Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Liên kết đào tạo sau đại học giữa Trường Đại học Hùng Vương và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - triển vọng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.19 KB, 7 trang )

KHOA HỌC XÃ HỘI

Liên kết đào tạo sau đại học
giữa Trường Đại học Hùng Vương và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

– TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP
Trịnh Thế Truyền
Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ

Nhận bài ngày 29/11/2017, Phản biện xong ngày 10/12/2017, Duyệt đăng ngày 12/12/2017

TÓM TẮT

L

iên kết đào tạo sau đại học giữa Trường Đại học Hùng Vương và Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân được xác định trên cơ sở nhu cầu của xã hội; sự quan tâm tạo
điều kiện thuận lợi của tỉnh Phú Thọ; uy tín, thương hiệu của Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân; khả năng cung cấp các dịch vụ và lợi thế về địa lý của Trường Đại học Hùng
Vương. Liên kết đào tạo sau đại học giữa Trường Đại học Hùng Vương và Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân có triển vọng và tiềm năng rất lớn, sẽ giúp tổng hợp, phát huy
sức mạnh, lợi thế của hai bên để nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho người học.
Từ khóa: Trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Liên kết đào tạo,
Đào tạo sau đại học

1.Mở đầu

Với các trường đại học, đặc biệt các trường
mới được thành lập, liên kết đào tạo, trong
đó có liên kết đào tạo sau đại học là cần thiết


trong quá trình xây dựng và phát triển. Bởi vì
thông qua liên kết, các trường đại học có thể
tranh thủ được những khả năng, thế mạnh
của nhau trên cơ sở tìm kiếm được những
lợi ích thiết thực. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề đã nêu, trong những năm
qua, Trường Đại học Hùng Vương luôn quan
tâm đến việc mở rộng liên kết, hợp tác trong
đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường
đại học, các viện nghiên cứu trong nước và

quốc tế, trong đó có liên kết, hợp tác đào tạo
với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Xuất phát từ nhu cầu liên kết, hợp tác đào
tạo, ngày 27/6/2017, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân và Trường Đại học Hùng Vương
đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai trường
về đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn
giai đoạn 2017 – 2020. Về hợp tác đào tạo,
tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 4, Thỏa thuận
khẳng định: “1. Đào tạo các giảng viên đạt
trình độ tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân theo đề nghị của Trường Đại học
Hùng Vương; 2. Phối hợp đào tạo trình độ
thạc sĩ theo yêu cầu của tỉnh Phú Thọ trên cơ
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  3


KHOA HỌC XÃ HỘI


sở danh mục chuyên ngành của Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân” [4].
Thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa Trường
Đại học Hùng Vương và Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân bước đầu đã mang lại kết
quả. Hai trường đã liên kết mở được 1 lớp
cao học quản lý kinh tế và 1 lớp cao học tài
chính ngân hàng, với tổng số 113 học viên
(lớp cao học quản lý kinh tế 63 học viên; lớp
cao học tài chính ngân hàng 50 học viên).
Cùng với sự cố gắng của Trường Đại học
Hùng Vương, sự quan tâm tạo mọi điều kiện
thuận lợi của Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân là cơ sở giúp cho hai trường đạt được
kết quả bước đầu trong hợp tác đào tạo như
đã nêu.
Trường Đại học Hùng Vương luôn mong
muốn hợp tác, liên kết đào tạo, trong đó có
đào tạo sau đại học các chuyên ngành kinh
tế với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Song, vấn đề là trong tương lai, triển vọng
liên kết đào tạo sau đại học giữa Trường Đại
học Hùng Vương và Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân sẽ như thế nào? Làm thế nào để
thấy được triển vọng của việc liên kết đào
tạo này? Hai trường cần phải làm gì để liên
kết đào tạo sau đại học giữa hai cơ sở được
bền vững? Đây là những vấn đề cần được
làm rõ.


