Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tổng quan tình hình kinh tế việt nam 19902010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.81 KB, 12 trang )

Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990- 2010

I.Giai đoạn 1990-2000
1. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tổng
số

1990
1995
Sơ bộ 2000

100,0
100,0
100,0

Chia ra
Nông, Lâm
nghiệp và
Thủy sản
38,7
27,2
24,3

Công
nghiệp và
Xây dựng
22,7
28,8
36,6


Dịch vụ
38,6
44,0
39,1

Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng hình
thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công
nghiệp tập trung, khu chế xuất qui mô lớn. Chúng ta chủ trương kiến tạo một
nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, sự chuyển dịch cơ cấu các
thành phần kinh tế chỉ có thể coi là tích cực nếu kinh tế Nhà nước vẫn giữ
được vai trò chủ đạo; đồng thời tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác
phát huy được tiềm năng to lớn của mình. Theo tinh thần này, mặc dù những
năm vừa qua doanh nghiệp Nhà nước tuy có giảm về số lượng doanh nghiệp


do tổ chức, sắp xếp lại và thực hiện chủ trương cổ phần hoá, nhưng tỷ trọng
của thành phần kinh tế này chiếm trong tổng sản phẩm trong nước đã tăng từ
31,1% năm 1991 và 34,3% năm 1992 lên trên dưới 40% những năm gần đây
và là thành phần kinh tế có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm
trong nước. Tỷ trọng của các thành phần kinh tế khác chiếm trong tổng sản
phẩm trong nước những năm vừa qua là: Kinh tế tập thể chiếm 10%; kinh tế
cá thể, bao gồm cả hộ nông dân chiếm 30%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư
trực tiếp của nước ngoài chiếm 12%, còn lại là kinh tế tư nhân và hỗn hợp sở
hữu.
2.Đánh giá cơ cấu kinh tế
Sản xuất công nghiệp đi dần vào thế phát triển ổn định với tốc độ tăng
bình quân mỗi năm 13,6%, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng
11,4%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 11,0%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 22,5%. Tính theo giá trị sản xuất thì qui mô sản xuất công nghiệp

năm 2000 đã gấp 3,6 lần năm 1990, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước
gấp trên 2,9 lần; khu vực ngoài quốc doanh gấp 2,8 lần; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài gấp 7,6 lần.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân mỗi năm thời kỳ
1990-2000
%
Chia ra
Tổng
số

Khu vực
doanh
nghiệp
Nhà nước

Khu vực
ngoài
quốc
doanh

Khu vực
đầu tư
nước
ngoài

Tốc độ tăng bình
quân mỗi năm trong
10 năm
13,6
11,4

11,0
22,5
- Trong 5 năm 19911995
13,7
13,4
10,6
23,3
- Trong 5 năm 19962000
13,5
9,5
11,5
21,8
Từ tháng 10-1993, quan hệ hợp tác phát triển giữa nước ta với Cộng
đồng các nhà tài trợ quốc tế đã được nối lại. Từ đó đến nay đã có 8 Hội nghị


quốc tế về ODA dành cho Việt Nam. Trong 8 Hội nghị này, các nhà tài trợ đã
cam kết dành cho nước ta số vốn ODA lên tới 17,5 tỷ USD và 1,2 tỷ USD hỗ
trợ cải cách kinh tế. Trong 10 năm 1991- 2000 chúng ta đã cấp giấy phép cho
2.940 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 37,3 tỷ USD, góp
phần đưa vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài lên chiếm 20 - 30% tổng số vốn
đầu tư toàn xã hội những năm vừa qua.

BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 1 NĂM

CẢ NƯỚC
1. Chia theo khu
vực
- Thành thị
- Nông thôn

2. Chia theo vùng
- Đông Bắc và Tây
Bắc
- Đồng bằng sông
Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam
Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ

Năm 1996 (1000 đ)

Năm 1999 (1000 đ)

