CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Bảo Thắng, ngày 18 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng.
- Họ và tên: Lưu Đức Cương.
- Sinh ngày: 05 tháng 8 năm 1957.
- Quê quán: Tân Dân - An Lão - Hải Phòng.
- Trình độ: Văn hoá 10/10.
- Chuyên môn: Đại học chính trị.
- Lý luận : Cử nhân.
- Vào Đảng : Ngày 11/6/1978.
- Đơn vị công tác: Huyện uỷ- huyện Bảo Thắng.
- Chức vụ: Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ- Trưởng Ban chỉ đạo công
tác Tôn giáo Huyện.
I- Tên sáng kiến, kinh nghiệm:
- Trong lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đề xuất chủ trương, đường lối phát
triển kinh tế-xã hội tại địa phương, bản thân luôn phát huy năng lực tư duy, khả
năng nhận thức và vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước vào thực tiễn, trong đó đặc biệt quan tâm nội dung: “ Đổi mới và đa dạng
các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân” để toàn thể nhân dân huyện Bảo
Thắng cùng tập trung hăng say lao động sản xuất phát triển kinh tế-xã hội, phát
huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng Bảo Thắng vững mạnh toàn diện.
II- Nội dung sáng kiến, kinh nghiệm:
1. Đặc điểm tình hình chung:
Bảo Thắng có 668 km
2
đất tự nhiên, có đường biên giới giáp với Trung
Quốc dài 6,5 km. Dân số 105.161 người, mật độ dân số 157,4 người/01km
2
, gồm
17 dân tộc anh em, dân tộc thiểu số 35.632 người, chiếm 33,9% (Dao 12.344
người, chiếm 11,7% ; Tày 8.215 người, chiếm 7,8%; Mông 8.116 người, chiếm
7,6%, còn lại là các dân tộc khác). Huyện có 15 xã, thị trấn (12 xã, 03 thị trấn),
264 thôn, tổ dân phố. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Thắng có
truyền thống đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, luôn đi đầu các phong trào cách
mạng, là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Bảo Thắng có điều kiện phát triển kinh tế xã hội ổn định trong thời kỳ đổi mới
của tỉnh Lào Cai. Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, cơ chế quản
lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, đặc biệt là các
chính sách của nhà nước, được tổ chức thực hiện triệt để. Đảng bộ đã có những
Nghị quyết chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế cơ sở, chỉ đạo thực hiện kịp
thời đạt hiệu quả thiết thực hợp với lòng dân, thúc đẩy KT - XH phát triển. Có sự
quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, sự giúp đỡ của các ngành,
đoàn thể trong tỉnh đã tạo điều kiện cho Bảo Thắng không ngừng phát triến. Bảo
Thắng có thế mạnh về điều kiện tự nhiên, nguồn lực và lao động dồi dào, có hệ
thống giao thông thuận lợi đặc biệt là lưu thông hàng hoá thu hút thị trường trong
và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ có trình độ, năng động, luôn gắn bó với phong
trào quần chúng ở cơ sở.
Tuy nhiên, do đặc thù của miền núi là tập trung nhiều dân tộc, trình độ
dân trí và nhận thức xã hội không đồng đều, cư trú phân tán. Các thế lực thường
xuyên lợi dụng để tuyên truyền đạo trái pháp luật, tuyên truyền "Nhà nước
Mông" trong một bộ phận nhân dân, đã làm ảnh hướng đến các phong trào ở cơ
sở. Các tổ chức đoàn thể ở thôn bản vùng cao, vùng sâu tuy đã được kiện toàn,
song hoạt động còn yếu do đó việc tập hợp quần chúng còn hạn chế.
2
Xuất phát từ tình hình thực tiễn về điều kiện kinh tế- xã hội của huyện;
Việc tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện đẩy mạnh
phát triển kinh tế, củng cố hệ thống chính trị, hoàn thành toàn diện các mục tiêu
về Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - xã hội là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách trong
giai đoạn hiện nay.
