết bị Smartphone .................................. 72
Biểu đồ 3.1. Thị phần bán hàng trực tuyến của thị trường viễn thông Pháp giai đoạn
2010-2016.................................................................................................................. 79


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

CMCN 4.0


-

Cách mạng công nghiệp 4.0

2

AI

Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo

3

VR

Virtual Reality

Thực tế ảo

4

AR

Augmented Reality

Thực tế tăng cường

5


SMAC

Social, Mobile, Analytics,
Cloud

Xã hội, Di động, Phân tích, Đám
mây

6

IoT

Internet of Things

Internet của vạn vật

7

M2M

Machine to Machine

Tương tác giữa máy với máy

8

WEF

World Economic Forum


Diễn đàn kinh tế thế giới

9

eSIM

Embedded Subscriber
Identity Module

Mô-đun nhận dạng chủ thuê bao
tích hợp

10

SMS

Short Message Services

Dịch vụ tin nhắn ngắn

11

MobiFone

-

Tổng công ty Viễn thông
MobiFone

12


VAS

Value Added Services

Dịch vụ giá trị gia tăng

13

POSM

Point of Sales Material

Vật dụng hỗ trợ bán hàng tại
điểm bán

14

TVC

Television Commercial

Phim quảng cáo

15

OOH

Out Of Home


Quảng cáo ngoài trời

16

LCD

Liquid Crystal Display

Màn hiển thị tinh thể lỏng

17

PR

Public Relations

Quan hệ công chúng

18

Ads

Advertising

Quảng cáo

19

GDN


Google Display Network

Mạng lưới quảng cáo hiển thị
của Google

20

ADX

Ad Exchange

Trao đổi quảng cáo

21

KOL

Key Opinion Leader

Người dẫn dắn dư luận chủ
chốt/Người có ảnh hưởng


x

STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

22

MMS

Multimedia Messaging
Service

Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện

23

GTGT

-

Giá trị gia tăng

24

CRM

Customer Relationship
Management

Quản lý quan hệ khách hàng

25


DSS

Decision Support System

Hệ hỗ trợ ra quyết định

26

BI

Business Intelligence

Kinh doanh thông minh

27

App

Application

Ứng dụng

28

CSP

Content Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ nội dung


29

OTP

One Time Password

Mật khẩu một lần

30

QR code

Quick Response code

Mã phản hồi nhanh


xi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Qua những phân tích, đánh giá, mục tiêu của luận văn là nghiên cứu một cách
tổng thể về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành viễn thông
và Tổng công ty Viễn thông MobiFone, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh tại MobiFone. Luận văn được bao gồm 3 chương, trong đó
trình bày các vấn đề lớn để nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
Chương 1. Cơ sở lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động
đối với ngành viễn thông:
Chương này cung cấp cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan đến cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 gồm có: khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình

phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư.
Chương 1 còn phân tích các xu hướng công nghệ là thành quả của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 gồm IoT, Big Data, Blockchain, Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám
mây; và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến các mặt của đời sống xã
hội. Ngoài ra, việc phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến
ngành viễn thông trên thế giới và tại Việt Nam cũng được tác giả đi vào phân tích cụ
thể, cùng với phân tích kinh nghiệm ứng dụng các thành quả của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 tại các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới và tại Việt Nam để so
sánh, đối chiếu và rút ra bài học kinh nghiệm.
Chương 2. Phân tích các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone:
Chương này giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Viễn thông MobiFone và
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty từ 2015 đến nay. Tiếp đến,
chương 2 tập trung phân tích thực tế hoạt động kinh doanh của MobiFone theo hành
trình trải nghiệm của khách hàng, từ nhận biết nhu cầu, cân nhắc lựa chọn, quyết định
mua hàng, sau bán hàng đến khách hàng trung thành. Qua từng bước trong hành trình
trải nghiệm của khách hàng đó, tác giả nêu rõ việc ứng dụng công nghệ là thành tựu
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào các hoạt động triển khai nằm trong chuỗi
các hoạt động kinh doanh của MobiFone, từ đó đánh giá ưu điểm và những hạn chế


