Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SH11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.25 KB, 8 trang )

Ngày soạn: 09/03/2016
TUẦN 27

Tiết 44:

Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính (SSHT).
- Trình bày được các đặc trưng của sinh sản hữu tính và tính ưu việt của
sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi.
- Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
- Hình thành kỹ năng tự học, làm việc theo nhóm, trình bày.
- Rèn luyện tư duy so sánh, phân tích - tổng hợp.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Thái độ
- Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ.
- Chủ động trao đổi với giáo viên và với các bạn học sinh khác.
- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu,
làm thí nghiệm
- Say mê khoa học, khách quan, trung thực, cẩn thận.
4. Định hướng những năng lực cần hình thành
- Năng lực sử dụng kiến thức: Sử dụng kiến thức vào giải thích các hiện
tượng thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích tình huống trong học tập, cuộc
sống, thu thập thông tin, phân tích và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô khi thực hiện


nhiệm vụ. Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng lắng nghe, lựa chọn nội dung
ngôn ngữ phù hợp trong giao tiếp.
II. Phương tiện dạy học
* Giáo viên: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập:
SO SÁNH QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HẠT PHẤN VÀ TÚI PHÔI
Nội dung
Hình thành hạt phấn
Hình thành túi phôi
Tế bào xuất phát
Hình thức phân bào
Số lần nguyên phân
Kết quả

* Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)


Lớp dạy
Ngày dạy
Sĩ số
11A
11B
11D
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
3. Nội dung bài mới
Đặt vấn đề vào bài (01 phút)
Hoạt động của GV và HS

Tên học sinh vắng


Thời
gian

Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Khái niệm về sinh 09 I. KHÁI NIỆM
Phút
sản hữu tính
GV lấy ví dụ:
+ Hoa bí ngô cái nếu không được hoa
đực thụ phấn sẽ không phát triển
thành quả và hạt.
+ Gà mái đẻ trứng nếu không có gà
trống thì trứng không nở thành con.
GV: Hai ví dụ trên chính là hình thức
sinh sản hữu tính.
GV: Thế nào là sinh sản hữu tính?
HS trả lời.
GV chuẩn kiến thức bằng sơ đồ.
Giao tử ♂ + Giao tử ♀ → Hợp tử
(n)
(n)
(2n)


GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức
và so sánh sinh sản vô tính với sinh
sản hữu tính qua hệ thống các câu
hỏi:

+ Hình thức sinh sản nào có sự kết
hợp của giao tử đực và cái?
+ Cơ sở tế bào học của sinh sản vô
tính và hữu tính là quá trình nào?
+ Thế hệ con có đặc điểm di truyền
như thế nào so với bố mẹ?
+ Nêu ý nghĩa của sinh sản vô tính và
sinh sản hữu tính?

Cơ thể mới


Hoạt động của GV và HS

Thời
gian

HS suy nghĩ trả lời từng câu hỏi.
GV chính xác câu trả lời của học sinh
và yêu cầu học sinh rút ra những đặc
trưng của sinh sản hữu tính.
GV chuẩn hóa kiến thức, nhấn mạnh
tính ưu việt của sinh sản hữu tính.
* Hoạt động 2: Sinh sản hữu tính ở
thực vật có hoa
GV khẳng định: Sinh sản hữu tính có
cả ở thực vật có hoa và không có
hoa.
GV đặt vấn đề vào phần 1.
03

GV yêu cầu HS quan sát bông hoa đã
Phút
chuẩn bị và nêu cấu tạo của hoa.
HS mô tả.
GV nhận xét phần trả lời của học
sinh và chuẩn hóa kiến thức bằng
hình.
GV hỏi: Bộ phận nào là cơ quan sinh
sản đực? Bộ phận nào là cơ quan
sinh sản cái?
HS trả lời.
GV chính xác câu trả lời và bổ sung:
Hoa có cả nhị và nhụy là hoa lưỡng
tính, hoa chỉ có nhị hoặc nhụy là hoa
đơn tính. Vậy hoa trong hình trên là
hoa lưỡng tính.
GV đặt vấn đề: Cơ quan sinh sản đực 10
và cái thực hiện chức năng sinh sản Phút
của mình qua quá trình tạo hạt phấn
và túi phôi.
GV chiếu hình 42.1 (SGK/164) và
yêu cầu HS quan sát, làm việc theo
nhóm và hoàn thiện phiếu học tập:

Nội dung kiến thức

* Đặc trưng của sinh sản hữu tính:
(SGK/163)
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC
VẬT CÓ HOA


1. Cấu tạo của hoa

2. Quá trình hình thành hạt phấn và
túi phôi


Hoạt động của GV và HS
“So sánh quá trình hình thành hạt
phấn và túi phôi”.
GV chia lớp thành 3 nhóm, phát
phiếu học tập và yêu cầu học sinh
làm việc trong khoảng thời gian 3
phút.
HS thảo luận nhóm và hoàn thành
phiếu học tập.
GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên trình
bày trước lớp, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
GV chuẩn kiến thức bằng đáp án
phiếu học tập và yêu cầu các nhóm tự
đánh giá kết quả làm việc của mình.
GV nhận xét chung phần kết quả của
các nhóm và chuẩn kiến thức bằng sơ
đồ.

Thời

Nội dung kiến thức


gian



TB mẹ (bao phấn)
(2n)

4 Bào tử đực
(n)
NP 1 lần

4 Hạt phấn
(Thể giao tử đực)
GV mô tả quá trình hình thành túi
phôi bằng hình ảnh động và chuẩn
hóa kiến thức cho học sinh.
HS quan sát, ghi nhớ.

1 Hạt phấn gồm:



TB mẹ (noãn)
4 Bào tử cái (n)
(2n)
(3 Bào tử tiêu biến)
NP 3 lần

Túi phôi (thể giao tử cái)
Túi phôi gồm:

+ 1 TB trứng (noãn cầu) (n)
+ 1 TB nhân cực (nhân lưỡng bội) (2n)
+ 2 Tế bào kèm (trợ bào) (n)
+ 3 Tế bào đối cực (n)


Hoạt động của GV và HS

Thời
gian

Nội dung kiến thức

GV đặt vấn đề vào phần 3.
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh
GV chiếu hình, yêu cầu HS quan sát 2 a. Thụ phấn
Phút
và hỏi: Thụ phấn là gì?
HS quan sát, suy nghĩ trả lời.
GV chuẩn hóa kiến thức.
- Định nghĩa: Thụ phấn là quá trình vận
chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhụy.
GV chiếu hình động để khắc sâu kiến
- Hình thức: Tự thụ phấn và thụ phấn
thức về tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
chéo (giao phấn).
GV: Sự thụ phấn thực hiện nhờ
những tác nhân nào?
HS suy nghĩ trả lời.
GV chuẩn hóa kiến thức.

- Tác nhân: Côn trùng, gió, nước hoặc
nhờ con người (thụ phấn nhân tạo).
GV đặt vấn đề vào ý b.
10 b. Thụ tinh
GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phút
ý b) Thụ tinh (SGK/165) và cho biết
thụ tinh là gì?
HS suy nghĩ trả lời.
GV chính xác khái niệm.
* Khái niệm:
Nhân G♂ + Nhân TB trứng → Hợp tử
(n)
(n)
(2n)
GV mô tả quá trình thụ tinh ở thực
vật có hoa qua đoạn phim.
HS quan sát, nắm bắt kiến thức.
GV khẳng định: Quá trình thụ tinh ở
thực vật có hoa là thụ tinh kép và chỉ
có ở thực vật Hạt kín.
GV: Tại sao quá trình trên gọi là thụ
tinh kép?
HS suy nghĩ trả lời.
GV nhận xét phần trả lời của học
sinh và chuẩn hóa kiến thức bằng sơ
đồ lên bảng.

* Thụ tinh kép:
Nhân TBSS (n) 2 Giao tử đực (n)
• G♂(1) + TB trứng → Hợp tử

(n)
(n)
(2n)


Hoạt động của GV và HS

Thời

Nội dung kiến thức

gian

G♂(2) + Nhân lưỡng bội→N.tam
bội
(n)
(2n)
(3n)


GV mở rộng: Hạt phấn và noãn của 2
loài khác nhau thường khó có thể
thực hiện thụ phấn và thụ tinh vì tốc
độ sinh trưởng của ống phấn và cấu
tạo của nhụy ở các loài khác nhau là
khác nhau. Đây là một trong những
yếu tố ngăn cản quá trình lai xa giữa
các loài.
GV nêu vấn đề: Thụ tinh kép ở thực
vật hạt kín có ý nghĩa gì?

