Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Thần Thoại Các Hành Tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 56 trang )

Thần Thoại Các Hành Tinh
Thần Thoại Mặt Trời
Posted on Th4 26th, 2017
by Liz Greene
Categories:


Thần Thoại



Mặt Trời luôn được khắc họa trong tất cả các thần thoại cổ xưa với vai trò là người
mang đến sự sống bởi vì sự liên hệ rõ ràng với những thay đổi mùa màng và thời điểm
gieo trồng hay thu hoạch – thần mặt trời kết hợp với đất, thúc đẩy cho hoa màu được
sinh sản theo chu kì lớn hàng năm. Trong tiếng Ai Cập, thần mặt trời được gọi là Ra,
người tạo ra cơn hồng thủy ở sông Nile. Các vị thần khác đều sinh ra từ nguồn năng
lượng sống của ngài. Trong tiếng Babylon, vầng mặt trời lớn của thần Shamash được
dựng lên trên một cỗ xe vinh quang vào mỗi sáng, và rồi mỗi đêm nó lại chìm sâu dưới
lòng đất. Hình ảnh phức tạp nhất của thần mặt trời là hình ảnh đầy rực rỡ và bí ẩn của
thần Apollo, thần mặt trời trong thần thoại Hi Lạp – La Mã. Vị thần tối cao này dạy
chúng ta về ý nghĩa tâm linh của Mặt Trời trong biểu tượng chiêm tinh học. Là người
diệt rắn Python và là người phá bỏ lời nguyền của gia đình, Apollo đại diện cho sức
mạnh của nhận thức sẽ giải phóng chúng ta khỏi những thứ trói buộc đã ăn sâu bén rễ
và phá hủy ta từ quá khứ. Ta coi Apollo là vị thần có khả năng thấu thị bởi khả năng
tiên tri của ngài. Thần cũng đại diện cho khả năng ngoại cảm, món quà được ban cho
loài người, thứ cho phép chúng ta nhìn thấy trước hậu quả sẽ đến trong tương lai từ
những hành động của chính mình. Với vai trò là người mang tri thức, Ngài là hình ảnh
cho việc khai hóa khả năng nhận thức và hiểu biết của loài người. Và với vai trò là vị
thần bảo trợ cho nghệ thuật, ngài đại diện cho khả năng mang ánh sáng và sức sống
vào trong chúng.
Mặt Trời là trung tâm của vòng tròn hoàng đạo, phản ánh nhu cầu được trở thành độc


nhất với khả năng biểu hiện tính riêng biệt của mình thông qua nghệ thuật. Nhu cầu này
tồn tại ở tất cả mọi người, mặc dù đáng buồn là không phải tất cả mọi người đều sẵn
lòng công nhận sự quan trọng sâu sắc của nó. Ánh sáng mang đến sự sống của Mặt
Trời là biểu tượng cho những động lực khiến chúng ta hiểu rõ bản thân, và duy trì lòng
trung thành với trái tim mình. Điều này giúp ta đưa ra những lựa chọn rõ ràng hơn,
chân thật hơn và chính trực hơn. Trên cánh cửa đền thờ Apollo ở Delphi được khắc
một câu nói thế này: “Hãy thấu hiểu chính mình!”. Trong thông điệp đơn giản này ẩn
chứa một ý nghĩa hết sức quan trọng của Mặt Trời trong chiêm tinh học. Trải nghiệm
của “Tôi” với tư cách một chủ thể hoàn toàn tách biệt, độc lập và vô giá là cực kì cần
thiết đối với mỗi cá nhân để cảm nhận được sự tồn tại, giá trị và ý nghĩa sống của
mình. Mặt Trời mang đến hơi ấm và ánh sáng không chỉ đơn thuần ở mức độ sinh học,
mà nó còn ở một mức độ khác tinh tế và sâu sắc hơn thế – ở tâm hồn và trái tim. Lòng
xác quyết của chúng ta dựa vào Mặt Trời. Nhờ thế ta có thể hoàn thành được những
mục đích cao cả hơn và sống một cuộc sống đầy ý nghĩa. Đối với những người không
được trải nghiệm cảm giác của cái “Tôi”, không nhận thức được sự khác biệt trong gia
đình, công việc hay trong một tập thể, một quốc gia, thì cuộc sống sẽ trôi đi mờ mịt với
những giấc mơ chẳng được hoàn thiện và niềm khao khát chẳng bao giờ được thỏa
mãn. Nỗi sợ hãi cái chết dần bồi đắp từ sự thiếu vắng một cuộc đời mà ở đó ta được
sống trọn vẹn. Nếu chúng ta không hướng về Mặt Trời, ta sẽ bước đến tương lai mà
vẫn cứ ngoái nhìn qua vai mình, hối tiếc những điều ta đã không làm và những người
ta đã bỏ lỡ. Vậy nên thần Apollo trong thần thoại được khắc họa là vị thần có sức mạnh
vượt trên cả Số Mệnh. Mặc dù Mặt Trời không thể ban tặng sự bất tử lý tính, nhưng nó
có thể sinh ra cảm giác bất tử trong tâm hồn và giá trị của một cuộc sống đầy vinh
quang và sáng tạo.


Thần Apollo

Về mặt lý trí, nhu cầu được cảm thấy bản thân độc nhất và quan trọng của chúng ta
phản ánh nhu cầu tự khẳng định bản thân của Mặt Trời. Bất cứ khi nào ta cố gắng thể

