Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN DƯỚI GÓC ĐỘ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.54 KB, 11 trang )

TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN DƯỚI GÓC ĐỘ
DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Bài viết tập trung phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính
toàn diện dưới góc độ dịch vụ thanh toán qua ngân hàng dựa vào bộ dữ liệu khảo sát
đối với 425 đối tượng phỏng vấn tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, nhóm tác giả
đề xuất một số khuyến nghị chính sách đối với cải thiện tài chính toàn diện dưới góc độ
dịch vụ thanh toán tại Việt Nam nói chung, và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
1. Lời mở đầu
Tài chính toàn diện hoặc tiếp cận tài chính toàn diện đều là cách dịch khác
nhau của thuật ngữ Financial Inclusion. Theo Hannig và Jansen (2010) “Tài chính
toàn diện là thúc đẩy người dân không sử dụng dịch vụ ngân hàng sang sử dụng
dịch vụ tài chính chính thức để họ có cơ hội tiếp cận dịch vụ từ tiết kiệm, thanh
toán đến tín dụng, bảo hiểm”. Cùng chung quan điểm tổ công tác hành động tài
chính (FATF) trong báo cáo năm 2011 cho biết "Tài chính toàn diện là cung cấp
các dịch vụ tài chính an toàn, tiện lợi và giá cả phải chăng cho các nhóm thiệt thòi
và dễ bị tổn thương, bao gồm những người có thu nhập thấp, ở nông thôn và
không có giấy tờ, những người chưa được phục vụ hoặc loại trừ khỏi khu vực tài
chính chính thức. Mặt khác, nó cũng cung cấp các dịch vụ tài chính rộng rãi hơn
cho các cá nhân hiện đang chỉ được sử dụng các sản phẩm tài chính cơ bản" (FATF
2011a).
Để đánh giá mức độ tài chính toàn diện của một vùng/quốc gia, nhóm
Nghiên cứu Phát triển của Ngân hàng Thế giới đã xây dựng chỉ số TCTC toàn cầu
(Global Findex) với khoản tài trợ 10 năm từ Quỹ Bill & Melinda Gates. Chỉ tiêu
của Global Findex được lấy từ dữ liệu khảo sát do Gallup, Inc. thu thập trong một năm
dương lịch, trên hơn 150.000 người trưởng thành ở 148 nền kinh tế trên thế giới. Sau
đợt khảo sát ban đầu vào năm 2011, các lần khảo sát thứ hai được thực hiện vào năm
2014 và tiếp tục thực hiện tiếp theo vào năm 2017.
Chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện của Global Findex được cho là cơ sở dữ
liệu toàn diện nhất đo lường mức độ tài chính toàn diện, cung cấp dữ liệu chuyên sâu


về cách thức cá nhân sử dụng tài khoản, tiết kiệm, vay mượn, thanh toán và quản lý rủi


ro và tính đến nay đã có một số phiên bản khác. Các chỉ tiêu của Global Findex đo
lường việc sử dụng và tiếp cận các dịch vụ tài chính, nghĩa là đánh giá khả năng tiếp
cận đến việc cung cấp các dịch vụ của nhà cung cấp theo nhu cầu của khách hàng và
khả năng sử dụng, là mức độ và hình thức sử dụng tài chính khác nhau giữa các nhóm
khác nhau như người nghèo, thanh niên và phụ nữ.
Trên cơ sở bộ chỉ tiêu Global Findex, nghiên cứu này đã xây dựng một bộ câu
hỏi để thực hiện một cuộc khảo sát đối với các đối tượng yếm thế tại đồng bằng Bắc
Bộ đối với tất cả các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả chỉ tập
trung phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện dưới góc độ
dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, nghiên cứu đề
xuất một số khuyến nghị chính sách đối với cải thiện tài chính toàn diện dưới góc độ
dịch vụ thanh toán tại Việt Nam nói chung, và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TCTC toàn diện tại các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 425 khách hàng tại tất cả
các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên trên
dân số trên từ 15 tuổi trở lên và đại diện cho một tỉnh. Số phiếu hợp lệ thu về là 400
phiếu. Đối tượng khảo sát chủ yếu là những người dân sống ở vùng nông thôn,
người có thu nhập thấp, người có việc làm không ổn định và một phần là khách
hàng của NHNNo&PTNT, NHCSXH, QTDND ở các địa phương khác nhau của
vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Phương pháp điều tra: Khảo sát trực tiếp.
Quy trình điều tra: Gồm khảo sát thử và khảo sát chính thức.
Thời gian khảo sát: 1/2018-7/2018.
Một số thống kê về đối tượng phỏng vấn
Biểu đồ 1: Giới tính của khách hàng tham gia khảo sát