GV gợi ý: Nội nhũ có vai trò gì?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV nhận xét phần trả lời của học
sinh và bổ sung: Quá trình thụ tinh
kép đã hình thành nên nội nhũ để
cung cấp chất dinh dưỡng cho sự
phát triển của phôi và thời kì đầu của
cá thể mới. Đây chính là ý nghĩa sinh
học của hiện tượng thụ tinh kép ở
thực vật Hạt kín.
GV đặt vấn đề vào phần 4.
5
GV khẳng định: Quá trình hình thành Phút 4. Quá trình hình thành hạt, quả
hạt xảy ra đồng thời với quá trình
hình thành quả.
GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung
a, Hình thành hạt
ý a) Hình thành hạt (SGK/Tr165) và
hỏi: Hạt do bộ phận nào biến đổi
thành?
HS suy nghĩ trả lời.
GV chuẩn kiến thức cho học sinh.
- Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào
tam bội) phát triển thành hạt.


Hoạt động của GV và HS

GV: Có mấy loại hạt? Cho ví dụ?
HS trả lời.

GV chuẩn kiến thức cho học sinh.

GV nêu vấn đề: Hạt không có nội
nhũ thì chất dinh dưỡng ở đâu?
GV bổ sung: Hạt 2 lá mầm nội nhũ bị
tiêu biến dần qua quá trình phát triển
của phôi, chất dinh dưỡng được dự
trữ ở lá mầm.
GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung
ý b) Hình thành quả (SGK/Tr165) và
hỏi:
+ Quả do bộ phần nào phát triển
thành?
+ Thế nào là quả đơn tính?
HS suy nghĩ trả lời.
GV chuẩn kiến thức và yêu cầu học
sinh
GV nêu vấn đề: Có thể khẳng định
quả không có hạt là quả đơn tính
không? Vì sao?
HS suy nghĩ trả lời.
GV chính xác câu trả lời.
GV sử dụng hình ảnh trực quan một
số loại quả, yêu cầu HS quan sát và
hỏi:
+ Nhận xét màu sắc của các loại quả?
+ Quả chín có đặc điểm gì khác với
quả xanh?

Thời

gian

Nội dung kiến thức
+ Hợp tử phát triển thành phôi
+ Tế bào tam bội phát triển thành nội nhũ
để nuôi dưỡng phôi.

- Có 2 loại hạt:
+ Hạt có nội nhũ (hạt cây 1 lá mầm).
+ Hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm).

b, Hình thành quả

- Quả do bầu nhụy phát triển thành.
- Quả đơn tính là quả không có hạt do
noãn không được thụ tinh.


Hoạt động của GV và HS

Thời

Nội dung kiến thức

gian

+ Quả có vai trò như thế nào đối với
thực vật và với con người?
HS suy nghĩ trả lời.
GV chuẩn hóa kiến thức cho học

sinh.

- Quá trình chín của quả: Biến đổi về
sinh lí hóa sinh.
- Vai trò của quả:
+ Đối với thực vật: Bảo vệ hạt, phát tán
(duy trì nòi giống).
+ Đối với con người: Cung cấp chất
dinh dưỡng, cung cấp dược liệu quý

GV củng cố và hướng dẫn về nhà.
4. Củng Cố (3 phút)

GV củng cố kiến thức cho học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Muốn cải tiến một số đặc điểm của cây trồng trong sản xuất người ta thường:
A. Chiết cành.

B. Cho sinh sản vô tính.

C. Cho sinh sản hữu tính.

D. Giâm cành.

Câu 2. Trong quá trình hình thành túi phôi:
A. Trải qua 1 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân
B. Trải qua 2 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân
C. Trải qua 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân
D. Trải qua 3 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân
Câu 3. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật Hạt kín là gì?
A. Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 giao tử đực)

B. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
C. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá
thể mới.
5. Dặn Dò (01 phút)
- Học bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa trang166.
- Đọc trước nội dung Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật.



×