SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SOẠN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VÀ ÔN TẬP
KIẾN THỨC THCS
Người báo cáo : TRẦN TRỌNG TUYỀN
Bộ môn
Tổ
: HOÁ HỌC
: KHTN
Hưng Yên – 2019
1
Outline
Nội dung đề tài
do
chọn
đề
tài
Phầ • •Lí
Lí
do
chọn
đề
tài
Phầ
n
n
1
• •Mục đích – Phạm vi – Đối tượng – Phương pháp
1
Mục đích – Phạm vi – Đối tượng – Phương pháp
nghiên
cứu
Phầ
nghiên
cứu
Phầ
n 2
n 2
• •Cơ sở lí luận và thực tiễn
Cơ sở lí luận và thực tiễn
Phầ
Phầ
n3
n3
• •Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến thức THCS
Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến thức THCS
Phầ
Phầ
n4
n4
Phầ
nPhầ
5
n5
Phầ
nPhầ
6
• •Kết quả thực hiện
Kết quả thực hiện
• •Kết luận
Kết luận
2
1
1
LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Đặc trưng môn học
Hoá học là môn học có tính hệ thống
cao, là một trong những môn học giúp học
sinh phát triển tư duy logic, đó là điều rất
quan trọng và cần thiết đối với mỗi chúng
ta. Có thể sau này chúng ta không còn học
tập và làm việc liên quan đến môn Hoá học,
khi đó có thể các em HS không còn nhớ gì
đến việc tính toán trong hoá học, không nhớ
đến tính chất hoá học của các chất... Tuy
nhiên kiến thức mất đi, tư duy ở lại, tư
duy logic sẽ giúp ích rất nhiều cho các em
khi đưa ra những lựa chọn quan trọng trong
cuộc đời.
Đối tượng học sinh
Đối với HS đầu vào lớp 10, phần
lớn các em bị hổng kiến thức cũ ở
các lớp dưới dẫn đến việc khó tiếp
thu kiến thức mới. Mặc dù một số HS
có chăm chú vào bài giảng nhưng
cũng chỉ nắm được rất ít kiến thức
bài mới, do kiến thức mới có liên
quan nhiều đến kiến thức ở các lớp
dưới. Việc học bài mới cứ tiếp diễn ở
tình trạng như trên dẫn đến việc HS
chán học và “từ bỏ việc học ngay từ
lúc bắt đầu”.
3
1
1
LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới thời gian, phương pháp ôn tập
Do thực trạng học sinh hổng nhiều kiến thức, nên GV cần phải ôn
tập cho HS những kiến thức trọng tâm ở THCS, tạo cho HS nền tảng
tư duy, kiến thức liên quan đến những bài học mới ở chương trình
THPT để HS có hứng thú hơn trong việc học tập.
Với học sinh đầu vào lớp 10 ở trường ta, thời lượng ôn tập đầu
năm trong 2 tiết học tôi nghĩ là quá ít ỏi, theo kinh nghiệm dạy ôn tập
cho HS nhiều năm của tôi, nên điều chỉnh thời gian ôn tập đầu năm
kiến thức THCS lên thành 8 – 10 tiết cho môn Hoá học.
Để ôn tập kiến thức THCS cho HS đạt hiệu quả cao, GV cần soạn
tài liệu ôn tập phù hợp với đối tượng HS của trường ta.
4
22
MỤC ĐÍCH – PHẠM VI – ĐỐI TƯỢNG
Mục đích:
Mục đích:
- Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản của môn Hoá ở
THCS.
- Giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến mới, có hứng thú hơn
trong học tập.
Phạm vi: Ôn tập lại kiến thức hoá học trọng tâm ở THCS
Phạm vi:
Học sinh khối 10 trường Tiểu học, THCS và THPT Hồng
Đối tượng: Học sinh khối 10 trường Tiểu học, THCS và THPT Hồng
Đối tượng:Đức
Đức
5
22
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CẤU TRÚC
- Phương pháp điều tra khảo sát;
Phương pháp - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD;
Phương pháp
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
- Cơ sở lí luận.
Nội dung
Nội dung
- Cơ sở thực tiễn.
- Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến thức
THCS.
6
3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1. Cơ sở lí luận
Có một bể cá, người ta ngăn bể ra làm hai bởi
một tấm kính trong suốt, một bên người ta thả
một con cá, một bên là mồi. Mỗi lần con cá lao
về phía miếng mồi đều bị va vào tấm kính, dần
dần nó không còn dám lao vào đó nữa. Người ta
bỏ tấm kính đó ra nhưng tấm kính dường như đã
xây dựng một biên giới vô hình, con cá đã chết
đói bên thức ăn.
