Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

DƯỢC LÝ TỔNG HỢP PHỐI HỢP KHÁNG SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.53 MB, 27 trang )

DƯỢC LÝ CƠ BẢN
I. Cơ sở lý thuyết:

Cơ chế tác động của kháng sinh
Ức chế quá trình tổng hợp vách (vỏ) của vi khuẩn:
Nhóm Penicillin, bacitracin, vancomycin, cephalosporin, cycloserin, Rostocetin => tác
động lên quá trình tổng hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị phá vỡ do thay đổi áp suất
thẩm thấu và bị các đại thực bào tiêu diệt.
VK Gr + biến thành dạng hình cầu không có vách (Proto – plast)
VK Gr – có vách không hoàng chỉnh (spheroplast)
TB dễ vỡ ở môi trường có trương lực bình thường
Giai đoạn 1: KS gắn vào thụ thể PBPs (có 3 – 6 loại, mỗi loại có ái lực khác nhau với
KS) => phong bế transpeptidase => ngăn tổng hợp peptidoglycan
Giai đoạn 2: hoạt hóa enzym tự tiêu => ly giải tế bào ở môi trường đẳng trương
Ức chế chức năng của màng tế bào
Colistin, polymyxin, gentamicin, amphoterricin, Imidazole, Nystatin => làm mất chức
năng của màng làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion bị thoát ra ngoài.
Chức năng của màng tế bào :
+ Thẩm thấu chọn lọc
+ Vận chuyển chủ động
+ Kiểm soát các thành phần bên trong màng tế bào
Mất sự toàn vẹn của màng tế bào  đại phân tử và ion thoát ra khỏi tế bào  tế bào
chết
Màng tế bào VK và vi nấm dễ bị phá hủy bởi một số tác nhân
Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein:
Nhóm aminoglycosid gắn với receptor trên tiểu phân 30S của ribosome làm cho quá
trình dịch mã không chính xác.


Nhóm chloramphenicol gắn với tiểu phân 50S của ribosome ức chế enzym
peptidyltransferase ngăn cản việc gắn các acid amin mới vào chuỗi polypeptide.


Nhóm macrolides và lincocinamid gắn với tiểu phân 50S của ribosome làm ngăn cản
quá trình dịch mã các acid amin đầu tiên của chuỗi polypeptide.
Streptomycin
 GĐ 1: thuốc gắn vào thụ thể trên tiểu đơn vị 30S
 GĐ 2 : phong bế hoạt tính của phức hợp đầu tiên trong quá trình thành lập chuỗi
peptid
 GĐ 3 : thông tin mRNA bị đọc sai  acid amin không phù hợp
 GĐ 4 : làm vỡ các polysomes thành monosomes  không có chức năng tổng hợp
protein
Tetracyclines
 Thuốc gắn vào tiểu đơn vị 30S / ribô thể  ngăn chặn các amino acid mới gắn
vào chuỗi peptid mới được thành lập
Chloramphenicol
 Thuốc gắn vào tiểu đơn vị 50S / ribô thể  ức chế peptidyltransferase  ngăn
các amino acid mới gắn vào chuỗi peptid mới thành lập
Macrolides và Lincomycins
 Thuốc gắn vào tiểu đơn vị 50S/ ribô thể  ngăn cản sự thành lập phức hợp đầu
tiên để tổng hợp chuỗi peptid
Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic:
Nhóm refampicin gắn với enzyme RNA polymerase ngăn cản quá trình sao mã tạo
thành mRNA (RNA thông tin).
Nhóm quinolone ức chế tác dụng của enzyme DNA làm cho hai mạch đơn của DNA
không thể duỗi xoắn làm ngăn cản quá trình nhân đôi của DNA.
Nhóm sulfamide có cấu trúc giống PABA (p aminobenzonic acid) có tác dụng cạnh
tranh PABA và ngăn cản quá trình tổng hợp acid nucleotid.


Nhóm trimethoprim tác động vào enzyme xúc tác cho quá trình tạo nhân purin làm ức
chế quá trình tạo acid nucleic.
Actinomycin

 Thuốc gắn vào DNA tạo nên một phức hợp  ức chế polymerase  ngăn sự
tổng hợp RNA (mRNA)
Mitomycin
 Thuốc gắn vào 2 chuỗi DNA ngăn 2 chuỗi tách rời ra  không sao chép được
Các KS khác
 Nalidixic acid
 Novobiocin
 Pyrimethamin
 Rifampin
 Sulfonamides
 Trimethoprim
Rifampin
 Thuốc gắn vào polymerase  ức chế tổng hợp RNA
Nalidixic acid
 Phong bế DNA gyrase  ức chế tổng hợp DNA
Sulfonamides
 PABA là một tiền chất để tổng hợp acid folic  tổng hợp acid nucleic
 Sulfonamides có cấu trúc tương tự PABA  cạnh tranh  tạo những chất tương
tự acid folic nhưng không có chức năng  cản trở sự phát triển của VK


Trimethoprim
ức chế
KS

Dihydrofolic acid

dihydrofolic acid reductase

tetrahydrofolic acid


Tổng hợp purines / DNA



Cơ chế đề kháng
Ức chế bằng enzyme
- Vi khuẩn sản xuất ra enzyme gây phân hủy hoặc làm bất hoạt KS.
VD: Sự sinh men beta-lactamase:
Men được sinh ra truyền theo đường nhiễm sắc thể hoặc plasmid => làm bất hoạt betalactamine

bằng

cách

phá

hủy

nối

amide

của

vòng

beta-lactam.

