Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN cầu nâng hạ tự động cho ô tô và xe máy vào nhà bằng điều khiển từ xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 24 trang )

Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN

2

LỜI CẢM ƠN

4

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

5

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

6

III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN

6

IV. ĐỐI TƯỢNG NGHÊN CỨU

6


V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6

VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

6

PHẦN II. NỘI DUNG
I. CỞ SỞ LÝ THUYẾT

7

II. ỨNG DỤNG CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM “ CẦU NÂNG - HẠ TỰ
ĐỘNG CHO Ô TÔ VÀ XE MÁY VÀO NHÀ BẰNG ĐIỀU KHIỂN TỪ
XA”

10

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

17

IV. THẢO LUẬN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

19

PHẦN III: KẾT LUẬN
I. MỘT SỐ KẾT LUẬN


23

II. KIẾN NGHỊ

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

24
1


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
Hiện nay chiến dịch “giành lại vỉa hè” ở thành phố Hồ chí Minh đang lan
truyền khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Vì vậy rất nhiều hộ dân có cầu hoặc
bục dắt xe máy lấn chiếm vỉa hè dược phá bỏ. Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD
của Bộ Xây dựng ban hành năm 2008, các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây
dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị: Không được lắp đặt xây dựng
bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện tham
gia giao thông, người đi bộ và làm mất mỹ quan đô thị. Tuy nhiên trên thực tế,
sau khi chúng em khảo sát, thống kê các trường hợp xây dựng bậc lên xuống lấn
chiếm vỉa hè tại các tuyến phố trên địa bàn thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng
,tỉnh Lào Cai, kết quả cho thấy, hầu hết các trường hợp đều vi phạm chỉ giới xây
dựng và chỉ giới đường đỏ. Đặc biệt, đối với các trường hợp trước năm 2008,
người dân xây dựng nhà không để lại khoảng lùi theo quy định. Nhiều hộ gia
đình có cốt nền cao từ 30 đến 40cm.
Do vậy, sau khi các trường hợp xây dựng bậc lên xuống cho ô tô, xe máy
lấn chiếm vỉa hè bị dỡ bỏ, các hộ dân có hai phương án: xây cầu lên xuống cho
các phương tiện giao thông bằng bê tông, hoặc bằng thép (khi không sử dụng có

thể cất trong nhà để bảo đảm phong quang đường phố đã đem lại những hiệu
quả tích cực trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, nhiều nhà dân đã tự chế ra
các cầu để cho xe vào nhà không cất trong nhà được vẫn còn tình trạng lấn
chiếm vỉa hè, dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ trên vỉa hè và ảnh hưởng nhiều
đến mỹ quan đô thị.
Xuất phát từ thực tiễn đó chúng em đã nảy sinh ý tưởng chế tạo ra một
chiếc “Cầu nâng - hạ tự động cho ô tô và xe máy vào nhà bằng điều khiển
từ xa”, người sử dụng chỉ cần bấm nút trên điều khiển từ xa là chiếu cầu được
nâng lên bằng với thềm nhà hoặc hạ xuống bằng mặt hè phố để đưa xe lên
xuống,trả lại mĩ quan cho đô thị và vỉa hè cho người đi bộ.
Dự án của chúng em được thực hiện theo trình tự như sau:
1. Tìm hiểu đề tài liên quan.
2


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
2. Nghiên cứu lý luận gồm những vấn đề sau:
Nghiên cứu cơ chế hoạt động tự động hóa.
Nghiên cứu lý thuyết về dòng điện một chiều, cách ghép nguồn thành bộ.
Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều
3. Xây dựng mô hình thực nghiệm cải tiến và tiến hành đo đạc kết quả.
Kết quả mà chúng em thu được:
1. Tạo ra được một chiếc cầu đưa ô tô xe máy lên những nhà có thềm bậc
cao khoảng 20-40 cm, với tính tự động hóa cao
2. Người sử dụng chỉ cần ấn nút điều khiển để đưa cầu nâng lên, hạ xuống
hoặc dừng tùy theo nhu cầu sử dụng, với khoảng cách điều khiển xa khảng 50m.
3. Hệ thống sử dụng được ngay cả khi mất điện nguồn vào 220V nhờ pin
ắc quy thông qua bộ đổi nguồn sạc 220-24V
4. Hệ thống đế cầu được lắp âm dưới nền và mặt cầu cao bằng mặt nền
vỉa hè khi không sử dụng, có thể nâng đỉnh dốc bằng mặt thềm nhà khi muốn

cho xe vào nhà, do đó không lấn chiếm nỉa hè và gây cản trở cho người đi bộ,
đảm bảo mĩ quan đô thị.
5. Thu hút nhiều học sinh tham gia xem nghiên cứu khoa học kĩ thuật,
kích thích niềm đam mê nghiên cứu của các em học sinh trong và ngoài nhà
trường.

