Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SO SÁNH QUÁ TRÌNH LỊCH sử THẾ GIỚI cũ và LỊCH sử THẾ GIỚI TRONG môn sử địa mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.29 KB, 11 trang )

SO SÁNH QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI Ở THCS HIỆN HÀNH VÀ
LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRONG MÔN SỬ ĐỊA MỚI.
I. Về mục tiêu
1. Mục tiêu của chương trình lịch sử thế giới hiện hành.
a. Về kiến thức.
Đối với bậc THCS: mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử được xác đinh là:
“Giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và
lịch sử thế giới, làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa
học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, tạo cho học
sinh các năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời
sống xã hội. Trên cơ sở mục tiêu chung, về mặt kiến thức mục tiêu đầu tiên và
được xem là quan trọng là giúp học sinh nhận biết được về tiến trình cơ bản của
lịch sử dần tộc. Đây được coi là mục tiêu kiến thức xuyến suốt trong tổ chức
xây dựng và thực hiện chương trình: “Đối với học sinh THCS, mục tiêu của
môn học này là làm cho học sinh nhận biết được lịch sử dân tộc thông qua sự
kiện lịch sử và nhân vật tiêu biểu, có chọn Lọc”. Sở dĩ, mục tiêu hình thành
được ở người học kiến thức nền tảng được coi là chủ yếu vì đó là kiến thức tối
thiểu mà một công dân cần tích lũy được sau khi tốt nghiệp THCS bởi nếu vì
nếu không có điều kiện tiếp tục học ở bậc THPT, người học cũng có thể có được
sự hiểu biết cơ bản về tiến trình lịch sử dân tộc. Ngay cả những nội dung về
kiến thức lịch sử thế giới được trình bày trong chương trình củng không nằm
ngoài mục tiêu là phục vụ trực tiếp cho việc hình thành kiến thức lịch sử dân tộc
ở người học. Bởi đơn giản rằng, thông qua việc học lịch sử thế giới trong
chương trình, người học sẻ có cái nhìn chung, có mối liên hệ đối với lịch sử
nước nhà. Điều này chỉ có ở bậc THCS, khi đến bậc THPT, khi học sinh đã có
kiến thức về lịch sử Việt Nam, khối lượng kiến thức lịch sử thế giới vì thế cũng
được tăng lên tương ứng không còn hồ trợ chủ yếu cho mục tiêu phát triền kiến
thức lịch sử nước nhã như bậc THCS mà người học sẽ hình thành kiến thức sâu
rộng hơn về lịch sử thế giới.
Khi thực hiện mục tiêu hình thành kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc cho
học sinh việc dạy học chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS phải đảm


bảo được rằng những kiến thức đó phải là những kiến thức tiêu biểu nhất: khái
quát được sự phát triển của lịch sử dân tộc: “Học sinh cần phải có kiến thức cơ
bản xà hệ thống về lịch sử nhưng không phải là học lịch sử các triều đại mà chi
học những điều tiểu biếu nhất của từng thời kỳ lịch sử. Dù vậy, việc thực hiện
xây dựng và mục tiêu kiến thức của chương trình ngoài đảm bảo tính thống
nhất, liên tục còn phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú trong cái thống nhất đó
nhưng không được làm đảo lộn, gây lộn xộn trong mục tiêu của người học như
thế mới đảm bảo việc hình thành được kiến thức cơ bản của học sinh trong tiến
trình phong phú, đa dạng của lịch sử dân tộc.