hiện những ý tưởng sáng tạo của mình – dù thông qua nghệ thuật như hội họa, âm
nhạc hay thông qua việc ghi dấu phong cách cá nhân và năng khiếu của bản thân vào
những công việc thường ngày – thì đó đều là biểu hiện Mặt Trời của chúng ta. Đối với
một vài cá nhân, nhu cầu tìm thấy mục đích sống gần như một loại sứ mệnh tinh thần
hoặc tôn giáo. Những giá trị cao cả nhất mà chúng ta hướng tới và khao khát cũng
giống như ánh sáng Mặt Trời. Bởi vì việc cảm nhận sâu sắc những giá trị cá nhân sẽ
cho ta cái cốt lõi thực sự của sự bất tử và chính nghĩa. Thiếu đi những giá trị này, ta sẽ
phải vay mượn sự bất tử của mình từ những thứ thỏa thuận mà, mặc dù đôi khi rất cao
quý, nhưng cũng có thể rất kinh khủng (giống như các nhân chứng đã đồng thuận với
Đức Quốc xã vào những năm 1930). Do đó, Mặt Trời phản ánh nhận thức cá nhân của
chúng ta – không phải sự tốt đẹp giả tạo từ những người tưởng như đạo đức nhưng lại
đầy sợ hãi khi phải làm việc đúng đắn, nhưng tiếng nói từ trong sâu thẳm sẽ khẳng định
và đảm bảo cho sự tốt đẹp và hào phóng ngay cả khi phải đối diện với mâu thuẫn bên
ngoài hay sự sụp đổ từ bên trong. Apollo là vị thần văn minh nhất trong các vị thần Hi
Lạp, “quý ngài của đỉnh Olympus”. Cho đến mãi gần đây, thuộc tính thần thoại đó vẫn
được thể hiện qua vai trò của các vị vua như người mang đến ánh sáng Mặt trời cho
trái đất. Nhưng phẩm chất quý tộc không thể hiện qua dòng dõi hay giai cấp, cũng
không phải khao khát được nhận lấy tình yêu từ người khác bằng cách phục tùng họ,
mà là từ ước ao sâu thẳm trong tim để tìm ra chân lí và sự thật. Đây mới là ý nghĩa sâu
sắc và tinh tế nhất của biểu tượng Mặt Trời.
Một số cá nhân cảm thấy khó khăn khi phải thể hiện những phẩm chất độc nhất được
đại diện bởi Mặt Trời trong vòng tròn hoàng đạo. Áp lực phải chiều theo ý tưởng của
người khác về những điều đáng ra phải tách biệt hoặc hoàn thiện sẽ hạn chế ánh sáng
của Mặt Trời. Theo tự nhiên, biểu hiện của giá trị cá nhân là ở việc nó trái ngược với


những nhận dạng thuộc về bản năng có thể đảm bảo an toàn cho nhiều người khác. Để
dám trở thành chính mình, một cá nhân có thể sẽ đe dọa dến gia đình của ai đó cũng
như xã hội hay một nhóm người nào. Chúng có thể cho rằng thất bại trong việc thỏa
hiệp với những mong muốn của người khác sẽ khiến chúng ta trở nên ích kỉ hay tồi tệ

đi. Việc sợ hãi bị phán xét hay nỗi ghen tị che đậy đi ánh sáng của Mặt Trời. Cá nhân
nào cố gắng thể hiện bản tính và giá trị bên trong của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ
gặp kẻ thù hay những người đối lập căm ghét tài năng của cá nhân đó. Trong thần
thoại, thần Mặt trời luôn phải đối đầu với quái vật hoặc rồng, giống như thần Apollo luôn
phải đối mặt với con rắn Python. Con quái vật này có thể được hiểu theo rất nhiều cách
khác nhau, nhưng một trong những ý nghĩa của nó chính là cuộc đấu tranh bên trong
mỗi cá nhân với sự cô độc và cảm giác tối tăm – những điều ngăn chặn tính sáng tạo
của ta tồn tại. Nếu con quái vật thắng, ta sẽ chìm sâu vào lạnh lẽo và thất vọng. Nếu
thần Mặt trời giành lấy vinh quang, ta sẽ có thể đối mặt với những thử thách của cuộc
đời một cách đầy chân thực và mạnh mẽ. Biểu tượng Mặt Trời trong chiêm tinh học hết
sức phức tạp, bởi vì mặc dù nó xuất hiện ở tất cả các bản đồ sinh, thì nó cũng sẽ được
thể hiện theo một cách hoàn toàn khác biệt, độc nhất ở mỗi cá nhân. Dù cho năng
khiếu, tài năng hay hoàn cảnh của chúng ta là gì, thì Mặt Trời cũng sẽ luôn mang đến
cho mỗi chúng ta lý do để sống.
Cỗ xe của thần Apollo đi qua mười hai chòm sao trong vòng tròn hoàng đạo với chu kì
một năm, cũng giống như người đánh xe La Mã khi đuổi theo vòng xoay trong rạp xiếc,
thứ được mô phỏng theo hình dạng của vòng tuần hoàn vũ trụ. Chinh phục con rắn
thiêng trong một cuộc chiến bất tử, giờ thì vị thần có thể giành được vinh quang và tận
dụng trí tuệ của mình nhờ vào khả năng thấu thị được ban cho. Lỗi lạc, tuổi trẻ vĩnh
cửu, và trên hết là những đam mê bất tận, “quý ngài đỉnh Olympus” đã soi rọi tất cả
những sang hèn, tốt xấu , giống như ánh mặt trời ban xuống hơi ấm và ánh sáng lên tất
thảy vạn vật trên trái đất này.

Thần Thoại Mặt Trăng
Posted on Th4 26th, 2017
by Liz Greene
Categories:


Thần Thoại




Phép màu của Mặt Trăng hay thay đổi mê hoặc chúng ta cũng nhiều như nó đã làm đối
với những nền văn minh cổ xưa, đối với những con người đã nhìn thấy ánh sáng vĩ đại
và thần bí trong những nhân diện khác nhau và trong mối liên kết của nó với vòng tuần
hoàn của cuộc sống. Trong thần thoại, Mặt Trăng thường được miêu tả như một người
phụ nữ, chắc chắn là những người cổ đại như người Babylon đã nhìn thấy trong khuôn
mặt sáng chói của nó một tâm hồn nam giới trẻ trung tuyệt đẹp, người đại diện cho hình
ảnh thủy triều rút và dòng chảy của tự nhiên. Thần mặt trăng cai quản vương quốc của
động vật và thực vật, chu kì kinh nguyệt và chuyện sinh sản, cũng là hiện thân cho bản
năng của trái tim. Ở Ai Cập, Mặt Trăng đại diện cho thần Isis, nữ thần nhân từ và trí tuệ,
một người phụ nữ vừa mang tính mẫu vừa đem lại hình ảnh khiêu gợi. Lòng trắc ẩn
của thần Isis được coi là sức mạnh vĩ đại ngang với sức mạnh thần chiến tranh hoặc
sức mạnh sinh sản của Mặt Trời. Do đó, những người đang cần giúp đỡ thường tìm
đến bà như tìm đến người mẹ của muôn loài. Ở Hi Lạp, Mặt Trăng được tôn thờ như
thợ săn hoang dã Artemis – chủ nhân của quái thú, trinh nữ khó thuần hóa – ngôi đền
vĩ đại của bà ở Ephesus là một trong những kì quan của thế giới cổ đại. Ở Rome, bà
được biết đến dưới tên gọi Diana, chị gái song sinh của thần Apollo, đồng thời là vị thần
bảo vệ trẻ em và động vật. Mặt độc ác của bà ta – Hecate, được đại diện bởi mặt tối
của Mặt Trăng, phản ánh sức mạnh phù thủy và sự thống trị của bà đối với tiềm thức
luôn chờ được tái sinh. Những vị nữ thần này được thờ phụng bởi phụ nữ. Họ nhân
cách hóa những bí ẩn nữ tính về tư tưởng và sinh sản, và về công việc của Định Mệnh
để gieo những mầm sống mới vào dạ con.