Giảm tính thấm của tế bào VK

Sự giảm tính thấm của tế bào làm giảm lượng KS đi vào bên trong đến đích tác dụng,
nguyên nhân do biến đổi tính thấm lớp màng bên trong hoặc bên ngoài VK
Biến đổi vị trí gắn kết
Hiện tượng này là do nguồn gốc từ nhiễm sắc thể hoặc plasmide, theo cơ chế làm giảm
độ ái lực của KS tại vị trí tác dụng. Ví dụ
a. Biến đổi các protein liên kết với penicillin (PBP): Giảm ái lực của các PBP với các
thuốc nhóm beta-lactamines có thể do đột biến gene ở nhiễm sắc thể, hoặc do mắc phải
gene bên ngoài có các PBP mới. Cơ chế này thường gặp với các cầu khuẩn gram
dương, như Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumonia, nhưng rất hiếm gặp ở
VK gram âm.
b. Biến đổi vị trí gắn kết ở ribosom: Biến đổi bên trong tế bào VK ở tiểu đơn vị ribosom
đích có thể làm giảm hoạt tính của KS macrolides, clindamycine, nhóm aminosides,
hoặc chloramphenicol. Sự biến đổi này làm cho KS không đủ khả năng ức chế tổng hợp
protein cũng như sự tăng trưởng của VK, do không thể gắn kết vào vị trí tác dụng ở
ribosom.
c. Biến đổi men DNA-gyrase và men topoisomerase: DNA-gyrase là men cần thiết cho
hoạt tính của các quinolone. Sự đột biến nhất thời ở độc nhất một acid amine của DNAgyrase gây ra đề kháng. Tương tư như thế đối với các đột biến ở men topoisomerase.
d. Biến đổi các tiền chất đích ở thành tế bào VK: Hiện tượng này có thể bị xãy ra khi
dùng vancomycine, như trường hợp các cầu khuẩn đề kháng với vancomycine
e. Biến đổi các enzyme đích: Sự biến đổi của men dihydropteroate synthetase kháng lại
sự gắn kết với sulfamide và của men dihydropteroate reductase làm mất nhạy cảm với


trimetoprime đồng thời gây ra kháng thuốc. Sự đề kháng của các VK gram âm đối với
các sulfamide là do plasmide tạo các enzyme đề kháng.
Bơm đẩy
- KS không thể đạt đến vị trí tác dụng do bơm đẩy chủ động đẩy KS ra khỏi tế bào VK
(efflux). Các chất vận chuyển đẩy thuốc ra là các thành phần bình thường của tế bào
VK và góp phần lớn cho tính đề kháng nội sinh của VK chống lại nhiều thuốc KS. Các
bơm này cần năng lượng. Việc tiếp xúc với thuốc KS làm thuận lợi cho việc tăng số

lượng bơm do đột biến các chất mang, làm tăng mạnh tính đề kháng của VK. Đây cũng
có thể là nguyên nhân gây đề kháng chéo. Ví dụ, ciprofloxacine có thể làm thuận lợi
việc phát tán đề kháng với cephalosporine theo cơ chế bơm đẩy. Các VK gây bệnh quan
trọng trên lâm sàng có mang bơm đẩy gây kháng thuốc là E.Coli và Shigella .
Staphylococcus aureus có thể cũng có bơm đẩy làm cho VK đề kháng với KS nhóm
Macrolides

Nguyên tắc phối hợp
-

Dùng kháng sinh kìm khuẩn trong trường hợp cơ thể còn sức đề kháng (mới

nhiễm bệnh)
-

Nếu nhiễm khuẩn nặng, cơ thể suy yếu bắt buộc phải diệt khuẩn

-

Kiềm + Diệt => đối kháng tác dụng
+ Diệt: do ngăn chặn sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, nhóm Diệt chỉ tác dụng tốt

khi vi khuẩn đang phát triển tốt và đang tổng hợp vách tế bào.
+ Kiềm: tác động đến ribosom (tổng hợp protein để tăng trưởng và phát triển vách
tế bào). Vi khuẩn không chết nhưng không có vách tế bào thì nhóm Diệt không tác động
diệt khuẩn được.
-

Phối hợp 2 kháng sinh không cùng cơ chế tác động và không cùng tác động lên 1


cơ quan
+ 2 B_lactam vì ca 2 đều tác động lên vách tế bào vi khuẩn
+ 2 Aminoglycoside cả 2 gây độc cho tai và thận
+ 2 KS không kích thích sự đề kháng của vi khuẩn (Cefoxitin kích vi khuẩn tiết ra
enzyme phân hủy Penicillin)


-

Nhóm aminoglycoside tác dụng vào ribosom nhưng có tác dụng diệt khuẩn nên

có thể kết hợp với B_lactam
-

Erythromycin tác động ribosom thuộc kiềm khuẩn nhưng khi sử dụng thuốc đạt

nồng độ trong máu cao sẽ có tính Diệt khuẩn
 Phối hợp khi:
1. Do mầm bệnh:
Do nhiễm 2 hay nhiều vi khuẩn hoặc nhiễm khuẩn chưa rõ nguyên nhân (B _lactam
+ aminoglycoside)
Do đã biết rõ vi khuẩn đang nhạy với KS nào (Brucella: Tetracyclin + Streptomycin,
Doxycyclin + Streptomycin, Doxycyclin + Rifampicin…)
2. Do vị trí nhiễm khuẩn:
Phối hợp thuốc đến tác động diệt khuẩn ở một vị trí nhiễm khuẩn đặc biệt.
3. Do cơ địa bệnh súc:
Phối hợp thuốc hạn chế được tác dụng có hại của thuốc với bệnh súc.
VD: Amoxillin là kháng sinh thuộc nhóm β- lactam. Khi nào cơ thể nó sẽ bị phân
huỷ bởi β- lactam tạo chất trung gian gây dị ứng. Để hạn chế người ta phối hợp thuốc với
chất ức chế β- lactam: Amoxillin + axit Clavulanic trong chế phẩm Augmentin.Hoặc

