Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức bón phân chuồng đến năng suất, chất lượng của cây thức ăn Moringa Oleifera trong năm thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỒ ANH THẮNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG
VÀ MỨC BÓN PHÂN CHUỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY THỨC ĂN MORINGA
OLEIFERA TRONG NĂM THỨ HAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỒ ANH THẮNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG
VÀ MỨC BÓN PHÂN CHUỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY THỨC ĂN MORINGA
OLEIFERA TRONG NĂM THỨ HAI
Ngành: Chăn nuôi
Mã ngành: 8.62.01.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoan

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Hồ Anh Thắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, cho phép

tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Trần Thị Hoan và GS.TS. Từ
Quang Hiển với cương vị người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn tới
các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Sự sống,
Khoa Chăn nuôi Thú y, bộ phận quản lý đào tạo Sau Đại học thuộc phòng
Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2019
Tác giả

Hồ Anh Thắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Giới thiệu về cây M. oleifera ..................................................................... 3
1.2. Đặc điểm sinh vật học, thành phần hóa học của cây Moringa oleifera ..... 3
1.2.1. Đặc điểm sinh vật học ............................................................................. 3
1.2.2. Thành phần hóa học của Moringa oleifera ............................................. 5
1.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Moringa oleifera .......................................... 6
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây thức ăn
gia súc ................................................................................................................ 7
1.3.1. Ảnh hưởng của phân bón ........................................................................ 7
1.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng................................................................. 12
1.3.3. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt ............................ 12
1.3.4. Ảnh hưởng của chiều cao cắt ................................................................ 14
1.3.5. Ảnh hưởng của nước ............................................................................. 15
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về cây M. oleifera....... 16
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................... 16
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........21
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 21
2.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 24

2.4. Xử lý số liệu ............................................................................................. 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 26
3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của M.
oleifera trong năm thứ hai ............................................................................... 26
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sinh khối ......................... 26
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lá tươi .............................. 28
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến vật chất khô ..................................... 29
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sản lượng ......................................... 31
3.2. Ảnh hưởng của mức bón phân chuồng đến năng suất và chất lượng
của M. oleifera trong năm thứ hai ................................................................... 34
3.2.1. Ảnh hưởng của mức bón phân chuồng đến năng suất sinh khối .......... 34
3.2.2. Năng suất lá tươi của M.oleifera ở các mức bón phân chuồng............. 37
3.2.3. Năng suất vật chất khô của M.oleifera ở các mức bón phân chuồng ... 38
3.4. Thành phần hóa học của lá ở các mức bón phân chuồng ........................ 40
3.3.5. Sản lượng M.oleifera ở các mức bón phân chuồng .............................. 41
3.3.6. Hiệu lực sản xuất của các mức bón phân chuồng ................................. 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ash


:

Khoáng tổng số

CF

:

Xơ thô

CP

:

Protein thô

cs

:

Cộng sự

DM

:

Vật chất khô

DXKN


:

Dẫn xuất không chứa nitơ

EE

:

Lipit thô

GE

:

Năng lượng thô

K

:

Kali

KCC

:

Khoảng cách cắt

KL


:

Khối lượng

N

:

Nitơ

NFE

:

Dẫn xuất không chứa nitơ

NS

:

Năng suất

NT

:

Nghiệm thức

P


:

Phốt pho

Pr

:

Protein

SL

:

Sản lượng

TB

:

Trung bình

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

VCK


:

Vật chất khô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Bố trí thí nghiệm 1 ...................................................................... 22

Bảng 2.2.

Bố trí thí nghiệm 2 ...................................................................... 23

Bảng 3.1.

Năng suất sinh khối của M.oleifera ở mật độ trồng khác
nhau (tạ/ha/lứa)............................................................................ 26

Bảng 3.2.

Năng suất lá tươi của M.oleifera ở mật độ trồng khác nhau
(tạ/ha/lứa) .................................................................................... 28


Bảng 3.3

Năng suất vật chất khô của M.oleifera ở mật độ trồng khác
nhau (tạ/ha/lứa)............................................................................ 30

Bảng 3.4.

Sản lượng của M.oleifera ở mật độ trồng khác nhau
(tấn/ha/năm)................................................................................. 31

Bảng 3.5.

Năng suất sinh khối của M.oleifera ở các mức bón phân
chuồng khác nhau (tạ/ha/lứa) ...................................................... 34

Bảng 3.6.

Năng suất lá tươi của M.oleifera ở các mức bón phân
chuồng khác nhau (ta/ha/lứa) ...................................................... 37

Bảng 3.7.

Năng suất vật chất khô của M.oleifera ở các mức bón phân
chuồng khác nhau (ta/ha/lứa) ...................................................... 39

Bảng 3.8.

Thành phần hóa học lá M.oleifera ở các mức bón phân
chuồng khác nhau ........................................................................ 40


Bảng 3.9.

Sản lượng sinh khối, lá tươi, vật chất khô của M.oleifera ở
các mức bón phân chuồng khác nhau (tấn/ha/năm) .................... 42

Bảng 3.10. Hiệu lực sản xuất ở các mức bón phân chuồng khác nhau ......... 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Biểu đồ mối quan hệ giữa mật độ trồng với năng suất sinh khối ..... 28

Hình 3.2.

Biểu đồ mối quan hệ giữa mật độ trồng và năng suất lá tươi ...... 29

Hình 3.3.

Biểu đồ mối quan hệ giữa mật dộ trồng và năng suất VCK ........ 31

Hình 3.4.

Biểu đồ mối quan hệ giữa mật độ trồng và sản lượng VCK ....... 32


Hình 3.5.