52.00%

48.00%

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả


Bảng 1: Độ tuổi của khách hàng tham gia khảo sát
TT

Độ tuổi

Số lượng (Người)

1

Từ 15 đến 18
tuổi

2

Từ 19 đến 22
tuổi

3

Từ 23 đến 35
tuổi

4


Từ 36 đến 45
tuổi

5

Từ 46 đến 60
tuổi

78

6

Trên 60 tuổi

16

Tổng

Tỷ trọng
4,3%

17
0,8%
3
39,3%
157
32,3%
129
19,5%

4%

400

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Phiếu khảo sát bao gồm 22 câu hỏi về các vấn đề: (i) Thông tin cá nhân; (ii)
Hiện trạng sử dụng tài khoản ngân hàng; (iii) Hiện trạng sử dụng các loại thẻ; (iv)
Hiện trạng sử dụng dịch vụ tiết kiệm ngân hàng; (v) Hiện trạng sử dụng dịch vụ thanh
toán; (vi) Hiện trạng sử dụng dịch vụ tín dụng; (vii) các đề xuất của khách hàng.1
3. Kết quả nghiên cứu từ mẫu khảo sát
3.1. Thực trạng tài chính toàn diện qua dịch vụ thanh toán tại vùng đồng bằng
Bắc Bộ
Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ
thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, phổ biến là thanh toán không dùng
tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán, trong đó, ngân
hàng sẽ thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gửi theo yêu cầu của người trả tiền để
chuyển vào tài khoản cho người thụ hưởng. Thanh toán không dùng tiền mặt là
hoạt động ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tính đến
1 Do giới hạn về thời lượng bài viết nên nhóm nghiên cứu không trình bày phiếu khảo sát trong bài. Tuy
nhiên, nhóm nghiên cứu sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu.


nay, vẫn còn khá đông người dân đồng bằng Bắc Bộ vẫn chưa được tiếp cận với
các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Cụ thể như sau:
Số liệu thu được từ cuộc khảo sát cho thấy, 53% người trưởng thành tại đồng
bằng Bắc Bộ đã sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trong khi đó số người
quen với việc mua bán, thanh toán bằng tiền mặt là 47% (Biểu đồ 2). Có nghĩa là
vẫn còn gần một nửa số người được hỏi chưa tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng, bởi các nhân tố sau đây:
Biểu đồ 2: Số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng


Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Thanh toán qua ngân hàng là việc thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng
hay là việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của người trả tiền sang tài khoản ngân
hàng của người thụ hưởng. Có nhiều hình thức thanh toán qua ngân hàng như thanh
toán tại quầy bằng tiền mặt/chuyển khoản, thanh toán tự động, thanh toán qua Internet
Banking/Mobile Banking, ATM, ủy nhiệm chi... Cùng với sự gia tăng của chiếc
smartphone hiện đại, những dịch vụ mobile banking đang dần cho thấy giá trị to
lớn của nó trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Thay vì việc thanh toán các khoản
phí dịch vụ định kỳ theo cách “truyền thống” thông qua giấy báo cước, người sử
dụng dịch vụ phải di chuyển, có mặt hoặc ủy thác người khác thanh toán hộ hoặc
thanh toán qua ngân hàng với nhiều thao tác, thì bây giờ khách hàng có thể thanh
toán qua điện thoại di động, thiết bị hiện đại mà lúc nào cũng bên cạnh mình.
Số liệu khảo sát được thể hiện ở Bảng 2 cho thấy, thanh toán qua ngân hàng tại
quầy bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản là hình thức thanh toán được cá nhân sử dụng
nhiều nhất, với 135/190 người, ở mức 71,1%. Tiếp đến, dịch vụ thanh toán qua ATM
với 25/190 người, chiếm tỷ trọng 13,2% tổng người sử dụng thanh toán qua ngân hàng.
Các hình thức thanh toán hiện đại hơn như internet banking, mobile banking, thanh


toán qua điểm POS chưa được các đối tượng yếm thế thuộc khu vực nông thôn của
đồng bằng Bắc Bộ biết đến và sử dụng.
Bảng 2: Các hình thức thanh toán qua ngân hàng được khách hàng sử dụng
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