ampicillin phối hợp với Sulbactam trong chế phẩm Unaxin.
4. Nhằm làm phòng ngừa xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc:
Đối với những đề kháng do đột biến thì phối hợp kháng sinh sẽ xuất hiện một đột
biến kép.
VD: Xác suất xuất hiện đột biến kháng Strpetomycin và Rifampicin là 10-9-10-10 =
10-16. Đây chính là lý do phải phối hợp kháng sinh để chữa lao.
Ngoài ra còn phải áp dụng cho một số bệnh phải điều trị kéo dài như viêm màng
trong tim và viêm tuỷ xương.
5. Phối hợp kháng sinh để sử dụng tác dụng hiệp đồng làm tăng hoạt tính kháng sinh
trong một số nhiễm khuẩn đặc biệt.
VD: - Trong viêm nội tâm mạc: Penicillin + Streptomycin


- Phối hợp Sulfamid + Trimethoprim để điệu trị bệnh thương hàn do
Salmonella typhy
- Phối hợp kháng sinh B - lactam với chất ức chế lactamnase
6. Do bản chất thuốc được sử dụng:
4 nhóm cần phối hợp thường xuyên: fosfomycin, axit Fusidic, Rifampiain và
những Fluroquinolon (sử dụng đơn độc thì sẽ xuất hiện biến dị kháng thuốc của vi khuẩn).
II: Kết quả của phối hợp kháng sinh:
1. Tác dụng đối kháng:
Tetracycline + Penixilin sẽ đối kháng. Vì Penixilin tác động lên các tế bào vi
khuẩn đang nhân lên, trong khi Tetracycline lại ức chế sự phát triển của những tế bào này.
+ Phối hợp các kháng sinh tác động vào cùng một đích cũng có tác dụng đối kháng
vì chúng đẩy nhau ra khỏi đích.
VD: Erythromycin với Lincomycin( hoặc Clindamycin) và Chloramphenicol .
+ Trộn lẫn Gentamycin với Penicillin trong cùng một dung dịch truyền tĩnh mạch
thì hiệu quả điều trị giảm vì Gentamycin bị mất hoạt tính bởi Penicillin do tương kị thuốc.
2. Tác dụng hiệp đồng:
+ Ức chế những khâu khác nhau trong cùng một chu trình chuyển hoá của vi khuẩn.

VD: Sulfamethoxazole và Trimethoprim( Co- trimoxazole) tác động ức chế vào hai
chặng khác nhau trong quá trình tạo axit Tetrahydrofolic cần cho vi khuẩn sinh sản.
Tương tự, ta phối hợp Sulfadoxine với Pyrimethamine để tạo nên Fansidar có hoạt
tính chống kí sinh trùng sốt rét.
+ Phối hợp một thuốc ức chế β- lactamase giúp β-lactame không bị phân huỷ và
phát huy tác dụng mạnh :
VD: Amoxillin + Acid Clavulanic (trong thuốc Augmentin) Ampicillin + Sulbactam
(Unasyn)
Acid Clamlanic và Sulbactam đơn độc rất ít có tác dụng của một kháng sinh, nhưng
lại ức chế được β- lactamase do plasmid của tụ cầu khuẩn và nhiều trực khuẩn đường ruột
sinh ra.


+Phối hợp các kháng sinh cùng ức chế sự tổng hợp vi khuẩn. Do mỗi kháng sinh tác
dụng vào một khâu nhất định trong quá trình sinh tổng hợp vách và mỗi loại thuốc lại gắn
vào một protein gắn penicillin nhất định, nên dung chung sẽ cho tác dụng hiệp đồng.
VD: Ampixillin + Chloxacillin, Ampicillin + Oxacillin, Ampicillin + Ticarcillin,
Ampicillin + Mecillinam
+Phối hợp một kháng sinh tác dụng vào vách để tạo điều kiện dễ dàng cho
Aminoglucoside xâm nhập vào tế bào.
VD: Penicillin + Streptomycin chống Streptococus spp
Penicillin +Gentamycin chống Staphylococus spp nhạy cảm với Penicillin …
III- Các chỉ dẫn chung cho phối hợp kháng sinh.
1. Các phối hợp kháng sinh đã có kết quả trị bệnh tốt:
* Phân nhóm Penicilli: Phối hợp với nhau:
- Ampicillin với một trong các thuốc: cloxamllin, oxacillin. Ticarcillin, mecillinam.
- Phối hợp Cloxacllin với acid fusidic.
* Nhóm penicillin với chát ức chế β- lactamse
- Amoxillin + clovulanic (Augmentin).
- Ampixillin + sulbactam (Unnasym).

* Nhóm penicillin với metronidazol.
- Phối hợp một trong các thuốc sau: penicillin, ampicillin. Mezlocillin, và
azolocillin với metronidazol.
* Nhóm penicillin với aminoglucoid.
- Phối hợp với một trong số các kháng sinh thuộc nhóm aminoglucozid với một
trong những thuốc sau: penicillin, amycillin, ticarcillin, mezlocillin.
* Nhóm penicillin + aminoglucozid + metronodazol.
- Azlocillin + aminoglucozid + metronodazol.
- Mezlocillin + aminoglucozid + metronodazol.
- Piperacillin + aminoglucozid + metronodazol.