Biểu đồ mối quan hệ giữa mức phân chuồng và năng suất
sinh khối ....................................................................................... 36

Hình 3.6.

Biểu đồ mối quan hệ giữa mức phân chuồng và năng suất lá tươi ...... 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ. Người chăn nuôi sử dụng
thức ăn hỗn hợp kết hợp với thức ăn xanh nhằm giảm chi phí thức ăn, đồng
thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc nghiên cứu nguồn cây thức ăn xanh
có giá trị dinh dưỡng cao, ít nhiễm mầm bệnh phục vụ cho chăn nuôi là rất
cần thiết. Trong những năm gần đây, người dân đã trồng và sử dụng nhiều
loại cây thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong đó có cây Cây Moringa oleifera
Lam (M. oleifera). Cây M. oleifera có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, ở các
vùng nhiệt đới, á nhiệt đới thuộc châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, Châu Á. Lá của
cây M. oleifera giàu protein, từ 30 - 40 % vật chất khô tùy theo tuổi lá và khu
vực trồng, giàu sắc tố, carotenoids tổng khoảng 700 mg/kg VCK, carotene
khoảng 300 mg/kg VCK. Vì vậy, lá tươi và bột lá M. oleifera là một nguồn
thức ăn quý, giàu protein và sắc tố đối với vật nuôi và M. oleifera là một trong

các cây thức ăn xanh có triển vọng tốt cho việc sản xuất bột lá bổ sung vào
thức ăn cho vật nuôi.
Đề tài này là một phần đề tài của nghiên cứu sinh, chúng tôi hợp tác cùng
nhau thực hiện. Nghiên cứu sinh đã theo dõi năm thứ nhất, tôi tiếp tục thực hiện
đề tài và theo dõi năm thứ hai.
Trong chăn nuôi gia cầm, chính vì muốn cải thiện độ vàng của da,
lòng đỏ trứng, đồng thời làm tăng hương vị thịt gia cầm, người chăn nuôi
đã bổ sung bột thực vật giàu sắc tố vào thức ăn. Bổ sung bột lá cây thức ăn
chứa sắc tố để được sản phẩm vừa có màu sắc hấp dẫn người tiêu dùng,
vừa đảm bảo an toàn thực phẩm lại không ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Hiện nay, các loại bột lá cây thức ăn xanh thường được sản xuất là
bột lá keo giậu, bột hoa cúc, bột cỏ Stylo, bột lá sắn…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
Tuy M. oleifera là loại cây trồng có tiềm năng nhưng lại ít được nghiên
cứu và quan tâm nhiều tới kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác để có được
năng suất tốt nhất phục vụ cho việc sản xuất bột lá thực vật.
Chính vì vậy, để góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cây M.
oleifera sử dụng trong chăn nuôi, chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của
mật độ trồng và mức bón phân chuồng đến năng suất, chất lượng của cây
thức ăn Moringa oleifera”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xác định được mật độ trồng và mức bón phân chuồng thích hợp để áp
dụng vào canh tác cây M. oleifera nhằm đạt được năng suất chất xanh và
bột lá cao.
Xác định được thành phần hóa học của lá và bột lá để làm dữ liệu xây

dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà mà trong đó bột lá M. oleifera là một
trong những nguyên liệu thức ăn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho ngành thức ăn gia súc những hiểu
biết về ảnh hưởng của mật độ trồng và mức bón phân chuồng đến năng suất
chất xanh và thành phần hóa học của cây M. oleifera. Kết quả nghiên cứu này
có thể sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực thức ăn
và dinh dưỡng vật nuôi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng các kết quả của đề tài này trong sản xuất sẽ nâng cao năng
suất chất xanh, bột lá, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về cây M. oleifera
Cây Moringa oleifera Lam (Chùm Ngây) thuộc ngành ngọc lan
Magnoliophyta, lớp ngọc lan Magnoliopsida, bộ Chùm Ngây Moringales, họ
Chùm Ngây Moringaceae, chi Chùm Ngây Moringa (Foidl, 2001).
Moringa oleifera là loại cây có xuất xứ từ vùng Nam Á, cây có tốc độ
sinh trưởng nhanh và là cây trồng quan trọng ở nhiều nước như: Ấn Độ,
Ethiopia, Philippines hiện đang phát triển tại một số nơi thuộc Châu Phi, châu
Á nhiệt đới, châu Mỹ La tinh, vùng Caribean, Florida và quần đảo thuộc Thái

