Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thuyết minh biện pháp tổ chức thi công (in)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.5 KB, 65 trang )

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI ĐOẠN QUA THỊ XÃ NINH HÒA (KM0+00 ÷
KM2+897); CẢI TẠO, NÂNG CẤP TUYẾN QUỐC LỘ 26 ĐOẠN KM3+411 ÷ KM15+350
(TỈNH KHÁNH HÒA); ĐOẠN 84+300 ÷ KM88+383, KM91+383 ÷ KM98+800,
KM101+800 ÷ KM112+800 (TỈNH ĐĂK LĂK) VÀ THẢM BÊTÔNG NHỰA MỘT SỐ
ĐOẠN TUYẾN QL26 CŨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA VÀ TỈNH ĐĂK LĂK
THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BOT
GÓI THẦU SỐ BS15: THI CÔNG XÂY DỰNG ĐOẠN KM84+300 ÷ KM88+383
PHÂN ĐOẠN KM84+300 ÷ KM86+308.45
PHẦN A
CƠ SỞ PHÁP LÝ
• Luật xây dựng Số 50/2015/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
• Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
• Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
• Căn cứ vào Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và Chỉ dẫn kỹ thuật của dự án;
• Căn cứ hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn khu vực xây dựng kèm theo hồ sơ
thiết kế BVTC;
• Căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình giao thông hiện hành;
PHẦN B
KHÁI QUÁT CHUNG

• Giới thiệu chung về dự án:
• Tuyến Quốc lộ 26 nối liền hai tỉnh Khánh Hòa và Đăk Lăk là một trong tuyến đường
huyết mạch nối liền khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Việc đảm bảo giao thông thông suốt
trên toàn tuyến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị
và an ninh quốc phòng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
• Quốc lộ 26 là tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với đồng bằng duyên


hải miền trung, về lâu dài cần nâng cấp mở rộng toàn tuyến QL26 để đáp ứng nhu cầu đang tăng
nhanh về vận chuyển hành khách, hàng hóa từ Khánh Hòa đến Đăk Lăk nói riêng, Nam miền
trung đến các tỉnh Tây Nguyên nói chung.
• Trước mắt, từ tình hình phát triển của huyện Eakar đặc biệt cụm công nghiệp Ea Đar.
Bên cạnh đó với mật độ dân cư tập trung hai bên tuyến đang tình hình ngày càng đông đúc nên
nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa hai thị trấn đang tăng lên và phát triển trong tương lai.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông để đáp ứng với tiềm
năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị của huyện Ea Kar nói chung và đoạn
từ thị tr ấn Ea Knốp đi EaKar nói riêng là nhu cầu cấp thiết.
• Tháng 02/2015, Bộ trưởng bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cải
tạo, nâng cấp tuyến QL26 đoạn Km91+383-Km98+800 (tỉnh Đăk Lăk) theo hình thức BOT tại
QĐ số 645/QĐ-BGTVT và chọn công ty CP đầu tư và xây dựng 501 là nhà đầu tư thực hiện dự
án theo QĐsố 124/QĐ-BGTVT ngày 09/04/2015.
• Quyết định số 170/QĐ-BGTVT ngày 25/01/2018, quyết định số 840/QĐ-BGTVT ngày
27/04/2018, thông báo thẩm định số 2612/CQLXD-DDB ngày 18/09/2018
1




Phạm vi gói thầu:
Gói thầu số BS15 bao gồm:
Xây dựng nền mặt đường, an toàn giao thông và công trình trên tuyến
Điểm đầu: Km84+300 thuộc địa phận xã Ea Tyh, huyện EaKar, tỉnh ĐăkLăk.
Điểm cuối: Km86+308.45 thuộc địa phận xã Ea Tyh, huyện EaKar, tỉnh ĐăkLăk.
Tổng chiều dài 2.116,77m. Chiều dài xây dựng gói thầu 2.116,77m
Hiện trạng đoạn tuyến Km84+300÷Km86+308.45 (gói thầu số BS15) trong phạm vi







dự án
• Quy mô mặt cắt ngang:
Đoạn tuyến nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, nền đường rộng B=11m,
mặt đường BTN trung bình B=11m, hai bên lề đất
Hiện trạng nền, mặt đường:
• Bình diện tuyến: Đoạn tuyến Km84+300÷Km86+308.45 QL26 đi qua nằm trong địa
hình tương đối bằng phẳng, hai bên là nhà dân, vườn cafe, ruộng lúa, nhãn,... của các hộ
dân.
• Nền dạng nền đắp, nửa đào nửa đắp và đắp thấp.
Kết cấu áo đường của đoạn Km84+300÷Km96+308.45 qua kết quả hố đào được thể hiện ở bảng
sau:

TT
1
2
3
4

Lý Trình
Km84+35386
Km85+019,32
Km86+100,00
Km86+268,51

Vị
Trí
Trái

Phải
Phải
Trái

Cách
tim
(m)
2.3
2,6
2
9.3

Bề dày kết cấu
BTN CPĐD CP đất
đồi
(cm) (cm)
(cm)
12
50
5
12
50
12
50

Láng
nhựa
(cm)

Nền

đường

Tình trạng khai thác: Nhìn chung trên toàn tuyến mặt đường hiện đang sử dụng tương đối tốt;
xuất hiện các hư hỏng dạng nứt mai rùa rải rác trên tuyến chiếm diện tích nhỏ; không có đoạn
tuyến nào bị xuống cấp quá nghiêm trọng.
● Nút giao và đường dân sinh
Trên đoạn tuyến nghiên cứu có 01 nút giao với ĐT911 đi Tuy Hòa (Km92+883,74) và các vị
trí giao cắt với các đường ngang dân sinh, đường vào cơ quan, xí nghiệp, công sở,... hiện trạng
đường ngang là các đường đất, cấp phối đá dăm, thấm nhập nhựa, BTN và BTXM. Nút giao với
DDT mặt đường đá sô bồ B=9m. Loại hình nút giao thông trên tuyến theo hình thức giao bằng
đơn giản, tự điều chỉnh.
Bảng thống kê đường giao dân sinh
Bề rộng
Hướng
TT Tên cọc Lý trình giao cắt
Góc giao
Kết cấu
(m)
giao
1
3
Km84+469.26
94d35’02”
3.5
Phải
Đường đất
2
TD2
Km84+504.77
87d0’35”

3.5
Trái
Đường đất
3
10
Km84+784.98
94d35’02”
4
Phải
Đường đất
4
13
Km84+926.52
96d04’49”
3
Trái
Đường đất
5
NĐ4
Km85+366.72
93d04’00”
3
Phải
Đường đất
6
26A
Km85+694.41
93d16’41”
3
Trái

Đường BTXM
7
30
Km85+815.49
88d09’32”
9
Trái
Đường BTXM
8
36A
Km85+939.28
88d44’22”
4
Trái
Đường BTN
9
2
Km86+124.14
79d35’53”
3
Trái
Đường đất
2


10
11
12
13


3
4
5
6

Km86+181.57
Km86+220.08
Km86+262.85
Km86+268.52

91d11’11”
87d18’17”
94d18’13”
91d40’20”

2
2
2
3

Trái
Phải
Trái
Phải

Đường đất
Đường BTXM
Đường đất
Đường BTXM


• Hệ thống thoát nước:
• Hệ thống thoát nước ngang đường: Hiện tại, trên đoạn tuyến hiện có 06 cống cũ các loại,
phần lớn do khẩu độ thoát nước nhỏ, không đáp ứng lưu lượng. Chi tiết như sau:
TT LÝ TRÌNH
LOẠI CỐNG
GHI CHÚ
Cống tròn BTCT, khẩu
1 Km84+941.78
Cửa cống thượng lưu ngầm dưới lòng đất
độ 1D65
Cống tròn BTCT, khẩu Cống thoát nước lưu vực, thoát nước bình
2 Km85+371.80
độ 1D100, Lc=11.51
thường
Cống tròn BTCT, khẩu
3 Km86+007.87
Cửa cống thượng lưu xây rãnh dọc che kín
độ 1D100
• Hệ thống thoát nước dọc: Rãnh dọc hai bên tuyến chủ yếu là cục bộ các đoạn rãnh đất,
chưa được gia cố. Tại một số vị trí giao cắt với đường ngang, đường dân sinh, đường vào các
khu công sở, rãnh dọc được gia cố dạng rãnh kín và các ống cống tròn.
● Hệ thống an toàn giao thông:
Hệ thống vạch sơn, cọc tiêu, biển báo và hộ lan mềm hiện hữu cơ bản đầy đủ theo
22TCN 237-01, tuy nhiên qua quá trình khai thác đã xuống cấp.
• Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế:
TT TÊN CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
GIÁ TRỊ
Cấp III đồng
1

Cấp hạng
bằng
2 Vận tốc thiết kế
Km/h 80
3 Bề rộng nền đường
m 12
4 Lề (vỉa hè)
m 2x0.5=1.0
5 Bán kính đường cong nhỏ nhất
m 250
6 Bán kính nhỏ nhất thong thường
m 400
7 Bán kính không cần cấu tạo siêu cao
m 2500
8 Độ dốc siêu cao max
% 8
9 Tầm nhìn dừng xe hay chiều dài hãm xe
m 100
10 Tầm nhìn xe ngược chiều tối thiểu
m 200
11 Chiều dài tối thiểu đoạn đổi dốc
m 200(150)
12 Bán kính đường cong lồi tối thiểu
m 4000
13 Bán kính đường cong lồi tối thiểu thông thường
m 5000
14 Bán kính đường cong lõm tối thiểu
m 2000
15 Bán kính đường cong lõm tối thiểu thông thường
m 3000

16 Chiều dài đường cong đứng tối thiểu
m 70
17 Tần xuất thiết kế nền đường
% 4
18 Kết cấu áo đường
Cấp cao A1
19 Mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc của áo đường
Mpa 155
20 Tần suất thiết kế đường
% 4
Tải trọng thiết kế:
21 Tải trọng tính toán áo đường P
KN 100

3





Giải pháp thiết kế:
Hệ tọa độ và độ cao sử dụng:

- Về mặt bằng: Theo hệ tọa độ VN2000, KTT=1080 múi chiếu 30
_

Về độ cao: Theo hệ cao độ Nhà Nước (Hòn Dấu- Hải Phòng)
* Bình diện tuyến:

Tim tuyến bám theo tim đường cũ đảm bảo tiêu chuẩn cấp vận tốc 60Km/h, nền mặt đường

