Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Vấn đề kiểm soát thu nhập trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.01 MB, 93 trang )

B ộ GIẢO DỤC VA ĐÀO TẠO
'1 RƯỜNG ĐẠX HOC LUẬT H À NỔI

NGUYỄN HẢI NINH

VẤN ĐỂ KIỂM SOÁT THU NHẬP TRONG PHÁP
LUẬT THUẾ THƯ NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM

LUẬN VÃN THẠC Sĩ LUẬT HỌC

HẢ

noi

- 2009


B ộ G IÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NG UYỄN HẢI NINH

VẤN ĐỂ KIỂM SOÁT THU NHẬP TRONG PHÁP
LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ở VIỆT NAM







CH UYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
M Ã SỐ : 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC








NGƯỜI HƯỚNG DẪN K H O A HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒHG DỌC

HÀ NỘI 2009


JỜ3eẢJKƠTôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sẳc tớ i:

,

Ban giám hiệu; Khoa Sau Đại học; Khoa Pháp Luật Kinh t ế Tồ Bộ

môn Luật Tài chinh- Ngăn hàng - Trường Đại học Luật Hà NỘL

,

Thầy giáo TS. Nguyễn Văn Tuyến - người hướng dẫn khoa học người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chi bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận vătuNgười thầy đã đem đến cho tôi những tri thức khoa học,
lăng kỉnh thực tiễn và phương pháp làm việc khoa học trong lĩnh vực công tác
và đời sống; Thầy đã góp ỷ trong việc định hướng và hoàn thành luận văn,
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các Thầy giảo, cô giáo công tác tại

,

Phòng Đào tạo Đại học - Trường Đại học Y Hải Phòng đă quan tâm tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới người vợ luôn chia sẻ,
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia
đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian tôi thực hiện
luận văn này.
Hà ỈNỘi, ngày 26 tAáng 11 năm 2009
‘Tác giả


MỤC LỤC
T rang
Lời nói đầu




Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập trong
pháp luật thuế thu nhập cá nhân
1.1.

Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân và pháp luật thuế thu
nhập cá nhân

8

1.1.1.

Bản chất, vai trò của thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về thuế
thu nhập cá nhân

8

1.1.1.1.

Bản chất cuả thuế thu nhập cá nhân

10

1.1.1.2.

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

12

1.1.1.3.


Pháp luật thuế thu nhập cá nhân

1.2.

Kiểm soát thu nhập trong quá trình xây dựng và thực thi
pháp luật thuế thu nhập cá nhân

1.2.1.

Khái niệm, phạm vi và vai trò của kiểm soát thu nhập cá nhân

14

1.2.1.1.

Khái niệm kiểm soát thu nhập cá nhân

14

1.2.1.2.

Phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân

16

1.2.1.3.

Vai trò của công tác kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi
pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam


18

1.2.2.

N hững yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát thu nhập trong quá
trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân

19

1.2.2.1.

Sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đối với việc kiểm soát thu nhập
chịu thuế của cá nhân

19

1.2.2.2.

Sự ảnh hưởng của yếu tố chính trị đối với việc kiểm soát thu
nhập chịu thuế của cá nhân

22

1.2.2.3.

Sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội và văn hoá đối với việc kiểm
soát thu nhập chịu thuế của cá nhân

24


1.2.2.4.

Sự ảnh hưởng của yếu tố pháp luật đối với việc kiểm soát thu
nhập chịu thuế của cá nhân

27

1.2.3.

Những điều kiện để thực hiện kiểm soát thu nhập cá nhân

29

1.2.4.

Các biện pháp kiểm soát thu nhập cá nhân theo thông lệ quốc tế

31

1.2.5.

Kinh nghiệm kiểm soát thu nhập ở một số nước và Việt Nam

35

Ni
14 c

\



dưới góc độ so sánh
Chương 2: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam
2.1.

Thực trạng kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp
luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

42

2.1.1.

Những thành tựu về kiểm soát thu nhập cá nhân trong thực thi
pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

42

2.1.2.

N hững hạn chế về kiểm soát thu nhập trong thực thi thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam

50

2.1.3.

Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm


59

2.1.3.1. N guyên nhân

59

2.1.3.2. Bài học kinh nghiệm

60

2.2.

62

2.2.1.

Mục tiêu, định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam
M ục tiêu và định hướng kiểm soát thu nhập trong quá trình thực
thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

62

2.2.1.1.

M ục tiêu kiểm soát thu nhập cá nhân trong quá trình thực thi
pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

63


2.2.1.2.