2. Nội dung cụ thể:
- Tổ chức lãnh đạo để khơi dậy tiềm năng trong chỉ đạo ngay từ các đồng
chí là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, khu phố. Tập hợp, duy trì gặp mặt trao đổi định
kỳ, chia sẻ kinh nghiệm hay trong chỉ đạo tại cơ sở.
- Tổ chức đối thoại với nhân dân để lãnh đạo giải quyết các vấn đề bức
xúc trong nhân dân, từ đó lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể huyện thực hiện tốt vai
trò trách nhiệm trong chuyên môn nghiệp vụ, duy trì và trở thành nền nếp hàng
tháng các cơ quan, đoàn thể huyện đều tổ chức đối thoại với nhân dân
- Trong công tác dân tộc, tôn giáo xây dựng được các tổ chức cốt cán
chính trị ở cơ sở ( Ban đại diện già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công
đồng dân tộc Mông, dân tộc Dao) để tăng cường đối thoại với nhân dân để nắm
bắt tư tưởng và lãnh đạo ngay từ cơ sở
III- Tính mới của sáng kiến, kinh nghiệm:
1.1. Tổ chức sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kết luận chuyên đề về
công tác vận động quần chúng, về hoạt động của MTTQ và các đoàn thể.
Bản thân tôi đã tham mưu cho Huyện ủy đã chỉ đạo sơ kết, tổng kết các
chỉ thị, nghị quyết về công tác vận động quần chúng như: sơ kết 5 năm thực hiện
Thông báo Kết luận số 64-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục thực
hiện Chỉ thị 45-CT/TW về “Một số công tác ở vùng dân tộc Mông”; sơ kết 02
năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư TW
(Khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa
VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở ; sơ kết 3 năm triển khai thực hiện
Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
3
(Khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW,
ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước”; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW,
ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “Tiếp tục
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất- nước”, sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày
03/11/2009 của Bộ Chính trị và Chương trình 168-CTr/TU ngày 28/4/2010 của
Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCHTW
Đảng khóa IX về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc ”, “Về công
tác dân tộc”, “Về công tác tôn giáo”. Chỉ đạo Ban Dân vận Huyện uỷ xây dựng
kế hoạch, khảo sát về tình hình kinh tế, xã hội ở các thôn bản, các xã có đông
đồng bào Mông.
1.2. Duy trì giao ban quý giữa Thường trực Huyện ủy với Ban Dân vận,
MTTQ và các đoàn thể huyện.
Thường trực Huyện ủy thường xuyên duy trì giao ban định hằng quý với
Ban Dân vận, MTTQ và các đoàn thể huyện để nắm tình hình hoạt động, kịp thời
tháo gỡ khó khăn cho công tác dân vận của Đảng bộ. Thường xuyên chỉ đạo
MTTQ và các đoàn thể tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền, hướng về cơ sở đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây
dựng mô hình "Dân vận khéo" và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra đối với cơ sở; đẩy mạnh công tác tập hợp
đoàn viên, hội viên vào tổ chức Hội. Tăng cường đối thoại trực tiếp với dân, nắm
chắc tư tưởng các tầng lớp nhân dân nhất là địa bàn có vấn đề nổi cộm, phức tạp.
Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của Huyện uỷ; các quy chế,
chương trình phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với chính quyền, các
ngành đặc biệt là thực hiện Pháp lệnh Quy chế dân chủ ở cơ sở.