Nữ thần


Artemis


Về mặt lý trí, biểu tượng Mặt Trăng đại diện cho nhu cầu cơ bản nhất của chúng ta đối
với những thứ ấm áp, an toàn và sự nuôi dưỡng, cả về thể chất và tình cảm. Lúc còn
nhỏ, những nhu cầu này là tối thượng và trực tiếp. Khi trưởng thành, chúng vẫn là
những nhu cầu tối thượng, nhưng được thể hiện vừa tinh tế cũng vừa rõ ràng, thông
qua khát vọng được chia sẻ cảm xúc của chúng ta và đó là những thôi thúc khiến ta
cảm thấy được bảo vệ và nuôi dưỡng bởi gia đình và cộng đồng. Chúng ta thể hiện Mặt
Trăng thông qua bất cứ thứ gì khiến chúng ta cảm thấy an toàn và ổn định ngay giữa
tâm bão cuộc đời. Chúng ta cũng có thể mang đến sự thoải mái và nuôi dưỡng cho
người khác giống như chính bản thân ta tìm kiếm nó, bởi thần mặt trăng cho thấy lòng
trắc ẩn sâu sắc và sự thông cảm trước những niềm đau và nỗi bơ vơ. Hình ảnh người
mẹ được tái hiện dưới hình ảnh thần thoại của nữ thần mặt trăng không hề có tình
cảm, và đôi khi thể hiện sự hung dữ của một con vật khi bảo vệ sự trẻ trung của nó.
Lòng trắc ẩn của mặt trăng không văn hoa, nhưng nó là năng lượng mãnh liệt của tự
nhiên mà thông qua đó, sự sống được bảo vệ và bảo tồn. Chu kì tự nhiên của Mặt
Trăng, và khoảng cách của nó với trái đất, là hình ảnh thần thoại về sự sống luôn biến
đổi trong lòng đất và trong cơ thể con người. Cảm giác thống nhất ta cảm nhận được
giữa loài người và với mọi loài sinh vật sống khác được phản ánh qua biểu
tượng chiêm tinh học là Mặt Trăng. Để cảm thấy vui vẻ và bình yên, chúng ta cần phải
trải nghiệm một cuộc đời lớn hơn, cũng giống như những đứa trẻ cần cảm nhận được
sự kết nối với người mẹ đã ban cho mình sự sống.
Bởi vì chu kì theo tháng của mình, Mặt Trăng cũng đồng thời là biểu tượng của thời
gian, nó cho thấy khả năng chúng ta có thể cảm nhận được sự kết nối giữa quá khứ và
hiện tại, liên quan đến sự sống và khả năng tương tác với người khác. Nhu cầu được
cho và nhận tình cảm, khả năng thưởng thức mùi vị của những thứ đẹp đẽ, và cảm
giác thỏa mãn khi ta được chăm sóc khoảng vườn riêng và đám thú cưng của mình.
Tất cả các thứ đó đều là biểu hiện của những điều tưởng bình thường – nhưng lại cực
kì quan trọng – bởi nó nằm trong vùng mà Mặt Trăng cai quản. Nhu cầu an toàn và
thoải mái của Mặt Trăng được thể hiện bởi các cá nhân theo nhiều cách khác nhau. Với
một số người, khao khát được thuộc về đâu đó, được thỏa mãn bởi lòng trắc ấn, cảm

thông và bao bọc đến từ gia đình thân yêu hoặc cộng đồng thân thiết. Với một số người
khác, công việc (cụ thể là những việc đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp với những người
khác) thường mang đến cảm giác an toàn cả về cảm xúc lẫn thể chất. Với nhiều người,
sự liên hệ với vùng nông thôn hay với động vật và cây cỏ mang đến cảm giác được nối
kết sâu sắc. Và với một vài người khác, sự đồng điệu về mặt tôn giáo/tâm hồn, hay một
nhóm người cùng chung ý thức hệ, có thể mang đến một gia đình tuyệt vời mà Mặt
Trăng trong mỗi chúng ta đều cần có.
Trong khi Mặt Trời ở bản đồ sao phản ánh nhu cầu được khẳng định bản thân và cái
“tôi”, thì một cuộc sống thiếu vắng đi ánh trăng soi rọi trong các mối quan hệ là một
cuộc sống hoang vắng và thiếu đi niềm vui.
Khả năng bộc lộ Mặt Trăng của chúng ta thể hiện cho khả năng cảm nhận niềm vui.
Không có một thành tựu cá nhân nào có thể thỏa mãn khao khát của Mặt Trăng nếu


những nỗ lực của ta khiến ta phải tách rời khỏi người khác. Nhiều người cảm thấy khó
mà thể hiện được những nhu cầu con người cơ bản của mình một cách cởi mở, cũng
như thể hiện bản thân khi chưa hiểu rõ cảm xúc của chính mình. Ở mức thấp nhất, Mặt
Trăng phản ánh khả năng của chúng ta trong việc trân trọng và chăm sóc cả cảm xúc
lẫn thể chất của những điều bình thường nhất. Đôi khi, bản năng làm mẹ thiên bẩm bị
ngăn chặn bởi từ lúc còn trẻ người đó phải trải qua những điều khiến họ tin rằng một
người không nên đòi hỏi bất cứ điều gì từ người khác. Bởi vì những nhu cầu của mặt
trăng sẽ khiến ta trở nên dễ bị tổn thương và dựa dẫm, chúng ta có thể chối từ điều đó
để không bị tổn thương và hạ thấp. Cũng có thể ta cố gắng chối bổ nỗi đau bằng việc
thể hiện những nhu cầu của mặt trăng một cách gián tiếp và theo nhiều cách thức khác
nhau, cố gắng kiểm soát người khác để không có cảm giác bị thương hại. Mặt Trăng là
một người cân bằng tuyệt vời, bởi nó nhắc nhở về việc ta là con người khi cho ta cảm
nhận được niềm cô đơn, đói khổ, nỗi đau và sợ hãi. Dưới ánh sáng dịu nhẹ hợp nhất
của Mặt Trăng, không có chỗ cho thói kiêu ngạo và sự chia rẽ. Mặt Trăng, trong thần
thoại, được hình dung như một người bảo vệ cho tự nhiên và sức trẻ, không hề bị giới
hạn bởi tính nữ. Nó xuất hiện trong bản đồ sao của tất cả mọi người và đại diện cho