* Phân nhóm Cephalosporim với penicillin:
- Cephalosporim + Azlocillin
- Cephalosporim + Mezlocillin
- Cephalosporim + Piperacillin
* Phân nhóm Cephalosporim + nhóm penicillin + Metronodazol
- Cephalosporim + Azlocillin + Metronodazol
- Cephalosporim + Mezlocillin + Metronodazol
- Cephalosporim + Piperacillin + Metronodazol
* Cephalosporim + nhóm penicillin + Clindamycin.
- Cephalosporim + Azlocillin + Clindamycin
- Cephalosporim + Mezlocillin + Clindamycin
- Cephalosporim + Piperacillin + Clindamycin
* Các phối hợp khác:
- Aminoglucoid + Metronodazol
- Aminoglucoid + Clindamycin ( hoặc Lincomycin).
- Rifapicin + Trimethopin.
- Sulfmid + Trimethopin.
2. Ứng dụng cụ thể:

2.1- Khi bị nhiễm khuẩn nặng do Pneumonia auruginosa nên sử dụng phối hợp
azlocillin (hay piperacillin) + aminoglucozid.
- Nhiễm khuẩn nặng do tụ cấu có thẻ phối hợp: oxacir + acid sulfudic hoặc
Cephalosporim (thế hệ I, II) với aminoglucozid hoặc Aminoglucoid + Clindamycin (hoặc
Lincomycin) .
- Khi bị nhiễm khuẩn ký sinh ở ổ bụng hay viêm phúc mạc nên phối hợp:
Cephalosporim + Penicillin + Metronodazol.


- Khi bị nhiễm vùng đầu và đường hô hấp di VK kỵ khí dùng phối hợp các KS
thuộc nhóm: Aminoglucoid + Clindamycin (hoặc Lincomycin) đều có tác dụng tốt với tụ
cầu. Khi bị nhiễm do Legionella dùng công thức:
Erythromycin + Azlocillin + Cephalosporim
+ Phối hợp penicillin + Streptomycin đây là phối hợp hiệp đồng được ứng dụng
rộng rãi trong điều trị.
+ Phối hợp Tylosin và oxytetracyclin. Hỗn hợp có tác dụng cả trong ống nghiệm
và tên cở thể sống để chống lại vi khuẩn pasteurella mutocida.
+ Phối hợp gentamycin với semi – synthetic penicillin (các penicillin bán tổng
hợp) có tác dụng cộng hưởng chống VK G(+)
Phối hợp thực tế
-

Genta – Amox (NOVA-GENMOX)
Peni – Strepto (NOVA PEN-STREP)
Tylo – Amox – Bromhexin, paracetamol (NOVA-ANTI.CRD)
Neo – Colistin (NOVA NEO-COLI)
Tylo – Colistin (NOVA-TYLOCOTIN 350)
Tiamulin – Colistin, Dexa (NOVA-TIA D.C)
Florphenicol – Doxy, Bromhexin (NOVA-FLORDOX)
Thiam – Oxytetra, Prednisolon, Bromhexin (NOVA-D.O.T)

Colistin – Genta, Dexa (NOVA-COLIGEN)
Amox – Colistin (NOVA-AMOXICOL)
Doxy – Linco, Bromhexin (NOVA-LINCODOX)
Genta – Sulfamethoxadol (NOVA-GENTASUL)
Ampi – Colistin (NOVA-AMPICOL)
Tylo – Spectinomycine, Pred (NOVA-TYLOSPEC)
Genta – Tylo (NOVA-GENTYLO)
Linco – Spec (NOVA LINCO-SPECTIN)
Colistin – Oxytetra (BIO-TETRA.COLIVIT)
Spiramycin – Oxytetra, Brom (BIO-C.R.D)
Ampi – Erythrommycin (BIO-AMPI+ERY)
Neo – Clotetracycline (MD ANTIMULIN)
Tylo – fosfomycin (THỊNH Á)
Docy- genta (THỊNH Á)
Neo – doxy (THỊNH Á)
Tilmicosin, Bromhexin, prednisolon (THỊNH Á)
Tylo – Doxy (THỊNH Á)
Oxy – Erythromycin (THỊNH Á)
Genta – Sulfadimidin – trimethoprim (THỊNH Á)
Ery – Neo – Sufadimidin – Trimethoprim (THỊNH Á)
Tiamulin – Chlotetracylin (THỊNH Á)


-

Apramycin – colistin (THỊNH Á)
Tilmycosin – Colistin, Bromhexin (THỊNH Á)
Chlotetracylin – strepto (THỊNH Á)
Neo – tylo
Spira – colistin (BIO)

Spira – oxytetra (BIO)
Tiamulin – chlotetra (BIO)
Spira – linco (BIO Spiralin, 100ml)
Phối hiệp đồng
 ß-lactamin + aminoglycoside
 Glycopeptid + aminoglycoside
 Sulfamide + trimethoprim
 ß-lactamin + fluoroquinolon
 Rifampicin + vancomycin
Phối đối kháng
 Aminoglycoside + chloramphenicol
 Aminoglycoside + tetracyclin
 Quinolon + chlormphenicol
 Penicillin G / ampicillin + tetracyclin
 Penicillin G / ampicillin + macrolide
Cefalosporin
Thế hệ 1
Cefacetril
Cefalexin
Thế hệ 2
Cefazolin
Cefapirin
Cefuroxim
Thế hệ 3
Ceftiofur
Cefoperazon
Thế hệ 4
Cefquinome

