Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp nhân rộng mô hình sở hữu trí tuệ do trường Đại học Hùng Vương xây dựng trong các trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.73 KB, 4 trang )

KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH SỞ HỮU TRÍ TUỆ
DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG XÂY DỰNG
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Hà Thị Lịch
Trường Đại học Hùng Vương
TÓM TẮT
Từ kinh nghiệm triển khai thành công dự án Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động SHTT trong
Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ, Ban quản lý dự án nhận thấy rằng mô hình này có thể nhân
rộng ra một số trường đại học. Để nhân rộng mô hình SHTT của Trường Đại học Hùng Vương cần thực
hiện các giải pháp đồng bộ từ nhiều phía như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ (vai
trò chính thuộc về Cục Sở hữu trí tuệ), các trường đại học, Đại học Hùng Vương,…
Từ khóa: Mô hình, hoạt động SHTT, trường đại học, nhân rộng.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 27/10/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu cấp nhà nước kết quả
Dự án “Xây dựng mô hình Sở hữu trí tuệ trong Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ”, thuộc
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ do Trường Đại học Hùng Vương chủ trì. Hội đồng đã
đánh giá dự án đã triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng tốt và xếp loại xuất sắc. Dự án Sở
hữu trí tuệ (SHTT) của Trường Đại học Hùng Vương sau 2 năm thực hiện đã thực hiện thành công
các nội dung được phê duyệt. Từ những kết quả thu được từ dự án SHTT, có thể khẳng định hoạt
động SHTT trong Trường Đại học Hùng Vương đã thực sự thay đổi về lượng và chất. Mô hình Sở
hữu trí tuệ của nhà trường đã được thành lập và đi vào hoạt động một cách tích cực, hiệu quả. Đây
là một mô hình được Hội đồng đánh giá là có thể nhân rộng và triển khai thực tế ở các trường đại
học có điều kiện tương tự như Trường Đại học Hùng Vương.
2. NỘI DUNG
2.1. Kết quả xây dựng mô hình tổ chức hoạt động SHTT trong Trường Đại học Hùng Vương
(1). Xây dựng được tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ tại trường:
+ Khảo sát trình độ nhận thức; xây dựng bộ phận chuyên trách;
+ Quyết định thành lập tổ chức: Quyết định số 508/QĐ-ĐHHV-TCCB ngày 01 tháng 10 năm


2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương về việc thành lập Trung tâm Sở hữu trí tuệ trực
thuộc phòng QLKH&QHQT.
(2). Xây dựng và ban hành 04 văn bản quy định về công tác SHTT tại Trường Đại học Hùng
Vương
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời thực hiện đúng theo thuyết minh
của dự án SHTT đã được phê duyệt. Trường Đại học Hùng Vương đã xây dựng 4 văn bản quy định
về SHTT trong nhà trường như:
+ Quy định về Kế hoạch chiến lược và chính sách về hoạt động sở hữu trí tuệ trong Trường
Đại học Hùng Vương (Ban hành kèm theo quyết định số 508/QĐ-ĐHHV ngày 01/10/2012 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương).
KHCN 2 (31) - 2014 137


KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
+ Quy chế hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường: Bao gồm mục tiêu hoạt động, nội dung quản
lý và hoạt động; tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý; quy trình phát hiện, khai báo, ghi nhận và
tiến hành thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Quy chế này đã làm rõ trách nhiệm quản lý SHTT
của cấp trường, khoa, viện, trung tâm,... và tác giả.
+ Quy định cụ thể và chi tiết về khai thác thương mại, thực thi quyền sở hữu trí tuệ do các hoạt
động của cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường tạo ra.
+ Quy định về chế độ tài chính cho hoạt động sở hữu trí tuệ
Các văn bản này sẽ góp phần triển khai hữu hiệu hoạt động của mô hình SHTT vào thực tiễn
cuộc sống tại Trường Đại học Hùng Vương.
(3). Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về mô hình sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp quy
về SHTT
Dự án SHTT đã phối hợp với Trung tâm SHTT tổ chức tập huấn cho 600 lượt cán bộ, giảng
viên và sinh viên nhà trường. Qua các buổi tập huấn nhận thức của cán bộ, giảng viên nhà trường
về SHTT được nâng cao.
(4). Triển khai các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các đơn vị đã được lựa chọn để triển
khai thí điểm vận hành mô hình (Văn bản số 374/ĐHHV-QLKH ngày 15 tháng 8 năm 2013 về việc