Bình Dương. (Fahey, 2005) cây mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng
ở nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao (Từ Quang Hiển, 2019).
Ở nước ta, cây này mọc hoang hoặc được trồng ở các tỉnh phía Nam từ
Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết vào đến Kiên Giang và cả đảo Phú Quốc.
Moringa oleifera thích hợp và phát triển tốt nhất ở nơi có độ cao dưới
600m, chịu hạn, sinh trưởng tốt ở những nơi có lượng mưa hàng năm từ 250
– 1.500 mm. Tuy nhiên ở những nơi có độ cao 1.200m cây M. oleifera vẫn
phát triển bình thường (Bennett và cs, 2003).
Moringa oleifera là loài cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, thích hợp với
đất cát khô và có khả năng chịu hạn hán. Theo một số báo cáo thì chi
Chùm Ngây chịu được nhiệt độ từ 18,7 – 28,5 0C và pH khoảng 4,5 – 8
(Lê Văn Huấn, 2010).
1.2. Đặc điểm sinh vật học, thành phần hóa học của cây Moringa oleifera
1.2.1. Đặc điểm sinh vật học
Moringa oleifera thuộc nhóm cây thân gỗ, có thể mọc cao từ 5 đến 10 m,
phân nhánh nhiều, thân có thiết diện tròn. Thân non màu xanh có lông, thân
già màu xám có nốt sần. Lá kép hình lông chim 3 lần lẻ, dài 30 - 60 cm, màu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
xanh mốc, mọc cách, có 5 - 7 cặp lá phụ bậc 1,4 - 6 cặp lá phụ bậc 2,6 - 9 cặp
lá chét. Lá chét dài 12 - 20 mm hình trứng, mọc đối, mặt trên xanh hơn mặt
dưới, gai nhỏ có lông ở chỗ phân nhánh, lá kép lông chim, gân lá hình lông
chim, nổi rõ mặt dưới, cuống lá dài 18 - 25 cm.
Cụm hoa dạng chùm sim mọc ở nách lá hay ngọn cành. Hoa không đều
lưỡng tính, màu trắng hơi vàng, mùi thơm, hình dạng giống hoa đậu, có cuống
dài 1 – 2 cm, có lông tơ. Trục phát hoa màu xanh, có lông dài 10 - 15 cm. Lá bắc

hình vảy nhỏ, có lông. Đài hoa 5, rời, đều, hơi cong hình lòng muỗng, màu trắng,
dài 1 cm, rộng 0,4 cm. Cánh hoa 5, rời, không đều, cánh hoa dạng thìa, màu
trắng hơi vàng, phấn nằm ngoài, dài hơn nhị bất thụ và đối diện với cánh hoa,
nhị bất thụ nằm xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị có kích thước to ở dưới, màu vàng, dài
0,6 – 1 cm, có lông. Bao phấn 2 ô, hình bầu dục, màu vàng, hướng trong. Bộ
nhụy 3 lá noãn dính, tạo thành bầu trên 1 ô, mang nhiều noãn, đính noãn bên, có
lông. Vòi nhụy màu xanh, dài 1,8 cm, có nhiều lông. Đầu nhụy hình trụ, màu
vàng, có lông (Trần Việt Hưng và Võ Duy Huấn, 2007). Cây cho nhiều lá vào
cuối mùa khô và trổ hoa vào các tháng 1 – 2. Quả dạng nang treo, dài 25 - 30
cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh, quả
khô màu vàng xám. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan.
Khi để giống M. oleifera bằng hạt cần lưu ý rằng: Tỷ lệ nẩy mầm của hạt
giảm rất nhanh theo thời gian bảo quản, hạt mới thu hoạch tỷ lệ nẩy mầm là
60 - 90%, sau 2 tháng giảm xuống chỉ còn 48%, sau 3 tháng trong điều kiện
bảo quản thông thường thì chỉ còn 7,5%.
Cây trồng từ hạt, trong giai đoạn cây con thường yếu nên cần được chăm
sóc tốt và trong điều kiện bóng mát còn đối với biện pháp giâm cành cũng có
thể thực hiện, tuy nhiên hiệu quả không cao do hệ số nhân giống thấp, người
ta thường tiến hành giâm cành vào mùa mưa, khi điều kiện không khí đạt
được độ ẩm thích hợp. Ở Việt Nam cây trổ hoa nhiều đợt trong một năm. Quả
chín, hạt giống phát tán khắp nơi theo gió và nước hoặc được mang đi bởi
những loài động vật ăn hạt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
Do M. oleifera có khả năng tái sinh chồi mạnh nên người ta thường
lựa chọn phương pháp nhân giống in vitro để nhân giống cây M. oleifera

nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp trồng bằng hạt hoặc giâm
cành. Với nguồn nguyên liệu là đoạn chồi từ cây mẹ đã chọn lọc, chỉ trong
một thời gian ngắn người ta có thể tạo ra lượng lớn cây con có chất lượng
tốt, đồng đều, đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và thương mại vớigiá thành
sản xuất thấp, phù hợp với sản xuất đại trà.
1.2.2. Thành phần hóa học của Moringa oleifera
Tác giả Caceres và cs (1991) đã cho biết rễ cây M. oleifera chứa các
hợp chất glucosinolat như: 4-(α-L-rhamnosyloxy) benzyl glucosinolat
(khoảng 1%), sau khi chịu tác động của enzym myrosinase sẽ cho 4- (α-Lrhamnosyloxy) benzylisothiocyanat, glucotropaeolin (khoảng 0.05%) và
benzylisothiocyanat.
Nhựa cây M. oleifera chiết từ vỏ cây có chứa arabinose, galactose, acid
glucuronic và vết rhamnose. Từ chất leucoanthocyanin đã được chiết và xác định
là leucodelphinidin, galactopyranosyl, glucopyranosid theo Vidya Sabale (2008).
Lá M. oleifera Chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoid và phenolic như
kaempferol 3- O - α - rhamnosid, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin,
quercetin 3-O-β- glucosid. Các flavonol glycosid được xác định đều thuộc
nhóm kaempferid nối kết với các rhamnosid hay glucosid (theo Manguro và
Lemmen, 2007).
Hoa M. oleifera chứa polysaccharid được dùng làm chất phụ gia trong kỹ
nghệ dược phẩm (theo Vidya Sabale, 2008).
Hạt M. oleifera chứa glucosinolat như trong rễ, có thể lên đến 9%
sau khi hạt đã được khử chất béo. Các acid loại phenol carboxylic như 1β - D - glucosyl 2, 6 dimethyl benzoat. Ngoài ra hạt còn chứa chất béo (33
– 38%) được dùng trong dầu ăn và kỹ nghệ hương liệu, thành phần chính
gồm các acid béo như acid oleic (60 – 70%), acid palmitic (3 – 12%), acid
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