Chi
may
mặc

Thiết Văn
bị, đồ hoá,
dùng thể
thao

Chi
may
mặc

Thiết Văn
bị, đồ hoá,

dùng thể
thao

124,3

87,4

43,0

137,4

102,6

60,7

251,0
107,4

180,5
74,8

119,9
30,5

325,4
112,8

230,9
86,5


179,2
43,9

109,0

70,0

25,6

119,9

91,8

40,3

102,6

100,1

44,6

120,7

124,0

71,9

94,7
112,6


74,8
70,3

24,5
30,5

101,0
122,0

90,4
72,7

33,5
42,8

168,8
209,6

111,5
136,2

58,6
105,1

143,8
262,4

96,7
160,3


74,8
150,6


- Đồng bằng sông 135,7
Cửu Long

92,0

47,8

161,4

115,7

67,2

- Khối lượng chi dùng một số mặt hàng ăn uống: Tiêu dùng gạo bình quân đầu
người 1 tháng giảm từ 13,4 Kg năm 1996 xuống còn 13,1 Kg năm 1999, khu
vực thành thị từ 11,2 Kg giảm còn 9,7 Kg. Lượng gạo của các hộ tại 6 trong 7
vùng (trừ vùng Đông Bắc và Tây Bắc) đều giảm; Các mặt hàng: Thịt, mỡ dầu
ăn, trứng, đỗ lạc vừng, đường mật... tăng hơn các năm trước. Riêng lượng tiêu
dùng quả chín, rau tươi của dân cư khu vực thành thị và các vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ có xu hướng tăng lên.
III. Tích luỹ của hộ gia đình
Những năm gần đây, đời sống của nhân dân nhìn chung không có những biến
động lớn, một bộ phận lớn dân cư được cải thiện đáng kể nhờ có các nguồn
thu nhập tăng tương đối ổn định, đặc biệt tốc độ tăng thu nhập từ 1996-1999
tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi tiêu. Vì vậy, ngoài phần chi tiêu dùng cho
đời sống hàng ngày, phần lớn các hộ dân cư đã có đầu tư tích luỹ.


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 1991 - 2000 (*)
Triệu USD
Tổng số

Chia ra
Vốn từ
Vốn của
nước ngoài
Việt Nam
17115
2187

TỔNG SỐ

19302

Thời kỳ 1991-1995

7091

6080

1011

Thời kỳ 1996-2000

12211

11035


1176

(*) Không kể vốn thực hiện của các dự án đã giải
thể


4. Đánh giá phát triển xã hội
- Chi tiêu hộ gia đình
Nhờ thu nhập tăng, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt. Năm 1999 tính
chung cả nước chi đời sống bình quân đầu người 1 tháng là 221,1 nghìn đồng,
tăng bình quân 6,4% trong thời kỳ 1996-1999 và chậm hơn tốc độ tăng thu
nhập. Chi đời sống của khu vực thành thị 559,2 nghìn đồng 1 người 1 tháng,
tốc độ tăng bình quân 11,6% một năm; Ở nông thôn 175,0 nghìn đồng 1 người
1 tháng, tốc độ tăng bình quân 4,4% một năm. Chi đời sống của các vùng đều
tăng, trong đó tăng nhanh là vùng Đông Nam Bộ 9,0%, Đồng bằng sông Cửu
Long 8,2%, tăng thấp nhất là vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Mức chi tiêu bình quân đầu người năm 1999 của các hộ khu vực thành thị cao
gấp 3,1 lần khu vực nông thôn (tỷ số này năm 1996 là 2,5 lần). So sánh chi
đời sống bình quân đầu người năm 1999: Khu vực thành thị gấp 3,2 lần khu
vực nông thôn; Nhóm hộ giàu (20% số hộ thu nhập cao nhất) gấp 4,2 lần
nhóm hộ nghèo (nhóm thấp nhất).
- Đáng lưu ý là năm 1999 mặc dù vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bị thiên tai
lũ lụt, hạn hán ... nhưng mức sống dân cư của cả nước nói chung cũng như
các vùng vẫn ổn định và tiếp tục được cải thiện. Chi ăn uống hút năm 1999
bình quân đầu người 1 tháng là 139,98 nghìn đồng, bình quân mỗi năm tăng
4,0% trong thời kỳ 1996-1999, trong đó khu vực thành thị 328,14 nghìn đồng,
tăng bình quân 7,8%, khu vực nông thôn 114,98 nghìn đồng, tăng bình quân
2,5%. Cơ cấu chi dùng lương thực, thực phẩm (ăn uống, hút) trong chi đời



sống đã giảm xuống, ngược lại chi dùng cho phi lương thực, thực phẩm tăng
lên. Cụ thể như sau:
TỶ LỆ CHI ĂN UỐNG, HÚT TRONG CHI ĐỜI SỐNG CỦA HỘ
Đơn vị tính:%

