Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

ÔN tập PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHXH và NV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.36 KB, 33 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------STT

CÂU HỎI

1

Chức năng của nghiên cứu khoa học.

2

Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học và ý nghĩa rút ra?

3

Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu.

4
5

Các phương pháp thẩm định vấn đề nghiên cứu, kết quả của quá trình thẩm
định vấn đề nghiên cứu và các phương án xử lý tương ứng. Nêu ví dụ.
Giả thuyết nghiên cứu và các phương pháp suy luận cơ bản để hình thành giả
thuyết nghiên cứu. Nêu ví dụ minh họa.

6

Yêu cầu cơ bản của quá trình kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.


7

Yêu cầu cơ bản của các phương pháp nghiên cứu tài liệu.

8

Trình bày các phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học và nêu ví
dụ minh họa.

9

Yêu cầu cơ bản của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

10

Phân tích những căn cứ để nhà khoa học lựa chọn một đề tài nghiên cứu.

11
12
13
14
15

Nêu tên một đề tài, xác định khách thể và đối tượng nghiên cứu, phân tích
những nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu của đề tài ấy.
Cơ sở lý thuyết của một đề tài nghiên cứu? Xây dựng cơ sở lý thuyết cho một
đề tài nghiên cứu mà anh (chị) dự định thực hiện.
Nêu tên một đề tài khoa học và xác định khách thể nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng khảo sát và xác định kết cấu nội
dung của đề tài ấy.

Khái niệm công cụ và các thao tác trên khái niệm công cụ của đề tài ? Nêu ví
dụ minh họa.
Nêu tên một đề tài, luận chứng tính cấp thiết nghiên cứu và thiết kế nội dung
chi tiết cho đề tài ấy.
---------------------------

1


Câu 1
Chức năng của nghiên cứu khoa học
-----------------------------Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm
tìm tòi, khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, ứng dụng vào
các quá trình xã hội đẻ tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần thỏa mãn nhu
cầu của con người.
Chức năng của nghiên cứu khoa học
- Mô tả: Nhận thức một sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ mô tả
sự viaajt hiện tượng ấy. Mô tả sự vật là trình bày bằng ngôn ngữ, hình ảnh về
cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật. Trong nghiên cứu khoa học, sự vật
được mô tả một cách chân thực như sự tồn tại, vận động vốn có của nó. Mô tả
giúp con người nhân dạng, phân biệt sự vật hiện tượng ấy với các sự vật hiện
tượng khác thông qua những dấu hiệu của nó. Mô tả định lượng nhằm chỉ rõ
những đặc trưng về lượng của sự vật. Mô tả định tính cho phép nhận thức đặc
trưng về chất của sự vật ấy.
- Giải thích: Giải thích trong nghiên cứu khoa học là làm rõ căn nguyên
dẫn đến sự hình thành, phát triển và quy luật chi phối quá trình vận động của sự
vật hiện tượng. Trong nghiên cứu khoa học, giải thích bao gồm làm rõ nguồn
gốc, mối quan hệ, sự tương tác giữa các yếu tố cấu thành sự vật và giữa sự vật
hiện tượng ấy với các sự vật hiện tượng khác. Mục đích của giải thích là đưa ra
thông tin với các thuộc tính bản chất của sự vật nhằm nhận thức cả những thuộc

tính bên trong của sự vật.
- Tiên đoán, dự báo: Tiên đoán là nhìn trước quá trình hình thành, sự vận
động và biến đổi của sự vật hiện tượng trong tương lai. Tiên đoán được thực
hiện trên cơ sở mô tả và giải thích. Với phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu, con người có thể tiên đoán với độ chuẩn xác cao về nhiều hiện
tượng, quá trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Những dự báo của khoa học
thiên văn, về những biến cố chính trị - xã hội hay các hiện tượng kinh tế … đã
chững minh khả năng tiên đoán trong nghiên cứu khoa học.
Trong nghiên cứu khoa học, mặc dù thừa nhận khả năng tiên đoán của
ocn người về sự vật, hiện tượng song chúng ta cần chấp nhận sự sai lệch nhất
định trong chính khả năng ấy. Sự sai lệch này có nhiều nguyên nhân: do nhận
thức ban đầu về sự vật chưa chuẩn xác, mô itruowngf vận động của sự vật biến
động … Phương pháp luận biện chứng duy vật khoogn cho phép người nghiên
cứu tự thỏa mãn với những tiên đoàn hoặc lạm dụng tiên đoán. Mọi tiên đoán
phải được kiểm chứng trong đới sống hiện thực.
- Sáng tạo: Là làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Sứ mệnh lớn lao
của khoa học là sáng tạo ra các giải pháp nhằm cải tạo thế giới. Giải pháp ấy có
thể là những phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của con người; có thể là những giải pháp kỹ thuật trong sản xuất,
nguyên lý công nghệ mới, vật liệu hay sản phẩm mới.
2