2.Triển vọng liên kết đào tạo sau đại
học giữa Trường Đại học Hùng Vương
và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tương lai, triển vọng liên kết đào tạo sau
đại học giữa Trường Đại học Hùng Vương
và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phụ
thuộc vào rất nhiều nhân tố, bao gồm cả
khách quan và chủ quan, đó là:
- Một là, nhu cầu học tập của người học
đối với hình thức liên kết đào tạo sau đại học
4  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

giữa Trường Đại học Hùng Vương và Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân rất lớn.
Về mặt địa lý, liên kết đào tạo sau đại
học giữa Trường Đại học Hùng Vương và
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có thể
thu hút được người học không chỉ trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ, mà còn có khả năng thu
hút được người học từ các tỉnh trong khu
vực như Vĩnh Phúc, một phần của Hà Nội,
Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái…
Về đối tượng người học, liên kết đào
tạo sau đại học giữa Trường Đại học Hùng
Vương và Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân có thể thu hút được người học không
chỉ là những cán bộ, công chức, viên chức
đang làm việc trong các tổ chức Đảng, các
cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các

trường đại học, cao đẳng, mà còn có thể thu
hút được người học từ các doanh nghiệp và
những sinh viên mới tốt nghiệp đại học có
nhu cầu học tập nâng cao trình độ.
Trường Đại học Hùng Vương có 12 khoa,
trong đó có Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh với 5 mã ngành đào tạo đại học là Kinh
tế đầu tư, Kinh tế Nông nghiệp, Tài chính
ngân hàng, Kế toán và Quản trị kinh doanh.
Đến nay, Trường Đại học Hùng Vương đã
có 11 khóa sinh viên các chuyên ngành kinh
tế ra trường. Tổng số sinh viên các chuyên
ngành kinh tế đã ra trường là hơn 3.000 sinh
viên. Trong số đó, qua khảo sát sơ bộ, nhiều
em có nhu cầu quay về trường để tiếp tục
học tập nâng cao trình độ.
Liên kết đào tạo sau đại học các chuyên
ngành kinh tế của Trường Đại học Hùng
Vương được quan tâm thực hiện từ năm
2016. Ngay trong năm 2016, Trường Đại học
Hùng Vương đã liên kết với Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở 1 lớp cao học
Kinh tế phát triển, tổng số 25 học viên; liên


KHOA HỌC XÃ HỘI

kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở
1 lớp cao học Quản lý kinh tế, tổng số 53 học
viên. Năm 2017, Trường Đại học Hùng Vương

đã liên kết với Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân mở 1 lớp cao học Quản lý kinh tế, tổng số
63 học viên và 1 lớp cao học Tài chính ngân
hàng, tổng số 50 học viên. Năm 2017, Trường
Đại học Hùng Vương tiếp tục liên kết với Học
viện Nông nghiệp Việt Nam mở 1 lớp cao học
Quản lý kinh tế, tổng số 57 học viên. Hiện
tại, Trường Đại học Hùng Vương có gần 100
hồ sơ đăng ký học cao học các chuyên ngành
kinh tế theo hình thức liên kết.
Nhu cầu học sau đại học các chuyên
ngành kinh tế của cán bộ, công chức, viên
chức và nhân dân trong tỉnh Phú Thọ và các
tỉnh trong khu vực là rất lớn. Điều đó không
chỉ thể hiện thông qua các lớp liên kết đào
tạo đã mở giữa Trường Đại học Hùng Vương
với các trường đại học, các học viện, mà còn
thể hiện qua việc liên kết đào tạo của nhiều
cơ sở khác trong tỉnh Phú Thọ và các tỉnh
trong khu vực.
- Hai là, xuất phát từ nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Phú
Thọ và các tỉnh trong khu vực.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ cơ bản
hàng đầu đặt ra cho tất cả các tỉnh, thành
phố trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh còn
khó khăn như Phú Thọ. Trong phát triển
kinh tế, con người được xác định là nhân
tố có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII,

nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã khẳng định: “Tập
trung thực hiện có hiệu quả khâu đột phá về
phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức;
thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài…
theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội”
[1, tr. 127].