Định hướng kiểm soát thu nhập cá nhân trong quá trình thực thi
pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

64

2.2.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập cá nhân ở
Việt Nam

65

KÉT LUẬN

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

L Ờ I M Ở ĐÀU
1. T ính cấp thiết của đề tài
Hơn hai mươi năm đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế với mô hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với phương châm công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đến năm 2020 để đưa nước ta cơ bản trở

thành nước công nghiệp, cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử quan trọng,
tạo nên hình ảnh đầy sức thuyết phục về một Việt Nam đổi mới, phát triển và
hội nhập quốc tế. Nen kinh tế đất nước đã có những bước phát triển vượt bậc
trong những năm gần đây với tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng
bình quân gần 8% năm, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững.
Đóng góp vào thành công chung đó, có một phần không nhỏ từ công
cuộc cải cách hệ thống thuế do Nhà nước thực hiện. Các sắc thuế nói chung
và thuế thu nhập cá nhân nói riêng đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân
sách quốc gia, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo cơ sở pháp lý để thực
hiện những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đã góp phần đắc lực cho công tác
quản lý, kiểm tra, kiểm soát, định hướng và điều tiết, phân phối lại các nguồn
thu nhập trong xã hội. Vai trò đó càng được thể hiện rõ nét trong điều kiện
hiện nay, khi kinh tế - xã hội phát triển, đời sổng của người dân ngày càng
được cải thiện, phát sinh các dạng thu nhập từ nhiều nguồn ngày phong phú
và đa dạng.
Trong bối cảnh đó, Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc hội ban
hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Đây là một bước tiến
đáng kê trong tư duy lập pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm thực hiện
mục tiêu công bằng xã hội, tăng cường kiếm tra, kiểm soát thu nhập và điều


2

tiết phân phối lại thu nhập, thu hẹp sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư,
đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế đất nước.
Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng, dùng thuế là
m ột trong những giải pháp hữu hiệu để điều tiết thu nhập và tạo nên công
bàng xã hội. Mức điều tiết hợp lý sẽ tạo điều kiện để nâng cao ý thức tự giác

chấp hành pháp luật trong kê khai, nộp thuế; giảm thiểu các hiện tượng vi
phạm pháp luật về thuế như trốn thuế gian lận thuế. Thực hiện Luật thuế thu
nhập cá nhân sẽ tạo ra hành lang pháp lý thống nhất trong việc điều chỉnh thu
nhập của các cá nhân hành nghề độc lập, các cá nhân tự do kinh doanh, tạo
điều kiện cho các cơ quan chức năng có một công cụ hữu hiệu để kiểm tra,
kiểm soát thu nhập của các cá nhân.
Thực tiễn cho thấy rằng để phát huy tính ưu việt của sắc thuế thu nhập cá
nhân, đồng thời đảm bảo tính công bằng, bình đẳng của sắc thuế này giữa
những người nộp thuế thi điều cốt lõi là làm thế nào để có thể kiểm soát được
đầy đủ, chính xác các nguồn thu nhập của những người nộp thuế để trên cơ sở
đó làm cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Điều này cho
thấy sự cần thiết phải có những nghiên cứu thấu đáo vấn đề kiểm soát thu
nhập cá nhân dưới cả hai giác độ lý luận và thực tiễn. Đây là ý tưởng để
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Vấn đề kiểm soát thu nhập trong pháp luật
thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, thuế thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế ra
đời từ khá sớm (chẳng hạn, loại thuế này xuất hiện từ năm 1799 ờ Anh) nên
những quy định pháp luật và công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân
tương đôi phong phú. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu được


3

tiếp cận dưới giác độ kinh tế học hay tài chính học m à ít có những khảo cứu
từ góc độ pháp lý. T ương tự, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về thuế
thu nhập cá nhân dưới giác độ khoa học pháp lý cũng không nhiều.
- về các công trình nghiên cứu bằng sách tham khảo đã xuất bản, có
cuốn “Thuế thu nhập liên bang H oa K ỳ” ; cuốn “ So sánh thuế thu nhập cá

nhân dưới giác độ phân tích cấu trúc” của tập thể các giáo sư và chuyên gia về
thuế của m ột số trường đại học danh tiếng của H oa Kỳ, A nh, Pháp, Đức,
Canada, ú c và N hật B ản (tài liệu được viết bằng tiếng Anh), với mục đích
phân tích và so sánh về m ặt cấu trúc thuế thu nhập của các nước có nền kinh
tế phát triển.
- Dưới dạng các bài viết nghiên cứu trao đổi, có m ột số bài viết của các
tác giả nước ngoài như: “K iểm soát thu nhập của công dân ở L atvia”; “các
cấp độ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của công dân C roatia” của tác giả
Helena B lazic - giảng viên khoa Kinh tế trường Đ H T ổng hợp Rijeka Croatia; “Q uản lý thuế: Q uyền của người nộp thuế và trách nhiệm của họ
trong quá trình kiểm tra th u ế” bài viết của tác giả Jam es W hite - Phó tổng
giám đốc vụ chính sách và quản lý thuế của C hính phủ H oa kỳ; và “Gần đây
nộp thuế thu nhập trong nhóm những người có thu nhập cao có xu hướng tăng
cao” của nhóm tác giả Joel Friedm an, Isaac Shapiro và R obert Greenstein...
Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết ở Việt Nam đề cập về những khía cạnh
khác nhau của thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn Luật thuế thu
nhập cá nhân được đưa ra lấy ý kiến nhân dân và được thảo luận tại Quốc hội
trước khi được thông qua. Tuy nhiên, các bài viết này chủ yếu đề cập đến các
nguyên tắc của luật thuế hay các nội dung của luật thuế cần được sửa đổi, bổ
sung mà hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào bàn về vấn đề kiểm
soát thu nhập của người nộp thuế.