Câu 2
Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học và ý nghĩa rút ra?
------------------------------Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động xã hội, là một dạng nhân
công lao động xã hội và có các đặc điểm sau:
- Tính mới và sự kế thừa:
Tính mới là biểu hiện quan trọng nhất, là thuộc tính số một của lao động
khoa học. Nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng

tạo những sự vật, những giải pháp quản lý và công nghệ mới. Biểu hiện tính mới
trong nghiên cứu khoa học là sự không chấp nhận lặp lại về phương pháp, cách
tiếp cận hay sản phẩm tạo ra. Con người dù đã đạt được những thành tựu khoa
học vĩ đại thì vẫn không ngừng tìm kiếm và sáng tạo, liên tục chiếm lĩnh những
đỉnh cao mới trong nhận thức và hiệu quả cải tạo thế giới. Tính mới không mâu
thuẫn mà bao hàm trong nó sự kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước. Thành quả nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào thái độ của
nahf khoa học trước những giá trị khoa học mà nhân loại đã sáng tạo ra.
- Tính khách quan, tin cậy, trung thực của thông tin:
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là những tri thức thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như bài báo khoa học, mẫu sản phẩm, mô hình sản xuất thí
điểm … song đều đem đến cho người tiếp cận những tin tức, thông báo và hiểu
biết mới. Sự gắn bó giữa thông tin - tri thức, trí thức - thông tin ở hoạt động
nghiên cứu khoa học làm nên đặc trưng của hoạt động này.
Thông tin là nguyên liệu của hoạt động nghiên cứu. Thông qua quá trình
xử lý thông tin của tư duy (phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa
…) để hình thành tri thức mới. Khi đưa vào hệ thống lưu chuyển xã hội, trí thức
ấy lại đóng vai trò là thông tin trong một quá trình nghiên cứu tiếp theo. Do vậy,
thông tin cũng là sản phẩm của nghiên cứu khoa học. Đặc thù này đòi hỏi thông
tin trong nghiên cứu phải đạt yêu cầu về sự khách quan, trung thực, đa chiều và
cập nhật. Đồng thời, quá trình nghiên cứu chỉ có chất lượng khi nhà khoa học có
những phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực tư duy lý luận khoa học.
- Tính mạnh dạn, mạo hiểm:
Đặc trưng tình mới của hoạt động này đặt ra yêu cầu người nghiên cứu
dám đảm nhận những vấn đề nghiên cứu hết sức mới mẻ. Do vậy, dù cân nhắc
đến tính hiệu quả, sự thành công thì người nghiên cứu phải luôn chấp nhận
những rủi ro, khả năng thất bại trong nghiên cứu. Thất bại trong nghiên cứu có
thẻ do nguyên nhân với những mức độ khác nhau. Chẳng hạn như thiếu thông
tin và thông tin thiếu tin cậy là cơ sở cho công trình nghiên cứu; năng lực thực
hiện của nhà khoa học; mức độ đầy đủ và trình độ kỹ thuật của phương tiện

nghiên cứu; các tác nhân bất khả kháng trong quá trình nghiên cứu… ngay cả
những công trình đã tạo ra sản phẩm thử nghiệm thành công vẫn chịu những rủi
khi áp dụng trong thực tiễn. Thất bại trong nghiên cứu cũng được xem là kết
3


