Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TIẾP BIẾN NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC và điêu KHẮC ấn độ của NGƯỜI CHĂM QUA DI TÍCH THÁNH địa mỹ sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.22 KB, 30 trang )

ĐỀ TÀI:
TIẾP BIẾN NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
ẤN ĐỘ CỦA NGƯỜI CHĂM QUA DI TÍCH THÁNH ĐỊA MỸ
SƠN

SV thực hiện:
Lê Trung Vương

Giảng viên hướng dẫn
Ths. Trần Thị Quế Châu


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta được biết vương quốc cổ Champa thuộc vùng đồng bằng
duyên hải miền Trung Việt Nam ngày nay. Những con người sống trên vùng
lãnh thổ với bờ biển trải dài này, với đầu óc nhạy bén và giàu trí tưởng tượng
đã sớm tạo nên một nền nghệ thuật đẹp nhất Đông Nam Á đó là nền nghệ
thuật Champa. Vùng duyên hải miền Trung xưa từ những thế kỉ trước Công
Nguyên đã là nơi dừng chân của những thuyền buôn xuôi ngược giữa hai nền
văn minh lớn của phương Đông lúc bấy giờ là Ấn Độ và Trung Quốc. Từ đây
những yếu tố văn hóa của những đất nước ấy được du nhập vào Champa. Và
một quá trình thích ứng, lựa chọn và tiếp thu thực tế đã diễn ra giúp hình thành
nên nền văn hóa vô cùng độc đáo nhưng rất đậm đà bản sắc Chăm.
Đến những thế kỉ đầu CN nền văn hóa Ấn Độ đầy tâm linh và giàu trí tưởng
tượng thông qua những thương nhân, tu sĩ Bà la môn đã tràn đến Champa và
một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa nghệ thuật Champa ra
đời và phát triển rực rỡ trong nhiều thế kỉ mang đậm chất tâm linh do chịu


nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, trong dòng chảy của mỗi
nền văn hóa ra đời phát triển và lụi tàn luôn không quên để lại cho thời gian
những giá trị mang đặc trưng của mình, và những giá trị ấy được lưu giữ và
bảo tồn cùng với thời gian cho dù nó vẫn không mang được một cách trọn ven
nhất. Văn hóa Chăm cũng nằm trong dòng chảy của quy lật ấy, dù đã lùi xa
hàng nghìn năm nhưng những giá trị mà nó để lại đã khiến cho lịch sử và thế
hệ sau này phải nghiêng mình và thán phục với những thành tựu ấy. Đóng góp
trong những thành tựu nghiêng mình ấy chúng ta không thể nào không nhắc
đến lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc Chăm. Thánh địa Mỹ Sơn là một trong
những di tích có những đặc điểm kiến trúc và điêu khắc mang đậm dấu ấn của
văn hóa Chăm mà còn rất nhiều điều cần làm rõ. Đề tài này sẽ giúp chúng ta
phần nào thấy rõ được tiếp biến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ của
người chăm qua di tích thánh địa Mỹ Sơn
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói đến công trình nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật của vương quốc Champa
đã có rất nhiều tác giả nước ngoài như: H.Pamlentier, F.Stern, J.Biosselier...
3


Với một số tác phẩm tiêu biểu như: Nghệ thuật Champa và tiến trình của nó
(F.Stern), Nghệ thuật tạc tượng Champa-nghiên cứu về các đạo giáovà tiếu
tượng tạc (J.Bisselier)... Qua đây nhắc đến các công trình kiến trúc, các tác
phẩm điêu khắc tiêu biểu của Champa và những nét ảnh hưởng của yếu tố văn
hóa bên ngoài đến nền nghệ thuật Champa.
Việt Nam có nhiều tác giả như giáo sư Lương Ninh, Ngô Văn Doanh, Cao
Xuân Phổ, Lê Đình Phụng...
Có thể nói, giáo sư Lương Ninh là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu
lịch sử văn hóa Champa tại Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm giá trị: Lịch sử
vương quốc Champa (2004), Thần tích Hinđu giáo và nghệ thuật tiếu tượng
Hinđu ở Đông Nam Á (1994), và đặc biệt nhất là Vương quốc cổ Champa

(2006)...Ở đây sự hình thành và phát triển của nền nghệ thuật Champa được
thể hiện qua từng thời kì gắn liền với sự ra đời và phát triển của lịch sử vương
quốc Champa. Và mối giao lưu văn hóa với Ấn Độ được thể hiện, đặc biệt là
mức độ ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến nghệ thuật Champa.
Và Ngô Văn Doanh cũng có nhiều tác phẩm về văn hóa - nghệ thuật
Champa: Tháp cổ Champa, sự thật và huyền thoại (1994), Thánh địa Mỹ Sơn
(2003), Điêu Khắc Champa (2004), Tháp Bà PoNagar... Nền văn hóa Champa
từ kiến trúc, điêu khắc đến nghệ thuật múa, âm nhạc cũng được đề cập. Ảnh
hưởng của các nền văn hóa đến nghệ thuật Champa được thể hiện, đặc biệt là
văn hóa Ấn Độ. Theo Ngô Văn Doanh, văn hóa Champa chịu ảnh hưởng sâu
sắc của văn hóa Ấn Độ nhưng đó cũng chỉ là “lớp vỏ bọc” của nền văn hóa
Champa đậm chất bản địa. Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết của tác giả Lê
Đình Phụng: Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Chăm (2005), Phong cách Mỹ
Sơn E1 trong nghệ thuật điêu khắc đá Champa (2006)... Đã ghi lại nhiều công
trình kiến trúc và điêu khắc của vương quốc Champa cổ cùng những phong
cách trong những đền tháp Champa.
Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm viết về nghệ thuật Champa. Một số sách
viết về điêu khắc Champa như: Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ của
Huỳnh Thị Được, Điêu khắc Chăm của Nguyễn Văn Cự, Phạm Ngọc Long,
Cao Xuân Phổ... Thể hiện rõ đặc trưng phong cách điêu khắc Champa.

4


Nhìn chung, những tác phẩm về văn hóa Champa cũng như kiến trúc điêu
khắc Champa khá phong phú. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết có giá trị được
đăng tải trên mạng Internet, nổi bật là bài Điêu khắc Champa ở Bình Định của
Cao Xuân Phổ, Tháp Chăm Bình Định từ kiến trúc đến lịch sử của Đinh Bá
Hòa, Di sản nghệ thuật Chăm của Phan Văn Ngọc... đã cung cấp nhiều thông
tin có giá trị về văn hóa, nghệ thuật Champa cùng ảnh hưởng của văn hóa Ấn

Độ đến nghệ thuật Champa.
Chúng ta có thể nhận thấy, văn hóa - nghệ thuật Champa là đề tài được
nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu. Tiểu luận của tôi dựa vào những thành
tựu của các nhà nghiên cứu, hệ thống lại một số phát hiện của các nhà khoa
học, với kiến thức non nớt của mình tôi mong có thể góp thêm một cái nhìn
mới về sự tiếp biến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ của người chăm
qua di tích thánh địa Mỹ Sơn
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử: trình bày theo không gian, thời gian lich sử, dựa vào
tư liệu lịch sử để đánh giá nội dung có liên quan.
Phương pháp logic: thực hiện phân tích, tổng hợp, so sánh những tư liệu
thu thập được để làm rõ chủ đề, nội dung chính là khái quát về nghệ thuật kiến
trúc và điêu khắc của đền tháp Ấn Độ, khái quát tiếp biến nghệ thuật điêu khắc
và kiến trúc Ấn Độ của người Champa. Đồng thời làm nỗi bật sự tiếp biến
nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Ấn Độ của người Champa qua di tích thánh
địa Mỹ Sơn.
Phương pháp liên nghành: sử dụng tư liệu của các nghành khoa học có liên
quan như khảo cổ học, mỹ thuật học... để thấy sâu sắc hơn về giá trị lịch sử và
thẩm mỹ của nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Chăm nói chung và di tích Thánh
địa Mỹ Sơn nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến nền
nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Champa. Dựa vào tiến trình hình thành và
phát triển của lịch sử nghệ thuật Champa thông qua một số tác giả đi trước.
Qua đây nhận thấy giá trị sâu sắc của nền nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Chăm
nói chung và di tích Thánh địa Mỹ Sơn nói riêng.
5