4

Từ những khảo cứu trên, có thể khẳng định rằng, mặc dù đã có một số
công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân, nhưng trong khoa học pháp
lý nước ta hiện nay hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu về kiểm soát thu nhập đối với những người trong diện nộp thuế thu nhập
cá nhân. Tác giả cho rằng đây là một vấn đề hóc búa, đòi hỏi phải có một quá
trình nghiên cứu thật sự nghiêm túc và khoa học, dựa trên cơ sở phân tích một

cách toàn diện các yếu tố văn hoá, tâm lý, pháp luật, hoàn cảnh lịch sử, tự
nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam cùng với việc tham khảo có
chọn lọc và học tập kinh nghiệm về kiểm soát thu nhập của các quốc gia có
pháp luật thuế thu nhập tiên tiến trên thế giới.
3. Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thuế thu nhập cá nhân nói chung và
có nhấn m ạnh đến vấn đề kiểm soát thu nhập trong pháp luật thuế thu nhập cá
nhân nói riêng ở Việt Nam. Các nghiên cứu này còn mở rộng ra đối với vấn
đề kiểm soát thu nhập ở một số nước trên thế giới trên cơ sở so sánh với thực
tiễn kiểm soát thu nhập ở Việt Nam, từ đó đưa ra các kết luận và kiến nghị
khoa học về kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu
nhập ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm những vấn đề lý luận và thực
tiễn về pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, pháp luật về kiểm soát thu nhập.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định theo các giới hạn dưới đây:
Thứ nhất, đối với những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập trong pháp
luật thuế thu nhập cá nhân, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận cơ bản về thuế thu nhập cá nhân như bản chất, vai trò; khái niệm, đặc
trưng của kiểm soát thu nhập, thông lệ quốc tế về kiểm soát thu nhập; vai trò
của công tác kiêm soát thu nhập cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc


5

kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai, về thực trạng kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp
luật thuế thu nhập cá nhân, luận văn không nhằm mục đích đi sâu phân tích,
đánh giá các quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập cá nhân hiện hành mà
tác giả chỉ tập trung đánh giá khái quát những thành công và hạn chế của cơ

chế kiểm soát thu nhập cá nhân gắn với việc thực thi pháp luật thuế thu nhập
cá nhân thời gian trước và sau khi ban hành luật thuế thu nhập cá nhân. Tác
giả cũng nêu ra một số kinh nghiệm về kiểm soát thu nhập của các nước có
pháp luật thuế tiên tiến trên thể giới (ví dụ: Hoa kỳ, Hà Lan và N hật Bản) để
từ đó đưa ra một số khuyến nghị mang tính định hướng cho việc tìm kiếm các
giải pháp hiệu quả để kiểm soát thu nhập ở Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
M ục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm rõ m ột số vấn đề lý luận
và thực tiễn về kiểm soát thu nhập, đồng thời khuyến nghị một số giải pháp
kiểm soát thu nhập cá nhân, góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam.
Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập trong
pháp luật thuế thu nhập cá nhân; bản chất, vai trò và các nguyên tắc cơ bản về
thuế thu nhập cá nhân; khái niệm, đặc trưng và vai trò của công tác kiểm soát
thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân; những yếu
tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật
thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam; cơ chế kiểm soát thu nhập ở một số nước
và Việt Nam dưới góc độ so sánh.
- Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng pháp luật về kiềm soát thu
nhập trong quá trình thực thi thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam; tham khảo


6

kinh nghiệm kiểm soát thu nhập của các Q uốc gia H oa kỳ, H à Lan, Thuỵ
Đ iển và Nhật Bản; khẳng định việc kiểm soát thu nhập cá nhân tốt sẽ là chìa
khoá thành công trong thực thi chính sách pháp luật về thuế thu nhập cá nhân
ở Việt Nam; từ đó đề xuất m ột số khuyến nghị cho việc tiếp tục hoàn thiện
pháp luật về kiểm soát thu nhập ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ nền tảng lý luận và phương pháp
luận của chủ nghĩa M ác - Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác để giải quyết nội dung khoa học của đề tài như: phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, diễn giải, quy nạp, suy diễn lô g íc ...
6. Những đóng góp mói về mặt khoa học của Luận văn
Luận văn có những đóng góp mới về m ặt lý luận và thực tiễn như sau:
- N ghiên cứu vấn đề kiểm soát thu nhập là m ội lĩnh vực khoa học rất mới
trong khoa học pháp lý của nước ta; trong Luận văn đã chỉ ra bản chất, đặc
trưng, các phương thức kiểm soát thu nhập cá nhân, những điểm đặc thu và
các yếu tố chủ yếu tác động đến việc kiểm soát thu nhập trong quá trình thực
thi thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam như yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị, tâm
lý, văn hoá, xã hội, pháp lu ậ t...
- Luận văn chỉ ra những thành tựu và cả những m ặt hạn chế về cơ chế
kiểm soát thu nhập cá nhân hiện hành của V iệt N am trong quá trình thực thi
pháp luật thuế thu nhập cá nhân và có hiệu lực từ đó đưa ra định hướng xây
dựng, sửa đổi, bổ sung những quy định này cho phù hợp với thực tiễn nước ta
và thông ỉệ quốc tế.
- Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc pháp luật về