đặc trị THT


Gr+, ít GrGr_, ít Gr +

Gr+ , Gr _
Gr+ , Gr _, chưa kháng
thuốc

LƯU Ý KHI DÙNG KHÁNG SINH
 CAC BUOC CHAN DOAN BENH => CHỌN KS
CHAN DOAN TRIEU CHUNG + BENH TICH => KS DO, HUYET THANH HOC,
PCR => BENH => CHON KS DAC TRI (NHAY VK) + KS DEN DUOC MO BENH
+ IT TAC DUNG PHU (DOC CHO CAC BO PHAN KHAC DANG BENH GHEP:
THAN, GAN, PHOI,…)

 KHÔNG ĐỘC CHO THẬN
- DOXYCYCLINE
- MACROLID (Tylosin, Tulathromycin, erythromycin, spiramycin…)
- Lincomycin
- KSINH uống không hấp thu qua đường tiêu hóa: Streptomycin, neomycin,
Sulfaguanidin, colistin (tiem bap doc cho than), oxacilin, ercefuryl, ..


- Cloramphenicol, florphenicol, thiamphenicol, cefoperazon,
metronidazol
- Spectinomycin
- ANAGIL
 ĐỘC ĐỐI VỚI THẬN (là những thuốc thải trừ qua thận)
- SULFAMID: Sulfaguanidin (tiêm bắp không hấp thu vào lòng
ruột,uống không hấp thu vào máu), ….
- AMINOGLYCOSIDE: Streptomycin, Neomycin, Amikacin,

Kanamycin, Gentamycin, Tobramycin
- POLYMYCIN: Colistin (tiêm bắp không hấp thu vào lòng ruột,uống
không hấp thu vào máu); polymycinB
- BACITRACIN
- AMPHTERITIN.B
- QUINOLON: Enro, Cipro, Norflox, …
- TETRACYCLIN (Trừ Doxycyclin); Oxytetra, Tetra,
- TIMICOSIN
- AMOX, AMPI, PENICILIN G,
- CEPHALOSPORIN
- PARACETAMOL
- TYLOSIN
ĐỘC CHO GAN (thai tru qua mat)
- CHLORAMPHENICOL
- LINCOMYCIN
- TETRACYCLIN
- RIFAMYCIN
ĐI ỀU TRỊ BỆNH PHỔI (KS den phoi)
- B-lactam: streptococus pneumoniae, haemophilus influenzae,
staphylococcus
- Macrolid, Doxy, fluoquinolon: legionella, mycoplasma, Chlammudia
- Benh ghep ket hop KS
- AMPICILIN
- AMIKACIN
- CEFATAXIMSODIUM
- CLOXACILLIN
- VANCOMMYCIN
- QUINOLON
- TETRACYCLIN
- LINCOMYCIN



VIEM VU BÒ: do staphylococus, streptococus => KS nhạy: penicilin,
novobiocin
NHIEM TRUNG TIET NIEU CHO MEO: Gr- E.coli, Gr+
Staphylococus => KS nhay: amox, sulfa+trimethoprim
NHIEM TRUNG HO HAP HEO,GÀ: do Mycoplasma => KS nhay:
Tiamulin, timicosin (tap trung o phoi cao gap 10 lan so voi huyet tuong),
tylosin, lincomycin, marcrolid, tetracyclin
- TILMICOSIN (nhom macrolide)
Manh hon Tylosin ve mat diet khuan va an toan
Phan bo: o mo phoi cao gap 10 lan huyet tuong, o lach, gan, than, o cac
co quan khac luong nho nen k anh huong
Tac dung dieu tri
+ Viem phoi, viem mang phoi (haemophilus), APP, viem thanh khi quan,
viem xoang mui,
+ CRD, CCRD, coryza, Haemophilus,…
Chong chi dinh: benh gan, than
- TIAMULIN
Tac dung
+ Kiet li heo: Brachispia hyodysenteriae ghep Fusobacterium spp va
Bacteroides spp
+ M. hyopneumoniae
+ Viem khop do M.hyosynoviae
Chong chi dinh: su dung chung Monesin, salinomycin, lasalocid, narasin,
maduramicin
BENH DUONG TIEU HOA: dung KS (k hap thu vao mau) cho uong:
streptomycin, colistin, sulfagurnidin, aminoside, neomycin, bacitracin
VIÊM KHỚP: 5 – 7 ngày: Spiramycin, Lincomycin, Amox, Tiamulin,
Tylosin, Timicosin, cefquinome

VIÊM XOANG MŨI (bodetella, coryza)
Doxy, sulfa-trime, amox
VIÊM NÃO: Lincomycin, Amox
- Cephalosporin:
+ thế hệ 1,2 dễ tan trong nước, khó tan trong mỡ => khó vào não
+ tế hệ 3,4 vào được máu não: cefelidine, cefepime, cefluprenam,
ceftriaxone
- Florourquinolon: ái mỡ, dễ qua màng não nồng độ cao=>
streptococcus, staphylococuss, ecoli. Nhưng kém nhạy với phế cầu
khuẩn
- Chloramphenicol: ái mỡ, kích thước phân tử nhỏ nên dễ vào màng
não, mạnh cầu khuẩn, phế cầu khuẩn
- Tetracyclin ái mỡ, ptu nhỏ => ecoli, khuẩn tả,lị
- Macrolid ái mỡ, vào não mức trung bình
- Sulfa trime: ptu nhỏ, ái mỡ qua não dễ => phế cầu, liên cầu, vk ruột
Điều trị Salmonella