được mở rộng đều ra hai bên, thuận lợi cho công tác đảm bảo giao thông. Bán kính đường cong
nằm tối thiểu thực tế áp dụng Rmin=200m.
Kết quả thiết kế (cho toàn tuyến):
TT Bán kính đường cong (m)
1 R=125
2 1253 R=250
4 2505 10006 R>1500
7 Không đóng cong
Tổng đường cong

Đơn vị
Đỉnh
Đỉnh
Đỉnh
Đỉnh
Đỉnh
Đỉnh
Đỉnh
Đỉnh

Tổng cộng
0
0
0
8
0
4


Ghi chú
0%
0%
0%
66,67%
0%
33,33%

12

100%

 Mặt cắt ngang:
* Đối với đoạn tuyến thông thường:
• Bề rộng nền đường Bnền = 12.0 (m)
• Bề rộng mặt đường gồm 2 làn xe cơ giới Bmặt = 7.0 (m)
• Bề rộng mặt đường làn xe thô sơ, xe máy Blgc = 4.0 (m)
• Bề rộng lề đường Blề = 2x0.5 = 1.0 (m)
• Độ dốc
Imặt = 2%, Ilề = 6%
* Đối với đoạn tuyến có rãnh dọc hai bên:
• Bề rộng nền đường Bnền= 12.00 (m)
• Bề rộng mặt đường gồm 2 làn xe cơ giới Bmặt = 7.0 (m)
• Bề rộng mặt đường làn xe thô sơ, xe máy Blgc = 4.0 (m)
• Bề rộng lề đường Blề = 2x0.5 = 1.0 (m)
• Độ dốc
Imặt = 2%, Ilề = 6%
 Mặt cắt dọc:
- Trắc dọc được thiết kế trên nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa các yếu tố mặt bằng và yếu tố

chiều đứng, đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế theo các quy phạm hiện hành, đảm bảo êm thuận
trong quá trình vận hành xe và đảm bảo giảm thiểu khối lượng nền mặt đường và công trình.
• Thiết kế mở rộng và siêu cao:
- Trong đường cong thiết kế mặt đường dốc 1 mái với độ dốc siêu cao trong đường cong
theo TCXDVN 104:2007. Điểm quay siêu cao là tim đường.
- Độ mở rộng mặt đường trong đường cong: theo TCXDVN 104:2007.


Nền đường & công trình phòng hộ nền đường



Khu vực tác dụng của nền đường:

4


Căn cứ quy định tại điểm 1.1.2 của 22TCN 211-06, khu vực tác dụng của nền đường được
xác định bằng 80cm kể từ đáy áo đường. Chiều sâu của khu vực tác dụng tính từ mặt đường đối
với kết cấu áo đường KC1 là H = 62+80 = 142cm.
Các yêu cầu về sức chịu tải của nền đường trong khu vực tác dụng cần đảm bảo theo quy
định chỉ dẫn kỹ thuật của dự án quốc lộ 1A do Tedi ban hành và được Bộ GTVT thông qua.


Nền đường đào thông thường:
Do nền đường mở rộng phần lớn trên nền đất có nhiều nguồn gốc khác nhau, phân bố
không đồng nhất (đất nguyên thổ, đất đắp vuốt đường ngang, đất nền nhà dân, ...) nên phần nền
đất hiện hữu dày 30cm bên dưới kết cấu áo đường được đào khuôn và đắp thay bằng đất chọn
lọc đạt độ chặt K≥0,98, sức chịu tải CBR≥8% (lớp nền thượng)
Phần nền hiện hữu ở độ sâu từ 30cm đến 80cm bên dưới kết cấu áo đường được xáo xới và

lu lèn đảm bảo độ chặt K≥0,95, sức chịu tải CBR≥5%. Trường hợp đất nền tại chỗ không đạt
các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án thì phải đào và thay bằng đất đắp thích hợp.
Do khối lượng công tác lấy mẫu ít không đặc trưng hết tính chất đất nền của cả đoạn tuyến
dài. Do vậy, đề nghị trong quá trình thi công phải căn cứ vào thực tế hiện trường tiến hành chi
tiết công tác lấy mẫu thí nghiệm cho từng phân đoạn nhỏ theo các chỉ tiêu đã quy định trong
chỉ dẫn kỹ thuật của dự án để quyết định giải pháp xử lý nền đào dưới lớp nền thượng K98.


Nền đường đắp thông thường:
Đào bóc hữu cơ trước khi đắp: Đào bóc lớp đất hữu cơ trên cùng dày 30cm, thay bằng đất
đắp chọn lọc đối với các đoạn qua khu vực vườn hoa màu, riêng các đoạn qua ruộng lúa có
nước, thay bằng cát hạt nhỏ đạt độ chặt K95. Phần đất hữu cơ được tận dụng đắp bờ tạm để
ngăn nước thi công nền đường các đoạn này.
Nền đường được đắp bằng đất chọn lọc và lu lèn đạt độ chặt theo từng phạm vi từ trên
xuống như sau:
• Phạm vi 30cm dưới kết cấu áo đường được lu lèn đạt độ chặt K≥0,98, sức chịu tải
CBR≥8%.
• Phạm vi tiếp theo đến hết thân nền đắp được lu lèn đạt độ chặt K≥0,95, sức chịu tải
CBR≥5%.
Đối với nền đường đắp thấp: Phần đất nền tự nhiên thuộc phạm vi tác dụng của nền đường
thì được lu lèn đạt độ chặt K≥0,95 đồng thời phải đảm bảo yêu cầu về cường độ nền đường theo
chiều sâu như trên.


Nền đường đắp tại các đoạn tiếp giáp với cống:
Phạm vi đoạn tiếp giáp với cống là dải nền đắp rộng bằng 1D (D-là khẩu độ cống, kể cả
cống tròn và cống vuông) tính từ mép ngoài cống, giáp nối với nền đường thông thường theo độ
dốc 1/2 theo TCVN 9436 : 2012.
Nền đường đoạn tiếp giáp cống sử dụng loại vật liệu có tính thoát nước tốt, tính nén lún
nhỏ như đất lẫn sỏi cuội, cát lẫn đá dăm, cát hạt vừa, cát hạt thô, không được dùng đất có tính

thoát nước kém và cát mịn. Căn cứ điều kiện vật liệu địa phương, thiết kế đắp nền đường tiếp
giáp cống bằng cát hạt thô, lu lèn đạt độ chặt K≥0,95.


Nền đường đắp trên đất yếu:
Đoạn tuyến nghiên cứu không có đất yếu.



Kết cấu mặt đường

Kết cấu mặt đường cấp cao A1 với môđuyn đàn hồi yêu cầu Eyc155MPa, kết cấu từ trên
xuống như sau:


Kết cấu mặt đường làm mới trên phần mở rộng (Kết cấu 1)

5


+ Kết cấu loại 1 (KC1 áp dụng cho mặt đường mở rộng, nền đất có cường độ tối thiểu
40MPa)
• Bê tông nhựa chặt BTNC 12,5 dày 5cm.
• Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2.
• Bê tông nhựa chặt BTNC 19 dày 7cm.
• Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1,0 kg/m2.
• Cấp phối đá dăm loại I Dmax25 dày 20cm.
• Cấp phối đá dăm loại II Dmax37,5 dày 30cm.
• Đắp đất dày 30cm, độ chặt K0,98. (trong nền đào Xáo xới lu lèn đạt K98)
Ghi chú:

- Tưới lớp dính bám giữa các lớp bê tông nhựa dùng nhựa đường lỏng đông đặc nhanh hoặc
nhũ tương.
- Tưới nhựa thấm bám trên bề mặt lớp cấp phối đá dăm dùng nhựa đường lỏng đông đặc
vừa.
- Trước khi thi công phần mặt đường cũ và phần mặt đường mở rộng cần cắt bỏ kết cấu mặt
đường cũ rộng 20cm ở mép mặt đường cũ, nhằm loại bỏ các phần kém đồng đều và hư hỏng ở
mép, đồng thời tạo sự tiếp nối tốt giữa mặt đường cũ với kết cấu mặt đường mới.


Kết cấu mặt đường tăng cường trên mặt đường cũ (Kết cấu 1)
+ Kết cấu 1A (Áp dụng cho mặt đường nhựa cũ có E0155MPa và chiều dày tăng cường
h≤12cm).
• Bê tông nhựa chặt BTNC 12,5 dày 5cm.
• Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2.
• Bù vênh bằng bê tông nhựa chặt BTNC 12,5.
• Tưới nhựa dính bám trên mặt đường nhựa cũ, tiêu chuẩn 0,5 kg/m2.
+ Kết cấu 1B (Áp dụng cho mặt đường nhựa cũ có 135MPa≤E0<155MPa và chiều dày tăng
cường 12cm• Bê tông nhựa chặt BTNC 12,5 dày 5cm.
• Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2.
• Bê tông nhựa chặt BTNC 19 dày 7cm.
• Bù vênh bằng bê tông nhựa chặt BTNC 19.
• Tưới nhựa dính bám trên mặt đường nhựa cũ, tiêu chuẩn 0,5 kg/m2
+ Kết cấu 2E (Áp dụng cho mặt đường nhựa cũ có 130MPa≤E0<155MPa và chiều dày tăng
cường 12cm≤h<18cm).
• Bê tông nhựa chặt BTNC 12,5 dày 5cm.
• Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2.
• Bê tông nhựa chặt BTNC 19 dày 7cm.
• Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2.
• Bê tông nhựa rỗng BTNR 19 dày 6cm.

• Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2.
• Bê tông nhựa rỗng BTNR 19 dày 9cm.
• Bù vênh bằng bê tông nhựa rỗng BTNR 19:


Xử lý các hư hỏng trên mặt đường hiện hữu
- Các dạng hư hỏng là nứt nhỏ, bong tróc, lộ đá, vệt hằn bánh xe < 6mm: Không xử lý.
6


- Nứt > 6mm, nứt liên kết với nhau thành mạng, liên kết với nhau như da cá sấu, vệt hằn
sâu 6~13mm, làn sóng, xô dồn trên lớp BTN: Khoanh vùng, cắt BTN, bóc lớp BTN hư hỏng
dày trung bình 12cm thảm lại bằng lớp BTNR 19. Kết cấu thảm lại bằng BTNR
+ Kết cấu thảm lại bằng BTNR:
• Bê tông nhựa rỗng BTNR 19 dày 6cm.
• Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2.
• Bê tông nhựa rỗng BTNR 19 dày 6cm.
• Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1,0 kg/m2.
- Vệt hằn sâu >13mm: Sau khi bóc lớp BTN đường cũ thì tiến hành kiểm tra lớp móng nền
đường cũ, nếu:
+ Lớp móng đường cũ không bị hư hỏng: Khoanh vùng, cắt BTN, bóc lớp BTN hư hỏng
dày trung bình 12cm thảm lại bằng 2 lớp BTNR 19.
+ Lớp móng đường cũ bị hư hỏng: Khoanh vùng, cắt BTN, đào bóc áo đường cũ dày trung
bình 50cm và hoàn trả lại bằng 20cm CPĐD loại 1 Dmax25 và 30cm CPĐD loại 2 Dmax37,5.