7

kiểm soát thu nhập của một số quốc gia phát triển trên thế giới, từ đó đưa ra
những khuyến nghị định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
thu nhập góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở
Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Với đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, ngoài phần mở

đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận vãn được thiết kế thành 2 chương
như sau với tiêu đề như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập trong pháp
luật thuế thu nhập cá nhân
Chương 2: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát
thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ỏ’
Việt Nam


8

Chương ỉ
NHỬNG V Á N ĐÈ LÝ LUẬN VÈ KIẺM SO Á T T H U N H Ậ P TRONG
PHÁP LUẬT THUÉ THU N H Ậ P C Á N H Â N
1.1. TỒ N G QUAN VỀ THUÉ THU N H Ậ P CÁ N H Â N VÀ PHÁP
LU Ậ T TH U Ế TH U NHẬP CÁ NHÂN
1.1.1. Bản chất, vai trò của thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về
thuế thu nhập cá nhân

1.1.1.1. Bản chất của thuế thu nhập cả nhân
Trong hệ thống thuế ở các nước, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế quan
trọng được áp dụng phổ biến ở các nước, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển.
Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển. Đối
tượng nộp thuế này là mọi cá nhân trong nước và người nước ngoài có thu
nhập phát sinh ở nước sở tại, không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội.
Đ ồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, người ta chia
thu nhập làm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường
xuyên để tính thuế cho phù hợp. Lần đầu tiên ở A nh vào năm 1799, thuế thu
nhập cá nhân được đưa vào thực hiện như m ột hình thức thu tạm thời nhằm

mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức áp
dụng vào năm 1942. Sau đó, nhiều nước khác cũng áp dụng thuế này như: ở
Nhật năm 1887, Đức năm 1899, Mỹ năm 1903, Pháp năm 1916 và Liên Xô
(cũ) năm 1922.
Hiện nay, trên thế giới có 02 phương pháp đánh thuế thu nhập cá nhân:
(1)

Cách thứ nhất: Thuế được tính thuế trên từng khoản thu nhập thực tế

của mỗi cá nhân. Cách này được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Điển,


9

các nước Châu Phi, Liên Xô (cũ), Hungari, Tiệp khắc... Ưu điểm của cách
này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước.
N hưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc
dân thông qua thuế, sao cho có hiệu quả và đáp úng được sự công bằng xã hội
và nhất là đối với những cá nhân có nhiều khẩu ăn theo.
(2)

Cách thứ hai: Thuế được tính trên tổng thu nhập của cả hộ gia đình.

Cách này được áp dụng ở Pháp, Hà L an ... Các chuyên gia cho rằng cách này
công bằng hom về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình
đều có ít nhất hai người trở lên. Đã có nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thu
nhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế toán, theo dõi từng nguồn thu nhập
và phải đối chiếu với nơi phát sinh thu nhập, vì có nhiều phức tạp nên rất ít
quốc gia áp dụng cách thứ hai.
Xét về bản chất, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào thu

nhập thực nhận của các cá nhân trong m ột năm, tính theo từng tháng hoặc
từng lần phát sinh thu nhập. Do có bản chất là thuế trực thu nên người nộp
thuế thu nhập cá nhân cũng đồng thời là người chịu thuế. Đ

ÌU

này khiến cho

thuế thu nhập cá nhân thể hiện được tính công bãng, theo đó người nào có thu
nhập chịu thuế càng cao thì mức thuế phải nộp càng nhiều và ngược lại. Tuy
nhiên, do việc đánh trực tiếp vào thu nhập của mỗi cá nhân nên dễ gây nên
phản ứng từ phía những người nộp thuế và từ đó cũng làm nảy sinh tình trạng
trốn lậu thuế nhiều hơn so với các loại thuế gián thu.
Ngoài các đặc điểm chung của thuế nói chung và thuế đánh vào thu nhập
nói riêng, thuế thu nhập cá nhân còn có một số đặc^trưng sau đây:
-

Thuế thu nhập cá nhân có đối tượng nộp thuế chỉ là các cá nhân có thu

nhập chịu thuế phát sinh trong kỳ tính thuế. Đây là điểm khác biệt quan trọng
nhất giữa thuế thu nhập cá nhân với thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu


10

nhập công ty), vốn d ĩ đánh vào đối tượng là các doanh nghiệp có thu nhập
chịu thuế từ hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Thuế thu nhập cá nhân được tính trực tiếp vào thu nhập thực tế phát
sinh của mỗi cá nhân, nên thuế thu nhập cá nhân thường gây tâm lý khó chịu
cho đối tượng nộp thuế, tình trạng gian lận, trốn thuế thu nhập cá nhân thường

chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở những nước có trình độ quản lý thuế còn hạn
chế, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn thấp. Đặc điểm này thể
hiện sự khác biệt giữa thuế đánh vào thu nhập so với các loại thuế đánh vào
hàng hóa hay dịch vụ tiêu dùng.
- Thuế thu nhập cá nhân có m ục tiêu chủ yếu là tăng thu cho Ngân sách
N hà nước và điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, bảo đảm công bằng
xã hội. Đây cũng là m ột trong những điểm khác biệt quan trọng giữa thuế thu
nhập cá nhân - với tính cách là m ột loại thuế trực thu, so với các loại thuế
gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Do nhằm m ục đích điều tiết thu nhập và đảm bảo công bằng
xã hội nên thuế thu nhập cá nhân thường được áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng
phần. Cách này cho phép đảm bảo khả năng điều tiết chính xác thu nhập của
từng cá nhân và do đó đảm bảo sự công bằng rất cao trong quá trình đánh thuế
thu nhập đối với cá nhân.
- Thuế thu nhập cá nhân có tính ổn định không cao, bởi nó phụ thuộc vào
hiệu quả của nền kinh tế và đặc biệt là thu nhập dân cư hàng năm. Điều đó thể
hiện ở chỗ, năm nào nền kinh tế có tăng trưởng tốt, đời sống nhân dân được
nâng lên và thu nhập bình quân đầu người tăng thì năm đó nguồn thu về thuế
thu nhập sẽ tăng và ngược lại.

ỉ. 1.1.2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhăn
Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng trong hệ thống thuế và trong


ỉỉ

đời sống kinh tế xã hội. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân được thể hiện cụ
thể như sau:

Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân là m ột trong những loại thuế tạo nên

nguồn thu ngày càng lớn cho NSNN. H iện nay ở nước ta cũng như hầu hết
các nước đang phát triển, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trong tổng số thu về thuế
của NSNN chưa cao. Sở dĩ như vậy là vì nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập
của dân cư chưa cao, thuế thu nhập cá nhân đóng góp vào N SN N không nhiều
như những nước phát triển. N hưng trong tương lai gần, cùng với sự phát triển
của nền kinh tế m ỗi nước, thu nhập của dân cư ngày càng được cải thiện thì
thuế thu nhập cá nhân gia tăng ngày càng lớn cả về số lượng và tỷ trọng.

Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân là công cụ chủ yếu điều chỉnh, phân phối
lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. T rong nền kinh tế thị trường, sự phân
hoá thu nhập là rất rõ rệt và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Trong xã
hội sẽ có m ột số người có tài năng lại gặp cơ m ay có thể giàu nên rất nhanh,
trong khi đó m ột số người khác có thể do kém năng lực, thiếu nhạy bén, hoặc
do gặp rủi ro nên bị phá sản. M ặt khác, ngoài những người đang trong độ tuổi
lao động có công ăn việc làm, còn có nhữ n g người thất nghiệp, mất việc làm,
những người già, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tự a ... Vì vậy vai trò
quản ỉý vĩ mô của N hà nước là thông qua thuế thu nhập cá nhân để điều tiết
một phần thu nhập của những người có thu nhập cao nhằm trợ cấp lại cho
những đối tượng có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập trong xã hội.
Đối với V iệt Nam , thuế thu nhập cá nhân càng có vai trò quan trọng, vì
chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo định hướng XHCN, với mục tiêu phát triển hài hoà giữa tăng
trưởng kinh tê và bảo đảm công bằng xã hội. Hơn nữa, nước ta đã trải qua
thời kỳ chiến tranh lâu dài nên diện gia đình chính sách và diện Nhà nước


12

phải cứu trợ rất đông. Tình trạng đó càng cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng
của thuế thu nhập cá nhân đối với việc điều hòa thu nhập giữa các giai tầng xã

hội, thông qua đó để tạo dựng một xã hội công bằng.

Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân là công cụ để N hà nước có thể kiểm soát
được thu nhập của cá nhân. Thu nhập của mỗi cá nhân, tổ chức hay một quốc
g ia là chỉ tiêu quan trọng quyết định từ vấn đề tích luỹ, đầu tư, tiết kiệm, tiêu
dùng đến vấn đề phân bổ nguồn lực trong xã hội. T hông qua việc đánh thuế
thu nhập cá nhân, Nhà nước có thể kiểm soát được thu nhập của các tầng lớp
dân cư và từ đó có cơ sở để Nhà nước tiến hành hoạch định các mục tiêu, kế
hoạch và chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời ngăn ngừa, phát
hiện, xử lý được các hành vi tiêu cực trong xã hội như tham nhũng, hối lộ và
những nguồn thu nhập bất hợp pháp khác của các cá nhân.

1.1.1.3. Pháp luật thuế thu nhập cả nhân
Với tư cách là một bộ phận trong hệ thống pháp luật thuế của các quốc
gia, pháp luật thuế thu nhập cá nhân có thể được hiểu là tổng hợp các quy
phạm pháp luật do N hà nước ban hành hoặc thừa nhận nhàm Qiều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước thực hiện quyền thu thuế
thu nhập đối với các cá nhân có thu nhập chịu thuế.

về phương diện hình thức, pháp luật thuế thu nhập cá nhân có thể tồn tại
dưới các hình thức văn bản quy phạm pháp luật như: Luật thuế thu nhập cá
nhân; các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế
thu nhập cá nhân; các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật
thuế thu nhập cá nhân và Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật
thuế thu nhập cá nhân.

về p hư ơ ng diện nội dung, pháp luật thuế thu nhập các nhân bao gồm các
nhóm quy định cơ bản sau đây:



\
13

- Các quy định về chủ thể nộp thuế và chủ thể chịu thuế thu nhập cá
nhân. Nhóm quy định này xác định cá nhân nào phải nộp thuế thu nhập cá
nhân, cá nhân nào phải chịu thuế thu nhập cá nhân và vấn đề đại diện trong
quá trình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Các quy định về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế thu
nhập cá nhân. Nhóm quy định này xác định rõ những loại thu nhập nào của cá
nhân thuộc diện bị đánh thuế; loại thu nhập nào của cá nhân không bị đánh
thuế hoặc được miễn thuế.
- Các quy định về căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân. Nhóm quy định này
có nhiệm vụ quy định rõ những căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân là gì và
cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào đối với từng loại thu nhập chịu
thuế của cá nhân.
- Các quy định về truy thu, hoàn thuế và miễn, giảm thuế thu nhập cá
nhân. Đây là nhóm quy định trong đó nêu rõ các trường hợp người nộp thuế
bị truy thu hay được được hoàn thuế thu nhập cá nhân, các trường hợp được
miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân.
- Các quy định về quản lý thuế thu nhập cá nhân. Nhóm quy định này
được thể hiện trong một đạo luật riêng gọi là Luật quản lý thuế. Đây là những
quy định về trình tự, thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán
thuế, xét miễn giảm thuế, hoàn thuế hay các thủ tục về khiếu nại, khởi kiện về
thuế thu nhập cá nhân.
Tóm lại, nhìn chung pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện
nay có khá nhiều quy định khác nhau. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy
hiện tại không có quy định rõ ràng nào về vấn đề kiểm soát thu nhập, trong
khi vấn đề này trên thực tế luôn rất phức tạp và khó kiểm soát, đồng thời có
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân. Điều đó



14

cho thấy sự cần thiết phải bổ sung vào hành lang pháp lý hiện hành các quy
định riêng về kiểm soát thu nhập. Trên cơ sở đó nhàm nâng cao chất lượng
công tác hành thu thuế và đảm bảo tính hiệu quả, chống thất thu thuế thu nhập
cá nhân.
1.2.

KIÉM SOÁT THƯ NHẬP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY D ự N G VÀ

TH Ự C THI PHÁP LUẬT THUÊ THU NHẬP CÁ NHẢN
1.2.1. Khái niệm, phạm vi và vai trò của kiểm soát thu nhập cá nhân

1.2.1.1. Khải niệm kiểm soát thu nhập cá nhăn
Để có những kết luận chính xác và khoa học về khái niệm kiểm soát thu
nhập cá nhân, chúng tôi cho ràng trước hết cần làm rõ hai khái niệm có tính
chất tiền đề là “kiểm soát” và “thu nhập” .

-

về khái niệm “Kiểm soát” . Thực tế cho thấy có nhiều cách định nghĩa

khác nhau.
Theo các tác giả Schoderbeck, Cosier và A plin (1988) kiểm soát là hoạt
động đánh giá và chỉnh sửa những lệch lạc so với tiêu chuẩn đã được xác
định. Kiểm soát do đó bao gồm các hoạt động như: thiết lập tiêu chuẩn, đánh
giá thực tế bằng cách so sánh thực tế với tiêu chuẩn, chỉnh sửa những lệch lạc
từ thực tế so với tiêu chuẩn đã xác lập. Cách thức này được áp dụng chung
cho mọi hệ thống kiểm soát, trong đó có kiểm soát thu nhập của cá nhân.

Các tác giả Jones và George (2003) cho rằng kiểm soát là “quá trình mà
cơ quan chức năng giám sát và điều tiết tính hiệu quả trong hoạt động của một
tô chức hay cá nhân. Kiểm soát cũng có nghĩa là giữ cho cho hoạt động của tổ
chức, cá nhân theo đúng định hướng và dự kiến các sự kiện có thể xảy ra” .
[14, tr. 13]
Theo từ điển Tiếng Việt (1996), “kiểm soát là sự xem xét để phát hiện


15

ngăn chặn những gì trái với quy định” . [19]
N hư vậy, có thể quan niệm “kiểm soát” là quá trình đo lường, đánh giá
và tác động lên đổi tượng kiếm soát nhằm đảm bảo sự tuân thủ đổi với các
chính sách, các kế hoạch và các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo các
hoạt động được diễn ra theo đúng mục tiêu.
- về khái niệm “thu nhập”, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Cụ thể là:
Theo từ điển W ikipedia: Thu nhập trong kinh tế học vi mô là phần chênh
lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra. Loại thu nhập này lại gồm
thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản
trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán
chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền
th ư ở n g ...). [20]
Theo tác giả Haig-simons: “Thu nhập là giá trị tiền tăng thực tế trong
khả năng từng cá nhân để tiêu dùng trong suốt một thời gian nào đó” . Đây
được coi là một cách tinh thu nhập lý tưởng và hoàn thiện.
Từ các khái niệm nêu trên, có thể định nghĩa khái quát về kiểm soát thu
nhập của cá nhân như sau: Kiểm soát thu nhập cá nhân là việc cơ quan cổ

thẩm quyền của Nhà nước bằng các biện pháp nghiệp vụ được giao xác định
được toàn bộ dòng tiền ra và vào của mỗi cá nhân thông qua tài khoản tại

ngân hàng hoặc các con đường khác, mục đích là để đánh thuế, thu thuế của
những người có thu nhập chịu thuế, đồng thời để kiểm soát được tệ nạn tham
nhũng, rửa tiền, những nguồn thu nhập bất hợp pháp.
Ở các nước phát triển, cơ chế kiểm soát thu nhập của mỗi cá nhân chủ
yếu là thông qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng và mọi dòng tiền ra hoặc
vào đều thông qua tài khoản. Các tài khoản cá nhân thường gắn với số thẻ an
sinh xã hội về đóng bảo hiểm xã hội. y tế, thất nghiệp và thông tin cá nhân