Trường Đại học Hùng Vương được giao
sứ mạng là đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế
– xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong
khu vực. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và
phát triển, Nhà trường luôn nhận được sự
quan tâm đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận
lợi của các bộ, ngành trung ương, của Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ
XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 khẳng định
việc quan tâm xây dựng, củng cố và phát
triển Trường Đại học Hùng Vương là một
trong những nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu
[1, tr. 62].
Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khẳng
định chủ trương phải quan tâm xây dựng
phát triển Trường Đại học Hùng Vương,
đồng thời cũng đã xác định một trong
những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản đặt
ra cho Trường Đại học Hùng Vương là phải:

“Tăng cường công tác liên kết các cơ sở đào
tạo, ứng dụng, nghiên cứu nhằm huy động,
thu hút đội ngũ giáo sư đầu ngành tham
gia giảng dạy, nghiên cứu tại nhà trường”
[2, tr. 8].
Trong Đề án củng cố, đổi mới, nâng cao
chất lượng đào tạo Trường Đại học Hùng
Vương giai đoạn 2016 – 2020, định hướng
đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú
Thọ khẳng định xây dựng Trường Đại học
Hùng Vương thành trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng cao, nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho
sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú
Thọ và khu vực [3, tr. 5].
Việc quan tâm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức, trọng dụng, đãi ngộ
nhân tài và giao nhiệm vụ đào tạo nguồn
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  5


KHOA HỌC XÃ HỘI

nhân lực chất lượng cao cho Trường Đại học
Hùng Vương của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là điều
kiện thuận lợi và là động lực để cán bộ, công
chức, viên chức, nhân dân trong tỉnh cũng
như các tỉnh trong khu vực quan tâm học
tập nâng cao trình độ về mọi mặt, trong đó

có việc học tập nâng cao trình độ về quản lý
kinh tế.
Liên kết đào tạo sau đại học giữa Trường
Đại học Hùng Vương và Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân cũng nhận được sự quan
tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh liên kết
đào tạo, trong đó có đào tạo sau đại học giữa
Trường Đại học Hùng Vương và Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, nhằm “đào tạo và bồi
dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho
tỉnh” [5].
- Ba là, xuất phát từ uy tín và thương hiệu
đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là
trường đại học có bề dầy xây dựng và phát
triển, có uy tín rất lớn trong cả nước về
nghiên cứu khoa học và đào tạo, là trường
đại học thuộc tốp dẫn đầu [5]. Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân đã có 40 năm đào tạo
sau đại học, đào tạo hàng ngàn các nhà khoa
học, tiến sĩ, thạc sĩ cho cả nước về các chuyên
ngành kinh tế. Rất nhiều người từng học tập
nghiên cứu, công tác ở Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân đã trở thành những nhà lãnh
đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, của các
cấp, các ban ngành, các cơ quan đơn vị, các

doanh nghiệp. Với tỉnh Phú Thọ, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là nơi đã
6  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

“đào tạo và bồi dưỡng nhiều thế hệ lãnh đạo
của tỉnh” [5].
Uy tín và thương hiệu của Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân là một trong những cơ
sở quan trọng tạo nên nhu cầu học tập của
xã hội. Chương trình đào tạo cũng như chất
lượng đào tạo của Nhà trường luôn được đổi
mới và cải thiện. Giảng viên tham gia đào tạo
có bề dày kinh nghiệm cả về chuyên môn và
sư phạm. Vì thế, học viên sau khi được tham
gia chương trình đào tạo của Nhà trường sẽ
nắm chắc và nâng cao được chuyên môn. Do
vậy, bằng cấp của Nhà trường được đánh giá
cao, người học sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến
hơn trong công việc. Đây là lợi thế rất đáng
tự hào để Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
có thể cạnh tranh với tất cả các trường đại
học trong cả nước về đào tạo, trong đó có
đào tạo sau đại học. Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân là địa chỉ tin cậy và là lựa chọn
hàng đầu đối với những người mong muốn
học tập nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế.
- Bốn là, xuất phát từ khả năng và nhu cầu
phát triển của Trường Đại học Hùng Vương.
Trường Đại học Hùng Vương đã, đang và
sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm tạo mọi

điều kiện thuận lợi về đào tạo, trong đó có
liên kết đào tạo sau đại học của Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú
Thọ. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển,
Trường Đại học Hùng Vương có cơ sở vật
chất phục vụ tốt cho việc nghiên cứu giảng
dạy và học tập. Bước đầu, Nhà trường đã có
một số giảng viên có trình độ tiến sĩ, được
học tập nghiên cứu ở trong nước và ngoài
nước, có khả năng tham gia thực hiện các
nội dung của chương trình liên kết đào tạo
sau đại học với Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.