3


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
LỜI CẢM ƠN!
Nhóm nghiên cứu khoa học thuộc đề tài “ Cầu nâng - hạ tự động cho ô
tô và xe máy vào nhà bằng điều khiển từ xa” chân thành cảm ơn đến các thầy
cô trong Ban lãnh đạo trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai cùng các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian
chúng em thực hiện đề tài.
Chúng em chân thành cảm ơn nhân dân Thị trấn Phố Lu - huyện Bảo
Thắng - tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ để chúng em thử
nghiệm thành công chiếc cầu của mình.
Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Kim Hải giáo viên
môn Tiếng Anh và các thầy cô cố vấn thuộc các bộ môn trường PTDT nội trú
THCS&THPT huyện Bảo Thắng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật để
nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin gửi lời chia sẻ, lòng biết ơn đến gia đình,
bạn bè luôn động viên và tạo mọi điều kiện để nhóm hoàn thành đề tài này.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

4



Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành năm 2008,
các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng
đường đô thị: Không được lắp đặt xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp gây ảnh
hưởng đến hoạt động của phương tiện tham gia giao thông, người đi bộ và làm
mất mỹ quan đô thị. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi chúng em khảo sát, thống kê
các trường hợp xây dựng bậc lên xuống lấn chiếm vỉa hè tại các tuyến phố trên
địa bàn thị trấn Phố Lu,huyện Bảo Thắng ,tỉnh Lào Cai, kết quả cho thấy, hầu
hết các trường hợp đều vi phạm chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ. Đặc
biệt, đối với các trường hợp trước năm 2008, người dân xây dựng nhà không để
lại khoảng lùi theo quy định. Nhiều hộ gia đình có cốt nền cao từ 30 đến 40cm.
Do vậy, sau khi các trường hợp xây dựng bậc lên xuống cho ô tô, xe máy
lấn chiếm vỉa hè bị dỡ bỏ, các hộ dân có hai phương án: xây cầu lên xuống cho
các phương tiện giao thông bằng bê tông,hoặc bằng thép (khi không sử dụng có
thể cất trong nhà để bảo đảm phong quang đường phố đã đem lại những hiệu
quả tích cực trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, nhiều nhà dân đã tự chế ra
các cầu để cho xe vào nhà không cất trong nhà được vẫn còn tình trạng lấn
chiếm vỉa hè, dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ trên vỉa hè và ảnh hưởng nhiều
đến mỹ quan đô thị.
Xuất phát từ thực tiễn đó chúng em đã nảy sinh ý tưởng chế tạo ra một
chiếc “Cầu nâng - hạ tự động cho ô tô và xe máy vào nhà bằng điều khiển
từ xa”, người sử dụng chỉ cần bấm nút trên điều khiển từ xa là chiếu cầu được
nâng lên bằng với thềm nhà hoặc hạ xuống bằng mặt hè phố để đưa xe lên
xuống,trả lại mĩ quan cho đô thị và vỉa hè cho người đi bộ.
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc chế tạo ra một chiếc “Cầu nâng hạ tự động cho ô tô và xe máy vào
nhà bằng điều khiển từ xa” có nhiều tính ưu việt:


5


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Thứ nhất, người sử dụng chỉ cần bấm điều khiển từ xa với khoảng các
50m, chiếc cầu sẽ tự động nâng lên hoặc hạ xuống rất nhanh chóng, gọn nhẹ
không mất công sức, thời gian của người sử dụng.
- Thứ hai, đảm bảo mĩ quan đô thị.
- Thứ ba, trả lại vỉa hè cho người đi đường sau khi sử dụng xong.
III. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Sự thành công của đề tài nghiên cứu “ Cầu nâng - hạ tự động cho ô tô
và xe máy vào nhà bằng điều khiển từ xa” có một ý nghĩa to lớn trong việc
làm vỉa hè thông thoáng, đảm bảo mĩ quan đô thị. Tiết kiệm thời gian, sức khỏe,
và không gây nguy hiểm cho người đi đường.
Nếu được đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện đề tài chúng em nghĩ rằng
mình đã đóng góp một phần nhỏ bé trong việc bảo vệ và làm đẹp mĩ quan đô thị,
trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình.
IV. Đối tượng nghiên cứu
Các loại cầu cho ô tô, xe máy cho nhà thềm bậc cao: xi măng, thép, loại tự
động và bán tự động.
Khả năng ứng dụng của của sản phẩm phù hợp với tất cả gia đình có nhà
thềm bậc cao.
V. Phương pháp nghiên cứu
1. Nhóm phương pháp lý luận
Nghiên cứu lý thuyết về dòng điện một chiều, cách ghép nguồn thành bộ.
Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều
Ngiên cứu cơ
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu hoạt động của cầu nâng tự động, bán tự động khác nhau, thử
nghiệm khảo sát hiệu quả của chiếc cầu điều khiển từ xa và khả năng ứng dụng

