Tải bản đầy đủ (.doc) (309 trang)

Tổng quan về bệnh đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 309 trang )

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
BAN DÂN NGUYỆN
**********
KỲ HỌP THỨ SÁU - QUỐC HỘI KHOÁ XII
(20/10/2009 - 27/11/2009)
TẬP HỢP Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI
TẠI KỲ HỌP THỨ SÁU, QUỐC HỘI KHOÁ XII
Hà Nội, tháng 11/2009
MỤC LỤC
Số TT CƠ QUAN VÀ LĨNH VỰC Số ý kiến Trang
Các ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với Quốc hội và Chính phủ:
1. Quốc hội................................................................................................................................................... 187 3
2. Chính phủ................................................................................................................................................. 151 43
Các ý kiến, kiến nghị của cử tri về các lĩnh vực:
3. Nông nghiệp và nông thôn....................................................................................................................... 154 71
4. Giáo dục và Đào tạo................................................................................................................................. 119 102
5. Lao động - Thương binh và Xã hội ......................................................................................................... 119 125
6. Kế hoạch và Đầu tư.................................................................................................................................. 118 147
7. Nội vụ....................................................................................................................................................... 110 170
8. Tài chính - Ngân sách............................................................................................................................... 93 189
9. Y tế........................................................................................................................................................... 70 209
10. Giao thông - Vận tải ................................................................................................................................ 66 222
11. Tài nguyên và Môi trường........................................................................................................................ 64 235
12. Công thương............................................................................................................................................. 63 248
13. Ngân hàng................................................................................................................................................ 44 261
14. Quốc phòng.............................................................................................................................................. 35 271
15. Văn hoá - Thể thao - Du lịch.................................................................................................................... 21 278
2
Số TT CƠ QUAN VÀ LĨNH VỰC Số ý kiến Trang
16. An ninh – trật tự....................................................................................................................................... 19 281
17. Xây dựng.................................................................................................................................................. 16 286


18. Dân tộc, miền núi..................................................................................................................................... 12 291
19. Bảo hiểm xã hội....................................................................................................................................... 11 293
20. Thanh tra Chính phủ................................................................................................................................. 10 295
21. Thông tin truyền thông............................................................................................................................. 10 297
22. Tư pháp.................................................................................................................................................... 8 298
23. Truyền hình.............................................................................................................................................. 6 302
24. Khoa học và Công nghệ........................................................................................................................... 4 304
25. Ngoại giao................................................................................................................................................ 1 305
Các ý kiến, kiến nghị vềlĩnh vực của Toà án nhân dân tối cao:
26. Tòa án nhân dân tối cao............................................................................................................................ 14 306
27. Viện kiểm sát nhân dân tói cao................................................................................................................ 4 309
Tổng cộng: 1.529
3
Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI ĐỐI VỚI QUỐC HỘI
STT Nội dung Địa phương
I- Công tác xây dựng luật
1 Đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản
pháp quy, các quy định, thu tục chồng chéo, bất cập rườm rà, không còn phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là
lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai; giải quyết tranh chấp lao động tập thể quy định tại Bộ luật lao động và Bộ
luật tố tụng dân sự.
Bà Rịa - Vũng
Tàu
2 Đề nghị Quốc hội ban hành những văn bản để giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội trước.
Trước mắt đề nghị Quốc hội cần sớm ban hành mới hoặc sửa đổi một số luật sau: sửa đổi Luật Ngân hàng
nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và mô hình các tổ chức tín
dụng, ngân hàng hiện nay; sửa đổi Luật Hợp tác xã, giúp cho các mô hình hợp tác xã hoạt động thuận lợi
hơn, có đủ tư cách pháp nhân để thực hiện trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường; sớm ban hành Luật
thi hành án phạt tù để quy định một cách chặt chẽ, đầy đủ về thi hành án phạt tù, đặc biệt là thay đổi hình
thức thi hành án tử hình hiện nay.
Thái Bình

3 Đề nghị Quốc hội khi ban hành luật thì luật đó phải có giá trị và hiệu lực thi hành ít nhất 5-10 năm, nếu
bất cập mới sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tránh việc nhiều luật vừa ban hành chưa đầy 01-02 năm lại bổ
sung sửa đổi như hiện nay.
Bình Thuận,
Bắc Kạn, Cần
Thơ
4 Đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản
pháp quy, các quy định, thủ tục chồng chéo, bất cập rườm rà, không còn phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là
lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai; giải quyết tranh chấp lao động tập thể quy định tại Bộ luật lao động và Bộ
luật tố tụng dân sự.
Bà Rịa - Vũng
Tàu
5 Cử tri đề nghị Quốc hội nâng cao chất lượng nghiên cứu, thẩm tra các dự án luật, các nội dung đưa vào
luật phải có tầm nhìn xa tránh tình trạng luật mới ban hành trong thời gian ngắn (thậm chí có luật chưa có
Quảng Ninh,
Thái Bình, Thái
4
STT Nội dung Địa phương
hiệu lực như Luật thuế thu nhập cá nhân) đã phải sửa đổi, bổ sung rất khó cho việc thực hiện. Một trong
những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên là cần có sự kiên quyết trong chỉ đạo điều hành tiến độ
chuẩn bị dự án luật, không chỉ vì nhằm thực hiện kế hoạch chương trình xây dựng pháp luật đã đề ra, mặt
khác cần tăng cường chất lượng trong khâu xem xét thực trạng tình hình chuẩn bị của các cơ quan hữu
quan để cân nhắc đưa vào chương trình xây dựng luật hàng năm.
Nguyên
6 Cử tri phản ánh tình trạng luật do Quốc hội ban hành đã có hiệu lực, song Chính phủ và các bộ, ngành
liên quan chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện
nhưng không có tập thể, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm. Đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết quy
định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành
luật (cử tri quận Thanh Xuân); Đề nghị Quốc hội nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây
dựng luật để các luật mới ban hành được ổn định lâu dài (cử tri thị xã Sơn Tây).