Số người sử
dụng

Hình thức thanh toán
Tại quây giao dịch của NH
(bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản)
135
Ủy nhiệm chi
3
Qua cây ATM
25
Qua Internet banking
17
Qua Mobile banking
9
Tại các điểm chấp nhận thẻ POS
0
Hình thức khác
1
Cộng
190
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả

TT
(%)
71,1
1,6

13,2
8,9
4,7
0
0,5

Như vậy, về cơ bản, hình thức thanh toán qua ngân hàng vẫn được cá nhân sử
dụng, vẫn là những hình thức truyền thống, còn các hình thức sử dụng công nghệ hiện
đại mới được khách hàng biết đến và bắt đầu sử dụng.
Bảng 3: Các dịch vụ được thanh toán qua điện thoại di động
Thanh toán qua điện thoại di Số lượng người sử
TT
động
dụng
(%)
Tiền điện
51
12,8
Tiền cước viễn thông
31
7,8
Tiền cước truyền hình
0
0
Nộp học phí
4
1
Tiền nước
0
0

Vé máy bay
3
0,8
Mua hàng online
9
2,1
Chuyền tiền
20
5
Không sử dụng
282
70,5
Cộng
400
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát về mục đích sử dụng
thanh toán qua dịch vụ di động đối với mà các khách hàng vùng nông thôn của đồng
bằng Bắc Bộ. Số liệu khảo sát được thể hiện ở bảng 3 cho thấy dịch vụ mà khách
hàng thanh toán nhiều nhất qua điện thoại di động là trả tiền điện, với 51 người
dùng, chiếm tỷ trọng 12,8%; tiếp theo là thanh toán cước viễn thông có 31 người


dùng, chiếm tỷ trọng 7,8%; dịch vụ chuyển tiền 20 người, với tỷ trọng 5%… và các
hình thức khác rất ít. Nói chung, thanh toán qua di động bước đầu được cá nhân
dùng cho việc chi trả các dịch vụ thiết yếu cơ bản của cuộc sống và đang được mở
rộng cho các dịch vụ hiện đại hơn.
3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ thanh toán qua ngân hàng từ phía
cầu
3.2.1. Ảnh hưởng của độ tuổi đến sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
Theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì

người dân từ 15 tuổi trở lên có thể mở tài khoản ngân hàng. Và nếu có tài khoản
ngân hàng rồi thì khách hàng sẽ rất thuận tiện trong việc thanh toán, chi trả qua tài
khoản này mà không phải đem tiền mặt bên mình.
Bảng 4: Số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng theo độ
tuổi
Sử dụng
Số
TT
lượng
(%)

Không sử dụng
Số
TT
lượng
(%)

Độ tuổi
15 đến 18
tuổi
5
2,6
12
5,7
19 đến 22
tuổi
0
0
3
1,4

23 đến 35
tuổi
90
47,4
67
31,9
36 đến 45
tuổi
69
36,3
60
28,6
46 đến 60
tuổi
21
11,1
57
27,1
Trên 60
5
2,6
11
5,3
Cộng
190
210
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả

Tổng
Số

lượng
17
3
157
129
78
16
400

Theo bảng 4 những người trong độ tuổi từ 15 đến 18, từ 19 đến 22 tuổi chỉ có
5/20 người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, chiếm tỷ trọng 2,6% số
người thanh toán qua ngân hàng, do đây là độ tuổi học sinh, sống phụ thuộc gia
đình nên chưa có nhu cầu. Bên cạnh đó người trong độ tuổi từ 46 đến 60 và trên 60
tuổi không có nhu cầu cao về dịch vụ này vì ở tuổi này các hoạt động kinh doanh,
mua bán thanh toán cũng không nhiều. Có 21/78 người trong độ tuổi từ 46 đến 60
sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, chiếm tỷ trọng 11,1% người sử dụng
sản phẩm này và 5/16 người trên 60 tuổi, chiếm 2,6% khách hàng sử dụng sản