Xử lý tiếp giáp giữa phần mặt đường cũ và phần mặt đường mở rộng
Trước khi thi công phần mặt đường mở rộng cần cắt bỏ kết cấu mặt đường cũ rộng 20cm ở
mép mặt đường cũ nhằm loại bỏ các phần kém đồng đều và hư hỏng ở mép, đồng thời tạo sự
tiếp nối tốt giữa mặt đường cũ với kết cấu mặt đường mới.



Xử lý bề mặt đường nhựa cũ trước khi tăng cường
Đối với các lớp bù vênh bằng bê tông nhựa cần tưới nhựa dính bám bằng nhựa đường lỏng
đông đặc nhanh, tiêu chuẩn nhựa 0,5kg/m2 trên mặt đường cũ.
Đối với các lớp bù vênh bằng cấp phối đá dăm cần cào vệt ngang đường tạo nhám trước khi
rải vật liệu bù vênh.


Kết cấu lề đường
Lề đất được đắp đất lu lèn đạt độ chặt Kyc≥0,95.



Hệ thống thoát nước



Cống thoát nước ngang:
- Bảng thống kê vị trí và khẩu độ các cống:

TT

Tên
cống

Lý trình

Khẩu độ hiện trạng
(cm)


Giải pháp thiết kế

Khẩu độ (cm)

1

C1

Km84+941.78

1D65

Thay thế cống cũ

1D100

2

C2

Km85+371.80

1D100

Tận dụng cống cũ,
thiết kế nối cống

1D100


3

C3

Km86+007.87

1D100

Tận dụng cống cũ,
thiết kế nối cống

1D100

• Hệ thống thoát nước dọc và mương dẫn dòng
- Rãnh chữ U khẩu độ BxH=0.6xH (m)
- Các đoạn làm mới rãnh: Xây dựng hệ thống mương thoát nước hình chũ nhật
B=60cm ở hai bên vai đường với kết cấu thân mương dày 20cm. Mương dọc được
ngăn cách với mặt đường xe chạy bằng lề gia cố bằng bê tông C15 đày 15cm trên lớp
đá dăm đệm dày 5cm. Thoát nước qua đường ngang, gara ôtô, cabin xăng dầu và các
công ty có lưu lượng xe tải trọng lớn bằng mương đậy đan hình chữ nhật BTCT loại
7


-



chịu tải HL93. Thân mương dày 20cm bằng BTCT C20 trên đậy đan BTCT C20 lắp
ghép dày 15cm.
Các đoạn rãnh thoát nước tôn cao loại tận dụng tấm đan hiện hữu: Xây dựng hệ thống

mương thoát nước hình chũ nhật B hiện trạng ở hai bên vai đường với kết cấu thân
mương dày 15cm. Mương dọc được ngăn cách với mặt đường xe chạy bằng lề gia cố
bằng bê tông C15 đày 15cm trên lớp đá dăm đệm dày 5cm. Thoát nước qua đường
ngang, gara ôtô, cabin xăng dầu và các công ty có lưu lượng xe tải trọng lớn bằng
mương đậy đan tận dụng hình chữ nhật.

Nút giao, đường giao dân sinh

- Các nút giao được thiết kế theo dạng giao cùng mức, tổ chức giao thông bằng vạch sơn,
đảo giao thông, bố trí đầy đủ biển báo hướng dẫn giao thông.
- Đường giao dân sinh được thiết kế vuốt nối đảm bảo êm thuận và an toàn giao thông. Tại
những vị trí giao với các đường dân sinh thiết kế vuốt nối trong phạm vi 10 - 50m cho từng vị
trí đảm bảo độ dốc dọc vuốt lên tuyến chính mong muốn i =(4-6)%, cục bộ một số đường dân
sinh có độ dốc dọc hiện trạng lớn châm trước thiết kế độ dốc dọc tối đa là 10% theo đường cấp
A (TCVN 10380-2014 đường giao thông nông thôn – Yêu cầu thiết kế).
- Thiết kế vuốt nối mép mặt đường xe chạy từ đường chính vào đường giao dân sinh bằng
các đường cong nằm với bán kính như sau:
+ Đường dân sinh có bề rộng B ≤ 3m: Thiết kế R ≥ 3m
+ Đường dân sinh có bề rộng B > 3m: Thiết kế R = 7.5÷12m
- Kết cấu đường ngang dân sinh:
+ Đối với các đường ngang có kết cấu hiện hữu là đường BTXM, bê tông nhựa hoặc đường
láng nhựa, kết cấu áo đường là kết cấu 9B hoặc 9C như sau:
* Khi chiều dày tăng cường nhỏ hơn 17cm dùng KC9B:
• Lớp mặt BTNC12,5 dày 5cm.
• Tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2.
• Khi Hbv < 7cm bù vênh bằng BTNC12.5
• Khi 10cm < Hbv < 7cm bù vênh bằng BTNC19
• Khi 10cm < Hbv < 17cm bù vênh bằng BTNR19
* Khi chiều dày tăng cường 31cm≥h>17cm dùng KC9C:
• Lớp mặt BTNC12,5 dày 5cm.

• Tưới nhựa thấm bám 1kg/m2.
• Lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 12cm.
• Bù vênh bằng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25.
* Khi chiều dày tăng cường h>31cm dùng KC9A:
• Lớp mặt BTNC12,5 dày 5cm
• Tưới nhựa thấm bám 1kg/m2
• Lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 12cm
• Lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax37.5 dày 13cm
• Khi Hbv < 20cm bù vênh bằng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax37.5
* Đối với mặt đường làm mới dùng KC9A:
• Lớp mặt BTNC12,5 dày 5cm.
• Tưới nhựa thấm bám 1,0kg/m2
• Lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 12cm
8


• Lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax37,5 dày 13cm
• Đắp đất K98 dày 30cm.
+ Đối với các đường ngang có kết cấu hiện hữu là đất, cấp phối, kết cấu áo đường là kết
cấu 9D như:
• Láng nhựa 02 lớp TC nhựa 3kg/m2.
• Tưới nhựa thấm bám 1,0kg/m2.
• Lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 15cm.
TT

Tên
cọc

Lý trình


Hướng
giao

1

3

Km84+469.26

Phải

2

TD2

Km84+504.77

Trái

3

10

Km84+784.98

Phải

4

13


Km84+926.52

Trái

5

2

Km85+59.66

Phải

6

NĐ4

Km85+366.72

7

16

8

Giải pháp thiết kế
HT

HP


Hm

Hlề

KCAD

5

4

2x0.5

Láng nhựa

3.5

2x0.5

Láng nhựa

4

2x0.5

Láng nhựa

3

2x0.5


Láng nhựa

5

4

2x0.5

BTN

Phải

3.5-5

3

2x0.5

Láng nhựa

Km85+495.03

Phải

5

3.5

2x0.5


BTN

26A

Km85+694.41

Trái

5-7.5

3

2x0.5

BTN

9

30

Km85+815.49

Trái

5

9

2x0.5


BTN

10

36A

Km85+939.28

Trái

10

4

2x0.5

BTN

11

2

Km86+124.14

Trái

7.5-10

3


2x0.5

Láng nhựa

12

3

Km86+181.57

Trái

5

2

2x0.5

Láng nhựa

13

4

Km86+220.08

Phải

2


2x0.5

BTN

14

5

Km86+262.85

Trái

2

2x0.5

Láng nhựa

15

6

Km86+268.52

Phải

3

2x0.5


BTN

5
5
7.5

7.5
7.5

+ Kết quả thiết kế: 15 đường giao dân sinh.


Hệ thống báo hiệu đường bộ và an toàn giao thông

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống biển báo, vạch sơn kẻ đường theo điều lệ báo hiệu đường
bộ QCVN 41: 2012/BGTVT vận tốc khai thác Vtk≤80km/h.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cọc tiêu, cọc H, cọc Kilomét, tường hộ lan mềm theo điều
lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41: 2012/BGTVT.
• Sơn kẻ trên đường
- Sơn đường sử dụng các loại vạch sau:
+ Vạch số 1.3: phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau.
+ Vạch số 1.5: phân cách giữa các làn xe cơ giới chạy.
+ Vạch số 1.14: đường dành cho người đi bộ qua đường.
+ Vạch số 1.18 : mũi tên chỉ hướng đi.
+ Vạch số 66: Vạch sơn giảm tốc.
• Biển báo trên đường:
- Biển báo sử dụng các loại biển báo sau:
9



