Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

TÍN DỤNG CARBON TRONG CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG MẠI PHÁT THẢI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÍN DỤNG CARBON TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THƯƠNG MẠI PHÁT THẢI CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

PHẠM THÙY LINH

Hà Nội, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÍN DỤNG CARBON TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THƯƠNG MẠI PHÁT THẢI CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: PHẠM THÙY LINH
Người hướng dẫn: PGS., TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG ANH



Hà Nội, năm 2019


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan trên danh dự của mình về tính trung thực, hợp pháp của luận
văn thạc sĩ cho đề tài:"Tín dụng carbon trong chương trình thương mại phát thải
của liên minh châu Âu và đối sách của Việt Nam". Đây là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS Nguyễn Thị Tường
Anh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào trước đây.
Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2019
Học viên

Phạm Thùy Linh


Lời cảm ơn
Với tất cả sự chân thành, lòng kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi
lời cảm ơn đến PGS, TS Nguyễn Thị Tường Anh đã dành thời gian tận tình hướng
dẫn, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn, đồng thời tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tôi sớm hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể
các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã tâm huyết giảng dạy,
định hướng, và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu thẳm tới những thành viên trong
gia đình lớn, những luôn động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn này. Đặc biệt gửi tới Chồng – người đã giúp em đi hết con đường trở
thành Thạc Sĩ này. Và một lời cảm ơn đặc biệt nữa dành cho Con Trai nhỏ, đã biết tự
lập và biết động viên mẹ trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.

Dù đã rất cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả lòng nhiệt tình và tâm huyết,
song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý chân
thành từ quý Thầy, Cô giáo.
Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2019

Phạm Thùy Linh


MỤC LỤC
Danh mục hình vẽ và bảng biểu
Danh mục các từ viết tắt
Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CARBON ............................ 7
VÀ CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG MẠI PHÁT THẢI ................................ 7
1.1 Tổng quan về tín dụng carbon ..........................................................................7
1.1.1 Một số khái niệm .......................................................................................7
1.1.2 Thị trường carbon và hình thức giao dịch tín dụng carbon ....................12
1.2 Tổng quan về chương trình thương mại phát thải (ETS – Emission Trading
Scheme) ................................................................................................................18
1.2.1 Mối quan hệ giữa tín dụng carbon và thương mại phát thải ..................18
1.2.2 Cơ sở lý thuyết .........................................................................................21
1.3 ETS trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm ..........................................29
1.3.1 ETS trên thế giới ......................................................................................29
1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm từ các ETS trên thế giới .............................31

CHƯƠNG 2: TÍN DỤNG CARBON TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THƯƠNG MẠI PHÁT THẢI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU ETS) 36
2.1 Tổng quan về EU ETS ....................................................................................36
2.1.1 Cơ chế hoạt động của EU ETS ................................................................36

2.1.2 Cấu trúc và vận hành EU ETS ................................................................38
2.1.3 Cơ sở pháp lý và thể chế của EU ETS.....................................................47
2.2 Tín dụng carbon qua các giai đoạn hoạt động của EU ETS ...........................50
2.2.1 Giai đoạn I (2005-2007)..........................................................................50


2.2.2 Giai đoạn II (2008-2012) ........................................................................54
2.2.3 Giai đoạn III (2013-2020) .......................................................................59
2.2.4 Giai đoạn IV (2021-2030) .......................................................................62
2.3 Bài học kinh nghiệm từ EU ETS ....................................................................65
2.3.1 Đánh giá hành trình của tín dụng carbon trong EU ETS .......................65
2.3.2 Tác động của EU ETS đến khí hậu và kinh tế .........................................68
2.3.3 Thách thức và triển vọng của EUETS .....................................................70
2.3.4 Bài học kinh nghiệm ................................................................................70

CHƯƠNG 3: ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TÍN
DỤNG CARBON VÀ THƯƠNG MẠI PHÁT THẢI TOÀN CẦU.......... 75
3.1 Thực trạng thị trường carbon tại Việt Nam ....................................................75
3.1.1 Bối cảnh giảm phát thải carbon ở Việt Nam ...........................................75
3.1.2 Một số cơ chế giảm phát thải trên thế giới mà Việt Nam tham gia ........85
3.2 Đánh giá và so sánh ........................................................................................91
3.2.1 Đánh giá thị trường carbon ở Việt Nam .................................................91
3.2.2 So sánh EU ETS và ETS đang xem xét ở Việt Nam .................................92
3.3 Hàm ý chính sách cho Việt Nam ....................................................................94
3.3.1 Hàm ý chính sách cho Việt Nam về tín dụng carbon ..............................94
3.3.2 Hàm ý chính sách cho Việt Nam về một Chương trình Thương Mại phát
thải ..........................................................................................................................95

KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 101

PHỤ LỤC .......................................................................................................... i


Danh mục hình vẽ và bảng biểu
Hình 1.1: Phân loại tín dụng carbon

08

Hình 2.1: Ví dụ minh họa Cơ chế hoạt động của EU ETS

37

Hình 2.2: Trợ cấp và khí thải giai đoạn I của 3 nước Đức, Ba Lan và Anh

52

Hình 2.3: Tín dụng carbon trong Giai đoạn I EU ETS

53

Hình 2.4: Trợ cấp và khí thải giai đoạn I của 3 nước Đức, Ba Lan và Anh

56

Hình 2.5: Tín dụng carbon trong Giai đoạn II EU ETS

57

Hình 2.6: Trợ cấp và khí thải của tất cả quốc gia thành viên năm 2019 và
giai đoạn III