xii

trong việc áp dụng công nghệ của MobiFone. Cùng với đó, tác giả cũng phân tích các
tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả
kinh doanh của MobiFone, cơ hội và thách thức đối với MobiFone trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0.
Chương 3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng
công ty Viễn thông MobiFone:
Qua những phân tích, đánh giá, chương này chỉ ra xu hướng, triển vọng đối với

các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và
sự cần thiết trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, nhất là đối với
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông công nghệ thông tin. Từ việc nhìn
nhận những thành tựu, tồn tại, hạn chế qua quá trình thực tế ứng dụng thành quả của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty Viễn
thông MobiFone, đồng thời học hỏi kinh nghiệm triển khai tại một số doanh nghiệp
viễn thông trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả đưa ra các đề xuất giải pháp đẩy
mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) trở thành một thuật ngữ phố biến và là một hiện tượng ảnh
hưởng lớn tới sự phát triển của các lĩnh vực cũng như toàn bộ đời sống xã hội. Nó tác
động trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin. Việc nhìn
nhận, phân tích và đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp tới các lĩnh vực
nói chung và ngành viễn thông nói riêng là vô cùng cần thiết do việc thông tin liên lạc
ngày càng trở nên quan trọng đối với các lĩnh vực, các quốc gia trên toàn thế giới.
Tương tự như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công
nghiệp 4.0 đang mang lại nhiều thay đổi về mô hình, phương thức kinh doanh và tạo ra
sức ép về đổi mới tư duy, hành động cho các doanh nghiệp, tổ chức. Thông qua các
công nghệ như Internet của vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Thực tế ảo (VR), Điện
toán đám mây (Cloud Computing)… thế giới thực đang dần bị chuyển hóa thành thế
giới số. Là một trong 3 doanh nghiệp viễn thông lớn tại Việt Nam, MobiFone cần nhận
thức rõ, đánh giá và dự báo các tác động của nó đối với toàn ngành nói chung và

MobiFone nói riêng, để từ đó xây xựng chiến lược đi trước đón đầu, tìm ra hướng phát
triển bền vững và nâng cao vị thế của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên phạm vi quốc tế, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã được nghiên cứu và ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực, một số bài viết điển hình về CMCN 4.0 bao gồm:
Klaus Schwab, “The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to
respond”, World Economic Forum, 14 Jan 2016; “The fourth industrial revolution”, 03
Jan 2017.
World Economic Forum, “Digital Transformation Initiative Telecommunications
Industry”, January 2017.
PwC, “Industrial 4.0 - Opportunities and Challenges of the Industrial Internet”,
December 2014.
Mateo Jimenez, “What is the impact of industrial 4.0 in the process industry?”,
22 May 2017.


2

Tại Việt Nam, tài liệu nghiên cứu sâu về CMCN 4.0 còn tương đối hạn chế, trong
số đó có thể kể tới tài liệu tiêu biểu là:
Ban Kinh tế Trung ương, “Việt Nam với Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ
tư”, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2017, trong đó trình bày, phân tích một
cách toàn diện và tổng thể về cuộc CMCN 4.0, cách mà cuộc cách mạng này được đón
nhận và triển khai tại một số quốc gia đã và đang phát triển trên thế giới (gồm có Cộng
hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và
Malaysia). Ngoài ra cuốn sách này còn phân tích sâu về tác động của cuộc cách mạng
này đến từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể của Việt Nam (gồm có ngành chế biến, chế
tạo; ngành công nghiệp năng lượng; ngành nông nghiệp; ngành ngân hàng; ngành du
lịch; ngành y tế; ngành giáo dục; thương mại kỹ thuật số). Thông qua phân tích các tác
động của CMCN 4.0 để thấy được những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà các