+ Bố trí các loại biển nguy hiểm báo hiệu nơi giao nhau tại các vị trí giao với đường ngang
(biển 208).
+ Bố trí các loại biển nguy hiểm báo hiệu nơi giao nhau với đường không ưu tiên (biển
207a,b,c,d).
+ Bố trí các loại biển nguy hiểm báo hiệu nơi có đường người đi bộ cắt ngang ở vị trí có bố
trí vạch sơn cho người đi bộ qua đường (biển 224).
+ Bố trí các loại biển nguy hiểm báo hiệu có trẻ em tại các vị trí có trường học trên tuyến
(biển 225).
+ Bố trí biển báo chỉ dẫn tại vị trí có bệnh viện (biển 425).
+ Bố trí biển báo chỉ dẫn những nơi có đặt trạm kinh doanh xăng dầu phục vụ cho xe cộ đi
trên đường (biển 428).
+ Bố trí biển báo chỉ dẫn sắp đến khu vực có chợ gần đường (biển 442).
+ Bố trí biển báo chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ
sang ngang (biển 423a,b).
• Cọc tiêu:
- Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông, cạnh 15cm; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến
đỉnh cọc là 70cm. Phần cọc chôn trong móng bêtông 40cm. Phần cọc trên mặt đất được sơn
trắng 2 lớp, đoạn 1.25cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất liệu phản quang 1 lớp sau khi
đã sơn trắng 2 lớp.
- Cọc tiêu làm bằng vật liệu bêtông cốt thép C20 đá 1x2. Móng cọc tiêu có tiết diện hình
vuông, cạnh 40cm, sâu 40cm. Móng cọc tiêu được làm bằng vật liệu bêtông C8 đá 1x2.
- Cọc tiêu được đúc sẵn, móng được thi công đổ tại chỗ.
- Cọc tiêu được bố trí tại các vị trí lưng đường cong nằm, vị trí qua ruộng lúa, vị trí có bố trí
tường chắn vai và qua nền đắp có chiều cao đắp cao trên 2m.
• Cọc H (cọc 100m):
- Cọc H có tiết diện là hình vuông, cạnh 20cm; chiều cao cọc tính từ vai đường đến đỉnh
cọc là 60cm. Phần cọc chôn trong móng bêtông 40cm. Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng 2
lớp, đoạn 15cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất liệu phản quang 1 lớp sau khi đã sơn
trắng 2 lớp.
- Cọc H làm bằng vật liệu bêtông cốt thép C20 đá 1x2. Móng cọc H có tiết diện hình vuông,

cạnh 40cm, sâu 40cm. Móng cọc tiêu được làm bằng vật liệu bêtông C8 đá 1x2.
- Cọc H được đúc sẵn, móng được thi công đổ tại chỗ.
- Cọc H được bố trí tại các vị trí cọc lý trình 100m, được trồng trong phạm vi giữa hai cột
kilômét liền kề. Cứ cách 100m từ cột kilômét trước đến cột kilômét sau trồng một cọc H. Trên
chiều dài 1Km có 9 cọc H lần lượt là H1, H2 đến H9. Những đoạn có lý trình đặc biệt (dài hơn
1Km) thì bố trí lần lượt H10,…tiếp theo cọc H9. Kỹ thuật chôn cọc H tương tự như cọc mốc lộ
giới.
• Cột KM:
- Sử dụng cột Km ngoài đô thị.
- Cột Km có hình dạng là hình chữ nhật đầu trên cùng lượn tròn theo hình bán nguyệt
đường kính 40cm.
- Kích thước thân cột (không kể phần đế và phần đầu) có chiều cao 53cm, chiều rộng là
40cm, chiều dày là 20cm. Phần cọc chôn trong móng bêtông là 13cm.
- Phần đầu hình bán nguyệt được sơn màu đỏ phản quang 1 lớp sau khi đã sơn trắng 2 lớp,
phần thân cột được sơn màu trắng 2 lớp.
- Chữ đề trên hai mặt thẳng góc với chiều đi là màu đen và có nội dung và kích thước chữ
như sau:
10


+ Trong phần đầu hình bán nguyệt ghi số hiệu hoặc tên đường và lý trình của cột kilômét.
Chiều cao số hiệu hoặc tên đường là 4cm. Chiều cao chữ "K" là 8cm, chữ "m" là 4cm, con số lý
trình cao 8cm, chữ và số màu trắng.
+ Trong phần mặt trắng ghi tên địa phương. Chiều cao chữ là 12cm, Chiều cao con số và
chữ "K" là 10cm, chữ "m" là 5cm.
+ Trên mặt song song với tim đường ghi số hiệu hoặc tên đường bằng màu đen, chiều cao
chữ và con số là 10cm.
- Cọc Km làm bằng vật liệu bêtông C20 đá 1x2. Móng cọc Km có tiết diện hình chữ nhật,
cạnh 50x29cm, cao 45cm. Móng cọc Km được làm bằng vật liệu bêtông C8 đá 1x2
- Cọc Km được đúc sẵn, móng được thi công đổ tại chỗ.

- Cọc Km được bố trí theo chiều dọc đường, trùng với vị trí cọc Km hiện trạng trên tuyến.


Cống kỹ thuật
Thuộc phạm vi gói thầu số BS15 không có cống kỹ thuật.

11


PHẦN C
NGUỒN VÀ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU CUNG CẤP
Nhà thầu cam kết thực hiện việc cung ứng vật tư vật liệu cho công trình như sau:
Đá các loại:
Tên mỏ (nguồn vật liệu): Mỏ đá thôn 11, Xã Hòa Phú, Tp.Buôn Ma Thuột Tỉnh ĐăkLăk.
Nguồn cung cấp Nhà máy sản xuất đá xây dựng Công ty CP đường bộ Đắk Lắk.
Khối lượng đá nguyên khai được phép khai thác: 1.000.000m3.
Công suất khai thác: 100.000m3 (đá nguyên khai/năm)
Công suất chế biến 90.00m3 (đá thành phẩm/năm)
Chất lượng: Đạt yêu cầu.
Cự li vận chuyển : Từ mỏ đá đến công trình bình quân là 80Km.
Cát vàng:
Tên mỏ (nguồn vật liệu): Mỏ cát thôn 4 xã Ea Ô, Km90+350 bên trái tuyến QL26 khoảng
18km, thôn 4, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, Đắk Lắk.
Chất lượng: Đạt yêu cầu.
Cự li vận chuyển : Từ mỏ cát đến công trình bình quân là 20Km.
Đất đắp:
Tên mỏ (nguồn vật liệu): Mỏ đất Khối 3, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. Tại
Km90+350, QL26 rẽ trái 17.1Km.
Nguồn cung cấp: Mỏ đất tự nhiên.
Khối lượng : 1.000.000m3

Chất lượng: Đạt yêu cầu.
Cự li vận chuyển : Từ mỏ đất đến công trình bình quân là : 20Km.
Xi măng:
Xi Măng pooc lăng 40 Cẩm Phả, chất lượng tuân thủ theo TCVN 2682-1999- Xi măng pooc
lăng-yêu cầu kỹ thuật. Tập kết tại kho của nhà thầu tại Km92+200, Phải tuyến, QL26, tỉnh
ĐăkLăk.
Sắt thép:
Dùng thép Hòa Phát đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 6285-1997(thép vằn), TCVN
1651-1985 (thép cán nóng).Tập kết tại kho vật liệu của nhà thầu tại Km92+200, QL26, tỉnh
ĐăkLăk.
Nước:
Nước trộn vữa, bê tông: dùng nước mặt theo nguồn dân sử dụng và các kênh tươi, kênh tiêu
thông qua biện pháp lắng lọc bảo đảm theo tiêu chuẩn TCXDVN 302-2004, hoặc từ nguồn nước
nước nhân dân địa phương đang sử dụng.
Bê tông nhựa:
Nguồn cung cấp: Công ty CP đường bộ Đắk Lắk.
Hỗn hợp bê tông nhựa được chế tạo tại trạm trộn liên tục công suất 120Tấn/h ( Đặt tại thôn 11
xã Hòa Phú TP Buôn Ma Thuột – Tỉnh ĐăkLăk), từ trạm trộn đến công trường với cự ly khoảng
80Km.
Chất lượng: đạt yêu cầu.

12


PHẦN D
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
I.
1.

TỔ CHỨC THI CÔNG CHỈ ĐẠO


Sơ đồ tổ chức:
Giám đốc

Kế hoạch

Chỉ huy trưởng

Kỹ thuật

Vật tư

2. Chuẩn bị mặt bằng
Mặt bằng tổ chức thi công được xây dựng dựa trên tổng mặt bằng kiến trúc của khu vực
được giao thi công với điều kiện thực tế trong quá trình khảo sát hiện trường có chú ý đến các
yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường, chống bụi, chống ồn, chống
cháy, an ninh không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các khu vực bên cạnh. Các công trình
tạm phục vụ thi công được thể hiện trong tổng mặt bằng tổ chức thi công.
3.

Tổ chức bộ máy chỉ huy công trường:

Là tuyến Quốc lộ huyết mạch, đòi hỏi sự mỹ quan cao, mặt khác căn cứ vào điều kiện cụ
thể của công trình, Đơn vị thi công sử dụng lực lượng công nhân làm việc trên công trường
ngoài trình độ tay nghề cao, còn đảm bảo ở tại địa phương, tự túc phương tiện đi lại, để loại bỏ
các lán trại nghỉ tạm;
Văn phòng làm việc của các bên: Đơn vị thi công, được bố trí trong phạm vi của gói thầu,
trang bị tiện nghi đầy đủ, hiện đại để phục vụ tốt, đáp ứng kịp thời việc quản lý và chỉ đạo thi
công hàng ngày trên công trường;
Kho bãi công trường được tính toán để giảm thiểu tới mức tối đa cho phép. Đồng thời ký

kết hợp đồng phụ với các nhà cung cấp vật tư, sản phẩm có uy tín, chất lượng phù hợp với kế
hoạch tiến độ. Với các phương pháp trên, đảm mặt bằng công trường luôn được sạch sẽ, thông
thoáng, phù hợp với điều kiện chung về vệ sinh môi trường.
4.

Tổ chức triển khai công trường, lực lượng thi công:

Đơn vị thi công chủ động bàn bạc với Ban quản lý dự án cùng làm việc với các cơ quan
chức năng sở tại để chủ động giải quyết các công việc có liên quan đến việc tổ chức thi công
xây dựng công trình như xin phép cho lực lượng tham gia thi công (công nhân, ban chỉ huy
công trường) được đăng ký tại địa bàn thi công, tổ chức cho lực lượng tham gia thi công thực
hiện đúng qui định của địa phương, thực hiện nếp sống văn minh tham gia phong trào phòng
chống các tệ nạn xã hội.
a.

Quản lý chung của Công ty:

Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của
Công ty. Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về an toàn lao động phải được công ty
phê duyệt trước khi tiến hành thi công. Công ty sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các
báo cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về, đồng thời cử các bộ xuống công trường theo dõi kiểm tra
13


thực tế quá trình thi công, cùng với Ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề vướng
mắc, chỉnh sửa bổ sung với bên A.
b.

Quản lý tại công trường:


Ban chỉ huy công trình có trách nhiệm và thẩm quyền quan hệ trực tiếp với Chủ đầu tư để
giải quyết vấn đề liên quan đến việc thi công như: Tổ chức thi công công trình, thay đổi thiết kế,
phát sinh công việc, thay đổi vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình, tổ chức kiểm tra thí
nghiệm,... thống nhất chương trình nghiệm thu, làm việc với Chủ đầu tư. Chịu trách trách nhiệm
tổ chức hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán theo giai đoạn và toàn bộ công trình.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật lớn, các giải pháp trong thi công.
quản lý trực tiếp các nhân viên và các tổ sản xuất, công tác an toàn, an ninh và vệ sinh.
c.