stearic (3 – 12%) và các acid béo khác như acid behenic, acid eicosanoic
và acid lignoceric. Chùm Ngây là mặt hàng thực phẩm quan trọng, được
chú ý đến như là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên của vùng nhiệt đới. Lá
Chùm Ngây giàu β-caroten, protein, vitamin C, calcium, kali và dồi dào
chất chống oxi hóa tự nhiên như acid ascorbic, flavonoids, phenolic và
carotenoid (theo Sudhir Kumar và cs, 2010).
1.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Moringa oleifera
Theo Fahey (2005) lá Chùm Ngây chứa rất nhiều vitamin và muối
khoáng với hàm lượng cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A
cao gấp 4 lần trong cà rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp
3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp và ngay cả protein cũng cao
gấp 2 lần trong sữa.
Ngoài ra, trong lá Moringa oleifera còn chứa hàm lượng cao carotenoid
hoạt tính sinh học, tocopherols và vitamin C. Các nghiên cứu dịch tễ học đã
chứng minh rằng các loại rau quả giàu carotenoid có liên quan đến giảm nguy
cơ ung thư, bệnh tim mạch, sự thoái hoá điểm vàng và sự hình thành đục thuỷ
tinh thể (Bennett và cs, 2003). Những chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp
làm giảm sự thiếu hụt dinh dưỡng và chống lại nhiều căn bệnh mãn tính.
Hoa Chùm Ngây có thể dùng làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước
phương Tây sản xuất trà hoa Chùm Ngây bán ngoài thị trường). Nó cũng là
nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có
thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây.
Hạt Chùm Ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 – 40% trọng
lượng hạt, trong đó chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid
stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt được dùng để ăn như đậu
phụng. Dầu Chùm Ngây ăn được và còn được dùng để bôi trơn máy móc,
dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây thức ăn
gia súc
Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất,
chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, khoảng cách
giữa các lần thu cắt, phân bón… trong số đó, phân bón, mật độ trồng, tưới nước và
khoảng cách cắt đóng vai trò quan trọng, cần được nghiên cứu.
1.3.1. Ảnh hưởng của phân bón
Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố
dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng
của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù
hợp với nhu cầu của loại cây trồng. Lượng phân bón nhiều hay ít và các loại
phân bón khác nhau từ đó sẽ dẫn đến sự khác nhau về năng suất, sản lượng,
thành phần các chất dinh dưỡng của cây trồng.
Theo tác giả Từ Quang Hiển và cs (2002) hàng năm chúng ta cần bón bổ
sung một lượng phân bón nhất định cho cây trồng để bù đắp sự thiếu hụt dinh
dưỡng trong đất. Tác giả cho biết, cứ mỗi năm, một bãi chăn thả với sản lượng
cỏ khô khoảng 2,5 tấn/ha/năm (bãi chăn thuộc loại trung bình) sẽ tiêu tốn khoảng
70 kg N; 7,5 kg P; 60 kg K2O và 37 kg Ca/ha do đó phải bù đắp một lượng phân
bón lớn hơn thế.
1.3.1.1. Ảnh hưởng của phân chuồng
Thành phần của phân chuồng phụ thuộc nhiều vào loài gia súc và phương
pháp bảo quản. Bón phân chuồng thường có tác dụng ngay, vì trong phân
chuồng có một lượng đạm nhất định (Lê Văn Căn, 1978). Tuy nhiên, phân
chuồng chưa phải là loại phân hoàn chỉnh. Vì vậy, khi dùng phân chuồng phải
kết hợp với các phân giàu đạm, lân, kali để tăng độ phì nhiêu cho đất (Đào Văn
Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007).
Bón nhiều phân chuồng cũng có tác dụng khử chua của đất, Amoniac

trong nước tiểu và các sản phẩm mang tính kiềm cao có trong phân chuồng
cũng làm cho đất mất chua, đồng thời không ảnh hưởng tới các chất dinh
dưỡng khác trong đất (trích Từ Quang Hiển, 2019).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
Bón phân chuồng có thể cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây, làm
tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Đặc biệt, bón phân hữu cơ làm tăng số
lượng và cường độ hoạt động của vi sinh vật trong đất, góp phần làm tăng
thêm hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng.
Kết quả nghiên cứu giống keo giậu Hawaii trồng trên đất xám có pH =
4,7 của Viện Chăn nuôi Quốc gia phối hợp với Trường Đại học Nông lâm
thành phố Hồ Chí Minh tại Thủ Đức cho thấy: Keo giậu Hawaii được bón lót
5 tấn phân chuồng/ha và bón thúc bằng phân hóa học N, P, K cho năng suất
chất khô là 3,5 tấn/ha/năm. Nhưng khi được bón lót 10 tấn phân chuồng/ha và
bón thúc bằng 30 kg N, 60 kg P2O5, 40 kg K2O/ha đã đưa năng suất chất khô
đạt 4 tấn/ha/năm. Trong đó, số lượng lá chiếm tới 46%, hàm lượng protein
trong chất khô chiếm 20,5% và xơ thô chiếm 17,0% (Bùi Xuân An và Ngô
Văn Mận, 1981).
Mức bón phân chuồng cho sắn dao động từ 5 đến 10 tấn/ha, tùy thuộc
vào hàm lượng các chất dinh dưỡng và tỷ lệ mùn trong đất cao hay thấp
(Nguyễn Thế Đặng và cs, 2003).
Nếu tăng mức bón phân chuồng thì lượng đạm, khoáng từ phân hóa học
có thể giảm xuống. Đó là hệ quả của việc tăng dung tích hấp thu, tạo diện tích
thừa để giữ ion NH4+, đồng thời quá trình này sẽ làm tăng lượng phức chất,
làm tăng pH đất và làm giảm độ chua của đất, mặt khác, nó cũng giải phóng
lân và tăng độ hòa tan của lân. Chính vì vậy, tăng lượng phân chuồng bón cho