qyar có ý nghĩa. Sự thất bại ấy cần được tổng kết, lưu giữ như một tài liệu khoa
học, trở thành bài học kinh nghiệm quý giá cho đồng nghiệp đi sau, tránh lãng
phí các nguồn lực nghiên cứu.
Hơn bất kỳ lĩnh vực nào, hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động
mang tính mạnh dạn, mạo hiểm. Song hoạt động này cũng đòi hỏi nhà khoa học
phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình nghiên cứu, không những là trong
quá trình phát hiện, thẩm định vấn đề mà còn cả trong lựa chọn, sử dụng các
phương pháp khai thác, xử lý thông tin, trong công bố và áp dụng các sản phẩm
nghiên cứu.
- Tính phi kinh tế:
Mục đích của nghiên cứu khoa học là giải phóng sức lao động, nâng cao
hiệu quả chinh phục tự nhiên và tổ chức quản lý, phát triển kinh tế xã hội. Song
trong nghiên cứu khoa học, lợi ích kinh tế trước mắt không được xem là mục
đích trực tiếp, động lực duy nhất.
Tính phi kinh tế trong nghiên cứu khoa học thể hiện:
+ Lao động nghiên cứu khoa học khó định mức một cách chính xác như
trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong một số trường hợp, lao động khoa học
không thể định mức.
+ Những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không
thể khấu hao bởi tần suất sử dụng không ổn định. Tốc độ hao mòn vô hình luôn
vượt trước xa so với hao mòn hữu hình.
+ Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định.
Ngay cả những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật có giá trị mua bán cao trên thị
trường song vẫn có thể không được áp dụng bởi lý do thuần túy xã hội.

- Tính cá nhân và vai trò của tập thể khoa học:
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một dạng lao động xã hội. Vai trò của
tập thể khoa học được khẳng định. Song, trong nghiên cứu, những sáng tạo mới,
những phát minh, sáng chế luôn gắn với vai trò đột phá của cá nhân, của các nhà
khoa học đầu đàn. Tính cá nhân thể hiện trong tư duy và chủ kiến độc đáo của
nhà nghiên cứu.
Uy tín của nhà khoa học được xem xét thông qua tập hợp các tiêu chí
định tính và định lượng thể hiện phẩm chất, năng lực, sức cống hiến của một nhà
khoa học cho nhân loại.
Trong hoạt động nghiên cứu, cá nhân không tách rời tập thẻ khoa học.
Tập thẻ khoa học là môi trường nâng đỡ cho sự ra đời ý tưởng mới của cá nhân,
phản biện, hoàn thiện ý tưởng ấy, tập trung trí tuệ thực hiện quá trình nghiên
cứu. Không phải ngẫu nhiên trên thế giới, hình thành trung tâm nghiên cứu lớn,
từng bước chuyên môn hóa quá trình nghiên cứu trở thành khuynh hướng cho sự
phát triển khoa học.
---------------------------

4


Câu 3
Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu
---------------------------* Vấn đề nghiên cứu là những mâu thuẩn nhà nghiên cứu phát hiện
trong quá trình quan sát sự kiện.
Quá trình phát triển nhận thức khoa học của nhân loại được thể hiện
trong bước chuyển liên tục, từ đặt vấn đề đến nghiên cứu giải quyết chúng. Nhận
thức và giải quyết những mâu thuẩn tồn tại trong hện thực là nhiệm vụ của công
tác nghiên cứu.
Bản chất của nghiên cứu là mâu thuẩn đang đặt ra yêu cầu nhận thức và
giải quyết. Mâu thuẩn được đề cập đến trong vấn đề nghiên cứu thuộc về khách

thể, là cái vốn có của hiện thực khách quan. Song việc phát hiện ra mâu thuẩn lại
thuộc về cảm nhận chủ quan của nhà nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu được phát hiện trong quá trình quan sát sự kiện,
người nghiên cứu có thể thiết lập sự kiện để tiến hành quan sát bằng cách chọn
những sự kiện vốn tồn tại trong xã hội hoặc chủ động tạo ra sự kiện xã hội bằng
con đường thực nghiệm. Sự kiện là cơ sở tất yếu của khoa học, song sự kiện
biểu hiện ra bên ngoài là những quan hệ mang tính ngẫu nhiên, hiện tượng. Để
nhận thức và giải quyết chúng cần sự tham gia của tư duy lý luận khoa học.
Trong nghiên cứu khoa học, quan sát có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Quan sát không chỉ nhằm phát hiện vấn đề mà còn giúp nhà khoa học xây dựng
giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết trong suốt quá trình triển khai hoạt động
nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu là hình thức ban đầu của vấn đề nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu là biểu hiện của mâu thuẩn giữa nhu cầu nhận thức của chủ thể với
vốn tri thức đã có, giữa mong muốn của nhà nghiên cứu với những gì diễn ra
trong hiện thực. Vấn đề nghiên cứu chỉ có ý nghĩa khi nó phản ánh nhu cầu của
xã hội, do thực tiễn đặt ra, mang tính khách quan.
Trong khoa học xã hội và nhân văn, vấn đề nghiên cứu biểu hiện là
những mâu thuẩn về nhận thức của giới khoa học trước các hiện tượng xã hội,
về việc xá định phương hướng, cách thức quản lý xã hội so với yêu cầu phát
triển của thực tiễn đặt ra. Việc nhận thức và giải quyết vấn đề nghiên cứu có ý
nghĩa thúc đẩy tích cực quá trình phát triển xã hội và phát triển con người.
* Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu:
Một là: Phát hiện những “kẻ hở” trong các tài liệu khoa học:
Như chúng ta đã biết kết quả nghiên cứu là những luận giải các vấn đề
nghiên cứu cụ thể mà lý luận và thực tiễn đặt ra trtong một điều kiện lịch sử cụ
thể. Song thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng, những kiến giải đó
trở nên không phù hợp hoàn toàn với hiện thực. Khi những vấn đề của thực tiễn
không thể giải quyết được trong khuôn khổ các lý thuyết hiện có. Lúc này vấn
5