1.3. Vận động nhân dân thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo Ban Dân vận,
4
MTTQ và các đoàn thể đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xác định
nhiệm vụ chính trị của Ban Dân vận, MTTQ và các đoàn thể phải đa dạng hóa
các hình thức tập hợp, thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào các tổ chức
đoàn thể. Tập trung hướng về cơ sở, về những vấn đề cấp bách tại địa phương
như xây dựng nông thôn mới, cải tạo tập quán lạc hậu, thực hiện an toàn giao
thông, phòng chống ma tuý, nước sạch và vệ sinh môi trường, phòng vhóng tình
trạng phụ nữ đi khỏi địa phương. Nổi bật là trong phong trào xây dựng nông thôn
mới như: hiến đất làm đường, cầu, xây dựng hệ thống thủy lợi, trường học, nhà
văn hóa, đoàn kết giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả thiên tai, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, xoá đói giảm nghèo; ngăn chặn di cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp
luật, tuyên truyền hoạt động “VQM” đã đạt hiệu quả, góp phần cùng với cấp uỷ,
chính quyền ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo được
sự đồng thuận cao trong nhân dân đối với việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa
phương đồng thời tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch,
vững mạnh; hướng dẫn quần chúng tham gia đóng góp ý kiến cho cán bộ, đảng
viên; giới thiệu cho Đảng những quần chúng, đoàn viên, hội viên ưu tú để bồi
dưỡng kết nạp.
1.4. Tăng cường vận động quần chúng trong đồng bào các dân tộc thiểu
số, đồng bào tôn giáo.
Chỉ đạo Ban Dân vận phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, đề
xuất các giải pháp với cấp ủy, chính quyền thực hiện có hiệu quả các chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với dân tộc thiểu số ở địa
phương; xử lý những vấn đề nổi cộm, bức xúc như di cư tự do, phụ nữ đi khỏi địa
phương, cải tạo tập quán lạc hậu, phát huy vai trò người có uy tín trong dân tộc
thiểu số; kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc.
Thường trực Huyện uỷ đã gặp mặt với đại biểu người có uy tín của dân
tộc Mông, dân tộc Dao để trưng cầu ý kiến vận động nhân dân cải tạo tập quán
lạc hậu, xây dựng nông thôn mới; phòng ngừa, ngăn chặn di cư tự do, phụ nữ bỏ
đi khỏi địa phương, âm mưu hoạt động “VQM” của các thế lực thù địch. Chỉ đạo
tổ chức hội nghị biểu dương người có uy tín trong các dân tộc thiểu số cấp huyện
5
năm 2012; cử đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương người có uy tín do Ban Chỉ
đạo Tây Bắc tổ chức tại tỉnh Điện Biên. Chỉ đạo UBND huyện tổ chức hội nghị
gặp mặt với người có uy tín để biểu dương, phát huy vai trò của người có uy tín,
qua đó đã ngăn chặn có hiệu quả việc di cư tự do, tham gia vào hoạt động tuyên
tuyền “VQM” của các thế lực thù địch. Chỉ đạo bình chọn và thực hiện tốt chế
độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết
định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ góp phần
động viên, khuyến khích họ phát huy vai trò của mình tại dòng họ, khu dân cư.
(Đến nay đã lựa chọn 109 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ).
1.5- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đối với các tôn giáo.
Huyện uỷ đã thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo công tác tôn giáo, tăng
cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tôn giáo, nắm chắc tình hình
hoạt động tôn giáo trên địa bàn nhất là các vụ việc phức tạp, tham gia đoàn cán
bộ công tác tôn giáo của tỉnh đi học tập kinh nghiệm quản lý tôn giáo tại một số
tỉnh bạn vàTrung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổng Hội thánh Tin lành
Việt Nam Miền Bắc, giáo phận Hưng Hóa nhằm làm tốt hơn công tác đoàn kết
tôn giáo, đồng thời đề nghị các tổ chức tôn giáo tuyên truyền đến các chức sắc,
chức việc và đồng bào tôn giáo không nghe theo luận điệu tuyên truyền của các
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc kích động di cư tự do, tuyên
truyền hoạt động “Vương quốc Mông” trên địa bàn.
Chỉ đạo sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 57-KL/TW, ngày 03/11/2009
của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa IX) và Chương
trình 168-CTr/TU ngày 28/4/2010 của Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCHTW Đảng khóa IX “về công tác tôn
giáo”; Kết luận số 58-KL/TW, ngày 03/11/2009 của của Ban Bí thư Trung ương
“Về tiếp tục thực hiện Thông báo 160-TB/TW về chủ trương công tác đối với đạo
Tin lành”. Tham gia lớp nghiên cứu tiếng Mông Thái tại tỉnh. Chỉ đạo Ban Dân
vận Huyện ủy phối hợp với Công an huyện, BCĐ CTTG huyện tham mưu xây
dựng đội ngũ cốt cán (cốt cán đặc thù) trong các tôn giáo.