60

Hình 2.7: Tín dụng carbon trong EU ETS năm 2019 và Giai đoạn III

62

Hình 2.8: Phân bổ tín dụng carbon trong EU ETS qua các giai đoạn

65

Hình 2.9 Giá EUA từ ngày 26/10/2009 đến ngày 13/05/2019

66

Hình 2.10 Giá EUA trong Giai đoạn II của EU ETS

66

Hình 2.11 Giá EUA trong Giai đoạn III của EU ETS

67

Bảng 3.1: So sánh EU ETS và ETS đang xem xét ở Việt Nam

93


Danh mục các từ viết tắt
Tên viết tắt


Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

AAU

Assigned Amount Units

Đơn vị phát thải được phân bổ

CDM

Clean Development Mechanism

Cơ chế phát triển sạch

CER

Certified Emissions Reduction

Chứng nhận giảm thải

CO2

Carbon dioxide

Khí các-bon đi-ô-xít

CSCF


Cross-Sectoral Correction Factor

Hệ số hiệu chỉnh liên ngành

EEA

European Economic Area

Khu vực kinh tế châu Âu

EFTA

European Free Trade Association

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu

EEA-EFTA

Bao

gồm

3

nước

Na

Uy,


Liechtenstein và Iceland
ERU

Emissions Reduction Unit

Đơn vị giảm thải

ETS

Emission Trading Scheme

Chương trình thương mại phát thải

EU

European Union

Liên minh châu Âu

EUA

European Union Allowance

Trợ cấp phát thải của Liên minh
châu Âu

EUAA

European


Union

Allowance

Aviation
EUETS

European

châu Âu trong ngành hàng không
Union

Emissions

Trading Scheme
ICAP

International

Trợ cấp phát thải của Liên minh

Chương trình thương mại phát thải
của Liên minh châu Âu

Carbon

Action

Đối tác Hành động Carbon quốc tế


Partnership
JCM

Joint Crediting Mechanism

Cơ chế tín dụng song phương

JI

Joint Implementation

Cơ chế đồng thực hiện


GHG

Greenhouse Gases

Khí thải nhà kính

LRF

Linear Reduction Factor

Hệ số giảm tuyến tính

MiFID

Markets in Financial Instruments


Chỉ thị về công cụ tài chính

Directive
MSR

Market Stability Reserve

Quỹ dự trữ ổn định thị trường

NAMA

National Appropriate Mitigation

Hành động giảm nhẹ biến đổi khí

Actions

hậu phù hợp với điều kiện quốc gia

NAP

National Allocation Plan

Kế hoạch phân bổ quốc gia

NER

New Entrant Reserve


Quỹ dự trữ cho người mới

NIM

National

Biện pháp thực hiện quốc gia

Implementation

Measures
PMR

Partnership for Market Readiness

Dự án sẵn sàng thị trường carbon

tCO2

tonne of carbon dioxide

một tấn khí CO2

tCO2e

tonne

of

carbon


dioxide

một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí
hoặc tương đương của một loại khí

equivalent

nhà kính khác
UNFCCC

USAID

United

Nations

Framework

Công ước khung của Liên hợp

Convention on Climate Change

quốc về biến đổi khí hậu

United

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ

States


International Development

Agency


Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn
“Tín dụng carbon” và “Chương trình thương mại phát thải” là những đề tài khá
mới và khan hiếm ở Việt Nam. Đề tài luận văn “Tín dụng carbon trong chương
trình thương mại phát thải của liên minh châu Âu và đối sách của Việt Nam” đã
đạt được những mục tiêu và kết quả đáng chú ý như sau:
 Trình bày được các khái niệm, đặc điểm, phân loại, tính chất liên quan
đến tín dụng carbon và thị trường carbon;
 Giải thích được cơ chế hoạt động và cấu trúc của Chương trình thương
mại phát thải nói chung Chương trình thương mại phát thải của Liên
minh châu Âu (EU ETS) nói riêng;
 Giới thiệu toàn bộ Chương trình thương mại phát thải trên toàn thế giới
hiện nay, đồng thời rút ra một vài bài học kinh nghiệm từ các chương
trình thương mại phát thải này;
 Phân tích thực trạng hoạt động của tín dụng carbon qua các giai đoạn
trong EU ETS;
 Rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình vận hành EU ETS, nêu lên sự tác
động, thách thức và triển vọng của EU ETS;
 Làm rõ bối cảnh phát thải và tình hình thương mại phát thải tại Việt Nam;
 Đặc biệt là đưa ra các đối sách về tín dụng carbon và hàm ý chính sách
cho Việt Nam về một chương trình thương mại phát thải.


1


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 21 tháng 3 năm 2019 đánh dấu một ngày đặc biệt trong lịch sử hành động
khí hậu toàn cầu: là ngày Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
(UNFCCC) lần đầu tiên có hiệu lực. Trong phát biểu kỷ niệm 25 năm ngày bắt đầu
có hiệu lực, Patricia Espinosa, Thư ký điều hành biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
nói rằng: “…Tổng cộng có 11.000 sự kiện thời tiết cực đoan đã xảy ra từ năm 1997
đến năm 2016 trên toàn thế giới. Chúng đã dẫn đến khoảng 524.000 người chết và
thiệt hại tương đương với 3,16 nghìn tỷ đô la (USD). Vì vậy, trong khi chúng ta đã
đạt được những tiến bộ to lớn trong 25 năm, thế giới vẫn đang chạy theo biến đổi khí
hậu. Ngày nay, sự cấp bách để giải quyết biến đổi khí hậu chưa bao giờ lớn hơn…”
Theo báo cáo mới nhất của Khoa học liên chính phủ - Nền tảng chính sách về
đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (IPBES) công bố ngày 06 tháng 05 năm
2019, thiên nhiên đang suy giảm trên toàn cầu với tốc độ chưa từng có trong lịch sử
loài người và cùng với đó là những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu, như bão
dữ dội hơn, sóng nhiệt nguy hiểm, hạn hán thường xuyên hơn và kéo dài hơn, biển
dâng… Có một vài con số đáng lưu ý như: Kể từ năm 1980, phát thải khí nhà kính đã
tăng gấp đôi, làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ít nhất 0,7 độ C; Tăng 40% lượng
khí thải carbon của du lịch (lên 4,5 giga tCO2) từ năm 2009 đến 2013; Trợ cấp toàn
cầu cho nhiên liệu hóa thạch lên đến 345 tỷ USD…
Có thể thấy Biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống, an ninh và
thịnh vượng trên Trái đất. Ba năm qua là ba năm nóng nhất trong lịch sử. Với tình
trạng nóng lên toàn cầu và tốc độ gia tăng khí nhà kính nhanh chóng, các quốc gia,
tổ chức đều mong muốn giảm phát thải một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Thế giới
không ngừng nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu bằng các
hành động cụ thể như Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô zôn;
Nghị định thư Kyoto nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG);
Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc; Thỏa thuận Paris...