Phạm vi nghiên cứu: Sự tiếp biến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ

của người Chăm qua di tích Thánh địa Mỹ Sơn
5. Bố cục
Tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội
dung chính của tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1. Khái quát về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của đền tháp
Ấn Độ qua các thời kì.
Chương 2. Tiếp biến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ của
người Chăm qua di tích Thánh địa Mỹ Sơn

6


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU
KHẮC CỦA ĐỀN THÁP ẤN ĐỘ QUA CÁC THỜI KÌ.
Ấn Độ nằm ở phía Nam châu Á, Ấn Độ là một quốc gia có nền văn hóa lâu
đời và phát triển rực rỡ vào bậc nhất của thế giới. Đây cũng là mảnh đất màu
mỡ cho các tôn giáo du nhập. Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ thực sự là một
thành tựu lớn trong kho tàng nghệ thuật Ấn Độ. Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ
mang đầy tính sáng tạo và sống động, đây chính là một biểu tượng hùng hồn
của các mô hình xã hội trong lịch sử Ấn Độ.
1. Kiến trúc Ấn Độ
1.1.

Trước Acoka

Các công trình kiến trúc trước thời đại Acoka, nay không còn gì cả. Ở
Mohenjo-daro chỉ còn những đống gạch vụn, mà các nhà cửa, đền chùa ở thời
Veda và thời Phật giáo có lẽ cất toàn bằng gỗ. Có lẽ Acoka là ông vua đầu tiên

dùng đá để xây cất. Trong cổ thư có nói tới những ngôi nhà bảy từng và những
lâu đài rất đẹp, nhưng nay không còn chút di tích nào cả. Mégasthènes tả cung
điện của Chandragupta, khen là đẹp hơn cả những cung điện Ba Tư thời đó,
trừ cung điện ở Persépolis, mà người Ấn đã coi là kiểu mẫu. Cho tới thời
Acoka, Ấn Độ còn chịu ảnh hưởng đó của Ba Tư; coi bản đồ cung điện Acoka,
ta thấy nó giống bản đồ điện Trăm Cột ở Persépolis; cột trụ Acoka ở Lauriya
trên đỉnh có một đầu cột hình đầu sư tử, cũng là chịu ảnh hưởng kiến trúc Ba
Tư.
1.2.

Thời đại Acoka

Khi Acoka cải giáo, theo đạo Phật rồi thì kiến trúc Ấn trút bỏ hết ảnh hưởng
ngoại lai mà lần lần mượn các tượng trưng và nguồn hứng của tôn giáo mới.
Sự thay đổi đó thấy rõ trên cái đầu cột lớn, di tích duy nhất còn lại của một cột
trụ khác ở Sarnath, trong thời đại Acoka, kĩ thuật bố trí đã hoàn hảo và ông
John Marshall khen là không kém các công trình thời cổ đẹp nhất trong loại
đó; bốn con sư tử đâu lưng vào nhau trong thế tự vệ; dáng điệu thì chịu ảnh
hưởng của Ba Tư, nhưng ở dưới bốn con sư tử đó, có một trụ ngạch dài trạm
trổ rất khéo, và ta nhận ra được một con vật hoàn toàn ở Ấn Độ, như con voi,
với hình bánh xe luân hồi, tiêu biểu cho Ấn Độ; ở phía dưới trụ ngạch có một
7


bông sen lớn bằng đá mà mới đầu người ta tưởng là một kiểu trang sức của Ba
Tư, bây giờ ai cũng nhận rằng đó là kiểu cổ nhất, lưu hành nhất, đặt biệt nhất
trong mọi kiểu tượng trưng của nghệ sĩ Ấn. Bông sen đó hướng lên trên,
nhưng cánh rủ xuống đất, nhuỵ hiện rõ ràng, có vẻ như cái rốn của vũ trụ,
hoặc được dùng làm cái ngai cho một vị thần vì người Ấn cho nó là hình đẹp
nhất trong thiên nhiên. Cách dùng bông sen với ý nghĩa tượng trưng đó lan

qua Trung Hoa và Nhật Bản. Một hình tương tự dùng để vẽ các kiểu cửa và
cửa sổ, lần lần biến thành hình “móng sắt ngựa” của các khung vòm và mái
tròn thời Acoka; hình này có lẽ mới đầu là hình các mái nhà lợp rạ khum
khum như mui vải các xe bò mà người Bengali căng lên trên một cái sườn
bằng tre uốn cong.
1.3.

Kiến trúc Phật giáo

Kiến trúc tôn giáo thời Phật giáo, nay chỉ còn lại vài ngôi đền hoang tàn,
nhưng trái lại người Ấn còn giữ được vô số “topa” và tường rào. Thời khai
thuỷ, từ ngữ “topa” hoặc “stupa” trỏ một nắm mồ; tới thời Phật giáo nó trỏ
một cái tháp, phần nhiều để chứa hài cốt một vị thánh. Thường thường một
“topa” cất theo hình một mái tròn bằng gạch trên đỉnh có một chóp nhọn
chung quanh có tường rào bằng đá chạm nổi. Một trong những cái topa cổ
nhất chúng ta được biết là topa Bharhut, nhưng hình chạm nổi thô lậu quá.
Bức tường rào đẹp nhất còn giữ được là bức tường Amaravati, mà bề mặt
những chỗ chạm nổi tới một ngàn sáu trăm mét vuông, đục rất khéo, rất có
nghệ thuật, tới nỗi Fergusson khen là “có lẽ Ấn Độ không có công trình nào
đẹp hơn nữa”. Stupa nổi danh nhất là stupa Sanchi, nó là một bộ phận trong
một toàn thể mà du khách có thể lại coi ở Bhilsa, miền Bhopal. Những cổng
bằng đá của nó có lẽ bắt chước kiểu các cổng bằng gỗ, giống
những pailuvà turiimà ở Viễn Đông ta thường thấy khi lại gần các ngôi đền.
Mỗi cái cột, mỗi cái đầu cột, mỗi cái cây tréo, mỗi cây chống đỡ đều đầy hình
chạm nổi hỗn tạp đủ các thảo mộc, thú vật, người và thần thánh. Trên một cái
cột ở cổng phía Đông, có một mặt đá chạm rất khéo hình tượng trưng đạo Phật
– tức gốc Bồ Đề nơi mà Phật đã giác đạo; cũng trên cổng đó, ta còn thấy một
nữ thần điệu bộ dâm đãng (nữ thần Yakshi) chân tay nặng nề, mông đầy, bụng
thon, vú nhô ra đồ sộ.


8


Trong khi hài cốt các vị thánh nằm trong các topa, thì các tu sĩ đục đá, chạm
trổ trong các ngôi đền, tránh mưa tránh nắng, mà lại được an tĩnh nhàn nhã.
Muốn nhận định được sức mạnh của tinh thần tôn giáo ở Ấn, chúng ta chỉ cần
nhớ rằng ngày nay còn khoảng trên một ngàn hai trăm đền – hang trong số
mấy ngàn cái đục vào các thế kỉ đầu tiên của Công nguyên, một số là đền Jain,
đền Bà La Môn, đa số là chùa Phật. Xét chung thì cửa vô các Vihara (tu viện)
đó chỉ là một cái cổng hình móng sắt ngựa hoặc hình bông sen; đôi khi, như ở
Nasik, cổng là cả một mặt tiền gồm nhiều cột trụ to lớn, đầu cột đục hình loài
vật; nhiều tu viện được trang hoàng bằng cột, cổng, hàng rào trạm trỗ rất đẹp.
Phía trong có một cái chaitya, tức phòng họp, với các hàng cột để ngăn cách
gian giữa với gian các bên, lại có những trai phòng nhỏ cho các tu sĩ, và ở phía
trong cùng, đối diện với cửa, là một bàn thờ treo các thánh tích. Một đền –
hang vào hàng cổ nhất mà cũng đẹp nhất trong số các đền – hang còn lại là
đền Karleở vào khoảng từ Bombay tới Poona; người ta có thể nói rằng Phật
giáo Tiểu Thặng đã tạo được ở đó công trình kiến trúc danh tiếng nhất.
Các hang ở Ajanta, như chúng ta đã nói, chứa những bức hoạ đẹp nhất của
Phật giáo, với đền-hang Karle, đáng nói là những kiểu mẫu của nghệ thuật hỗn
hợp, nửa kiến trúc, nửa điêu khắc, đặc điểm của các ngôi đền Ấn Độ. Hang số
I và II có những phòng hội họp mênh mông, trần trạm trổ và vẽ sơ sài nhưng
rất có nghệ thuật, có những cột lớn đục đường xoi (cannelé), chân vuông, phía
trên tròn, trang hoàng hình tràng hoa, đầu cột rất lớn; hang XIX có đặc điểm
này là mặt tiền trang hoàng nhiều tượng bụng phệ và nhiều hình chạm nổi rắc
rối; trong hang XXVI có những cột trụ vĩ đại chống một cái ngạch đầy hình
chạm trổ mà chỉ những nghệ sĩ nhiệt tâm lắm với tôn giáo mới có thể kiên
nhẫn đục đẽo kĩ lưỡng như vậy được. Không thể nào không nhận rằng các
hang Ajanta là những công trình đẹp nhất trong lịch sử nghệ thuật.
Trong số các chùa Phật khác chưa bị phá huỷ ở Ấn, có tính cách kích động