đất sẽ tăng độ phì của đất và tăng khả năng sử dụng của cây trồng. Liều lượng
phân chuồng thường được sử dụng bón cho cây thức ăn xanh thường vào
khoảng 10 - 20 tấn/ha/năm.
Như vậy, bón phân chuồng đã cung cấp cho đất mùn, các khoáng đa, vi
lượng và đã làm tăng sản lượng cây thức ăn xanh. Tuy nhiên phân chuồng có
thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh cho vật nuội do đó cần phải ủ và xử lý cẩn
thận trước khi bón.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
1.3.1.2. Ảnh hưởng của phân đạm
Trong 13 loại dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng thì đạm đứng vị trí hàng
đầu. Cây trồng hấp thu nitơ từ đất dưới 2 dạng ion: nitơ oxy hóa (NO 3-) và
nitơ khử (NH4+), sau đó ion kết hợp với carbohydratio tạo thành aminoacids,
amides, amines; các aminocaid kết hợp lại với nhau tạo thành protein (Ngô
Ngọc Hưng và cs, 2004). Do vậy, nếu cây được cung cấp nitơ cao thì hàm lượng
protein trong cây sẽ cao. Tuy nhiên, đây là loại phân bón dễ thất thoát, đặc biệt
thường bay hơi khiến lượng đạm mà cây trồng hấp thụ được chỉ từ 30 - 40%
lượng cung cấp. Việc sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí là vấn
đề cần được quan tâm.
Ngoài ra, đạm còn là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho lá
cây, đây chính là yếu tố thiết yếu giúp thực vật quang hợp, biến đổi năng lượng
của ánh sáng để chuyển đổi nước và carbonic thành đường bột. Phân đạm là thức
ăn chính cho cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển, lá có khích thước lớn từ đó
tăng khả năng quang hợp và tăng năng suất cây trồng.
Đạm ure dùng để bón cho cây (NH2)2CO là chất rắn màu trắng, tan tốt
trong nước, chứa khoảng 46% N. Khi gặp nước sẽ bị thủy phân tạo thành đạm

amôn (NH4+), đây là loại đạm cây có thể hấp thụ được. Tuy nhiên lượng amôn
lớn, cây trồng không hấp thụ hết thì amôn nhanh chóng thủy phân, phân giải
thành amoniac (NH3-).
Đạm (nitơ) có trong thành phần chất diệp lục, nguyên sinh chất, đạm có
trong thành phần protein, các axit amin và các hợp chất khác tạo nên tế bào.
Đạm còn có trong các men của cây, trong ADN, ARN, nơi khu trú các thông
tin di truyền của nhân bào (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2007).
Trần Thị Hoan (2012) khi bón phân đạm cho sắn cho thấy thành phần
hóa học của lá sắn thay đổi không lớn. Khi bón đạm tăng từ 0 kg N lên 80 kg
N/ha/lứa cắt, tỷ lệ lipit, khoáng tổng số, xơ trong VCK giảm dần (tỷ lệ lipit từ
9,09% xuống 8,18%; khoáng tổng số từ 14,28% xuống 13,31%; tỷ lệ xơ giảm từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
14,28% xuống 13,31%). Do bón đạm tăng làm hàm lượng xơ giảm, điều này giải
thích cho việc bón đạm nhiều lá mềm hơn, gia súc thích ăn hơn. Khi tăng lượng
đạm từ 0 kg lên 80 kg thì hàm lượng dẫn xuất không đạm tăng dần, chứng tỏ
tăng lượng đạm làm tăng khả năng tích lũy dẫn xuất không đạm của lá sắn.
Điều đặc biệt là khi tăng mức bón đạm lên 80 kg N/ha/lứa cắt thì không
những không làm tăng mà còn làm giảm sản lượng lá sắn tươi. Theo nghiên
cứu thì sản lượng lá sắn tươi đạt cao nhất ở mức bón 60 kg N tương tự cũng
mức bón đó sản lượng protein đạt cao nhất.
Nguyễn Đặng Toàn Chương (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức
phân NPK (công thức 2:1:1) và 3 loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng
suất và chất lượng lá cây M. oleifera. Kết quả là mức bón 70 kg N - 35 kg
P O - 55 kg K O/ha/năm đã giúp cây sinh trưởng và năng suất chất xanh cao
2