CẢ NƯỚC
1. Chia theo khu vực
- Thành thị
- Nông thôn
2. Chia theo vùng
- Đông Bắc và Tây Bắc
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
3. Chia theo nhóm thu nhập
- Nhóm 1
- Nhóm 2
- Nhóm 3
- Nhóm 4
- Nhóm 5

Năm 1996

Năm 1999

67,96


63,31

65,77
69,43

58,68
65,70

72,64
66,59
67,35
68,87
66,39
64,93
66,79

65,57
60,50
62,99
63,50
65,00
58,69
63,10

76,91
75,27
72,31
65,22
57,65


72,55
69,15
65,70
60,34
52,78

- Khi mức sống ổn định và được cải thiện thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của
dân cư tuy có tăng nhưng chậm hơn chi tiêu về các khoản ngoài ăn uống (như
may mặc, ở, thiết bị đồ dùng, Y tế chăm sóc sức khoẻ, Giáo dục, văn hoá...).
- Sự phân hoá giàu nghèo trong dân cư.
Theo kết quả tổng hợp số liệu điều tra, thu nhập của những hộ nghèo và hộ
giàu đều tăng, và tốc độ tăng của hộ giàu nhanh hơn hộ nghèo. Tính chung
trong 3 năm (1996 -1999) tốc độ tăng thu nhập hàng năm của hộ nghèo là


7,2%, hộ giàu là 14,5% (chưa loại trừ trượt giá). Bởi vậy khoảng cách chênh
lệch giàu nghèo ngày càng có xu hướng doãng ra.
Để thấy rõ vấn đề trên, với cách phân chia số hộ điều tra thành 5 nhóm thu
nhập từ thấp đến cao với số hộ bằng nhau theo thông lệ quốc tế (số hộ mỗi
nhóm đều chiếm 20%) thì mức độ chênh giữa nhóm giàu (nhóm 5) với nhóm
nghèo (nhóm 1) ở từng khu vực, từng vùng cụ thể như sau:
Đơn vị tính: lần

CẢ NƯỚC
1. Chia theo khu vực
- Thành thị
- Nông thôn
2. Chia theo vùng
- Tây Bắc và Đông Bắc

- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long

1994

1995

1996

1999

6,5

7,0

7,3

8,9

7,0
5,4

7,7
5,8

8,0

6,1

9,8
6,3

5,2
5,6
5,2
4,9
10,1
7,4
6,1

5,7
6,1
5,7
5,5
12,7
7,6
6,4

6,1
6,6
5,9
5,7
12,8
7,9
6,4

6,8

7,0
6,9
6,3
12,9
10,3
7,9

Như vậy số liệu trên cho thấy hệ số chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm
nghèo năm 1999 đều tăng; so với năm 1996, tính chung cả nước tăng 1,6 lần;
thành thị tăng 1,8 lần, nông thôn tăng 0,2 lần; các vùng đều tăng trong đó tăng
nhanh là vùng Đông Nam Bộ 2,4 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1,5 lần, tăng
thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng 0,4 lần. Đáng chú ý là vùng Tây
Nguyên từ năm 1995 đến năm 1999 mức chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm
nghèo mỗi năm tăng không đáng kể (0,1 lần); nguyên nhân chủ yếu do cà phê
sụt giá liên tiếp, kéo theo thu nhập của hộ nông dân bị ảnh hưởng.
Để nghiên cứu sâu hơn mức độ chênh lệch thu nhập trong các hộ dân cư có thể
tiến hành phân tổ số hộ điều tra theo nhóm hộ bằng nhau với tỷ lệ nhỏ hơn
mức nêu trên gồm 10%; 5%; 2% số hộ giàu và số hộ nghèo để so sánh, cụ thể
như sau:
So sánh 10% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 10% số hộ có mức thu nhập
thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 20% số hộ nêu trên: năm 1996:
10,6 lần; 1999: 12 lần; vùng có mức chênh lệch lớn hơn vùng khác là Tây