đề nghiên cứu cần được xác định nghiên cứu tài liệu là một phương thức phát
hiện vấn đề nghiên cứu.
Tuy nhiên để có thể phát hiện vấn đề nghiên cứu trong quá trình nghiên
cứu tài liệu đòi hỏi nhà khoa học phải phát huy tính phân tích, phản biện của tư
duy.
Hai là: Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học:
Phương pháp này được thể hiện khi nhà nghiên cứu tham dự các cuộc
tranh luận khoa học trong hội nghị, hội thảo…. trước những ý kiến trái chiều
cùng bàn về một vấn đề khoa học, người nghiên cứu có thể nhận dạng vấn đề
khoa học caand được giải quyết thấu đáo và sâu sắc hơn.
Có thể nói tranh luận khoa học là điều kiện, môi trường tốt cho sự
nhận diện vấn đề nghiên cứu và hình thành ý tưởng nghiên cứu của nhà nghiên
cứu.
Ba là: Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn:
Phương pháp này thể hiện rõ khi những khó khăn nảy sinh trong hoạt
động sản xuất, tổ chức và quản lý xã hội mà các biện pháp thông thường không
mang lại kết quả như mong muốn. Trên thực tế lúc này yêu cầu đặt ra là phải
thay đổi nhận thức và hành động, các vấn đề khoa học được phát hiện từ nhu cầu
đổi mới nội dung, phương pháp làm việc….. Để có thể phát hiện vấn đề nghiên
cứu, nhà khoa học cần có ý thức và trách nhiệm cao, tyichs cực trong lao động,
yêu nghề mới có thể nhận diện những vấn đề khoa học đang tồn tại trong lĩnh
vực hoạt động của mình.
Bốn là: Sự phản ánh của quần chúng nhân dân:
Mục đích cao nhất của hoạt động nghiên cứu là hướng đến giải quyết các
vấn đề thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển con người và
xã hội, mà đối tượng thụ hưởng những thành tựu nghiên cứu ấy là quần chúng
nhân dân. Vì vậy khi nhà nghiên cứu biết lắng nghe thông qua sự nhận xét đánh
giá của quần chúng về những cái đã lạc hậu, chưa thật sự hợp lý thậm chí là sự

sai lầm… luôn là gợi ý tốt nhất cho nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu.
Năm là: Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường:
Thực tế chứng minh rằng tri thức được hình thành trong quá trình phản
ánh thực tiễn. Tri thức có nhiều cấp độ, trình độ và được xác định vị trí tương
đối bền vững trong nhận thức của con người, trở thành những quan niệm thông
thường và phổ biến.
Bên cạnh việc thừa nhận những quan niệm thông thường ấy nhà khoa
học cần thiết phải lật đi lật lại vấn đề, đặt ra hướng giải quyết khác biệt, đôi khi
là trái ngược với những kiến giải và phương pháp đã được thừa nhận trước đó.
Khi ấy những tình huống mâu thuẩn nảy sinh sẽ là điểm khởi đầu cho một
hướng nghiên cứu mới được đặt ra.
Vấn đề nghiên cứu thường tồn tại dưới dạng các câu hỏi nghiên cứu.
Trong nghiên cứu khoa học thường xuất hiện hai lớp vấn đề, một là vấn đề về
bản thân sự vật và quy luật vận động của nó. Hai là vấn đề về phương pháp tác
6


