Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.57 KB, 72 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XK : Xuất khẩu
VN : Việt Nam
DN : Doanh nghiệp
TNHH: Trách nhiêm hữu hạn
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
SP: Sản phẩm
NPL: Nguyên phụ liệu
GDP: Gross Domestic Product
EU : European Union
ISO: International Organization for Standardization
GSP: Generalized System of Preferences
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường nội địa luôn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
sản xuất - lưu thông hàng hoá, là nơi khởi đầu và cũng là nơi kết thúc đầu vào, đầu
ra cho sản xuất và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong nước. Chỉ khi
sản xuất hàng hoá phát triển, phân công lao động xã hội diễn ra vượt quá phạm vi
biên giới quốc gia thì thị trường quốc tế mới phát triển, quá trình tự do hoá thương
mại mới diễn ra sâu rộng. Hay nói cách khác, chỉ khi thị trường nội địa phát triển
mới có điều kiện để thâm nhập nhanh vào thị trường quốc tế và mang lại hiệu quả
thiết thực. Vì vậy thị trường nội địa luôn có vai trò đặc biệt quan trong quá trình
phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của mỗi quốc gia, nhất là đối
với nước ta một nước có dân số gần 80 triệu người và đang trong giai đoạn tiến tới
hình thành đầy đủ và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì việc phát triển thị trường nội địa càng có ý nghĩa to lớn.


Trong những năm qua, giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu của Việt Nam, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước và tạo được rất nhiều việc
làm. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất giày dép của Việt Nam lại chiếm thị
phần khiêm tốn ở thị trường trong nước.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho nhu cầu đối với mặt hàng
giày dép trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, nhiều đơn hàng bị hủy, khiến cho
các doanh nghiệp sản xuất giày dép xuất khẩu gặp vô vàn khó khăn. Trong bối
cảnh đó, việc chú trọng phát triển thị trường trong nước là một giải pháp hợp lý
cho các doanh nghiệp này để duy trì và phát triển sản xuất, đảm bảo lợi nhuận cho
doanh nghiệp và việc làm cho người lao động. Đây cũng là bước đi mới trong
chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất giày dép xuất xuất khẩu và
cũng là con đường để các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu
vượt qua khó khăn, phát triển trong tương lai.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên, tôi đã lựa chọn đề tài
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
“Giải pháp phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam sản
xuất giày dép xuất khẩu” để thực hiện chuyên đề thực tập. Đây là một đề tài phù
hợp với chuyên ngành Kinh tế phát triển và tình hình thực tế của cơ sở thực tập,
giúp cho tôi củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác
quản lý kinh tế.
Phạm vi xử lý
Phạm vi không gian: Đề tài đi sâu phân tích sự cần thiết của việc phát triển
thị trường nội địa của các doanh nghiêp Việt nam xuất khẩu giày dép, tình hình
chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp này và đánh giá khả năng
chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu giày dép.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay
và dự báo xu hướng đến năm 2015.
Cách thức giải quyết vấn đề
Về mặt cơ sở lý luận, tôi sử dụng những kiến thức được trang bị của chuyên
ngành Kinh tế phát triển để trình bày một cách tổng quát lý thuyết về khả năng

chiếm lĩnh thị trường nội địa của doanh nghiệp.
Về mặt cơ sở thực tế, những nghiên cứu thực tế mà tôi thu nhập được trên
cơ quan thực tập.
Kết hợp lý thuyết kinh tế với tình hình thực tế hiện nay để đề xuất phương
hướng và giải pháp giải quyết vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: Duy vật biện chứng. khảo sát thực tế, thống kê so
sánh, phân tích tổng hợp.
Kết quả dự kiến và đóng góp của đề tài
Đề tài đưa ra những đánh giá về khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa của
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu giày dép. Chỉ ra những thuậnl lợi, khó khăn
khi tiếp cận thị trường nội địa và những hạn chế ảnh hưởng tới việc chiếm lĩnh thị
trường nội địa của các doanh nghiệp này. Đưa ra các giải pháp nhằm phát huy
thuận lợi, khắc phục khó khăn hạn chế để các doanh nghiệp này có thể chiếm lĩnh
thị trường nội địa thành công
Kết cấu của chuyên đề
Chương I: Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa của các doanh
nghiệp;
Chương II: Đánh giá thực trạng phát triển thị trường của các doanh nghiệp
Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu;
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường trong nước của các doanh
nghiệp giày dép.
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
CHƯƠNG I - SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI
ĐỊA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SẢN XUẤT GIÀY DÉP
XUẤT KHẨU
1. Lý thuyết chung về chiến lược phát triển thị trường
1.1 Một số vấn đề về thị trường
1.1.1 Khái niệm và phân loại thị trường