2

Cách đơn giản nhất để kiểm soát khí nhà kính là ngừng sử dụng nhiên liệu hóa
thạch. Nhưng điều này không khả thi về mặt thực tế cũng như không khả thi về mặt
thương mại. Các quốc gia không muốn thỏa hiệp về tốc độ tăng trưởng của họ, do đó,
việc giảm lượng khí thải carbon là rất khó khăn.
Tín dụng carbon và Chương trình thương mại phát thải (ETS) dần hình thành
rồi phát triển, như một kim chỉ nam dẫn dắt các quốc gia toàn cầu theo một chương
trình giảm thải hiệu quả nhất, như một chìa khóa vàng mở ra con đường kinh tế nhất
trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm carbon trên toàn cầu.
Nổi bật trong số đó là Chương trình thương mại phát thải của Liên minh châu
Âu – EUETS. Đây là ETS lâu đời nhất và lớn nhất cho hoạt động giảm thải GHG trên
toàn thế giới.. Chương trình này vận hành thông qua việc phân bổ, mua bán và nộp
tín dụng carbon nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính và đạt các mục tiêu cam
kết về khí hậu.
Hiện nay Việt Nam, cũng đang trong quá trình xem xét hình thành một chương
trình thương mại phát thải. Cho đến nay, tại Việt Nam, vẫn chưa có một bài nghiên
cứu khoa học nào chuyên sâu, phân tích rõ về ETS nói chung và EU ETS nói riêng.
Với sự khẩn cấp của hành động khí hậu ở mức cao nhất mọi thời đại và tính cấp
thiết của chương trình thương mại phát thải tại Việt Nam, tôi đã chọn đề tài “Tín
dụng carbon trong chương trình thương mại phát thải của liên minh châu Âu và
đối sách của Việt Nam” làm đề tài luận văn. Tôi hy vọng bài viết sẽ cung cấp được
phần nào thông tin chuyên sâu về tín dụng carbon trong ETS nói chung và EU ETS
nói riêng, đồng thời đưa ra được hàm ý chính sách cho tín dụng carbon và cho ETS
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Bài viết “Thương mại phát thải trong ngành hàng không dân dụng: Thực tiễn
trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, của ThS. Lê Anh Tuấn, Tổng công ty
hàng không Việt Nam, 2012: đã trình bày thực tiễn thế giới, chỉ ra thách thức và cơ
hội khi áp dụng thương mại phát thải đối với hàng không dân dụng thông qua hai



3

chương trình: EU ETS và ETS Thụy Sĩ. Bài viết cũng rút ra bài học kinh nghiệm và
hoạch định chính sách cho ngành hàng không Việt Nam trong thương mại phát thải.
Bài báo “Thị trường carbon và triển vọng tại Việt Nam” trên Tạp chí Khoa học
& Công nghệ, của Vi Thùy Linh và đồng tác giả, 2013: Giới thiệu một số thị trường
carbon trong và ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, phân tích dữ liệu thực tế về
tín dụng carbon trong các thị trường carbon. Bài báo cũng có những con số cụ thể về
tín dụng carbon ở Việt Nam, chỉ ra được vị thế và cơ hội của ngành lâm nghiệp Việt
Nam trong thị trường carbon,. Tuy nhiên, bài báo không giải thích cụ thể thực chất
“carbon” ở đây là gì; phân tích nhưng không rút ra bài học kinh nghiệm; chỉ đưa ra
các nhận định mà không có hàm ý chính sách cho thị trường carbon Việt Nam.
Bài viết “Một số cơ chế mua bán phát thải carbon (CO2) trên thế giới” của TS.
Phạm Thị Nga, Viện Kinh tế Việt Nam, 2014: Giới thiệu sơ lược về hai chương trình
thương mại là ETS của EU và ETS thử nghiệm của Trung Quốc. Nội dung bài viết
chỉ thuần túy mô tả tóm tắt nội dung chương trình qua các giai đoạn, chưa có sự phân
tích cụ thể và chi tiết về sự vận hành, cấu trúc của các ETS. Đồng thời, bài viết cũng
không đề cập đến hoạt động tín dụng carbon trong các ETS này.
Bài viết “Một số vấn đề chung về thị trường phát thải”, của ThS. Bùi Hoài Nam
và ThS. Hàn Trần Việt, Viện Khoa học Môi trường – Tổng cục môi trường, 2015: đã
đưa ra những phân tích rất hay và cụ thể về ba khái niệm: thị trường giấy phép xả
thải, thị trường tín chỉ giảm phát thải và chi phí giảm thải cận biên. Bài viết cũng chỉ
ra đặc điểm và cơ chế hoạt động của hai loại thị trường này. Tuy nhiên, bài viết không
đưa ví dụ thực tế cho hai loại thị trường này.
Bài viết “Thị trường mua bán phát thải: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng
cho Việt Nam”, của ThS. Đào Gia Phúc, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2018: Đưa ra góc nhìn tổng quan đặc điểm và quá
trình hình thành chương trình thương mại phát thải trên thế giới. Đặc biệt, bài viết tập

trung vào khía cạnh “Luật”, trình bày những yếu tố quan trọng cần lựa chọn khi xây
dựng và thực thi thị trường mua bán phát thải. Từng yếu tố sẽ đề cập đến những tiêu
chí bắt buộc cần phải cân nhắc khi xây dựng cũng như những lợi ích, rủi ro thông qua


