Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu bệnh viêm ruột do parvovirus trên chó tại một số tỉnh thành đồng bằng sông cửu long tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.23 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH
VẬT NUÔI
Mã ngành: 62 64 01 02

NGUYỄN THỊ YẾN MAI

NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM RUỘT DO
PARVOVIRUS TRÊN CHÓ TẠI MỘT SỐ TỈNH
THÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Cần Thơ, 2020
i


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Bích

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp
trường
Họp tại: ......................................................., Trường Đại học
Cần Thơ
Vào lúc .... giờ .... ngày ...... tháng ...... năm ...............
Phản biện 1:
Phản biện 2:


Phản biện 3:

Có thể tìm hiểu luận án ở thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ
Thư viện Quốc gia Việt Nam

ii


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Yến Mai, Trần Ngọc Bích, Phạm Thế Lâm, Nguyễn
Phúc Khánh 2016. Bệnh Parvovirus trên chó tại Phòng mạch Chi cục
Thú y thành phố Cần Thơ. Tạp chí NN&PTNT số 11/2016, trang
151-155.
2. Nguyễn Thị Yến Mai, Trần Ngọc Bích, Trần Văn Thanh, 2018. Tình
hình bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó tại các Phòng mạch thú y
tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ. 54 (Số CĐ Nông nghiệp), trang 136142.
3. Nguyễn Thị Yến Mai, Trần Ngọc Bích, Trần Văn Thanh, 2018. Tình
hình bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó tại Bệnh xá thú y trường
đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y tập XXV. Số 4,
trang 36-41.
4. Trần Văn Thanh, Trần Ngọc Bích, Thái Quốc Hiếu, Nguyễn Thị Yến
Mai, 2018. Tình hình viêm ruột do Parvovirus trên chó tại Chi cục
Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang. Tạp chí NN&PTNT số 24/2018
trang 102-107.
5. Keovongphet Phuthavong, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Yến Mai,
Trần Văn Thanh, 2018. Khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus trên
chó tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ. 54 (Số CĐ Nông nghiệp), trang 51-55.


iii


Chương I: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của luận án
Bệnh viêm ruột do Canine Parvovirus type 2 (CPV-2) gây ra trên
chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính (Kelly 1978; Appel et al., 1979;
Hoelzer et al., 2008). CPV-2 được coi là mối đe dọa nhất đối với chó con
từ sau cai sữa đến sáu tháng tuổi. Tuy nhiên, các đợt bùng phát bệnh
viêm ruột và tử vong trên chó trưởng thành do CPV-2 gây ra cũng đã
được ghi nhận (Decaro et al., 2008). Bệnh xảy ra trên tất cả các giống
chó, ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính (Castro et al., 2007;
Gombac et al., 2008). Bệnh diễn tiến nhanh, làm chủ nuôi chó khó phát
hiện sớm, khi phát hiện là chó đã bệnh nặng khó điều trị. Các triệu chứng
chính của bệnh gồm sốt, nôn mửa, tiêu chảy phân lỏng có lẫn máu tươi
với mùi tanh hôi khó chịu dẫn đến chó mất nhiều máu, nhiều nước và
chất điện giải, rối loạn chuyển hoá, trụy tim mạch, hôn mê rồi chết
(Sherding, 2000; Joshi et al., 2001; Ramprabhu et al., 2002; Miranda et
al., 2016).
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp
Tiền Giang và Bến Tre, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
(12/2018), nhu cầu nuôi thú cưng của người dân ngày càng cao; trong đó
chó là loài vật được người dân ưa chuộng nuôi làm thú cưng. Đối với
người cao tuổi, người độc thân neo đơn, trẻ con,… thân thiện và xem thú
cưng là bầu bạn mỗi ngày, thậm chí có khi còn xem thú cưng là một
thành viên trong gia đình. Mặc dù tỷ lệ bệnh viêm ruột do CPV-2 trên
chó là 43,30% (Dung Nguyen Van et al., 2017) và tỷ lệ điều trị khỏi
triệu chứng bệnh là khá cao 86,30% (Lê Minh Thành, 2009). Nhưng khi
thú cưng bệnh, những ngày điều trị chưa khỏi hoặc không điều trị khỏi

bệnh, sẽ là những ngày không tránh khỏi làm chủ nuôi lo lắng, sa sút tinh
thần,... Tuy nhiên, hiện tại, chưa có nghiên cứu về căn bệnh do
Pavovirus trong phạm vi rộng cấp khu vực như khu vực ĐBSCL. Do
vậy, việc nghiên cứu căn bệnh này tại khu vực ĐBSCL là cần thiết giúp
cho công tác phòng và can thiệp bệnh được chủ động hơn nhằm giảm
thiệt hại về kinh tế và đặc biệt là hạn chế được tổn thất về tình cảm của

1


con người đối với thú cưng. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu bệnh
viêm ruột do Parvovirus trên chó tại một số tỉnh thành ĐBSCL được tiến
hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Giải trình tự, định genotype, lập cây phát sinh loài, xác định tỷ lệ
nhiễm bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó, đánh giá độ tương đồng về
đặc điểm di truyền học phân tử của genotype của CPV-2 gây bệnh với
các genotype của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng gene; đánh giá
hiệu quả điều trị và khả năng bảo hộ của vaccine phòng bệnh do CPV-2,
nhằm giúp cho ngành thú y có định hướng can thiệp khắc phục triệu
chứng bệnh, sản xuất và sử dụng vaccine phòng, chống bệnh viêm ruột
do CPV-2 trên đàn chó thuộc khu vực ĐBSCL đạt hữu hiệu.
1.3 Những điểm mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ
bản, có hệ thống, trên phạm vi rộng, cấp khu vực đối với bệnh viêm ruột
do CPV-2 trên chó đang được nuôi rộng rãi ở một số tỉnh thành thuộc
khu vực ĐBSCL. Từ đó, lập cây phát sinh loài, xác định tỷ lệ nhiễm
bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó và sự lưu hành của các genotype của
CPV-2 gây bệnh. Đánh giá độ tương đồng về đặc điểm di truyền học
phân tử của genotype của CPV-2 thực địa với các genotype của CPV-2