* Khái niệm thị trường:
Có rất nhiều khái niệm về thị trường, mỗi nhà kinh tế định nghĩa theo một
cách khác nhau:
Nếu như Mc Carthy định nghĩa: “Thị trường có thể hiểu là một nhóm khách
hàng tiềm năng với những nhu cầu tương đương và những người bán đưa ra các
sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thoả mãn các nhu cầu đó.”
Thì nhiều nhà kinh tế học khác lại quan niệm: “Thị trường là lĩnh vực trao
đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng
hóa, dịch vụ”. Hay đơn giản hơn người ta lại quan niệm: “Thị trường là tổng hợp
các số cộng của người mua về một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ”. Hay “Thị
trường là cái chợ, là nơi mua bán hàng hoá”.
Thời gian gần đây có nhà kinh tế còn định nghĩa: “Thị trường là nơi mua
bán hàng hóa, là một quá trình trong đó người mua và người bán trao đổi một thứ
hàng hóa tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, là nơi
diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một thời gian và không gian nhất
định.”
Các định nghĩa trên đây về thị trường đã nhấn mạnh về địa điểm mua bán
và vai trò của người mua - người bán. Nhưng đã nói đến thị trường là phải nói đến
các yếu tố sau:
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
1. Phải có khách hàng, không nhất thiết phải gắn với địa điểm xác định;
2. Khách hàng phải có nhu cầu được thoả mãn, đây chính là động cơ thúc
đẩy khách hàng thể hiện nhu cầu mua sắm;
3. Khách hàng phải có khả năng thanh toán;
4. Phương tiện và hình thức thanh toán chủ yếu là tiền.
*Phân loại thị trường:
Có thể có nhiều cách thức khác nhau để mô tả thị trường, sở dĩ có sự khác
nhau đó là do mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Với mục đích
nghiên cứu thị trường để tìm ra giải pháp phát triển thị trường thì doanh nghiệp cần
phải xem xét thị trường của mình theo phương thức tổng quát đó là chia thị trường

của mình thành: Thị trường đầu vào và Thị trường đầu ra.
+ Thị trường đầu vào: việc nghiên cứu Thị trường đầu vào là quan trọng và
đặc biệt ý nghĩa đối với sự hiệu quả và ổn định của nguồn cung cấp nguyên vật
liệu, hàng hoá và dịch vụ cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
Thị trường đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và chất lượng của sản phẩm.
Tuy nhiên trong đề tài này ta chỉ chú trọng đến việc phân loại thị trường và cách
thức phân loại thị trường đầu ra.
+ Thị trường đầu ra: Nghiên cứu thị trường đầu ra trực tiếp ảnh hưởng đến
các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Mục tiêu của các chiến dịch
Marketing là giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để mô tả thị
trường đầu ra của doanh nghiệp ta có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp 03 tiêu
thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và thị hiếu khách hàng như sau:
a. Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm:
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
Thị trường phân loại theo tiêu thức sản phẩm thường được các doanh nghiệp
phân loại theo các tiêu chí sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm: Thị
trường tư liệu sản xuất và thị trương tư liệu tiêu dùng.
- Tư liệu sản xuất là những sản phẩm dùng để sản xuất. Thị trường tư liệu sản
xuất là loại thị trường sơ cấp. Sản phẩm của thị trường này có các loại máy móc,
thiết bị sản xuất hay các loại hóa chất dùng trong sản xuất…
- Hàng tiêu dùng là những sản phẩm dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá
nhân như: quần áo, giày dép, thuốc chữa bệnh, thực phẩm… Thị trường tư liệu tiêu
dùng là loại thị trường thứ cấp, cung cấp sản phẩm cuối cùng trong chuỗi sản xuất
ra thị trường.
b. Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lí
Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý tùy thuộc vào chiến lược của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp thường xác định phạm vi địa lí, lãnh thổ mà sản phẩm
của họ có thể tiêu thụ hoặc vươn tới để kinh doanh. Theo tiêu thức này có thể phân
chia thành hai loại vùng lãnh thổ đó là: Thị trường trong nước và Thị trường quốc
tế.

- Thị trường trong nước: hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chỉ chú
trọng đến thị trường trong nước. Thị trường trong nước có thể lưu thông hàng hóa
dễ dàng hơn và ít chịu hàng rào thuế quan cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản
phẩm. Tùy theo từng doanh nghiệp có thể chia thị trường trong nước ra các tiêu
thức nhỏ hơn theo miền, vùng, tỉnh/thành phố…
- Thị trường quốc tế: thường thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn,
các công ty đa quốc gia. Các công ty tham gia loại thị trường này có quy mô lớn,
tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm được quy định chặt chẽ theo quy chuẩn quốc tế,
có khả năng tài chính để dễ dàng vượt qua được các hàng rào thuế quan của các
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
nước để thâm nhập thị trường quốc tế. Thị trường loại này có thể chia thành thị
trường theo châu lục, thị trường theo khu vực…
c. Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức thị hiếu khách hang
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp mô tả thị trường của mình theo các nhóm
khách hàng mà họ có thể hưởng tới để thỏa mãn. Khách hàng của doanh nghiệp
bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Về nguyên lý, tất cả các
khách hàng có mặt trên thị trường đều có thể là khách hàng của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau thì tiêu chí về sản phẩm khác
nhau. Ví dụ: đối với nhóm khách hàng thuộc vùng có thu nhập thấp thì yêu cầu cao
nhất là giá rẻ còn chất lượng của sản phẩm chỉ cần đạt được ở mức có thể chấp
nhận được, còn đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao thì tiêu chí hàng đầu là
mẫu mã đẹp và chất lượng sản phẩm cao. Doanh nghiệp không thể đáp ứng được
hết các nhu cầu đa dạng đó mà chỉ có thể đáp ứng tốt một hoặc một số yêu cầu về
cách thức mua sắm nào đó của khách hàng. Tất cả những điều nêu trên dẫn đến
một thực tế là hình thành trên thị trường những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp
có thể chinh phục.
1.1.2 Chức năng của thị trường
Thị trường có tác động đến nhiều mặt của sản xuất tiêu dùng xã hội. Thị
trường là một loại dung môi đảm bảo cho các hoạt động sản xuất tiêu dùng phát
triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng. Thị trường đảm bảo cho hàng hóa