Hà Nội
7 Hiện nay, quy trình ban hành Nghị quyết của Quốc hội còn nằm rải rác trong nhiều văn bản luật khác
nhau. Điều này gây khó khăn cho Quốc hội trong việc quyết định các vấn đề quan trọng. Đề nghị phải cải
cách quy trình ban hành Nghị quyết của Quốc hội khi quyết định các vấn đề quan trọng. Các thông tin đưa
ra thảo luận phải được thường xuyên cập nhật chứ không nên dựa vào báo cáo. Hoàn thiện tiêu chí, chỉ tiêu
về vấn đề quan trọng. (Ví dụ: thế nào là công trình quan trọng cấp quốc gia?…). Khẳng định giá trị pháp lý
của Nghị quyết và phải có chế tài với cơ quan thực hiện.
Quốc hội nên sử dụng các lực lượng chuyên gia để đánh giá các vấn đề cần quyết định, sau đó để cho
các Ủy ban của Quốc hội xem xét, có ý kiến rồi mới đưa ra kỳ họp Quốc hội quyết định cuối cùng.
Cần Thơ
8 Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần cải tiến mạnh hơn công tác
xây dựng pháp luật; có giải pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân.
Nghệ An, Tiền
Giang, Hà Nam
9 Đề nghị Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có liên quan hướng dẫn thi hành luật kịp thời; sớm ban hành
Luật thi hành án để tạo sự thống nhất cao trong thực thi pháp luật.
Nghệ An
5
STT Nội dung Địa phương
10 Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, Quốc hội sẽ thông qua Luật người
cao tuổi, cử tri kiến nghị Quốc hội điều chỉnh qui định mức hỗ trợ cho người
cao tuổi từ 85 tuổi (theo quy định tại Pháp lệnh người cao tuổi) xuống 80 tuổi
và cũng có một số cử tri kiến nghị Quốc hội quy định người cao tuổi từ 70-75
tuổi là phù hợp.
Đồng thời có ý kiến đề nghị không loại trừ đối tượng cán bộ, công chức
nghỉ hưu được hưởng bảo trợ xã hội khi đủ tuổi theo quy định của Luật người
cao tuổi.
Tiền Giang, Cà Mau, Bắc Giang, Ninh
Thuận, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Quảng Bình, Lai Châu, Bình Dương,

Quảng Nam, Quảng Ninh, Tây Ninh, Nghệ
An, Thái Bình, Cần Thơ, Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Lào Cai, Bình Thuận, Bắc Kạn, Khánh
Hoà, An Giang, Hoà Bình, Thái Bình, Long
An, Yên Bái, Bến Tre, Hải Dương, Bình
Thuận, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Vĩnh Long
11 Đối với dự án Luật người cao tuổi: đề nghị xem xét quy định Hội người
cao tuổi là một tổ chức chính tri - xã hội; ban chấp hành Hội được tổ chức ở 4
cấp: cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã.
Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang,
Thái Bình, Hà Nội, Tây Ninh
12 Đề nghị Quốc hội nghiên cứu bổ sung đối tượng người cao thuổi từ 65 tuổi trở lên, sinh con một bề gái
và thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nhưng không có lương hưu hoặc các nguồn bảo trợ
khác, được hưởng chính sách trợ cấp xã hội vào dự thảo Luật người cao tuổi nhằm khuyến khích nhân dân
thực hiện tốt chính sách dân số và hạn chế tỷ lệ mất cân bằng giới tính giữa nam và nữ như hiện nay (năm
2008 tỷ lệ là 112 nam/ 100 nữ).
Lai Châu
13 Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam hiện nay là 72, cao hơn mức thế giới là 6 tuổi. Thực tế hiện
nay rất nhiều người trên 60 tuổi còn lao động. Do vậy, đề nghị Người cao tuổi được quy định trong luật là
công dân Việt Nam từ 65 hoặc 70 tuổi trở lên.
Phú Yên
14 Quy định độ tuổi người cao tuổi với nữ 60 tuổi là không hợp lý vì độ tuổi nghỉ hưu của nữa là 55 nên
khoảng thời gian từ 55 đến 60 tuổi họ sẽ không được tham gia Hội người cao tuổi, như vậy không phù hợp
với Luật bình đẳng giới.
Bắc Kạn
6
STT Nội dung Địa phương
15 Cử tri đề nghị độ tuổi của người cao tuổi là từ 60 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ. Tây Ninh
16 Một số ý kiến đề nghị Ban soạn thảo chỉnh sửa lại khoản 3, Điều 17 theo hướng tất cả người cao tuổi từ
80 tuổi trở lên đều được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, không phân biệt người có lương hưu hoặc trợ cấp

bảo hiểm xã hội hàng tháng. Vì thực tế thu nhập lương hưu và trợ cấp BHXH không lớn (người hưởng tuất
thường xuyên lương rất thấp). Nếu cho rằng đối tượng này đã được cấp thẻ Bảo hiểm y tế và được hưởng
chế độ mai táng phí theo Luật Bảo hiểm xã hội thì Chính phủ nên trừ ra hai chế độ này ra và chỉ cho hưởng
chế độ trợ cấp thường xuyên như người trên 80 tuổi khác. Mặt khác, nếu dùng từ trợ cấp bảo hiểm xã hội
hàng tháng thì chung chung, vì chỉ có đối tượng chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng
tháng mới được cấp thẻ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí khi chết, còn đói tượng hưởng trợ cấp hàng
tháng (cũng là trợ cấp bảo hiểm xã hội) thì không được cấp thẻ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí khi
chết.
Phú Yên
17 Một số ý kiến tán thành phương án 1 của dự thảo luật. Ý kiến khác chọn phương án 2 để phù hợp với
phương án 1 Điều 17 và đề nghị bổ sung thêm khoản 1, Điều 18 (phương án 2) như sau: Đối tượng quy
định tại Điều 17 của Luật này mà không có lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
theo Luật bảo hiểm xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; được hỗ trợ
chi phí mai táng khi chết theo mức quy định của Chính phủ
Phú Yên
18 Đề nghị bổ sung dự thảo Luật người cao tuổi: ở Điều 4 “người cao tuổi có trách nhiệm tự chăm sóc sức
khỏe và dùng thuốc phù hợp để nâng cao sức khỏe”.
Khánh Hòa
19 Về tổ chức Người cao tuổi, đa số cử tri thống nhất đề nghị là tổ chức xã hội và được thành lập ở 2 cấp
(trung ương và cấp xã, phường như hiện nay) là phù hợp. Tuy nhiên để hoạt động của Hội người cao tuổi
cấp xã, phường có hiệu quả, đề nghị Chính phủ cho cấp Phó Chủ tịch Hội được hưởng định suất lương và
đầu tư kinh phí cho cơ hội ở cơ sở có điều kiện để hoạt động.
Bình Thuận
7
STT Nội dung Địa phương
20 Đề nghị Luật người cao tuổi có quy định các bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên có Khoa lão khoa. Hà Nội
21 Đề nghị nâng mức trợ cấp đối với người cao tuổi lên bằng hoặc cao hơn mức chuẩn hộ nghèo. Tây Ninh, Bình
Thuận, Khánh
Hòa
22 Về Điều 16, có 7 ý kiến chọn phương án 2 dự thảo luật: Người cao tuổi được giảm giá vé, giá dịch vụ

khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tham gia một số hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao, giải
trí theo quy định của Chính phủ.
Phú Yên
23 Về chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi (điều 21), có 7 ý kiến chọn phương án 1 dự thảo luật; có 3 ý kiến
khác đề nghị nên quy định tổ chức mừng thọ người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên.
Phú Yên
24 Đề nghị bổ sung khoản 1, điều 3: Người cao tuổi được hưởng tất cả những quyền cơ bản của công dân
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Phú Yên
25 Về điểm a, khoản 1, điều 12: có 2 ý kiến đề nghị hạ độ tuổi người cao tuổi được ưu tiên khám chữa
bệnh từ 80 xuống còn 70, vì cho rằng đối tượng từ 70 – 80 là không nhiều (2,9 triệu người).
Phú Yên
26 Đề nghị bổ sung điểm i, khoản 1, điều 29 quy định về trách nhiệm của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội: “Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan quy hoạch, xây dựng các cơ sở chăm sóc người cao
tuổi trong cả nước”.
Phú Yên
27 Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật dân quân tự vệ cần quan tâm đến vấn đề tiền lương và các chế
độ phụ cấp đối với lực lượng dân quân tự vệ, tạo điều kiện cho các đối tượng này hoàn thành tốt nhiệm
vụ; về độ tuổi tham gia dân quân tự vệ nên quy định nam từ 18-35 tuổi; nữ từ 18-30 tuổi; ngoài ra trong
Luật cần quy định chế độ hỗ trợ, tạo điều kiện học nghề cho người sau khi hoàn thành nghĩa vụ.
Bình Dương,
An Giang
28 Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ trong quá trình xây dựng và Kon Tum
8
STT Nội dung Địa phương
ban hành Luật Dân quân tự vệ cần đưa vào luật quy định: “Ban quân sự xã có con dấu để tiện giao dịch và
điều hành công việc.
29 Đối với Luật dân quân tự vệ: Đa số ý kiến tán thành thời gian thực hiện nghĩa vụ Dân quân tự vệ 4
năm như dự thảo Luật. Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị Luật Dân quân tự vệ nên quy định thời gian thực
hiện nghĩa vụ Dân quân tự vệ 3 năm là phù hợp trong tình hình hiện nay. Cử tri tán thành việc lập quỹ quốc

phòng an ninh để có kinh phí đảm bảo hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ. Có ý kiến đề nghị Nhà
nước mua bảo hiểm y tế cho lực lượng Dân quân tự vệ trong thời gian thực hiện nghĩa vụ và có chế độ cho
thanh niên tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt khi hoàn thành nghĩa vụ.
Tiền Giang
30 Khoản 1, điều 8: Độ tuổi nghĩa vụ tham gia DQTV.
Quy định tuổi tham gia nghĩa vụ DQTV: Nam từ 18 đến 45; Nữ từ 18 đến 40 đối với Dân quân là phù
hợp; nhưng đối với lực lượng Tự vệ, cử tri đề nghị Quốc hội quy định độ tuổi đối với nam từ 18 đến hết
50; Nữ từ 18 đến hết 45 tuổi vì thực tế hiện nay tổ chức biên chế vào lực lượng công nhân, viên chức trong
các doanh nghiệp ít thay đổi (nhất là các đơn vị sản xuất kinh doanh).
Khoản 2, Điều 9: Thời hạn thực hiện tham gia DQTV nòng cốt.
Cơ bản cử tri đều nhất trí trong dự thảo thời gian thực hiện nghĩa vụ có thể kéo dài đối với DQTV
nòng cốt không quá 04 năm…Xong cũng có ý kiến đề nghị Quốc hội kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ
DQTV nòng cốt là 05 năm nhằm nâng cao khả năng tích lũy kinh nghiệm.
Khoản 4, Điều 10: Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị DBDV được biên chế vào các đơn vị
DQTV. Đề nghị bổ sung thêm (Có đủ tiêu chuẩn) cụ thể là: “Quân nhân dự bị có đủ tiêu chuẩn chưa sắp
xếp vào …được biên chế vào DQTV”.
Mục d, Khoản 1, Điều 11: Quy định là lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo. Cử tri đề nghị
nên bỏ từ “Nghèo”, vì đã là lao động duy nhất thì chỉ có một người lao động, nêu chỉ giải quyết tạm hoãn
Hải Dương
9
STT Nội dung Địa phương
cho hộ gia đình nghèo thì không đảm bảo công bằng xã hội.
Khoản 1 Điều 12: Quy định tháng 4 hàng năm…tham gia DQTV. Trên cơ sở thực tế của địa phương
cơ sở nhiều năm qua hàng năm tổ chức lễ ra quân huấn luyện vào ngày 01/3 trong khi đó công tác tổ chức
xây dựng lực lượng lại tiến hành vào tháng 4 do vậy không phù hợp và khó khăn trong công tác huấn
luyện, cử tri đề nghị Quốc hội quy định rõ việc đăng ký xây dựng lực lượng vào tháng 2 hàng năm (trước
khi bước vào huấn luyện).
Khoản 3, Điều 12: Về đăng ký, quản lý Dân quân Tự vệ.
Nên bỏ cụm từ “để quản lý và huy động khi cần thiết” vì DQTV nòng cốt khi đi khỏi địa bàn cấp xã
báo cáo với người chỉ huy trực tiếp là đủ. Trường hợp thay đổi nơi cư trú 3 tháng trở lên phải đăng ký với

nơi cư trú mới, nội dung này chưa có cơ sở pháp lý cho cơ sở nơi tiếp nhận, quản lý. Trong Nghị định số
83/2001 ngày 09/11/2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ tại Điều 24 đã quy định rõ về công tác đăng
ký, quản lý quân nhân dự bị hạng một, hai. Vì vậy, cử tri đề nghị: Trong dự án Luật DQTV “Ghi trường
hợp thay đổi nơi cư trú phải báo cáo với Ban CHQS cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi đi và nơi đến” (Cụ thể do
Chính phủ quy định).
Khoản 1 và 2, Điều 19: Doanh nghiệp có tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam….lao động phù hợp thì
phải tổ chức lực lượng Tự vệ.
Mục g, Khoản 2, Điều 22: Trong dự án Luật quy định “ Giúp người đứng đầu cơ quan tổ chức kiểm
tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự”. Cử tri đề nghị bổ sung thêm (Công tác xây dựng và
hoạt động của lực lượng DQTV thuộc quyền) vì trong nội dung kiểm tra, sơ, tổng kết phải đề cập đến công
tác xây dựng và hoạt động của lực lượng DQTV. Đề nghị quy định: “Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ
chức kiểm tra sơ, tổng kết công tác tổ chức xây dựng và hoạt động của lực lượng DQTV thuộc quyền và
công tác quốc phòng, quân sự”.
Điều 24: Thôn đội.
10
STT Nội dung Địa phương
Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ của thôn đội là người trực tiếp giúp Ban CHQS xã (P,TT) về công tác
quân sự của thôn. Cử tri đề nghị Quốc hội xem xét có thể thay tên gọi của thôn đội trưởng bằng “Trợ lý
quân sự thôn”.
Khoản 6, Điều 29: Quy định “Trong trường hợp cần thiết…do sĩ quan quân đội nhân dân đảm nhiệm”.
Nội dung này cử tri xem xét thấy không có khả thi vì chức năng, nhiệm vụ, công tác quản lý, kinh nghiệm
quản lý đơn vị DQTV khác với các đơn vị Quân đội và trong quá trình xây dựng, huấn luyện, hoạt động
chiến đấu của lực lượng DQTV. Cử tri đề nghị Quốc hội nghiên cứu bỏ khoản này.
Khoản 2, Điều 34: Huấn luyện Dân quân Tự vệ.
Cử tri đề nghị Quốc hội xem xét giảm thời gian huấn luyện cho lực lượng Dân quân Tự vệ năm thứ
nhất từ 15 ngày xuống còn 12 ngày là phù hợp và cũng đảm bảo huấn luyện hết theo chương trình huấn
luyện; Dân quân Cơ động; Dân quân Chuyên ngành; Dân quân Tự vệ biển từ 12 ngày xuống còn 10 ngày
(giảm 02 ngày) so với dự thảo. Vì lực lượng DQTV ở các nhóm đối tượng trên đã được huấn luyện nội
dung chương trình năm thứ nhất do đó thời gian huấn luyện như vậy là phù hợp với điều kiện ở địa
phương, cơ sở trong tình trạng hiện nay.