- Ampi-kana, Ampi-colistin, Amox-colistin, Genta – amox, Roxolin –
amox,
- Flor,Thiamphenicol, Norflox, Enro, Lumequin, sulfamothoxazole trime
Điều trị Tụ huyết trùng
- Chlotetracyclin – streptomycin
- Enro, Norflox, doxy-flor
- Amox – genta
Điều trị E.coli
- Amox – roxolin, Amox – colistin, amox – aminoglicoside, amox –
sulfa, hefrotrim
- Enro, Norflox
Điều trị Clostridium

- Linco, amox, bacitracin, enramycin




IV. Tai biến
I. Nguyên nhân gây tai biến:
1.Có thể do dùng sai liều, sai liệu trình:
+ Nguyên nhân chính thường do giảm liều hay do nhắc lại liều dùng khi sự chuyển
hóa sinh học của thuốc hoặc sự đào thải của thuốc bị giảm đi ở động vật già, ấu súc. Hoặc
do sự tương tác thuốc khi dùng liều điều trị đồng thời.
Ví dụ như: Các thuốc thuộc nhóm Aminoglycoside kết hợp với Vancomycin sẽ
làm tăng độc tính với thận và thính giác.
+ Đường đưa thuốc không thích hợp, sai chu kỳ dùng thuốc.
Ví dụ như: Penicillin G có bản chất là đường, nếu tiêm tĩnh mạch thì không sao,
nếu cho uống thì sẽ làm mất tác dụng do men tiêu hóa đường phân huỷ.
Ampicillin kết hợp với vitamin C tiêm bắp sẽ gây hoại tử → Không nên tiêm bắp
và phối hợp với vitamin C.
+ Gia súc phải làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi.
+ Động vật ốm bị hội chứng thiểu niệu, đặc biệt những con khi sử dụng các
Sulphamid và Aminoglycoside trong điều trị sẽ càng làm suy thận thêm.
2. Phối hợp thuốc kháng sinh không hợp lý làm tăng độc tính của thuốc lên, nên
xuất hiện tai biến. Điều này có thể do dùng quá liều, hoặc do phối hợp các nhóm thuốc
sai nguyên tắc.
3. Do sự tương tác thuốc khi kết hợp với các thuốc trị triệu chứng:


Các kháng sinh ức chế hoạt động ở hệ thần kinh – cơ được sử dụng đồng thời với
các thuốc làm giảm trương lực cơ như: thuốc mê, curare, strychnin, cholin, M-99... sẽ
làm rối loạn hệ hô hấp hay liệt cơ.

Các kháng sinh gây độc cho thận lại phối hợp đồng thời với các thuốc lợi tiểu sẽ
làm tăng khả năng gây độc của thuốc kháng sinh.
Hàm lượng thuốc tự do trong máu tăng lên có thể do:
- Do có sự cạnh tranh protein vận chuyển thuốc tới các tổ chức. Điều này sẽ làm
tăng tiềm năng độc.
Ví dụ: khi sử dụng Penicillin cùng với Phenyl butazon hay aspirin thì 2 thuốc trên
sẽ làm tăng độc lực của penicillin. Aspirin cũng làm tăng độc lực của Sulphamid,
Sulphamid lại làm tăng độc lực của methotrexat…
-Do có sự cạnh tranh khả năng đào thải của thuốc trong thận. Điều này dẫn đến 1
thuốc sẽ bị đào thải chậm. Các sulphamid làm chậm khả năng đào thải Methotrexat,
Phenylbutazon làm chậm khả năng đào thải của Penicillin, Cephalosporin.
4. Tình trạng bệnh lý:
Sự hoạt động của tim, tuần hoàn, thận, gan hay cơ thể bị suy nhược cũng ảnh
hưởng lớn đến sự đào thải của thuốc. Do đó, lượng thuốc không được đào thải ra ngoài sẽ
tăng lên trong máu gây độc cho cơ thể.
5. Do cá tính của loài:
Procain, Penicillin G độc đối với vẹt đuôi dài, rùa, rắn và chuột lang. Mèo rất mẫn
cảm với các kháng sinh có tiềm năng gây độc của thận: Nhóm Aminoglycoside nhất là
Streptomycin. Ngựa mẫn cảm với Lincomycin, Tylosin, Tetracyclin, Levamisol. Chó
chăn cừu lại rất mẫn cảm với Ivemectin.
II. Độc tính và các biểu hiện độc của thuốc:
1. Độc tính của một số loại kháng sinh:
● Streptomycin và các thuốc nhóm Aminoglycoside:
· Gây ra rối loạn ốc tiền đình (mất điều hoà), rối loạn ốc tai (ù tai, mất thính lực),
rối loạn thần kinh (thần kinh mặt, thần kinh chi phối tai, các chi) ở súc vật non, sơ sinh,


đặc biệt là chó. Hậu quả là chúng có thể bị điếc, đi khập khễnh, bại liệt. Streptomycin rất
độc với gia cầm, nếu cho quá liều rất dễ bị chết.
· Độc với thận: gây viêm thận, suy thận.