Bộ phận vật tư:

Đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình, không được làm ảnh hưởng tới
tiến độ thi công công trình. Nhiệm vụ chính của cơ quan cung ứng vật tư là đặt và nhận hàng
(Như các chủng loại vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, các chi tiết, cấu kiện, trang thiết bị
phục vụ thi công công trình). Sau đó căn cứ vào tiến độ thi công cấp phát vật tư, trang thiết bị
cho người thi công.
d.

Bộ phận tài chính, hành chính:

Chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục hành chính, căn cứ khối lượng do kỹ sư trưởng xác
nhận, giải quyết các khoản tạm ứng, thanh quyết toán tiền công với các tổ thợ (có sự chỉ đạo của
Công ty).
e.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật:

Gồm các kỹ sư giỏi, nhiều kinh nghiệm, chuyên ngành như: Kỹ sư xây dựng giao thông, kỹ
sư trắc đạc, kỹ sư điện, … có thâm niên nhiều năm thi công công trình tương tự trực tiếp thi
công các hạng mục công việc.

f.

Đội ngũ công nhân kỹ thuật:

Có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công xây dựng công trình như: các đội thợ bê
tông, thợ thi công thảm át phan, thợ cốt thép, thợ cốp pha, thợ xây, … trong mỗi giai đoạn, được
điều đến công trường theo biểu đồ nhân lực phù hợp với biểu đồ tiến độ thi công.
Tại địa bàn thi công đơn vị thi công tổ chức một bộ phận y tế sơ cứu để xử lý tại chỗ các
trường hợp ốm đau, tai nạn lao động xảy ra.
g.

Cơ cấu tổ chức thi công chủ đạo:

Căn cứ vào mặt bằng cụ thể của công trình, căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu, Nhà thầu
tổ chức thành các mũi thi công như sau:
+ Mũi 1: Thi công nền đường;
+ Mũi 2: Thi công hệ thống thoát nước;
+ Mũi 3: Thi công móng, mặt đường;
+ Mũi 4: Đảm bảo giao thông, vệ sinh, hoàn thiện.
Mặc dù tổ chức thành các mũi thi công, nhưng nhà thầu có sự điều phối và phối hợp lực
lượng thi công, máy móc thi công giữa các mũi để thi công song song nhiều hạng mục công
việc trên nhiều vị trí nhằm tận dụng được sự đồng bộ của máy móc và sự chuyên môn hoá của
lực lượng thi công.
II. TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG
1. Bố trí tổng mặt bằng thi công, biển báo công trường, ban chỉ huy công trường, lán trại
phục vụ thi công, vị trí tập kết vật liệu, thiết bị.
14


Căn cứ tổng mặt bằng thiết kế và chỉ dẫn của Hồ sơ mời thầu và công tác khảo sát thực địa

tại vị trí công trình và khu vực xây dựng. Nhà thầu bố trí tổng mặt bằng thi công công trình cụ
thể như sau:
+ Lối ra vào công trình và mặt bằng xây dựng công trình chúng tôi bố trí tổng mặt bằng thi
công công trình như sau: Lán ban chỉ huy công trường, lán ở của công nhân, kho tập kết vật
liệu, bể chứa nước phục vụ cho thi công.
+ Kho tập kết vật liệu: Gồm kho chứa xi măng sắt thép và các bãi tập kết cát, đá, sỏi, gạch
phù hợp và thuận tiện cho thi công để tránh rơi vãi, lẫn lộn…
+ Đảm bảo mặt bằng thi công để vận chuyển trong nội bộ công trường, ô tô tải có thể vận
chuyển vật liệu một cách thuận lợi tới nơi tập kết, từ nơi tập kết có thể vận chuyển bằng xe cải
tiến, xe kéo đến các vị trí cần cung cấp nguyên vật liệu và các thiết bị thi công khác như: Máy
trộn vữa, bể nước thi công…
+ Tổ chức mạng cấp điện thi công và phục vụ sinh hoạt, tính toán để bố trí cáp dây cấp điện
đảm bảo công suất, có thiết bị đóng ngắt phù hợp đảm bảo an toàn sử dụng điện.
Triệt để đảm bảo việc thoát nước tự nhiên trên mặt bằng xây dựng. Nước thải sinh hoạt và
thi công được thu vào hố chứa, đảm bảo lắng đọng tốt. Khi thải ra không gây ô nhiễm môi
trường khu vực thi công và khu vực xung quanh. Mặt bằng thi công luôn được đảm bảo kho ráo
và thoáng. Đặc biệt không làm bẩn các vật liệu trong kho chứa và bãi tập kết
2. Lán trại:
- Trụ sở làm việc của Ban chỉ huy công trường và nơi ăn nghỉ cho cán bộ công nhân tại
Km84+300 QL26.
Trụ sở công trường gồm:
+ Phòng chỉ huy công trường: Diện tích khoảng 50m2 là nơi để Ban chỉ huy công
trường làm việc, có bố trí phòng họp giao ban, phòng nghỉ cho cán bộ giám sát và ban chỉ huy
công trường của nhà thầu.
+ Nhà ở cho cán bộ công nhân viên: Diện tích từ 150 -:- 200m2 là nơi nghỉ ngơi cho
công nhân trên công trường.
+ Bếp ăn tập thể.
+ Khu vệ sinh: Diện tích từ 24 m2
+ Các kho: Xi măng, sắt thép, ván khuôn, được bố trí trong khu lán trại.
3. Bãi để vật liệu, thiết bị, bãi thải:

- Nhà thầu sẽ bố trí các vị trí thuận lợi cho việc tập kết vật liệu từ ô tô, vận chuyển đến chân
công trình.
- Bố trí đá dăm, cát, đá hộc, đá dăm cấp phối thành từng chỗ riêng, không để vật liệu bị lẫn
lộn, nền các bãi được bố trí cao hơn mặt đất xung quanh từ 15-20cm để đảm bảo tiêu thoát nước
nhanh trong trường hợp gặp mưa bão hoặc không bị nước mặt tràn vào đống vật liệu.
+ Máy thi công sẽ được bố trí để trong khu lán trại.
+ Bãi đổ chất thải: Bãi thải thôn 15 xã Ea Đar Km96+080-Ql 26 cự ly vận chuyển khoảng
6km.
4. Biển báo công trường:
- Hai đầu đoạn thi công bố trí barrie. Đầu và cuối công trường có người trực thường xuyên
để hướng dẫn giao thông. Treo biển báo công trường trên đó có ghi tên công trình, Nhà đầu tư,
đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công, địa chỉ và số điện thoại liên lạc.
III. BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐIỂN HÌNH.
15


Trong công nghệ xây dựng giao thông đòi hỏi các giải pháp thi công phải phù hợp với tính
chất và quy mô công trình. Do vậy ngoài các biện pháp thi công truyền thống, đơn vị thi công sẽ
áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới nhất để đáp ứng được tiến độ, chất
lượng, yêu cầu của thiết kế và sử dụng. Sau đây đơn vị thi công trình bày các biện pháp thi công
chính cho công trình:
- Thi công nền đường.
- Thi công các công hệ thống thoát nước.
- Thi công kết cấu móng, mặt đường.
- Công tác đảm bảo giao thông, vệ sinh, hoàn thành công trình.
IV. THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG
1. Công tác trắc đạc công trình
Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho việc thi công xây dựng được
chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng độ phẳng, độ
nghiêng thoát nước, xác định đúng vị trí của cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống, loại trừ

tối thiểu những sai sót về vị trí, cao độ khi thi công
Trong quá trình thi công công trình và các hạng mục công trình xây dựng lân cận có thể bị
lún, nghiêng, lệch, hay biến dạng nên cần phải trắc đạc thường xuyên để kịp thời phát hiện có
biện pháp xử lý kịp thời
Trước khi thi công ta phải đưa tuyến trên bình đồ ra thực địa, công việc này do tổ trắc địa
đảm nhận. Việc cắm tuyến có thể thực hiện bằng phương pháp đồ họa hay giải tích, sau đó dùng
số liệu thu được cắm tuyến bằng máy trắc địa. Các bước thực hiện:
+ Xác định các mốc cao độ chuẩn của lưới đường chuyền quốc gia.
+ Lập lưới đường chuyền dọc theo tuyến xây dựng.
+ Xác định tọa độ của cọc trên tuyến.
+ Truy các cao độ của lưới đường chuyền quốc gia trên thực địa.
+ Cắm các cọc của lưới đường chuyền xây dựng.
+ Cắm các điểm khống chế trên tuyến.
+ Cắm các điểm chi tiết trên tuyến.
Sau khi đưa tuyến ra thực địa, chúng ta xác định phạm vi dỡ bỏ chướng ngại vật, di dời,
giải tỏa.
2. Công tác thi công nền đường
a) Chuẩn bị mặt bằng thi công:
- Dọn dẹp phát quang mặt bằng trong phạm vi thi công;
- Thoát nước mặt và nước ngầm trong phạm vi thi công.
b) Thi công đào nền đường:
2.1. Nội dung công việc:
Nhà thầu sẽ cung cấp tất cả lao động máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, thi công và
hoàn thiện tất cả các công việc cần thiết cho việc đào móng được chỉ ra trên bản vẽ thiết kế và
vận chuyển vật liệu đào tới bãi tập kết.