Khoản 1, Điều 38: Hoạt động sẵn sàng chiến đấu.
Cử tri đề nghị chỉ cần nêu: “Dân quân Tự vệ phải duy trì chế độ hoạt động theo các trạng thái sẵn sàng
chiến đấu” là đủ không cần đề cập rõ các cơ sở có tổ chức DQTV.
Khoản 2, Điều 46: Chế độ chính sách đối với DQTV.
Nội dung này chưa đề cập đến chế độ, quyền lợi của cán bộ làm công tác kiêm nhiệm tại các cơ quan,
tổ chức. Cử tri đề nghị Quốc hội bổ sung chế độ cho lực lượng tham gia làm công tác kiêm nhiệm và cần
có chế độ đãi ngộ hơn cho lực lượng DQTV tại các vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.
Điều 46: Chế độ tiền lương, phụ cấp…
11
STT Nội dung Địa phương
Khoản 2. Cử tri đề nghị Quốc hội có quy định rõ, cụ thể mức phụ cấp cho cán bộ là Phó chỉ huy
trưởng Quân sự xã trên phạm vi toàn quốc để bảo đảm sự thống nhất.
Mục a, Khoản 2. Quy định trợ cấp ngày công lao động…không thấp hơn 0,08 mức lương tối thiểu
chung, cử tri xét thấy mức cử tri trả như vậy so với hiện nay là thấp đề nghị Quốc hội quy định trợ cấp
không thấp hơn 0,1.
Mục b, Khoản 2. Cử tri đề nghị Quốc hội xem xét thay cụm từ “hỗ trợ tiền ăn” bằng cụm từ “được bảo
đảm tiền ăn”.
Điều 57: Cử tri còn băn khoăn về nhiệm vụ chi của địa phương chưa rõ ràng địa phương là cấp nào;
tỉnh, huyện, hay cấp xã; Trong thực tế thực hiện Pháp lệnh DQTV hiện hành và Nghị định 184 của Chính
phủ phần bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV tham gia làm nhiệm vụ là rất khó khăn trong
thực hiện, chỉ quy định kinh phí cho địa phương chung. Cử tri đề nghị Quốc hội xem xét Điều 57, nên quy
định rõ cho từng cấp tỉnh, huyện cơ sở để đảm bảo tính thống nhất cao trong tổ chức thực hiện.
Khoản 3, Điều 58: Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
Quy định: “Bảo đảm tiền lương…theo thẩm quyền”. Cử tri đề nghị Quốc hội bổ sung thêm “Bảo đảm
tiền lương, phụ cấp trách nhiệm cán bộ, trợ cấp ngày công lao động…theo thẩm quyền”.
Điều 62: Trách nhiệm của Bộ, ngành.
Trong dự án Luật có 6 khoản quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan nhưng trong dự án
không đề cập đến trách nhiệm của Bộ Y tế. Trong Điều 11 quy định việc miễn, hoãn thực hiện tham gia
nghĩa vụ DQTV trong thời bình tại tiết 6 khoản 1 không đủ sức khỏe theo kết luận của y tế cấp xã trở lên;
cũng tại điều 53 về chế độ chính sách đối với DQTV đau ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh có

nhiều nội dung liên quan đến ngành y tế. Vì vậy, cử tri đề nghị Quốc hội nghiên cứu thêm 1 khoản (Bộ Y
tế chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo hướng dẫn ngành y tế các cấp thực hiện công tác khám,
12
STT Nội dung Địa phương
chữa bệnh cho DQTV nòng cốt).
Điều 66: Về xử lý vi phạm.
Cử tri đề nghị bổ sung thêm 1 mục: Đối với công dân đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia lực lượng
DQTV mà cố tình không tham gia lực lượng DQTV, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
31 Cử tri kiến nghị Luật cư trú hiện không phù hợp thực tiễn nên luật đi vào đời sống chưa hiệu quả (như
việc cắt nhân khẩu khi không còn sống chung, không còn quan hệ với hộ gia đình gặp khó khăn khi nhân
khẩu đó không đồng ý), kiến gnhi Quốc hội sửa đổi xem xét, bổ sung.
Tiền Giang
32 Hiện nay vấn đề tranh chấp, khiếu kiện đất đai vẫn còn mang tính bức xúc dẫn đến việc khiếu kiện
đông người, vượt cấp gây khó khăn cho các cấp giải quyết; ngoài ra thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất
vẫn còn khá cao so với thu nhập của người dân. Cử tri đề nghị Quốc hội cùng các Bộ, ngành có liên quan
cần dồn tâm sức nghiên cứu, sửa đổi những luật nói trên để sớm thông qua trong kỳ họp gần nhất.
Bình Dương
33 Luật Đất đai quy định, việc thỏa thuận đền bù giũa nhà đầu tư là các doanh nghiệp với người sử dụng
đất khi thực hiện dự án, đã gây không ít khó khăn, nhất là các doanh nghiệp năng lực tài chính hạn chế,
thậm chí nhiều dự án đã có quyết định và cấp phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thể
thực hiện được. Do đó, đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng quyền định đoạt
cần trao cho Nhà nước chứ không trao cho cá nhân (người sử dụng đất).
Hoà Bình,
Quảng Nam
34 Cử tri đề nghị khẩn trương điều chỉnh những điểm thống nhất giữa Luật Đất đai và Luật khiếu nại, tố
cáo (KNTC) vì đây là lĩnh vực có nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo nhất, đồng thời các cơ quan cũng gặp
nhiều khó khăn khi giải quyết đơn thư thuộc lĩnh vực này.
Việc Luật KNTC quy định UBND tỉnh là cơ quan cuối cùng giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai
là chưa phù hợp, chưa thỏa đáng.

