Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tổng Quan Về Bệnh Bạch hầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.97 KB, 9 trang )

1

BẠCH HẦU
A. Mục tiêu học tập:
1.Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm
sàng và biến chứng bệnh bạch hầu họng thể thông thường.
2. Hướng dẫn được cộng đồng cách điều trị và phòng bệnh bạch hầu.
3. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bạch hầu.
B. Nội dung:
1. Đại cương:
1.1. Khái niệm:
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do trực khuẩn
Corynebacterium diphteriae gây nên. Tổn thương đầu tiên là một màng giả ở
đường hô hấp trên, từ đây độc tố của vi khuẩn tiết ra gây tổn thương tại chỗ và
toàn thân.
1.2. Mầm bệnh:
- Corynebacterium diphteriae là trực khuẩn Gram (+), có hình dùi trống
hoặc quả tạ, không vỏ, không sinh nha bào, ái khí, sắp xếp thành từng đám hình
chữ V, M...
- C. diphtheriae gồm 3 type sinh học (3 loại): Gravis, Mitis, Intermedius.
Các type này đều có kháng nguyên chung là Polyosid, các vi khuẩn giả bạch hầu
không có kháng nguyên này.
- Vi khuẩn C. diphtheriae có ngoại độc tố rất mạnh, là yếu tố gây bệnh
chủ yếu, gây hoại tử tế bào và nhiễm độc thần kinh.
Ví dụ: 1 mg độc tố bạch hầu gây chết 1.000 chuột lang, mỗi con nặng 250g
trong vòng 96 giờ.
- C. diphtheriae có sức đề kháng tốt, vi khuẩn sống lâu ở màng giả và
họng của bệnh nhân. Trong điều kiện thiếu ánh nắng vi khuẩn tồn tại hàng tháng.
Trên đồ chơi, quần áo... vi khuẩn có thể sống được vài ngày.
- Vi khuẩn bị tiêu diệt ở 500C/6 phút. Dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn
chết sau vài giờ.




2

1.3. Dịch tễ:
1.3.1. Nguồn lây: Người là nguồn lây duy nhất, bao gồm :
- Người bệnh : Có thể làm lây bệnh từ cuối thời kỳ ủ bệnh.
- Người mang trùng: Là người mang khuẩn không triệu chứng hoặc người
mang khuẩn sau khi bị bệnh, có thể mang khuẩn kéo dài 2, 3 tuần đến hàng
tháng.
1.3.2. Đường lây:
- Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ
mũi, họng của bệnh nhân khi ho, hắt hơi, nói chuyện...
- Ngoài ra, có thể lây gián tiếp thông qua đồ dùng, đồ chơi, quần áo, thức
ăn...(đặc biệt là sữa tươi) bị ô nhiễm mầm bệnh bạch hầu.
1.3.3. Cơ thể cảm thu:
- Hay gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 1 - 9 tuổi. Chỉ số nhiễm
bệnh khoảng 10 - 20% ở trẻ em chưa có miễn dịch.
- Trẻ sơ sinh thường có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền cho nên không
mắc bệnh , miễn dịch này mất đi trước tháng thứ 6.
- Bệnh thường phát thành dịch ở các nước ôn đới, vào mùa lạnh.
- Miễn dịch sau khi khỏi bệnh và tiêm vacxin thường kéo dài một thời
gian rồi giảm dần. Do vậy, người lớn nếu không tiêm chủng nhắc lại vẫn có thể
bị bệnh.
2. Cơ chế bệnh sinh:
- C. diphtheriae xâm nhập cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhất là
niêm mạc mũi, hang, amygdale (chúng còn có thể xâm nhập qua da bị tổn
thương, niêm mạc cơ quan sinh dục, mắt, nhưng rất hiếm). Từ đây, vi khuẩn tiết
ra ngoại độc tố theo hệ tuần hoàn và bạch huyết đi khắp cơ thể gây ra các tổn
thương và nhiễm độc các cơ quan, nhất là với cơ tim, thần kinh, thận, thượng

thận...
- Kháng độc tố bạch hầu chỉ có khả năng trung hoà được các độc tố tự do
còn lưu hành trong máu, chưa xâm nhập được vào tế bào.