nhu cầu nguyên thủy nhất của chúng ta. Mặc dù mặt lý tính của Mặt Trăng được thể
hiện rất sống động mỗi khi một người phụ nữ hoài thai một đứa trẻ. Có rất nhiều những
đứa trẻ khác nhau, không phải tất cả chúng đều thành hình, và có rất nhiều kiểu mẹ,
không phải tất cả họ đều mạnh mẽ. Được coi là “nguồn sáng yếu hơn” trong thời kì đầu
của chiêm tinh học, Mặt Trăng được nhìn nhận nhỏ bé hơn về mặt kích thước chứ
không phải là về tầm quan trọng của mình. Như một sự bổ sung cho Mặt Trời, ánh sáng
của Mặt Trăng khắc họa cảm xúc và nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày – mà không
cần đến bất kì mục đích đặc biệt nào bởi vì cuộc sống sẽ tự mình xác định đích đến
cho nó.
Artemis, nữ thần Mặt Trăng đồng trinh, vị thần bảo vệ những bí mật trong tự nhiên, đưa
con dao của nàng lên để cảnh báo bất cứ kẻ nào có ý định xâm phạm vào vùng đất
thiêng của nàng. Nhưng nàng cũng là vị thần bảo hộ cho tất cả những sinh vật bơ vơ,
dễ bị tổn thương. Những con quái thú của nàng luôn quanh quẩn bên cạnh – con báo
đực là biểu tượng của sự hung dữ, con hươu cái là biểu trưng cho sự dịu dàng, và con
sói là đại diện cho tính đoàn kết và sự độc lập mạnh mẽ của nàng. Khi thợ săn Actaeon
tình cờ thấy nàng đang tắm, nàng liền biến hắn trở thành một con bò đực để cho những
con chó tự xé xác khổ chủ. Khi Orion xâm phạm vào vùng đất thiêng của nàng, nàng
gửi đến con bò cạp khổng lồ kết liễu hắn. Không có nghi ngờ gì, tự nhiên đã ban cho
nàng sức mạnh tối thượng để trừng phạt bất cứ kẻ nào dám bất kính đối với nàng.

Thần Thoại Sao Thủy
Posted on Th4 26th, 2017
by Liz Greene
Categories:




Thần Thoại


Món quà bí ẩn trong suy nghĩ của con người đã thúc giục nhà thơ Hi Lạp – Menander,
viết rằng trí tuệ của loài người chính là Thiên chúa. Trong thần thoại cổ, sức mạnh của
suy tưởng, lời nói và giao tiếp được nhân cách hóa bằng vị thần khéo léo, linh hoạt, vị


thần đã dạy cho loài người biết viết, biết xây dựng, biết vượt biển và biết tính toán quy
luật của các thiên thể. Vị thần bí ẩn này đại diện cho khả năng suy nghĩ, lên kế hoạch
và sắp xếp – cho phép chúng ta đặt tên và phân loại vô số các thành phần trong thế
giới tự nhiên hỗn tạp. Ở Ai Cập, thần Thoth, đôi khi được mô tả dưới hình ảnh một chú
hạc hay một con khỉ đầu chó, là vị thần bảo trợ cho khoa học, văn học, trí thông minh
và những phát kiến, là người phát ngôn của các vị thần và là người giữ những bí mật
của họ. Thần Thoth còn sáng tạo ra bảng chữ cái và được phú cho tri thức nhân loại:
phát minh ra số học, trắc địa, hình học, chiêm tinh học, y học, âm nhạc và chữ viết.
Trong thần thoại Bắc Âu, vị thần khó nắm bắt và đa diện này được gọi là Loki, chúa tể
của lửa, chúa tể độc ác. Trong thần thoại Teuton, ngài được gọi là Wotan, vị thần bảo
trợ cho phép thuật và cai quản việc săn bắn hoang dã – người đã hi sinh một con mắt
của mình để đổi lấy trí tuệ. Ở Hi Lạp, ngài được nhân cách hóa thành thần Hermes
khôn lanh và khó đoán, vị thần của các nhà du hành và thương nhân, bảo trợ cho các
tên trộm vặt vãnh và những kẻ lừa lọc, dẫn dắt những tâm hồn đến cái chết và là người
đưa tin của các vị thần trên đỉnh Olympus. Người La Mã gọi ngài là Sao Thủy – kim loại
và các hành tinh đều được sinh ra từ ngài.
Ở tầm nhận thức, các vai trò đa dạng khác nhau được gán cho Sao Thủy phản ánh
chức năng và khả năng đa nhiệm của tâm trí con người. Là vị thần bảo trợ cho những
nhà lái buôn và tiền bạc, Sao Thủy đại diện cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thứ
đã tạo nên nền tảng cho sự trao đổi không biên giới giữa người với người. Với sứ
mệnh dẫn dắt các tâm hồn, ngài là biểu tượng cho khả năng đi sâu vào tâm trí để khám
phá những thứ còn ẩn giấu sâu bên trong tiềm thức. Thông qua cả hai vai trò này, Sao
Thủy biểu trưng cho khả năng giao tiếp – giữa các cá thể, giữa từng cá nhân với chính
con người họ, hoặc với thế giới vô hình. Là một vị thần vô đạo đức và xảo quyệt, Sao
Thủy có thể lừa con người một cách rất tồi tệ, nhấn mạnh rằng chúng ta có khả năng tự

biến mình thành kẻ ngốc, rồi tuân theo những điều ta cho là “chân lý” và tự kéo mình
vào vũng lầy rối rắm để tự gạt bản thân. Hình ảnh thần thoại liên kết với biểu tượng
chiêm tinh học của Sao Thủy cũng đồng thời cho thấy những động lực cơ bản nhất thúc
đẩy chúng ta học hỏi. Bởi vì ta bị buộc phải đến trường, với mong mỏi từ người khác
muốn ta sẽ nhận một nền giáo dục tốt nhằm đạt được những bước tiến trong đời, nên
chúng ta thường không thể nhận thấy tầm quan trọng thực sự của giáo dục. Thời thơ
ấu, trí tò mò vô biên của chúng ta về cuộc sống chính là sự phản chiếu của Sao Thủy.
Tại sao bầu trời lại có màu xanh? Làm thế nào một chú sâu có thể trở thành một con
bướm? Nhu cầu hiểu về vạn vật và cách chúng được tạo ra là một trong những nhu
cầu cơ bản nhất của con người.