Bình Phước,
Bắc Giang
Khánh Hòa
13
STT Nội dung Địa phương
35 Vấn đề các cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng đất sai diện tích hoặc sai vị trí định vị đất,
nhưng khi có tranh chấp thì tòa án chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để quyết định cho
người có giấy chứng nhận QSDĐ thắng kiện là chưa chính xác, đề nghị Quốc hội lưu ý vấn đề này để đưa
ra những chính sách pháp luật chưa phù hợp cho ngành tòa án thực thi tốt hơn.
An Giang
36 Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Đất đai mới thay thế Luật Đất đai năm 2003 khắc phục những
bất cập của luật hiện hành, đặc biệt quan tâm đến nội dung các vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng,
hạn điền, có chính sách cụ thể về đất đai với nông dân, dân tộc thiểu số và người nghèo…
Bà Rịa - Vũng
Tàu, Hà Nội,
Quảng Bình
37 Về Luật thuế nhà - đất: đề nghị xem xét việc thu thuế nhà có nên định mức bằng tiền để đánh thuế hay
không? Đề xuất phương án thu thuế theo định mức kết cấu nhà bao nhiêu tầng thì thu thuế bao nhiêu chứ
không nên định giá trị bằng tiền (600 triệu) vì vật liệu xây dựng thay đổi thất thường và không có cơ sở
nào để định giá ngôi nhà.
An Giang
38 Cử tri kiến nghị Quốc hội nghiên cứu sớm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính
sách pháp luật đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân theo hướng thống nhất
đồng bộ; cần phân định rõ thẩm quyền giải quyết các khiếu nại trong hoạt động thi hành án dân sự theo
Luật thi hành án, với Luật Khiếu nại tố cáo hiện hành; đồng thời quy định chi tiết về thời hạn xem xét lại
quyết đã có hiệu lực pháp luật.
Tiền Giang
39 Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, tạo sự thống nhất trong quy định của các Luật về nội dung giải quyết
khiếu nại, tố cáo (về thẩm quyền giải quyết sau khi cơ quan hành chính có quyết định giải quyết lần 2); có
chế tài cụ thể để xử lý các trường hợp khiếu nại, tố cáo sai sự thật; quy định về thời hiệu tố cáo; quy định

về ủy quyền trong tiếp dân, đối thoại với công dân.
Hà Nam
40 Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; hạn chế tình trạng gửi đơn khiếu nại vượt cấp, gửi
không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đề nghị sửa đổi Luật khiếu nại, tố cáo theo hướng quy định
chính quyền các cấp và các cơ quan hành chính giải quyết khiếu nại; lực lượng Công an giải quyết tố cáo.
Điện Biên, Hải
Phòng, Ninh
Bình
14
STT Nội dung Địa phương
41 Đề nghị sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đất đai:
Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì thời hiệu là 90 ngày, kể từ ngày có Quyết định hành
chính hoặc biết được hành vi hành chính; còn theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì thời hiệu chỉ có
30 ngày, thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2: theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo là 30 ngày; theo Luật
Đất đai năm 2003 là 45 ngày.
Vấn đề giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo quy
định của Luật Đất đai năm 2003 thì giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1,2 và 5 Luật Đất đai năm
2003 thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Nghệ An
42 Theo quy định Luật Đất đai năm 2003 đối với trường hợp nhà đầu tư tự thỏa thuận với người có đất,
thông qua các hình thức (nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử
dụng đất). Vì vậy, đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 quy định một hình thức thống nhất là
nhà nước thu hồi đất để thực hiên bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Nghệ An
43 Cử tri đề nghị Quốc hội phải xuất phát từ yêu cầu cuộc sống của người dân và sự phát triển của nền
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để xây dựng và ban hành luật. Xây dựng và ban hành luật
phải khắc phục tính chồng chéo, ban hành luật khung, luật ống, phải chờ hướng dẫn của Chính phủ. Cử tri
kiến nghị Quốc hội khẩn trương sủa đổi Luật đất đai một cách toàn diện để điều chỉnh về giao đất, cho
thuê đất, đất ở đất sản xuất, về hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.

Nghệ An, Bình
Phước, Bắc
Giang
44 Cử tri có ý kiến rằng, hiện tại cuộc sống của người dân nông thôn rất khó khăn và khi tổ chức cho con
cái có cuộc sống gia đình riêng lại càng khó khăn hơn, nhưng theo quy đinh của Luật nhà ở khi xây dựng
nhà phải chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất thổ cư, điều này gây nên nhiều khó khăn hơn nữa cho người
dân nông thôn, kiến nghị Quốc hội xem xét sủa đổi bổ sung luật này.
Tiền Giang
15
STT Nội dung Địa phương
45 Đề nghị nâng mức xử phạt khi công dân vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự Bắc Ninh
46 Luật Nghĩa vụ quân sự hiện tại tương đối phù hợp với tình hình khám tuyển Nghĩa vụ quân sự hiện
nay, tạo điều kiện tốt cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ
quân sự quy định: “…Theo Quyết định của UBND, chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa trước 15 ngày”.
Thực tế có trường hợp sau: Một số thanh niên ngư dân thường đi đánh bắt hải sản xa bờ lâu ngày từ 30
đến 45 ngày, khi có lệnh gọi nhập ngũ (hay giấy báo khám sức khỏe) thì không có ở nhà, đang đi đánh bắt
xa bờ, gia đình nhận thay, khi đến ngày nhập ngũ thì thanh niên đó không về địa phương kịp để thực ngĩa
vụ quân sự (không loại trừ khả năng thanh niên đó cố tình trốn tránh thực hiện lệnh nghĩa vụ).
Một số cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh sửa lại điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự.
Phú Yên
47 Đối với Luật nghĩa vụ quân sự: Cử tri đề nghị cho hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự đối với thanh niên là
sinh viên trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề học liên thông lên đại học và học sinh đại học
sau khi tốt nghiệp học tiếp cao học.
Tiền Giang
48 Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự vì nếu quy định như hiện nay thì ở
cấp xã không còn nguồn tuyển quân, đa số thanh niên lớn lên đều đi học tại các trường đại học, cao đẳng
hoặc trung học, học nghề, số còn lại chủ yếu là học hành yếu kém, sức khỏe không đảm bảo như vậy nếu
tuyển sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quân đội.
Hải Phòng