vaccine trên ngân hàng gene và đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine
phòng bệnh do CPV-2 trên chó đang lưu hành tại một số tỉnh thành thuộc
ĐBSCL.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu cơ bản đầu tiên
ở Việt Nam về bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó ở phạm vi rộng tại
một số tỉnh thành thuộc ĐBSCL. Từ đó, hỗ trợ tích cực cho các nhà thú
y trong khu vực về công tác chế tạo vaccine phòng bệnh, chẩn đoán,
tiên lượng, điều trị bệnh, đồng thời làm cơ sở khoa học cho những
nghiên cứu sau.

2


Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung 1: Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột do CPV-2
trên chó đến khám và điều trị tại một số Phòng mạch Thú y của các
tỉnh thành của ĐBSCL
3.1.1 Đối tượng thí nghiệm: đối tượng nghiên cứu là 380 con chó
có triệu chứng ói, tiêu chảy, tiêu chảy phân có lẫn máu. Lập phiếu theo
dõi bệnh án theo dõi tuổi, giới tính, giống, theo tiêm phòng.
3.1.2 Số lượng mẫu khảo sát: 380 mẫu từ các Phòng mạch Thú y
của thành phố Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp và Bến Tre (mỗi tỉnh
thành chọn 02 phòng mạch), thực hiện lấy mẫu theo công thức của
Thrusfiel (1995):
P (1-P)
0,433 (1- 0,433)
N = 1,962
= 377,262
n = (z)2 x

2
0,05
d2
Ghi chú: n: dung lượng mẫu cần có
z: tương ứng với độ tin cậy của kết quả ước tính (z=1.96 với độ tin cậy 95%)
P: tỷ lệ ước tính
d: mức khác biệt tối đa (không quá 5%) giữa tỷ lệ bệnh quan sát được và tỷ lệ
bệnh có thật

Số mẫu thực hiện thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Số mẫu thực hiện
STT
Địa điểm

Số mẫu

1

Thành phố Cần Thơ

101

2

Đồng Tháp

90

3


Tiền Giang

97

4

Bến Tre

92

Tổng

380

3


3.1.3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiên cứu và phân tích.
Tiến hành thu thập mẫu phân của những chó bệnh có triệu chứng
ói, tiêu chảy ở các Phòng mạch Thú y của các tỉnh thành trên để xác định
những con dương tính với bệnh viêm ruột do CPV-2 bằng test kít
Antigen Rapid CPV của Công ty Bionote của Mỹ.
Tiến hành theo dõi, giám sát và ghi nhận quá trình phòng bệnh và
trị bệnh. Hàng ngày trước khi cấp thuốc, tiến hành khảo sát và ghi nhận
thân nhiệt, tình trạng tiêu chảy, tình trạng mất nước, mất máu, trạng thái
phân,… tiên lượng tiến triển bệnh và lập phiếu theo dõi bệnh án cho từng
đối tượng, sau đó tiến hành cấp thuốc điều trị hỗ trợ, liệu trình điều trị 3
đến 7 ngày.
3.1.4 Chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo lứa tuổi, giới
tính, giống và theo tiêm phòng; tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng
điển hình và hiệu quả điều trị triệu chứng của bệnh viêm ruột do CPV-2
trên chó điều trị tại các Phòng mạch Thú y của 4 tỉnh thành nêu trên.
3.2 Nội dung 2: Xác định genotype của CPV-2 gây bệnh viêm
ruột trên chó đến khám và điều trị tại một số Phòng mạch Thú y của
các tỉnh thành ĐBSCL
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm: chọn 80 mẫu có kết quả dương tính
với CPV-2 ở nội dung 1.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu: thu 80 mẫu phân từ 80 cá thể
chó có kết quả dương tính rõ với CPV-2 ở nội dung 1. Sau đó chọn ở
mỗi tỉnh thành 20 mẫu (có thời gian xuất hiện vạch hồng tại vị trí C sớm
hơn 5 phút sau khi nhỏ dung dịch mẫu vào test thử và có 2 vạch màu
hồng rõ nét) tiến hành ly trích DNA, thực hiện phản ứng PCR bằng cặp
mồi VP2 GMCOM (Gurpreet Kaur et al., 2015) được trình bày qua Bảng
3.2.

4


Bảng 3.2: Cặp mồi VP2 GMCOM (Gurpreet Kaur, 2015)
Tên mồi

Số ký hiệu
trên Genbank

Trình tự (5’-3’)

VP2
GGTCAACCTGCTGTCAGAAA

GMCOMF
VP2
AGGTGCTAGTTGAGATTTTTCAT
GMCOMR

Chiều
dài sản
phẩm

Vị trí trên
genome
2816-2835

M19296.1
4525-4503

1710
bp

Điều kiện phản ứng: 95oC trong 5 phút, tiếp theo 95oC trong 30
giây, 58oC trong 30 giây, 72oC trong 1 phút chu kỳ này được lặp lại 35
lần, cuối cùng 72oC trong 5 phút. Sau khi phản ứng PCR kết thúc, sản
phẩm PCR được kiểm tra trên gel agarose 1,5% bằng phương pháp điện
di sản phẩm DNA đã tinh sạch được gửi đến Công ty TNHH Phù Sa
Biochem để giải mã trình tự gene VP2 (bằng phương pháp Sanger trên
hệ thống ABI 3130 (Mỹ) và kiểm tra trình tự thu nhận được bằng phần
mềm BioEdit). Khi có kết quả giải trình tự bộ gene CPV-2, tiến hành đối
chiếu trình tự bộ gene CPV-2 của các mẫu đã giải trình tự theo cặp mồi
trên và so sánh với các vị trí nucleotide của mẫu đối chứng để xác định
CVP-2, CPV-2a và CPV-2b.