tiêu thụ hợp lý, phù hợp với nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Khi đã được thỏa
mãn nhu cầu, thị trường có tác dụng thúc đẩy, gợi mỏ nhu cầu đưa đến những sản
phẩm chất lượng cao, đa dạng làm cho chất lượng sống tăng lên, thúc đẩy xã hội
phát triển. Vì vậy, thị trường có các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất chức năng thừa nhận: đối với các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm
sản xuất ra là để bán, các sản phẩm này muốn được tiêu thụ phải được thị trường
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
thừa nhận. Đối với các doanh nghiệp thương mại, mặc dù không trưc tiếp sản xuất
ra sản phẩm nhưng sản phẩm hoặc dịch vụ họ cung cấp cũng phải được thị trường
thừa nhận. Nếu hàng hóa, dịch vụ được thị trường thừa nhận tức là có thể bán được
thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lãi, thậm chí có thể mở rộng quy mô.
Ngược lại, nếu không được thị trường thừa nhận, doanh nghiệp sẽ dẫn đến chỗ phá
sản. Do đó để được thị trường thừa nhận, trước khi cung cấp sản phẩm, doanh
nghiệp đều phải tiến hành nghiên cứu thị trường nhất là nhu cầu khách hàng về sản
phẩm mà họ sẽ cung cấp.
Thứ hai là chức năng thực hiện: Qua tiêu thụ, hàng hóa mới thực hiện được
chức năng giá trị của mình tức là chuyển từ hình thái hiện vật sang hính thái già trị.
Thông qua thị trường, hàng hóa được tiêu thụ khi đó tính hữu ích của sản phẩm
mới được xác định. Sự gặp gỡ giữa người mua và người bán được xác định bằng
giá hàng hóa và hàng hóa thực hiện được chức năng giá trị tức là chuyển từ người
bán sang người mua. Thị trường có chức năng thực hiện quá trình này.
Thứ ba là chức năng điều tiết và kích thích: Thông qua hành vi trao đổi hàng
hóa trên thị trường, thị trường điều tiết và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển
hoặc ngược lại. Thị trường thực hiện chức năng điều tiết khiến điều hòa sự rút lui
hoặc gia nhập của các doanh nghiệp. Chức năng này được thực hiện thông qua cơ
chế đặc trưng của thị trường. Nếu hàng hóa được tiêu thụ tốt sẽ kích thích doanh
nghiệp mở rộng sản xuất, đồng thời kích thích các doanh nghiệp mới tham gia vào
thị trường để đa dạng hóa sản phẩm cùng loại; ngược lại, nếu hàng hóa tiêu thụ
kém hoặc không được tiêu thụ thì doanh nghiệp buộc phải tìm giải pháp kinh
doanh mới buộc doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường sản phẩm hiện tại.

1.2. Nội dung phát triển thị trường
1.2.1. Phát triển sản phẩm
* Đối với doanh nghiệp sản xuất:
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
Chức năng quan trọng của doanh nghiệp là chế tạo sản phẩm, do đó định
hướng của doanh nghiệp khi hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh trước hết
cần tập trung vào nghiên cứu chế tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới. Mỗi sản
phẩm hay công nghệ trên thị trường đều tồn tại một vòng đời nhất định trải qua 4
bước đó là: thai nghén, phát triển, duy trì và suy thoái. Doanh nghiệp khi sản xuất
ra một loại sản phẩm cần phải ý thức được điều này. Để phát triển thị trường doanh
nghiệp luôn luôn tìm cách đổi mới sản phẩm của mình. Khi chưa có đủ điều kiện
để chế tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới, doanh nghiệp thường tìm cách kéo dài
vòng đời của sản phẩm bằng cách cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm hiện có của
mình bằng đa dạng kiểu dáng, cải thiện kiểu dáng và nâng cao chất lượng sản
phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có cơ hội để tạo hình ảnh tốt hơn thông qua
cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, cung cấp phụ tùng thay thế, phương thức
thanh toán đa dạng hóa… Phát triển thị trường thông qua sản phẩm là chiến lược
đúng đắn và mang tính hiệu quả tức thì giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đồng
thời làm tăng thêm uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp.
* Đối với doanh nghiệp thương mại:
Doanh nghiệp thương mại có chức năng chính là mua để bán lại. Khi sản
phẩm của các nhà thương mại lưu thông được trên thị trường có các yếu tố cấu
thành nên giá trị sản phẩm mà người tiêu thụ nhận được có thể mô tả như sau:
SP người tiêu dùng nhận
được từ nhà thương mại (A)
=
SP được chế tạo bởi
nhà sản xuất (A1)
+
SP được thực hiện