16


2.2. Mô tả công việc:

- Công việc bao gồm đào đất và đất mặt, tạo hình, cắt xén cần thiết tuỳ theo vị trí hướng
tuyến, cao độ, độ dốc và kích thước. Sắp xếp, chất đống, vận chuyển đất đá từ các hố đào đến
bãi thải theo yêu cầu của tư vấn giám sát;
- Công tác đào còn bao gồm đào đất bổ xung để tạo thành các mái dốc taluy, không gian
làm việc, rãnh thoát nước và các hố thu nước, làm chệch hướng hoặc chặn dòng chảy cùng với
các công việc cần thiết như bơm nước, tiêu … theo yêu cầu thiết kế hoặc theo chỉ dẫn của
TVGS.
2.3. Thi công đào đất:
- Công tác đào cấp được thực hiện bằng máy kết hợp với thủ công, đào theo đúng kích
thước chỉ ra trên bản vẽ thiết kế;
- Công tác đào được thực hiện đảm bảo đúng kích thước, cao độ, độ dốc và mái dốc như
trong bản vẽ thiết kế;
- Những nơi mà đất nền xốp, có tạp chất hoặc không phù hợp thì nhà thầu sẽ đào toàn bộ
và thay bằng vật liệu thích hợp với sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát. Khối
lượng đào thêm và vật liệu bổ xung sẽ được đo đạc trình lên Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát;
- Trong quá trình thi công nhà thầu tiến hành tạo rãnh thoát nước theo đúng thiết kế;
- Để đào rãnh đúng kích thước hình học tiến hành lên ga và đào bằng thủ công.
2.4. Làm sạch bề mặt đào:
- Trước khi tiến hành phủ các vật liệu cố định lên, bề mặt đào phải được dọn sạch tất cả
các vật liệu tơi, rời.
2.5. Công tác thoát nước trong quá trình thi công:
- Tiêu nước trong quá trình thi công đóng vai trò quan trọng trong công tác thi công đất,
ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công. Vì vậy nhà thầu sẽ tổ chức công tác thoát nước hợp lý, kịp
thời để không ảnh hưởng đến công tác đất;
- Công tác tiêu nước chủ yếu là nước mặt và nước ngầm. Biện pháp chính là tại những mặt
bằng đào sẽ bố trí hệ thống thoát nước chạy xung quanh để thu nước mặt, nước ngầm và thoát
nước tự nhiên. Tại những vị trí cục bộ sẽ bố trí máy bơm để bơm cưỡng bức thoát ra ngoài.
2.6. Công tác kiểm tra và nghiệm thu:
- Kiểm tra cao độ: dùng máy thủy bình kiểm tra cao độ bóc hữu cơ dựa vào hệ thống mốc
khống chế đường truyền đã được xác định từ trước;

- Kiểm tra kích thước hình học bóc hữu cơ: dùng thước thép kiểm tra bề rộng của phần
bóc hữu cơ, bề rộng của phần bóc hữu cơ thực tế không được nhỏ hơn bề rộng bóc hữu cơ thiết
kế;
- Kiểm tra hướng tuyến: dùng máy toàn đạc điện tử kiểm tra hướng tuyến.
c) Thi công nền đường đắp:
3.1. Nội dung công việc:
Nhà thầu sử dụng máy móc thiết bị và nhân lực để xử lý nền móng và đắp đất theo đúng
yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế
3.2. Mô tả công việc:
Hạng mục này bao gồm các công tác như khai thác, cung cấp, vân chuyển vật liệu trong
phạm vi công trường, rải, san gạt, và đầm lèn theo yêu cầu, đúng cao độ và kích thước hình học
được thể hiện trên bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật hoặc chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
17


Các yêu cầu kỹ thuật thi công nghiệm thu lớp nền đường, dày tối thiểu là 30cm nằm dưới
đáy kết cấu áo đường được quy định trong mục “Đào nền đường “và “Đào hố móng công trình”
được coi là phần có liên quan của mục này.
3.3. Vật liệu đắp nền:
Nền đường trước khi đắp đã được đào bóc bỏ cây cối, gốc cây, cỏ hoặc các vật liệu khác
không phù hợp khác. Lớp thảm thực vật nằm trong nền đắp đã được gạt đi hoàn toàn bằng máy
ủi hoặc máy san cho đến khi hết rễ cỏ.
Vật liệu để thi công nền đắp là vật liệu khai thác từ mỏ hoặc vât liệu được xác định là thích
hợp từ các công tác đào, nếu kết quả thí nghiệm được xác định là thích hợp tận dụng từ các
công đào, kết quả thí nghiệm cho thấy chúng đáp ứng được các yêu cầu cho từng loại vật liệu
dưới đây.
3.3.1. Vật liệu đất đắp:
3.3.1.1. Vật liệu đất đắp nền đường K95:
Vật liệu được sử dụng cho lớp K95, nằm bên dưới K98 sẽ được chọn lựa thuận lợi cho
công tác đầm lèn và đảm bảo độ chặt tối thiểu K95 và phải phù hợp với các yêu cầu sau đây:

+ Giới hạn chảy WL

≤ 40%

+ Chỉ số dẻo IP

≤ 17%

+ CBR (ngâm 4 ngày đêm)

≥5

+ Kích cỡ hạt lớn nhất

50mm

3.3.1.2. Vật liệu đất đắp nền đường K98:
Vật liêu được sử dụng cho lớp K98 có bề dày tối thiểu 30cm hoặc như được chỉ ra trên mặt
cắt ngang điển hình, nằm bên dưới kết cấu áo đường sẽ phải được chọn lựa thành phần cấp phối
hợp lý, thuận lợi cho công tác đầm lèn và đảm bảo độ chặt tối thiểu K98 và phải phù hợp với
các yêu cầu sau:
+ Giới hạn chảy WL

≤40%

+ Chỉ số dẻo IP

≤17%

+ CBR(ngâm 4 ngày đêm


≥8

+ Kích cỡ hạt lớn nhất

50mm

Vật liệu đắp phải là loại có cấp phối tốt, đường cong cấp phối trơn mịn, liên tục, được loại
bỏ hết các chất độc hại, chất hữu cơ và đảm bảo độ ẩm thích hợp.
3.4. Các yêu cầu thi công:
3.4.1. Yêu cầu chung:
a). Trước khi tiến hành thi công phần nền đắp, Nhà thầu sẽ hoàn tất công việc như thoát
nước mặt, dọn dẹp, nhổ cỏ trong phạm vi thi công, tuân thủ các yêu cầu chỉ ra trong mục “Dọn
dẹp mặt bằng xây dựng”. Các công tác đào thông thường, đánh cấp .v.v. sẽ tuân thủ các quy
định của các mục tương ứng của chỉ dẫn thi công - nghiệm thu hoặc chỉ dẫn của kỹ sư Tư vấn
giám sát, nghiệm thu 3 bên phần bóc hữu cơ thay đất;
b). Vật liệu đất đắp được đào và vận chuyển từ mỏ vật liệu theo chỉ định của Chủ đầu tư
hoặc của TVGS có kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý trước khi đắp;
c). Biện pháp thi công nền đắp sẽ bao gồm các lưu ý sau phụ thuộc vào vi trí, địa hình
xung quanh;
d). Dây chuyền thiết bị thi công cần thiết;
e). Phương án đảm bảo giao thông trong suốt quá trình tập kết, san gạt và đầm lèn vật liệu;
18


f). Phương án đảm bảo vệ sinh môi trường;
h). Nền đắp hoặc được gia tải cao hơn so với địa hình xung quanh sẽ có các biện pháp
chống xói cho mái dốc như vỗ mái ta luy .v.v hoặc theo sự hướng dẫn của kỹ sư Tư vấn giám
sát. Ngoài ra nhà thầu có các biện pháp bảo vệ các lớp nền đắp đã hoàn thiện tránh hiện tượng
xói, sạt lở dẫn đến phải xử lý cục bộ làm giảm ảnh hưởng của nền đắp;

g). Vật liệu đắp nền trong phạm vi đường được rải thành từng lớp có chiều dày không vượt
quá 20cm (đo trong điều kiện đất đắp còn tơi xốp), sau đó sẽ được đầm nén như quy định và
được kỹ sư Tư vấn giám sát kiểm tra, chấp thuận trước khi tiến hành rải lớp khác lên trên. Chiều
dày của mỗi lớp vật liệu chưa lu lèn xốp không vượt quá 20cm, trừ trường hợp đặc biệt, khi
điều kiện thi công nền đắp không được phép (lầy lội, không có điều kiện thoát nước .v.v.) và
được kỹ sư Tư vấn giám sát chấp thuận;
i). Nhà thầu sử dụng thiết bị san đất phù hợp để đảm bảo độ dày đồng đều trước khi đầm
nén. Trong quá trình đầm nén phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ bằng phẳng của lớp.
Phải luôn đảm bảo độ ẩm phù hợp cho lớp vật liệu được đầm nén. Nếu độ ẩm quá thấp có thể bổ
sung thêm nước. Ngược lại, nếu độ ẩm quá cao phải tiến hành các biện pháp như: Cày xới, tạo
rãnh, hoặc các biện pháp khác thoả mãn yêu cầu của kỹ sư Tư vấn giám sát;
k). Trong trường hợp nền đắp được thi công qua khu vực lầy lội không thể dùng xe tải
hoặc các phương tiện vận chuyển khác có thể thi công phần dưới cùng của nền đắp bằng cách
đổ liên tiếp thành một lớp được phân bố đều có độ dày không vượt quá mức cần thiết để hỗ trợ
cho phương tiện vận chuyể đổ các lớp đất sau với điều kiện phải trình biện pháp thi công lên kỹ
sư Tư vấn giám sát kiểm tra chấp thuận;
l). Trong quá trình thi công nền đất đắp Nhà thầu sẽ không để bất kỳ một loại vật liệu nào
khác trên tuyến tránh bị pha lẫn ảnh hưởng đến chất lượng đất đắp;
m). Nhà thầu bố trí hành trình các thiết bị san và vận chuyển đất một cách hợp lý để sao
cho có thể tận dụng tối đa tác dụng đầm nén trong khi di chuyển các thiết bị đó, giảm thiểu
được các vết lún bánh xe và tránh tình trạng đầm nén không đều;
3.4.2. Đánh cấp:
- Khi nền đắp nằm trên sườn đồi, độ dốc 20% hoặc khi nền đắp mới nằm trùm lên nền đắp
cũ, hoặc khi nền đắp nằm trên một mái dốc ít nhất 1:5, hoặc nằm ở những vị trí do Tư vấn giám
sát yêu cầu, bề mặt dốc của nền đất cũ phải được đánh cấp (theo những bậc nằm ngang gọn gẽ)
theo như quy định của hồ sơ thiết kế hoặc chỉ dẫn của Tư vấn giám sát;
- Mỗi cấp phải đủ rộng (tuỳ thuộc vào biện pháp thi công) để máy san và máy đầm hoạt
động. Mỗi bề ngang cấp sẽ bắt đầu từ giao điểm từ mặt đất thiên nhiên và cạnh thẳng của cấp
trước. Vật liệu đánh cấp sẽ được đắp bù bằng vật liệu đắp nền phù hợp, cùng loại và đầm chặt
cùng với vật liệu mới của nền đắp;