49 Cử tri là nông dân trên địa bàn tỉnh đề nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành Luật Nông dân để khẳng
định vai trò của người nông dân trong xã hội, đồng thời làm cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nông dân.
Khánh Hòa
50 Đề nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành Luật tôn giáo nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo trên lãnh
thổ Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Khánh Hoà,
Bình Thuận
16
STT Nội dung Địa phương
51 Đối với Luật Viễn thông: Đề nghị dự án Luật có quy định các biện pháp chế tài cụ thể và đủ mạnh để
hạn chế những hoạt động sau: Kinh doanh cờ bạc, mê tín trên mạng; chiếm dụng màn ảnh truyền hình để
quảng cáo đan xen trong các chương trình phát hình; gian lận cước viễn thông của khách hàng và các loại
tội phạm công nghệ cao khác.
Tiền Giang
52 Cử tri đề nghị Luật Viễn thông cấn quy định rõ cơ quan giám sát hoạt động của các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông và chế tài đối với hành vi tính cước viễn thông sai vì hiện nay, tình trạng tính sai cước điện
thoại (không thực hiện cuộc gọi nhưng vẫn bị tính cước) vẫn xảy ra, gây bức xúc cho người sử dụng dịch
vụ.
Khánh Hoà
53 Về công tác dân nguyện, đặc biệt về việc theo dõi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công
dân, đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật hoạt động giám sát của Quốc hội , theo hướng nâng cao hơn
nữa trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và tăng cường các biện pháp bảo đảm hoạt
động giám sát, còn nếu chỉ quy định chung chung như Khoản 4 Điều 45 Chương VI của Luật là : “Cá nhân,
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện những
yêu cầu, quyết định của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc
Đại biểu Quốc hội khi thực hiện quyền giám sát thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,
xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” thì khó áp dụng được trong thực tế. Đồng thời,
kiến nghị Quốc hội ban hành dự án Luật tố tụng hành chính sớm hơn so với dự kiến nhằm điều chỉnh toàn
cục các vấn đề liên quan đến công tác dân nguyện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền giải quyết.
Sóc Trăng, Bạc
Liêu
54 Đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ Luật tố tụng dân sự với những quy định về
tổ chức, bộ máy cơ quan giám định tư pháp chặt chẽ, chi tiết, cụ thể hơn.
Ban hành Luật Giám định tư pháp với các quy định toàn diện, đầy đủ về cơ quan giám định tư pháp, cụ
thể hóa chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác giám định tư pháp;
mở rộng quyền được yêu cầu, trưng cầu giám định tư pháp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
Hải Phòng
17
STT Nội dung Địa phương
ban hành các quy định phù hợp hơn về chế độ phụ cấp, bồi dưỡng giám định viên tư pháp, phí giám định tư
pháp, chi phí giám định; về cơ chế hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác giám định
cho các tổ chức, cơ quan chuyên môn, nhất là đối với các lĩnh vực giám định như kỹ thuật hình sự, pháp y
tâm thần, giám định các lĩnh vực xây dựng, giao thông…
55 Đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự đối với chủ doanh nghiệp - người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm pháp luật; bổ sung nội dung “chiếm đoạt tiền nộp BHXH cho
người lao động” trong Bộ Luật hình sự để ngăn chặn hành vi này.
Tp. Hồ Chí
Minh
56 Việc quy định về khoảng giới hạn giữa các khung hình phạt trong Bộ luật hình sự hay các khung xử
phạt vi phạm trong một số luật của nước ta là quá lớn (Ví dụ như quy định bị xử phạt từ 3-10 năm tù hay từ
3-10 triệu đồng). Điều này dễ làm nảy sinh tiêu cực cho người áp dụng pháp luật. Đề nghị Nhà nước nên
nghiên cứu lại các quy định này nhằm bảo đảm pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh và hiệu
quả.
Bắc Giang, Đà
Nẵng
57 Một số cử tri trong tỉnh còn băn khoăn và chưa đồng tình cao với việc Quốc hội đồng ý bỏ mức án tử
hình đối với 8 loại tội danh vì thế sẽ hạn chế tính răn đe của pháp luật và đề nghị cần ban hành 1 khung
hình phạt nhất định cho các tội danh.

Kiên Giang
58 Vấn đề giao cho UBND phường xã theo dõi giáo dục người bị kết án nhưng được hưởng án treo thì về
hình thức chưa cụ thể và chặt chẽ, sắp tới luật cần có quy định.
An Giang
59 Cử tri kiến nghị Luật cần tăng nặng mức độ xử phạt đối với các loại tội như trộm cắp, phá hoại tài sản
công dân, tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, giựt hụi, giựt nợ, tội xâm phạm sức khỏe, tính mạng
công dân để có tính răn đe hơn, chỉ quy định như hiện nay thì những loại tội này không giảm mà ngày càng
tăng nhiều hơn.
An Giang, Vĩnh
Long
60 Đề nghị Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Bộ Luật tố tụng hình sự, vì hiện nay cán bộ công chức Bình Thuận
18
STT Nội dung Địa phương
khi vi phạm pháp luật bị tòa án kết án vẫn có tội nhưng do tính chất vi phạm nên Tòa án tuyên cải tạo
không giam giữ (án treo hoặc tù treo) khi về địa phương vẫn làm việc tại đơn vị cũ, nơi đã vi phạm và
hưởng đầy đủ các chế độ chính sách. Vấn đề nay là bất cập và không phù hợp, đề nghị nên cho thôi việc.
61 Về Bộ Luật lao động, cử tri kiến nghị sửa đổi một số nội dung như sau:
+ Chương VII - Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi: tại Điều 69 cần quy định rõ thời gian làm
thêm giờ trong một tuần, trong một tháng. Nếu doanh nghiệp vi phạm thì phải có chế tài đủ mạnh buộc
doanh nghiệp phải thực hiện.
+ Chương VIII - Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất nên đặt sau chương XVI - Thanh tra nhà nước
về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động.
+ Chương IX - An toàn lao động, vệ sinh lao động: Cần có chế tài xử lý đối với các đơn vị, doanh
nghiệp không thực hiện an toàn, vệ sinh lao động hoặc thực hiện không nghiêm để bảo vệ quyền lợi của
người lao động.
+ Chương XIII - Công đoàn nên đặt trước chương V - Thỏa ước lao động tập thể và bổ sung thêm một
số điều cho phù hợp với vai trò của tổ chức công đoàn; có chế tài buộc doanh nghiệp phải thành lập tổ
chức công đoàn và tạo điều kiên để công đoàn hoạt động.
+ Chương XIV - Giải quyết tranh chấp lao động nên đặt sau chương V - Thỏa ước lao dộng tập thể.
Hải Phòng

62 Đối với Bộ luật lao động: Về độ tuổi nghỉ hưu, cử tri đề nghị Quốc hội nên điều chỉnh độ tuổi nghỉ
hưu đối với cán bộ cấp xã vì hiện nay quy định độ tuổi nghỉ hưu là 60 đối với nam và 55 đối với nữ là
không phù hợp với cán bộ cấp xã ở khu vực miền núi.
Bắc Kạn
63 Hiện nay cuộc sống của người nông dân hết tuổi lao động không có thu nhập nên rất khó khăn. Đề
nghị xem xét ban hành Luật an sinh xã hội.
Bắc Giang
19
STT Nội dung Địa phương
64 Cử tri cho rằng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh Trưởng
ban là không phù hợp. Đề nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi Luật theo hướng Tỉnh ủy hay HĐND tỉnh
thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh, trong đó đồng chí phó bí thư Tỉnh ủy hay phó
chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng ban và tăng thẩm quyền cho ban này trong xử lý cán bộ tham nhũng.
Hà Nội
65 Hiện nay công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đang được người dân đồng tình tham gia. Tuy
nhiên, chưa có luật để bảo vệ người tố cáo nên người dân lo ngại, sợ sệt vì bị trả thù nếu phát hiện và tố
cáo người tham nhũng, kể cả những người đang làm việc tại các cơ quan nhà nước cũng không mạnh dạn
tố cáo người tham nhũng tại cơ quan bởi còn nhiều mối quan hệ tình cảm hoặc lệ thuộc vào các quyền lợi
kinh tế. Đề nghị Quốc hội nên xem xét vấn đề này. Mặt khác, tệ tham nhũng đã trở thành quốc nạn nhưng
biện pháp xử lý chưa nghiêm, chưa thật sự thích đáng. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu tăng hình
phạt và có các chế tài nghiêm minh để răn đe.
An Giang
66 Hiện nay kết quả thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng còn hạn chế, chưa có biện pháp hữu hiệu.
Đề nghị Quốc hội xem xét lại việc quy định Trưởng ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng từ Trung
ương đến cấp tỉnh là người đứng đầu Chính phủ, các cơ quan Trung ương và Chủ tịch UBND các tỉnh,
thành phố là không phù hợp.
Bắc Giang
67 Đề nghị Quốc hội chỉ đạo thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08, 49 của
Bộ Chính trị.
Nghệ An