3.2.3 Chỉ tiêu theo dõi: xác định type CPV-2 và genotype của
CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên chó: CPV-2a, CPV-2b, CPV-2c, new
CPV-2a và new CPV-2b đến khám và điều trị tại các Phòng mạch Thú y
của thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang và Bến Tre.
3.3 Nội dung 3: Xác định và đánh giá độ tương đồng về đặc
điểm di truyền học phân tử của genotype của CPV-2 thực địa
(ĐBSCL) với các genotype của CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên chó
trên ngân hàng gene (Genbank), với các genotype của CPV-2 gây
bệnh viêm ruột trên chó trong các vaccine trên ngân hàng gene của
NCBI
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm: chọn 32 mẫu đại diện có kết quả rõ,
đẹp ở nội dung 2 cho 4 tỉnh thành của ĐBSCL (mỗi tỉnh 8 mẫu).
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu: sau khi giải trình tự các mẫu
nghiên cứu, các trình tự hoàn chỉnh sẽ được đọc và xử lý trong phần
mềm Bioedit 7.0.5.3, file này chứa ít nhất 1 trình tự đại diện cho mỗi

5


type và gồm tất cả các genotype của CPV-2 (CPV-2a, CPV-2b, CPV2c), các genotype của CPV-2 gốc và các genotype của CPV-2 gần đây
được
thu
thập
từ
ngân
hàng
gene
của
NCBI
( Các trình tự được sắp xếp toàn bộ

(Global alignment) bằng phần mềm Clustal-W 2.0.11. Đoạn CPV-2 của
tất cả các trình tự, sau khi được sắp xếp sẽ được xuất ra dưới dạng file
fasta và dùng để vẽ cây phát sinh loài bằng phần mềm MEGA 6. Cây
phát sinh loài được vẽ bằng phương pháp Neighbour Joining với mô
hình biến đổi nucleotide (substitution model) là Maximum Composite
Likelihood và 1000 lần lấy mẫu có hoàn lại (Boostrap relication). Tỷ lệ
phần trăm lần xuất hiện của một nhóm trên tổng số lần lấy mẫu có hoàn
lại, là chỉ số cho thấy mức độ tin cậy (Bootstrap support value) của nhóm
đó. Phần trăm khác biệt giữa các trình tự nucleotide của CPV-2 nhân bản
từ mẫu và trình tự tham khảo được tính bằng phần mềm MEGA 6, từ đó
xác định được khoảng cách thế hệ của cây phát sinh loài.
3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi: xác định và đánh giá độ tương đồng về
đặc điểm di truyền học phân tử của genotype của CPV-2 gây bệnh viêm
ruột trên chó tại một số tỉnh thành của ĐBSCL với các genotype của
CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên chó trên ngân hàng gene (Genbank); với
các genotype của CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên chó trong các vaccine
trên ngân hàng gene của NCBI.
3.4 Nội dung 4: Đánh giá khả năng bảo hộ của 3 loại vaccine
Parvovirus trên chó đang lưu hành tại một số tỉnh thành của ĐBSCL
3.4.1 Đối tượng thí nghiệm: chó giống ngoại và giống nội từ 6
tuần tuổi khỏe mạnh, chưa tiêm phòng vaccine Parvovirus. Các chó này
là con của chó mẹ đã được tiêm phòng vaccine phòng bệnh viêm ruột do
CPV-2.
3.4.2 Bố trí thí nghiệm: 15 con chó giống ngoại và 15 con chó
giống nội nêu trên được thực hiện tiêm 3 loại vaccine đã chọn (có ký
hiệu khi giải trình tự là V1, V2 và V3.

6



3.4.3 Phương pháp nghiên cứu: các chó giống nội và giống
ngoại nêu trên đều được chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trong
suốt thời gian nghiên cứu như nhau (chỉ khác nhau là ở 3 loại vaccine
phòng bệnh). Tiêm vaccine lần một lúc 6 tuần tuổi, và tiêm lặp lại lần hai
sau lần một là 3 tuần (theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Tiến hành lấy
mẫu máu thí nghiệm (mỗi con chó từ 1-2 ml máu) tại các thời điểm trước
khi tiêm ngừa vaccine; sau tiêm vaccine lặp lại lần hai: 1 tháng, 3 tháng,
6 tháng, 9 tháng và 12 tháng, ly tâm (3000 vòng/phút) trong 5 phút và
trích lấy huyết thanh (bảo quản ở nhiệt độ âm 20oC). Sau đó tiến hành
xác định hàm lượng kháng thể bằng bộ kít ELISA (Asan Easy Test ®
CPV Ab) của Hàn Quốc.
3.4.4 Chỉ tiêu theo dõi: so sánh khả năng bảo hộ của 3 loại
vaccine phòng bệnh do CPV-2 trên chó đang lưu hành tại một số tỉnh
thành ĐBSCL và theo nhóm chó giống nội, nhóm chó giống ngoại.
3.5 Phương pháp phân tích số liệu: số liệu thô được xử lý và
tính toán trên phần mềm Microsoft Excel 2010 (để tính toán số liệu tổng,
tỷ lệ phần trăm,...) số liệu tổng hợp báo cáo được xử lý bằng phép thử
Chi bình phương (χ2) và ANOVA two-way anlysis of variance của
chương trình thống kê Minitab 16.0.
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó
đến khám và điều trị tại một số Phòng mạch Thú y của các tỉnh
thành của ĐBSCL
4.1.1 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột
Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột được trình bày qua
Bảng 4.1.