● Các chất có trọng lượng phân tử cao như Tetracyclin:
· Dùng nhiều ngày gây độc với thận nhất là chó và gia súc non, sẽ bị phù, viêm
thận. Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, đi lỏng.
· Hỏng răng ở trẻ em do liên kết với Ca++

· Ngoài ra còn làm còi xương. Không dùng Tetracyclin cho động vật nhai lại
uống → Làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ.
· Rối loạn tiền đình, mất thăng bằng.
● Chloramphenicol: gây suy tủy, quái thai, biến dị nhất là ở vật non..
● Các kháng sinh đa peptit gây: Suy thận, đái ít, mất điều hoà, giảm trương lực cơ,
suy hô hấp, liệt hô hấp do ức chế thần kinh – cơ.
● Các dẫn xuất Nitrofuran: Viêm nhiều dây thần kinh sau khi dùng thuốc nhiều
ngày, gây viêm thận, suy thận.Như vậy các thuốc kháng sinh khác nhau độc tính sẽ khác
nhau. Nên khi điều trị tác dụng có hại hay gặp các dạng khác nhau:
1. Bệnh ở đường tiêu hoá:
- Với loài ăn tạp: lợn, chó, mèo… khi bị ỉa chảy uống kháng sinh sẽ giảm sự
tổng hợp vitamin K và các vitamin nhóm B do nếu dùng kéo dài do kháng sinh đã diệt
các vi sinh vật có lợi ở đường tiêu hoá, dẫn đến chướng hơi, khó tiêu, nhất là súc vật nhai
lại.
- Với ấu súc: uống nhiều Ampicillin, Tetracyclin, Lincomycin… sẽ gây buồn nôn,
viêm thực quản. Nguy hiểm nhất khi bị tiêu chảy dùng nhiều kháng sinh hay viêm ruột
non, kết tràng do thuốc đã làm thay đổi nhanh khu hệ vi sinh vật đường ruột, gây loạn
khuẩn.


2. Gây nhiễm trùng máu cấp tính:
Những kháng sinh sử dụng điều trị được thải ra ngoài dưới dạng còn hiệu lực,
chúng sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn mẫn cảm trong xoang bụng. Điều này
cũng cho phép các vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát triển.
Bình thường giữa các chủng không có sự cạnh tranh, luôn giữ một hằng số. Khi có

điều kiện, vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát triển rất nhanh, khi đó chúng xâm nhập
vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng độc tố.
Những kháng sinh có hoạt phổ hẹp có tác dụng với vi khuẩn G(+), khi sử dụng
sẽ tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho các vi khuẩn G(-).
Sự đề kháng phi đặc hiệu của cơ thể động vật đặc biệt quan trọng, nhất là trên
ngựa. Bình thường trong ruột già của ngựa có chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi phân giải
xenlluloza cân bằng và kìm hãm các vi sinh vật có hại. Nhưng khi dùng nhiều kháng
sinh, nhất là kháng sinh có chu kỳ gan - mật, nó sẽ vào ruột, tiêu diệt các vi sinh vật có
lợi, làm loạn khuẩn, tạo cơ hội cho salmonella và E.coli phát triển, tăng khả năng kháng
thuốc. Do vậy, ta phải thận trọng khi dùng các kháng sinh thải trừ nguyên vẹn hay các
kháng sinh có chu kỳ gan - mật như Tetracyclin, Tylosin, Lincomycin, Erythromycin…
Gây ra các triệu chứng khác về máu:
-Gây thiếu máu khi dùng Penicillin liều cao
-Thiếu máu hồng cầu to do dùng Sulphamid kéo dài
-Gây thiếu máu do làm dung huyết như: các Sulphamid, axit Nalidicic, Nitro–
furantoin
-Giảm tiểu cầu như các thuốc thuộc nhóm β– lactam,
Tetracyclin,Chloramphenicol, Lincomycin, Tobrammycin
-Giảm bạch cầu như các thuốc thuộc nhóm β – lactam khi tiêm tĩnh mạch liều cao,
Tetracyclin, Lincomycin, đặc biệt là các Sulphamid, axit nalidicic, Nitrofurantonin,
Metrona có thể gây mất bạch cầu có hạt. Các thuốc gây suy tuỷ: Chloramphenicol,
Sulphamid.
3. Dị ứng – shock phản vệ:


Những thuốc kháng sinh hay chính sản phẩm chuyển hoá của chúng có thể gây dị
ứng, chúng được coi là bán kháng nguyên hay “hapten”.
Những thuốc mang nhóm NH2 ở vị trí para như Benzocain, Procain, Sulphonamid,
Sulphonylurea…là những thuốc dễ gây mẫn cảm vì nhóm NH2 dễ bị oxy hoá và sản
phẩm oxy hoá đó sẽ dễ gắn với nhóm – SH của protein nội sinh để thành kháng nguyên.

Phản ứng miễn dịch dị ứng được chia thành 4 typ dựa trên cơ sở của cơ chế miễn dịch:
- Typ I: Hay phản ứng miễn dịch (anaphylactic reactions) do sự kết hợp của
kháng nguyên và kháng thể IgE, gắn thêm bạch cầu ưa base tuần hoàn hoặc các dưỡng
bào. Phản ứng làm giải phóng nhiều chất hoá học trung gian như: histamin, leucotrien,
prostaglandin gây giãn mạch, phù và viêm. Các cơ quan đích của phản ứng này là đường
tiêu hoá ( buồn nôn, đau bụng), da (mày đay, viêm da dị ứng), đường hô hấp (viêm mũi,
hen) và hệ tim mạch ( shock phản vệ).
Các phản ứng này thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc. Các thuốc dễ gây
phản ứng typ I là: thuốc tê Procain, Lidocain, kháng sinh  - lactam, Aminoglycoside, globulin, cocain, vitamin B1 tiêm tĩnh mạch.
Penicillin gây dị ứng cũng theo typ này. Cơ chế dị ứng là:
- lactamase
+ Protein đặc hiệu
Penicillin

Axit peniciloic (penicilenoic)

Kháng

pH

<4

nguyên
+ IgE
Histamin
(Gây dị ứng)

Trên bề mặt tế bào Mast

- Typ II: hay phản ứng huỷ tế bào (cytolytic reactions) xảy ra khi có sự kết hợp

kháng nguyên với kháng thể IgG và IgM, đồng thời có sự hoạt hoá hệ bổ thể. Mô đích
của phản ứng này là các tế bào của hệ tuần hoàn.
Ví dụ: Thiếu máu tan huyết do Penicillin, thiếu máu tan huyết tự miễn do methyl
dopa, ban xuất huyết giảm tiểu cầu do Quinidin, giảm bạch cầu hạt do Sulphamid, luput
ban đỏ hệ thống do Procainamid.