phẩm này. Nhóm tuổi có tỷ lệ người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cao
nhất là 23 đến 35 tuổi, với 90/157 người được hỏi sử dụng, chiếm tỷ trọng 47,4%
và nhóm đứng thứ hai là tuổi từ 36 đến 45 tuổi có 69/129 người sử dụng, chiếm tỷ
trọng 36% tổng người sử dụng dịch vụ này. Do đây là khoảng tuổi trẻ, có kiến thức
về tài chính, có công việc và thu nhập ổn định, nhu cầu mua bán nhiều nên nhu cầu
sử dụng thanh toán qua ngân hàng nhiều hơn các nhóm tuổi khác.
3.2.2. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
Công việc khách hàng đang làm có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng, bảng 5 cho thấy những người làm nông nghiệp, là học
sinh không có nhu cầu dịch vụ này, với 43/173 người làm nông nghiệp sử dụng,
4/16 người sử dụng, đều ở mức xấp xỉ 25% người được hỏi có sử dụng sản phẩm

này. Kết luận này có thể giải thích thông qua đặc thù của nghề nông với thu nhập
của họ không cao (nếu không nói là quá thấp), sinh hoạt hàng ngày chủ yếu sử
dụng tiền mặt và trao đổi trực tiếp
Bảng 5: Số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng theo nghề
nghiệp

Nghề nghiệp
Nông nghiệp
CC, VP, GV, kỹ

Công nhân
Tự do, kinh
doanh
Học sinh
Nghỉ hưu
Cộng

Sử dụng
Không sử dụng
Tổng
Số
TT
Số
TT
Số
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng

43
22,6
130
61,9
173
95
14

50
7,4

36
12

17,2
5,7

131
26

29
15,3
16
7,6
45
4
2,1
12
5,7
16

5
2,6
4
1,9
9
190
210
400
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Đối tượng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cao nhất là cán bộ công

chức, văn phòng, giáo viên, kỹ sư với 95/131 người được hỏi có sử dụng, xấp xỉ
73% người được hỏi, chiếm tỷ trọng 50% tổng số người sử dụng sản phẩm này;
tiếp sau đó là người làm tự do, kinh doanh với 29/45 người được hỏi, xấp xỉ 64%
người được hỏi, chiếm tỷ trọng 15,3% tổng người sử dụng sản phẩm này; nhóm
cao thứ ba là những người làm công nhân với 14/26 người, xấp xỉ 53% người trả
lời có sử dụng, chiếm tỷ trọng 7,4% trong tổng số người sử dụng dịch vụ này. Đây


là những công việc có trình độ và có nhu cầu cao về hoạt động mua bán, kinh
doanh, giao dịch qua ngân hàng nên nhu cầu về sản phẩm ngân hàng cao hơn
những nghề khác.
3.3.3. Ảnh hưởng của thu nhập đến sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
Khách hàng có khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng không
còn phụ thuộc vào thu nhập của cá nhân, vì nếu khách hàng có nhu cầu nhưng
không có khả năng về tài chính thì cũng không thể sử dụng.
Bảng 6: Số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng theo thu
nhập
Thu nhập


Sử dụng
Số
TT
lượng
(%)
4
2,1

Không sử dụng
Số
TT
lượng
(%)
12
5,7

Tổng
Số
lượng
16
202

Đến 3 triệu
Trên 3 triệu đến 6
triệu
59
31,1
143
68,1
Trên 6 triệu đến 9

156
triệu
106
55,8
50
23,8
Trên 9 triệu đến 12
20
triệu
17
8,9
3
1,4
Trên 12 triệu
4
2,1
2
1,0
6
400
Cộng
190
210
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Bảng 6 cho thấy, những người có thu nhập từ 3 triệu đồng trở xuống chỉ có
4/16 người (xấp xỉ 25% số trả lời câu hỏi) dùng thanh toán qua ngân hàng; nhưng
đến thu nhập trên 3 triệu đến 6 triệu thì tỷ lệ người được hỏi sử dụng dịch vụ thanh
toán qua ngân hàng đã tăng lên với tỷ lệ 29% người tham gia khảo sát, tương ứng
với 59/202 người trả lời câu hỏi; tỷ lệ ngày càng tăng lên khi thu nhập trên 6 triệu
đến 9 triệu đồng với 106/156 người (xấp xỉ 70%) người được hỏi cho biết có sử

dụng dịch vụ này; cao hơn nữa ở thu nhập trên 9 triệu đến 12 triệu có đến 17/20
người trả lời họ có sử dụng dịch vụ này, với tỷ lệ 85% số người được hỏi. Như
vậy, người có thu nhập càng cao thì sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
càng lớn và việc thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho khách hàng tiết kiệm
được thời gian, chi phí đi lại và hỗ trợ sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.
3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ thanh toán qua ngân hàng từ phía
cung