7



Bảng 4.1: Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó qua kít CPV Ag test
Số chó ói và tiêu chảy phân
lẫn máu (n=380)

Số mẫu nhiễm
CPV-2 (n=123)

TP. Cần Thơ

101

33

32,67

Đồng Tháp

90

30

33,33

Tiền Giang

97

31

31,96


Bến Tre

92

29

31,52

Phòng mạch

Trung bình

Tỷ lệ (%)

32,37
(P>0,05)

Kết quả Bảng 4.1 cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên
chó bệnh có triệu chứng ói, tiêu chảy phân có lẫn máu tại 4 tỉnh thành
ĐBSCL là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỷ lệ nhiễm CPV-2
chung trên chó bệnh tiêu chảy phân có lẫn máu tại khu vực ĐBSCL là
32,37%.
4.1.2 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo lứa tuổi
Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo lứa tuổi được
trình bày qua Bảng 4.2
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo lứa tuổi
Lứa tuổi (tháng)
1 đến 3
>3 đến 6

>6

Số mẫu quan sát
(n=380)

Số mẫu dương tính với
CPV-2 (n=123)

143
141
96

71
42
10

Tỷ lệ (%)
49,65
29,79
10,42
(P<0,001)

Qua Bảng 4.2 cho thấy, thấy tỷ lệ chó nhiễm bệnh do CPV-2 gây
ra tại khu vực ĐBSCL ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tháng là cao nhất với tỷ lệ
49,65%. Chó ở lứa tuổi lớn hơn 3 đến 6 tháng tuổi tỷ lệ là 29,79%. Chó
lớn hơn 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm thấp nhất 10,42%. Sự khác biệt này rất
có ý nghĩa thống kê (P<0,001)

8



4.1.3 Tỷ lệ CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giới tính
Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giới tính được
trình bày qua Bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giới tính
Số mẫu quan sát
Số mẫu dương tính với
Giới tính
Tỷ lệ (%)
(n=380)
CPV-2 (n=123)
Đực
199
66
33,17
Cái
181
57
31,49
(P>0,05)

Qua bảng 4.3, cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên
chó bệnh viêm ruột theo giới tính tại một số tỉnh thành ĐBSCL là không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
4.1.4 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giống
Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giống được trình
bày qua Bảng 4.4
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo giống
Số mẫu quan sát
Số mẫu dương tính

Giống
(n=380)
với CPV-2 (n=123)
Chó giống nội
191
63
Chó giống ngoại
189
59

Tỷ lệ (%)
32,98
31,22
(P>0,05)

Kết quả Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm
ruột tại một số tỉnh thành ĐBSCL theo giống chó nội là 32,98%, giống
chó ngoại là 31,22%. Sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05).
4.1.5 Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo tiêm
phòng
Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo tiêm phòng được
trình bày qua Bảng 4.5

9


Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm CPV-2 trên chó bệnh viêm ruột theo tiêm phòng
Số mẫu dương
Số mẫu quan sát

Tiêm phòng
tính với CPV-2
Tỷ lệ (%)
(n=380)
(n=123)
Chưa tiêm phòng
281
109
38,79
Có tiêm phòng
99
14
14,14
(P<0,001)

Kết quả Bảng 4.5 cho thấy 281 con chó có triệu chứng ói, tiêu
chảy phân có lẫn máu chưa tiêm vaccine phòng bệnh do CPV-2, có kết
quả dương tính với CPV-2, chiếm tỷ lệ 38,79%; đã tiêm vaccine phòng
bệnh do CPV-2, chiếm tỷ lệ 14,14%. Sự khác biệt tỷ lệ nhiễm CPV-2
trên chó chưa qua tiêm phòng và đã qua tiêm phòng vaccine phòng bệnh
CPV-2, rất có ý nghĩa thống kê (P<0,001).
4.1.6 Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng điển hình trên
chó bệnh viêm ruột do CPV-2
Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng điển hình trên chó mắc
bệnh viêm ruột do CPV-2 được trình bày qua Bảng 4.6
Bảng 4.6: Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng điển hình trên chó mắc bệnh
viêm ruột do CPV-2 (n=123)
Triệu chứng
Số con quan sát (con)
Tần suất (%)

Bỏ ăn lừ đừ
123
100
Bỏ ăn
123
100
Tiêu chảy
123
100
Tiêu chảy phân có dịch nhầy
123
100
Tiêu chảy phân có lẫn máu
123
100
Phân tanh hôi
123
100
Ói
112
91,06
Dịch ói nhầy nhớt
112
91,06
Sốt
33
26,83
Dịch ói có lẫn máu

6


4,88

Kết quả Bảng 4.6 cho thấy, triệu chứng chung của bệnh là bỏ ăn,
lừ đừ luôn xảy ra (100%). Bên cạnh các triệu chứng chung chó bệnh còn
có các triệu chứng riêng như tiêu chảy, tiêu chảy phân có lẫn máu, lẫn
nhầy, phân tanh hôi, có tần suất xuất hiện 100% và ói là 91,06%.