16

n h ư chứng minh thư nhân dân, mẫu máu, thông tin về những lần di chuyển
nơi cư trú của cá n h â n ...

1.2.1.2. Phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân
Thu nhập cá nhân vốn là vấn đề rất phức tạp và do đó, việc xác định
phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân cũng được xem là vấn đề có mức độ
phức tạp không kém.
Trên thực tế, tùy thuộc vào quan điểm lập pháp của mỗi quốc gia mà nhà
soạn luật xác định phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân là khác nhau.
M ột cách khái quát, có thể hình dung phạm vi kiểm soát thu nhập cá
nhân bao gồm các vấn đề sau đây:
• Xác định những loại thu nhập nào của cá nhân cần phải được kiểm
so át, v ề vấn đề này, vẫn có những quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như: Có
quan điểm cho rằng chỉ đặt ra vấn đề kiểm soát đối với những thu nhập nào
của cá nhân là khó phát hiện nhất, dễ gian lận nh t hay phức tạp nhất, còn
những loại thu nhập đon giản, dễ kiểm soát thì không cần kiểm soát để từ đó
làm giảm chi phí trong quá trình hành thu thuế. Ngược lại, ý kiến khác lại cho
rằng đã là thu nhập chịu thuế thì cần kiểm soát đối với tất cả các loại thu nhập
chịu thuế của cá nhân, vì bất cứ khoản thu nhập nào của cá nhân cũng rất dễ

bị người nộp thuế tìm cách che dấu hoặc gian lận.
• Xác định những hình thức kiểm soát thu nhập được cho là hiệu
q u ả n h ấ t đối với người nộp thuế là cá nhân, v ề vấn đề này, thực tế cho
thấy là pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được, hoặc ít nhất cũng là chưa có
những quy định một cách thỏa đáng. Vì thế, các quy định về phạm vi kiểm
soát thu nhập cá nhân cũng trở nên phiến diện, không đầy đủ và do đó làm
giảm hiệu quả của quá trình kiểm soát thu nhập chịu thuế của cá nhân.


17

Ỏ Việt Nam, các hình thức kiểm soát thu nhập dường như mới chỉ được
bàn đến trong m ột vài diễn đàn khoa học, hoặc một vài đề án liên quan đến
chủ trương chống tham nhũng của một số cơ quan hữu trách, chứ chưa trở
thành những quy định có tính bắt buộc tuân thủ của pháp luật nói chung và
pháp luật thuế nói riêng.


Xác định chủ thể kiểm soát thu nhập và chủ thể bị kiểm soát thu

n h ậ p . Đây là vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại khá phức
tạp. Nếu nhìn nhận m ột cách cảm tính, có thể dễ dàng cho ràng chủ thể kiểm
soát thu nhập là N hà nước và chủ thể bị kiểm soát thu nhập chính là cá nhân
người nộp thuế. Điều này có vẻ đúng về m ặt nguyên tắc, nhưng trong thực tế
không phải hoàn toàn như vậy, bởi lẽ chỉ có người nắm giữ hay trực tiếp quản
lý thu nhập của cá nhân mới có khả năng kiểm soát thu nhập đó m ột cách hiệu
quả nhất, chính xác nhất. T rong thực tế hiện nay, có nhiều tổ chức trực tiếp
quản lý thu nhập của cá nhân và có khả năng kiểm soát các nguồn thu nhập đó
m ột cách đầy đủ và chính xác nhất, chứ không phải N hà nước, ví dụ như:
ngân hàng quản lý tài khoản tiền gửi của cá nhân; các doanh nghiệp trực tiếp

chi trả thu nhập cho người lao động; các công ty chứng khoán trực tiếp quản
lý tài khoản chứng khoán và thực hiện các giao dịch m ua bán chứng khoán
cho khách hàng là nhà đầu tư cá nhân.
ở Việt Nam , pháp luật hiện hành hầu như mới chỉ xác định phạm vi
kiểm soát thu nhập cá nhân từ khía cạnh các loại thu nhập chịu thuế. Theo đó,
các loại thu nhập chịu thuế bao gồm:
- Các loại thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ
người sử dụng lao động.
- Thu nhập từ đầu tư vốn.
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG DỌC
—-


18

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập từ việc trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Thu nhập từ bản quyền.
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại.
- Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh
tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc
đăng ký sử dụng.
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu
hoặc đăng ký sử dụng. [2], [5]


1.2.1.3.