68 Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, giảm tiền thuế sử dụng tài nguyên nước mặt (nước sông)
dùng để sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt và đời sống của nhân dân, với mức 1% là phù hợp; đồng
thời xem xét, tăng thuế đối với việc sử dụng nước ngầm.
Cần Thơ
69 Về dự thảo Luật thuế Tài nguyên, đề nghị Nhà nước không thu thuế đối với thảo quả, vì cây thảo quả
hiện nay là một trong những cây góp phần xóa đói, giảm nghèo nhanh nên đang được các địa phương, đặc
biệt là các tỉnh miền núi khuyến khích nhân dân trồng cây thảo quả để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm
Lai Châu
20
STT Nội dung Địa phương
nghèo gắn với bảo vệ rừng vì cây thảo quả chỉ trồng được dưới tán cây trong rừng già.
70 Đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 1998 cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
các Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước và tình hình thực tiễn hiện nay.
Hà Nam
71 Đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Công đoàn (sửa đổi năm 1990) cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của công đoàn hiện nay nhất là đối với các tổ chức Công đoàn cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước và
các doanh nghiệp.
Hà Nam
72 Những Luật thật sự cần thiết phải ban hành ngay để kịp thời điều chỉnh những thay đổi của cuộc sống,
những bức xúc của xã hội thì lại chưa được ban hành như: Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, Luật bảo vệ
quyền lời người tiêu dùng…Vì vậy cần ưu tiên ban hành những Luật này
Thái Nguyên
73 Đề nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi một số điều của Luật MTTQ Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu
trong tình hình hiện nay, sửa đổi Điều 8 về công tác Mặt trận tham gia bầu cử, Điều 14 về bộ máy giúp
việc cần chi tiết hơn, cụ thể hơn để MTTQ các cấp thực hiện tốt hơn, sửa đổi tại điều 12 cần bổ sung vào
việc tạo cơ chế chính sách và quy định rõ việc MTTQ Việt Nam tham gia giám sát, phản biện xã hội theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, bởi việc phản biện xã hội là cần thiết để nhân dân phản ánh, kiến
nghị, chỉ ra những vấn đề bất cập giúp cho các cơ quan có trách nhiệm xem xét điều chỉnh các chính sách,
pháp luật cho phù hợp; đề nghị bổ sung chế tài về thi hành Luật mặt trận Tổ quốc Việt Nam để nâng cao
tính pháp lý trong việc xử lý những ai không thi hành pháp luật.

Hà Nam, Hải
Phòng
74 Đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Luật về phụ nữ vì hiện tại chúng ta đã có Luật Thanh niên và
chuẩn bị ban hành Luật Người cao tuổi nhưng lại không có Luật về phụ nữ trong khi phụ nữ Việt Nam
chiếm hơn 50% dân số (cử tri sở, ngành).
Tây Ninh
75 Đề nghị sửa đổi Luật Thanh tra, bổ sung quy định về chế tài xử lý cụ thể đối với các đơn vị cá nhân cố
tình không thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra của cơ quan thanh tra.
Hà Nam
21
STT Nội dung Địa phương
76 Cà Mau là một tỉnh có hệ thống sông ngòi chằng chịt, bà con đi lại chủ yếu bằng đường thủy. Hiện nay
người trên 60 tuổi có phương tiện thủy gia dụng, nhưng sống độc thân rất nhiều. Nhưng Luật giao thông
đường thủy nội địa quy định trên 60 tuổi không cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện thủy gia dụng thì
gây khó khăn cho việc đi lại của người trên 60. Cử tri Cà Mau đề nghị Quốc hội điều chỉnh sửa đổi, bổ
sung Luật giao thông dường thủy nội địa đối với người lái phương tiện thủy gia dụng tuổi từ 60 lên 65 tuổi.
Cà Mau
77 Đề nghị Quốc hội khi xây dựng luật cần giao cho các cơ quan soạn thảo quan tâm lấy ý kiến đóng góp
rộng rãi của quần chúng nhân dân để sau khi luật được ban hành đảm bảo các quy định phù hợp với thực tế
có tính khả thi cao. Đồng thời, với việc ban hành luật cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi
hành luật để Luật sớm đi vào cuộc sống
Hà Tĩnh, Tây
Ninh
78 Cần tiếp tục khẳng định tình trạng “nợ” văn bản hướng dẫn thi hành luật để nhanh chóng đưa các quy
định của luật đi vào cuộc sống. Cử tri đề nghị Quốc hội quy định rõ trong luật về trách nhiệm và thời gian
để Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan ban hành văn bản hướng dẫn; có chế tài xử lý nếu không ban
hành văn bản hướng dẫn đúng thời hạn quy định hoặc hướng dẫn trái với nội dung của luật.
Tp. Hồ Chí
Minh, Cần Thơ
79 Cử tri đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm y tế theo hướng người nghèo, người về hưu,