ngành phải đối mặt để từ đó tìm ra những giải pháp và chính sách phù hợp để phát
triển và ứng dụng tốt nhất những thành quả của cuộc CMCN 4.0.
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Tổng luận “Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4” trình bày các khái niệm, quá trình định hình, các động lực cho
CMCN 4.0 gồm 03 nhóm: vật lý/hữu hình, kỹ thuật số và sinh học; phân tích các cơ
hội, thách thức mà cuộc cách mạng mang lại; tác động của nó tới Chính phủ, tới doanh
nghiệp/kinh doanh, tới người dân và tác động đối với việc làm, phân cực lực lượng lao
động. Bài tổng luận cũng đi vào tìm hiểu chiến lược và chính sách công nghiệp của
một số nước trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Mỹ, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ,
Đan Mạch, Anh, Úc, Pháp, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Brazil, Nhật Bản, Hàn
Quốc) và đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam để bắt kịp được cuộc cách
mạng này.
Tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu là đề tài đầu tiên có phân tích về tác động
của cuộc CMCN 4.0 đến ngành viễn thông trên thế giới và tại Việt Nam, tác động cụ
thể tới một doanh nghiệp viễn thông và từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao
hiệu quả kinh doanh, giúp doanh nghiệp thích ứng và phát triển trong thời kỳ CMCN
4.0.
Đề tài nghiên cứu của luận văn kế thừa những cơ sở lý luận, nền tảng khoa học
của các đề tài nghiên cứu đi trước, kết hợp với việc phân tích đánh giá thực tiễn triển
khai tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ những


3

doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó giải quyết câu hỏi làm
thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại MobiFone trong kỷ nguyên CMCN 4.0.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể:
- Phân tích các tác động chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với
ngành viễn thông trên thế giới và tại Việt Nam trên cơ sở các kiến thức về cuộc cách

mạng cũng như tác động của nó đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Đánh giá các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản
xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp viễn thông, cụ thể là
Tổng công ty Viễn thông MobiFone để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của MobiFone.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học, phân tích tổng kết kinh
nghiệm kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và điều tra xã
hội học để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu giới hạn về mặt thời gian từ sau khi
thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH
một thành viên Thông tin di động, tức là từ năm 2015 đến nay.
- Về mặt nội dung: Đề tài tập trung vào phân tích các tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành viễn thông và cụ thể đối với Tổng công ty Viễn
thông MobiFone.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Phân tích, đánh giá các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với
ngành viễn thông và Tổng công ty Viễn thông MobiFone để từ đó đưa ra các đề xuất
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone.


4

7. Tiến độ thực hiện: Từ 23/01/2019 đến 21/5/2019.
8. Kết cấu luận văn

Luận văn gồm có 3 chương như sau:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đối
với ngành viễn thông;
- Chương 2. Phân tích các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông MobiFone;
- Chương 3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng
công ty Viễn thông MobiFone.


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH VIỄN THÔNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về cách mạng công nghiệp 4.0
1.1.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0 industrial revolution, 4.0 industrie) là một
sáng kiến chiến lược được sử dụng để mô tả xu thế hướng đến số hóa và tự động hóa
môi trường sản xuất, diễn tả một nền công nghiệp hiện đại, thông minh với những
công nghệ phát triển vượt bậc, có thể thay đổi quy mô và phương thức sản xuất của
các tổ chức, doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới, được đề xuất và thông qua bởi
Chính phủ Đức như một phần của “Chiến lược công nghệ cao đến năm 2020”, sau đó
đã được công nhận trên toàn cầu và được biết đến rộng rãi tại Châu Âu (William
MacDougall, 2014).
Năm 2011, thuật ngữ này được trình bày lần đầu tiên tại Hội chợ công nghiệp lớn
nhất thế giới Hannover, tiếp đó là trong các kế hoạch và báo cáo vào năm 2013 và cuối
cùng được thừa nhận chính thức bởi Chính phủ Đức. Tại các quốc gia nói tiếng Anh,
thuật ngữ “Internet of Things”, “Internet of Everything” hay “Industrial Internet” cũng
thường xuyên được sử dụng, đồng nghĩa với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0”.
Vậy thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” chính xác là gì? Dưới đây là bảng tổng hợp các
định nghĩa về “Cách mạng công nghiệp 4.0” được đưa ra bời các tác giả khác nhau:

Bảng 1.1. Các định nghĩa về Công nghiệp 4.0
Tác giả

Định nghĩa

Đặc trưng chính

Volkmar
Koch, Simon
Kuge, Dr.
Reinhard
Geissbauer,
Stefan
Schrauf
(2014)

Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 là viết tắt của
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được hiểu
chính xác nhất như một cấp độ mới của tổ
chức và kiểm soát hoàn toàn chuỗi giá trị của
vòng đời sản phẩm, hướng đến tăng cường sự
cá nhân hóa yêu cầu của khách hàng.

- Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4
- Tổ chức và kiểm soát
hoàn toàn chuỗi giá trị
- Yêu cầu cá nhân hóa

William

MacDougall
(2014)

Công nghiệp 4.0 hay Công nghiệp thông minh
liên quan đến sự phát triển công nghệ từ hệ
thống nhúng đến hệ thống thực - ảo. Nó kết
nối các hệ thống nhúng và sơ sở sản xuất
thông minh để mở đường cho một kỷ nguyên
công nghệ mới làm biến đổi chuỗi giá trị sản
xuất và công nghiệp, cũng như mô hình kinh
doanh.

- Kỷ nguyên công nghệ
mới
- Hướng các đến hệ thống
thực - ảo
- Các hệ thống nhúng
- Sản xuất thông minh
- Sự kết nối
- Sự chuyển đổi


6

Tác giả
McKinsey
(2015)

Deloitte
(2015)


HansChristian
Pfohl, Burak
Yahsi,
Tamer
Kurnaz
(2015)

Geissbauer,
Vedso &
Schrauf
(2016)

Klaus
Schwad
(2016)

Định nghĩa
Công nghiệp 4.0 được xem như sự số hóa lĩnh
vực sản xuất với các cảm biến nhúng trong
toàn bộ thành phần sản phẩm và thiết bị sản
xuất, các hệ thống thực tế ảo và phân tích toàn
bộ dữ liệu thích hợp.
Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 dùng để chỉ một
giai đoạn phát triển hơn nữa trong tổ chức và
quản lý toàn bộ quá trình chuỗi giá trị tham gia
ngành công nghiệp sản xuất.

Công nghiệp 4.0 là tổng hợp của toàn bộ
những đổi mới mang tính đột phá bắt đầu và

hoàn thành trong chuỗi giá trị để giải quyết các
xu hướng số hóa, tự động hóa, sự minh bạch,
tính di động, chuẩn hóa, kết hợp mạng lưới và
xã hội hóa sản phẩm và quy trình.

Công nghiệp 4.0 - Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, tập trung vào số hóa từ đầu
đến cuối toàn bộ tài sản vật lý và tích hợp vào
hệ sinh thái kỹ thuật số với các phần của chuỗi
giá trị.
Công nghiệp 4.0 là một cụm thuật ngữ cho các
công nghệ và khái niệm của tổ chức trong
chuỗi giá trị đi cùng với các hệ thống vật lý
trong không gian ảo, Internet của vạn vật và
Internet của các dịch vụ. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 phát triển từ cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 3, kết hợp các công
nghệ với nhau, xóa mờ ranh giới giữa vật lý,
kỹ thuật số và sinh học.