Thầ
n Mecury

Bởi vì Sao Thủy có nhiều bộ mặt, vậy nên trí tuệ con người cũng có rất nhiều dạng.
Không phải tất cả chúng đều được tạo dựng nên và có giá trị chỉ dựa vào nền tảng học
thuật. Sao Thủy thông tuệ, người phát minh ra tiền tệ, đã cho thấy một loại trí thông
minh thực tế, thể hiện khả năng tốt nhất của mình khi phải cân bằng giữa thực tế và vật
chất hữu hình, không bị thuyết phục bởi những thứ trừu tượng. Sao Thủy, với vai trò là
người dẫn dắt các tâm hồn, cũng đại diện cho trí tuệ trực quan, họ ưa sống trong thế
giới tưởng tượng hơn là trong thế giới của những con số và thực tế. Việc này thường bị
đánh giá thấp, nhưng nó thể hiện phần sâu sắc nhất trong căn tính con người, cùng
khả năng biểu đạt những chân lý sâu sắc nhất thông qua các hình tượng. Sao Thủy với
vai trò là người đưa thư của các vị thần, đại diện cho sự nhanh trí và thấu hiểu, thể hiện
tính kết nối giữa những phần khác biệt của trí tuệ với các mức độ khác nhau của thực


tế. Trí tuệ có thể không trùng lặp với những sự kiện độc lập, nhưng nó xây nên những
cây cầu trí tuệ bằng việc chuyển đổi các hoàn cảnh đặc biệt thành ngôn ngữ thông

thường. Và với vai trò là một nhà phát minh, cũng như một nhà khoa học, Sao Thủy đại
diện cho tư duy logic và khả năng xây dựng các khái niệm mang tính lý thuyết. Mỗi khi
theo đuổi tri thức, chúng ta đều thể hiện phần Sao Thủy của mình. Sao Thủy cũng thúc
đẩy chúng ta giao tiếp, là yêu cầu tri thức cơ bản nhất của con người, tựa như việc thở
là dấu hiệu cơ bản nhất của một thực thể sống.
Ngôn ngữ nói là phương thức giao tiếp duy nhất. Chúng ta cũng có chung suy nghĩa và
cảm nhận thông qua ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt, âm thanh không lời và bầu
cảm xúc. Chúng ta sử dụng quần áo, xe cộ, mỹ phẩm và tôn giáo để nói với người khác
về bản thân mình. Khả năng giao tiếp của từng cá nhân cũng hay thay đổi. Với một vài
người, nghệ thuật là mức độ cơ bản nhất của giao tiếp. Với một người khác, khả năng
sử dụng ngôn ngữ gãy gọn là cách thể hiện những ý tưởng phức tạp. Mỗi khi nghệ
thuật lên tiếng, Sao Thủy đang hoạt động, mang tầm nhìn của nghệ sĩ qua không gian
và thời gian đến trái tim và tâm trí của người đọc, người xem và người nghe.
Nhiều cá nhân cảm thấy khó khăn để thể hiện phần Sao Thủy của mình. Động cơ học
tập có thể bị lu mờ từ thuở ấu thơ bởi các giáo viên, những người đã khiến bọn trẻ mất
đi trí tò mò, hoặc ghen tị với trí tuệ trẻ vì chúng hứa hẹn hơn trí tuệ của chính họ. Gia
đình và các nhóm xã hội có thể sẽ khinh miệt việc theo đuổi tri thức bởi vì nhận thức sai
lầm của họ cho rằng giáo dục là biểu hiện của một tầng lớp xã hội nhất định, chứ không
thể hiện nhu cầu con người. Không gì mang đến cảm giác hủy hoại và thất vọng cho
Sao Thủy như việc không được lắng nghe; và không có gì truyền cảm hứng cho họ hơn
các bậc phụ huynh, giáo viên, bạn đời, đồng nghiệp hoặc những người bạn thấu hiểu
và thú vị. Nhưng ngay cả khi Sao Thủy có xuất phát điểm chậm hơn trong cuộc sống
chúng ta, thì cũng không một vị thần nào khác có thể phá hủy nó. Bất kể nền tảng của
chúng ta là gì, Sao Thủy vẫn tồn tại trong mỗi người; nó có thể được bộc lộ ra nếu
chúng ta có đủ dũng cảm theo đuổi niềm khao khát được học tập và giao tiếp của bản
thân. Trong thần thoại, vị thần này đại diện cho tuổi trẻ vĩnh cửu. Trí tuệ con người
không bị giới hạn bởi tuổi tác hay địa vị xã hội. Một người có thể học đại học ở tuổi sáu
mươi cũng như ở tuổi mười tám, và không một cuộc đời nào đủ dài để khiến họ nhàm
chán với những lĩnh vực tri thức mở ra. Ở những thành phố Hi Lạp cổ đại, tượng thần
được dựng ở tất cả các ngã tư chính, để làm kim chỉ nam cho những người du hành

trên con đường họ đi. Ở mỗi ngã tư cuộc đời, chúng ta cũng có thể tìm kiếm vị thần này
ở sâu thẳm trong lòng, bởi ngài sẽ xuất hiện mỗi khi ta cảm thấy tò mò về một điều gì
đó. Qua con mắt của Sao Thủy, cuộc đời là một con đường dài bất tận, trải đầy những
điều tuyệt vời để khám phá và học hỏi.
Người đưa tin của các vị thần Olympus và kẻ dẫn dắt các tâm hồn trong miền ẩn ức, vị
thần Mercury giơ cao cây quyền trượng được quấn bởi hai thân xà. Một tối và một
sáng, chúng là kẻ mang tri thức và bí mật của sự sống lẫn cái chết. Tinh nghịch, nhút
nhát và giả bộ ngây thơ, nụ cười của thần có thể báo trước những ý tưởng và cảm
hứng đột nhiên nảy ra trong lòng hoặc tầm nhìn bị che mờ bởi sự ảo tưởng vô vọng vào
bản thân.


Thần Thoại Sao Kim
Posted on Th4 26th, 2017
by Liz Greene
Categories:


Thần Thoại



Vừa giống như Buổi Sáng vừa giống Vì Sao Đêm, Sao Kim luôn có mối liên hệ đến
thần thoại với nữ thần sắc đẹp, niềm vui và tình yêu. Có lẽ phép màu của thiên thể này,
thứ xuất hiện ngay trước bình minh hoặc tô điểm thêm cho hoàng hôn, đã gợi lên hình
ảnh về vị thần tình yêu thường gần gũi và trêu chọc trái tim con người. Nàng chẳng bao
giờ xấu hổ khi khỏa thân trước mặt những kẻ phàm tục. Ở Babylon, nàng được gọi là
Ishtar, và nàng không chỉ cai quản đời sống hôn nhân và gia đình, mà còn cai quản sự
thỏa mãn trong tình dục. Ở Ai Cập, nàng được gọi là Hathor, nữ thần bảo trợ khiêu vũ
và những nghi lễ tình dục, được khắc họa như Bast, nữ thần đầu miêu cai quản phép