Khi HS muốn học, muốn tiến bộ nhưng do hổng quá nhiều kiến thức, thầy,
cô cũng không ôn tập cho học sinh kĩ lưỡng, hay thời gian ôn tập quá ít nên
HS không tiếp thu được kiến thức mới, dẫn đến việc HS tin rằng mình học
kém, mình không thể học khá lên được và các em từ bỏ việc học ngay từ lúc
bắt đầu vào lớp 10. Từ đó HS tự hình thành biên giới cho mình giống như con
cá kia, như vậy mọi sự đổi mới sau đó về phương pháp giảng dạy của GV gần
7
như vô nghĩa.
3.1. Cơ sở lí luận
Các nhà tâm lý lọc bỏ 5 con khỉ vào trong
một cái chuồng. Chúng được cho ăn uống rất
thiếu thốn vì vậy lúc nào cũng thèm ăn.
Trong chuồng được đặt một cái thang, nếu
con khỉ trèo lên đỉnh thang nó sẽ với được một
nải chuối trên đó. Cái thang đủ nhỏ để chỉ có 1
con khỉ trèo lên một thời điểm.
Cứ mỗi lần có con khỉ trèo lên thang với lấy quả chuối thì nhà tâm lý học
lấy nước lạnh phụt vào 4 con ở phía dưới (mà không phải con trèo).
Sau một thời gian, cứ con khỉ nào trèo lên thang thì 4 con khỉ còn lại ngăn
cản nó. Bốn con khỉ đó nhận thức rằng cứ có con khỉ nào trèo lên thang là
chúng sẽ bị trừng phạt.
Rồi sau một thời gian nữa chẳng còn con khỉ nào mon men trèo lên thang
nữa, mặc kệ rất đói và nải chuối thì ở trước mắt. Tất cả đều xây dựng nhận
thức rằng “Trèo lên thang sẽ bị trừng phạt bởi nước lạnh vì vậy mình phải
8
ngăn cản bất cứ con khỉ nào trèo lên”.
3.1. Cơ sở lí luận
Qua bài học về 5 con khỉ định kiến ở trên ta thấy từ “suy
nghĩ nhận thức” dẫn đến “hành động việc làm”. Những lối tư duy
cũ, cách làm cũ, việc dạy theo đúng phân phối chương trình áp
dụng cho tất cả các trường công lập và ngoài công lập thực sự
không phù hợp, nó không làm cho chất lượng dạy và học ở
trường ta tốt lên.
Ngoài ra thì việc GV nhận thức rằng HS của ta kém như vậy,
mình có dạy tâm huyết nhiệt tình cũng không có kết quả gì, thực
sự nếu ta suy nghĩ như vậy thì việc nâng cao chất lượng dạy và
học là không thể, chúng ta đã thất bại ngay từ khi bắt tay vào làm.
9
3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.2. Cơ sở thực tiễn
Khi thấy HS của mình lười học, không có thói quen học
tập, hàng ngày thầy cô phải lên lớp với tình trạng HS không
học, thầy giảng thì thầy nghe, HS có nghe thì cũng vào tai này
và ra luôn ở tai kia, dù có hay không nói ra, có hay không
than vãn với nhau thì trong thâm tâm người thầy, cô tâm huyết
với nghề sẽ cũng cảm thấy rất buồn.
Tình trạng học tập của học sinh không được cải thiện, GV
vẫn không dám mạnh dạn thay đổi, không dám mạnh dạn
soạn và dạy phù hợp với đối tượng học sinh, không dám đi
ngược lại với số đông.
10
4. Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến thức THCS
Cách soạn nội dung ôn tập:
+ Soạn lí thuyết:
Nội dung lí thuyết cô đọng, đầy đủ những kiến thức trọng
tâm cần ôn tập.
Sau mỗi nội dung có công thức tính toán GV cho ít nhất một
ví dụ.
Sau ví dụ ta cho một số câu hỏi vận dụng (tối thiểu 2 câu vận
dụng cho mỗi ví dụ).
+ Soạn bài tập vận dụng:
Mỗi một nội dung liên quan đến công thức tính toán, hay
tính chất hoá học GV cho ít nhất 2 bài tập vận dụng.
Các bài tập sắp xếp theo từng dạng, theo độ khó tăng dần.
11
4. Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến thức THCS
- Dưới đây tôi xin đưa ra một bài tập hoá học ở chương trình Hoá học
lớp 9 như sau:
Cho hỗn hợp X gồm NaOH và Ba(OH)2 phản ứng vừa đủ với 19,6 gam
H2SO4, sau phản ứng thu được 11,65 gam kết tủa màu trắng.
a) Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X.
Để giải được bài tập trên thì học sinh cần nắm được những kiến thức sau:
- Kí hiệu của nguyên tố, nguyên tử khối.
- Cách tính phân tử khối của chất, khi biết nguyên tử khối của các
nguyên tố hoá học trong chất đó.
