Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thực trạng Quản lí nhà nước về lễ hội tại địa phương Lễ hội thành tuyên Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 12 trang )

Họ và tên: Đỗ Ngọc Anh
Lớp: ĐH.QLNN 14C
Khoa: Hành chính học
Học phần: Quản lí Nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế
BÀI TẬP
Đề bài: Thực trạng Quản lí nhà nước về lễ hội tại địa phương
Đặt vấn đề

1.

Mỗi vùng quê, địa phương đều có những nét sinh hoạt văn hóa riêng, mang đậm
bản sắc văn hóa của địa phương mình,và có lẽ“ lễ hội” là loại hình tiêu biểu nhất.
Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc biệt có tính tập thể, phản ánh tín
ngưỡng và sinh hoạt của người dân trong lao động sản xuất, hay trong việc hình
dung lại các sự kiện lịch sử. Lễ hội vùng nào cũng có những hình thức rước xách,
diễu hành, vui chơi, nhưng ở mỗi một vùng khác nhau thì lễ hội lại có những nét
độc đáo riêng, mang đậm dấu ấn riêng của nơi đó. Vì thế lễ hội giữ một vai trò
quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống xã hội, nó chứa đựng và phản ánh
nhiều mặt của đời sống như: kinh tế-xã hội,văn hóa, tâm lý và tôn giáo tín ngưỡng
tộc người. Vậy “lễ hội” là gì
-

Khái niệm lễ hội

Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ
thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần
linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản
thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ
thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện


tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô
trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng
trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang
nặng tính văn hóa.


-

Khái quát về Tuyên Quang

Tuyên Quang nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc của Tổ quốc Việt Nam, với số dân
trên 73 vạn người; trong đó, dân số trong độ tuổi lao động 448.055 người, chiếm
61%; cách thủ đô Hà Nội khoảng 165km về phía Đông Bắc. Tuyên Quang là nơi
đất trời tụ khí, lòng người hòa hợp, ẩn chứa hồn thiêng dân tộc. Đã từ lâu, Thành
Tuyên được biết đến như một dải đất giữ vị trí chiến lược đặc biệt quang trọng một "trấn biên" che chở cho kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Hơn sáu thập kỷ qua, "Đất và Người" Tuyên Quang đã trở nên thân thiết và thiêng
liêng gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam. Trong cách mạng Tháng Tám, năm
1945, Tuyên Quang là Thủ đô khu giải phóng - nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ lãnh
đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang vinh
dự được chọn làm Thủ đô kháng chiến - nơi đồng bào cả nước "trông về Việt Bắc
mà nuôi chí bền", nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ, Quốc hội, Chính phủ, 11 bộ và
hơn 60 ban, ngành, cơ quan Trung ương đặt trụ sở làm việc, lãnh đạo cuộc kháng
chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã góp phần quan trọng vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thực hiện công cuộc đổi mới.
Đặc sản
1. Rượu ngô Na Hang
2. Cam sành Hàm Yên
3. Gỏi cá bỗng sông Lô

4. Cơm lam
5. Thịt trâu gác bếp
6. Mắm cá ruộng Chiêm Hoá
7. Măng lưỡi lợn
8. Bánh gai Chiêm Hoá
9. Xôi ngũ sắc


10. Bánh nếp nhân trứng kiến
Lễ hội
Tuyên Quang, vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, trong
đó lễ hội truyền thống thể hiện không gian văn hóa đầy ắp tính nhân văn.
Lễ hội ở Tuyên Quang gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào các
dân tộc, hướng con người đến chân, thiện, mỹ, giáo dục nhân cách, lối sống con
người trong công cuộc đổi mới. Ở tỉnh Tuyên Quang diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc,
thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Xin giới thiệu một số lễ
hội tiêu biểu.
1.
2.
3.
4.
5.

Lễ hội Lồng Tông
Lễ hội Động Tiên
Lễ hội Đình Giếng Tanh
Lễ hội Chùa Hang
Lễ hội rước Mẫu

6.


Lễ hội Trung thu Tuyên Quang

Đêm hội Thành Tuyên đã trở thành “thương hiệu” riêng của Tuyên Quang. Mỗi
năm có hàng vạn người dân và du khách trong và ngoài nước đổ về thành phố
Tuyên Quang để được chứng kiến lễ hội độc đáo này. Điều đáng nói là lễ hội
Trung thu khổng lồ ở Tuyên Quang lại xuất phát từ tấm lòng yêu trẻ của người
dân thành phố. Họ tự làm những con giống, những mô hình, lồng đèn khổng lồ
mô phỏng nội dung những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn hoặc những nhân vật
lịch sử rước trong những đêm trăng tháng Tám.