ta nhất là ngôi tháp lớn Bodh-gaya, kiến trúc lạ lùng, có những hình vòng cung
kiểu gô-tích mà xét ra thì có vẻ là xây cất từ đầu kỉ nguyên. Xét kĩ thì về kiến
trúc Phật giáo, ngày nay chỉ còn lại rất ít mà giá trị của nó thuộc về phần điêu
khắc hơn là phần kiến trúc; vì tinh thần nghiêm khắc trong mấy thế kỉ của đạo
đó, mà đền chùa đều cực đơn giản, bề ngoài không có gì đẹp mắt, quyến rũ.
Tín đồ đạo Jain chú ý tới kiến trúc hơn, ở thế kỉ XI và XII đền của họ đẹp nhất
9


Ấn Độ. Họ không tạo ra một kiểu thức nào mới, mới đầu chỉ bắt chước đạo
Phật, mà đục trong núi thành một cái đền (như ở Ellora), rồi sau cóp kiểu đền
thờ Vichnou và Shiva nhô lên giữa một đám công trình xây cất chung quanh
có tường rào, ở trên đỉnh một ngọn đồi. Những đền đó bề ngoài cũng rất đơn
giản, phía trong trang hoàng rực rỡ, cách đó tượng trưng một tinh thần nhũn
nhặn. Các tín đồ đua nhau đem bày trong điện những tượng nhỏ tạc hình các
anh hùng Jain; ông Fergusson đã đếm được 6.449 tượng trong khu đền
Shatrunjaya.
1.4.

Kiến trúc Jain

Đền Jain ở Aihole kiến trúc gần như theo kiểu Hi Lạp, hình chữ nhật, có
những hàng cột ở ngoài, một cửa vô và một phòng giữa. Ở Khajuraho, các
phái Jain, Vaishnavisme và Shivaisme, như muốn tỏ rằng ở Ấn Độ, tín ngưỡng
được hoàn toàn tự do, xây cất hai mươi tám ngôi đền sát nhau, trong số đó
ngôi đền Parshwanath gần đạt tới mức toàn mĩ; trên nóc, có những chóp lầu
hình nón chồng chất lên nhau rất cao, trong đền có biết bao nhiêu tượng tạc
các thần thánh Jain. Trên núi Abu, cao một ngàn hai trăm thước, ở giữa bãi sa
mạc, các tín đồ Jain đã xây cất nhiều ngôi đền mà hai ngôi hiện còn đứng
vững và được coi là công trình kiến trúc đẹp nhất của giáo phái đó, tức đền

Vimala và đền Tejahpala. Mái tròn che đền thờ của đền Tejahpala là một trong
những công trình làm cho ta ngộp, không thể nào tả nổi. Còn đền Vimala thì
cất toàn bằng đá hoa trắng, có biết bao cột không đều nhau, nối nhau bằng
những lan can rất kì cục, mà đầu cột thì chạm trổ giản dị; trùm lên hết thảy là
một mái tròn bằng đá hoa, ở trên chất đầy những tượng đá, chằng chịt, rực rỡ
lạ lùng, mà Fergusson khen là “chi tiết chạm trổ rất đẹp, cách trang hoàng lựa
chọn rất khéo, chưa có một đền đài nào bất kì ở xứ nào mà hơn được. Nếu so
sánh thì thấy cách trang hoàng và chạm trổ của các nghệ sĩ Gô-tích ở các đền
đài Oxford hoặc ở điện Henri VII trong nhà thờ Westminster hoá ra thô và
nặng nề”.
Trong các đền Jain đó và các đền xây cất cùng một thời đại, ta thấy kiến
trúc chuyển từ hình thức tròn của các điện thờ Phật qua hình thức tháp của
thời Trung cổ Ấn. Gian giữa, chung quanh có các hàng cột và dùng làm chỗ
hội họp, nay dời ra phía ngoài thành một thứ cổng mandapam; điện đặt ở phía
10


sau và ở phía trên điện xây một cái tháp gồm nhiều tầng, càng lên cao càng
nhỏ, rất phức tạp mà ở chỗ nào cũng chạm trổ hết.
Nên gộp kiến trúc và điêu khắc vào một mục vì hai yếu tố này ko thể tách
rời nhau trong văn hóa Ấn Độ.
Chương này cô chưa rõ e phân chia kiến trúc Ấn Độ theo tiêu chí gì? Theo
tiến trình lịch sử hay theo các tôn giáo? Nếu chia theo tôn giáo thì Phần 1.5,
1.6, 1.7 kết cấu lại thành kiến trúc Ấn giáo. Vì chính kiến trúc này ảnh hưởng
nhiều đến Chăm pa. Cô gửi kèm 1 bài viết để em tham khảo thêm.
Ví dụ: 1.1 Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ trước thời kì Asoka
1.2. Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ thời đại Asoka
1.5.

Kiến trúc phương Nam


Tại miền Nam, ảnh hưởng của Hồi giáo nhẹ hơn, khi bọn Hồi tiến tới đó thì
họ đã quen phong tục Ấn, bớt thâm oán người Ấn, không còn dã man như hồi
họ mới xâm lăng. Thêm điểm này nữa là mãi tới thế kỉ XVI và XVII, kiến trúc
tôn giáo ở phương Nam mới phát triển đẹp đẽ, mà thời đó, vua Akbar đã làm
cho người Hồi thuần tính hơn, đã dạy cho họ biết thưởng thức nghệ thuật Ấn.
Vì vậy mà miền Nam có nhiều đền đài đa số đẹp hơn các đền đài còn bảo tồn
được ở miền Bắc, ít nhất thì cũng đồ sộ hơn, làm cho ta ngộp hơn. Fergusson
đã đếm được ở miền đó khoảng ba chục ngôi đền của người Dravidien, mà
mỗi ngôi xây cất tốn không kém một giáo đường Anh. Phương Nam đã thay
đổi kiểu thức phương Bắc, phía trước cái mandapam (cổng) còn xây thêm một
cửa chính gọi là gopuram, mà cái cổng gồm một hàng cột chống đỡ. Họ lại tạo
ra nhiều biểu hiệu đủ thứ, như cái Swastika, biểu hiệu mặt trời, hình ảnh của
bánh xe luân hồi, và bày ở trong đền vô số tượng các loài vật linh thiêng. Con
rắn vì lột xác, nên dùng để tượng trưng sự đầu thai; con bò mộng mạnh mẽ
tượng trưng sức sinh thực, ai cũng ham; cái linga, tức dương vật, tượng trưng
quyền tối thượng của thần Shiva trong sự sinh thành, nhiều khi người ta xây
cất ngôi đền theo hình cái linganữa.
Các đền phương Nam gồm ba yếu tố: trụ quan, cổng có nhiều cột và cái
tháp, ở trong có điện, tức phòng hội họp chính. Trừ ít lệ ngoại, như lâu đài
Tirumala Nayyak ở Madura, kiến trúc phương Nam gồm toàn những đền chùa,
những nơi thờ phụng. Người Ấn xây nhà để ở thì qua loa, sao cũng được,
11