- Biết hoá trị của các nguyên tố để xác định công thức hoá học của chất.
- Nắm được tính chất hoá học của các chất, viết phương trình phản ứng
và cân bằng PTHH.
- Biết cách áp dụng các công thức tính toán trong hoá học như tính số
mol, khối lượng, nồng độ phần trăm, nồng độ mol ….
12
- Biết cách tính toán dựa vào phương trình hoá học.
4. Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến thức THCS
Qua bài tập ví dụ trên ta thấy: Để làm được
bài tập trên HS cần nắm được rất nhiều những
kiến thức cũ, mặc dù những kiến thức cũ đó rất cơ
bản và không hề khó, nhưng nếu GV không dành
đủ thời gian ôn tập lại cho HS thì chắc chắn các
em sẽ cảm thấy việc giải một bài tập là rất khó,
các em sẽ thấy sợ học và từ bỏ việc học.
13
4. Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến thức THCS
- Với những môn tự nhiên như: Lí, Hoá, Sinh thì GV cần
soạn cả nội dung kiến thức Toán có liên quan đến việc tư duy vào
bài học. Như ở môn Hoá, tôi xin lấy một ví dụ có liên quan đến
“tỉ lệ thức” của môn Toán như sau:
14
4. Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến thức THCS
Như vậy để ôn tập kiến thức THCS cho HS đạt hiệu quả cao GV
cần:
- Nghiên cứu kĩ xem những nội dung nào quan trọng cần được ôn
tập.
- GV nên chuẩn bị nội dung ôn tập theo từng chuyên đề, chủ đề.
- Soạn tài liệu ôn tập thật chi tiết, tỉ mỉ những nội dung kiến thức
trọng tâm.
- Mỗi chuyên đề đầy đủ lí thuyết, phương pháp giải, ví dụ, bài
tập vận dụng, BTVN, GV in thành quyển phát cho HS để tiết kiệm
thời gian HS chép đề bài khi làm bài tập.
- Dành nhiều thời gian cho HS vận dụng và luyện tập trong mỗi
tiết học.
- Giao bài tập về nhà và thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh.
15
4. Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến thức THCS
Theo kinh nghiệm nhiều năm ôn luyện cho nhiều đối tượng HS,
tôi cho rằng: việc ôn tập kiến thức cũ, lấp lỗ hổng kiến thức cho HS là
vô cùng quan trọng. Việc soạn tài liệu, chuyên đề học tập chi tiết tỉ mỉ
thì nó cũng quyết định được khoảng 70% thành công của một GV.
Một bài toán khó thông thường là nhiều bài toán nhỏ ghép lại,
như vậy để HS làm được dạng bài tập khó thì GV nên chia nhỏ bài
toán đó thành nhiều bài toán nhỏ rồi cho HS làm nhuần nhuyễn, sau
đó ghép lại thành một bài toán lớn hơn thì HS sẽ làm được bài tập khó
dễ dàng hơn.
Để soạn nội dung kiến thức ôn tập được hiệu quả thì GV cũng
cần phân tích, chia nhỏ những bài toán ra xem nó có bao nhiêu nội
dung kiến thức khác nhau mà HS cần nắm được, từ đó xây dựng nội
16
dung ôn tập dựa trên sự phân tích đó.
5. Kết quả thực hiện
Trước khi áp dụng:
+ Hầu hết học sinh hổng
kiến thức THCS, không
làm được bài tập.
+ Phần lớn các em không
có hứng thú trong giờ học.
+ Các em có nhiều hạn chế
trong việc tiếp thu kiến
thức bài mới.
Sau khi áp dụng:
+ 70 – 80% HS làm được bài
tập mức độ cơ bản ở THCS.
+ HS làm được bài nên có
nhiều hứng thú trong giờ học.
+ 80 – 90% HS làm bài tập về
nhà đầy đủ.
+ HS nắm được kiến thức cơ
bản ở THCS nên có nhiều
thuận lợi trong việc học tập và
tiếp thu kiến thức mới ở THPT.
17
6. Kết luận
Điều chỉnh thời lượng ôn tập từ 2 tiết thành 8 – 10
tiết học giúp GV có nhiều thời gian hơn để ôn tập cho
HS những kiến thức quan trọng ở THCS.
Việc soạn tài liệu tỉ mỉ, tăng thời gian vận dụng
trong mỗi tiết học, thường xuyên kiểm tra, đánh giá
kết quả của học sinh giúp cho chất lượng HS được
nâng lên rõ rệt.
Sáng kiến “Soạn tài liệu giảng dạy và ôn tập kiến
thức THCS” hi vọng sẽ giúp cho HS có thêm động
lực học tập, yêu thích môn học và đạt kết quả tốt
trong 3 năm học THPT.
18
Cảm ơn các thầy cô
đã chú ý lắng
nghe!!!
19