- Việc đánh cấp và thoát nước phải luôn được giữ cho bề mặt trước khi đắp khô ráo.
3.4.3. Nền đắp ở đầu các công trình:
- Tại những vị trí các cống hoặc tường đầu cống, công tác đắp đất được thi công khi các
kết cấu đó đủ tuổi thiết kế, đắp lên đều tầng lớp và đầm đất bằng thủ công;
3.4.4. Thi công rải thử nghiệm đầm nén:
a). Đối với mỗi nguồn vật liệu đắp nền, trước khi thi công rộng rãi, Nhà thầu sẽ trình đề
xuất bằng văn bản kế hoạch thi công dải đầm thử nghiệm để xác định dây chuyền thiết bị thi
công, số hành trình yêu cầu và phương pháp điều chỉnh độ ẩm.
Rải thử nghiệm đầm nén có chiều rộng theo bề rộng nền đường và chiều dài từ 100-200m,
trên đó áp dụng biện pháp thi công đã đề xuất một số điều chỉnh và bổ sung cần thiết nếu được
Tư vấn giám sát yêu cầu.
19


b). Trong quá trình thi công nếu có thay đổi về vật liệu đắp hoặc thiết bị thi công thì Nhà
thầu sẽ tiến hành các thử nghiệm đầm nén bổ sung và trình kết quả thử nghiệm cho kỹ sư Tư
vấn giám sát kiểm tra và chấp thuận.
c). Trong suốt quá trình thi công, nhà thầu triệt để tuân theo các quy trình đầm nén đã xây
dựng, và Tư vấn giám sát có thể yêu cầu hoặc nhà thầu có thể đề nghị xây dựng một dải thử
nghiệm mới khi:
+ Có sự thay đổi về vật liệu hay công thức trộn vật liệu
+ Có lý do để tin rằng độ chặt của một dải kiểm tra không đại diện cho lớp vật liệu đang
rải.
3.4.5. Độ chặt yêu cầu của lớp vật liệu đắp nền:
a). Độ chặt của vật liệu lớp K98 như được thể hiện trên bản vẽ, nằm dưới kết cấu áo đường
phải được đầm nén tới độ chặt không nhỏ hơn 98%, chiều dày tối đa của mỗi lớp đắp
K98≤20cm (22TCN 333-06, đầm nén tiêu chuẩn).
b). Các lớp vật liệu nằm dưới lớp K98 phải được đầm nén tới độ chặt K ≥95 (22TCN 33306, đầm nén tiêu chuẩn).
c). Trong suốt quá trình thi công, sau khi kết thúc mỗi lớp đắp nhà thầu thường xuyên kiểm
tra độ chặt của các lớp vật liệu đã được đầm nén bằng các phương pháp thí nghiệm tại hiện

trường. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy ở vị trí nào đó mà độ chặt thực tế chưa đạt thì nhà thầu
tiến hành sửa chữa ngay để đảm bảo độ chặt yêu cầu.
Kiểm tra độ chặt của nền đường đất: cứ 1500m 2 của mỗi lớp đất đắp đã đầm nén tiến hành
một nhóm gồm 3 thí nghiệm kiểm tra độ chặt tại hiện trường. Các thí nghiệm được thực hiện
đến hết chiều dày của lớp đất. Đối với đất đắp xung quanh các kết cấu hoặc mang cống thì với
mỗi lớp đất sẽ tiến hành ít nhất một thí nghiệm kiểm tra độ chặt.
d). Kết quả các thí nghiệm độ chặt tại hiện trường sẽ được sử dụng để đánh giá chất lượng
của toàn bộ hạng mục.
3.4.6. Thiết bị đầm nén:
Thiết bị đầm nén phải có khả năng đạt được các yêu cầu về đầm nén mà không làm hư hại
vật liệu được đầm. Thiết bị đầm nén phải là loại thiết bị được kỹ sư Tư vấn giám sát chấp thuận.
Để phục vụ cho công tác đắp đất nền đường nhà thầu sử dụng lu rung 16-:-25T, kết hợp lu bánh
thép có trọng lượng 10-:-12T và các loại lu khác để có trình tự lu lèn hợp lý đạt yêu cầu về độ
chặt lớn nhất.
3.4.7. Bảo vệ nền đường trong quá trình xây dựng:
Những đoạn nền đường đã hoàn thiện, Nhà thầu sẽ có biện pháp bảo vệ tránh những hư
hỏng có thể xảy ra do nước mưa, phương tiện giao thông. Nền đắp phải có độ vồng và dốc
ngang hợp lý, đảm bảo điều kiện thoát nước mặt tốt. Trong một số trường hợp, có thể phải sử
dụng bao cát và bố trí các rãnh thoát nước ở chân ta luy để tránh xói lở gây hư hại cho nền đắp.
3.4.8. Bảo vệ các kết cấu liền kề:
Trong quá trình thi công nền đắp tại các đoạn tiếp giáp với các kết cấu như tường đầu hoặc
tường cánh cống, nhà thầu có biện pháp và thiết bị thi công phù hợp để không làm hư hại kết
cấu đó.
3.4.9. Hoàn thiện nền đường và mái dốc:
a) Bề mặt nền đắp sẽ được hoàn theo đúng các yêu cầu kỹ thuật.
b) Ta luy đường được thủ công cắt gọt, đảm bảo độ dốc thiết kế và độ chặt bằng những
dụng cụ thích hợp. Bề mặt mái dốc nền đường đắp được tạo phẳng đồng đều theo siêu cao và

20



mui luyện, không có vết gãy, đảm bảo các yêu cầu chỉ ra trên bản vẽ thiết kế hoặc theo hướng
dẫn của kỹ sư Tư vấn giám sát.
3.5. Thi công:
3.5.1. Nội dung công việc:
- Lên ga cắm cọc xác định vị trí, kích thước, cao độ lớp đắp;
- Đắp đất các lớp đạt độ chặt K≥ 0,98;
Trước khi tiến hành công tác đắp đất cần lập bảng phân lớp nền đắp trình TVGS để tiện
cho việc theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu.
3.5.2. Biện pháp thi công:
• Công tác đắp đất K≥ 0,95.
- Ô tô vận chuyển đất từ mỏ, đổ đất tại vị trí đắp. Khối lượng đất đổ và cự ly được tính
toán sao cho lớp đắp có chiều dày ≤ 25cm sau khi đã lu lèn (tính đến hệ số lu lèn) ;
- Dùng máy ủi, máy san để san đất đắp đến cao độ qui định (có tính hệ số lu lèn), đủ kích
thước, chiều rộng ép dư ≥ 20 cm ;
- Nhân công loại bỏ rễ cây, đất không thích hợp, bù phụ phía ta luy ...
- Dùng lu rung hoặc lu bánh sắt để đầm đất kết hợp với máy đầm khác đến khi đạt độ chặt
K ≥ 0,95 ;
- Sau khi thí nghiệm độ chặt và được kỹ sư tư vấn kiểm tra, chấp thuận thì tiến hành đắp
lớp tiếp theo ;
- ở nơi đắp cạp phải tạo nhám, đánh cấp đầm kỹ ở mặt cấp nhằm làm cho lớp đất mới bám
chặt vào đất cũ ;
- Quá trình đắp đất luôn duy trì độ ẩm của đất đắp sao cho đạt (0,9 - 1,1) Wo ;
- Đất đắp lớp sau phải liên kết tốt với lớp dưới. Trường hợp trời nắng to hoặc thấy mặt lớp
dưới quá khô thì dùng xe téc nước tưới nước đạt độ ẩm tối ưu ;
- Nếu độ ẩm của đất quá lớn dẫn đến hiện tượng cao su trong công tác lu lèn thì phải dùng
máy bóc bỏ hết lớp đất cao su đi, sau khi đã hong khô đáy vị trí bóc bỏ thì mới được đắp tiếp.
(Qúa trình bóc bỏ lớp đất cao su phải chú ý đến phạm vi bóc bỏ và chiều sâu. Nếu sâu phải
đánh cấp lớp đất không phải bóc bỏ tạo sự đồng nhất vật liệu tránh hiện tượng phân tầng cục
bộ.

• Công tác thi công đắp đất K98
Yêu cầu vật liệu:
- Tất cả vật liệu trước khi đắp đều phải được kiểm tra tính chất cơ lý và được sự chấp
thuận của Chủ đầu tư và TVGS;
Thi công:
- Dùng ô tô vận chuyển vật liệu đắp từ mỏ tập kết tại vị trí thi công thành từng đống.
Khoảng cách giữa các đống vật liệu đổ là:
L=

Q
(m)
B.h1

Trong đó
Q: là khối lượng chuyên chở của 1 ô tô (m3)
B: là bề rộng mặt đường (m)
h1: chiều dày lớp đất K98 ( chưa lèn chặt) tính bằng m
21


h1 = h.P

γo
(m)
γi

h: là bề dày lớp đất K98 (đã lu lèn) tính bằng m
γ o dung trọng lớp đất đắp K98 ở trạng thái chặt (T/m3)
γ i dung trọng lớp đất đắp K98 ở trạng thái rời (T/m3)
P: tỷ lệ phối hợp của từng loại đất

- San đất theo chiều dày h1:
Công tác san đất được tiến hành bằng máy san với chiều dày h1 sao cho mặt của lớp đất
bằng phẳng, không lồi lõm. Trong quá trình san nên hình thành khum mui luyện dốc về hai bên
để thoát nước.
a) Giai đoạn lu sơ bộ
Dùng lu tĩnh từ 8 ÷ 12T lu sơ bộ trên bề mặt từ 3 ÷ 4 lượt/điểm với tốc độ 2 ÷ 2,5
Km/h. Mục đích của giai đoạn này là làm ép co lớp đất, làm cho kết cấu di chuyển đến vị trí
ổn định.
b) Giai đoạn lu lèn chặt
Dùng lu rung từ 25T (chế độ rung cấp 1) lu chặt trên bề mặt từ 6 ÷ 8 lượt/điểm với tốc độ
lu 4 ÷ 6 Km/h.
Dùng lu rung từ 25T (chế độ rung cấp 2) lu chặt trên bề mặt từ 6 ÷ 8 lượt/điểm với tốc độ
lu 4 ÷ 6 Km/h.
c) Giai đoạn lu hoàn thiện
- Dùng lu tĩnh từ 8 ÷ 12T lu sơ bộ trên bề mặt từ 3 ÷ 4 lượt/điểm với tốc độ 4 ÷ 6 km/h
Để đảm bảo lu lèn được đồng đều thì vệt sau đè lên vệt trước 25 ÷ 30cm;
- Trong quá trình lu lèn nếu thấy vật liệu khô thì cần phải tưới nước thấm đều 1 ÷ 2 giờ
mới tiếp tục lu tiếp;
- Trong những đoạn có bố trí siêu cao nên tiến hành lu từ bụng đường cong đến lưng
đường cong, còn ở những đoạn đường thẳng thì lu từ mép vào giữa;
-

Công tác thi công lớp K98 phải luôn đảm bảo độ bằng phẳng, thoát nước tốt.