- Typ III: hay phản ứng Arthus, trung gian chủ yểu qua IgG có sự tham gia của
bổ thể. Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo thành phức hợp miễn dịch, phức
hợp này lắng đọng vào nội mạc, gây tổn thương viêm huỷ hoại, được gọi là bệnh huyết
thanh. Biểu hiện lâm sàng thường là: mày đay, ban đỏ, đau, viêm khớp, nổi hạch, sốt.
Thường xảy ra sau 6 – 12 ngày.
Các thuốc có thể gặp là: Sulphonamid, Penicillin, một số thuốc chống co giật, iod,
muối thuỷ ngân, huyết thanh.
Hội chứng Stevens – Johnson là biểu hiện của typ này.
- Typ IV: hay phản ứng nhạy cảm muộn: Trung gian qua tế bào lympho T đã
được mẫn cảm và đại thực bào. Khi các tế bào mẫn cảm tiếp xúc với kháng nguyên sẽ
giải phóng ra các lymphokine gây ra phản ứng viêm. Viêm da tiếp xúc là biểu hiện
thường gặp của typ này
→ Các phản ứng dị ứng thuốc không liên quan đến liều lượng thuốc dùng, số lần
dùng và thường có dị ứng xấu. Vì vậy cần hỏi tiền sử của bệnh súc trước khi dùng thuốc.
Với những thuốc hay gây dị ứng (Penicillin, Lindocain,…) khi dùng phải có sẵn thuốc và
phương tiện cấp cứu (Adrelanin) và cần phải tiến hành test trước.

Hình ảnh tổn thương do dị ứng thuốc penicillin.
4. Ức chế sinh tổng hợp protein:
Gồm các thuốc: Tetracyclin, Chloramphenicol. Khi sử dụng liều cao sẽ gặp các
hiện tượng: ức chế sự đồng hoá, ức chế sự lên da non làm vết thương lâu lành, giảm sức
đề kháng, giảm khả năng sinh kháng thể.
5.Làm liệt sự hoạt động của cơ:



Nhóm Aminoglycoside ảnh hưởng đến hàm lượng Ca++ và ức chế sự dẫn truyền
Axetylcholin tại synap thần kinh.Khi dùng riêng kháng sinh nhóm Aminoglycoside
thường không có hại. Ngược lại khi dùng chung kháng sinh thuộc nhóm này đồng thời
với các thuốc mê hay curare gây tác dụng liệt cơ, nhất là gây liệt cơ hô hấp dẫn đến
ngừng hô hấp.
6. Làm rối loạn hoạt động tuần hoàn:
Tiến hành thí nghiệm trên số lượng lớn động vật đã chỉ ra tác dụng phụ của thuốc
kháng sinh trên hệ tuần hoàn như sau:
-Làm suy giảm hoạt động của tim, giảm lực đẩy của tim, điều này có liên quan
đến hàm lượng Ca++ trong máu, chính Ca++ có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ
tim (Ví dụ: Nhóm Aminoglycoside hay Tetracyclin) có thể trị bằng cách truyền CaCl2
vào tĩnh mạch.
-Làm giãn mạch quản, gây phù loét da do nằm lâu như các Aminoglycoside.
-Giảm tuần hoàn không rõ nguyên nhân như Lincomycin, Chloramphenicol,…
-Một số bệnh súc khi cơ địa thiếu enzym Glucose – 6 – phosphatdehydrogenase
(G6PD) hoặc glutathion reductase sẽ dễ bị thiếu máu, tan máu khi dùng Primaquin,
Quinoin, Pamaquin (thuốc chống sốt rét) , Sulphamid, Nitrofuran…Gen kiểm tra việc tạo
G6PD nằm trên nhiễm sắc thể X không alen trên Y nên nó thường biểu hiện bệnh ở giới
dị giao XY.Những con vật thiếu enzym Met-Hemoglobin reductase khi dùng thuốc sốt
(Pamaquin, Primaquin), thuốc kháng sinh sát khuẩn Chloramphenicol, Sulphon,
Nitrofurantoin, thuốc hạ sốt Phenazol, Paracetamol rất dễ bị Met-Hemoglobin. Như vậy
do sự thiếu hụt di truyền về một enzym nào đó mà một số bệnh súc sẽ có hiện tượng đặc
ứng khi dùng một số thuốc nhất định.
7. Tai biến về thần kinh:
Một số thuốc gây ức chế thần kinh thính giác và tiền đình như: thuốc
Streptomycin làm dây thần kinh VIII rất dễ gây tổn thương nhất là khi điều trị kéo dài và
có suy thận. Độc tính ở đoạn tiền đình thường nhẹ và ngưng thuốc sẽ khỏi, còn độc ở
đoạn ốc tai có thể gây điếc vĩnh viễn, kể cả ngừng thuốc Dihydro streptomycin có tỷ lệ

độc cho ốc tai cao hơn nên không còn được dùng nữa.


×