Lịch sử
Lễ hội thành Tuyên bắt nguồn từ năm 2004, khi ấy nhiều gia đình trang trí, cắt dán
một hình các con thú rồi kéo đi dọc theo các tuyến phố có múa lân, ca hát. Hình
thức mới mẻ này không những làm trẻ em thích thú mà còn lôi cuốn rất nhiều
người lớn cùng góp vui. Người người, nhà nhà đua nhau làm mô hình con cá, thỏ,
rồng trông rất ngộ nghĩnh. Đến nay, khi đã thành thông lệ thì các mô hình ngày
càng đẹp và sinh động hơn, chẳng hạn làm cho con chim biết vẫy cánh, rồng biết
nhả ngọc, phun khói…
Từ đó đến nay, Lễ hội thành Tuyên đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau nhưng tựu
chung lại vẫn là hoạt động được tổ chức vào dịp trung thu hàng năm với điểm nhấn
chính là những mô hình trung thu khổng lồ được người dân các tổ dân phố tự tay
làm và rước qua các tuyến phố trong thành phố. Quy mô của lễ hội ngày càng lớn
hơn và cũng ngày càng có thêm nhiều hoạt động hơn. Sau 10 năm tổ chức bắt đầu
từ tự phát đến có tổ chức, năm 2014, lần đầu tiên Lễ hội thành Tuyên được tổ chức
ở quy mô cấp tỉnh.


Vượt lên ý nghĩa của một lễ hội văn hoá đặc sắc, Lễ hội thành Tuyên năm 2014

cũng là dịp để giới thiệu với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế về mảnh đất, con
người và các giá trị di sản văn hoá của Tuyên Quang, đặc biệt là những giá trị đặc
sắc về lịch sử, văn hoá của quê hương cách mạng - Thủ đô khu giải phóng, thủ đô
kháng chiến; những nỗ lực của Tuyên Quang trong quá trình đổi mới, hội nhập và
phát triển


Lễ hội này gồm nhiều hoạt động: Trưng bày, giới thiệu nét ẩm thực đa dạng, phong
phú của các dân tộc tỉnh Tuyên Quang; Lễ hội Bia Hà Nội; trình diễn giới thiệu
trang phục tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; biểu diễn nghệ thuật; các
hoạt động “Vui đón Trung thu”; Giải quần vợt Tân Trào mở rộng; Giải bóng bàn
tỉnh Tuyên Quang...

Trong khuôn khổ Lễ hội có chương trình “Đêm hội thành Tuyên” diễn ra sẽ là hoạt
động được đông đảo các cháu thiếu nhi và du khách mong đợi nhất.
Trong đêm hội sẽ có hơn 70 xe mô hình đèn Trung thu đẹp nhất, ý nghĩa nhất được
chọn lọc từ hàng trăm xe mô hình của thành phố Tuyên Quang cùng với xe mô
hình đại diện của các huyện tham gia diễn diễu theo lộ trình từ Quảng trường
Nguyễn Tất Thành đến các tuyến phố chính của thành phố Tuyên Quang.


Lễ hội là dịp để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về truyền thống văn hóa, lịch sử,
tiềm năng du lịch; hình ảnh đất và người Tuyên Quang - "Thủ đô khu giải phóng,
Thủ đô kháng chiến" tới bạn bè trong nước và quốc tế
"Thứ nhất Lễ hội Thành Tuyên để duy trì truyền thống văn hóa tốt đẹp của người
dân thành phố Tuyên Quang.
Thứ 2 chúng tôi xác định đây là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa
lịch sử của dân tộc mình.
Thứ ba là mang ý nghĩa tốt đẹp là có sự gắn kết trong cộng đồng khu dân cư hơn.
Thứ 4 là mong ước tạo dựng thành sản phẩm để phát triển du lịch cho địa

phương".
Việc tổ chức Lễ hội Thành Tuyên khẳng định quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân tỉnh Tuyên Quang trong sát cánh, đồng hành cùng với các địa phương
trong cả nước thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, tôn vinh và phát huy những giá


trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.


Ý nghĩa
1.

Nhằm giới thiệu với du khách thế mạnh phát triển kinh tế, cũng như cơ hội để
quảng bá những tiềm năng du lịch, những sản phẩm độc đáo mà địa phương mình
đang có. Như huyện Hàm Yên với mô hình cam sành - một đặc sản của huyện đã
lọt vào top 50 loại trái cây ngon nhất Việt Nam; huyện Nà Hang với mô hình hũ
rượu ngô đã đạt kỷ lục Guiness Việt Nam; huyện Chiêm Hóa với mô hình chiếc
cọn nước khổng lồ…

2.

Gửi gắm một thông điệp mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống chống giặc
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với các
cháu thiếu nhi.


3.

Mang ý nghĩa nhân văn cao cả, tất cả vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”,

“Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”





×