bởi nhà thương mại
A = Hàng hóa cứng + Hàng hóa mềm
A = Hàng hóa hiện vật + Dịch vụ
A = A1 + A2
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
Xuất phát từ các bộ phận cấu thành nên sản phẩm của doanh nghiệp thương
mại, chiến lược và chính sách phát triển sản phẩm của doanh nghiệp này bao gồm
2 bộ phận cơ bản sau:
Phát triển các sản phẩm hiện vật (A1) trong danh mục kinh doanh buôn bán
hàng hóa của doanh nghiệp. Dưới con mắt của người tiêu dùng, mặc dù nó được
sản xuất bởi nhà sản xuất nhưng họ vẫn coi đó là sản phẩm của nhà thương mại.
Thực tế sản phẩm của nhà thương mại nếu có thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Để
phát triển sản phẩm hàng hóa theo hướng này, doanh nghiệp thương mại cần tăng
cường các hoạt động tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các sản phẩm tốt từ phía người
sản xuất để có thể đưa vào danh mục hàng hóa và đa dạng hóa sanh mục của mình.
Chính sách phát triển thứ 2 là phát triển sản phẩm A2 – phát triển các yếu tố
dịch vụ do nhà thương mại cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Trong hướng phát triển này, các doanh nghiệp thương mại cần nâng cao phát triển
các dịch vụ sau bán hàng: bảo hành sản phẩm, bảo dưỡng sản phẩm, dịch vụ chăm
sóc khách hàng, đơn giản hoá phương thức thanh toán… nhằm thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu của khách hàng.
1.2.2. Phát triển khách hàng
Doanh nghiệp muốn phát triển thị trường của mình không thể thiếu sự đóng
góp của các hoạt động tìm hiểu và tìm kiếm khách hàng. Hiểu biết đầy đủ về khách
hàng giúp doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn nhất phù hợp với khách hàng của
mình. Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng giúp doanh nghiệp có cơ hội nắm lấy
thời cơ kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của doanh nghiệp để mở
rộng và phát triển thị trường. Doanh nghiệp muốn phát triển khách hàng trước hết
phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đánh giá các tiêu thức có đáng tin cậy
không, tìm hiểu về cách thức ứng xử của khách hàng đối với sản phẩm của doanh

nghiệp. Sau khi đã tiến hành đánh giá thị trường doanh nghiệp phải quyết định các
hướng sản xuất sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
thời chiến lược kinh doanh cũng phải phù hợp với khả năng và tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
Ý nghĩa quan trọng của việc tìm hiểu khách hàng không chỉ dừng lại ở mục
tiêu bán được sản phẩm, điều quan trọng hơn là khi thực hiện nghiệp vụ này,
doanh nghiệp còn giữ được các khách hàng cũ đồng thời lôi kéo được thêm các
khách hàng mới và mở rộng thành phần khách hàng tiềm năng. Muốn vậy, doanh
nghiệp cần phải phát triển cả các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Dịch vụ
trước khi bán hàng nhằm chuẩn bị thị trường tiêu thụ, khuyếch trương thanh thế
với khách hàng. Dịch vụ trong quá trình bán hàng nhằm chứng minh sự hiện hữu
của doanh nghiệp với khách hàng, thể hiện sự tôn trọng với khách hàng và tạo
dựng lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.Dịch vụ thực hiện sau khi bán
hàng nhằm tái tạo nhu cầu của khách hàng, kéo khách hàng trở lại với doanh
nghiệp và thông qua khách hàng để củng cố thương hiệu và mở rộng ảnh hưởng
của doanh nghiệp thông qua hình thức truyền miệng của khách.
1.2.3. Phát triển thị trường theo phạm vi địa lí
Trước khi doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần phải
lựa chọn đúng địa điểm để phân phối hàng hóa của mình. Vị trí địa lý có ảnh
hưởng rất lớn đến sức tiêu thụ sản phẩm bởi vì một sản phẩm có thể tốt với khách
hàng ở khu vực này nhưng lại bị coi là không tốt đối với nhóm khách hàng ở khu
vực khác. Lựa chọn địa điểm liên quan đến các nội dung xác định thị trường của
doanh nghiệp theo tiêu thức địa lý và khách hàng đồng thời cụ thể hóa các yếu tố
này trong chiến lược phân phối. Tùy thuộc vào quy mô, khả năng tài chính và địa
bàn hoạt động của doanh nghiệp mà phạm vi địa lý và kích thước của thị trường
theo phạm vi địa lý khác nhau.
Bước tiếp theo trong nội dung phát triển thị trường theo tiêu thức địa lý là
lựa chọn và thiết kế các kênh phân phối. Một kênh phân phối có thêt được hiểu là
một tập hợp các hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình luân chuyển hàng hóa

SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
từ nhà sản suất đến người tiêu dùng. Các kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể
sử dụng bao gồm: các kênh phân phối trực tiếp, các kênh phân phối gián tiếp và
kênh phân phối hỗn hợp.
+ Kênh phân phối trực tiếp:
Đây là kênh phân phối trong đó doanh nghiệp là người trực tiếp gặp gỡ
khách hàng của mình. Doanh nghiệp không sử dụng người mua trung gian để phân
phối mà lực lượng bán hàng của doanh nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm bán hàng
đến tận tay người sử dụng hàng hóa.
+ Kênh phân phối gián tiếp:
Đây là kênh phân phối mà doanh nghiệp bán hàng của mình cho người tiêu
dùng thông qua một tổ chức khác có thể là một tổ chức trung gian bán buôn hoặc
bán lẻ mà điều quan trọng là doanh nghiệp không trực tiếp bán cho người tiêu
dùng.
+ Kênh phân phối hỗn hợp:
Các doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng kênh phân phối hỗn hợp nhiều
hơn so với các kênh trực tiếp và gián tiếp. Ở đây, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử
dụng đồng thời cả hai kênh phân phối nêu trên để có thể khai thác triệt để các ưu
thế của các kênh phân phối khác nhau nhằm tiêu thụ hàng hóa tốt hơn.
Để thiết kế hệ thống kênh phân phối hợp lý nhằm ổn định và phát triển thị
trường thì doanh nghiệp cần phải đầu tư nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn kênh phân phối, các định mục tiêu và đề ra tiêu chuẩn cho
hệ thống các kênh phân phối của mình, điều chỉnh các kênh phân phối cho hợp lý.
1.2.4. Đa dạng hoá kinh doanh
Đa dạng hóa trong kinh doanh cũng giúp cho doanh nghiệp phát triển thị
trường hợp lý. Đa dạng hóa cũng giống như kinh doanh tổng hợp, doanh nghiệp có
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
thể kinh doanh nhiều mặt hàng cùng một lúc trong khi doanh nghiệp vẫn duy trì
nhiệm vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ. Đa dạng hóa kinh doanh giúp doanh
nghiệp phát triển thị trường đồng thời tăng doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ,

tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, đa dạng hóa kinh doanh
cũng giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro trong kinh doanh, tạo biện pháp kinh
doanh an toàn hơn trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu đa
dạng hóa mà không có ngành nghề chuyên môn hóa thì không thể phát triển bên
vững, đồng thời nếu đa dạng hóa kinh doanh mà không có chiến lược phù hợp
cũng dễ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do thiếu vốn. Để phát
huy những ưu điểm trong đa dạng hóa kinh doanh đòi hỏi phải có các điều kiện
nhu vốn lớn, bí quyết kỹ thuật và khả năng quản lý tốt. Nội dung của đa dạng hóa
kinh doanh gồm:
- Đa dạng hoá đồng tâm: Là việc doanh nghiệp phát triển kinh doanh nhiều
mặt hàng hay sản xuất những hàng hóa nào đó có cùng quy trình hoặc phụ thuộc
một phần quy trình sản xuất hàng hóa chính. Ví dụ công ty sản xuất sữa tươi có thể
sản xuất thêm bơ, phomat,…
- Đa dạng hoá theo chiều ngang: Là việc doanh nghiệp bổ sung cho chủng
loại hàng hóa của mình những mặt hàng hoàn toàn không có liên quan gì hoặc
không cùng quy trình sản xuất với mặt hàng đang kinh doanh nhưng có thể làm
cho khách hàng hứng thú hơn.
- Đa dạng hoá hỗn hợp: Là việc doanh nghiệp thực hiện đồng thời kinh doanh
đa dạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa theo chiều ngang. Phương thức kinh doanh
này cần lượng vốn rất lớn, do đó chỉ phù hợp với các công ty quy mô lớn, có tiềm
lực tài chính hùng mạnh.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh
nghiệp
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài
1.3.1.1. Môi trường vĩ mô
*Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể
khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… Điều
kiện tự nhiên có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh của từng loại doanh nghiệp khác

nhau: tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến doanh
nghiệp khai thác; điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết tác động trực tiếp đến các
doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy hải sản và từ đó tác động đến các doanh
nghiệp chế biến; địa hình và sự phát triển hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa
điểm của mọi doanh nghiệp; khí hậu, độ ẩm, không khí tác động mạnh đến nhiều
ngành sản xuất, từ khâu thiết kế sản phẩm đến công tác lưu kho…
* Môi trường chính trị
Môi trường chính trị trong nước và quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường chính trị trong nước ổn định sẽ tạo điều
kiện cho doanh nghiệp yên tâm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư
nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường.
Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị của thế giới là các quan hệ
chính trị hình thành trên toàn cầu hoặc ở khu vực như vấn đề toàn cầu hóa, hình
thành, mở rộng hoặc phá bỏ các liên minh song phương hoặc đa phương, giải
quyết các mâu thuẫn cơ bản của thế giới và khu vực. Các nhân tố này tác động tích
cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp của mỗi quốc gia nói riêng và
của các doanh nghiệp nước ta nói riêng. Nhìn chung nếu những bất đồng về chính
trị giữa các quốc gia được xóa bỏ, quan hệ giữa các nước được bình thường hóa thì
thị trường của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, doanh nghiệp cũng có điều kiện
giao lưu, học hỏi, tiếp thu công nghệ mới; Trong khi đó nếu một quốc gia vì xung
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
đột chính trị mà đóng cửa, bế quan tỏa cảng thì một mặt, một số doanh nghiệp
trong nước có khả năng mở rộng thị phần trong nước vì không gặp phải áp lực
cạnh tranh từ bên ngoài, nhưng mặt khác các doanh nghiệp trong nước sẽ bị tụt hậu
về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, năng lực quản lý…
* Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có vai trò hàng đầu và có ảnh hưởng quyết định đến hoạt
động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế trong nước và kinh tế
quốc tế tăng trưởng cao sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia đình và doanh nghiệp, dẫn
đến tăng khả năng thanh toán cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư. Thị trường