Ngoài ra, trong mục tiêu kiến thức mà chương trình sách giáo khoa Lịch
sử bậc THCS đạt được cũng cần đảm bảo rằng những kiến thức được xây dựng
và đưa vào dạy học phải phù hợp và mang tính vừa sức đối với học sinh THCS.
Đồng thời, những tri thức vừa sức đó phải được xây dựng và hình thành trên
một nền tảng đúc rút từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử cụ thể chứ
không phải là trên một nền tảng lý luận xa vời đối với học sinh: “Phù hợp với
nhận thức lứa tuổi tuổi 14 - 16, lịch sử nên được nhận biết qua các sự kiện cụ
thể chứ không phải thông qua những bài khô khan, chứa đựng nhiều lý luận,
những trang sử “vô nhân xưng” như là có người phê phán”. Làm được điều
này là không phải là dễ, nó đòi hỏi khi xây dựng chương trình ngoài việc dựa
trên nền tảng cơ sở lý luận từng chương thì còn phải biết “ẩn” hệ thống các
phương pháp luận ấy đàng sau đề học sinh ở bậc này tiểp nhận lịch sử một cách
dề dàng, bởi vì đối với học sinh ở lứa tuổi việc đặt ra mục tiêu hình thành
phương pháp luận nhận thức xã hội là quá sức, không phù hợp với thực tiễn.
Trên cơ sở mục tiêu chung đó mổi lớp học.
Mổi bậc học, mục tiêu về mặt kiến thức cũng có sự khác biệt, nhằm đảm bảo
mục tiêu chung của bộ môn Lịch sử ở bậc THCS.
b. Về tư tưởng, tình cảm, thái độ
Theo mục tiêu chung của bậc THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi biên

soạn chương trình sách giáo khoa bậc THCS đã xác định, mục tiêu về tư tưởng,
tình cảm, thái độ mà sau khi hoàn thành bậc THCS học sinh đạt được thông qua
bộ môn Lịch sử là “làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa
học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, tạo cho học
sinh các năng lực tư duy, hành dộng, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời
sống xã hội”. Với mục tiêu chung đó, mổi đơn vị kiến thức, mồi bài, chương và
mổi khối lớp trong nội dung xây dựng sách giáo khoa đều thể hiện những tư
tưởng, tình cảm, thái độ mà học sinh cần được hình thành. Trên cơ sở đó, chúng
tôi thống kê các mục tiêu cơ bản của lớp 6, 7, 8, 9 mà học sinh cần đạt được sau
khi học xong môn Lịch sử, làm tiền đề cho việc hình thành mục tiêu chung mà
môn Lịch sử cần hình thành về tư tưởng, thái độ, tình cảm đối với học sinh.
Ở mỗi khối lớp, mục tiêu về tư tưởng, tình cảm, thái độ được hình thành
ở mức độ cao hơn. Các mục tiêu này được xây dựng trên nền tảng mục tiếu kiến
thức cung cấp cho học sinh. Do đó, ở mỗi lớp, mỗi chương, mỗi bài và đơn vị
kiến thức mục tiêu về tư tưởng, thái độ, tình cảm cùng có sự khác biệt, nhưng
cùng hướng đến mục tiêu chung cơ bản của lớp, của bậc THCS.
Nhìn chung, mục tiêu về tư tưởng tình cảm, thái độ là một trong những
mục tiêu cơ bản mà chương trình sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS khi xây
dựng hướng đến. Mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu về mặt
kiến thức, phản ánh mục tiêu kiến thức. Do đó việc xây dựng mục tiêu kiến thức
đảm bảo yêu cầu mục tiêu bậc THCS là cơ sở đề đạt được mục tiêu về tư tưởng
tình cảm thái độ mà sách giáo khoa Lịch sử bậc THCS đặt ra.


c. Về kỹ năng.
Xét về tổng thể thông qua trình bày các nội dung kiến thức, chương trình
sách giáo khoa Lịch sử với quá trình dạy học sẽ góp phần thực hiện mục tiêu
“hình thành nàng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết vấn đề trong dạy học
Lịch sử . Từ mục tiêu chung đó, thông qua chương trình sách giáo khoa Lịch sử
sẽ hình thành các kỹ năng tương ứng dưới đây.