4

thực tiễn áp dụng của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bài viết không đưa ra vị
dụ thực tiễn nào cũng như cách áp dụng và đối sách cho Việt Nam.
Ấn phẩm “Emmissions trading schemes and their linking: Challenges and
opportunities in Asia and The Pacific, của Asian Development Bank, 2015: chỉ ra các
công định giá carbon cho các nước đang phát triển, trình bày về lý thuyết ETS, chỉ ra
các thách thức và bài học kinh nghiệm của ETS, phân tích ETS ở một số nước đang
phát triển nhưng không có Việt Nam.
Ấn phẩm “EU ETS Handbook”, của European Commission, 2015: trình bày rõ
các khái niệm, đặc điểm của tất cả các thành phần có trong EU ETS.
Bài viết “Carbon Prices during the EU ETS Phase II: Dynamics and Volume
Analysis”, của Julien Chevallier, 2010: nói về động lực của giá carbon của thời điểm
đó và khối lượng trao đổi trong EUETS. Bài viết cũng nhấn mạnh vấn đề tín dụng
CER có thể được sử dụng trong trung hạn để liên kết các ETS.
Ngoài ra có rất nhiều báo cáo, tài liệu pháp lý liên quan đến ETS và EU ETS tại
hai website: và Các văn bản có
số liệu cập nhật, lý giải nguyên nhân, đánh giá tổng quát và nhận định xu hướng. Tuy
nhiên, không có phân tích hệ thống và liên kết về tín dụng carbon trong ETS cũng
EU ETS.
Khoảng trống nghiên cứu:
Như vậy, về tình hình nghiên cứu trong nước, có rất nhiều tài liệu nhắc đến “thị
trường carbon”, “tín chỉ carbon”, “mua bán phát thải”,“thương mại phát thải” nhưng:
 Chưa có bất cứ nghiên cứu nào giải thích được “carbon” trong “thị trường
carbon” là gì; tín dụng carbon là gì, có những đặc điểm nào. Nhiều tài liệu,

bài viết còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “thị trường carbon” và “tín dụng
carbon” là một;
 “Mua bán phát thải’, “Thương mại phát thải” được nhắc đến nhiều nhưng
“Chương trình thương mại phát thải” thì chưa có nghiên cứu nào đề cập
đến, cụ thể bao gồm: nội dung, cơ chế hoạt động, cấu trúc vận hành, cơ sở
pháp lý và thể chế;


5

 EU ETS được đề cập đến nhiều trong bài viết, tuy nhiên chỉ được giới
thiệu trong một khía cạnh hoặc nêu nội dung tổng quan, chưa có phân tích
cụ thể các giai đoạn hoạt động cũng như tín dụng carbon trong EU ETS,
từ đó mà rút ra bài học kinh nghiệm .
Về tình hình nghiên cứu nước ngoài, có rất nhiều nghiên cứu về EU ETS nhưng:
 Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tín dụng carbon trong EU ETS cũng
như Phân tích hoạt động, hành trình của tín dụng carbon qua các giai đoạn
vận hành của EU ETS;
 Các nghiên cứu nước ngoài đều không nhằm rút ra bài học kinh nghiệm
và đề xuất cho Việt Nam trong thời gian tới.
Điểm mới trong luận văn
Bài luận văn sẽ chỉ rõ định nghĩa, đặc điểm của các khái niệm “tín dụng carbon”,
“thị trường carbon” và tất cả các khái niệm liên quan. Đồng thời, trình bày rõ toàn bộ
nội dung và cấu trúc của “Chương trình thương mại phát thải” nói chung và góc độ
Tín dụng carbon trong Chương trình thương mại phát thải của liên minh Châu Âu nói
riêng. Đặc biệt, bài luận văn sẽ rút ra được các bài học kinh nghiệm từ các nước khác
và xây dựng hàm ý chính sách cho Chương trình thương mại phát thải của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn:


 Tín dụng carbon;
 Chương trình thương mại phát thải.
Phạm vi nghiên cứu:

 Về thời gian: Từ năm 2005 đến 2019.
 Về không gian: Đề tài nghiên cứu Chương trình thương mại phát thải trong
phạm vi quốc tế nhưng tập trung ở EU và Việt Nam.