Vai trò của công tác kiểm soát thu nhập trong quả trình thực

thi pháp luật thuế thu nhập cả nhân ở Việt Nam
Công tác kiểm soát thu nhập của người nộp thuế đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Nó là yếu tổ

nhập cá nhân trong thực tiễn đời sống.
Có thể nhận thấy rằng, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội ở nước
ta hiện nay, cái khó nhất nhất trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập
cá nhân vẫn là vấn đề kiểm soát thu nhập của người có thu nhập chịu thuế.
Điều này khẳng định vai trò to lớn của việc kiểm soát thu nhập cá nhân trong
quá trình thực thi pháp luật thuế ở Việt Nam.
Một cách khái quát, có thê nhận thấy vai trò của công tác kiểm soát thu
nhập đôi với quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân được thể hiện
ở những khía cạnh sau đây:


19

Thứ nhất, nếu công tác kiểm soát thu nhập được thực hiện tốt thì sẽ đảm
bảo tính khách quan, minh bạch, công khai về số thu nhập của mỗi cá nhân và
do đó mới có căn cứ chính xác để xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế,
từ đó làm giảm tình trạng trốn lậu, khai m an tiền thuế hoặc làm thất thu tiền
thuế thu nhập cá nhân. Ngược lại, nếu việc kiểm soát thu nhập không được
thực hiện một cách bài bản, hiệu quả thì việc xác định nghĩa vụ thuế cho mồi
cá nhân sẽ không chính xác, từ đó hoặc sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách
nhà nước, hoặc sẽ thu thuế sai đối với người nộp thuế và Nhà nước sẽ phải
đổi mặt với nguy cơ bị người nộp thuế khiếu nại, thậm chí là khởi kiện ra tòa.


Thứ hai, việc kiểm soát thu nhập cá nhân m ột cách bài bản còn là cách
để Nhà nước phát hiện ra những vi phạm pháp luật hoặc những nguồn thu
nhập bất hợp pháp của cá nhân để từ đó áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.
Thông qua đó góp phần thực hiện chủ trương chống tham nhũng trong bộ máy
nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Thứ ba, việc kiểm soát thu nhập cá nhân góp phần nâng cao ý thức tuân
thủ pháp luật và trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân đối với Nhà nước và
cộng đồng xã hội. Khi các khoản thu nhập của cá nhân bị giám sát chặt chẽ,
mỗi người nộp thuế sẽ có thái độ tích cực hơn trong việc thực thi pháp luật và
cố gắng làm đúng những yêu cầu của pháp luật để không bị xử lý, hoặc không
bị dư luận xã hội lên án về mặt đạo đức. Điều này sẽ góp phần làm cho xã hội
trở nên văn minh hơn và tốt đẹp hơn, trong đó mỗi công dân đều làm tốt bổn
phận của mình đối với Nhà nước và xã hội, đồng thời cũng có quyền đòi hỏi
Nhà nước và xã hội phải đối xử công bằng như vậy đối với mình.
1.2.2.

N hữ ng yếu tố ảnh h ư ở n g đến việc kiểm so át thu n h ập trong

quá trìn h th ự c thi p h á p lu ật th u ế th u n h ậ p cá n h ân
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát thu nhập trong thực thi


20

pháp luật thuê thu nhập cá nhân và môi yêu tô đêu có thê ảnh hưởng tích cực
hay tiêu cực tới công tác này tuỳ theo tính chất và trạng thái của từng yếu tố.
Nhiệm vụ cùa các cơ quan chức năng trong bộ m áy nhà nước là phải tìm cách
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời phát huy những ảnh hường tích

cực nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thu nhập đối với những cá nhân trong
diện chịu thuế thu nhập cá nhân.


Phần dưới đây sẽ phân tích và luận giải kỹ hơn về sự tác động của từng
yếu tố đối với hoạt động kiểm soát thu nhập chịu thuế của cá nhân.

1.2.2.1.

Sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đối với việc kiểm soát thu

nhập chịu thuế của cả nhân
Không thể phủ nhận rằng yếu tố kinh tế có những tác động mạnh mẽ đối
với việc kiểm soát thu nhập cá nhân trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu
nhập cá nhân. Theo ý kiến chúng tôi, sự ảnh hưởng này được thể hiện ở
những khía cạnh chù yếu sau đây:

Thứ nhất, tình trạng và trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia có
ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề k ĩm soát thu nhập cá nhân.
Thật vậy, lịch sử ngành thuế ở Việt Nam đã chứng minh rằng trước khi
Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành, hệ thống chính sách thuế đã được
hình thành và từng bước hoàn thiện qua hai lần cải cách (năm 1990 và năm
1995). Trong giai đoạn này, việc ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân đã
được đặt ra và đã từng được đưa ra bàn thảo tại nghị trường Quốc Hội. Tuy
nhiên, xét thấy trình trạng và trình độ phát triển của nền kinh tế giai đoạn này
chưa cho phép (vì ở giai đoạn đầu chuyển đổi nền kinh tế, các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh chưa phát triển, các thị trường đang trong quá trình
hình thành, thu nhập dân cư nhìn chung còn thấp và chưa đa dạng - thu nhập
chủ yếu vẫn từ tiền lương và tiền công) nên việc xúc tiến ban hành Luật thuế



×