màu và nghệ thuật giới tính. Ở Hi Lạp, nàng có tên là Aphrodite, người sở hữu làn da
cùng mái tóc vàng lấp lánh – một nữ thần tinh tế và phức tạp, với tính cách hão huyền
và bất thường, nhưng lại chính là vị thần mang đến sắc đẹp và niềm vui. Trong nghệ
thuật Hi Lạp, không giống các nữ thần khiêm nhường khác, nàng thường được minh
họa trong hình dạng khỏa thân, thể hiện sự tôn thờ không chút xấu hổ với tình yêu và
tình dục. Những bông hoa thiêng của nàng – hoa hồng và hoa huệ – thể hiện sự khiêu
gợi của nữ thần với hương thơm ngào ngạt. Chú chim bồ câu bên cạnh, được coi là
biểu tượng của sự dịu dàng và tình yêu thương của Aphrodite đối với các sinh vật trong
tự nhiên. Nhưng Aphrodite, mà người La Mã gọi là Venus, cũng có thể mang đến sự đe
dọa và những điều kinh khủng. Ở Sparta, nàng được tôn thờ là nữ thần chiến tranh, bởi
người Hi Lạp cổ đại hiểu rằng những cuộc đổ máu cũng hấp dẫn như tình dục vậy – ta
có thể thấy điều đó ở các cuộc chiến cứ lặp đi lặp lại và những trận cưỡng hiếp tập thể
qua hàng thế kỉ. Vừa sành sỏi vừa ngây thơ, nàng là hiện thân của nghệ sĩ, thợ thủ
công và thuật làm đẹp. Nhưng đồng thời nàng cũng mang đến khao khát không thể
kiểm soát, gieo rắc lên kẻ người trần mắt thịt vô tri kia nỗi giận dữ và phẫn nộ vì ảo
tưởng sở hữu, và có thể lật đổ bất cứ người cai trị hay vương quốc nào bằng sức
quyến rũ của mình.
Ở tầm nhận thức, Sao Kim phản ánh nỗi khao khát của chúng ta với cái đẹp, sự thỏa
mãn và niềm say mê mãnh liệt khi được yêu. Nhu cầu cảm thấy mình được trân trọng
và được yêu thúc đẩy chúng ta bước vào một mối quan hệ mà ở đó, sự say mê hết
mực từ người kia cho chúng ta thấy rằng mình thật đẹp và quý giá. Nhu cầu được yêu
định hình tất cả các mối quan hệ tình cảm, bởi thông qua sự trân trọng của người khác
với chúng ta, ta có thể khám phá và phát triển những khía cạnh quan trọng trong căn
tính của chính mình. Bằng việc tô điểm cho bản thân và làm đẹp thế giới xung quanh,
ta đồng thời cũng đã hoàn thành khát khao được hòa hợp với vũ trụ, nơi mà mâu thuẫn
và khác biệt được xem như khởi đầu cho một sự hòa hợp lớn lao hơn – cũng như cãi
vã giữa những người yêu nhau sẽ khiến cho tình yêu và sự gắn kết càng thêm sâu
đậm. Chỉ trong những lần căng thẳng đó, những người yêu ta mới tiết lộ cho ta biết
những điều ta hằng ước mong, để rồi ta mới nhận ra điều gì thực sự quan trọng với
mình. Sao Kim trong chiêm tinh học phản ánh nhu cầu được định hình giá trị bản thân,

bởi chúng ta chỉ thể hiện những điều ta trân trọng nhất với những người và những thứ
ta yêu quý. Tiếng Latin có câu nói de gustibus non disputandum est – đừng nên tranh
luận về khẩu vị của người khác – có nghĩa là, trong tình yêu, mẫu người ta chọn hoàn
toàn là vấn đề cá nhân, không có bất cứ một quy tắc nào trừ trái tim ta, tâm trí ta và đôi
mắt ta. Nhu cầu được khám phá và thể hiện các giá trị cá nhân của chúng ta là sự phản
ánh sâu sắc nhất về việc ta là ai. Ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cuộc sống,
như việc chọn kiểu tóc gì hay trang trí nhà cửa như thế nào, cũng trở nên sâu sắc khi


chúng ta hiểu rằng, những điều nhỏ nhặt rất con người đó có thể bộc lộ phần cảm nhận
sâu sắc nhất của chính bản thân ta về cái đẹp và những thứ quý giá.

Nữ thần Venus

Trong thần thoại, nữ thần Venus luôn trái ngược với hôn nhân, bởi niềm đam mê mà
nàng mang đến dưới hình hài con người thường là những thứ bất chính, mang tính
cưỡng ép và làm người ta lãng quên đi các chuẩn mực đạo đức. Nhưng vị nữ thần tinh
nghịch này không bị nhìn nhận như một vị thần độc ác hay kẻ hủy hoại. Xu hướng kích
động các cuộc khủng hoảng của nàng thường phát sinh từ những trì trệ sẵn có, ở đó,
các giá trị đều đã trở nên cũ kĩ hoặc nhập nhằng với nhau, hoặc những cá nhân có liên
quan chẳng bao giờ định hình được danh tính của chính họ. Thường thì, thông qua việc
tổn thương bởi thứ mà chúng ta vẫn gọi là “tam giác vĩnh cửu”, cùng khả năng nhận
thức đầy đủ và thái độ chân thật với bản thân, ta có thể khám phá ra mình đã bắt đầu
trì trệ ở đâu để rồi hướng đến một hệ thống những giá trị mà ở đó ta cảm thấy an toàn.
Qua những mâu thuẫn đó, ta cũng khám phá ra nhiều điều còn ẩn giấu trong mình, và
bằng tấm gương phản chiếu, ta có thể nhìn thấy phần cuộc đời mà mình chưa từng
sống. Sao Kim phản ánh những nhu cầu cơ bản trong mỗi người về việc được thách


thức các rào cản xã hội và đạo đức đã kìm nén những mong muốn trong tim, bởi giới