5

2

hơn hẳn các mức bón NPK thấp hơn. Điều này phù hợp với đặc tính sinh học
của cây trồng, khi được cung cấp một lượng dinh dưõng cao, hợp lý sẽ sinh
trưởng tốt hơn. Trong các loại phân hữu cơ bón cho M. Oleifera, phân gia súc
có tác động đến sinh trưởng và năng suất lớn hơn phân xanh, phân rác.
Bùi Quang Tuấn (2005) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các mức
bón phân ure khác nhau đến năng suất, thành phần hóa học, cũng như hiệu
quả của đầu tư phân bón đối với cỏ Voi, cỏ Ghi nê. Kết quả cho thấy mức bón
phân urê thích hợp đối với cỏ Voi là 100kg N/ha/lứa cắt, cỏ Ghi nê là 50
kgN/ha/lứa cắt. Điểm nổi bật là bón phân urê đã cải thiện được tỷ lệ protein
thô trong cây thức ăn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mức bón phân urê đến chất
lượng của thức ăn không rõ như ảnh hưởng đến năng suất của cây thức ăn.
Với mức phân bón 100 kg urê/ha, năng suất chất xanh của cỏ voi đạt
36,30 tấn/ha/lứa cắt, của cỏ ghi nê đạt 23,40 tấn/ha/lứa cắt, còn với mức bón
200 kg urê/ha năng suất của cỏ voi và cỏ ghi nê tương ứng đạt 45,88 tấn và
27,97 tấn/ha/lứa (Bùi Quang Tuấn, 2005). Năng suất chất xanh lứa 1 của 2
dòng cao lương trong thí nghiệm của Nguyễn Thanh Nhàn năm 2014 cao hơn
so với năng suất của cỏ voi, nhưng ở 2 lứa tiếp theo thì thấp hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
Mendieta araica và cs. (2013) đã nghiên cứu về mức bón đạm cho cây M.
oleifera với 4 nghiệm thức là 0 - 261 - 521 - 782 kg N/ha/năm. Kết quả cho

thấy khi bón ở mức 521 kg N/ha/năm thì cây M. oleifera cho năng suất chất
xanh và VCK cao nhất.
Khi lượng đạm bón cho đồng cỏ, cây thức ăn tăng, mức nitrat sẽ tăng
theo. Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác với khả năng ngộ độc nitrat, nếu bón quá
liều lượng. Do đó, cần xác định mức bón phân đạm thích hợp cho từng loại
đất, từng loại cây trồng nhằm tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh
tế, không để lại hậu quả cho cây trồng và môi trường.
1.3.1.3. Ảnh hưởng của phân lân
Photpho là một nguyên tố đa lượng đóng vai trò rất quan trọng trong sự
sinh trưởng của thực vật và động vật. Photpho còn có tác dụng làm tăng
cường phát triển bộ rễ cây (đặc biệt là thời kỳ đầu sinh trưởng). Photpho
giúp cho quá trình photphoril hóa cacbonhydrat để hình thành nên tinh bột
(Nguyễn Công Vinh, 2002).
Kết quả nghiên cứu của Công Doãn Sắt và Hoàng Văn Tám (2000) cho
thấy tùy thuộc vào loại đất và giống cỏ để bón liều lượng lân cho phù hợp.
Hàm lượng photpho bón cho đất thích hợp vào khoảng 40 kg đến 120 kg
P2O5/ha. Phân lân phân giải chậm, vì vậy phải bón toàn bộ lượng phân một
lần khi gieo, trồng và bón vào cuối thu hoặc đầu xuân đối với đồng cỏ từ
năm thứ 2 trở đi.
1.3.1.4. Ảnh hưởng của phân Kali
Kali là một khoáng đa lượng vô cùng thiết yếu cho cây sắn sinh trưởng.
Kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào, kích thích sự
hoạt động của các men, làm cho cây tăng cường trao đổi chất, tăng hình thành
axit hữu cơ, tăng trao đổi đạm, do vậy mà hạn chế tích lũy nitrat trong lá. Nó
còn giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, tăng cường sự hình thành bó
mạch, giúp cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ lốp cho cây, chống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