của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, áp lực cạnh tranh giảm, doanh nghiệp sẽ có
điều kiện mở rộng sản xuất, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Khi nền kinh tế rơi vào
suy thoái nó sẽ tác động khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng ngược
lại, làm cho thị trường bị thu hẹp và áp lực cạnh tranh lớn hơn. Doanh nghiệp có
nguy cơ bị giảm lợi nhuận, thua lỗ thậm chí phá sản.
* Môi trường văn hóa xã hội
Các vấn đề về văn hóa xã hội như phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân
trí có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu của nhu cầu trên thị tường. Doanh nghiệp phải
nắm bắt được văn hóa xã hội địa phương mới có thể sản xuất được sản phẩm thỏa
mãn thị hiếu của người tiêu dùng. Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc
hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, thái độ cư xử, ứng xử của doanh
nghiệp đối với nhà cung cấp, khách hàng và cả đối với các đối thủ cạnh tranh.
* Môi trường khoa học công nghệ
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng
trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh
tranh của mọi doanh nghiệp có liên quan. Chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của mọi doanh nghiệp. Áp dụng những kỹ thuật
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
công nghệ tiên tiến nhất sẽ giúp tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản
phẩm, tạo ra những sản phẩm mới cải tiến mẫu mã… giúp doanh nghiệp ngày càng
thu hút được khách hàng. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn nhanh chóng
vươn lên, tạo ra khả năng cạnh tranh để đứng vững ngay trên sân nhà và vươn ra
thị trường thế giới thì không thể không chú ý nâng cao khả nghiên năng cứu và
phát triển công nghệ; không chỉ là chuyển giao, làm chủ công nghệ nhập ngoại mà
phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
1.3.1.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành)
* Khách hàng
Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu với sản phẩm của
doanh nghiệp. Nhu cầu của người tiêu dùng là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng có tính
quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng cầu

tác động đến mức độ và cường độ cạnh tranh trong ngành. Nếu quy mô thị trường
lón mà lại không có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường thì sức ép cạnh tranh
với doanh nghiệp sẽ giảm; còn nếu thị trường đã bão hòa mà số lượng doanh
nghiệp gia nhập ngày càng nhiều thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ khiến lợi
nhuận ngày càng giảm sút.
Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thị hiếu và những
yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tính nhạy cảm
của khách hàng với giá cả… đều tác động đến việc thiết kế sản phẩm của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng sẽ giành được thắng
lợi trong cạnh tranh, ngược lại, doanh nghiệp nào không chú ý đến nhu cầu của
khách hàng chắc chắn sẽ gặp thất bại. Do nhu cầu của khách hàng là một phạm trù
không có giới hạn nên doanh nghiệp còn phải biết khai thác và biến nhu cầu của
khách hàng thành cầu thực sự.
* Nhà cung cấp
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp yếu tố đầu vào khác
nhau bao gồm người bán thiết bị, nguyên vật liệu, người cấp vốn và những người
cung cấp lao động cho doanh nghiệp. Quan hệ với nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tìm được nhà cung
cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào lâu dài với giá rẻ; được cac tổ chức tín dụng
cho vay vốn với lãi suất thấp; hoặc tìm được nguồn cung lao động dồi dào, được
đào tạo bài bản thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào, qua đó có thể
giảm giá thành, đồng thời nâng cao chất lượng được sản phẩm chất lượng. Còn nếu
các nhà cung cấp lại gây sức ép tăng giá đầu vào thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá
bán, khiến cho tính cạnh tranh của sản phẩm giảm sút, hoặc phải chấp nhận giảm
lợi nhuận để giữ được khách hàng.
* Các doanh nghiệp trong ngành
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp
đang kinh doanh cùng ngành nghề, cùng khu vực thị trường. Số lượng, quy mô,
sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp. Theo M. Porter, tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ: số lượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay
ít? mức độ tăng trưởng của ngành là nhanh hay chậm? chi phí cố định là cao hay
thấp? các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách có đủ khả năng khác biệt hóa sản
phẩm hay chuyển hướng kinh doanh hay không? năng lực sản xuất của các đối thủ
có tăng hay không và nếu tăng thì tăng ở tốc độ nào? tính chất đa dạng sản xuất
kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào? mức độ kỳ vọng của các đối
thủ cạnh tranh vào chiến lược kinh doanh của họ và sự tồn tại của rào cản rời bỏ
ngành
* Đối thủ tiềm ẩn
Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiện hoặc sẽ
xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động. Tác động
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
của các doanh nghiệp này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnh tranh của những doanh nghiệp đó
(quy mô, công nghệ, đội ngũ quản lý…). Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh
làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành.
Theo M.Porter, những nhân tố sau tác động đến quá trình tham gia thị
trường của các đối thủ mới: các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quả kinh tế của
quy mô, bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự khác biệt hóa sản phẩm,
yêu cầu về vốn cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận đường dây phân
phối, các chính sách thuộc quản lý kinh tế mới.
* Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố qua trọng tác động đén quá
trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Càng nhiều loại sản phẩm thay thế xuất
hiện bao nhiêu thì sức ép cạnh tranh tạo lên doanh nghiệp càng lớn bấy nhiêu.
Để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm thay thế, doanh nghiệp cần chú
ý đến các vấn đề: đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để
cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, các giải pháp khác biệt hóa sản phẩm cũng
như trong từng giai đoạn phải biết tìm và rút về phân đoạn thị trường hay thị

