TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ TÀI CHÍNH
VIỆT NAM NĂM 2011
Sinh viên thực hiện: Dương Vũ Hằng Nga
Mã sinh viên: 0851010238
Lớp: TCH302.1
Giáo viên hướng dẫn: GV. Lê Thị Thanh
Hà Nội, tháng 2 năm 2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 4
I/ Phân tích tình hình kinh tế tài chính Việt Nam năm 2011 ........................................................ 4
1/ Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế ...................................................................................... 4
1.1 Lạm phát ............................................................................................................................ 4
1.2./ Lãi suất ............................................................................................................................. 5
1.3. Tỉ giá .................................................................................................................................. 6
1.4. Thị trường bất động sản : ................................................................................................ 8
1.5. Giá vàng ........................................................................................................................... 9
1.6. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ...................................................................................... 9
1.7. Chứng khoán .................................................................................................................. 10
1.8. Vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền ..................................................................................... 10
1.9. Việt Nam bị hạ bậc tín nhiệm .......................................................................................... 11
II/ Dự báo tình hình kinh tế tài chính Việt Nam năm 2012 ........................................................ 11
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 14
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam trong năm 2011 với nhiều thách thức lớn với lạm phát tăng cao,
tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước giảm do thắt chặt tiền tệ và đầu tư công giảm, đầu tư
nước ngoài chững lại do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.Mặc dù còn gặp
nhiều khó khăn như vậy tuy nhiên kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng
khích lệ, các chỉ tiêu kinh tế lớn được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế và đang có xu
hướng giảm dần. Trong khi khủng hoảng kinh tế, vấn đề nợ công lan tràn thì nền kinh tế
Việt Nam vẫn duy trì được một tốc độ tăng trưởng kinh tế lên tới gần 6%. Tuy nhiên, chất
lượng tăng trưởng còn thấp và còn nhiều tồn tại trong nền kinh tế. Cụ thể là lạm phát lên
tới gần 20% gây kìm hãm nền kinh tế. Lạm phát kéo theo sự tăng về lãi suất. Một cuộc
chạy đua về lãi suất giữa các ngân hàng đã đẩy lãi suất đầu vào lên gần 19% và lãi suất đầu
ra có khi đạt mốc 25% gây khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn. Tỉ giá hối đoái
chính thức và phi chính thức chênh lệch khá lớn và Ngân hàng Nhà nước đã phải mất rất
nhiều thời gian và công sức để điều tiết. Ngoài ra còn có vấn đề hệ thống ngân hàng, nợ
xấu, tái cơ cấu nền kinh tế, giá vàng, thị trường chứng khoán, bất động sảnl…còn rất nhức
nhối trong nền kinh tế Việt Nam năm vừa qua.
NỘI DUNG
I/ Phân tích tình hình kinh tế tài chính Việt Nam năm 2011
1/ Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế
1.1 Lạm phát
Mặc dù các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô được Chính phủ tập trung
triển khai quyết liệt đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng đầu năm giảm đáng
kể song theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức
cao 18,58% - cao hơn dự đoán trước đó của các bộ ngành và các chuyên gia. Trong đó, thủ
phạm chính là do giá thực phẩm, giáo dục, lương thực tăng mạnh với mức tăng lần lượt là
29,34%, 23,18% và 22,82%.
Theo IMF, Việt Nam có tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2006-2010 là 11,5%,
đứng thứ 24 trên thế giới và luôn cao hơn các nước trong khu vực ASEAN. Vấn đề lạm
phát là vấn đề dai dẳng và gây tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Lý do chủ yếu tác
động đến lạm phát Việt Nam đều xuất phát từ cả chi phí đẩy và cầu kéo. Mặc dù năm 2010
và 2011, thế giới rơi vào tình trạng suy thoái thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn
đạt chỉ tiêu là 7,78% và 5,8%. Tuy nhiên lạm phát lại lên mức báo động và đều ở 2 con số.
Tỉ lệ lạm phát năm 2010 của Việt Nam đã lên tới 11,75% mặc dù dự kiến đầu năm là 7%.