cao đối với nhà có thềm bậc cao.
VI. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2018 đến 12/2018.

6


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí thuyết
1. Lý thuyết về dòng điện một chiều
Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) di chuyển có hướng.
Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích
dương.
Dòng điện có:
+ Tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học tuỳ theo môi trường.
+ Tác dụng từ (đặc trưng)
Cường độ dòng điện là đại lượng cho biết độ mạnh của dòng điện được
tính bởi:

Δq: điện lượng di chuyển qua các tiết diện thẳng của vật dẫn
Δt: thời gian di chuyển.(Δt 0: I là cường độ tức thời)
Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian được gọi là
dòng điện không đổi (cũng gọi là dòng điệp một chiều). Cường độ của dòng
điện này có thể tính bởi:

Trong đó: q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn
trong thời gian t.
2. Cách ghép nguồn thành bộ
Định nghĩa nguồn điện:
Nguồn điện là một cơ cấu (thiết bị )dùng để tạo ra và duy trì hiệu điện thế

nhằm duy trì dòng điện trong mạch.
Mỗi nguồn điện có cấu tạo gồm hai cực là cực âm và cực dương.
Kí hiệu: (ξ ; r)
Trong đó: ξ là suất điện động của nguồn
r là điện trở trong của nguồn
7


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
a) Mắc nối tiếp:

chú ý: Nếu có n nguồn giống nhau.
b) Mắc song song ( các nguồn giống nhau).

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mô tơ giảm tốc
* Cấu tạo: Mô tơ giảm tốc bao gồm mô tơ điện và hộp giảm tốc.
Mô tơ điện lại có cấu tạo gồm 2 phần chính đó là Stato và Roto. Cấu tạo
của stato lại bao gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí
trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay còn Roto có dạng hình trụ đóng vai
trò như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
Còn hộp giảm tốc bên trong chứa bộ truyền động sử dụng bánh răng, trục
vít… để làm giảm tốc độ vòng quay. Hộp này được dùng để giảm vận tốc góc,
tăng momen xoắn và là bộ phận trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm
việc của máy công tác. Đầu còn lại của hộp giảm tốc nối với tải.
Cấu tạo của hộp giảm tốc

Mô tơ
Hộp giảm tốc
8



Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
* Nguyên lý hoạt động của mô tơ giảm tốc, hộp số giảm tốc: Mô tơ giảm
tốc có chức năng hãm tốc độ của vòng quay và thiết bị này là cơ cấu truyền động
bằng ăn khớp trực tiếp có tỉ số truyền không đổi và còn được sử dụng để kìm
hãm vận tốc góc và tăng mômen xoắn và là bộ máy trung gian ở giữa Mô to
giảm tốc và bộ phận làm việc của máy.
+ Mô tơ giảm tốc giảm tốc hoạt động như sau:
- Khi chúng ta muốn số vòng quay của trục ra hộp số giảm tốc nhỏ, theo
yêu cầu thì chúng ta chỉ cần tốn ít chi phí khi lắp thêm hộp số giảm tốc lên động
cơ điện, mà chúng ta có thể thay đổi số vòng quay trục ra một cách linh hoạt hơn
nhiều.
- Ngoài ra còn một yếu tố nữa là: Moment xoắn, bạn khó chế tạo 1 động
cơ điện có số vòng quay và moment xoắn theo ý muốn. Và người ta gọi đây là tỉ
số truyền, số vòng quay và moment xoắn tỉ lệ nghịch với nhau.
+ Nguyên tắc hoạt động của hộp số giảm tốc:
- Thông thường hộp số giảm tốc thường là 1 hệ bánh răng thường, gồm
nhiều bánh răng (răng thẳng hoặc răng nghiêng) lần lượt ăn khớp với nhau theo
đúng tỷ số truyền và momen quay đã thiết kế để lấy ra số vòng quay cần thiết.
Cũng có 1 số hộp giảm tốc không dùng hệ bánh răng thường mà dùng hệ bánh
răng vi sai, hoặc hệ bánh răng hành tinh. Với hộp số giảm tốc loại này thì kích
thước sẽ nhỏ, gọn, chịu lưc làm việc lớn. Tùy vào điều kiện làm việc và tính
toán thì người ta sẽ thiết kế 1 hộp giảm tốc phù hợp với công việc. Do vậy khi
người ta cần 1 số vòng quay trong 1 phút mà không có động cơ điện nào đáp
ứng được thì người ta sẽ dùng đến hộp số giảm tốc.
* Ưu điểm: có thể điều chỉnh tốc độ đầu ra. Tuy vậy, loại giảm tốc này
này thường chỉ lắp với motor nhỏ hơn 7.5 kW và lực mô men xoắn tạo ra cũng
không thật lớn.
- Cấu tạo chính:
+Bánh đĩa lệch tâm