Đặc trưng chính
- Số hóa
- Cảm biến nhúng
- Các hệ thống thực - ảo
- Dữ liệu thích hợp
- Sự phát triển
- Toàn bộ chuỗi giá trị
- Tổ chức và quản lý
- Đổi mới mang tính đột
phá

- Chuỗi giá trị
- Số hóa
- Tự động hóa
- Sự minh bạch
- Tính di động
- Chuẩn hóa
- Sự kết hợp
- Xã hội hóa
- Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4
- Số hóa toàn bộ tài sản
- Hệ sinh thái kỹ thuật số
bên trong chuỗi giá trị
- Công nghệ, tổ chức trong
chuỗi giá trị
- Hệ thống vật lý trong
không gian ảo
- Internet của vạn vật
- Internet của các dịch vụ
- Sự kết hợp

Qua Bảng 1 có thể thấy, các định nghĩa về CMCN 4.0 qua các tác giả khác nhau
đều có những điểm tương đồng. Họ tập trung chủ yếu vào CMCN 4.0 như là một bước
đi mới trong sự phát triển công nghiệp nhờ vào các hệ thống nhúng thông minh cho
phép kết nối giữa các bộ phận vào toàn bộ chuỗi giá trị.
Nhìn chung, có thể định nghĩa như sau: Cách mạng 4.0 là một thuật ngữ dùng để
chỉ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc trưng bởi việc sử dụng công nghệ kỹ
thuật số đột phá, tăng cường cá nhân hóa yêu cầu của khách hàng và kết nối giữa các
hệ thống nhúng với quy trình sản xuất thông minh nhằm tạo ra hệ sinh thái kỹ thuật số



7

và biến đổi ngay lập tức ngành công nghiệp, chuỗi giá trị sản xuất và toàn bộ mô hình
kinh doanh.
1.1.2. Lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp
Trong suốt lịch sử, loài người đã cải tiến ngành công nghiệp bằng cách chuyển từ
tận dụng các phương thức sản xuất sẵn có sang sử dụng các công nghệ tiên tiến; với sự
tái tạo của ngành công nghiệp dẫn đến một số tác động quan trọng và do đó được đặt
tên là một cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, những lợi ích do một cuộc cách
mạng công nghiệp mang lại không chỉ giới hạn ở việc tăng sản lượng. Nó cũng đã cải
thiện tính chính xác của các quy trình sản xuất, cũng như giảm chi phí lao động (David
S.Landes, 1969). Trong suốt lịch sử, ba cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra và
hiện nay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hình 1.1. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
(Nguồn: Sogeti, 2016, tr.11)
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực
và hơi nước.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được bắt đầu ở nước Anh,
tiêu biểu là công nghệ động cơ hơi nước của James Watt (năm 1784). Phát minh này
được coi là sự mở đầu của quá trình cơ giới hóa.


8

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đề cập đến một số phát triển ảnh
hưởng lớn đến quá trình sản xuất kéo dài từ 1760 đến 1840. Cuộc cách mạng công
nghiệp này được đặc trưng bởi sự xuất hiện của cơ giới hóa, thay thế nông nghiệp bằng
công nghiệp, là động lực chính của hoạt động kinh tế xã hội. Một số thay đổi bao gồm