nhưng hễ làm gì cho tu sĩ và cho thần thánh thì họ dùng hết tài năng, không
tiếc công. Điều đó cho ta thấy rõ hơn điều nào hết rằng chế độ thần quyền là
chế độ phổ thông ở Ấn. Trong số bao nhiêu công trình kiến trúc xây cất dưới
triều đại các vua Chalukyan, ngày nay chỉ còn lại các ngôi đền. Chỉ một người
Ấn mộ đạo, học rộng mới có đủ dụng ngữ phong phú để miêu tả, tán thưởng

sự cân đối tuyệt đẹp của chính điện Ittagi ở Hyderabad, hoặc đền Somnathpur
(tiểu quốc Mysore) trong đó ta thấy những khối đá vĩ đại chạm trổ như hàng
ren, hoặc đền Hoyshaleshwara ở Halebid, cũng trong tiểu quốc Mysore, mà
Fergusson khen là “ai muốn biện hộ cho môn kiến trúc Ấn thì có thể kể ngôi
đền đó để dẫn chứng mà thuyết phục”. Ông lại nói thêm: “Chúng ta thấy ở đó
các đường thẳng đứng và bình hành phối hợp với nhau một cách rất đẹp, thấy
chỗ sáng và chỗ tối được phân phối một cách tài tình, tới nỗi toàn thể hơn hẳn
tất cả những công trình đẹp nhất của nghệ thuật gô-tích. Các kiến trúc sư châu
Âu thời Trung cổ cũng muốn đạt được kết quả đó, gây cho ta ấn tượng đó,
nhưng không bao giờ họ thành công hoàn toàn như ở Halebid”.
1.6.

Các đền đục trong một khối đá

Các người thợ đã đục một trăm bảy chục mét vuông trụ ngạch trong đền
Halebid thành hình hai ngàn con voi, không con nào giống con nào. Rồi sự
kiên nhẫn, hùng tâm để đục cả một ngôi đền trong lòng núi, mới đáng sợ chứ!
Mà đó là công việc thường làm của các thợ thủ công Ấn. Ở Mamallapuram,
trên bờ biển phía Đông, gần Madras, họ đã “đục đẽo” như vậy nhiều ratha, tức
ngôi chùa, đẹp nhất là chùa Dharma-raja-ratha, tức tu viện Kỉ luật tối cao. Ở
Ellora, nơi hành hương danh tiếng của tiểu quốc Hyderabad, các tín đồ đạo
Phật, đạo Jain và Ấn giáo chính thống đã ganh đua nhau đục ngay trong núi
thành những đền lớn bằng nguyên một khối đá, đẹp nhất là chánh điện đền Ấn
giáo Kailasha; Kailasha là tên trỏ thiên đường trong thần thoại về Shiva, mà
người Ấn đặt ở trên núi Hymalaya. Ở đây, các thợ Ấn quả là không biết mệt,
đã chặt ba mươi mét đá trong núi để tách riêng khối ở giữa ra, khối này dọc
bảy mươi hai mét, ngang bốn mươi tám mét, tức là ngôi đền; rồi họ đục ở phía
ngoài cho thành những cột lớn, những pho tượng, những hình chạm nổi; ở
phía trong, họ chạm trổ một cách phóng túng lạ lùng: tôi chỉ xin kể làm thí dụ
cái “bích hoạ” rất táo bạo, gọi là “Tình nhân”. Làm xong các việc đó rồi, lòng

đam mê kiến trúc của họ vẫn chưa được thoả, ở ba mặt hầm đá, họ đục sâu
12


trong núi thành một dãy điện thờ và trai phòng. Vài nhà phê bình Ấn Độ bảo
rằng đền Kailasha có thể so sánh với bất kì công trình mĩ thuật nào khác mà
không sợ thua.
Những công trình như vậy làm đổ biết bao huyết hãn của dân chúng. Nhưng
các nghiệp hội và các nhà chỉ huy có bao giờ biết mệt đâu, họ dựng lên biết
bao đền thờ vĩ đại rải rác trên khắp miền Nam Ấn Độ, tới nỗi nhà chuyên môn
hay du khách đứng trước những khối vĩ đại, nhiều như nấm đó, không làm sao
nhớ được những nét đặc biệt của mỗi ngôi đền nữa.
1.7.

Các đền xây cất

Ở Pattadakal, hoàng hậu Lokamahadevi, một trong số các bà vợ của vua
Chalukyan Vikramaditya II, xây cất ngôi đền Virupaksha để thờ thần Shiva,
đền đó vào hàng lớn nhất của Ấn. Ở Tanjore, phía Nam Madras, Đại vương
Chola Rajaraja, sau khi chiếm được hết miền Nam Ấn và đảo Tích Lan, chia
phần với thần Shiva, dựng cho thần một ngôi đền đẹp đẽ để tượng trưng quyền
năng sáng tạo của thần. Gần Trichinopoly, phía Tây Tanjore, trên một ngọn đồi
cao, tín đồ giáo phái Vichnou đã xây cất đền Shri Rangam mà nét đặc biệt là
có một madapamgồm rất nhiều cột, như một “phòng ngàn cột”; mỗi cây cột là
một phiến đá nguyên khối chạm trổ rất kĩ, các thợ Ấn đương làm việc thì phải
chạy tán loạn vì bọn xâm lăng Anh và Pháp bắn xả vào nhau để tranh nhau đất
Ấn. Gần đó, ở Madura, hai anh em Muttu và Trirumala Nayyak đã dựng một
đền rộng rãi để thờ thần Shiva, đền này cũng có một “phòng ngàn cột”, một hồ
nước thiêng, và mười cái cửa gopurammà bốn cái rất cao, trang hoàng đầy
tượng, không hở một chỗ. Tất cả các công trình kiến trúc đó làm cho chúng ta

thực tình là phải ngộp; chỉ xét những ngôi hiện nay còn đứng vững, chúng ta
cũng có thể tưởng tượng được nghệ thuật kiến trúc dưới triều các vua
Vijayanagar phong phú, đồ sộ ra sao. Sau cùng, ở Rameshvaram, giữa quần
đảo người ta gọi là “Cầu Adam” nối Ấn Độ với Tích Lan, các người Bà La
Môn đã bỏ ra sáu trăm năm (1.200 tới 1.769) để xây một ngôi đền chung
quanh là một trụ quan vĩ đại dài một ngàn hai trăm thước có hai hàng cột chạm
trổ cực đẹp; đi dọc hành lang đó, không bị nắng dọi, cả triệu khách hành
hương có thể ngắm cảnh rực rỡ thay đổi từng lúc của biển, từ bao nhiêu thế kỉ
nay, họ từ mọi nơi lại để kể lể nỗi khổ và tỏ niềm hi vọng với các thần linh
thản nhiên trên toà.
13


2. Điêu khắc
3. Điêu khắc thời Thượng cổ
Chúng ta không thể nào chép lại lịch sử liên tục của ngành điêu khắc Ấn
Độ, từ thời các tượng nhỏ ở Mohenjo-daro tới thời Acoka vì thiếu nhiều tài
liệu, nhưng như vậy không có nghĩa rằng nghệ thuật đã có hồi ngưng phát
triển. Có lẽ Ấn Độ bị dân tộc Aryen xâm lăng, hoá nghèo trong một thời gian,
không đục tượng đá nữa mà đục tượng gỗ; cũng có thể rằng dân tộc Aryen mãi
lo chiến tranh, chiếm đất mà không quan tâm tới nghệ thuật. Dù sao thì những
tượng đá đầu tiên hiện nay chúng ta được biết, đều xuất hiện khá trễ, vào thời
đại vua Acoka; nhưng thấy những nét đục rất khéo, ta không thể không ngờ
rằng trước thời đại đó, môn điêu khắc đã tiến bộ được mấy thế kỉ rồi.
4. Điêu khắc thời Phật giáo
Đạo Phật vốn ghét sự thờ phụng ngẫu tượng và mọi hình ảnh, đã làm cản
trở sự phát triển của ngành hoạ và ngành đục tượng. Phật Tổ đã “cấm vẽ hình
đàn ông và đàn bà”, và sự cấm đoán đó nghiêm khắc gần như luật của Moise,
làm cho hai ngành đó bị thiệt hại nặng cũng như ở Judée và các nước Hồi
giáo. Nhưng lần lần đạo Phật bớt tính cách khắc khổ, thì sự cấm đoán đó cũng