KHOA HỌC XÃ HỘI

Liên kết đào tạo, trong đó có đào tạo
sau đại học các chuyên ngành kinh tế với
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một
trong những ưu tiên hàng đầu của Trường
Đại học Hùng Vương. Đây là cơ sở cần thiết
giúp Trường Đại học Hùng Vương đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ; đồng
thời, là cơ sở góp phần giúp Trường Đại học
Hùng Vương xây dựng hình ảnh, uy tín về
đào tạo.

3.Một số giải pháp giữ vững và
phát triển liên kết đào tạo sau đại học

giữa Trường Đại học Hùng Vương và
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Triển vọng liên kết đào tạo sau đại học giữa
Trường Đại học Hùng Vương và Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân chỉ trở thành hiện thực
khi có sự quyết tâm của cả hai trường. Tính
bền vững trong liên kết đào tạo sau đại học
giữa hai trường xét đến cùng là phụ thuộc vào
việc tuyển sinh. Nguồn tuyển sinh là rất lớn,
song để tuyển sinh được thì cần thiết phải:
- Một là, ngoài hai chuyên ngành đã liên
kết (Ngành kinh tế phát triển và Ngành tài
chính ngân hàng), trên khả năng của Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, nghiên cứu mở
rộng liên kết các ngành đào tạo sau đại học.
Do nhu cầu học tập của cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động trong tỉnh Phú
Thọ và các tỉnh trong khu vực rất đa dạng,
không chỉ nhu cầu học Quản lý kinh tế, Tài
chính ngân hàng, mà còn có nhu cầu học về
các ngành Kinh tế phát triển, Kinh tế nông
nghiệp, Quản trị nhân lực, Kinh doanh
thương mại, Quản trị kinh doanh, Quản lý
công nghiệp… Đây cũng là những chuyên
ngành đào tạo của Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.

- Hai là, thực hiện tốt các nội dung của
khóa học trên cơ sở bố trí thời gian học tập

nghiên cứu cho học viên một cách hợp lý.
Đa số học viên theo học các chương trình
liên kết giữa hai trường hiện nay là cán bộ,
công chức, viên chức, những người đã đi
làm. Việc bố trí thời gian học tập nghiên cứu
hợp lý (từ việc học các chuyên đề đến việc
viết và bảo vệ luận văn thạc sĩ) là cơ sở cần
thiết để hình thành nhu cầu và quyết tâm
đi học ở nhiều người. Nói cách khác, đây là
một trong những cơ sở để thực hiện tốt việc
tuyển sinh.
- Ba là, tổng kinh phí mà học viên phải
bỏ ra cho quá trình học tập cần phải hợp lý.
Các học viên luôn quan tâm đến kinh phí
mà họ phải chi trả cho quá trình học tập. Với
các trường khác nhau, chương trình đào tạo
khác nhau, kinh phí phải chi trả của người
học có thể khác nhau. Thông thường, kinh
phí cho một khóa học tại Trường Đại học
Kinh tế quốc dân (bao gồm học phí và các
khoản chi phí khác) có thể cao hơn so với
kinh phí khi tham gia khóa học của các
trường, các cơ sở đào tạo khác. Tuy nhiên,
chi phí này phải cân đối sao cho phù hợp khi
người học tham gia các chương trình liên kết
với Trường Đại học Kinh tế quốc dân đặt tại
Trường Đại học Hùng Vương. Đây là vấn
đề mà hai Nhà trường cần quan tâm trong
quá trình tổ chức, quản lý và triển khai các
khóa học.

- Bốn là, đảm bảo uy tín của hình thức
liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Hùng
Vương và Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân. Xét đến cùng, uy tín là cơ sở đảm bảo
cho sự sống còn của đào tạo, trong đó có
đào tạo theo hình thức liên kết. Tạo điều
kiện thuận lợi cho học viên, nhưng không
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  7