3

3. Triệu chứng:
3.1. Bạch hầu họng thể thông thường: Là thể hay gặp nhất, chiếm 40 - 70%
các trường hợp bạch hầu.
3.1.1.Thời kỳ ủ bệnh:
- Trung bình từ 2 - 5 ngày, có thể đến 10 ngày.
- Triệu chứng lâm sàng im lặng.
3.1.2. Thời kỳ khởi phát: Bệnh thường bắt đầu từ từ với những dấu hiệu:
- Sốt nhẹ, quấy khóc, mệt nhiều, da xanh, mạch nhanh.
- Biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn.
- Sổ mũi 1 hoặc 2 bên.
3.1.3. Thời kỳ toàn phát:
3.1.3.1. Tại chỗ: Khám họng có màng giả
- Bản chất màng giả được tạo thành do:
+ Sự phát triển của vi khuẩn.
+ Sự phá huỷ của niêm mạc.
- Vị trí: Thường ở hai bên Amygdales, có khi bịt kín cả vòm họng.
- Tính chất:
+ Màu trắng ngà hoặc máu xám, dày, dai.
+ Dính chặt vào niêm mạc, khi bóc tách gây chảy máu.
+ Không tan khi cho vào nước.
+ Tái phát và lan rộng nhanh.
- Màng giả là triệu chứng đặc hiệu, vì vậy khi phát hiện được mang giả
phải điều trị ngay không chờ kết quả xét nghiệm.

3.1. 3.2. Toàn thân:
Biểu hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân (bệnh nhân mệt
mỏi lờ đờ, da xanh, sổ mũi, nổi hạch nhỏ góc hàm ).
3.1.4.Tiến triển:
- Nếu điều trị kịp thời bệnh khỏi không để lại di chứng.


4

- Nếu điều trị không kịp thời bệnh có thể chuyển thành bạch hầu thanh
quản, bạch hầu ác tính hoặc xảy ra biến chứng.
3.2. Các thể lâm sàngkhác:
3.2.1. Bạch hầu ác tính:
Thể này thường gặp do bạch hầu họng gây ra. Tình trạng nhiễm độc nặng,
diễn biến nhanh, thường gây tử vong sau 1 – 2 ngày.
- Toàn thân trong tình trạng nhiễm độc nặng:
+ Sốt cao, mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau.
+ Xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng.
+ Hạch cổ sưng to dính với nhau thành một khối không di động làm cổ
bạnh ra.
+ Huyết áp hạ, mạch nhanh, tiếng tim mờ, nhịp tim nhanh, có loạn nhịp,
gan to,đi tiểu ít, nước tiểu có albumin, ure máu cao.
- Tại chổ: Màng giả lan rộng nhanh, màu xám, dễ chảy máu, thở hôi.
3.2.2. Bạch hầu thanh quản: Thường xảy ra sau bạch hầu họng, chiếm 20 30% các trường hợp. Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn khàn tiếng: Kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày, trẻ sốt nhẹ 380C,
mệt mỏi, giọng khàn và ho tiếng ông ổng đến ho khàn sau đó mất giọng, nói
không ra tiếng.
- Giai đoạn khó thở: Thở khò khè, hít vào có tiéng rít, co kéo các cơ hô
hấp, co rút trên và dưới hõm ức. Khó thở kiểu thanh quản được chia thành 3 độ:
+ Độ 1: Khó thở từng cơn, tăng khi bị kích thích.

+ Độ 2: Khó thở liên tục, vât vã (mở khí quản tốt nhất).
+ Độ 3: Khó thở nhanh nông, tím tái, lơ mơ, hôn mê.
- Giai đoạn ngạt thở và tử vong vì chít hẹp thanh quản.
3.2.3. Bạch hầu mũi:
- Thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Một bên mũi chãy dịch, lẫn máu, mủ và có màng giã.
3.2.4. Bạch hầu ở nơi khác:


5

Ngoài các thể bệnh trên, trực khuẩn bạch hầu còn có thể gây bệnh ở các
cơ quan khác nhưng hiếm gặp, tùy theo cữa vào của vi khuẩn có một số thể:
- Bạch hầu da: Tại chổ vết xướt da, nơi vi khuẩn xâm nhập tạo thành vết
loét đường kính 0,5 – 1 cm, trũng sâu, có vẩy màu xám, dễ xuất huyết.
- Bạch hầu kết mạc, niêm mạc đường sinh dục - tiết niệu, hậu môn, ống
tai...
3.3. Xét nghiệm:
- Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng nhẹ.
- Ngoáy họng tìm thấy vi khuẩn bạch hầu.
4. Biến chứng:
Thường do độc tố của vi khuẩn gây ra, do vậy các thể bệnh bạch hầu đều
có thể biến chứng:
4.1. Viêm cơ tim:
- Là biến chứng hay gặp nhất, nhưng chỉ có khoảng 10% là có triệu chứng
rõ ràng.
- Viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm vào những ngày đầu của bệnh, nhưng
cũng có thể muộn vào tuần 3 - 5 của bệnh, thông thường hay gặp ở ngày 6 - 14
của bệnh.
4.2. Viêm đa dây thần kinh:

- Xuất hiện sớm từ tuần thứ 1 - 2 hoặc muộn từ tuần thứ 4 - 6.
- Chiếm tỷ lệ 10 - 70% các trường hợp.
- Biểu hiện liệt các dây thần kinh: Liệt màn hầu, liệt cơ mắt, liệt cơ hoành,
liệt chi, liệt cơ hoành, cơ liên sườn..
4.3. Biến chứng khác:
- Viêm cầu thận hoặc ống thận.
- Bội nhiễm phổi.
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu.
5. Điều trị:
5.1. Nguyên tắc:


6

- Trung hoà độc tố càng sớm càng tốt.
- Dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
- Chống bội nhiễm và chống tái phát.
- Theo dõi, phát hiện và điều trị các biến chứng.
- Dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp.
5.2. Điều trị đặc hiệu:
- Kháng độc tố bạch hầu: SAD (serum anti diphtherique ).
+ Phải thử phản ứng trước khi tiêm, dùng sớm.
+ Liều lượng phụ thuộc tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
+ Tác dụng trung hoà độc tố.
- Kháng sinh:
+ Penicillin 1 - 4 triệu UI/ngày x10 ngày.
+ Erythromycin 2g/ngày x 7 ngày.
5.3. Điều trị triệu chứng:
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Trợ tim: Thuốc coramine, máy tạo nhịp tim.

- Trợ hô hấp: Mở khí quản, máy thở.
- Bệnh nhân có biến chứng viêm cơ tim: Dùng corticoide, kèm theo lợi
tiểu, trợ tim mạch.
- Bệnh nhân liệt chi: Ủ ấm, xoa bóp chi, vitamin nhóm B.
6. Chăm sóc:
6.1. Nhận định chăm sóc: Nhận định chăm sóc để thiết lập những thông tin cơ
bản về tình trạng hiện tại của bệnh nhân.
6.1.1. Hỏi bệnh:
- Bệnh nhân bị ngày thứ bao nhiêu?
- Diễn biến các triệu chứng lâm sang từ khi có dấu hiệu đầu tiên, quan tâm
đến dấu hiệu sốt nhẹ nhưng bệnh nhân mệt nhiều, quấy khóc, kém chơi.
- Tình hình dịch tể có lien quan đến bệnh nhân như xung quanh có thể có
trẻ mắc bệnh bach hầu không? Đã tiêm phòng vaccine đầy đủ chưa?


7

6.1.2. Khám điều dưỡng:
- Tình trạng hô hấp: Đếm nhịp thở,kiểu thở, xác định khó thở thanh quản,
tình trạng tím tái, mức độ tang tiết, ho, khàng giọng, mất giọng,…
- Tình trạng tuần hoàn: Đếm mạch, nghe tiếng tim, đo huyết áp 30
phút/lần, thường thấy mạch nhanh, nghe tiếng tim mờ, huyết áp bình thường
hoặc giảm trong trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.
- Tình trạng thần kinh: Mệt mỏi, vật vả, bứt rứt, liệt,….
- Tình trạng chung: Đo nhiệt độ 3 giờ/lần. Quan sát màu sắc da, tình trạng
màng giả phát triển (màu sắc, mùi, có xuất huyết không,…).
- Theo dõi nước tiểu/ 24 giờ, lưu ý số lượn, màu sắc.
- Lấy bệnh phẩm ở họng làm xét nghiệm.
- Đo điện tâm đồ.
6.2. Chẩn đoán chăm sóc:

- Nguy cơ khó thở do phù nề, co thắt thanh quản.
- Tình trạng tăng thân nhiệt do nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Nguy cơ thiếu dinh dưỡng do đau họng không nuốt được.
- Gia đình và bệnh nhân lo lắng về bệnh.
6.3. Lập kế hoạch chăm sóc:
- Làm giảm khó thở.
- Làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và hạ than nhiệt.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Giáo dục sức khỏe.
6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
6.4.1. Làm giảm kho thở:
- Cho bệnh nhân nằm đầu cao trong phòng cách ly, thoáng, ấm áp.
- Khi bệnh nhân có tình trạng tang tiết đàm dãi, phải lau và hút đàm dãi
cho bệnh nhân, làm lưu thông đường hô hấp.


8

- Chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng phụ giúp Bác Sĩ khi có chỉ định mở khí quản.
Khí có mở khí quản phải thay rữa canuyn hang ngày. Sauk hi rút phải theo dõi
biến chứng hẹp khí quản và chăm sóc chổ mỡ khí quản như chăm sóc vết thương.
- Trẻ quấy khóc phải cho thuốc an thần để tránh kích thích, gây nguy hiểm
cho tim.
6.4.2. Làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và hạ sốt:
- Vệ sinh rang miệng, nũi họng hang ngày. Trẻ nhỏ không tự vệ sinh được
thì điều dưỡng viên trực tiếp hoặc hướng dẫn người nhà cách lau rang miệng cho
trẻ.
- Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh, đủ liều, đúng giờ.
- Hạ sốt bằng chườm lạnh hoặc thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.

- Theo dõi tình trạng màng giả hang ngày để kịp thời chăm sóc, thay đổi
thuốc.
6.4.3. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng:
- Cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp thịt nạc, cháo khoai tây, cà rốt,… để trẻ
đở vướng họng, nuốt đở đau.
- Nếu trẻ không muốn ăn, phải động viên trẻ và thay đổi món ăn theo sở
thích của trẻ.
- Cho trẻ ăn ít một, chia nhỏ bửa trong ngày, xen kẽ với uống sữa và nước
quả.
- Không cho trẻ kiêng quá mức vì dễ làm trẻ suy dinh dưỡng.
- Nếu bệnh nhân có liệt màng hầu cho bệnh nhân ăn thức sệt, không quá
lỏng vì gây sặc,không đặt vì gây nghẹn.
- Bệnh nhân không nuốt được phải cho ăn qua sonde dạ dày.
6.4.4. Giáo dục sức khỏe:
- Giải thích cho gia đình bệnh nhân sự nguy hiểm của bệnh, các biến
chứng có thể xảy ra để gia đình phối hợp với thầy thuốc trong điều trị và chăm
sóc bệnh nhân.


9

- Hướng dẫn gia đình cách chế biến thức ăn, cách theo dõi các dấu hiệu
nguy hiểm, cách phòng biến chứng.
- Khi bệnh nhân có biểu hiện suy tim, cần hướng dẫn gia đình lưu ý chế
độ nghĩ ngơi của trẻ: Trẻ phải nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, ít nhất từ 2 đến 3
tuần, có thể đến 55 ngày trong phòng riêng, thoáng, sáng, yên tỉnh, hạn chế
người vào thăm, khám.
- Cách ly bệnh nhân ít nhất 21 ngày. Phết họng xét nghiệm 3 lần âm tính
mới cho bệnh nhân ra viện.
6.5. Đánh giá:

- Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc.
- Kế hoạch chăm sóc được đánh giá là tốt khi bệnh nhân khỏi, không bị
biến chứng, hết sốt, hết tình trạng nhiễm độc, màng giả rụng, hết đau họng, ăn
ngủ tốt, kết quả phết họng 3 lần đều âm tính, bệnh nhân ra viện.



×