Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GA Mi thuat 1-5 tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.24 KB, 5 trang )

TUẦN 1
Từ ngày 10-14/09/2009
LỚP 1
XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
I. Mục tiêu:
- Giúp hs làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
II. Chuẩn bị:
GV- Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi
(ở sân trường, ngày lễ,công viên, cắm trại…) có nội dung về vui chơi.
HS -Sưu tầm tranh của thiếu nhi
- Vở tập vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Giới thiệu: tranh vẽ đề tài thiếu nhi vui chơi.
- Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi
của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác.
Chủ đề vui chơi rất rộng người vẽ có thể chọn
một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi để
vẽ thành tranh. Nhiều bạn đã say mê đề tài này
và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng
xem tranh của các bạn.
1- Hoạt động: Xem tranh:
- GV treo tranh có chủ đề vui chiơ ởp vở tập vẽ
1 để hs quan sát và đặt câu hỏi:
+ Bức tranh này vẽ gì?
+ Trên tranh có những hình ảnh gì?
+ Hình ảnh nào là chính?


+ Hình ảnh nào là phụ?
+ Em cho biết các hình ảnh trong tranh diễn ra
ở đâu?
+ Trong tranh có những màu nào và màu nào
được vẽ nhiều hơn?
+ Em thích nhất màu nào trên bức tranh của
bạn?
- GV treo tranh “bể bơi ngày hè” để hs quan
sát.
- Đây là tranh của bạn Thiên Vân vẽ bằng sáp
màu và bút dạ. Trong tranh bạn vẽ gì?
- Trong tranh có những màu nào?
- Em thấy không khí có vui vẻ và náo nhiệt
không?
- Em có thích tranh bạn vẽ không? Vì sao?
* Gv tóm tắt:
- Các em vừa xem các bức tranh đẹp. Muốn
thưởng thức cái hay, cái đẹp của tranh, trước
Học sinh lắng nghe
- Hs quan sát và trả lời:
+ Tranh vẽ cảnh đua thuyền.
+ Trong tranh có 4 chiếc thuyền đang dua
nhau, có người chèo, và người chỉ đạo, có cờ…
+ Hình ảnh chính là chiếc thuyền được vẽ to,
rõ ràng ở giữa và nổi bật.
+ Hình ảnh phụ là những chiếc thuyền chạy
trước và chạy sau hỗ trợ làm rõ nội dung chính.
+ Cảnh đua thuyền diễn trên sông.
+ Màu xanh, màu cam, màu đỏ, màu đen…
+ Hs trả lời.

- Tranh vẽ các bạn đang vui chơi trong bể bơi,
một số bạn trai trên bờ đang chơi các trò chơi...
- Màu xanh, màu đà, màu trắng…
- Hs trả lời
- Hs trả lời.
hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi,
đồng thời đưa ra nhận xét riêng của mình về
bức tranh.
2- Hoạt động 2:Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét tiết học.
- GV khen ngợi, tun dương 1 số hs có phát
biểu và xây dựng bài.
IV. Dặn dò:
- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ nét thẳng.
- Mang theo đồ dùng học vẽ
LỚP 2
Vẽ trang trí.: VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT.
I/ MỤC TIÊU:
- Kiến thức Kỹ năng:
- Nhận biết được 3 độ đậm nhạc chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.
- Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí họac bài vẽ tranh.
- Thái độ: Cảm nhận được cái đẹp và vận dụng kiến thức mỹ thuật vào học tập, sinh
hoạt hàng ngày.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh. ảnh, bài vẽ trang trí đậm, nhạt.
- Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ :Kiểm tra dụng cụ học sinh.