10


4.1.7 Hiệu quả điều trị triệu chứng của bệnh viêm ruột do
CPV-2 trên chó
Hiệu quả điều trị triệu chứng của bệnh viêm ruột do CPV-2 trên
chó được trình qua Bảng 4.7
Bảng 4.7: Hiệu quả điều trị triệu chứng của bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó
Số ngày điều trị khỏi bệnh
Kết quả điều trị
Số
khỏi bệnh
5 đến 7 ngày
8 đến 10 ngày
con
Số con
Số con
Số con
Phòng mạch
điều
khỏi
Tỷ lệ

khỏi
Tỷ lệ
khỏi
Tỷ lệ
trị
bệnh
(%)
bệnh
(%)
bệnh
(%)
(con)
(con)
(con)
(con)
TP. Cần
31
27 87,10
25 91,67
2
8,33
Thơ
Đồng Tháp
33
27 81,82
26 96,00
1
4,00
Tiền Giang
29

25 86,21
23 92,31
2
7,69
Bến Tre
30
26 86,67
24 92,31
2
7,69
Tổng
123
105 85,37
98 93,07
7
6,67
(P>0,05)

Kết quả Bảng 4.7 cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ điều trị triệu
chứng của bệnh viêm ruột do CPV-2 gây ra trên chó giữa một số tỉnh
thành ĐBSCL không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả điều trị triệu
chứng của bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó bình quân tại các tỉnh
thành này là 85,37%.
4.2 Xác định genotype của CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên chó
đến khám và điều trị tại một số Phòng mạch Thú y của các tỉnh
thành ĐBSCL
Tỷ lệ các genotype của CPV-2 được trình bày qua Bảng 4.8

11



Bảng 4.8: Kết quả xác định genotype của CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên chó
(CPV -2a, CPV-2b, CPV-2c, New CPV-2a và New CPV-2b)
Tổng số mẫu
Tổng số mẫu
Kiểu gene của CPV-2
Tỷ lệ (%)
xét nghiệm
dương tính
CPV -2a
80
01
1,25
CPV -2b
80
0
0
CPV -2c
80
79
98,75
New CPV-2a
80
0
0
New CPV-2b
80
0
0
(P<0,001)


Qua Bảng 4.8, genotype CPV-2c là 98,75%, CPV-2a chiếm 1,25%
và chưa phát hiện genotype CPV-2b, new CPV-2a và new CPV-2b. Sự
khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Kết quả cho thấy
genotype chính đang lưu hành và gây bệnh viên ruột do CPV-2 trên chó
tại một số tỉnh thành ĐBSCL là genotype CPV-2c.
4.3 Xác định và đánh giá độ tương đồng về đặc điểm di truyền
học phân tử của genotype của CPV-2 thực địa (ĐBSCL) với các
genotype của CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên chó trên ngân hàng
gene (Genbank), với các genotype CPV-2 gây bệnh viêm ruột trên
chó trong các vaccine trên ngân hàng gene của NCBI.
Kết quả so sánh giữa 32 genotype của CPV-2 thu thập ở một số
tỉnh thành ĐBSCL trong nghiên cứu đều có tỷ lệ đồng nhất rất cao cả về
thành phần nucleotide và amin acid (tương ứng là 98,50%-100%; 98,10100%). Khi so sánh với các genotype tham chiếu trên ngân hàng gene
của NCBI thấy rằng các genotype nghiên cứu có tỷ lệ đồng nhất cao về
thành phần nucleotide (98,30-99,90%), amino acid (97,40-99,20%) với 2
genotype của CPV/dog/HCM/8/2013 và CPV/dog/HCM/7/2013 của
thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (số Genbank lần lượt là LC216907 và
LC216969); và các genotype này cũng cho thấy có sự tương đồng với
các genotype của CPV-2 khác trên thế giới, trong đó tỷ lệ tương đồng
đạt cao nhất với 2 genotype: CPV-SD-14-12 (KR611522) từ Hàn Quốc
(nucleotide 98,40-99,90%, amino acid 96,80-99,20%) và YANJI-1
(KP749854) phân lập ở Trung Quốc (nucleotide 98,40-99,90%, amino
acid 97,40-99,20%).

12


CT5
TG39

CT21
DT01
KP749854.1 YANJI-1 (China)
BT10
MF467242.1 CPV-GX1581 (China)
CT12
CT69
KR611522.1 CPV-SD-14-12 (Korea)
CT102
TG179
LC216907.1 CPV/dog/HCM/8/2013 (Viet Nam)
BT08
TG172
CT100
LC214969.1 CPV/dog/HCM/7/2013 (Viet Nam)
CT45
CT60
DT09
TG45
BT16
BT11
DT02
DT04
TG62
BT02
BT09
DT08
DT11
BT64
BT20

DT03
DT05
TG32
TG37
TG40
KM457143.1 UY364 (Uruguay)
KM457102.1 UY243 (Uruguay)
KR002794.1 CPV/CN/HB3/2013 (China)
KR002795.1 CPV/CN/JL1/2013 (China)
EF599096.1 DH426 (Korea)
U72698.1 T37 (Taiwan)
AB054214.1 LCPV T1 (Taiwan)
AB054213.1 Taiwan 9 (Taiwan)
GU212791.1 VAC P vanguard Vaccine (Thailan)
FJ011098.1 Intervet vaccine (Taiwan)
FJ011097.1 Merial vaccine (Taiwan)

Hình 4.1: Cây phát sinh loài của 32 genotype của CPV-2 phân lập tại một
số tỉnh thành của ĐBSCL

Kết quả Hình 4.1 cho thấy các genotype được phân lập trong
nghiên cứu có sự phân nhánh rõ rệt. Trong đó tất cả các genotype CPV2c cùng đứng trên nhánh cây phát sinh loài. Riêng genotype CPV-2a
đứng tách biệt thành phân nhánh mới và hầu như không có genotype của
CPV-2 nào đứng cùng phân nhánh với 3 genotype của CPV-2 trên ngân