được cởi mở và tín đồ cũng ham mê các biểu tượng, các huyền thoại như dân
tộc Dravidien. Khi nghệ thuật điêu khắc xuất hiện trở lại (khoảng 200 trước
Công nguyên), thì mới đầu chỉ là các phiến đá chạm nổi làm hàng rào chung
quanh các stupa (tháp) Phật, hoặc các nấm mộ ở Bodh-gaya và Bharhut; nghĩa
là lúc đó ngành điêu khắc chỉ là một ngành phụ của nghệ thuật kiến trúc, chứ
không thành một nghệ thuật riêng. Ngành điêu khắc Ấn giữ địa vị phụ thuộc
đó trong suốt lịch sử của nó, và ưa kĩ thuật chạm nổi hơn là kĩ thuật đục thành
tượng. Trong các đền Jain ở Mathura, các điện Phật ở Amaravati và Ajanta,
nghệ thuật chạm nổi đó đã đạt tới tột đỉnh. Một nhà chuyên môn rất sành bảo
rằng bức tường rào ở Amaravati là “đoá hoa đẹp nhất, có xuân tình nhất của
ngành điêu khắc Ấn”.
5. Phái Gandhara
Cũng vào thời đại đó, nhờ sự bảo trợ của các vua Kushan, một phái điêu
khắc khác phát triển trong tỉnh Gandhara, tại Bắc Ấn. Triều đại bí mật này
xuất hiện thình lình ở phương Bắc – có lẽ là gốc Bactriane – Hi Lạp – đem vào
14


ngành điêu khắc Ấn một chút khuynh hướng Hi Lạp, bắt chước các hình dáng
Hi Lạp. Phái Đại Thặng thắng ở hội nghị Kanisha rồi bãi bỏ sự cấm đoán thờ
hình tượng, mở rộng cửa cho ngành điêu khắc. Dưới sự chỉ huy của các bậc
thầy Hi Lạp, ngành điêu khắc Ấn chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hi Lạp; Phật
Tổ có hình dáng, nét mặt gần giống thần Apollon và có vẻ muốn leo lên đỉnh
Olympe, tức nơi ngự trị của các vị thần Hi Lạp; các vị thần và thánh Ấn Độ
cũng quấn những áo, khăn lướt thướt như trên các hiên đền thờ của nhà điêu
khắc Phidias và ta thấy những vị Bồ tát nghiêm trang, mộ đạo chen vai thích
cánh với bọn Silène (thần sông, suối Hi Lạp) say rượu. Người ta đục cho Phật
Tổ và môn đồ của Ngài những bức tượng mà hình dung đã được lí tưởng hoá,
có vẻ gần như đàn bà nữa, ấy là chưa kể những bức tượng gớm ghiếc theo chủ
trương hiện thực thời Hi Lạp suy đồi, chẳng hạn bức tượng Phật Tổ ở Lahore,

chỉ còn da với xương, đếm được từng chiếc xương sườn và từng đường gân,
tóc bới như đàn bà, nét mặt cũng như đàn bà mà lại râu ria xồm xoàm. Nghệ
thuật nửa Phật giáo nửa Hi Lạp đó đã gây một ấn tượng mạnh cho Huyền
Trang và có lẽ chính ông với các nhà sư hành hương qua Ấn sau ông đã du
nhập nghệ thuật đó vô Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản; nhưng ảnh hưởng
của nó tới ngành điêu khắc, ngay cả ở Ấn, cũng không được bền. Thịnh được
vài thế kỉ, phái Gandhara mất hẳn và nghệ thuật thuần tuý Ấn xuất hiện trở lại
dưới các triều đại bản xứ, lại theo các truyền thống do các nghệ sĩ Bharhut,
Amaravati và Mathura để lại, không còn lưu tâm chút gì tới phái Gandhara lai
Hi Lạp nữa.
6. Thời đại Gupta
Dưới các triều đại Gupta, ngành điêu khắc cũng thịnh như mọi ngành khác.
Đạo Phật lúc đó không còn ghét các hình tượng nữa, một phái Tân Bà La Môn
khuyến khích thuật tượng trưng và thuật tô điểm tôn giáo bằng mọi hình thức
nghệ thuật. Tàng cổ viện Mathura hiện nay còn giữ được một bức tượng Phật
bằng đá rất đẹp, cặp mắt trầm lặng, suy tư, môi dày, hình dáng hơi kiều diễm
quá, chân vuông bè bè, to lớn. Tại tàng cổ viện Sarnath có một tượng Phật
khác cũng bằng đá, ngồi theo một tư thế đã thành cổ điển; nghệ sĩ đã diễn
được vẻ từ bi và vẻ an tĩnh khi nhập định. Ở Karachi có một tượng Brahma
nhỏ bằng đồng đỏ sao mà giống Voltaire lạ lùng.
7. Thời đại “thuộc địa”
15


Ở Ấn Độ, trong một ngàn năm trước khi bị dân tộc Hồi giáo xâm lăng, bất
kì nơi nào cũng thấy có nhiều nghệ phẩm điêu khắc. Ngành đó tuy bị lệ thuộc
vào tôn giáo và ngành kiến trúc, nhưng đã tìm được nguồn hứng trong sự lệ
thuộc đó. Bức tượng rất đẹp tạc thần Vichnou, ở Sultanpur, bức tượng
Padmapani đục đẽo rất tinh vi, bức tượng khổng lồ tạc thần Shiva ba mặt (gọi
là Trimurti) ở trong hang Elephanta, tượng đá nữ thần Rukmini được dân

chúng thờ ở Nokkas, và làm cho ta nhớ tới Praxitèle, nhà điêu khắc Hi Lạp ở
thế kỉ IV trước Công nguyên; tượng thần Shiva múa rất duyên dáng, có tên là
Natadaja, do các thợ thủ-công-nghệ-sĩ ở Tanjore đúc bằng đồng đỏ, con hoẵng
bằng đá ở Mamallapuram, và tượng thần Shiva uy nghi ở Perur; tất cả những
nghệ phẩm ở khắp nơi đó chứng tỏ rằng nghệ thuật điêu khắc được truyền bá
trên toàn cõi Ấn Độ.Nó còn vượt khỏi biên giới Ấn nữa, và do những kích
thích tương tự, bằng những phương pháp y hệt, nó sản xuất được nhiều nghệ
phẩm ở Turkestan, ở Cao Miên, tới cả Java và Tích Lan.

16


CHƯƠNG 2. TIẾP BIẾN NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU
KHẮC ẤN ĐỘ CỦA NGƯỜI CHĂM QUA DI TÍCH THÁNH ĐỊA MỸ
SƠN