12
bệnh, chống rét... Kali còn có vai trò vận chuyển hydratcacbon từ thân, lá
về củ và làm tăng tỷ lệ tinh bột trong củ. Khi bón đầy đủ đạm, lân nhưng thiếu
kali thì năng suất giảm rõ rệt (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Ngoạn (2007) cho thấy tùy thuộc vào
hàm lượng kali trong đất nhiều hay ít mà mức bón kali cho sắn dao động từ 80
kg đến 180 kg K2O/ha.
Phân kali chủ yếu được bón kết hợp với các loại phân khác như N. P...
liều lượng phân kali bón riêng biệt cho cây thức ăn thường ít được quan tâm
và nghiên cứu, chính vì thế mà ảnh hưởng của phân kali tới các loại cây thức
ăn cũng chính là sự ảnh hưởng của các loại phân bón kết hợp cùng.
Tóm lại: xác định được mức bón phân đạm hợp lý sẽ giúp cho ta có cơ
sở để bổ sung hàm lượng cho cây giúp cây thức ăn tăng năng suất và phẩm
chất lá làm nguồn bổ sung thức ăn trong chăn nuôi
1.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng
Theo Từ Quang Hiển (2019), khoảng cách trồng được biểu thị bằng
hàng cách hàng và cây cách cây; khoảng cách trồng càng dày thì mật độ
trồng càng cao. Nếu trồng quá thưa cây không sử dụng hết đất cũng như
không gian dẫn đến lãng phí đất, cỏ dại mọc nhiều, sản lượng cây thức ăn
xanh thấp; ngược lại trồng quá dày cây không đủ đất cũng như không gian
cho sự sinh trưởng, phát triển của phần trên và dưới mặt đất dẫn đến cây
phát triển mạnh chiều cao, thân bé, yếu ớt, che bóng lẫn nhau và gây ảnh
hưởng tới quá trình quang hợp của cây, rễ nhỏ không khỏe, không đâm sâu
và vươn xa hệ quả là cây chết nhiều sau vài lần thu hoạch và sản lượng
thấp. Tùy theo giống cây trồng, tuổi thu hoạch và các yếu tố khác mà xác
định khoảng cách/mật độ trồng thích hợp.
1.3.3. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt
Thời gian giữa các lần thu hoạch kể từ lứa cắt lần thứ nhất trở đi gọi là
tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt. Ví dụ: Trồng từ tháng 3 đến tháng 7 được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13
cắt đợt thứ nhất, sau khoảng thời gian nhất định để cây tái sinh chồi, dự trữ đủ
dinh dưỡng ta tiến hành thu cắt đợt 2. Tiếp tục như vậy thu cắt đợt 3,4,5... thì
khoảng thời gian giữa các đợt thu cắt người ta gọi là khoảng cách cắt (KCC).
Voisin (1963) đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề KCC và khẳng
định: Một cây thức ăn nếu được cắt trước khi rễ và những phần còn lại
của lứa cắt trước chưa dự trữ đủ dinh dưỡng thì tái sinh sẽ gặp khó khăn
và có thể không tái sinh được. Nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng 1/2 tuổi thu
hoạch thích hợp thì năng suất chỉ còn 1/3. Nếu tăng thêm 50% thời gian
của tuổi thu hoạch thích hợp thì chỉ tăng năng suất 20%, nhưng chất
lượng giảm, tỷ lệ chất xơ tăng.
Tùy theo vĩ độ (khu vực) khác nhau và dạng đồng cỏ sinh trưởng có thể thu
hoạch cỏ 2 - 10 lần/năm. Tuy nhiên, để thu hoạch đạt đến sản lượng cao nhất và
chất lượng tốt nhất thường dựa vào thời điểm cây thành thục. Nếu cắt quá thưa
(ít lần/năm), cây sẽ già, chất lượng kém đi, lứa tái sính sau (đối với cây có khả
năng tái sinh) cũng bị ảnh hưởng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng cây
thức ăn. Ngược lại, nếu cắt với tần suất dày (quá nhiều lần/năm), lúc này cây
chưa sinh trưởng tối đa đã bị thu cắt, không đủ thời gian cho việc tổng hợp các
chất dinh dưỡng dư thừa ở bộ phận trên mặt đất (thân, lá) để vận chuyển ngược
xuống phần gốc, rễ dùng cho việc tái sinh tiếp theo Từ Trung Kiên (2011).
Theo Từ Quang Hiển và cs. (2002) đưa ra khoảng cách cắt một số giống
cỏ phổ biến như sau: cỏ voi có tuổi thu cắt lứa sinh trưởng (tính từ lúc trồng
tới lúc thu hoạch lần đầu - lứa đầu) là khi cây được từ 2 - 2,5 tháng và những
lần cắt lứa tái sinh sau đó thì phụ thuộc vào mùa vụ, đối với vụ hè thu cứ 30 50 ngày và vụ đông xuân cứ 50 - 65 ngày cắt một lần; tương tự với cỏ
pangola thu hoạch lứa đầu khi cây được từ 2 - 3 tháng, các lứa tiếp theo cũng

tùy theo mùa vụ, cắt ở 50 - 60 ngày đối với vụ hè thu và 60 - 90 ngày đối với
vụ đông xuân; cỏ Tây Nghệ An (cỏ ghi nê) cắt lứa đầu lúc cây được 50 - 70
ngày, cắt lứa tiếp theo lúc cây 40 - 50 ngày đối với vụ hè thu và 70 - 80 ngày
đối với vụ đông xuân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14
Bùi Quang Tuấn (2005a) khi tăng tuổi thu cắt của cỏ voi từ 30 ngày tuổi
lên 60 ngày tuổi, tỷ lệ chất khô tăng, xơ thô tăng từ, trong khi đó tỷ lệ protein thô
giảm. Tương tự ở cỏ ghi nê cũng như vậy. Còn theo nghiên cứu của Vũ Chí
Cương và cs. (2010) cho biết, khi tăng tuổi thu cắt của cỏ voi từ 35 ngày tuổi lên
50 ngày tuổi, tỷ lệ chất khô tăng, xơ thô tăng, nhưng tỷ lệ protein giảm. Như vậy,
hai kết quả của hai nghiên cứu này trùng khớp với nhau.
Theo Điền Văn Hưng (1964) thì cỏ thân đứng thu hoạch sau trồng và sau thu
hoạch là trên 60 ngày. Cỏ thân bụi thu hoạch sau trồng là 60 ngày, sau cắt là 30 - 45
ngày. Cỏ thân bò thu hoạch sau trồng là 50 - 55 ngày, sau cắt là 30 - 45 ngày.
Cây keo giậu thu hoạch lứa đầu khi cây cao 1,5 - 1,6 m, thông thường
mất 4-5 tháng để đạt được độ cao như trên. Các lứa tiếp sau, thời gian thu cắt
khoảng 40 - 45 ngày (khi nhánh tái sinh đạt từ 60 - 70 cm). Cây Flemingia
macrophilla (cây Đậu Sơn Tây) có thể thu cắt chất xanh khi thân cao 0,81m (cắt ngọn lá làm thức ăn cho bò cắt chừa lại gốc cây cách mặt đất 3035cm để cây tạo tán). Sau lần cắt trước 90 - 100 ngày khi tán cành mọc cao
lên 50cm, nếu có nhu cầu sử dụng thì lại cắt tiếp. Thân lá cắt được sử dụng
làm thức ăn cho dê, làm phân xanh hoặc phủ gốc cây lâu năm để tạo mùn
(theo Lê Đức Ngoan và cs, 2006).
Như vậy, có thể thấy tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt không chỉ ảnh
hưởng tới năng suất mà còn ảnh hưởng tới chất lượng, thành phần hóa học
của cây thức ăn. Khoảng cách giữa hai lần cắt vào khoảng 30- 60 ngày, tùy
thuộc vào giống cây. Ở tuổi như vậy, cây thức ăn vừa đạt được sản lượng cao,