-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Quan sát.
Trực quan: Cho học sinh quan sát mẫu.
Hỏi đáp: Độ đậm nhạt trong cácù bức tranhõ như thế
nào?
-Ngoài ra còn có các mức độ đậm nhạt khác nữa.
-Quan sát hình 5/ vở vẽ hướng dẫn cách làm.
-Giáo viên vẽ lên bảng để học sinh biết cách vẽ.
Hoạt động 2 : Thực hành.
Mục tiêu: Tạo được sắc độ đậm nhạt trong bài
vẽ trang trí họăc bài vẽ tranh.
( Riêng HS khá giỏi phải thực hiện tạo 3 sắc độ
trong bài vẽ trang trí và bài vẽ tranh)
-Đánh giá, nhận xét.
3.Củng cố :-Để bài vẽ đẹp cần chú ý gì?
-Giáo dục tư tưởng.
Dặn dò – xem tranh.
-Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
-Vẽ đậm, vẽ nhạt.
-Quan sát.-Nhận xét.
-Đậm – vừa - nhạt. -Trong tranh có 3 sắc độ:
đậm-vừa-nhạt. Ba độ đậm nhạt này làm cho
bài vẽ sinh động hơn.
Vở tập vẽ.
-Theo dõi.
-Học sinh làm bài.
-Nộp sản phẩm.
-Độ đậm nhạt.
-Xem tranh.

Lớp 3
Thường thức mĩ thuật: XEM TRANH THIẾU NHI
Đề tài: Mơi trường
I. Mục tiêu:
- Hs tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
GV HS
- Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về - Vở tập vẽ 2.
đề tài bảo vệ môi trường và đề tài khác - Bút chì, màu vẽ.
- Sưu tầm một số tranh, ảnh vềmôi trường.
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* GV giới thiệu 1 số tranh về đề tài môi trường để
Hs quan sát
* Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã
vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng
xem.
1- Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu hs quan sát tranh.
+ Tranh“chăm sóc cây xanh” tranh bút dạ của
bạn Nguyễn Ngọc Bình vẽ hoạt động gì?
+ Trong tranh hình ảnh nào là chính, hình ảnh
nào là phụ?

+ Hình dáng và động tác như thế nào?


+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh?
- GV yêu cầu hs xem tranh “Chúng em và cây
xanh”. Tranh bút dạ của Yến Oanh.
+ Trong tranh vẽ gì?

+ Màu sắc trong tranh như thế nào?

+ Hình ảnh chính ảnh là gì?
+ Ngoài ra còn có những gì?
- Trong 2 tranh em thích tranh nào? Vì sao?
* Tranh luôn có hình ảnh chính và hình ảnh phụ.
Hình ảnh chính luôn được vẽ to, rõ ràng ở giữa
màu sắc đậm, hình ảnh phụ bổ sung cho hình ảnh
chính được vẽ ở xung quanh, ở xa, nhỏ hơn, màu
nhạt hơn.
* Hai bức tranh các em vừa xem là nói về đề tài
môi trường xanh, sạch, đẹp vậy các em cần phải
chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường cũng như ở
- Hs quan sát
Hs quan sát
- Tranh vẽ những bạn đang chăm sóc, tưới
cây.
- Hình ảnh chính là các bạn đang tưới cây ở
giữa tranh to, rõ ràng.
- Hình ảnh phụ là các bạn ở xa và các cây ở
xa.
- Một bạn đang xách bình tưới hoa, một bạn
đang gánh nước,… hình dáng, tay chân của
bạn thể hiện rõ nội dung.

- Hs trả lời.
-HS quan sát
-Cây và các bạn vui chơi trong vườn cây.
- Có nhiều màu xanh và 1 vài màu khác như
vàng, hồng, đỏ,…
- Hình ảnh chính là các bạn và vườn cây xanh
tươi .
- Ngoài ra còn có ngôi nhà và vài bạn ở xa, có
mặt trời…
- Hs trả lời
-HS lắng nghe
nhà hoặc nơi khác để môi trường luôn tươi đẹp.
2- Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số hs có
phát biểu ý kiến xây dựng bài.
IV. Dặn dò;
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu
vào đường diềm.
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
- Hs tuyên dương các bạn.
Lớp 4
Vẽ trang trí
MẦU SẮC VÀ CÁCH PHA MẦU
I/ Mục tiêu
- HS biết cách pha màu nhị hợp như màu: Da cam, tím, xanh lá cây….
- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, lạnh.
II/ Chuẩn bị
GV: - SGK, Vở tập vẽ 4, màu sáp, bột màu, bút vẽ và bảng pha màu.
- Hình g.thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình h/dẫn cách pha màu.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp.