13


hàng gene. Mức độ tương đồng giữa những genotype của CPV-2 phân
lập trong nghiên cứu với các genotype của CPV-2 đã công bố trên ngân

hàng gene (Genbank) của NCBI lần lượt được đánh giá bằng so sánh
thành phần nucleotide và amino acid của 8 genotype của CPV-2 được
thu thập trên từng địa bàn nghiên cứu với các genotype của CPV-2 đã
công bố trên thế giới, cụ thể như sau:
4.3.1 Tại thành phố Cần Thơ
Kết quả cho thấy giữa 8 genotype của CPV-2 nghiên cứu với nhau
có chỉ số tương đồng về nucleotide là 99,20-99,90%; với các genotype
của CPV-2 trên ngân hàng gene (Genbank) và genotype của CPV-2
trong vaccine trên ngân hàng gene lần lượt là 98,30-99,90% và 97,5098,40%. Sự tương đồng về thành phần amino acid giữa 8 genotype CPV2c nghiên cứu với nhau đạt tỷ lệ tương đồng là 98,40-100%; với các
genotype của CPV-2 trên ngân hàng gene (Genbank) và các genotype
của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng gene có tỷ lệ tương đồng là
97,40-100% và 95,50-97,40%.
Qua cây phát sinh loài, phân tích sơ đồ di truyền phân nhánh nhận
thấy rằng 8 genotype nghiên cứu chia thành 2 nhóm nhỏ (Nhóm thứ nhất
bao gồm 2 genotype CT60 và CT100 với chỉ số boot trap 62,00%; nhóm
còn lại nằm trên cùng một phân nhánh (CT5, CT12, CT21, CT45, CT69
và CT102) với 2 genotype SD-14-12 (KR611522.1) và YANJI-1
(KP749854.1) đã được công bố trên thế giới với giá trị bootstrap là
97,00% (Hình 4.2).

14


CT5
LC214969.1 CPV/dog/HCM/7/2013 (Viet Nam)
CT21
CT12
KR611522.1 CPV-SD-14-12 (Korea)
CT100
CT102

KP749854.1 YANJI-1 (China)
LC216907.1 CPV/dog/HCM/8/2013 (Viet Nam)
MF467242.1 CPV-GX1581 (China)
CT45
CT60
CT103
KM457143.1 UY364 (Uruguay)
KM457102.1 UY243 (Uruguay)
KR002794.1 CPV/CN/HB3/2013 (China)
KR002795.1 CPV/CN/JL1/2013 (China)
EF599096.1 DH426 (Korea)
U72698.1 T37 (Taiwan)
AB054214.1 LCPV T1 (Taiwan)
AB054213.1 Taiwan 9 (Taiwan)
GU212791.1 VAC P vanguard Vaccine (Thailan)
FJ011098.1 Intervet vaccine (Taiwan)
FJ011097.1 Merial vaccine (Taiwan)

Hình 4.2: Cây phát sinh loài của 8 genotype CPV-2 phân lập tại thành
phố Cần Thơ

4.3.2 Tại Đồng Tháp
Kết quả cho thấy giữa 8 genotype của CPV-2 trong nghiên cứu tại
Đồng Tháp với nhau có mức độ tương đồng về nucleotide là 99,0099,90%; với các genotype của CPV-2 trên ngân hàng gene và các
genotype của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng gene lần lượt với tỷ lệ

15


tương đồng là 97,40-98,80% và 96,80-97,40%. Sự tương đồng về amino

acid giữa 8 genotype trong nghiên cứu với nhau gần như có sự đồng nhất
với tỷ lệ 98,90-100%; với các genotype của CPV-2 có trên ngân hàng
gene và các genotype của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng gene có
tỷ lệ tương đồng lần lượt là 97,50-98,90% và 95,80-96,40%.
8 genotype của CPV-2 trong nghiên cứu tại Đồng Tháp, khi tham
gia vào sơ đồ phân nhánh, các genotype nghiên cứu tách hẳn thành một
phân nhóm riêng biệt cùng với phân nhóm thứ hai bao gồm genotype
SD-14-12 (KR611522.1) và YANJI-1 (KP749854.1) với giá trị bootstrap
là 100% (Hình 4.3) của cùng một phân nhóm chính.
EF599096.1 DH426 (Korea)
U72698.1 T37 (Taiwan)
AB054214.1 LCPV T1 (Taiwan)
AB054213.1 Taiwan 9 (Taiwan)
KR002794.1 CPV/CN/HB3/2013 (China)
KR002795.1 CPV/CN/JL1/2013 (China)
KM457143.1 UY364 (Uruguay)
KM457102.1 UY243 (Uruguay)
MF467242.1 CPV-GX1581 (China)
LC216907.1 CPV/dog/HCM/8/2013 (Viet Nam)
LC214969.1 CPV/dog/HCM/7/2013 (Viet Nam)
KR611522.1 CPV-SD-14-12 (Korea)
KP749854.1 YANJI-1 (China)
DT01
DT02
DT09
DT03
DT11
DT05
DT04
DT08

GU212791.1 VAC P vanguard Vaccine (Thailan)
FJ011098.1 Intervet vaccine (Taiwan)
FJ011097.1 Merial vaccine (Taiwan)