1. Khái quát về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chămpa
1.1 Sự du nhập văn hóa ấn độ đến Chămpa
Theo nhiều tài liệu khảo cổ, trước khi nhận ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
thì các công trình nghệ thuật của Champa chủ yếu được dựng bằng vật liệu
nhẹ (tre, gỗ, lá). Và chính văn hóa Ấn Độ là chất xúc tác, khơi nguồn trong
việc tạo dựng truyền thống xây dựng những đền tháp bằng vật liệu bền chắc
cùng những họa tiết trang trí đầy mềm mại và gợi cảm.
Ở vương triều đầu tiên của vương quốc Champa là Simhapura đã chứa đựng
rất nhiều yếu tố Hinđu. Ngay trong tên nước, tên hiệu các vị vua, tên các thành
phố, và chữ Phạn (Sanskrit) cũng được sử dụng. Qua một tấm bia khắc nổi
tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang 6km còn cung cấp nhiều hiểu biết về văn
hóa, phong tục, quan niệm lễ nghi Hinđu giáo. Đặc biệt truyền thống văn hóa
Ấn Độ còn được thể hiện rõ trên các hình tượng, họa tiết điêu khắc: các tượng
thần, tượng Phật… Và thông qua nhiều tác phẩm kiến trúc, điêu khắc chúng ta

còn nhận thấy văn hóa Ấn Độ còn ảnh hưởng đến Champa gián tiếp qua các
nước Chân Lạp, Phù Nam, JaVa…
Theo các nhà nghiên cứu thì văn hóa Ấn Độ được truyền vào khu vực Đông
Nam Á từ những thế kỉ trước Công Nguyên. Khi các thương nhân Ấn Độ
chuyển hướng sang phương Đông, tìm đến xứ sở của vàng và hương liệu ở
khu vực Đông Nam Á. Bờ biển miền Trung Việt Nam là nơi cập bến, “ghé
chân” bắt buộc của mọi tàu thuyền trên đường Đông – Tây, từ Ấn Độ đến
Trung Quốc và ngược lại. Vì nơi đây có thể tránh được nhiều giông bão và san
hô đá ngầm và là nơi các hải thuyền mua tiếp nước ngọt và lương thực. Lãnh
thổ Champa xưa, miền Trung Việt Nam nay còn rất giàu các lâm hải sản quý
như ngà voi, sừng tê giác, đồi mồi, sáp ong, hổ phách, xà cừ, trầm hương, kỳ

17


nam, hương liệu, hồ tiêu…vì thế đã thu hút nhiều thương nhân nước ngoài
đến trao đổi và mua bán, trong đó có các thuyền buôn Ấn Độ.
Trong quá trình đó, các yếu tố văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ đã được các
thương nhân thể hiện. Và người dân Chăm đã được tiếp xúc trực tiếp với văn
hóa Ấn Độ. Chính cuộc sống ở Champa thuận lợi nên không ít thương nhân
Ấn Độ đã định cư lại đây để sinh sống. Và chính họ là những người đã truyền
bá văn hóa cũng như tôn giáo Ấn Độ vào Champa.
Và văn hóa cũng như tôn giáo Ấn Độ còn được truyền bá vào Champa bởi
các nhà sư, tu sĩ. Đặc biệt dưới thời vua mộ đạo Asoka (thế kỉ II-III).
Văn hóa Ấn Độ là sự hòa quyện của tôn giáo, triết học và thần thoại. Ấn Độ
là một dân tộc mộ đạo và trọng triết học bấc nhất trên thế giới. Đối với người
Ấn, triết học ích lợi và cần thiết trong mọi hoạt động của con người. Còn tôn
giáo thì bao trùm, chi phối tất cả và cốt yếu hơn cả chính trị. Champa đã tiếp
thu những quan điểm triết học cũng như niềm tin tôn giáo của Ấn Độ một cách
hệ thống. Dựa trên sự đồng điệu về yếu tố tâm linh, người Chăm đã tiếp nhận

tôn giáo Ấn Độ nhanh chóng. Chính những yếu tố, niềm tin tôn giáo đó đã trở
thành hạt mầm giúp sản sinh nền nghệ thuật Chămpa.
Theo nhiều tư liệu cũng như những nhân chứng sống – những đền tháp,
hình tượng, bức phù điêu còn lại ta nhận thấy nền nghệ thuật cổ Champa đã ra
đời, phát triển từ thế kỉ III – IV và tồn tại đến thế kỉ XVI. Nền nghệ thuật ấy
vô cùng phong phú và đa dạng. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực: điêu khắc, kiến
trúc, âm nhạc, hội họa…Và đặc sắc trên hết là mảng điêu khắc và kiến trúc.
1.2 Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm tại Việt Nam
Vào cuối thế kỷ IV, ảnh hưởng của Ấn Độ giáo đã sớm hình thành và tạo ra
những tác động sâu rộng đối với nền văn hóa, tôn giáo và nghệ thuật Chăm.
Những nét kiến trúc của Ản Độ giáo với hình ảnh kim tự tháp và hình khối
mạnh mẽ được xem là mô hình tiêu biểu thường thấy ở những ngôi đền Ẩn Độ
giáo tại khu vực Đông Nam Á, trong số đó nải bật nhất là vưong quốc cổ
Chămpa. Các vị vua trong vưong quốc này tôn thờ thần Shiva. Những kiến
trúc xây dựng từ gạch nung, được trang trí bởi những hoa văn ấn tượng và
trang nhã đã chứng tỏ sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật Chăm. Bên cạnh
18


đó, những bức tượng than Shiva và các kiệt tác hội hoạ khác cũng toát lên bản
sắc nghệ thuật cổ điển rất riêng của văn hóa Chămpa.
Những hình tượng nghệ thuật được chạm khắc dựa trên chất liệu là những
câu chuyện thần thoại Ấn Độ về các vị thần Ấn Độ giáo từ thế kỷ IV và về Bồ
Tát từ thế kỷ IX có thể bắt gặp trong các ngôi đền ở Đông Dưong. Tuy chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hoá Án Độ, nghệ thuật Chăm vẫn tồn tại một
cách riêng biệt và dễ dàng nhận biết. Ví dụ, nghệ thuật mô tả Chăm thể hiện
qua hình ảnh thần Shiva là sự phối họp với cả những đặc điểm nhân chủng học
của người Chăm với mũi rộng, môi dày và khoé miệng có dáng dấp của nụ
cười.
Các tôn giáo từ Ấn Độ khi xâm nhập vào đời sống văn hóa, xã hội và cư

dân Chăm cổ buộc phải có những thay đổi, điều chỉnh so với nguyên mẫu (giải
Hindu hóa). Người Chăm bước vào thời kỳ có nhà nước với chế độ vưong
quyền nhưng tập quán truyền thons vẫn là theo chê độ mẫu hệ, người phụ nữ
đóng vai trò rất lớn trong gia đình.
Khi Án Độ giáo xâm nhập, các vị nữ thần của Ân Độ giáo thường được
chuyển hóa thành các vị nữ thần của cư dân bản địa. Mặc dù tên gọi có thể lấy
từ nguyên mẫu Ấn Độ nhưng trong tâm thức của cư dân Chăm, vị nừ thần đó
chính là hình ảnh hav hóa thân của vị nữ thần trong tín ngưỡng dân tộc, Một
số vết tích cho hiện tượng Ấn hóa và giải Án hóa vẫn còn cho đến ngày nay.
Có thể thấy qua một vài trường hợp như sự xuất hiện đồng thời của hình ảnh
Đức Phật, thần Shiva, Vishnu và những vị thần bản địa của các cư dân Đông
Nam Á (ví dụ như Mau Thượng Thiên, Mầu Thượng Ngàn.....) trên bàn thờ
thánh thần, việc “Phật hóa” các nữ thần của tín ngưỡng bản địa (Phật Mầu
man Nưong), việc “nữ tính hóa” hình tượng Quán Thế Ẩm (hình tượng Phật
Bà), hay sự hóa thân của Phật Bà vào các hình tướng nừ để cứu độ chúng sinh,
V.V..
Chămpa chỉ tồn tại trong các bảo tàng và các khu di tích đền thần nằm suốt
dọc từ Huế đến Đà Nang và đến Bình Thuận gần Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm gần đây, những sản phẩm nghệ thuật Chămpa làm từ chất
liệu gạch, đồng, bạc và vàng,... đã dần khẳng định được vị trí trong lòng công
chúng.
19