hạn của tất cả chúng ta được dựng nên bởi sự an toàn và danh dự của người khác.
Điều này ngăn cản chúng ta khỏi những mối quan hệ mà đáng ra ta phải có – những
mối quan hệ cho ta cảm thấy mình được liên kết với cuộc sống này. Tuy nhiên, sự thôi
thúc của Sao Kim trong mỗi cá nhân không phải lúc nào cũng rắc rối, phức tạp. Chúng
ta cũng có thể thành công trong việc khám phá ra những giá trị của mình ở các trạng
thái mang đến sự ổn định và mối quan hệ lâu dài. Nhưng ở một số người gặp khó khăn
với Sao Kim, thường họ sẽ luôn có một nhu cầu sâu sắc hơn – mặc dù cũng rất khó
nhận biết – về việc đưa ra những lựa chọn thực sự và chắc chắn về các giá trị đích
thực, thay vì dựa lẫn vào những quy chuẩn đạo đức dễ dãi được vay mượn từ đâu đó
như một tấm khiên chống lại cuộc đời.
Sự phù phiếm và nông nổi đều đến từ Sao Kim. Trong nghệ thuật cổ đại, ngôi sao này
được khắc họa bằng hình ảnh những người tự soi gương và ngưỡng mộ chính mình .
Đó cũng là đặc tính của Sao Kim trong mỗi chúng ta, và nhiều người cho rằng đó là
những phẩm chất không tốt đẹp và vị kỉ. Sự khổ hạnh và nghiêm khắc đối với các nghĩa
vụ và việc tự hi sinh bản thân có thể sẽ khiến một vài người cảm thấy khó khăn để bộc
lộ niềm vui cũng như tâm hồn hăng hái của nữ thần. Đáng buồn là, nỗi ám ảnh về vẻ
đẹp của bản thân – phản ánh bởi hành tinh này – đôi khi được dịch ra như một kiểu
“bán mình”, lối tư duy ở một số người phụ nữ yếu đuối không thể sống thiếu sự công
nhận và tôn thờ từ đàn ông. Những nữ thần vĩ đại sẽ không làm đẹp vì bất cứ lý do gì
ngoại trừ niềm vui của chính mình. Nàng lựa chọn người yêu vì người đó mang đến
cho nàng sự thỏa mãn, chứ chẳng chút thiết tha cảm giác an toàn. Chối từ phần Sao
Kim trong mỗi con người sẽ khiến chúng ta trở nên mất hết sức sống, biến vùng đất
tâm hồn ta thành cằn cỗi, xám xịt và xấu xí; mọi ý thức hệ, cũng như địa vị xã hội trong
thế giới này cũng không thể đền bù cho những gì ta đã mất đi. Thôi thúc của Sao Kim
trong mỗi người đôi khi sẽ dẫn đến những rắc rối kinh khủng. Nhưng chính thôi thúc
này, cũng giống như bản thân nữ thần, sẽ khiến cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn rất
nhiều và mang đến sức sáng tạo không giới hạn. Bởi vì sau tất cả, nó khiến ta vui vẻ
thừa nhận rằng thế giới này là một nơi rất đáng để sống.
Nữ thần sắc đẹp và tình yêu ban quả táo cho bất cứ kẻ nào ước mong được nếm vị
ngọt của sự thỏa mãn và vị đắng của nỗi ám ảnh và cưỡng ép tình dục không thể vượt

qua. Hương thơm của hoa huệ phù phép và làm rối loạn xúc cảm, nhưng nữ thần
không chỉ đơn thuần mang đến khoái lạc phù phiếm. Bằng những mưu mẹo của nàng,
những nguyên liệu thô trong tự nhiên được biến thành các tạo vật đẹp đẽ và tuyệt diệu,
và bằng nỗi đau nàng gieo rắc lên kẻ phàm tục, những điều vĩ đại hơn của cuộc sống
sẽ được mở ra.

Thần Thoại Sao Hỏa
Posted on Th4 27th, 2017
by Liz Greene


Categories:


Thần Thoại

Trong tất cả các thần thoại cổ đại, thần chiến tranh luôn chiếm đóng những vùng đất
đẹp đẽ và danh giá. Chiến tranh được nhân cách hóa qua vị thần xảo quyệt như một
cách thể hiện đầy vinh quang bản năng chiến đấu của con người – không chỉ đơn
thuần là sự khát máu và ác độc, mà nó còn là kỉ luật, lòng can đảm, danh dự, và vì
những mục đích cao cả. Thần chiến tranh trong thần thoại luôn được khắc họa qua tư
thế đang chiến đấu với quái vật – một hình ảnh không chỉ đơn thuần đại diện cho kẻ thù
bên ngoài, mà còn khắc họa nên con quái vật nằm trong phần tối mà ta phải chinh phục
để giữ lại những căn tính loài người trong mình. Hercules, vị chiến binh anh dũng trong
thần thoại Hi Lạp – La Mã, đã đánh bại Hydra và Sư Tử Neaman để giải phóng cho con
người khỏi sự hủy diệt. Thần chiến tranh không chỉ đại diện cho những đấu tranh khó
khăn để sinh tồn, mà còn là chiến thắng của chính bản thân trước sự yếu đuối, bảo vệ
điều tốt đẹp trong tâm hồn cũng như thể lí. Trong thần thoại Babylon, thần chiến tranh
Marduk đã chiến đấu với chính mẹ ngài, quái vật biển Tiamat, để rồi tạo ra thiên đường
và mặt đất từ chính cơ thể bị chia cắt của bà ta. Ở Ai Cập, bản năng chiến đấu không

được đại diện bởi một vị thần, mà bởi một nữ thần – nữ thần đầu sư tử Sekhmet, con
gái của thần mặt trời Ra và là người gieo rắc sự trả thù của các vị thần. Trong thần


thoại Bắc Âu, thần Thor hung tợn, là hình ảnh biểu tượng cho các chiến binh Viking,
nắm trên tay cây búa sấm sét từ thiên đường để tiêu diệt đối thủ. Thần chiến tranh Hi
Lạp là thần Aires chói sáng và vạm vỡ, theo như sử thi Illiad của Homer, thần là một vị
thần lông lá, lúc nào cũng đầy mồ hôi và cao đến 300 feet. Đối với người La Mã, thần
được biết đến là Mars, cha đẻ của cặp sinh đôi Romulus và Remus – những người đã
tạo ra thành Rome. Ông được tôn thờ ở vị trí cao nhất của thế giới cổ đại với vai trò là
biểu tượng chiến tranh của người La Mã.
Ở mức độ tâm lý, Sao Hỏa đại diện cho nhu cầu bảo vệ bản thân về mặt lý tính, cảm
xúc, trí tuệ và tâm hồn, cũng như định vị sự riêng biệt của mỗi cá nhân trong thế giới
đầy những trái ngang và thù nghịch này. Chúng ta không chỉ chiến đấu một cách đơn
độc, mà còn thông qua các hội nhóm quy củ. Chúng ta chiến đấu cho gia đình, cho đất
nướcvà cho cả quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo của mình. Nhu cầu tự vệ ở loài
người là sự kết hợp giữa thôi thúc được khẳng định bản thân, với nhu cầu sinh tồn
khiến ta chiến đấu cho từng cá nhân. Chúng ta chiến đấu để trở nên quan trọng hơn
những người bạn hữu, và được yêu thương nhiều hơn đối thủ của mình. Đôi khi, các
cuộc chiến của chúng ta bị biến thể và được gọi bằng những cái tên khác, như sự độc
đoán khi đe dọa cảm xúc người khác hoặc sẽ có những công kích từ bên ngoài khiến ta
tự kết liễu chính mình – đây là hành vi tột cùng của chiến tranh để chống lại sự sống.
Nhưng dù sự công kích mang nhiều hình dạng xấu xí và hủy hoại cuộc sống, nó vẫn
cần được ngăn chặn và xử lý một cách thông minh, chứ không phải bằng cách đàn áp.
Phẫn nộ là một trong những biểu cảm cơ bản nhất của Sao Hỏa, và mặc dù sự phẫn nộ
sai lầm chỉ gây ra đau khổ, thì chúng ta vẫn cần khả năng cảm thấy giận dữ khi thực sự
bị đe dọa bởi bạo lực theo bất cứ mức độ nào. Khả năng nói “Không” khi ta muốn, là
một trong những phẩm chất quan trọng và tích cực nhất của Sao Hỏa, bởi nếu không,
ta sẽ trở thành nạn nhân của cuộc đời và của chính sự hèn nhát nơi mình. Sao Hỏa là
cánh tay chiến đấu đắc lực của Mặt Trời trong vòng tròn hoàng đạo và ở mức trần tục,