người dân tộc thiểu số không phải đồng chi trả chi phí khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Gia Lai
80 Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ,
pháp điển hóa hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Gia Lai
81 Dự án Luật khám chữa bệnh có một số điều mâu thuẫn với Luật Bảo hiểm y tế như việc bệnh nhân từ
chối việc khám bệnh… Đề nghị Ủy ban Pháp luật cần thẩm tra kỹ các Dự án Luật này.
An Giang
82 Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Luật BHXH với mức phạt tương ứng
là 10% số tiền nợ BHXH, cao nhất là 500 triệu đồng.
TP. Hồ Chí
Minh
83 Đa số cử tri đồng tình với việc Quốc hội xem xét và tiến tới ban hành Luật khám bệnh chữa bệnh; tuy
nhiên cử tri kiến nghị Quốc hội nên quy định thật rõ ràng và cụ thể về quyền và trách nhiệm của người
Tiền Giang
22
STT Nội dung Địa phương
khám bệnh, về quyền và nghĩa vụ của người chữa bệnh trong nội dung luật, nhằm đảm bảo công bằng và
chất lượng, hiệu quả trong hoạt động khám chữa bênh hiện nay.
84 Cử tri đề nghị lấy tên luật là Luật hành nghề y với các lý do:
- Tên gọi của Luật hành nghề y mang tính chiến lược lâu dài, có nội dung rộng, bao hàm các hoạt động
về y tế, các hoạt động về phòng bệnh và chữa bệnh cũng như đào tạo, bồi dưỡng lực lượng y, bác sỹ. Nội
dung chủ yếu của dự thảo luật là điều chỉnh hoạt động hành nghề y như: các quy định liên quan đến người
hành nghề y, điều kiện hành nghề, cấp mới, thu hồi, gia hạn chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động đối
với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, nên lấy tên gọi của luật là Luật hành nghề y là phù hợp.
- Nói đến khám, chữa bệnh chỉ bao hàm công tác khám bệnh và chữa bệnh của lực lượng y sỹ, bác sỹ
trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh. Trong thực tế bên cạnh lực lượng y, bác sĩ trực tiếp khám,chữa bệnh thì
còn một bộ phận không nhỏ những người hành nghề, hoạt động trong ngành y phục vụ chăm sóc sức khỏe
nhân dân như: cử nhân X quang, cử nhân vật lý trị liệu, cử nhân hộ sinh, cử nhân xét nghiệm, điều dưỡng,
dược sỹ... không trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, nếu lấy tên Luật khám bệnh, chữa bệnh sẽ không

bao hàm hết các hoạt động của lực lượng hành nghề y hiện nay.
- Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, chính vì vậy, việc ban hành luật cũng phải phù
hợp với xu hướng hội nhập bởi đa số các nước trên thế giới đều có luật điều chỉnh hành nghề y và không
có nước nào ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh, do vậy nên lấy tên là Luật hành nghề y.
Bến Tre
85 Có ý kiến đề nghị lấy tên luật là Luật khám bệnh, chữa bệnh với lý do:
Tên gọi của luật cần cụ thể, luật càng cụ thể càng dễ đi vào cuộc sống, nếu lấy tên Luật hành nghề y thì
quá chung chung. Mục đích xây dựng luật nhằm tạo môi trường khám chữa bệnh lành mạnh, hiệu quả, đảm
bảo công bằng, công khai, minh bạch, giải quyết cơ bản các vấn đề còn tồn tại trong công tác khám chữa
bệnh hiện nay. Do vậy, tên gọi Luật khám bệnh, chữa bệnh là phù hợp với tên gọi và mục đích của dự luật.
Bến Tre
23
STT Nội dung Địa phương
86 Có ý kiến đề nghị lấy tên luật là Luật y tế và quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y bác sỹ vì
các ngành đều của luật chuyên ngành như: Luật giáo dục...
Bến Tre
87 Thống nhất tên gọi của luật là Luật khám bệnh, chữa bệnh như giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc
hội
Phú Yên
88 Đa số các ý kiến thống nhất về việc cho phép cán bộ y tế hành nghề khám chữa bệnh tư nhân, chỉ cấm
công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành bệnh viên tư nhân
với các lý do:
- Các cơ sở y tế của nhà nước hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
- Thực trạng số lượng cán bộ y tế của nước ta hiện nay còn thấp so với yêu cầu chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Tiền lương, các chế độ khác hiện nay không đảm bảo cuộc sống của cán bộ công chức, viên
chức hành nghề y trong khi tiền lương từ các bệnh viện tư nhân, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cao hơn
nhiều so với lương cán bộ công chức, viên chức do nhà nước chi trả. Nếu buộc phải lựa chọn làm việc cho
nhà nước hay làm việc cho các bệnh viện tư nhân thì lực lượng y sỹ, bác sỹ sẽ ra ngoài tư nhân làm việc để
đảm bảo cuộc sống, dẫn đến lực lượng y sỹ, bác sỹ trong các bệnh viện công vốn đã thiếu sẽ càng thêm
thiếu. Việc quy định trong luật cho phép cán bộ y tế công lập được tiếp tục tham gia khám ngoài giờ là hợp

lý. Quy định này cần duy trì cho đến khi chúng ta có đủ nhân lực để tiến tới y tế gia đình một cách rộng rãi,
hơn nữa trong dự thảo luật cũng đã quy định cụ thể trách nhiệm của người thầy thuốc tại các bệnh viện,
cũng như định kỳ xem xét lại chuyên môn, y đức của các thầy thuốc tại các bệnh viện công. Điều này sẽ
hạn chế tối đa việc các thầy thuốc không toàn tâm, toàn ý cho công việc chung.
Bến Tre
89 Cử tri tán thành với việc cho phép bác sỹ mở phòng khám bệnh tư ngoài giờ làm việc tại các cơ sở khám
bệnh của nhà nước song đề nghị khi ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh cần quan tâm, đề cập rõ trách
nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm đảm bảo chất lượng khám bệnh, chữa
bệnh.
Khánh Hòa
24
STT Nội dung Địa phương
90 Có ý kiến đề nghị Luật quy định không cho phép cán bộ công chức, viên chức hành nghề y tế tư nhân
để cán bộ công chức, viên chức toàn tâm toàn ý phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân tại các cơ sở khám
chữa bệnh công, tránh xảy ra tiêu cực trong khám bệnh, chữa bệnh, phù hợp với Luật cán bộ công chức.
Các nước trên thế giới hiện nay có sự phân biệt rạch ròi giữa những người hành nghề y tư nhân và những
người hành nghề y trong các bệnh viện công. Việc quy định lộ trình tiến tới hành nghề khám chữa bệnh
công, tư rõ ràng nên theo đúng Pháp lệnh hành nghề y
Bến Tre
91 Các ý kiến đóng góp đều thống nhất như dự thảo luật và báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban
thường vụ Quốc hội
Phú Yên
92 Đa số các ý kiến thống nhất với thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề như dự thảo luật: Bộ trưởng Bộ Y
tế cấp cho cán bộ y tế ở cấp cơ sở do Bộ Y tế quản lý và cá nhân người nước ngoài hành nghề khám chữa
bệnh tại Việt Nam, Giám đốc Sở Y tế cấp cho cán bộ y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế. Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh
thuộc thẩm quyền quản lý
Bến Tre, Phú
Yên
93 Có ý kiến cho rằng thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề y nên giao cho các cơ sở đào tạo ngành y (các

học viện, trường) đảm trách, vì chỉ có các cơ sở này mới có đủ chuyên môn sát hạch người hành nghề y có
đủ chuyên môn hành nghề y hay không
Bến Tre
94 Có ý kiến đề nghị không cần thiết phải cấp chứng chỉ hành nghề vì những người hành nghề y đã có bằng
chuyên môn về hành nghề y do trường đào tạo cấp. Căn cứ bằng cấp này thì người hành nghề y có đủ điều
kiện hành nghề y
Bến Tre
95 Có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể hơn trường hợp nào là thu hồi vĩnh viễn, trường hợp
nào thu hồi có thời hạn
Phú Yên
25

×