chuyển việc thực hiện các hoạt động nhất định sang sử dụng máy móc, bao gồm các
phương pháp sản xuất thủ công (đặc biệt là trong ngành dệt may), sản xuất hóa chất,
sắt, thiết kế và sử dụng máy công cụ và sự bùng nổ hệ thống nhà máy (Davis
S.Landes, 1969).
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: Động cơ điện và dây chuyền sản xuất
hàng loạt.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai còn được gọi là cách mạng về công nghệ,
diễn ra từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, đặc trưng bởi sự thay thế động cơ hơi nước
bằng động cơ điện và động cơ đốt trong, giúp tăng năng suất lao động và góp phần
tăng trưởng kinh tế thế giới. Những công cụ sản xuất mới (máy tính, máy động…) và
các vật liệu mới (nguyên tử, mặt trời, gió, thủy triều…) ra đời. Ngoài ra còn có những
thành tựu như máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện
thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, phóng thành công
vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, bay vào vũ trụ và đặt chân lên mặt trăng.
Thời kỳ này đặc trưng bởi một sự phát triển công nghiệp lớn từ các nước châu
Âu. Phương pháp sản xuất sắt và thép rẻ thúc đẩy thương mại và vận chuyển bằng tàu
hỏa, hệ thống đầu máy, ô tô và máy bay giá rẻ (Thomas J.Misa, 1995). Điểm nổi bật
chính của thời đại này là việc sử dụng rộng rãi điện và máy điện. Chính vì điều này,
các nước trải qua cuộc cách mạng công nghiệp (lần thứ hai) đã thúc đẩy hoàn toàn nền
kinh tế của họ như là nền kinh tế công nghiệp hóa hoàn toàn trên thế giới. Cuộc cách
mạng này đã khiến mức sống được cải thiện, nhưng cũng gây ra sự gia tăng lớn về tình
trạng thất nghiệp khi máy móc bắt đầu thực hiện các công việc của con người. Chi phí
sản xuất và giá cả giảm đáng kể và có sự tăng trưởng nhanh chóng về năng suất.
Vaclav Smil gọi giai đoạn 1867 - 1914 là "Thời đại của sức mạnh tổng hợp" trong đó
hầu hết các phát kiến vĩ đại đã được phát triển. Trái ngược với những đổi mới trong
cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, những đổi mới trong cuộc cách mạng công
nghiệp thứ hai là dựa trên kỹ thuật và khoa học (Vaclav Smil, 2005).
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba: Kỷ nguyên máy tính và tự động hóa.



9

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được coi là sự khởi đầu của thời đại
thông tin, diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của máy tính, sự phát triển của
công nghệ thông tin và số hóa. Cuộc cách mạng này còn gọi là cách mạng máy tính
hay cách mạng số nhờ sự phát triển của chất bán dẫn, máy tính cỡ lớn vào năm 1960,
máy tính cá nhân vào những năm 1970 - 1980 và thập niên 1990 với mạng Internet.
Trọng tâm của cuộc cách mạng này là sản xuất hàng loạt và sử dụng rộng rãi máy
tính, điện thoại di động kỹ thuật số và internet. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba
cũng được mệnh danh là Cuộc cách mạng kỹ thuật số vì hầu hết các quy trình mới đều
chịu ảnh hưởng của máy tính kỹ thuật số. Việc gia tăng sự phổ biến của máy tính là do
tính chính xác và đơn giản trong kiểm soát quy trình và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số. Mặc
dù có những lợi ích to lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba, đặc biệt là về khả
năng tiếp cận thông tin, nhưng cũng có những lo ngại về quyền công dân và nhân
quyền. Các quyền hạn mở rộng của truyền thông và chia sẻ thông tin đã mở ra một
thời đại mới của sự giám sát và nguy cơ xâm nhập hàng loạt quyền riêng tư cá nhân.
Vi phạm bản quyền dữ liệu, phim ảnh, bài hát cũng gia tăng và mang lại lợi nhuận vì
định dạng kỹ thuật số rất dễ mô phỏng và sản xuất hàng loạt.
Cuộc cách mạng công nghệp lần thứ tư: Các hệ thống liên kết thế giới thực và
ảo.
CMCN 4.0 được gọi cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ để chuyển hóa
toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư xây
dựng dựa trên cuộc cách mạng kỹ thuật số với các hệ thống vật lý không gian mạng
cung cấp các cơ chế mới và cho phép công nghệ được đưa vào trong xã hội và thậm
chí cả cơ thể con người (Nicholas Davis, 2016). CMCN 4.0 được đánh dấu bằng
những đột phá công nghệ mới trong một số lĩnh vực bao gồm robot, trí tuệ nhân tạo
(AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di
động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… công nghệ nano, điện toán lượng tử, công nghệ
sinh học, internet của vạn vật (IoT), in 3D và xe tự lái. Trong cuốn sách mang tên
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Giáo sư Klaus Schwab (Người sáng lập và