vừa đạt được chất lượng tốt, nâng cao tỷ lệ tiêu hóa đồng thời tạo điều kiện
cho cây tái sinh tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của cây.
1.3.4. Ảnh hưởng của chiều cao cắt
Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật thu hoạch (chiều cao cắt) và thời
gian thu hoạch (tháng) đến năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cây Chùm
Ngây tại Pakistan, Nouman (2012b) đã ghi nhận kỹ thuật thu hoạch (chiều cao
cắt) và thời gian thu hoạch (tháng) ảnh hưởng một cách có ý nghĩa đến năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15
suất ngọn và lá tươi, trọng lượng khô, hàm lượng diệp lục, hàm lượng
phenolic tổng số và các chất chống oxi hoá. Trong đó năng suất ngọn và lá
tươi, hàm lượng diệp lục, các chất chống oxi hoá, hàm lượng dinh dưỡng đạt
cao nhất tại thời điểm thu hoạch sau trồng 4 tháng và cắt ở độ cao 30 cm.
Năng suất ngọn và lá tươi, số chồi trên cây, hàm lượng vitamin A đạt cao nhất
ở độ cao thu hoạch 30 cm, kế đến là 90 cm, thấp nhất ở 150 cm. Hàm lượng
phenolic tổng số không bị ảnh hưởng bởi chiều cao cắt nhưng đạt cao nhất ở
thời điểm thu hoạch 4 tháng sau trồng. Hàm lượng đạm, kali, canxi, magiê và
phốt pho đạt cao nhất cũng được ghi nhận ở công thức cắt 30 cm và thu hoạch
vào thời điểm sau trồng 4 tháng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đặng Toàn Chương (2011), cây
Chùm Ngây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản sinh trưởng tốt nhất khi đốn ở
độ cao 100 cm. Ở độ cao này cây chịu sự tác động ít nhất, khả năng phục hồi
nhanh hơn khi đốn xuống 50 cm và 30 cm. Đối với việc sử dụng chất kích
thích ra chồi, cây Chùm Ngây có số lượng chồi phát triển sau khi đốn rất tốt
khi được phun urê 1%. Các nghiệm thức được phun chất kích thích đều có sự
khác biệt về số chồi so với nghiệm thức đối chứng không được phun chất kích

thích. Năng suất thực thu đạt cao nhất (1.801,6 kg/2 lần thu/ha) ở nghiệm thức
đốn ở độ cao 100 cm và phun urê 1%.
1.3.5. Ảnh hưởng của nước
Nước có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất nhờ đó cây hút
được dễ dàng, nước còn tham gia các quá trình sinh học của cây trồng. Nhu
cầu nước của cây trồng rất khác nhau tùy thuộc vào đặc tính sinh lý của
chúng. Các cây trồng cạn có nhu cầu nước không lớn nhưng trong mùa khô
nếu tưới nước cho chúng thì năng suất có thể tăng thêm tới 50%. M. oleifera
là cây trồng yêu cầu đất có độ thoát nước cao, đất úng nước cây không sinh
trưởng phát triển được và có thể bị chết hàng loạt tuy nhiên nếu được tưới nước
hợp lý trong mùa khô vẫn có khả năng tăng năng suất sinh khối và vật chất khô
của cây thức ăn này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về cây M. oleifera
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam các nhà khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng của khoảng cách
trồng (40 x 20, 40 x 30, 40 x40cm) đến sinh trưởng, năng suất ngọn và lá tươi
Moringa oleifera đã kết luận: Khoảng cách trồng không ảnh hưởng đến chiều
cao và năng suất Moringa oleifera. Nghiên cứu cũng cho biết có thể thu hoạch
nhiều lần trong một năm và năng suất lá có thể đạt từ 42 – 53 tấn/ha/năm. Tuy
nhiên, ở những lần cắt sau năng suất thường thấp hơn lần cắt trước và cây
Moringa oleifera có thể phát triển trên đất chua nhưng cây con không thích
nghi với điều kiện ngập nước kéo dài.
Lưu Hữu Mãnh (2007) thí nghiêm với 3 mật độ 125; 83,25 và 62,5 nghìn
cây/ha, kết quả là mật độ 83,25 nghìn cây/ha cho năng suất cao nhất.

Nguyễn Đặng Toàn Chương (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức
phân NPK (công thức 2:1:1) và 3 loại phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng
suất và chất lượng lá cây M. oleifera. Kết quả là mức bón 70kg N - 35kg P2O5
-55kg P2O/ha/năm đã giúp cây sinh trưởng và năng suất chất xanh cao hơn
hẳn các mức bón NPK thấp hơn. Trong các loại phân hữu cơ bón cho M.
Oleifera, phân gia súc có tác động đến sinh trưởng và năng suất lớn hơn phân
xanh và phân rác.
Dương Đức Tiến (2012) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm học và
khả năng gây trồng Moringa oleifera tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng (600, 700, 800
cây/ha) ảnh hưởng đến chiều cao, đường kính thân cây khác nhau.
Cây Moringa oleifera trong giai đoạn kiến thiết cơ bản sinh trưởng cắt ở
độ cao 100 cm là thích hợp nhất. Ở độ cao này cây chịu sự tác động ít nhất,
khả năng phục hồi nhanh hơn so với cắt ở độ cao 50cm và 30cm so với mặt
đất. Cây Moringa oleifera có số lượng chồi phát triển nhiều nếu sau sau cắt
được phun urê 1%. Các nghiệm thức được phun chất kích thích đều có sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×