Trước thế kỷ VII, loại hình nghệ thuật chủ yếu của cư dân Chăm là điêu
khắc, tạc tượng mô phỏng hoàn toàn những nguyên mẫu của nghệ thuật Ấn Độ
khi thể hiện tượng Phật cũng như tượng các vị thần trong Ấn Độ giáo. Sau
nhiều thế kỷ tiếp thu và thực hành những truyền thống mỹ thuật Ấn Độ, đến
giữa thế kỷ VII, nền nghệ thuật Chăm đã định hình rõ nét và phát triển rực rỡ
với những ngôi đền thuộc phong cách Mỹ Son E1 (niên đại 629-757). Ớ

phong cách nghệ thuật này, “tính lý tưỏng hóa của truyền thống nghệ thuật Ấn
Độ cổ đại thời Gupta đã kết hợp một cách hài hòa vói sức sống mang tính tự
nhiên và sống động, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp lý tưởng mang tính quy phạm
của truvền thống Ấn Độ.”
Trên nền tảng vững chắc về mặt tôn giáo, Thánh địa Mỹ Son ở Quảng Nam,
Việt Nam đã được xây dụng và là một quần thế kiến trúc đáng chú V tồn tại
trong suốt khoảng thời gian kéo dài hon mười thế kỷ. Vì thế, Thánh địa Mỹ
Sơn - một di tích độc đáo và có một không hai của khu vực Đông Nam Á - đã
góp phần phác họa một bức tranh sinh dộng về đời sống tinh thần và chính trị
của một giai đoạn lịch sử quan trọng ở Đông Nam Á.
2. Tiếp biến kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ của người Chăm qua di tích
Thánh Địa Mỹ Sơn
2.1 Lịch sử hình thành
Năm 1885, một học giả người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện ra khu
đền tháp Mỹ Sơn với đường kính khoảng 2km nằm kín đáo trong một thung
lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp (nay thuộc địa phận xã Duy Phú,
huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km
về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km). Năm 1898-1899,
hai học giả Pháp là L.Finot và L.De Lajonquiere đã đến Mỹ Sơn để nghiên
cứu các văn bia, họ đã thống kê được khoảng 32 bi ký (chiếm hơn 1/5 trong
tổng số các bi ký của Vương Quốc Chămpa đã được phát hiện), trong đó có
16 bia ký cho biết tương đối chính xác niên đại của một số di tích. Kể từ đó,
hàng loạt những công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về
bia ký, kiến trúc và điêu khắc ở Mỹ Sơn đã ra đời, qua đó vén lên bức màn bí
mật về Mỹ Sơn.

20


Khu đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng kéo dài hàng thiên niên kỷ bắt đầu

từ thế kỷ IV bởi vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết
thúc vào cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Jaya
Simhavarman III (Sau đó thì các công trình đền tháp không được tiếp tục xây
dựng ở Mỹ Sơn nữa mà chuyển xuống các khu vực phía nam). Đây là một
quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu
khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Qua các
khảo sát thực tế, hiện nay chỉ còn khoảng hơn 20 đền tháp còn giữ được hình
dạng.
Các đền tháp nơi đây cho thấy sự giao thoa của nhiều thành phần văn hóa
khác nhau như văn hóa của người Indonesia, người Việt, người Khmer, người
Ấn Độ… Trong đó, yếu tố văn hóa Ấn Độ là có tác động mạnh mẽ nhất.
Khu đền tháp là một quần thể công trình mang tính chất tôn giáo, cụ thể
là Ấn Độ giáo. Mỹ Sơn là thánh địa Ấn độ giáo quan trọng nhất của Vương
quốc Chămpa. Các công trình được xây dựng lên không phục vụ cho đa số
dân chúng mà chỉ dành cho tầng lớp giáo sĩ, quý tộc cao cấp. Khu đền tháp
là nơi mà các giáo sĩ, quý tộc tế thờ, giao tiếp với các đấng thần linh. Nơi
được chọn xây dựng các đền tháp là trong một thung lũng với điều kiện thời
tiết khắc nghiệt và cách ly với cuộc sống dân dã. Theo nội dung một tấm bia
có niên đại khá sớm ở Mỹ Sơn cho biết, vào khoảng cuối thế kỷ IV, một
ngôi đền bằng gỗ đã được xây dựng để thờ thần Siva-Bhadresvara, trong đó
có đoạn: “Bhadravarman dâng cho thần một vùng đất vĩnh viễn; phía đông
là núi Sulaha, phía nam là đại Sơn Mahaparvata, phía tây là núi Kucaka,
phía bắc là… (làm giới hạn). Ruộng đất trong phạm vi đó thì dâng với cả
dân cư. Hoa lợi của khu đất này thì phải dâng lên thần…”.
2.2 Cấu trúc
Cũng giống như các đền tháp Chămpa khác, đền tháp ở Mỹ Sơn mang đặc
điểm là một cụm kiến trúc, được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn
Độ, bao gồm:
− Đền thờ chính (tiếng Chăm là Kalan) nằm ở vị trí trung tâm, thông thường có
một cửa ra vào ở hướng đông, nơi thờ vị thần chính (Siva), tượng trưng cho

ngọn núi Mêru, nơi ngự trị của thần linh;
21


− Tháp cổng (Gopura) nằm ngay phía trước đền thờ chính, có hai cửa thông
nhau ở hướng Đông và hướng Tây;
− Mandapa là ngôi nhà dài tiếp theo tháp cổng, thường được sử dụng để làm nơi
đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật;
− Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp Kosagraha, có một hoặc hai phòng cửa ra vào
ở hướng Bắc, thường được sử dụng để làm nơi cất giữ các đồ tế lễ;
− Ngoài ra, quanh đền thờ chính còn có những tháp phụ, để thờ các vị thần
phương hướng (Dikpalaka), các vị thần tinh tú (Grahas), hoặc các vị thần phụ,
như Skanda, Ganesa,…
Các tháp mang đặc điểm chung là xây bằng gạch, có bốn mặt hình vuông
đối xứng nhau. Mặt trước hướng về phía đông, hướng mặt trời mọc, có cửa ra
vào còn ba mặt còn lại ở ba hướng (tây, nam, bắc) có ba cửa giả. Các tháp
thường có ba tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ
dần, tạo hình búp sen tỏ lòng thành kính thần linh và hoài niệm tổ tiên. Không
gian bên trong tháp chật hẹp, tường mỏng ở đáy nhưng càng lên cao càng dày
(trên đỉnh tháp có thể dày tới gần 3m).
Căn cứ vào vị trí phân bố của các tháp, một học giả Pháp là H. Parmentier
đã đặt tên cho các tháp theo mẫu tự Latin:
– Nhóm A: gồm 13 đền tháp (từ A1 đến A13) nằm ở phía Đông – Nam
thung lũng Mỹ Sơn;
Ngôi đền chính (Kalan) A1 (hiện không còn do bị bom Mỹ đánh sập năm
1969) được các nhà nghiên cứu đánh giá là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc
Chămpa, cũng là công trình cho thấy rõ ràng về ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ. Theo bản vẽ và khảo tả của H.Parmentier, tháp A1 cao 24 m, mỗi cạnh
10m, có hai cửa ra vào hướng đông và tây, thân tháp cao vút, thon thả. Mỗi
mặt tường có năm trụ ốp, các trụ ốp tường có một đường rãnh sâu ở giữa chạy

suốt từ chân đến đỉnh trụ, các trụ gạch này được chạm các dải hoa văn cành lá
cách điệu, bố trí thành những hình chữ S nối tiếp nhau. Trên các mặt tường
giữa các trụ ốp cũng được chạm những tràng cành lá uốn cong. Trên hai mặt
tường phía nam và phía bắc có các cửa giả nhô ra, được tạo nên bởi hai trụ
hình chữ nhật đỡ lấy một vòm cuốn cong và nhọn ở trên đỉnh, bên trong ô cửa
giả có hình một người đứng chắp tay được chạm thẳng vào tường gạch. Mái
tháp gồm batầng thu nhỏ dần lên trên, tầng trên được mô phỏng theo tầng
22


dưới, ở bốn góc của mái trang trí những hình tháp thu nhỏ. Trên đỉnh là một
chóp tháp bằng sa thạch. Chân tháp được trang trí những đường gờ kỷ hà dạng
những tầng sen cách điệu, kết hợp với những hình người, voi, Garuda… chạm
trên gạch rất sống động. Sự kết hợp giữa khối kiến trúc đồ sộ nhưng dáng vẻ
nhẹ nhàng thanh thoát với nghệ thuật điêu khắc tinh tế trên gạch và đá, những
tràng cành lá mềm mại, những hình người và động vật… đã hình thành nên
một phong cách nổi tiếng của nghệ thuật Chămpa vào thế kỷ X –phong cách
Mỹ Sơn A1.
Quanh đền thờ A1 có 6 tháp nhỏ, ký hiệu từ A2 đến A7, thờ các vị thần
Phương hướng (Dikpalaka) :
+
+
+
+
+
+
+
+
+