Chủ tịch điều hành của WEF) mô tả CMCN 4.0 khác biệt cơ bản với ba cuộc cách
mạng công nghiệp trước đây. Những công nghệ mới này có tiềm năng lớn để tiếp tục
kết nối hàng tỷ người hơn với web, cải thiện đáng kể hiệu quả của các doanh nghiệp và
tổ chức và giúp tái tạo môi trường tự nhiên thông qua quản lý tài sản tốt hơn. CMCN
4.0 nắm giữ các cơ hội duy nhất để cải thiện giao tiếp và giải quyết xung đột của con
người.


10

Với những tiến bộ ấn tượng đạt được trong trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm
gần đây, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng lớn về sức mạnh tính toán và nhờ vào lượng dữ
liệu số lượng lớn sẵn có, tốc độ đột phá hiện tại trong CMCN 4.0 đang phát triển theo
cấp số nhân. Phần mềm đã được phát triển để phát hiện ra những căn bệnh mới và bắt
chước hành vi của con người, thậm chí cả giọng nói. Sự hợp nhất của máy móc, điện
toán và khả năng sinh học đã sinh ra những chiếc xe tự lái và máy bay không người
lái, cũng như các trợ lý ảo như Siri và Cortana. Những đổi mới này sẽ được tăng
cường hơn nữa thông qua các đột phá công nghệ mới trong các lĩnh vực Trí tuệ nhân
tạo - AI, robot, IoT, xe tự lái, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật
liệu, lưu trữ năng lượng, khoa học dữ liệu và điện toán lượng tử.
Ngoài việc sử dụng các công nghệ mới, Cách mạng 4.0 còn có thể giúp tăng mức
thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Các sản phẩm và dịch vụ
mới làm tăng hiệu quả và chất lượng cuộc sống cũng đã được tạo ra bởi các công nghệ
mới. Các dịch vụ như đi xe, đặt pizza, đặt chuyến bay, mua sách và xem phim giờ đây
có thể được thực hiện từ xa. Tuy nhiên, những tiến bộ này cũng đã dẫn đến sự gián
đoạn của các mô hình kinh doanh trong hầu hết các ngành công nghiệp. Độ sâu tiềm
năng của những thay đổi này cuối cùng có thể dẫn đến việc chuyển đổi toàn bộ hệ
thống sản xuất, quản lý và quản trị (Schwab, 2015). Ngoài ra, robot và các công nghệ
mới nổi khác đang được thiết kế để bắt chước không chỉ các hành động của con người
mà cả các kỹ năng nhận thức. Theo Uzair Younus, một dấu hiệu lớn của CMCN 4.0 đã

xảy ra vào năm 2017 khi Bill Gates, một người kiếm được tiền từ những phát minh
công nghệ, đã lập luận hai điều. Đầu tiên, ông lập luận rằng các robot thay thế và lấy
đi việc làm của con người phải bị chính phủ đánh thuế. Thứ hai, chính phủ nên can
thiệp khi tự động hóa có khả năng tạo ra thất nghiệp hàng loạt (Younus, 2017). Như
vậy, mặc dù CMCN 4.0 có rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là về hiệu quả của ngành công
nghiệp và sự tiện lợi của người tiêu dùng ngày càng tăng, những tiến bộ nhanh chóng
của nó đối với việc nhân rộng các hành vi và trí thông minh của con người cũng có thể
thay thế một số lượng lớn công nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là những người đảm
nhận các công việc thường xuyên.
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp được xây dựng dựa trên sự tiến bộ phát triển
của giai đoạn trước, và ở một số quốc gia, đặc biệt là các nước nghèo nhất thế giới,
vẫn tồn tại nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào các cuộc cách mạng công nghiệp trong
quá khứ. Bảng 1.2 dưới đây tóm tắt các đặc điểm chính của ba cuộc cách mạng công
nghiệp trước đây và CMCN 4.0 đang diễn ra.