Ta luy phải đảm bảo độ dốc, độ bằng phẳng và độ chặt yêu cầu;
- Công tác kiểm tra và nghiệm thu:
+ Kiểm tra độ chặt: Kiểm tra độ chặt nền đường bằng phương pháp rót cát, độ chặt lớp đắp
phải đạt K ≥ 98
+ Kiểm tra cao độ dùng máy thủy bình kiểm tra cao độ lớp đắp dựa vào mốc khống chế
đường truyền.

+ Kiểm tra kích thước hình học của lớp đắp: dùng thước thép để kiểm tra.
+ Kiểm tra hướng tuyến: dùng máy toàn đạc điện tử để kiểm tra.
Các chỉ tiêu trên đạt yêu cầu thì làm biên bản nghiệm thu lớp đắp đó, cứ thế thi công, kiểm
tra và nghiệm thu đến lớp đỉnh K98. Sai số cho phép cao độ của lớp đỉnh K98 là ± 10mm.
Trước khi thi công đại trà lớp đắp K98 đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công thí điểm một đoạn
khoảng100m làm cơ sở thực tế để hoàn thiện công nghệ thi công lớp đắp K98. Sau khi hoàn
thiện công nghệ thi công lớp đắp K98 đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công đại trà.
V. THI CÔNG PHẦN THOÁT NƯỚC
22


1. Nguyên tắc thi công:
- Việc thi công hệ thống thoát nước được tuân thủ theo đúng yêu cầu thiết kế và của Chủ đầu tư
trong hồ sơ mời thầu. Công ty chúng tôi có những biện pháp đảm bảo được an toàn, không làm ảnh
hưởng tới mọi hoạt động của khu vực.
- Được tuân thủ theo Chỉ dẫn ký thuật đã ban hành.
- Thi công theo đúng bản vẽ thiết kế, đảm bảo chất lượng kỹ thuật công trình.
- Hệ thống thoát nước được lắp đặt chắc chắn, đảm bảo kín khít giữa các mối nối, độ dốc
đường ống theo thiết kế đã định, đúng quy phạm, đạt yêu cầu chất lượng kỹ thuật lẫn mỹ thuật và
an toàn tuyệt đối.
2. Biện pháp thi công rãnh dọc BTCT:
2.1. Biện pháp gia công lắp dựng cốt thép:
a. Chuẩn bị:
−Cốt thép sau khi được đưa về công trường sẽ được cắt mẫu dưới sự giám sát của kỹ sư TVGS
rồi được đưa đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định QLCL
−Công tác gia công cốt thép chỉ được thực hiện sau khi đã có kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý
của cốt thép đảm bảo yêu cầu thiết kế và được Chủ đầu tư và Tư vấn Giám sát phê duyệt
kết quả đồng ý cho phép đưa vào sử dụng
−Căn cứ vào mốc gửi tim trục đã được đánh dấu trên mặt bằng, mặt sàn xác định vị trí trục
định vị theo thiết kế. Kiểm tra lại các vị trí thép chờ cột để Kỹ sư thi công có phương án

xử lý nếu có sai số về vị trí trước khi thi công các phần tiếp theo của cấu kiện
−Kiểm tra toàn bộ thiết bị, máy móc phục vụ thi công, độ an toàn khi vận hành và tiếp địa của
máy móc
−Đổ các viên kê cốt thép bằng bê tông có râu thép liên kết để đảm bảo lớp bảo vệ cho bê tông
đúng theo thiết kế trong quá trình đổ
b. Công tác gia công cốt thép:
−Thép đai, thép chủ được gia công xếp vào kho có mái che và được đánh số theo từng loại để
tránh nhầm lẫn khi lắp dựng và được kê cao ít nhất 30 cm so với mặt đất bằng hệ giá đỡ
bằng gỗ
−Thép chủ được uốn cắt trước theo thiết kế và điều chỉnh thực tế. Các mối nối (nếu có) phải
tuân theo vị trí cho phép của thiết kế và đảm bảo quy phạm về mối nối
−Cốt thép được gia công uốn và cắt bằng phương pháp cơ học
−Uốn cốt thép:
+ Chỗ bắt đầu uốn cong phải hình thành một đoạn cong, phẳng, đều. Bán kính cong phải
bằng 1,5 lần đường kính của nó, góc độ và vị trí uốn cong phải phù hợp với quy định
thiết kế
+ Móc cong của hai đầu cốt thép phải hướng vào phía trong của kết cấu, khi đường kính
của cốt thép đai từ 6-9 mm thì đoạn thẳng ở đầu móc uốn của cốt thép đai không bé
hơn 60mm và từ 10-12 mm thì không bé hơn 80mm
+ Cốt thép được uốn nguội, không được uốn nóng. Đối với cốt thép có gờ hoặc các lưới
hay khung cốt thép hàn điện thì không cần uốn mỏ
+ Cốt thép sau khi uốn cong cần được kiểm tra kỹ sai số cho phép không được vượt quá
trị số quy định trong bảng sau:
23


TT

Các loại sai số


1

Trị số sai lệch cho phép

Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu
lực trong kết cấu
a. Mỗi mét dài

± 5 mm

b. Toàn bộ chiều dài

± 20 mm

2

Sai lệch về vị trí điểm uốn

± 30 mm

3

Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu BT khối
lớn:
a. Khi chiều dài nhỏ hơn 10 m

+d

b. Khi chiều dài lớn hơn 10 m


+ (d+0,2a)

4

Sai lệch về góc uốn của cốt thép

3o

5

Sai lệch về kích thước móc uốn

+a

Trong đó: d - đường kính cốt thép
a - Chiều dày của lớp bảo vệ
−Nối cốt thép:
−Phương pháp nối hàn:
+ Công tác hàn cốt thép do công nhân hàn thực hiện, đã được kiểm tra thực tế và có
chứng nhận cấp bậc nghề nghiệp. Khi cần thiết được kiểm tra bằng thực nghiệm mới
cho phép tiến hành. Riêng việc hàn đính có thể sử dụng thợ lắp ráp có giấy chứng nhận
về khả năng công tác hàn
+ Hàn cốt thép sử dụng các phương pháp hàn sau: Hàn đầu nối tiếp xúc, hàn mang, hàn
có thanh nẹp. Tùy theo nhóm và đường kính cốt thép mà sử dụng các kiểu hàn cho
thích hợp
+ Trước khi nối cốt thép Nhà thầu sẽ lập sơ đồ bố trí móc nối, không đặt mối hàn đối với
những thanh chịu kéo ở vị trí chịu lực lớn. Riêng đối với cốt thép chịu kéo trong kết
cấu có độ bền. Cốt thép trong kết cấu chịu tải trọng chấn động thì chỉ dùng phương
pháp hàn nối
+ Khi hàn nối cốt thép tròn cán nóng thì không hạn chế số mối nối trong một mặt cắt.

Riêng khi mối hàn cốt thép ở kết cấu có độ bền mỏi thì tại mặt cắt ngang nói chung
không được nối quá 50% số thanh cốt thép chịu kéo
+ Chỗ nào cột thép bố trí rất dày, khoảng cách nhỏ hơn 1,5 lần đường kính thì không
được dùng phương pháp hàn đáp chồng cốt thép lên nhau để đảm bảo bất cứ chỗ nào
cũng đủ khe hở cho bê tông chèn vào
+ Kiểm tra hình dạng mặt ngoài mối hàn bằng mắt thường đáp ứng các yêu cầu sau đây:


Mặt nhẵn, hoặc có vảy nhỏ và đều, không phồng bọt, không đóng cục, không
cháy, không đứt quãng, không thon hẹp cục bộ và chuyển tiếp đều đến cốt thép được
hàn



Theo suốt dọc chiều dài mối hàn, kim loại được đông đặc, không có khe nứt, ở
mặt nối tiếp không có miệng hở, kẽ nứt
24


ng tim ca hai ct thộp ni c trựng nhau, khụng lch, song song vi nhau


Ct thộp hn xong c ty ht x hn

Phng phỏp ni buc:
+ Trng hp mi ni s dng ni buc, ng kớnh ln nht ca thanh ni buc khụng
vt quỏ 25mm
+ Trc khi ni tin hnh lp s b trớ mi ni, trỏnh ni ch lc ln, ch un cong.
Trong mt ct ngang ca tit din kt cu khụng c ni quỏ 25% din tớch ca cỏc
thanh chu kộo i vi thộp thuc nhúm AI v khụng c ni quỏ 5% din tớch ca

cỏc thanh chu kộo i vi thộp thuc nhúm AII. Cỏc mi ni khụng c t v trớ
chu un ca cỏc thanh
+ Ni ct thộp bng phng phỏp ni buc phi phự hp vi cỏc quy nh:
Chiu di ni buc khụng c nh hn cỏc ch s quy nh bng sau
Chiu di ni buc
TT

Loi ct
thộp

Trong khu vc chu kộo
Dm hoc tng

Kt cu
khỏc

Trong khu vc chu nộn
u ct thộp
cú múc cõu

1

Ct thộp 40d
trn cỏn
núng

30d

20d


2

Ct thộp 40d
cú g cỏn
núng

30d

-

u ct thộp khụng
cú múc cõu
30d

20d

Trong đó: d - Là đờng kính thực tế đối với cốt thép trơn
- Là đờng kính tính toán đối với thép có gờ
- Là đờng kính trớc khi xử lý nguội đối với thép xử lý nguội
c. Lắp dựng cốt thép:
Thép đợc lắp bằng thủ công từng thanh, trớc khi lắp cần kiểm tra lại toàn
bộ vị trí các thanh thép chờ và uốn chỉnh theo thiết kế căn cứ vào lới
trắc đạc thi công công trình
Buộc các viên kê bê tông có râu thép vào các thanh thép chủ áp liền cốp
pha để đảm bảo lớp bê tông bảo vệ cốt thép
Đai cột, vách đợc luồn vào và buộc theo khoảng cách đánh dấu bằng phấn
hoặc dùng thanh cữ từ dới lên trên
Tăng cờng định vị cốt thép đầu cột để chuẩn bị thép chờ chuẩn xác
cho tầng kế tiếp bằng cách hàn đính thép chủ với 2 cốt đai trên cùng
của đầu cột

Kê cốt thép lớp dới bằng các con kê bê tông có râu thép buộc cố định vào
cốt thép để chống dịch chuyển. Tại các vị trí giao nhau của thép,
phải buộc bằng sợi thép, dây thép buộc có đờng kính 1mm, đuôi
buộc xoắn vào trong để liên kết thép đai
25


×