6

4. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1 sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân
tích; Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và hệ
thống hóa lý thuyết; Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp
tổng hợp.
Chương 2 sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân
tích; Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và hệ
thống hóa lý thuyết; Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp
tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo.
Chương 3 sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân
tích; Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp tổng hợp; Phương
pháp so sánh; Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo.
5. Bố cục luận văn
Ngoài Lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục viết tắt, danh mục hình vẽ và bảng
biểu, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có bố cục gồm:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về tín dụng carbon và chương trình thương mại phát
thải
CHƯƠNG 2: Tín dụng carbon trong Chương trình thương mại phát thải của
Liên minh châu Âu

CHƯƠNG 3: Đối sách của Việt Nam


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CARBON
VÀ CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG MẠI PHÁT THẢI
1.1 Tổng quan về tín dụng carbon
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Tín dụng carbon (Carbon credit)
Tín dụng carbon hay còn được gọi là tín chỉ carbon có rất nhiều cách hiểu.
Theo Jennifer Cooper (2017): Tín dụng carbon là một thuật ngữ được sử dụng
cho một giấy chứng nhận hoặc giấy phép thể hiện quyền hợp pháp để phát ra một tấn
CO2 hoặc khí nhà kính tương đương.
Theo Will Kenton (2019): Tín dụng carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ cho
phép chủ sở hữu, chẳng hạn như công ty, phát thải CO2 hoặc GHGs tương đương.
Từ điển tiếng Anh Oxford có 2 định nghĩa về tín dụng carbon: Thứ nhất “Tín
dụng carbon là một yếu tố quan trọng trong hệ thống giao dịch carbon quốc gia và
quốc tế. Một quốc gia hoặc tổ chức có quyền sản xuất một lượng carbon dioxide cụ
thể và các loại khí khác gây ra sự nóng lên toàn cầu, được thể hiện dưới dạng tín dụng
carbon, có thể được giao dịch giữa các quốc gia hoặc tổ chức.” Thứ hai “Tín dụng
carbon một phần bù carbon, mà một người hoặc công ty có thể chọn mua như một
cách để giảm mức độ carbon dioxide mà họ chịu trách nhiệm.”
Theo điển tiếng Anh Collins: Tín dụng carbon là một khoản trợ cấp mà một số
công ty nhất định có, cho phép họ đốt một lượng nhiên liệu hóa thạch nhất định.
Cơ quan bảo vệ môi trường Victoria (2008) định nghĩa: Tín dụng carbon là một
thuật ngữ chung để gán giá trị cho việc giảm hoặc bù lượng khí thải nhà kính. Tín
dụng carbon thường tương đương với một tấn carbon dioxide tương đương (CO2-e).
Tín dụng carbon có thể được sử dụng bởi một doanh nghiệp hoặc cá nhân để giảm
lượng khí thải carbon của họ bằng cách đầu tư vào một hoạt động đã giảm hoặc cô

lập khí nhà kính tại một địa điểm khác.


8

Như vậy, Tín dụng carbon đại diện cho quyền phát thải hợp pháp một tấn khí
CO2 hoặc một tấn khí nhà kính (GHG) tương đương khác (tCO2e) của chủ sở hữu.
Tín dụng carbon là một đơn vị tài chính về đo lường.

Tín dụng carbon

Có 3 loại tín dụng carbon được mô tả như hình dưới đây:

Giấy phép phát thải = Trợ cấp phát thải
Chứng nhận giảm thải = Chứng chỉ giảm thải
Bù đắp carbon = Tín dụng bù đắp = Tín dụng bù đắp carbon

Hình 1.1: Phân loại tín dụng carbon
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1.1.1.2 Giấy phép phát thải (hay Trợ cấp phát thải)
Giấy phép phát thải (Emission permit) và Trợ cấp phát thải (Emission
allowance) đều có cùng nghĩa: là một loại tín dụng carbon được phát hành theo chu
kỳ bởi chính phủ, quốc gia, hoặc tổ chức dành cho các thành viên tham gia vào
chương trình thương mại phát thải mà chính phủ, quốc gia, hoặc tổ chức đó làm chủ.
Giấy phép phát thải/Trợ cấp phát thải là công cụ để thành viên tham gia thực
hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo chương trình thương mại phát thải.
Đặc điểm của Trợ cấp khí thải:
 Thông thường, đại diện cho một tấn carbon dioxide (tCO2) hoặc tấn
carbon dioxide tương đương (tCO2e);
 Được phát hành ra thị trường theo 2 cách: miễn phí và tính phí;

 Được giao dịch giữa các thành viên;
 Có giá trị sử dụng 1 lần;
 Có thể dùng trong thị trường carbon khác nhau theo quy định;


9

1.1.1.3 Chứng nhận giảm thải (hay Chứng chỉ giảm thải)
Chứng nhận giảm thải (hay còn gọi là chứng chỉ giảm thải) là một loại tín dụng
carbon, được chứng nhận bởi Liên Hợp Quốc (trên thị trường bắt buộc) hoặc chứng
nhận theo tiêu chuẩn quốc tế từ các tổ chức có quyền hạn (trên thị trường tự nguyện).
Trong Nghị định Kyoto có 2 loại chứng nhận giảm thải:
 Chứng nhận giảm thải CER từ Cơ chế phát triển sạch (CDM)
 Đơn vị giảm thải ERU từ Cơ chế đồng thực hiện (JI)
1.1.1.4 Tín dụng bù đắp carbon (hay bù đắp carbon/tín dụng bù đắp)
Các cụm từ Tín dụng bù đắp carbon (carbon offset credit), Bù đắp carbon
(carbon offset), Tín dụng bù đắp (Offset credit), và Bù đắp (Offset) đều có cùng
nghĩa: là một loại tín dụng carbon được tạo ra từ các dự án tự nguyện được thiết kế
với mục đích giảm GHG.
Cơ quan bảo vệ môi trường Victoria (2008) định nghĩa: Bù đắp carbon là một
khoản đầu tư tiền tệ vào một dự án hoặc hoạt động ở nơi khác làm giảm lượng khí
thải nhà kính hoặc cô lập carbon từ khí quyển được sử dụng để bù đắp lượng phát
thải khí nhà kính. Các khoản bù đắp có thể được mua bởi một doanh nghiệp hoặc cá
nhân trong thị trường tự nguyện (hoặc trong một chương trình giao dịch), phần bù
carbon thường đại diện cho 1 tCO2e.
Bù đắp carbon được công nhận có giá trị khi dự án chủ được kiểm tra, xác minh
và xác nhận một cách nghiêm ngặt. Bù đắp carbon bổ sung cho bất kỳ sự giảm phát
thải nào có thể đạt được trong việc tuân thủ quy định hoặc tham gia vào chương trình
bắt buộc. Do đó, bù đắp carbon được phép giao dịch ở bất cứ đâu trên thế giới.
Các dự án bù đắp carbon có thể đạt được nhiều lợi ích hơn là chỉ cắt giảm khí