Hướng dẫn về việc phát triển hoạt động sở hữu trí ở Trường Đại học Hùng Vương).
(5). Hướng dẫn xây dựng các thủ tục đăng ký và quản lý hồ sơ đăng ký sở hữu tài sản trí tuệ
Trung tâm SHTT Trường Đại học Hùng Vương đã hướng dẫn, hỗ trợ giảng viên nhà trường
hoàn thành 09 hồ sơ về đăng ký sở hữu tài sản trí tuệ.
2.2. Giải pháp nhân rộng mô hình tổ chức hoạt động SHTT trong Trường Đại học Hùng
Vương
* Về phía cơ quan quản lý nhà nước
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Nhận thức rất rõ vai trò của SHTT đối với các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành quyết định số 78/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2008 về việc Ban hành quy định về quản lý hoạt
động SHTT trong cơ sở giáo dục đại học. Sau quy định này, một số trường đại học ở Việt Nam đã tổ
chức thành lập bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động SHTT và bắt đầu thực thi quyền SHTT trong
trường đại học, hoạt động SHTT trong trường đại học bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động
này chưa thực sự mang lại chất lượng cao, tính đồng bộ về hoạt động SHTT trong các trường đại học
chưa cao. Hiện tượng vi phạm quyền SHTT trong đại học tồn tại rất phổ biến. Rất nhiều trường đại học
hiện nay chưa có sự đầu tư cho hoạt động SHTT trong nhà trường, nhiều cán bộ, quản lý, giảng viên
ở một số trường đại học còn vi phạm quyền SHTT. Đặc biệt hiện nay, một số trường đại học tiêu biểu
đi đầu trong việc đưa hoạt động SHTT vào nhà trường nhưng kinh nghiệm chưa được chia sẻ để các
trường đại học khác học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn thời gian tự mày mò nghiên cứu tìm hiểu.
Từ những lý do trên, Trường Đại học Hùng Vương nhận thấy mô hình về hoạt động SHTT do
Trường Đại học Hùng Vương xây dựng hoàn toàn có khả năng nhân rộng cho các trường đại học khác.
Để nhân rộng thành công mô hình SHTT của Trường Đại học Hùng Vương vào các trường
đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục có cơ chế, chính sách mới hỗ trợ cho việc phát triển
hoạt động SHTT trong các trường đại học.
138 KHCN 2 (31) - 2014


KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Trước hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ưu tiên dành ngân sách nghiên cứu khoa học cho các
trường đại học trong toàn quốc để hỗ trợ, thúc đẩy hơn nữa chương trình dự án hoạt động SHTT

trong các trường đại học. Tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, trong việc kiểm tra,
giám sát các dự án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt có liên quan đến SHTT. Sau khi
các dự án này kết thúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện hỗ trợ để các dự án này tiếp tục
được triển khai trong thực tế.
Để đưa các dự án về SHTT trong trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải có những
chính sách, biện pháp để các dự án này được chuyển giao thực hiện và phát huy hiệu quả trong thực
tiễn cuộc sống, tránh trường hợp dự án đắp chiếu, không sử dụng. Đối với Trường Đại học Hùng
Vương, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương nhằm quảng bá, tuyên truyền mô hình SHTT
mà nhà trường đã xây dựng thành công sau khi triển khai dự án. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ
chức các lớp tập huấn chuyên sâu tập trung giới thiệu, hướng dẫn về quy trình xây dựng mô hình
SHTT cho các trường đại học trong toàn quốc. Tại các buổi tập huấn này, Trường Đại học Hùng
Vương và một số trường đại học khác đã có tổ chức hoạt động SHTT sẽ có điều kiện, cơ hội để chia
sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ các trường đại học khác khi tiến hành triển khai mô hình SHTT. Lúc đó
mô hình SHTT mà Trường Đại học Hùng Vương xây dựng, thực hiện mới thực sự được quảng bá,
tuyên truyền đến các trường đại học khác.
Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ:
Ngay sau khi Quyết định số 2204/QĐ - TTg ngày 06/12/2010 Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015 được ban hành.
Chương trình đã được triển khai khẩn trương theo đúng mục tiêu, nội dung với sự nỗ lực của Bộ
Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ. Tính đến thời điểm năm 2013, Chương trình 68 đã
phê duyệt 07 dự án xây dựng và vận hành “Tổ chức SHTT trong các trường đại học, viện nghiên
cứu”, trong khi đó giai đoạn 2005-2010 chỉ có 01 dự án thuộc loại này được phê duyệt. Đây có
thể coi là một bước đột phá trong nỗ lực đưa SHTT vào các trường đại học của Cục Sở hữu trí tuệ,
hoạt động SHTT trong các trường đại học đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các
trường đại học và cao đẳng trên cả nước có khoảng trên 400 trường, trong khi đó chỉ có 07 trường
được phê duyệt dự án SHTT là quá nhỏ, như vậy mô hình SHTT trong các trường đại học chưa
được phổ biến rộng. Do hạn chế về nguồn kinh phí nên Cục SHTT cũng rất khó trong việc mở
rộng hơn nữa quy mô và số lượng của các dự án. Vì thế, giải pháp nhân rộng mô hình SHTT của
các trường đã thực hiện dự án SHTT cho các trường đại học khác là rất cần thiết nhưng lại là một
bài toán khó đối với Bộ Khoa học và Công nghệ.