Nguyên 1996: 13,2 lần; 1999: 15,1 lần; Đông Nam Bộ 1996: 11,8 lần; 1999:
13,4 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 9,2 lần; 1999: 10,4 lần.
So sánh 5% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 5% số hộ có mức thu nhập
thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 10% số hộ nêu trên năm 1996:
15,1 lần; 1999: 17,1 lần; vùng có mức chênh lệch lớn là Đông Nam Bộ 1996:
18,9 lần; 1999: 21,3 lần; Tây Nguyên 1996: 17,4 lần; 1999: 18,5 lần, Đồng

bằng sông Cửu Long 1996: 14,8 lần; 1999: 16,6 lần, Đồng bằng sông Hồng
1996: 10,9 lần; 1999: 13,1 lần.
So sánh 2% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 2% số hộ có mức thu nhập
thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 5% số hộ nêu trên: Năm 1996:
27,2 lần; 1999: 29,4lần; vùng có mức chênh lệch lớn là Tây Nguyên 1996:
37,8 lần; 1999: 39,3 lần, Đông Nam Bộ 1996: 34,6 lần; 1999: 37,2 lần, Đồng
bằng sông Cửu Long 1996: 29,5 lần; 1999: 32,4 lần; Đồng bằng sông Hồng
1996: 18,8 lần; 1999: 21,1 lần .
Nhằm phục vụ đánh giá, phân tích sự bất bình đẳng giữa người giàu và người
nghèo các tổ chức quốc tế và nhiều nước đã sử dụng hệ số GiNi* và tính tỷ lệ
thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp trong tổng số thu nhập của toàn bộ
dân cư.
II. Giai đoạn 2001-2010
1.Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, đưa nước
ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát
triển có mức thu nhập trung bình
Bước vào thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mười năm 20012010, nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực năm 1997 và đến những năm cuối
thực hiện Chiến lược lại chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008 đến nay. Mặc
dù vậy, trong mười năm 2001- 2010, hàng năm nền kinh tế nước ta đều đạt
tốc độ tăng trưởng tương đối khá (Năm 2001 tăng 6,89%; 2002 tăng
7,08%; 2003 tăng 7,34%; 2004 tăng 7,79%; 2005 tăng 8,44%; 2006 tăng
8,23%; 2007 tăng 8,46%; 2008 tăng 6,31%; 2009 tăng 5,32% và ước tính
năm 2010 tăng 6,78%). Tính ra, trong mười năm 2001-2010, bình quân
mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,26%, trong đó, Kế hoạch phát


triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 tăng 7,51%/năm; Kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 tăng 7,01%/năm. So với giai đoạn 19912000, quy mô nền kinh tế đã tăng lên đáng kể cả về mức của lượng tuyệt

đối của 1%, cũng như tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm vẫn đạt
7,26%, xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế-xã hội 1991-2000, đây là một thành tựu rất quan trọng. Với tốc độ
tăng trưởng như vậy, trong suốt mười năm qua, Việt Nam so với một số
quốc gia trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, cao hơn các
nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng như trên nên tổng sản phẩm trong nước
(tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 đã gấp gần 2,02 lần năm 2000.
Nếu tính bằng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân hàng năm thì
tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ gần 31,2 tỷ USD năm 2000 lên
trên 100,8 tỷ USD năm 2010, tức là gấp 3,23 lần. Tổng thu nhập quốc gia
(GNI) của nước ta năm 2000 mới đạt 30,8 tỷ USD với mức bình quân đầu
người 396 USD; năm 2007 đạt 68,8 tỷ USD với 817 USD/người, nhưng


đến năm 2008 đã tăng lên, đạt 86,7 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1018
USD; năm 2009 đạt 88,3 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1026,8 USD và
ước tính năm 2010 đạt 96,8 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1113,6 USD.
Theo phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới về thu nhập tính theo tổng
thu nhập quốc gia (GNI)1 , từ năm 2008 nước ta đã ra khỏi nhóm nước và
vùng lãnh thổ thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu
nhập trung bình thấp. Trong số những nước kém phát triển (LDCs) Liên
hợp quốc công bố những năm gần đây, nước ta cũng không có tên trong
danh sách nhóm này. Như vậy, sau mười năm triển khai thực hiện Chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 chúng ta đã đạt được thành công
kép, vừa “đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000”, vừa “đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển”, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung
bình thấp, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.