nhà kính. Chúng hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và cơ hội giáo dục, và
mang lại lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường cho các cộng đồng trên toàn thế giới.
Các dự án bù đắp carbon điển hình bao gồm xây dựng tua-bin gió, trang trại
năng lượng mặt trời, hỗ trợ các dự án giảm khí mê tan, trồng cây hoặc bảo tồn rừng.


10

1.1.1.5 Giá carbon
Cơ quan bảo vệ môi trường Victoria (2008) định nghĩa: Giá carbon là một giá
trị kinh tế được đặt vào việc phát thải GHG từ hoạt động của con người. Giá carbon
thường ở dạng thuế carbon hoặc chi phí giấy phép trong Chương trình thương mại
phát thải. Giá carbon được thiết kế để tạo ra động lực để giảm lượng khí thải.
Ngân hàng thế giới (World Bank) định nghĩa: Giá carbon là một công cụ nắm
bắt các chi phí bên ngoài của GHG, các chi phí phát thải mà công chúng phải trả, như
thiệt hại cho mùa màng, chi phí chăm sóc sức khỏe từ sóng nhiệt và hạn hán và mất
tài sản do lũ lụt và mực nước biển dâng cao và liên kết chúng với các nguồn phát
thông qua một mức giá, thường ở dạng giá trên CO2 phát ra. Thay vì ra lệnh ai nên
giảm khí thải ở đâu và như thế nào, giá carbon cung cấp tín hiệu kinh tế cho người
phát và cho phép họ quyết định chuyển đổi hoạt động và giảm lượng khí thải, hoặc
tiếp tục phát ra và trả tiền cho khí thải. Theo cách này, mục tiêu môi trường tổng thể
đạt được theo cách linh hoạt nhất và chi phí thấp nhất cho xã hội.
Đối với các chính phủ, giá carbon là một trong những công cụ của chính sách
khí hậu cần thiết để giảm lượng khí thải. Trong hầu hết các trường hợp, nó cũng là
một nguồn thu, đặc biệt quan trọng trong môi trường kinh tế của những hạn chế về
ngân sách. Các doanh nghiệp sử dụng giá carbon nội bộ để đánh giá tác động của giá
carbon bắt buộc đối với hoạt động của họ và như một công cụ để xác định các rủi ro
khí hậu và cơ hội doanh thu tiềm năng. Cuối cùng, các nhà đầu tư dài hạn sử dụng
giá carbon để phân tích tác động tiềm tàng của các chính sách biến đổi khí hậu đối
với danh mục đầu tư của họ, cho phép họ đánh giá lại các chiến lược đầu tư và phân

bổ vốn cho các hoạt động có khả năng chống chịu khí hậu hoặc carbon thấp.
Có hai loại định giá carbon chính: Chương trình thương mại phát thải (ETS) và
thuế carbon.
Theo William Nordhaus (2008), Giáo sư kinh tế của Đại học Yale, cho rằng giá
carbon cần phải đủ cao để thúc đẩy những thay đổi trong hành vi và thay đổi hệ thống
sản xuất kinh tế cần thiết để hạn chế hiệu quả phát thải khí nhà kính. Tăng giá carbon
sẽ đạt được bốn mục tiêu. Đầu tiên, nó cung cấp tín hiệu cho người tiêu dùng về


11

những hàng hóa và dịch vụ nào là carbon cao và do đó nên được sử dụng một cách
tiết kiệm hơn. Thứ hai, nó cung cấp tín hiệu cho các nhà sản xuất về việc đầu vào nào
sử dụng nhiều carbon hơn (như than và dầu) và sử dụng ít hơn hoặc không sử dụng
(như khí đốt tự nhiên hoặc năng lượng hạt nhân), từ đó tạo ra các công ty thay thế
đầu vào carbon thấp. Thứ ba, nó sẽ khuyến khích thị trường cho các nhà phát minh
phát triển và giới thiệu các sản phẩm cũng như quy trình carbon thấp có thể thay thế
thế hệ công nghệ hiện tại. Thứ tư, và quan trọng nhất, giá carbon cao sẽ sử dụng hiệu
quả nhất thông tin cần thiết để thực hiện cả ba nhiệm vụ này.
1.1.1.6 Rò rỉ carbon
Rò rỉ carbon là rủi ro làm tăng chi phí do các chính sách khí hậu trong một khu
vực tài phán, chẳng hạn như EU, có thể khiến các công ty chuyển sản xuất sang các
nước khác có tiêu chuẩn lỏng lẻo hoặc có các biện pháp để cắt giảm GHG. Điều này
có thể dẫn đến sự gia tăng phát thải GHG toàn cầu. Chi phí liên quan đến ô nhiễm
theo chính sách khí hậu đầy tham vọng hơn có thể khiến các doanh nghiệp ở EU gặp
bất lợi cạnh tranh so với các đối thủ không phải đối mặt với chi phí tương tự. Các
doanh nghiệp này, nói chung là các ngành sử dụng nhiều năng lượng, có thể quyết
định di dời sản xuất hoặc đầu tư mới bên ngoài EU. Do đó, rò rỉ carbon có thể làm
suy yếu tính toàn vẹn môi trường và lợi ích của hành động để giảm lượng khí thải.
1.1.1.7 Thị trường carbon – Thương mại phát thải