KHOA HỌC XÃ HỘI

có nghĩa là dễ dãi, mà phải đảm bảo những
yêu cầu cần thiết về nề nếp học tập và chất
lượng học tập. Cần phải giúp học viên thấy
được sự nghiêm túc trong quá trình học
tập. Đồng thời, khóa học cũng phải hướng
tới giúp học viên thấy được ý nghĩa thực
sự của việc học tập, nghiên cứu. Như giáo
sư Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã khẳng định,
yêu cầu học tập đối với học viên không
chỉ nắm vững kiến thức, mà còn phải biết
“vận dụng kiến thức được học để phục vụ
công việc hiện tại theo yêu cầu ngày một
cao hơn trong điều kiện và bối cảnh hội
nhập” [5].
- Năm là, phát huy tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong quá trình học tập nghiên
cứu của học viên. Con người luôn mong

muốn được tôn trọng, được tự do lựa chọn
và được quyết định vận mệnh của mình.
Quản lý các hoạt động có liên quan đến
quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập
của học viên là cần thiết. Song cần dừng
lại ở việc tư vấn, không nên can thiệp vào
các hoạt động của học viên. Cần tạo ra môi
trường học tập mà ở đó học viên thấy được
tôn trọng, được tự do lựa chọn, không bị
ép buộc.

4.Kết luận

Đào tạo, trong đó có liên kết đào tạo là
một dịch vụ. Liên kết đào tạo giữa Trường
Đại học Hùng Vương và Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân là tạo ra một dịch vụ trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ. Học viên chính là
những khách hàng của dịch vụ liên kết đào
tạo giữa Trường Đại học Hùng Vương và
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ở đâu
có nhu cầu thì ở đó sẽ có dịch vụ. Như đã
8  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

nói, nhu cầu học tập sau đại học các chuyên
ngành kinh tế thông qua hình thức liên kết
đào tạo giữa Trường Đại học Hùng Vương
và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là rất
lớn. Song phải thấy rằng, trong điều kiện
có nhiều sự lựa chọn, một dịch vụ nào đó

không tốt, không đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng thì dịch vụ đó sẽ không
còn khách hàng và do đó, nó sẽ không thể
tồn tại. Ngược lại một dịch vụ nào đó tốt,
hợp lý thì nó sẽ kích thích và làm gia tăng
nhu cầu của xã hội. Liên kết đào tạo sau đại
học giữa Trường Đại học Hùng Vương và
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ phát
triển bền vững, lâu dài nếu sự phối hợp của
hai trường tạo ra được môi trường học tập
thuận lợi cho học viên. Đó là môi trường
học tập giúp học viên khắc phục được
những khó khăn về thời gian, thấy được sự
hợp lý về kinh phí và ý nghĩa của việc học
tập nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo
[1]  Tỉnh ủy Phú Thọ, Văn kiện Đại hội Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015
– 2020.
[2]  Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, Thông báo
kết quả giám sát tình hình, kết quả thực hiện
nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của Trường Đại
học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ trong 05 năm,
từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2016 –
2017, ngày 09 tháng 10 năm 2017
[3]  UBND tỉnh Phú Thọ, Đề án củng cố, đổi
mới, nâng cao chất lượng đào tạo Trường
Đại học Hùng Vương giai đoạn 2016 – 2020,
định hướng đến năm 2030, ngày 30 tháng 12

năm 2016.
[4]  Trường Đại học Kinh tế Quốc dân –
Trường Đại học Hùng Vương, Thỏa thuận


KHOA HỌC XÃ HỘI

hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học và
tư vấn giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân và Trường Đại học Hùng Vương giai
đoạn 2017 – 2020, Hà Nội, ngày 27 tháng
06 năm 2017.

[5]  />pho-chu-tich-ubnd-tinh-phu-tho-chucmung-113-tan-hoc-vien-tai-le-khai-giangcao-hoc-khoa-26-cua-truong-dh-kinh-tequoc-dan.

SUMMARY
The cooperation in postgraduate training
between hung vuong university and national economics university
– prospects and solutions

Trinh The Truyen
Hung Vuong University, Phu Tho

T

he cooperation in postgraduate training between Hung Vuong University and
National Economics University is based on social needs; the support from Phu
Tho province; the prestige of National Economics University; and the ability of Hung
Vuong University to provide services and its geographical advantages. This type of
cooperation between Hung Vuong University and National Economics University has

great potential. It will take use of and promote both sides’ strengths and advantages
in order to enhance the quality of training and create most favorable conditions
for learners.
Keywords: Hung Vuong University, National Economics University, training cooperation,
postgraduate education

Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  9



×