2.Cơ cấu kinh tế chậm đổi mới
Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mười năm 2001-2010, xu hướng
chuyển dịch cơ cấu ngành chậm dần và nhìn chung chỉ diễn ra ở 5 năm đầu


(2001-2005). Do vậy, tính chung mười năm 2001-2010, cơ cấu kinh tế
ngành không duy trì được xu hướng chuyển dịch của những năm 19912000. Năm 2001 là năm đầu thực hiện Chiến lược kinh tế - xã hội mười
năm 2001-2010, cơ cấu ba khu vực kinh tế chiếm trong GDP lần lượt là:
23,3%; 38,1% và 38,6%, nhưng sau 10 năm triển khai Chiến lược, đến năm
2010, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng 20,6%
GDP (chỉ giảm 2,7% so với tỷ trọng 23,3% năm 2001); khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 41,1% GDP (chỉ tăng 3,0% so với tỷ trọng
38,1% năm 2001; nếu loại trừ ngành khai thác mỏ ra khỏi khu vực công
nghiệp và xây dựng theo cách phân chia đang được nhiều nước áp dụng thì
đến nay tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng của nước ta còn thấp
hơn nhiều, mới chiếm trên dưới 30%); khu vực dịch vụ gần như giữ
nguyên với mức 38,3% so với tỷ trọng 38,6% năm 2001. Chính vì vậy,
mục tiêu đề ra trong Chiến lược “đưa tỷ trọng trong GDP của khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản xuống còn 16-17%; nâng tỷ trọng khu vực
dịch vụ lên 42-43% vào năm 2010” đã không thực hiện được. Trong buổi
đầu cất cánh, kinh tế Hàn Quốc và Đài Loan cũng chỉ là nền kinh t ế nông
nghiệp, nhưng sau hơn 20 năm đổi mới cơ cấu ngành, Hàn Quốc và Đài Loan đã giảm
tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ trên 30% GDP xuống còn dưới 10%
GDP2 ; trong khi đó, sau 25 năm đổi mới, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm trong GDP của nước ta chỉ giảm từ 38,1% năm 1986 xuống 20,6% năm
2010. Có thể nói, cho tới nay cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế nước ta vẫn lạc hậu,
chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với đặc trưng tỷ trọng cao của khu vực sản xuất
vật chất nói chung và của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nói riêng. Cơ cấu
ngành của nền kinh tế nước ta hiện chỉ tương ứng với cơ cấu ngành của một số nước
trong khu vực những năm 80 của thế kỷ trước


3.Đánh giá cơ cấu kinh tế
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng
trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Trong mười năm 1991- 2000 tổng số
vốn đầu tư là 802,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,5% GDP, nhưng mười năm
2001-2010, tổng số vốn đầu tư đã lên tới 4336,6 nghìn tỷ đồng, chiếm
41,6% GDP. Đây là một tỷ lệ đầu tư cao, không chỉ cao hơn tỷ lệ đầu tư
những năm 1991-2000, mà còn cao hơn tỷ lệ đầu tư của nhiều nền kinh tế
trong khu vực và trên thế giới. Nếu phân chia số vốn đầu tư nêu trên theo
ba khu vực: Khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có


vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì thấy rằng vốn đầu tư của khu vực Nhà
nước chiếm tỷ trọng cao nhất. Tính chung mười năm 2001-2010, khu vực
Nhà nước đã đầu tư gần 1840,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,5% tổng số vốn
đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế, trong đó năm 2001 đầu tư 102,0 nghìn
tỷ đồng, chiếm 59,8%; năm 2002: 114,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,3%; năm
2003: 126,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,9%; năm 2004: 139,8 nghìn tỷ đồng,
chiếm 48,1%; năm 2005: 161,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,1%; năm 2006:
185,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,7%; năm 2007: 198,0 nghìn tỷ đồng, chiếm
37,2%; năm 2008: 209,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,9%; năm 2009: 287,5
nghìn tỷ đồng, chiếm 40,5%; ước tính năm 2010: 316,3 nghìn tỷ đồng,
chiếm 38,1%. Vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhưng
bố trí dàn trải, đầu tư không đồng bộ, nhiều công trình đầu tư kéo dài; một
số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng không phù hợp nên không phát
huy được hiệu quả. Đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng gặp khó khăn do thủ tục đầu tư phiền
hà, giải phóng và bàn giao mặt bằng chậm nên tiến độ đầu tư thường dài
hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu. Tình hình trên đã làm cho hiệu quả đầu
tư của khu vực Nhà nước nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung có

xu hướng giảm dần



×