Lạm phát tăng cao vượt quá mức dự kiến đã làm cho những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế mất đi nhiều ý nghĩa. Năm 2011, việc thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ nhằm
ổn định nền kinh tế đã làm chậm đà tăng trưởng GDP. Tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng
tỉ lệ lạm phát vẫn ở mức rất cao. Lạm phát làm cho các ngân hàng phải chạy đua lãi suất.
Lãi suất đầu ra cao làm doanh nghiệp khó vay vốn, chi phí vốn cao. Lạm phát cũng gây
ảnh hưởng đến tỉ giá làm tăng tỉ giá, dãn rộng khoảng cách tỉ giá chính thức và phi chính
thức. Từ năm 2000 đến năm 2011, có thể quan sát thấy rằng GDP khá ổn định ở mức 6-7%
nhưng lạm phát của Việt Nam tăng chóng mặt, gấp nhiều lần các năm trước
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tốc
độ
tăng
GDP
6,8 6,9 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,8
CPI 0,6 0,8 4 3 9,5 8,4 6,6 12,6 19,89 6,52 11,75 19,04
Bảng 1: Chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011
1.2./ Lãi suất
Trong năm 2010, lãi suất được duy trì ở mức khác thấp do vậy cơ chế lãi suất trần
không còn cần thiết. 14/4/2010, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số
12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tính dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với
khách hàng theo lãi suất thỏa thuận
Tuy nhiên, bắt đầu từ 3/2011 cho đến nay, tỉ lệ lạm phát tăng cao nên Nhà nước buộc
phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Điều này đã có tác động làm tăng lãi suất tiền
gửi và cho vay của các Ngân hàng thương mại. Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh giữa các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành mức lãi suất trần
huy động tiền gửi là 14% cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra lãi suất đầu vào cao dẫn
đến lãi suất đầu ra cũng cao, các doanh nghiệp tiếp cận vốn rất khó khăn. Chính vì vậy mà
chỉ có cách kiểm soát chặt chẽ lãi suất đầu vào của các ngân hàng mới có thể phát triển sản
xuất, tăng trưởng kinh tế. Từ tháng 9/2011, Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp
quyết liệt nhằm tăng cường kiểm soát đối với chính sách lãi suấ như sa thải lãnh đạo ngân
hàng trong trường hợp phát hiện gian lận trong huy động tiền gửi
Trước sự kiểm soát lãi suất chặt chẽ như vậy, các ngân hàng thương mại đành chấp
nhận mức lãi suất 14%/năm với cả những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2
tuần...). Đây chính là một hình thức lách luật của các ngân hàng, hoàn toàn ngược với
đường cong lãi suất chuẩn (lãi suất dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn). Chính vì vậy,
28/9/2011, Ngân hàng nhà nước đã ra thông tư số 30/2011 quy định cụ thể lãi suất tối đa
với tiền gửi bằng đồng Việt Nam như sau: lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn
và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1
tháng trở lên là 14%. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa với
tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14,5%
Qua biểu đồ có thể thấy rằng lãi suất không kỳ hạn, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng vào đầu
tháng 10 khi chưa có sự can thiệp của Nhà nước thì tăng rất cao, đặc biệt là lãi suất 2 tuần.
Các mức lãi suất này chênh lệch nhau không nhiều và có những thời điểm gần như bằng
nhau. Đây là một điều bất hợp lý trong cơ cấu lãi suất. Tuy nhiên khi có sự can thiệp của
Ngân hàng Nhà nước thông qua quy định lãi suất trần, mức lãi suất đã trở về sự cân bằng
và ổn định
Biểu đồ 1: Lãi suất liên ngân hàng từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2011
1.3. Tỉ giá
Trước tình hình nhập siêu kéo dài và ngày càng gia tăng, việc các doanh nghiệp và
người dan găm giữ ngoại tệ và đầu tư vàng gây ra tình trạng 2 tỉ giá, tỉ giá thị trường tự do
thường cao hơn tỉ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Ngày 10/2/2011, Ngân hàng
Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tỉ giá giữa VND với USD sau gần 7 tháng duy trì ở
mức 18.932 đồng lên mức 20.693 đồng/USD, tăng thêm 9,3%, đồng thời thay đổi biên độ
tỉ giá liên ngân hàng từ +/- 3% xuống còn +/- 1%. Với chính sách tỉ giá mới, không những