Thị trường carbon là nơi diễn ra các giao dịch, trao đổi, mua bán tín dụng carbon
theo cơ chế cung cầu.
Thương mại phát thải là hoạt động giao dịch, trao đổi, mua bán tín dụng carbon
giữa các những người tham gia nhằm mục đích giảm phát thải GHG theo một cơ chế
cụ thể nhất định tùy theo khu vực, quốc gia, hay liên minh thực hiện quy định. Đây
là một thiết bị chính sách môi trường đặt chi phí kinh tế cho lượng khí thải carbon.
Các công cụ dựa trên thị trường đã được đưa ra trong các tài liệu chính thức vào
đầu những năm 1990, trong đó đưa ra việc xem xét nghiêm túc thương mại phát thải
như là một phần của chính sách khí hậu ở châu Âu. Bốn chương trình thương mại
phát thải quan trọng nhất là:


12

 Kế hoạch Kinh doanh Phát thải Khí Anh (UK ETS)1
 Chương trình thương mại CO2 của Đan Mạch2
 Các chương trình bù đắp của Hà Lan3
 Thử nghiệm nội bộ của BP với hoạt động kinh doanh phát thải.4
Mặc dù tất cả chương trình này khác nhau trên nhiều khía cạnh nhưng vẫn có
tác dụng làm rõ khái niệm “Thương mại phát thải”. Hai ủy ban cấp cao được thành
lập ở Na Uy và Thụy Điển nhằm kiểm tra tính khả thi của Thương mại phát thải, và
cuối cùng cả hai ủy ban đều đề nghị đưa “Thương mại phát thải” làm phương tiện
chính để đáp ứng các cam kết trong Nghị định thư Kyoto.
1.1.2 Thị trường carbon và hình thức giao dịch tín dụng carbon
1.1.2.1 Nghị định thư Kyoto – Nền tảng cho thị trường carbon toàn cầu
Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế liên quan đến Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC hoặc 'Công ước'), cam kết với các
bên của mình bằng cách đặt ra các mục tiêu giảm phát thải ràng buộc quốc tế.
Nhận thấy rằng các nước phát triển chịu trách nhiệm chính đối với mức phát
thải GHG cao trong khí quyển hiện nay do kết quả của hơn 150 năm hoạt động công

nghiệp, Nghị định thư đặt ra gánh nặng lớn hơn đối với các quốc gia phát triển theo
nguyên tắc "trách nhiệm chung nhưng khác biệt".
Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản, vào ngày 11/12/1997
và có hiệu lực vào ngày 16/2/2005. Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam
kết đạt được các mục tiêu về phát thải GHG được xác định cụ thể cho từng nước.

UKETS, bắt đầu vào năm 2002, là một hệ thống kết hợp giữa việc lắp đặt chấp nhận mức trần để trả
cho một khoản thanh toán khuyến khích với hệ thống cơ bản và tín dụng nhằm đưa sự linh hoạt vào các Hiệp
định về Thay đổi Khí hậu đã được đàm phán giữa ngành công nghiệp và chính quyền.
1

Hệ thống thương mại CO2 của Đan Mạch bắt đầu từ năm 1999 chỉ giới hạn trong lĩnh vực điện lực.
Nó bao gồm một tính năng van an toàn ở mức tương đối thấp (khoảng US $ 7 / tấn CO2). Cách tiếp cận "van
an toàn" đảm bảo rằng chi phí không trở nên quá mức bằng cách giảm chi phí cho mỗi tấn CO2 ở mức tối đa
quy định.
2

Các chương trình của Hà Lan đã được trưng cầu cho các khoản tín dụng của Cơ chế đồng thực hiện
(JI) hoặc Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) nhằm thúc đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ Kyoto của Hà Lan.
3

Chương trình thương mại khí thải của BP, áp đặt giới hạn phát thải khí nhà kính đối với các đơn vị
vận hành ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng nó là tự nguyện và nội bộ đối với tập đoàn.
4


13

Theo đó, các nước này đến năm 2012 phải giảm lượng phát thải khí nhà kính, chủ
yếu là carbon dioxide, ít nhất 5% so với mức phát thải năm 1990. Thời hạn cam kết

đầu tiên là từ 2008 – 2012. Sau đó, vào ngày 8/12/2012, mở rộng giai đoạn cam kết
thứ 2 từ 2013 – 2020. Hiện tại có 192 bên (191 quốc gia và 1 tổ chức hội nhập kinh
tế khu vực) tham gia vào Nghị định thư Kyoto.
Sự ra đời của tín dụng carbon đã được phê chuẩn trong Nghị định thư Kyoto.
Đồng thời Nghị định thư Kyoto cũng đã giới thiệu ba cơ chế dựa trên thị trường, bao
gồm: Thương mại phát thải (ET), Cơ chế phát triển sạch (CDM) và Cơ chế đồng thực
hiện (JI), nhằm mục đích:
 Kích thích phát triển bền vững thông qua chuyển giao công nghệ, đầu tư;
 Giúp các quốc gia có cam kết với Kyoto đạt được mục tiêu của họ bằng