+ Ống lót ổ trục, bạc lót ổ trục
+Bánh đĩa điều khiển tốc độ
+ Vành đai, vành khung
+ Bánh răng hành tinh
- Các kiểu: Loại nằm ngang- chân đế có 3 mẫu thường gặp: gắn liền
motor, đầu vào có trục và đầu vào là mặt bích. Loại dựng đứng (mặt bích) cũng
có 3 loại: gắn liên motor, đầu vào có trục và đầu vào là mặt bích
+ Sự ra đời của bánh răng giảm tốc có 3 lý do:
- Giảm tốc độ của motor
9


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Thay đổi hướng của chuyển động quay
- Tạo ra lực mô men xoắn lớn hơn (trong vật lý khi motor giảm số vòng
quay thì sẽ giảm quãng đường đi, như vậy lực tại đầu ra sẽ lớn hơn)
- Tỉ số truyền: được quyết định bởi khoảng cách từ tâm của vòng tròn
bánh răng đến bánh răng. Bánh răng càng lớn tạo ra tốc độ giảm tốc càng chậm.
(trên 1 cơ cấu giảm tốc đường kính to gấp 2 lần thì tỉ số truyền tăng gấp 2 lần)
4. Bộ truyền trục vít và bánh vít.
* Nguyên lý làm việc: Làm việc theo nguyên lý ăn khớp.

* Ưu điểm:
- Tỉ số truyền lớn.
- Làm việc êm, không ồn.
- Có khả năng tự hãm.
- Có độ chính xác động học cao.
* Nhược điểm:
- Hiệu suất thấp, sinh nhiệt nhiều do có vận tốc trượt lớn.
- Vật liệu chế tạo bánh vít làm bằng kim loại màu để giảm ma sát nên khá

đắt tiền.
* Phạm vi sử dụng:
- Chỉ sử dụng cho phạm vi công suất < 60kW.
- Có tỉ số truyền lớn nên được sử dụng rộng rãi trong các cơ cấu phân độ.
- Có khả năng tự hãm nên thường sử dụng trong các cơ cấu nâng.
5. Mạch điều khiển từ xa động cơ đảo chiều.
* Thông số kỹ thuật: Bộ điều khiển từ xa đảo chiều động cơ
Nguồn
điều
khiển:
DC12-24-36V
Công
suất
chịu
tải: ≤ 10A/240VAC; 10A/12VDC
- Tần số điều khiển: 315MHz
* Chức năng:
- Điều khiển động cơ: quay thuận, quay ngược, dừng.
- Học lệnh điều khiển bất kì mã cố định, tần số 315Mhz để thêm điều
khiển hoặc khi mất điều khiển có thể làm lại.
Khoảng
cách
điều
khiển
từ
xa
khoảng
0-50m
*
Kích

thước
hộp
điều
khiển: 68 x 48x19mm
* Độ nhạy bộ thu: > 103dB
10


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

6. Sơ đồ mạch điện cho chiếc cầu tự động.

Nguồn 12-36V

Động cơ

II. Ứng dụng, chế tạo và thử nghiệm “Cầu nâng - hạ tự động cho ô tô và
xe máy vào nhà bằng điều khiển từ xa”
1. Chuẩn bị các vật liệu, thiết bị:
- 01 tấm thép chống trượt: Chiều dài 80cm, rộng 55 cm, dày 1cm