2. Sự phát triển mục tiêu chương trình lịch sử thế giới ở THCS mới.
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở giúp học sinh hình thành và
phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên môn Lịch sử và Địa lí trên
cơ sở nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về thế giới, quốc gia và địa
phuơng, về các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong
không gian và thời gian, về sự tương tác giữa xã hội loài người và môi trường
thiên nhiên. Môn học cung cấp công cụ của các khoa học lịch sử và địa lí để học
sinh biết cách thu thập, tổ chức và phân tích, tổng hợp các dữ kiện, từ đó hình
thành ở học sinh năng lực diễn giải lịch sử và giải thích địa lí dựa trên chứng cứ,
phân tích các quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại giữa các đối tượng trong bối
cảnh địa lí - lịch sử cụ thể.
Môn Lịch sử và Địa lí góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân
cách với tư cách là những công dân Việt Nam toàn cầu, sẵn sàng góp sức mình
vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu của phân môn Lịch sử ở cấp trung học cơ sở là giúp học sinh
hình thành những năng lực chuyên môn như: năng lực nhận diện và hiểu tư liệu
lịch sử, năng lực tái hiện và trình bày lịch sử, năng lực giải thích lịch sử, năng
lực đánh giá lịch sử, năng lực vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn trên cơ sở
hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện về lịch sử dân tộc, khu vực và thế giới;
giúp học sinh có khả năng tự làm việc với tài liệu, mở rộng tầm nhìn về sự kết
nối giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Trên nền tảng đó, Lịch sử giúp học
sinh hình thành nhận thức khoa học về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc,
nâng cao ý thức tự hào dân tộc, lòng yêu nước, tôn trọng sự đa dạng của lịch sử
thế giới.
Mục tiêu của phân môn Địa lí ở cấp trung học cơ sở là giúp học sinh hình
thành những năng lực chuyên môn như: năng lực nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian, năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự
nhiên, kinh tế - xã hội), năng lực sử dụng các công cụ của địa lí học và khảo sát
thực địa, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Những năng lực
này được hình thành trên cơ sở học sinh có kiến thức cơ bản, có chọn lọc về địa

lí tự nhiên đại cương, địa lí các châu lục, địa lí Việt Nam, có các kĩ năng đơn
giản trong sử dụng các công cụ của địa lí. Trên cơ sở đó, phân môn Địa lí khơi
dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, giúp học sinh hiểu
được tầm quan trọng của kiến thức, kĩ năng và năng lực địa lí, có ý thức vận
dụng những điều đã học vào thực tế.


II. So sánh chương trình môn lịch sử thế giới hiện hành và chương trình
môn lịch sử-địa lí mới ở THCS.
1. Chương trình môn lịch sử thế giới hiện hành.
 Yêu cầu cần dạt
Tại sao cần học Lịch sử?
Lịch sử là gì?
- Nêu được khái niệm lịch sử. Giải thích được lí do vì sao cần thiết và nên học
Lịch sử.
- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Nêu và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các
nguồn sử liệu.
 Thời gian trong lịch sử
- Giải thích được một số khái niệm tính thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ,
thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,...
 Thời kì nguyên thuỷ
 Nguồn gốc loài người
- Mô tả được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn thành người trên thế giới.
- Xác định dược những dấu tích của người cổ đại ở Đông Nam Á.
- Nêu được những dấu tích của người cổ trên đất nước Việt Nam.
 Xã hội nguyên thuỷ
- Mô tả được sơ lược các giai đoạn phát triển của xã hội loài người và đời sống
con người thời nguyên thuỷ.
 Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ

- Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và ý nghĩa của nó đối với sự
sang xã hội có giai cấp. Chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai
cấp; sự hình thành xã hội có giai cấp.
- Xác định dược vị trí của một số trung tâm kim khí trên đất Việt Nam.
 Xã hội cổ dại
 Ai Cập và Lưỡng Hà
- Trình bày được những nét chính về điều kiện tự nhiên, công cuộc chinh phục,
khai phá các dòng sông.
- Nêu được tác động của các dòng sông đối với sự hình thành văn minh Ai Cập
và Lưỡng Hà.
- Trình bày được hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà.
- Kể tên được một số phát minh đầu tiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà.
 Ấn Độ
- Trình bày được điều kiện tự nhiên của lưu vục sông Ấn, sông Hằng.
- Trình bày được một số nét chính về chế độ xã hội và một số thành tựu văn hoá
tiêu biểu của Ấn Độ.
- Kể tên được những di sản của văn minh Ấn Độ.
Trung Quốc


- Giới thiệu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại
- Trình bày được một vài nét cơ bản về sự hình thành và phát triển thời Hạ,
Thương, Chu.
- Nêu được những thành tựu chính của văn minh Trung Quốc.
- Trình bày được sơ lược quá trình thống nhất Trung Quốc dưới thời Tần.
 Hy Lạp và Roma
- Mô tả được những nét chính về điều kiện tự nhiên, hải cảng vả biển đảo và
nêu được tác động của nó đối với sự hình thành, phát triển văn minh Hy Lạp và
Roma.
- Trình bày được tình hình chính trị (tổ chức nhà nước thành bang, đế chế).

- Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Hy Lạp và Roma và
vai trò của nó đối với sự khởi đầu của một số ngành khoa học ở Hy Lạp và
Roma.
2. Nội dung chương trình lịch sử thế giới ở môn sử-địa mới.
 Lớp 6
 Nội dung
 Tại sao cần học Lịch sử?
- Lịch sử là gi?
- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Thời gian trong lịch sử
 Thời kì nguyên thuỷ
- Nguồn gốc loài người
- Xã hội nguyên thuỷ
- Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
 Xã hội cổ đại
- Ai Cập và Lưỡng Hà
- Ấn Độ
- Trung Ọuốc
- Hy Lạp và Roma
Khu vực Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ
X
 lớp 7
 Châu Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
- Các cuộc phát kiến địa lí
- Văn hóa Phục hưng
- Cải cách tôn giáo
- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại
Trung Quốc từ nhà Đường đến nhà Thanh (từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX)



Ấn Độ từ Gupta đến Mogul
- Vương triều Gupta
- Vương triều Hồi giáo Delhi
- Đế quốc Mogul
 Đông Xam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Khái quát khu vực Đông Nam Á
- Vương quốc Campuchia
- Vương quốc Lào
 Lớp 8
 Cách mạng tư sản từ nửa sau thế kì XVI đến thế kỉ XVIII ở châu Âu và
Bắc Mỹ
 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
 Châu Âu và nước Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Cách mạng công nghiệp
- Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Cách mạng tháng Mười Nga nám 1917
 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật trong các thế ki
XVIII-XIX
 Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Trung Ọuốc
- Nhật Bản
- Ấn Độ
- Đông Nam Á
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
 Lớp 9
 Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945
- Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
- Châu Âu và nước Mỹ từ 1918 đến 1945
- Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
 Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991
- Chiến tranh lạnh (1947-1991)
- Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
- Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
- Mỹ Latinh và châu Phi từ năm 1945 đến năm 1991
 Nội dung
- Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
 Thế giới sau thời kì Chiến tranh lạnh
- Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay
- Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1991 đến nay


- Châu Á từ năm 1991 đến nay
- Đông Nam Á từ năm 1991 đến nay
 Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá
- Cách mạng khoa học kĩ thuật
- Xu thế toàn cầu hoá
Thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng, giáo viên giúp
học sinh phát huy năng lực sáng tạo trong học tập Lịch sử và Địa lí, trở thành
“người đóng vai lịch sử”, hay “người làm lịch sử” để khám phá kiến thức lịch
sử; và học sinh cùng học cách “làm địa lí”, vận dụng sáng tạo kiến thức vào các
tình huống học tập và thực tiền cuộc sống. Việc kết hợp các thành tựu của khoa
học giáo dục hiện đại với việc sử dụng một cách tích cực các phương pháp
nghiên cứu liên ngành là chìa khoá thành công của quá trình dạy học môn Lịch
sử và Địa lí.
3. Điểm giống nhau.
Ở cấp THCS, môn Lịch sử và Địa lý là môn học bắt buộc giúp học sinh
hình thành và phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên môn Lịch sử
và Địa lý trên cơ sở nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về thế giới, quốc gia

và địa phương, về các quá trình tự nhiên, kinh tế – xã hội và văn hoá diễn ra
trong không gian và thời gian, về sự tương tác giữa xã hội loài người và môi
trường thiên nhiên.
Môn học cung cấp công cụ của các khoa học lịch sử và địa lý để học sinh
biết cách thu thập, tổ chức và phân tích, tổng hợp các dữ kiện, từ đó hình thành
ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, cụ thể là năng lực diễn giải lịch
sử và giải thích địa lý dựa trên chứng cứ; năng lực phân tích các quan hệ nhân
quả, quan hệ qua lại giữa các đối tượng trong bối cảnh địa lý – lịch sử cụ thể.
Môn Lịch sử và Địa lý góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân
cách công dân Việt Nam, công dân toàn cầu, sẵn sàng góp sức mình vào việc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy, chương trình môn Lịch sử và Địa lý tuân thủ quan điểm, mục tiêu,
yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và kế hoạch giáo dục được xác định
trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong đó nhấn mạnh các phẩm
chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.
Do đặc điểm môn học, chương trình môn Lịch sử và Địa lý cấp THCS
góp phần phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực
giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; và năng lực chuyên
môn tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
Đối với Lịch sử, đó là năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội thể hiện ở các
năng lực thành phần như nhận diện và hiểu tư liệu lịch sử, tái hiện và trình bày