Tháp A2 : hướng tây-nam, thờ thần Brahma – Đấng sáng tạo thế gian.
Tháp A3 : hướng nam, thờ Diêm Vương Yama.
Tháp A4 : hướng đông-nam, thờ thần lửa Agni.
Tháp A5 : hướng đông-bắc, thờ thần Isana (một tên khác của thần Siva).
Tháp A6 : hướng bắc, thờ thần Tài lộc Kuvera.
Tháp A7 : hướng tây-bắc, thờ thần Gió Vayu.
Tháp A8 : là tháp cổng (Gopura) của đền thờ A1.
Tháp A9 : ngôi nhà dài để đón khách hành hương (Mandapa).
Tháp A10 : nằm ở phía bắc tháp A1, là một ngôi đền khá lớn, cũng đã bị sập

trong chiến tranh, hoa văn trang trí trên tường tháp là những cành lá cách điệu
xoắn xít dạng vết sâu bò.
+ Các tháp từ A11 đến A13 là các tháp phụ, làm dùng nơi cất giữ đồ tế lễhoặc
thờ các vị thần khác.
– Nhóm A’: gồm 4 tháp, nằm ở phía Nam của nhóm A. Đây là những đền
thờ nhỏ, tất cả các tháp đều có cửa ra vào ở hướng Tây, quay về phía khu trung
tâm;
– Nhóm B: gồm 14 tháp.
+ Tháp B1 : là ngôi đền chính của nhóm B, hiện nay chỉ còn lại phần chân tháp
bằng sa thạch, gồm nhiều tảng đá vuông vức ghép lại với nhau.
+ B2 là tháp cổng của đền thờ B1.
+ B3 là đền thờ thần Ganesa – thần Hạnh phúc. Một số nhà nghiên cứu cho rằng
đây là hình ảnh của tháp A1 thu nhỏ.
+ Tháp B4 thờ thần Skanda – vị thần chiến tranh, con trai cả của thần Siva.

23


+ Tháp B5 (có niên đại khoảng thế kỷ X), là nơi cất giữ đồ cúng tế của nhóm
tháp B, mặc dù là công trình phụ, nhưng đây là tháp đẹp nhất trong nhóm B.

Tháp có mặt bằng hình chữ nhật, kéo dài theo trục đông-tây; cửa ra vào ở
hướng bắc, nằm ở phần nửa mặt từng ở phía tây. Trên tường tháp chạm những
dải hoa văn hình cành lá cuộn tròn liên hoàn, trong những ô cửa giả có hình
người đứng chắp tay được chạm trên tường gạch, đầu tượng được làm bằng sa
thạch. Trên mặt tường phía đông và tây, mỗi bên trổ một ô cửa sổ, song cửa sổ
là ba trụ đá hình con tiện, phía trên cửa sổ có vòm cuốn, bên trong mỗi vòm
cuốn chạm hình hai con voi đứng đấu vòi dưới một tán cây. Mái tháp là một
tầng thu nhỏ mô phỏng phần thân tháp, đỉnh tháp cong hình thuyền (hoặc hình
yên ngựa), được xếp bằng gạch.
+ Tháp B6 nằm đối diện tháp B5, cửa ra vào ở hướng nam. Trong tháp có một
bồn nước cạn hình ô-van, được làm bằng sa thạch. Trên vòm cửa ra vào có
hình thần Vishnu ngồi trên lưng rắn thần Naga, rắn có 13 đầu vươn lên che
phía trên thần Vishnu.
+ Các tháp nhỏ chung quanh từ B7 đến B13 là tháp thờ các vị thần Tinh tú
(Grahas), gồm có thần Mặt trời Surya, thần Mặt trăng Sandra, thần Sao Hỏa
Agni, thần Sao Thuỷ Varuna, thần Sao Mộc Indra, thần Sao Kim Isana và thần
Sao Thổ Yama. Chúng cũng tượng trưng có 7 ngày trong tuần theo lịch Saka
của vùng Nam Ấn Độ.
– Nhóm C: gồm 7 tháp, nằm ở hướng Bắc nhóm B.
+ Tháp C1 là đền thờ chính của nhóm C, có tiền sảnh khá dài, mái tháp và mái
tiền sảnh đều cong hình thuyền chứ không phải là mái nhọn nhiều tầng như
các Kalan khác. Trên hai mặt tường phía nam và bắc có các trụ ốp tường và
các ô cửa giả, trong các ô cửa giả là những hình người đứng chắp tay được tạc
vào tường gạch. Bên trong tháp thờ một bộ Linga – Yoni nhỏ. Tại đây trước
kia người ta cũng tìm được một pho tượng thần Siva đứng, phản ánh một kiểu
thờ cúng khá đặc biệt tại Thánh địa Mỹ Sơn: vừa thờ tượng chân dung của một
vị vua Champa dưới hình ảnh thần Siva, vừa thờ Linga của thần.
+ Tháp C2 là tháp cổng của đền thờ C1.
+ Tháp C3 được dùng làm nơi cất giữ đồ cúng tế, cửa ra vào ở hướng bắc.


24


+ Các tháp C4, C5, C6 là những tháp phụ xếp thành một hàng theo trục đông –
tây.
+ Tháp C7 là một trong các tháp có niên đại sớm nhất còn tồn tại ở Mỹ Sơn.
Ngôi tháp này thuộc dạng tháp lùn, trong tháp có một bệ thờ Linga-Yoni nhỏ.
– Nhóm D: gồm 6 tháp, nằm ở phía Đông nhóm B và C. Trong nhóm này,
riêng hai tháp D1 và D2 không được làm theo kiểu truyền thống của kiến trúc
Chămpa, mà có mặt bằng hình chữ nhật, cửa ra vào ở hai đầu hồi nhà hướng
Đông và hướng Tây.
– Nhóm E: gồm 9 tháp, nằm ở phía Bắc nhóm A và nhóm G, bao gồm:
+ Đền thờ E1: có cửa ra vào ở hướng Tây, mặt bằng đền (tháp) hình vuông,
4 góc có 4 trụ đá, được điêu khắc khá đẹp. Trên mi cửa có một bức phù điêu
bằng sa thạch, thể hiện cảnh “Đản sinh Brahma”. Bên trong ngôi đền E1 có
một đài thờ lớn, được làm bằng những khối sa thạch ghép lại với nhau, chạm
trổ rất tinh tế, thể hiện những cảnh múa lụa, đánh đàn, thổi sáo, những cảnh
sinh hoạt của các tu sĩ Bà-la-môn, như luyện thuốc chữa bệnh…
+ Tháp E2: là tháp cổng của đền thờ E1.
+ Tháp E3: là nơi chuẩn bị đồ tế lễ.
+ Tháp E4: là tháp phụ, nằm cạnh tháp E1 về phía Bắc.
+ Tháp E5 và E6: là hai tháp phụ, xếp thành một hàng dọc, ở phía Nam tháp
E1. Năm 1903, tại tháp E5, đã phát hiện một pho tượng thần Ganesa đứng, có
4 tay, niên đại khoảng cuối thế kỷ VII – đầu thế kỷ VIII. Đây là một tác phẩm
rất hiếm trong nền nghệ thuật Ấn Độ giáo .
+ Tháp E7: là nơi cất giữ đồ tế lễ của nhóm E. Mái tháp cong hình thuyền,
kéo dài theo trục Đông – Tây, cửa ra vào ở hướng Bắc.
+ Tháp E8 và E9: là hai tháp nhỏ, ở góc Đông Bắc, phía sau tháp E4, hiện
chỉ còn một vài dấu tích nền móng.
– Nhóm F: gồm có ba công trình kiến trúc, nằm ở phía bắc nhóm E. Đây là

một tổng thể tháp đơn giản, với tháp chính F1, tháp cổng F2 và một tháp phụ
nhỏ F3 nằm ở phía nam tháp F1. Đền thờ F1 có cửa ra vào ở hướng tây, trụ ốp
tường dạng tròn, không trang trí hoa văn. Chân tháp có nhiều đường gờ chồng

25


×