cách giảm khí thải hoặc loại bỏ carbon khỏi khí quyển ở các quốc gia khác
một cách hiệu quả;
 Khuyến khích khu vực tư nhân và các nước đang phát triển đóng góp cho
các nỗ lực giảm phát thải.
Nghị định thư Kyoto được cho là một trong những tiền đề hình thành nên khái
niệm “ngoại giao khí hậu”, khi các diễn biến phức tạp của khí hậu cùng các hệ quả
của nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ quốc tế. Những quốc gia công nghiệp
và các nước phát triển được cho là “thủ phạm” chính gây ra sự biến đổi khí hậu
(đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản), tuy nhiên lại không phải là những
nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, mà lại là các quốc gia đang phát triển.
Đây cũng chính là nền tảng tạo ra thị trường carbon.
a. Thương mại phát thải (Emission Trading)
Các bên có cam kết theo Nghị định thư Kyoto đã chấp nhận các mục tiêu để hạn
chế hoặc giảm khí thải. Các mục tiêu này đặt ra giới hạn phát thải hoặc số lượng phát
thải chỉ định cho từng giai đoạn. Lượng khí thải được phép phát thải thể hiện thông
qua AAU (Assigned Amount Units).
Thương mại phát thải cho phép các quốc gia có đơn vị phát thải dự phòng để
bán cho các quốc gia khác vượt quá mục tiêu phát thải của họ. Do đó, một loại hàng



14

hóa mới đã được tạo ra dưới hình thức giảm hoặc loại bỏ khí thải. Loại GHG phát
thải chủ yếu là CO2, nên loại hàng hóa mới này thường được gọi tắt là carbon. Carbon
hiện được theo dõi và giao dịch như bất kỳ hàng hóa khác. Từ đó hình thành nên "thị
trường carbon".
Đơn vị giao dịch trên thị trường carbon tương đương với một tấn CO2. Ngoài
AAU, các đơn vị khác có thể được chuyển giao theo chương trình ở dạng:
 Đơn vị di dời (RMU) trên cơ sở Sự dụng đất, thải đổi sử dụng đất và lâm
nghiệp (LULUCF) như trồng rừng;
 Đơn vị giảm thải (ERU) được tạo bởi dự án JI
 Chứng nhận giảm thải (CER) tạo ra từ dự án CDM
Việc chuyển nhượng và mua lại các đơn vị này được theo dõi và ghi lại thông
qua các hệ thống đăng ký theo Nghị định thư Kyoto. Nhật ký giao dịch quốc tế đảm
bảo chuyển giao an toàn các đơn vị giảm phát thải giữa các nước. Để giải quyết mối
lo ngại rằng các quốc gia có thể "bán quá mức" các đơn vị giao dịch và sau đó không
thể đáp ứng các mục tiêu phát thải của riêng mình, mỗi quốc gia được yêu cầu duy trì
dự trữ ERU, CER, AAU và/hoặc RMU trong cơ quan đăng ký quốc gia.
Các chương trình thương mại phát thải có thể được thiết lập như các công cụ
chính sách khí hậu ở cấp quốc gia và cấp khu vực.
b. Cơ chế phát triển sạch (CDM)
Cơ chế phát triển sạch (CDM), được định nghĩa trong Điều 12 của Nghị định
thư, cho phép một quốc gia có cam kết giảm phát thải hoặc hạn chế phát thải theo
Nghị định thư Kyoto (Bên phụ lục B5) để thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước
đang phát triển. Các dự án như vậy có thể kiếm được CER bán được, và có thể được
tính vào việc đáp ứng các mục tiêu của Kyoto. Các quốc gia được áp hạn ngạch khí
thải có thể mua CER này nhằm đạt mục tiêu giảm thải của mình. Đây là chương trình

là các quốc gia ký kết Nghị định thư Kyoto phải chịu mức phát thải GHG và cam kết giảm các mục
tiêu của các quốc gia có nền kinh tế phát triển.

5


15

tín dụng và đầu tư môi trường và toàn cầu đầu tiên cung cấp một công cụ bù đắp khí
thải được tiêu chuẩn hóa, CERs.
Một hoạt động của dự án CDM có thể liên quan đến một dự án điện khí hóa
nông thôn sử dụng các tấm pin mặt trời hoặc việc lắp đặt các nồi hơi tiết kiệm năng
lượng hơn. Cơ chế này kích thích phát triển bền vững và giảm phát thải, đồng thời
giúp các nước công nghiệp hóa linh hoạt trong cách họ đáp ứng các mục tiêu giảm
hoặc hạn chế phát thải.
c. Cơ chế đồng thực hiện (JI)
Cơ chế đồng thực hiện (JI), được định nghĩa trong Điều 6 của Nghị định thư
Kyoto, cho phép một quốc gia có cam kết giảm hoặc hạn chế phát thải theo Nghị định
thư Kyoto (Bên phụ lục B) để kiếm các đơn vị giảm phát thải (ERU) từ việc giảm
phát thải hoặc dự án loại bỏ khí thải trong một Bên Phụ lục B khác, có thể được tính
để đáp ứng mục tiêu ở Kyoto.
JI mang lại cho các Bên một phương tiện linh hoạt và tiết kiệm chi phí để thực
hiện một phần các cam kết tại Kyoto của họ, trong khi Bên chủ nhà được hưởng lợi
từ đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ.
1.1.2.2 Phân loại thị trường
Thị trường carbon chia thành 2 loại: thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện.
a.Thị trường bắt buộc
Thị trường bắt buộc là thị trường được điều tiết bởi những điều luật, nghị định,
hiệp ước chính thức ở cấp vùng, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế liên quan đến việc
giảm thải GHG. Các cơ chế của Nghị định thư Kyoto là các cơ chế được thực hiện
trên thị trường bắt buộc. Một số quốc gia đã không chấp nhận hợp pháp Nghị định
thư Kyoto, nhưng các quốc gia này có ràng buộc về mặt pháp lý khác và các chương
trình cắt giảm GHG khu vực.

Trong thị trường bắt buộc, người mua mua tín dụng carbon nhằm mục đích tuân
thủ việc giảm thải GHG theo trách nhiệm của mình. Tín dụng carbon trong thị trường


×