Để khắc phục một số hạn chế của Chương trình, Cục SHTT cần thực hiện giải pháp đó là cần
đánh giá hiệu quả các dự án về SHTT trong các trường đại học đã kết thúc, từ đó đưa ra phương án
khắc phục những nhược điểm. Đặc biệt Cục SHTT cần tăng cường, phổ biến, nhân rộng và duy trì
kết quả của dự án. Cục SHTT cần có chính sách khuyến khích các trường đại học đi tắt đón đầu,
học tập nghiên cứu mô hình SHTT của Trường Đại học Hùng Vương đã triển khai, hoạt động để
tránh việc tự mày mò, tự nghiên cứu mất thời gian, tiền của.
2.2. Về phía Trường Đại học Hùng Vương
Trường Đại học Hùng Vương sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của nhà trường trong quá
trình xây dựng mô hình SHTT, thực hiện thành công dự án. Để nhân rộng mô hình SHTT một cách
thực sự có hiệu quả, Trường Đại học Hùng Vương cần thực hiện các giải pháp sau:
KHCN 2 (31) - 2014 139


KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Xây dựng được mô hình hoàn chỉnh về SHTT:
Trường Đại học Hùng Vương sẽ chỉnh sửa theo các ý kiến đóng góp của Hội đồng cấp cơ sở
và Hội đồng cấp Nhà nước và thực sự nghiêm túc trong việc đánh giá nhìn nhận những ưu điểm và
những tồn tại của mô hình để tìm ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm đó. Như vậy, sẽ
giúp các trường đại học khác rút ra bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng mô hình SHTT ở Trường
Đại học Hùng Vương để có phương án khắc phục. Sau đó, nhà trường sẽ xây dựng một mô hình
hoàn chỉnh sau khi chỉnh sửa theo ý kiến của các Hội đồng. Dù mỗi trường đại học có những điểm
khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh, đặc thù nhưng để xây dựng mô hình SHTT trong trường học
cần tuân thủ đầy đủ các bước sau:
Thứ nhất, cần thành lập bộ phận chuyên trách SHTT trong trường đại học.
Thứ hai, cần xây dựng các quy định về SHTT trong trường đại học gồm: Kế hoạch chiến
lược và chính sách về SHTT của nhà trường; quy chế hoạt động SHTT trong trường; quy định
về khai thác thương mại, thực thi quyền SHTT do các hoạt động của cán bộ, giảng viên và sinh
viên nhà trường tạo ra; quy định về chế độ tài chính cho hoạt động SHTT .
Thứ ba, cần nâng cao nhận thức về SHTT cho cán bộ, giảng viên nhà trường về SHTT thông
qua các buổi tập huấn, hội thảo về SHTT.

Thứ tư, cần triển khai hoạt động SHTT vào thực tiễn cuộc sống.
Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về mô hình SHTT của nhà trường:
Để mô hình này được phổ biến rộng rãi, Trường Đại học Hùng Vương cần có kế hoạch
và thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, công khai mô hình SHTT của nhà trường trên các
phương tiện thông tin, truyền thông. Khi đó các trường đại học trong toàn quốc sẽ có cơ hội để
biết về hoạt động SHTT của nhà trường. Trên cơ sở tìm hiểu mô hình đã có sẵn do Trường Đại học
Hùng Vương xây dựng mỗi trường đại học sẽ lựa chọn những gì phù hợp với mình và điều chỉnh,
sáng tạo cho phù hợp với đặc thù riêng để mô hình SHTT sẽ phát huy tối đa tại các trường đại học.
Tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về vấn đề SHTT trong các trường đại học do Cục
SHTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Trường Đại học Hùng Vương cần tham gia các buổi tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo
hoặc Cục SHTT tổ chức, tại đó nhà trường có cơ hội để giới thiệu trực tiếp về mô hình SHTT mà
nhà trường đã xây dựng.
Thông qua các hội thảo quốc gia, quốc tế để báo cáo về hoạt động SHTT của Trường Đại học
Hùng Vương, chia sẻ kinh nghiệm với các trường bạn.
2.3. Về phía các trường đại học
Đối với các trường đại học đã triển khai dự án xây dựng mô hình SHTT trong trường, các
trường này cần cùng trao đổi, bàn bạc, chia sẻ mô hình SHTT của đơn vị mình để cùng nhau rút
kinh nghiệm để điều chỉnh mô hình của trường mình cho hoàn thiện hơn. Từ đó, Trường Đại học
Hùng Vương sẽ có thể chỉ ra con đường giúp các trường đại học bạn xây dựng thành công mô hình
SHTT, con đường đó sẽ được rút ngắn thời gian hơn.
Đối với các trường đã triển khai hoạt động SHTT nhưng không thuộc dự án chương trình 68
của Bộ Khoa học và Công nghệ cần liên hệ với các trường đã thực hiện dự án SHTT nói chung và
Trường Đại học Hùng Vương nói riêng để tham quan thực tế mô hình SHTT.
140 KHCN 2 (31) - 2014



×