Hình 4.3: Cây phát sinh loài của 8 genotype CPV-2 phân lập tại tỉnh Đồng Tháp

16


4.3.3 Tại Tiền Giang
Kết quả phân tích sự tương đồng về nucleotide giữa 8 genotype
của CPV-2 trong nghiên cứu với nhau có tỷ lệ tương đồng là 98,70100%; với các genotype của CPV-2 trong ngân hàng gene là 98,40-100%
và các genotype của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng gene là 97,1098,00%. Sự tương đồng về thành phần amino acid của 8 genotype này
cũng rất cao (98,10-100%) và khi so sánh với genotype của CPV-2 trong
vaccine trên ngân hàng gene thấy rằng tỷ lệ tương đồng là 96,30-97,70%.
Bên cạnh đó, khi xem xét thành phần amino acid của genotype CPV-2a
(TG40) với các genotype CPV-2a và CPV-2c trên ngân hàng gene cho
thấy sự khác biệt không đáng kể (với CPV-2c là 98,10-99,80%; với
CPV-2a là 99,20-99,80%). Giữa các genotype CPV-2a và CPV-2c có
những điểm khác biệt nhất định về thành phần nucleotide, tuy vậy, chúng
không ảnh hưởng nhiều đến sự biến đổi về amino acid, điều này phù hợp
với nghiên cứu của Hoang et al., 2019.
Qua cây phát sinh loài, cho thấy trong số các genotype CPV-2c
được phân lập tại Tiền Giang. Genotype TG179 tạo thành một phân
nhóm chính (Bootstrap 99,00%). 6 genotype còn lại: TG45, TG62,
TG32, TG172, TG37, TG39 cùng với các genotype SD-14-12 (Hàn
Quốc), YANJI-1 và CPV-GX1581 (Trung Quốc) và 2 genotype
CPV/dog/HCM/8/2013 (Việt Nam) hình thành nhánh còn lại (bootstrap
60,00%). Điểm đáng chú ý là genotype TG40 được xác định là CPV-2a
nằm chung phân nhóm phụ với các genotype CPV-2a từ các nước như:

Uruguay UY243 (KM457102.1), UY364 (KM457143.1) với giá trị
bootstrap là 93,00%; và nằm cùng phân nhóm chính với các genotype
của
Trung
Quốc:
CPV/CN/HB3/2013
(KR002794.1)

CPV/CN/JL1/2013 (KR002795.1); genotype Đài Loan: T37 (U72698.1),
LCPV T1 (AB054214.1) và Taiwan 9 (AB054214.1); và genotype Hàn
Quốc: DH426 (EF599096.1) với giá trị bootstrap là 93,00% (Hình 4.4)

17


TG39
TG172
LC216907.1 CPV/dog/HCM/8/2013 (Viet Nam)
LC214969.1 CPV/dog/HCM/7/2013 (Viet Nam)
MF467242.1 CPV-GX1581 (China)
TG32
TG37
TG45
TG62
TG179
TG40
KM457143.1 UY364 (Uruguay)
KM457102.1 UY243 (Uruguay)
KR002794.1 CPV/CN/HB3/2013 (China)
KR002795.1 CPV/CN/JL1/2013 (China)

U72698.1 T37 (Taiwan)
EF599096.1 DH426 (Korea)
AB054214.1 LCPV T1 (Taiwan)
AB054213.1 Taiwan 9 (Taiwan)
KR611522.1 CPV-SD-14-12 (Korea)
KP749854.1 YANJI-1 (China)
GU212791.1 VAC P vanguard Vaccine (Thailan)
FJ011098.1 Intervet vaccine (Taiwan)
FJ011097.1 Merial vaccine (Taiwan)

Hình 4.4: Cây phát sinh loài của 8 genotype CPV-2 phân lập
tại tỉnh Tiền Giang

4.3.4 Tại Bến Tre
Kết quả phân tích sự tương đồng về nucleotide giữa 8 genotype
của CPV-2 trong nghiên cứu với nhau có tỷ lệ tương đồng là 98,80100%; với các genotype của CPV-2 trên ngân hàng gene và với các
genotype của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng gene có tỷ lệ tương
đồng cao (lần lượt đạt 97,20-99,80%; 97,70-98,40%). Tỷ lệ tương đồng
về amino acid giữa 8 genotype của CPV-2 nghiên cứu với nhau là 97,90100%; với các genotype của CPV-2 trên ngân hàng gene và trong

18


vaccine trên ngân hàng gene tỷ lệ tương đồng khá cao (lần lượt là 97,5099,60% và 95,20-96,40%).
Qua cây phát sinh loài, cho thấy cả 8 genotype nghiên cứu tại Bến
Tre được xếp chung trong cùng một phân nhóm chính trong cây phát
sinh loài. Tuy nhiên, trong phân nhóm chính, lại phân chia thành 2 phân
nhóm phụ (genotype BT10 hình thành 1 phân nhóm tách biệt với chỉ số
bootstrap 100%; 7 genotype còn lại bao gồm BT64, BT08, BT09, BT11,
BT16, BT20 và BT10 hình thành một phân nhóm với chỉ số bootstrap là

69,00%) cùng với genotype SD-14-12 (KR611522.1) xuất xứ từ Trung
Quốc và YANJI-1 (KP749854.1) của Hàn Quốc đã được công bố trên
thế giới trước đó (Hình 4.5).

BT02
BT64
BT09
BT20
BT11
BT16
BT08
BT10
KR611522.1 CPV-SD-14-12 (Korea)
KP749854.1 YANJI-1 (China)
GU212791.1 VAC P vanguard Vaccine (Thailan)
FJ011098.1 Intervet vaccine (Taiwan)
FJ011097.1 Merial vaccine (Taiwan)
LC216907.1 CPV/dog/HCM/8/2013 (Viet Nam)
LC214969.1 CPV/dog/HCM/7/2013 (Viet Nam)
MF467242.1 CPV-GX1581 (China)
KM457143.1 UY364 (Uruguay)
KM457102.1 UY243 (Uruguay)
KR002794.1 CPV/CN/HB3/2013 (China)
KR002795.1 CPV/CN/JL1/2013 (China)
U72698.1 T37 (Taiwan)
EF599096.1 DH426 (Korea)
AB054214.1 LCPV T1 (Taiwan)
AB054213.1 Taiwan 9 (Taiwan)