nó thể hiện nhu cầu được biểu đạt phần cá nhân của mỗi con người và định vị mục tiêu
cũng như giá trị bản thân theo cách hiệu quả nhất. Sức mạnh nam tính từ thần chiến
tranh cho thấy khả năng nhận biết những điều ta mong mỏi và làm những việc cần thiết
để đạt được nó. Phần nam tính này chịu trách nhiệm cho cuộc sống của một ai đó, nằm
ở cả nam giới và nữ giới, được kết nối sâu sắc với cảm giác rằng bản thân mạnh mẽ và
uy nghiêm. Bất cứ điều gì chúng ta khát khao trong đời, Sao Hỏa cũng sẽ đảm bảo
rằng ta sẽ bắt lấy từng cơ hội để đạt được nó.


Thần Mars

Rất nhiều cá nhân đã phải trải qua sự mâu thuẫn giữa thôi thúc được tự khẳng định
mình và niềm khát khao gần gũi về tình cảm. Hệ quả là, họ có thể sẽ cảm thấy khó
khăn để nhận thức hay thể hiện cơn phẫn nộ của mình một cách hoàn hảo, và sợ hãi
rằng người khác sẽ chối bỏ họ hoặc thấy họ không đáng để yêu thương. Những trải
nghiệm từ sớm có thể mang đến lòng tin sắt đá rằng việc khẳng định danh tính của một
ai đó sẽ gây thù hận lên gia đình hoặc các nhóm xã hội của họ. Trải nghiệm về bạo lực
gia đình cũng có thể khiến các cá nhân cảm thấy khó khăn để hiểu hoặc thể hiện


những mặt tích cực và sáng tạo của việc nổi dậy, bởi vì hình mẫu ban đầu đã quá kinh
hoàng. Nhưng chúng ta thường không nhìn thấy mối liên quan chặt chẽ giữa bạo lực
gia đình (thường phản ánh sự bất lực sâu sắc) với sự bất lực rõ ràng của nạn nhân,
người mà cuối cùng lại nắm giữ sức mạnh lớn hơn bởi họ có quyền đỏi hỏi được đền
bù dựa trên nền tảng đạo đức. Không ai có thể kết tội thần chiến tranh đã trở mặt, bởi
vì, từ nhận thức của họ, nó sẽ chỉ đơn thuần là một cú đấm mà thôi. Việc thiếu khả
năng bộc lộ Sao Hỏa có thể dẫn đến tính cao thượng giả tạo – nhưng lại mang về vinh
quang cuối cùng. Đây là lập trường của nhiều kẻ tử vì đạo – những kẻ tự giết chính
mình và người khác nhân danh chính những điều cao thượng giả tạo đó. Nhưng những
kẻ sĩ lâu năm, rõ ràng là không hề muốn gây hấn, lại thường kích động sự tức giận từ

người khác.
Bản năng chiến đấu và chiến thắng cũng là đặc điểm của Sao Hỏa, và chúng ta công
nhận sức sống cùng tầm quan trọng của nó trong một số lĩnh vực nhất định như thể
thao. Thần chiến tranh không thỏa mãn với bất cứ vị trí nào thấp hơn giải thưởng cao
nhất, bởi vì đây là sự công nhận đối với khả năng xuất chúng của cá nhân và là phần
thưởng cho những nỗ lực. Một số người bị tổn thương bởi những áp lực sâu sắc từ
việc phải cạnh tranh – có thể vì họ sợ bị hạ nhục nếu thua cuộc, hoặc sợ sự ghen tị từ
người khác nếu họ thắng. Nhưng nếu chúng ta đàn áp nhu cầu được thể hiện những
khả năng của cá nhân chỉ vì sợ hãi, hoặc nhân danh một lý tưởng chính trị hay tâm hồn
nào đó, chúng ta sẽ chỉ cảm thấy thất vọng, tức giận và ghen tị. Sao Hỏa thể hiện bản
thân mình thông qua nhiều cách khác nhau và ở nhiều mức độ, tùy vào mỗi cá nhân.
Và khao khát cạnh tranh có thể tự được thỏa mãn thông qua trí tuệ cũng như sức mạnh
thể chất. Nhưng đâu đó trong mỗi chúng ta, trên hết, là nhu cầu được công nhận trong
một vài lĩnh vực cuộc sống, dù cho nó nhỏ bé. Chúng ta đều đòi hỏi được cảm thấy sức
mạnh và giá trị của bản thân, những thứ ta có thể nhận lấy chỉ sau khi đã thực hiện
nhiều mục tiêu khó khăn. Mỗi hành tinh trong bản đồ sao đều mang đến sự cân bằng
với các hành tinh khác. Vậy nên, bản năng chiến đấu trần trụi của Sao Hỏa cũng bị
kiểm soát và mang một ý nghĩa nào đó nhờ vào lý tưởng của mỗi cá nhân, sự nhạy
cảm và thấu cảm với người khác cùng việc ta chấp nhận những giới hạn của con
người. Thần chiến tranh trong thần thoại bẩm sinh không xấu xa hay ác độc. Ở hình
dạng sáng tạo nhất của mình, ngài là biểu tượng cho những bản năng cơ bản nhất của
con người, những thứ luôn phải chiến đấu bên cạnh sự sống.
Thần chiến tranh canh gác nghiêm ngặt vùng đất của mình, cảnh báo bất cứ kẻ nào
muốn làm nhụt chí hoặc muốn xâm phạm vào vùng đất của ngài. Ngài sẽ tấn công nếu
buộc phải thế, cùng với thanh kiếm sắc nhọn hoặc những lời nói đanh thép, nhưng chỉ
khi có những kẻ dám cả gan đe dọa và xem thường quyền được sinh tồn của ngài. Ồn
ào, mạnh mẽ và phẫn nộ, chúa tể của những cuộc chiến không được các vị thần trên
đỉnh Olympus yêu quý; nhưng ngài vẫn sẽ chiến đấu cho cuộc chiến của họ, bằng tất
cả sự dũng cảm và danh dự như khi đang chiến đấu trong cuộc chiến của chính ngài.



Thần Thoại Sao Mộc
Posted on Th4 27th, 2017
by Liz Greene
Categories:


Thần Thoại



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×