Phân đôi khái niệm được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống. Đây là
cách phân chia giản tiện và dễ dàng, giúp ta nắm được thông tin cơ bản nhưng
ngắn gọn nhất , nhanh nhất về đối tượng.
Phân chia khái niệm theo hạng (phân loại): là thao tác lôgíc căn cứ vào cơ
sở phân chia nhất định để chia khái niệm loại thành các hạng sao cho mỗi hạng
vẫn giữ được thuộc tính nào đó của loại, nhưng thuộc tính đó lại có chất lượng
mới trong mỗi hạng.
Ví dụ : Phân chia khái niệm Hình thái kinh tế xã hội dựa trên cơ sở phân
chia là kiểu quan hệ sản xuất nhất định, ta được 5 hình thái kinh tế xã hội, nhưng
mỗi hình thái kinh tế xã hội lại có chất lượng mới so với hình thái kinh tế xã hội
khác.

--------------------------------------


31


Câu 15
Nêu tên một đề tài, luận chứng tính cấp thiết nghiên cứu và thiết kế nội
dung chi tiết cho đề tài ấy
--------------------------------Đề tài: Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở thị xã
Ninh Hòa, Khánh Hòa giai đoạn 2018-2020.
Ngày nay, trong bối cảnh đô thị hóa ở nước ta tăng nhanh cùng với đó là
đường lối đổi mới, mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng
và Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại những dấu hiệu tích cực cho quá
trình phát triển đất nước. Trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa hiện nay
việc thu hút đầu tư ngày càng nhiều, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại và
được áp dụng rộng rãi, quy mô công nghiệp và số lượng doanh nghiệp ngày một
tăng đã mở ra một thị trường việc làm rộng lớn, đa dạng với nhiều ngành nghề
khác nhau cho lao động trong và ngoài địa phương. Tuy nhiên, quy mô công
nghiệp phát triển kéo theo hệ lụy thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp
cùng với đó là tình trạng lao động nông thôn chưa có tay nghề, chưa qua đào tạo
bị dôi ra đã gây sức ép lớn về vấn đề giải quyết việc làm cho các cấp chính
quyền địa phương. Thiếu việc làm cho lao động nông thôn sẽ còn tiếp tục trong
thời gian tới và sẽ gây ra những hệ lụy kéo theo như tình hình vi phạm pháp luật,
gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, tệ nạn xã hội….Đề tài này sẽ nghiên cứu
thực trạng tình hình việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Ninh
Hòa, những yếu tố liên quan đến tình trạng này và vấn đề giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn của thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa từ đó đưa ra
những giải pháp ngắn hạn, dài hạn nhằm hỗ trợ chính quyền địa phương trong
giải quyết vấn đề việc làm, hạn chế tình trạng thiếu việc làm cho lao động vùng
nông thôn trên địa bàn thị xã.
Nội dung nghiên cứu:

Chương 1: Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở thị xã Ninh Hòa.
1.1. Khái niệm, phân loại việc làm.
1.2. Vấn đề việc làm và chính sách giải quyết việc làm của thị xã Ninh
Hòa.
1.2.1. Thực trạng vấn đề việc làm trên địa bàn thị xã Ninh Hòa.
1.2.2. Các chính sách, biện pháp đã thực hiện.
Chương 2: Nông thôn và lao động nông thôn ở thị xã Ninh Hòa.
2.1. Khái niệm nông thôn và lao động nông thôn.
2.2. Nông thôn ở địa phương và nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Khán
Hòa hiện nay.
2.3. Tình trạng việc làm của lao động nông thôn thị xã Ninh Hòa.
2.3.1. Vấn đề lao động, nghề nghiệp, việc làm cho lao động nông thôn.
2.3.2. Trình độ lao động nông thôn và cách chính sách đào tạo.
Chương 3: Giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nông
thôn ở thị xã Ninh Hòa.
32


3.1. Yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.
3.1.1. Thực trạng vấn đề trên địa bàn thị xã Ninh Hòa.
3.1.2. Một số giải pháp đã được áp dụng. Đánh giá mức độ khả thi.
3.2. Giải pháp giải quyết vấn đề.
3.2.1. Phương hướng giải quyết việc làm.
3.2.2. Đề xuất giải pháp.
--------------------------------------

33




×