trường ngách phù hợp.
1.3.2. Các yếu tố bên trong
* Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốn đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua
sắm, dự trữ, lưu kho… cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời
điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó. Khi đánh giá tiềm lực tài chính
của doanh nghiệp cần tập trung vào một số vấn đề: cầu về vốn và khả năng huy
động vốn của doanh nghệp, việc phân bổ vốn, hiệu quả sử dụng vốn ở doanh
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
nghiệp, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp…
* Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm mới và
khác biệt hóa sản phẩm; sáng tạo, cải tiến và (hoặc) áp dụng công nghệ, trang bị kỹ
thuât; sáng tạo vật liệu mới… Khả năng nghiên cứu và phát triển là điều kiện cơ
bản để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu thị trường, đẩy
nhanh tốc độ đổi mới cũng như khác biệt hóa sản phẩm từ đó tạo ra khả năng
chiếm lĩnh thị trường cho doanh nghiệp
* Năng lực Marketing
Năng lực marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các ý tưởng liên
quan đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hóa và dịch
vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn mục tiêu của mọi cá nhân và tổ chức.
Doanh nghiệp có hoạt động marketing mạnh sẽ thỏa mãn được các nhu cầu của
khách hàng, đảm bảo cung cấp sản phẩm với chất lượng theo yêu cầu sản xuất và
giá cả phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt lợi
nhuận trong dài hạn.
* Năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề quy mô, cơ
cấu, trình độ kỹ thuật hình thức tổ chức quá trình sản xuất… Các nhân tố trên tác
động trực tiếp đến chi phí kinh doanh, thời gian sản xuất và đáp ứng cầu về sản

phẩm. Doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng hóa có chất lượng với chi phí
thấp, chủng loại phong phú đáp ứng thị hiếu của khách hàng sẽ có nhiều thuận lợi
để chiếm lĩnh thị trường.
* Chất lượng nguồn nhân lực
Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp. Toàn bộ lực
lượng lao động của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
cứu và phát triển, đội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất. Nhân lực đóng
vai trò quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là tài sản quý giá của
doanh nghiệp. Mọi năng lực khác như năng lực tài chính, năng lực sản xuất, năng
lực marketing… chỉ có thể được phát huy nếu doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo
được đội ngũ lao động có chất lượng.
1.4. Các tiêu chí đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp
1.4.1 Khả năng mở rộng và duy trì thị phần
Khả năng mở rộng và duy trì thị phần của doanh nghiệp là tiêu chí quan
trọng nhất đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Nó cho thấy
vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Những doanh nghiệp có năng lực vượt trội
sẽ giành được thị phần lớn thậm chí là toàn bộ thị trường; còn những doanh nghiệp
không có lợi thế hoặc mới gia nhập ngành chỉ có thị phần nhỏ.
1.4.2. Tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là một tiêu chí tổng hợp phản ánh khả năng
chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp.Nó thể hiện qua giá trị mà DN thu được
khi tiêu thụ sản phẩm…
1.4.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp thể hiện khả năng
làm vừa lòng khách hàng, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng. Các doanh
nghiệp có năng lực cao thì thương hiệu của họ sẽ được biết đến trên thị trường, còn
những doanh nghiệp năng lực yếu hơn nhập ngành sẽ rất vất vả trong việc tạo
dựng uy tín. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp thường được
đánh giá qua các yếu tố sau:

- Chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp muốn giành được sự tin tưởng của khách hàng thì không thể
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
không chú ý đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng phải xứng đáng với số tiền mà
người tiêu dùng bỏ ra. Doanh nghiệp sản xuất hàng kém chất lượng, hoặc chất
lượng sản phẩm không đúng với những gì quảng cáo và cam kết sớm muộn cũng
bị đào thải.
- Giá cả sản phẩm
Bên cạnh chất lượng, giá cả cũng là yếu tố rất quan trọng thu hút người mua.
Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp luôn phải cố gắng căt giảm chi phí để
có được giá bán thấp. Doanh nghiệp thậm chí có thể bán phá giá, bán với giá thấp
hơn cả chi phí sản xuất để triệt hạ đối thủ.
- Chất lượng phục vụ
Bên cạnh giá cả và chất lượng sản phẩm, thì cách thức phục vụ cũng là yếu
tố qua trọng đem lại sự thoải mái cho người mua. Chất lượng phục vụ thể hiện ở
một số khía cạnh:
Thời gian thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ hợp
đồng. Hàng hóa phải được cung cấp đúng hạn, không kéo dài gây thiệt hại cho
khách hàng.
Mạng lưới phân phối: doanh nghiệp càng có có nhiều địa điểm bày bán sản
phẩm thì người tiêu dùng càng cảm thấy thoải mái trong việc lựa chọn, đánh giá
hàng hóa.
Các dịch vụ hậu mãi như lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng… giúp cho người
mua yên tâm sử dụng sản phẩm.
2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường trong nước của các doanh nghiệp
Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu
2.1. Giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị
trường quốc tế hiện nay về da giày (xếp thứ 4 về xuất khẩu giày dép), riêng ở thị

trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung
bình hàng năm 16%, đạt 3,96 tỉ USD năm 2007.
Biểu đồ 1.1 - Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008:
Kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại nhìn chung các năm đều tăng nhất là
các năm gần đây. Nhưng đến năm 2009 thì tình hình này hoàn toàn thay đổi, theo
Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu trong quý 1 của ngành da giày chỉ đạt 915
triệu USD, bằng 89,2% so với cùng kỳ năm 2008. Đây là lần đầu tiên trong vòng
bảy năm gần đây, ngành xuất khẩu chủ lực của VN gặp khó khăn ngay từ quý đầu
tiên của năm.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép
Việt Nam tăng giảm thất thường vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: môi trường
kinh tế của các nước nhập khẩu (nếu kinh tế tăng trưởng cao thì lượng cầu sẽ tăng
và giữ mức ổn định và nếu kinh tế suy giảm lượng cầu nhập khẩu chắc chắn sụt
giảm theo), môi trường chính trị- pháp luật (chế độ chính sách thuế như nào, chính
trị ổn định hay không?)…Ta thấy 2006 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giày dép
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A
tăng nhẹ so với năm 2005, năm 2007 tốc độ kim ngạch xuất khẩu giày dép giảm
mạnh. Nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 11% so với kim ngạch xuất khẩu giày
dép năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu chủ yếu là do vụ kiện bán phá giá mặt hàng
giày dép có mũ da ở thị trường EU (một thị trường chủ lực của thị trường xuất
khẩu giày dép. EU là thị trường tiêu thụ giày dép và mũ da lớn nhất của Việt Nam,
đứng trước Mỹ, Nhật Bản. Hơn nữa, đây cũng là thị trường truyền thống từ nhiều
năm qua. Trong năm 2005, EU đã nhập khoảng 1,5 tỉ đôi giày từ Việt Nam và
Trung Quốc và 277 triệu đôi giày phải chịu thuế chống bán phá giá.
Hai năm qua, giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu đã
giảm sút một cách đáng kể do bị áp mức thuế chống bán phá giá. Trong bối cảnh
hiện nay, mức thuế này sẽ tự động có hiệu lực thêm khoảng một năm nữa, tạo ra
những khó khăn chồng chất đối với ngành da giày Việt Nam. Dưới tác động của
vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam, từ đầu năm 2006

các doanh nghiệp da - giày đang phải đối mặt với việc thiếu đơn hàng. Các nhà
nhập khẩu đã trì hoãn việc đặt hàng vì họ lo sợ mức thuế chống phá giá cao. Như
khảo sát của Lefaso đã có gần 40.000 người đã mất việc do các doanh nghiệp thu
hẹp quy mô hoạt động vì đơn hàng sụt giảm. Có đến 20-25% doanh nghiệp giày
chịu tác động nặng nề trực tiếp từ vụ kiện bán phá giá. Không ít các doanh nghiệp
có quy mô vừa và nhỏ đành phải đóng cửa vì không cầm cự được trước tình hình
đơn hàng sụt giảm.Tuy nhiên, sau khi có phán quyết cuối cùng của Liên minh châu
Âu áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam trong khi
Trung Quốc chịu mức 16,5% thì tình hình xuất khẩu đã dần ổn định, khách hàng
đã quay trở lại Việt Nam để đặt hàng. Nên kim ngạch xuất khẩu giày dép năm
2007 vẫn tăng và năm 2008 còn tăng mạnh, tăng 19,4% so với năm 2007.
Nền kinh tế toàn cầu đang bị tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài
chính và các nền kinh tế phát triển đã lần lượt đi vào suy thoái. Hiện nay thì khối
Liên minh châu Âu (EU) đã rơi vào suy thoái rồi . Việt Nam là một nước rất là mở
SVTH Lục Thị Trang Lớp KTPT 47A

×