Việc tiếp cận dịch vụ thanh toán chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn, đô
thị còn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận dịch vụ này còn rất hạn chế.
Với câu hỏi “Vui lòng cho tôi biết lý do vì sao bạn không sử dụng dịch vụ thanh
toán qua ngân hàng” và các sự lựa chọn được gợi ý, khách hàng có thể lựa chọn
nhiều đáp án trong đó có các lý do thuộc về ngân hàng.
Biểu đồ 3 cho thấy, lý do chưa biết thông tin được đề cập đến nhiều thứ hai
để lý giải cho việc không sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Với 60 lượt
và tỷ trọng 22% khách hàng chưa biết đến thông tin thanh toán qua ngân hàng để
sử dụng dịch vụ, trong đó chủ yếu là khách hàng sống ở nông thôn. Điều đó chứng
tỏ rằng do công tác truyền thông của ngân hàng nên những người dân sống ở vùng
quê xa xôi vẫn chưa biết đến dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Biểu đồ 3: Lý do khách hàng không sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Phí giao dịch cao là một trong các nguyên nhân dẫn đến không sử dụng dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng, với mức tỷ trọng 15,1%. Phần lớn khách hàng bị rào cản
bởi hai lý do này là những người trong độ tuổi từ 22 trở xuống và trên 60 tuổi; những
người làm nông nghiệp, học sinh, người nghỉ hưu; và những người sống ở vùng nông
thôn là chủ yếu. Khi họ không có nhu cầu thì giá cả với họ như nào cũng là cao.
Và có 8,1% khách hàng không dùng thanh toán qua ngân hàng do không hiểu

giao diện. Những người không có trình độ chủ yếu là làm nông nghiệp sống ở
nông thôn họ khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, nhất là công nghệ
ngân hàng nên họ ngại tìm hiểu và dẫn đến không muốn dùng.
4. Một số đề xuất, khuyến nghị
Trên cơ sở các kết quả thu được từ khảo sát đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đối với dịch vụ thanh toán, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm


phát triển tài chính toàn diện cho Việt Nam nói chung và cho vùng đồng bằng Bắc Bộ
nói riêng.
Một là, NHNN có chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) ứng
dụng công nghệ tài chính số, thông tin và viễn thông để phát triển ngân hàng điện tử,
tăng cường cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đi kèm với ứng dụng công nghệ
thông tin và viễn thông. Đặc biệt, đẩy mạnh thanh toán qua điện thoại di động, phát
triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ tài chính số, ngân hàng số cho dân cư ở vùng
nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đồng thời, NHNN có biện pháp mở rộng hiểu biết
về sản phẩm dịch vụ tài chính cho người dân để giúp người dân có kiến thức và
lựa chọn sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân.
Hai là, TCTD cần thông tin và giới thiệu đầy đủ về các sản phẩm, dịch vụ mà
ngân hàng cung cấp, qua đó giúp người dân hiểu và ứng dụng, sử dụng các dịch vụ
đó. Các TCTD có thể kết hợp với các hiệp hội đoàn thể tại địa phương tổ chức các
buổi giới thiệu, sinh hoạt nâng cao kiến thức về tài chính, về các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng để đối tượng khách hàng thuộc khu vực nông thôn hiểu và sử dụng.
Ba là, các mức phí khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
cần được xác định hợp lý hơn, phù hợp đối với đối tượng khách hàng thuộc khu
vực nông thôn.
Tài liệu tham khảo
1. Nghiêm Thanh Sơn (2017), “Ðịnh hướng và giải pháp thúc đẩy phổ cập tài
chính tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020”. Hội thảo Công nghệ số thúc đẩy tài
chính toàn diện tại Việt Nam.

2. Nguyễn Thị Kim Thanh (2017), “Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện góp
phần xóa đói giảm nghèo”.
/>name=News&mop=topicnews&op=newsdetail&subcatid=155&catid=15&id=778
0.
3. Hannig, A. & Jansen, S. (2010). “Financial Inclusion and Financial Stability:
Current Policy Issues”. ADBI Working Paper Series No. 259.
4. Financial Action Task Force (FATF) (2011a). “Anti-Money Laundering and
Terrorist Financing Measures and Financial Inclusion”. FATF, Paris.
5. />



×