Hình 4.5: Cây phát sinh loài của 8 genotype của CPV-2 phân lập tại tỉnh Bến

Tre

19


Tóm lại, phần lớn các genotype của CPV-2 phân lập ở một số tỉnh
thành ĐBSCL đều thuộc genotype CPV-2c với đặc trưng là Glutamic
acid (E) ở vị trí amino acid 426. Thuộc nhóm CPV-2c còn có thêm các
genotype CPV-SD-14-12 của Hàn Quốc (KR611522), 2 genotypes của
Trung Quốc bao gồm JANJI (KP749854) và GX1581 (MF467242) và 2
genotype phân lập ở Việt Nam bao gồm LC216907 và LC214696. Trong
khi đó genotype CPV-2a duy nhất trong nghiên cứu (TG40) thể hiện
amino acid Asparagine (N) ở vị trí amino acid 426 thay vì Glutamic acid
như các genotype CPV-2c. Điều này cũng được tìm thấy ở các genotype
Uruguay UY243 và UY364 số Genbank lần lượt là KM457102 và
KM457143. Các genotype trên có sự tương đồng rất cao và gần như
đồng nhất về nucleotide và amino acid giữa 32 genotypes của CPV-2
trong nghiên cứu với nhau; với các genotype của CPV-2 trong ngân hàng
gene và các genotype của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng gene.
Điều này chứng tỏ các genotype của CPV-2 trong nghiên cứu, trên ngân
hàng gene và các genotype của CPV-2 trong vaccine trên ngân hàng
gene có quan hệ gần gũi với nhau.
4.4 Đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine Parvovirus trên chó
đang lưu hành tại một số tỉnh thành ĐBSCL
4.4.1 So sánh hàm lượng kháng thể của 3 loại vaccine phòng
bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó tại một số tỉnh thành của ĐBSCL

20



Bảng 4.9: Hàm lượng kháng thể CPV-2 (HLKT) trên chó trước và sau tiêm
vaccine
V1
Số
mẫu
đủ

KT
BH

Tỷ
lệ
(%)

10

8

1

10

3

HLKT
(HI
titer)

Tỷ
lệ

(%)

80

86.5

6

10

100

275

10

10

100

6

10

10

9

10


12

10

Thời
gian
lấy
mẫu
Trước
tiêm

Sau tiêm (tháng)

V2
Số
mẫu
đủ

KT
BH

Số mẫu
xét
nghiệm

V3
HLKT
(HI
titer)


Số
mẫu
đủ

KT
BH

Tỷ
lệ
(%)

HLKT
(HI
titer)

60

85.0

6

60

84.0

10

100

275,5


10

100

274

516

10

100

511,5

10

100

514

100

395

10

100

400,5


10

100

388,5

10

100

308,5

10

100

314,5

10

100

314,5

10

100

224


10

100

225

10

100

227,5

P>0,05

P<0,001
Ghi chú: KTBH: Kháng thể bảo hộ; HLKT: Hàm lượng kháng thể CPV-2

Qua Bảng 4.9 cho thấy hàm lượng kháng thể được tạo ra qua 01,
03, 6, 9 và 12 tháng sau tiêm phòng của 3 loại vaccine phòng bệnh do
CPV-2 không có sự khác biệt về thống kê (P>0,05). Qua kết quả trên cho
thấy cả 3 loại vaccine nghiên cứu sau tiêm phòng 12 tháng hàm lượng
kháng thể còn đủ bảo hộ đối với bệnh do CPV-2 gây ra trên chó với tỷ lệ
bảo hộ là 100%.
4.4.2 So sánh hàm lượng kháng thể của 3 loại vaccine phòng
bệnh viêm ruột do CPV-2 trên chó theo nhóm giống tại một số tỉnh
thành ĐBSCL

21



Bảng 4.10: Hàm lượng kháng thể CPV-2 (HLKT) trên chó trước và sau tiêm
vaccine theo nhóm giống
Thời
gian
lấy
mẫu

V1

Sau tiêm (tháng)

Số
mẫu
đủ có
KTBH

5

V2

Tỷ
lệ
(%)

HL
KT
(HI
titer)


Số
mẫu
đủ có
KTBH

4

80

87,0

5

5

100

5

5

100

6

5

5

9


5

V3

Tỷ
lệ
(%)

HL
KT
(HI
titer)

Số
mẫu
đủ có
KTBH

Tỷ
lệ
(%)

HL
KT
(HI
titer)

3


60

84,0

3

60

83,0

273

5

100

278

5

100

272

514

5

100


511

3

100

515

100

394

5

100

398

5

100

385

5

100

307


5

100

315

5

100

316

5

5

100

221

5

100

224

5

100


226

5

4

80

86,0

3

60

86,0

3

60

85,0

5

5

100

277


5

100

273

5

100

276

5

5

100

518

5

100

512

5

100


513

6

5

5

100

396

5

100

403

5

100

392

9

5

5


100

310

5

100

314

5

100

313

5

5

100

227

5

100

226


5

100

229

Giống
chó

Trước
tiêm
1
3

Nội

12
Trước
tiêm
1

Sau tiêm (tháng)

Số mẫu
xét
nghiệm

3

Ngoại


12
P>0,05

Ghi chú: KTBH: Kháng thể bảo hộ; HLKT: Hàm lượng kháng thể CPV-2

Qua Bảng 4.10 cho thấy hàm lượng kháng thể được tạo ra qua 01,
03, 06, 09 và 12 tháng sau tiêm phòng của 3 loại vaccine theo nhóm chó
giống nội và theo nhóm chó giống ngoại không có sự khác biệt về thống
kê (P>0,05). Qua kết quả trên cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch đối
với vaccine phòng bệnh CPV-2 không phụ thuộc vào nhóm giống chó.
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Từ kết quả khảo sát, phân tích và ứng dụng rút ra được kết luận
sau:
CPV-2 là nguyên nhân quan trọng gây bệnh viêm ruột trên chó tại
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỷ lệ trung bình là 32,37%.

22

P>
0,05


×