Thép chống trượt
11


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

- Thép U65: dài 4m

Vòng bi cầu: 02 cái Đường kính trong: 10 mm, Đường kính ngoài:

28 mm, Độ dày: 8 mm

- 01 Trục xoắn: dài 40cm, phi 24mm, gien 2,7mm

- 01 Mô tơ giảm tốc đảo chiều 24V, tốc độc quay 50 vòng/phút

12


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- 01 Bộ mạch điều khiển từ xa đảo chiều động cơ: Nguồn điều khiển:
DC12-24-36V; Công suất chịu tải: ≤ 10A/240VAC, 10A/12VDC; Tần số điều
khiển: 315MHz

- 02 Bình ác quy xe máy: Dung lượng: 12V - 5Ah (10HR); Kích thước
(mm): 121 x 62 x 131 (dài x rộng x cao).

- 01 Adaptor: input 220-240V, 50/60Hz; Output: DC 12-24V, 1.2A

13


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

- Ngoài ra còn cần các thiết bị máy móc để làm khác như: Máy cắt,máy
hàn….v.v...
2. Quá trình gia công chế tạo:
- Quá trình làm khung cho chiếc cầu:

Khung đế của chiếc cầu

- Quá trình hoàn thiện phần cứng của chiếc cầu:

Quét sơn và hoàn thiện sản phẩm
14


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Sản phẩm sau khi được hoàn thiện:

Mặt cầu

Mô tơ
Nguồn
điện
vào
động cơ
Trục xoắn

Tay chống

3. Quá trình thực nghiệm sản phẩm
a) Thử nghiệm lần 1: Thử nghiệm để trên mặt đất, khi có nguồn điện 220V.
Vòng bi
* Quá tình lắp ráp với ngồn điện
220 qua Adaptor:

Đế được lắp chìm dưới đất

3. Quá trình thực nghiệm sản phẩm
a. Thử nghiệm lần 1: Thử nghiệm để sản phẩm trên mặt đất khi có nguồn

điện 220V
* Quá trình lắp ráp với nguồn điện 220V qua adaptor

Lắp điện nguồn vào 220V qua Adaptor
15


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
* Thực nghiệm:

Chiếc cầu đang nâng lên tự động

Chiếc cầu đang hạ xuống tự động
* Thảo luận: Cầu có thể tự động nâng lên hoặc hạ xuống khi bấm điều khiển từ
xa với nguồn điện qua Adaptor. Vậy khi không có điện nguồn xoay chiều 22V,
cầu có thể nâng lên hạ xuống được không?
16


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
b. Thử nghiệm lần 2: Thực nghiệm khi không có điện nguồn xoay chiều
220V, sử dụng 2 bình ác quy xe máy 12 V mắc nối tiếp với nhau.
* Quá trình lắp ráp không qua ngồn điện 220 với Adaptor mà sử dụng 02
pin ác quy 12V được mắc nối tiếp.

* Thực nghiệm:

Lắp ráp nguồn cho cầu với 2 bình các quy khi mất nguồn 220V

17



Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Chiếc cầu đang nâng lên tự động nhờ 02 ắc quy 12V

Chiếc cầu đang hạ xuống tự động nhờ 02 ắc quy 12V
18


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
* Kết luận: Chiếc cầu có nâng lên hoặc hạ xuống nhờ sử dụng nguồn điện từ ắc
quy 12, trong trường hợp mất điện nguồn 220V.
III. Kết quả đạt được
1. Tạo ra được một chiếc cầu đưa ô tô xe máy lên những nhà có thềm bậc
cao khoảng 20-40 cm, với tính tự động hóa cao

Hình ảnh sản phẩm hoàn chỉnh
2. Người sử dụng chỉ cần ấn nút điều khiển để đưa cầu nâng lên, hạ
xuống, hoặc dừng tùy theo nhu cầu sử dụng, với khoảng cách điều khiển xa
khảng 50m.

19


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
3. Hệ thống sử dụng được ngay cả khi mất điện nguồn vào 220V nhờ pin
ắc quy thông qua bộ đổi nguồn sạc 220-24V
4. Hệ thống đế cầu được lắp âm dưới nền và mặt cầu cao bằng mặt nền
vỉa hè khi không sử dụng, có thể nâng đỉnh dốc bằng mặt thềm nhà khi muốn

cho xe vào nhà, do đó không lấn chiếm vỉa hè và gây cản trở cho người đi bộ,
đảm bảo mĩ quan đô thị.
Mặt cầu cao bằng
mặt nền vỉa hè

Phần chôn dưới đất

5. Thu hút nhiều học sinh tham gia xem nghiên cứu khoa học kĩ thuật,
kích thích niềm đam mê nghiên cứu của các em học sinh trong và ngoài nhà
trường.