III/ Hoạt động dạy – học
HĐ của giáo viên HĐ của Học sinh
1: Quan sát nhận xét
- GV cho HS qsát H2,H3 ở SGK và giải thích cách
pha màu.
- GV g.thiệu các cặp màu bổ túc.
* GV tóm tắt: Từ 3 màu cơ bản ta pha trộn 2 màu
khác nhau tạo ra màu thứ 3.
- GV cho HS xem gam màu nóng, lạnh và cho HS tìm
1 số màu lạnh?
2.Cách pha màu
- GV pha trực tiếp cho HS q/sát và g.thiệu màu có
sẵn sáp màu.
- GV cho HS chọn ra các màu bổ túc, màu lạnh, nóng
và màu gốc.
3. Thực hành
- GV yêu cầu HS làm bài tập
+ GV hướng dẫn HS chọn các gam màu nóng, lạnh để
tô màu.
- GV theo dõi nhắc nhở và hướng dẫn HS làm bài.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Màu tím, da cam, nâu…
+ Vàng + Đỏ = Da cam…..
+ Gam nóng: Đỏ, nâu, vàng, da cam...
+ Gam lạnh: Xanh lá cây, xanh lam…
Màu lạnh gây cảm giác mát…..
+ HS nhận ra các màu đã g.thiệu như màu
xanh lam, tím, da cam…
+ HS tập pha các màu ở giấy nháp.
+ HS làm bài vào vở tập vẽ 4

+ làm bài cá nhân.
+ Thực hành tại lớp.
4.Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung giờ học.
- GV cùng HS chọn ra một số bài và gợi ý để HS
nhận xét-xếp loại
- Khen ngợi, động viên những học sinh,nhóm học
sinh chọn, pha màu đúng.
Dặn dò HS:
- Yêu cầu HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên và
gọi tên màu.
- Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số hoa, lá thật.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Hs lắng nghe
LỚP 5
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I. Mục tiêu
- HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và mầu sắc trong tranh
- cảm nhận được vẻ đẹp của tranh
II. Chuẩn bị.
- GV: SGK,SGV
- tranh thiếu nữ bên hoa huệ…
- HS: SGK, vở ghi
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh đã chuẩn bị Hs quan sát
Hoạt động 1 Hs đọc mục 1 trang 3
GV: em hãy nêu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân? Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ tài năng,có nhiều

đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại
ông tốt nghiệp trường mĩ thuật đông dương sau
đó thành giảng viên của trường
sau CM tháng 8 ông đảm nhiệm chức hiệu
trưởng trường mĩ thuật việt nam..
GV: em hãy kể tên những tác phẩm nổi tiếng
của ông?
Tác phẩm nổi tiếng của ông là: thiếu nữ bên hoa
huệ, thiếu nữ bên hoa sen, hai thiếu nữ và em
bé..
Hoạt động 2: xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
GV cho hs quan sát tranh
Hs thảo luận theo nhóm
+ hình ảnh chính của bức tranh là gì? Là thiếu nữ mặc áo dài
+ hình ảnh chính được vẽ như thế nào? Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong
tranh
+ bức tranh còn nhứng hình ảnh nào nữa? Hình ảnh bình hoa đặt trên bàn
+ mầu sắc của bức tranh như nào? Chủ đạo là mầu xanh,trắng, hồng hoà nhẹ
nhàng, trong sáng
+ tranh được vẽ bằng chất liệu gì? Sơn dầu
GV: yêu cầu hs nhắc lại kiến thức 1-2 hs nhắc lại
Hoạt động 3: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát
biểu ý kiến XD bài
Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
Nhắc hs quan sát mầu sắc trong thiên nhiên và
chuẩn bị bài học sau
Hs lắng nghe
Nhận xét của tổ chuyên môn

........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×