lịch sử, giải thích lịch sử, đánh giá lịch sử, vận dụng bài học lịch sử vào thực
tiễn.
Đối với Địa lý, đó là các năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm
không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lý (tự nhiên, kinh tế – xã
hội), sử dụng các công cụ của địa lý học và khảo sát thực địa, vận dụng kiến
thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lý nhấn mạnh việc hướng tới phát triển

năng lực tư duy, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian
và chiều thời gian trên cơ sở sử dụng những kiến thức cốt lõi, các công cụ học
tập và nghiên cứu Lịch sử và Địa lý; thông qua đó, có năng lực vận dụng các
kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn và từng bước sáng tạo.
4. Sự phát triển của quá trình lịch sử thế giới ở môn sử-địa mới ở THCS.
Chương trình Lịch sử và Địa lý THCS sẽ thể hiện ba mức độ tích hợp nội
dung là: tích hợp nội môn (trong từng nội dung giáo dục Lịch sử và giáo dục
Địa lý); Tích hợp nội dung Lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lý và
tích hợp nội dung Địa lý trong những phần phù hợp của bài Lịch sử, nhằm tạo
ra sự đối chiếu, tương tác tốt nhất giữa các kiến thức của hai phân môn; Tích
hợp tạo thành chủ đề chung.
Khác với chương trình hiện tại, nội dung Lịch sử trong chương trình mới
ở bậc THCS sẽ lấy trục lịch đại (thời gian 0) làm trục xuyên suốt, vì thế, ở mỗi
giai đoạn lịch sử đều cố gắng thiết kế nội môn theo mô hình: thế giới – khu vực
– Việt Nam – lịch sử địa phương, trong đó lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm,
chiếm 60% thời lượng của chương trình.
Đây là điểm mới trong cấu trúc, trong tích hợp của phân môn lịch sử.
Do đặc thù của khoa học Địa lý, tích hợp trong chương trình là tích hợp
đa tầng và đa chiều, không đơn giản là tích hợp “song phương” giữa Địa lý và
một môn học nhất định. Tích hợp nội môn và liên môn trong dạy học Địa lý là
rất lớn, còn việc vận dụng sẽ phát triển từ mức độ thấp đến mức độ cao. Trong
mọi trường hợp đều có khả năng thực hiện tích hợp nội môn, và điều này làm
tăng chất lượng dạy học Địa lý, tăng hứng thú cho học sinh khi học Địa lý.
Việc tích hợp lịch sử – địa lý trong nội dung cụ thể của chương: Sự bổ
sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lý khi học Lịch sử đòi hỏi học
sinh biết đặt các sự kiện lịch sử trong các bối cảnh địa lý, biết đánh giá tác động
của các nhân tố địa lý đối với tiến trình lịch sử.
Đối với sự hình thành các xã hội cổ đại, các vương quốc cổ, đó là các
điều kiện cổ địa lý của chính thời đại đó. Việc sử dụng thường xuyên các bản đồ
lịch sử, địa lý trong dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử. Sự bổ

sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lý đòi hỏi học sinh khi học Địa
lý biết phân tích tầm cỡ ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử đối với các quá trình