11

Bảng 1.2. Sự chuyển đổi của các cuộc cách mạng công nghiệp
Mốc thời
gian và
khẩu hiệu

Mô tả

Kết quả

Bắt đầu ở Anh với sự cơ giới
hóa của ngành dệt may.
1760 - 1840 Trước đây, hầu hết việc sản

CMCN “Cơ giới hóa xuất được thực hiện trong nhà
lần thứ
và các cửa hàng nhỏ. Chuyển
sử dụng
nhất
nước và hơi đổi từ sử dụng dụng cụ cầm
nước”
tay và máy móc cơ bản sang
máy móc và nhà máy chuyên
dụng.

Các nhóm công nhân đã tấn công các
nhà máy và phá hủy máy móc như
một biện pháp phản kháng.
Cải thiện giao thông, truyền thông và
ngân hàng.
Tăng sản xuất hàng hóa.
Cải thiện mức sống.
Gây ra sự tăng trưởng của các ngành
công nghiệp than, sắt và dệt may.

Đánh dấu bằng sự ra đời của
dây chuyền lắp ráp và sản
xuất hàng loạt.
Những cải tiến mới trong sản
xuất thép, xăng dầu và điện
đã dẫn đến sự ra đời của ô tô
và máy bay. Việc thay thế sắt
1870-1914 bằng thép được sử dụng trong
CMCN

lần thứ “Sản xuất hàng xây dựng, máy móc công
loạt sử dụng nghiệp, đường sắt, tàu... Sự ra
hai
điện”
đời của các nhà máy điện và
máy phát điện.
Sự ra đời của điện thoại và sự
hoàn chỉnh của bóng đèn.
Những phát minh và đổi mới
mang tính kỹ thuật và dựa
trên khoa học.

Đường sắt điện và ô tô điện đầu tiên.
Sự ra đời của liên lạc bằng radio và sự
truyền sóng vô tuyến đầu tiên trên Đại
Tây Dương.
Các phát minh bao gồm tủ lạnh, máy
đánh chữ, điện thoại, thang máy, máy
ghi âm, máy giặt và động cơ diesel…
Nhờ những lợi ích và sự dồi dào của
những phát minh và những ý tưởng
mới, cuộc cách mạng công nghiệp thứ
hai được coi là tích cực và có lợi.
Mỗi điều mới dẫn đến một điều khác
và do đó tạo ra một thời đại mới của
những khám phá và phát minh.

Khi sản xuất trở thành kỹ
thuật số.
Được biết đến như cuộc cách

mạng kỹ thuật số. Công nghệ
điện tử cơ khí và tương tự đã
được thay thế bằng điện tử kỹ
thuật số.

Sự ra đời của máy tính, điện thoại di
động kỹ thuật số và Internet.
Sự ra đời của các công nghệ như điện
thoại di động để liên lạc kỹ thuật số,
máy ảnh kỹ thuật số, CD-ROM, máy
rút tiền tự động, robot công nghiệp,
bảng thông báo điện tử, trò chơi
video…
Quyền riêng tư và vi phạm bản quyền
đã trở thành một mối quan ngại.

1950 - 1970
“Tự động hóa
CMCN sử dụng điện
lần thứ tử kỹ thuật số
và công nghệ
ba
thông tin"

CMCN
Đột phá công nghệ nổi lên Sự ra đời của những chiếc xe tự lái,
Hiện tại lần thứ “Đổi mới dựa trong lĩnh vực trí tuệ nhân máy bay không người lái, trợ lý ảo.

trên sự kết hợp tạo, robot, Internet vạn vật, Sự ra đời của phần mềm dịch, đầu tư,



×