20


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Học sinh các lứa tuổi rất chăm chú xem cơ chế hoạt động của sản phẩm

Học sinh đưa ra các câu hỏi liên quan đến sản phẩm để trao đổi với nhóm
tác giả
21


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
IV. Thảo luận và hướng giải quyết
Sau một thời gian nghiên cứu lý thuyết và chế tạo sản phẩm, nhóm chúng
em đã thu được các câu hỏi thảo luận và hướng giải quyết như sau:
1. Hệ thống cầu được lắp ngoài trời, chìm dưới mặt vỉa hè, khi trời mưa to
sợ nước mưa làm hỏng hệ thống động cơ ở dưới hay không?
Trả lời: Khi làm hố để lắp đặt sản phẩm, cần phải lắp 1 đường thoát nước Ø 100

ra cống, để nước kịp thời thoát khi trời mưa to, không ảnh hưởng đến hệ thống.
2. Trường hợp bị mất tay điều khiển thì phải làm thế nào?
Trả lời: Trên hộp mạch điều khiển từ xa có các phím cứng, người sử dụng có
thể sử dụng tạm thời để điều khiển lên, xuống hoặc có thể mua 1 cái điều khiển
khác và ấn lệnh reset để bộ điều khiển nhận tay khiển mới.
Reset

Lên

Dừng

Xuống

3. Hệ thống có tự động ngắt khi chiếc cầu lên hoặc xuống hết tầm không?
Trả lời: Hệ thống cấu được lắp thêm 02 công tắc hành trình, nên nó có thể đóng
ngắt mạch điện khi lên đến mặt thềm nhà hoặc xuống bằng với mặt vỉa hè. Vì
vậy, người sử dụng có thể an tâm khi chỉ cần nhấn 1 lần.
4. Khả năng chịu tải của chiếc cầu?
Trả lời: Chiếc cầu sử dụng trục xoắn để nâng lên hoặc hạ xuống, Mô tơ giảm tốc
có chức năng hãm chống quay khi dừng lại. Hệ thống tay chống chịu đủ lực cho
cả những chiếc ô tô từ 4-6 chỗ ngồi.
PHẦN III. KẾT LUẬN
I. Một số kết luận
22


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu và thử nghiệm nhóm nghiên cứu
chúng em đã chế tạo thành công “Cầu nâng - hạ tự động cho ô tô và xe máy
vào nhà bằng điều khiển từ xa”, có nhiều ưu việt hơn so với cầu,bệ xe thông

thường đó là khả năng tự động hóa cao, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều độ tuổi
khác nhau, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi; tiết kiệm thời gian và giảm sức
lao động; người sử dụng đứng từ xa vẫn có thể điều khiển được cầu hoạt động
bình thường.
Chiếc cầu gọn nhẹ với hệ thống được lắp âm dưới đất và mặt cầu bằng với
mặt nền vỉa hè khi hạ xuống, được lắp đặt và sử dụng thử nghiệm cho một số hộ
dân có nhà thềm bậc cao trên địa bàn Thị trấn Phố Lu - Huyện Bảo Thắng –
Tỉnh Lào cai. Bước đầu đem lại hè phố thông thoáng, mang lại sự hài lòng và tin
tưởng cho mọi người, được người dân ủng hộ và khuyến khích làm đề tài.
II. Kiến nghị
Trong một thời gian nghiên cứu ngắn, kinh phí nghiên cứu hạn hẹp, phải
thử nghiệm trên môi trường chưa đạt như mong muốn. Để ý tưởng thành hiện
thực nhóm nghiên cứu chúng em đề nghị:
1. Chính quyền địa phương thị trấn Phố Lu - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào
Cai hỗ trợ chúng em có điều kiện và thời gian thử nghiệm chiếc cầu tự động của
mình trên nhiều địa hình và môi trường khác nhau.
2. Đề nghị các thầy cô trong Ban lãnh đạo trường PTDT Nội trú
THCS&THPT Huyện bảo Thắng ủng hộ nhiều kinh phí hơn nưã để chúng em
có điều kiện cống hiến những ý tưởng của mình, phát huy hết được khả năng của
mình.

23


Trường PTDT Nội Trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 11 – Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Sách giáo khoa Công nghệ 12 – Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Tài liệu trên các trang mạng Internet.


24



×