địa lý, phân tích các đối tượng địa lý trong sự vận động và phát triển, biết đặt
các phân tích địa lý trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Khi xem xét một hiện tượng
địa lý có quá trình hình thành, phát triển, biến đổi, suy thoái, thực ra là đã thấm
nhuần quan điểm lịch sử. Ngay ở cuối chương trình lớp 6, khi học về loài người
trên Trái Đất, học sinh đã có thể sử dụng kiến thức lịch sử về xã hội cổ đại, đặc
biệt là có thêm dẫn chứng về loài người là lực lượng hùng mạnh làm thay đổi
thiên nhiên Trái Đất.
Chương trình có một số chủ đề tích hợp giữa lịch sử và địa lý với thời
lượng phù hợp ở các lớp. Chương trình, nhất là sách giáo khoa sau này sẽ sử
dụng kiến thức liên môn một cách rộng hơn trong các chương bài của Lịch sử,
Địa lý, có sự kết nối với ngày nay.
Trong chương trình mới, cấu trúc chương trình môn học được xây dựng
theo logic nội dung giáo dục Lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian từ
thời nguyên thuỷ đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, trong từng thời kỳ có
sự đan xen lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam.
Trong nội dung giáo dục Địa lý, mạch nội dung đi từ địa lý đại cương đến
địa lý khu vực và địa lý Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kiến thức và
kỹ năng trụ cột, kết nối kiến thức và kỹ năng để hình thành và phát triển năng
lực phù hợp với đặc trưng của khoa học Lịch sử và khoa học Địa lý.
Chương trình Lịch sử của cả ba cấp khác với chương trình trước đây ở
chỗ hầu như không thiết kế đồng tâm từ thấp lên cao.
Chương trình lịch sử ở cấp THCS, học sinh sẽ được học lịch sử từ nguyên
thuỷ cho đến nay. Do đó những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu
của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc được sắp xếp theo lịch đại. Sự khác biệt
về mức độ chương trình trung học cơ sở không phải chỉ ở khối lượng nội dung,
ở chi tiết các sự kiện lịch sử, mà điều chủ yếu là mức độ nhận thức rất cơ bản ở

trung học cơ sở về bản chất của các sự kiện lịch sử, về nguyên nhân của các
biến chuyển lịch sử, của sự đa dạng các mô hình xã hội, về lý luận nhận thức xã
hội và ở sự chú trọng rèn luyện các kỹ năng học tập, vận dụng kiến thức vào các
tình huống mới.
Chương trình Địa lý ở cấp THCS ở, căn cứ vào tâm lý lứa tuổi của học
sinh và đặc điểm môn học, được phát triển theo logic, từ địa lý tự nhiên đại
cương ở lớp 6 đến địa lý các châu lục ở lớp 7, sau đó đến địa lý tự nhiên Việt
Nam (lớp 8) và địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam (lớp 9).
Chương trình có tính mở, cho phép có những điều chỉnh tuỳ theo điều
kiện giáo dục của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh giỏi, học sinh vùng
khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt).


Chương trình môn Lịch sử và Địa lý cấp trung học cơ sở chú trọng việc
đổi mới phương pháp giáo dục, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy
học, đa dạng hoá hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Chương trình khuyến khích việc xây dựng các phòng học bộ môn ở
những nơi có điều kiện; sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, phù hợp với
nội dung chương trình, bao gồm các loại bản đồ, hiện vật, phương tiện nghe –
nhìn,...
Học sinh cần được tham gia các buổi tham quan, học tập ở thực địa, có
các hoạt động học tập theo nhóm để giải quyết những bài tập nhận thức có mức
độ phức tạp khác nhau.
Đổi mới phương pháp giáo dục Lịch sử và Địa lý theo hướng tiếp cận
năng lực là trọng tâm của Chương trình.
Phương pháp giáo dục mới đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tập trung rèn luyện năng lực tự học,
bồi dưỡng phương pháp học tập để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng
vốn văn hoá cần thiết cho bản thân; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận

dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp
với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
Trong một bài học sẽ hối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền
thống (thuyết trình, đàm thoại,...) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh với việc tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề
cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự
án,...).
Chương trình chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học,
lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp
dạy học lịch sử - địa lý. Chú trọng sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phương
tiện dạy học
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lý không lấy
việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử - địa lý làm trung tâm của việc
đánh giá, mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình
huống ứng dụng.
Đánh giá kết quả học tập cơ bản là đối chiếu, so sánh năng lực học sinh
đạt được với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và năng lực môn học Lịch sử
- Địa lý ở từng chương bài cũng như một số chủ đề chung, trên cơ sở đó có
những biện pháp cải thiện kịp thời hoạt động dạy học.
Chương trình coi trọng việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lịch sử
- địa lý của người học để giải quyết vấn đề gắn các vấn đề gắn với thực tiễn, kết


nối với hiện tại, tạo cơ hội ban đầu phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học
sinh cấp trung học cơ sở.

/>view




×