6
2. Tính hữa ích của sáng kiến, kinh nghiệm:
Với phương châm “gần dân, sát cơ sở”, “tỉnh nắm chắc tình hình xã,
huyện nắm chắc tình hình thôn, bản; xã nắm chắc tình hình hộ dân”, đã góp phần
tạo nên những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm
thất bại mọi âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; khắc phục
tình trạng quan liêu, xa dân; tăng cường hiệu quả lãnh đạo cấp ủy đảng, sự quản
lý, điều hành của chính quyền, hoạt động của mặt trận và các đoàn thể, tạo được
bước đột phá trong công tác dân vận.
Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị làm công tác dân vận, tập
hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo nên
sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội, kịp thời giải quyết những bức
xúc từ cơ sở, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để quần
chúng hiểu rõ không nghe, không tin, không làm theo các luận điệu xuyên tạc,
kích động của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết và gây mất ổn
định về chính trị, xã hội, ngăn chặn có hiệu quả việc tuyên truyền, kích động hoạt
động “vương quốc Mông” của các thế lực thù địch trên địa bàn.
Thông qua việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các đoàn
thể huyện đã đảm bảo được chỉ tiêu mỗi năm phát triển 2% đoàn viên, hội viên.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn ủng hộ của Trung ương, các tổ chức
phi chính phủ cho nạn nhân thiên tai, người nghèo. Việc tổ chức ngày hội đại
đoàn kết ở khu dân cư được chú trọng, duy trì thành nền nếp, chú trọng vận động
xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, năm 2012 có 188 khu dân cư văn
hoá và 20.687/26.610 hộ đạt tiêu chí gia đình văn hóa chiếm 77,7% tổng số hộ
trong huyện.
Sau hơn 2 năm chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua xây dựng mô hình
"Dân vận khéo", đến nay trên địa bàn toàn huyện đã xây dựng được 132 mô hình
"Dân vận khéo" trên các lĩnh vực. Điển hình một số mô hình “Dân vận khéo” có
hiệu quả như: Mô hình vận động nhân dân thôn nhuần 6 hiến đất làm nhà văn
hoá, vệ sinh môi trường - xã Phú Nhuận; Tuyên truyền, vận động nhân dân thôn
Hùng Xuân 2 đóng góp công sức, tiền của để nâng cấp kiến cố hoá tuyến đường
7
của thôn – xã Xuân Giao; Tuyên truyền vận động nhân dân thôn Soi Chát đóng
góp công sức, tiền của, hiến đất kiến cố, nâng cấp tuyến đường giao thông của
thôn - xã Sơn Hải; Tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thôn
Làng Giàng thực hiện vệ sinh môi trường – xã Thái Niên; Tuyên truyền, vận
động nhân dân thôn Thái Vô phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo - xã Xuân
Quang. Mô hình tuyên truyền, vận động nhân dân thôn Phú Thịnh 2 – xã Phú
Nhuận hiến đất, công sức, tiền của đóng góp mở rộng khuân viên nhà văn hoá
thôn, mở rộng đường giao thông – Ban Dân vận Huyện uỷ.
Ban đại diện cộng đồng dân tộc Mông, Dao đã thực hiện tốt vai trò làm
cầu nối quan trọng để truyền tải chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
đến đồng bào các dân tộc. Thực hiện tốt việc tuyên truyền đến vận đồng nhân dân
không nghe kẻ xấu kích động, theo đạo trái pháp luật và di cư tự do. Tuyên
truyền nhân dân thực hiện đúng cam kết sinh hoạt đạo tin lành theo điểm nhóm
để ổn định tư tưởng nhân dân, yên tâm lao động sản xuất… Từ những kết quả
vận động của Ban đại diện đã đóng góp một phần công sức rất lớn trong việc
giúp cấp ủy, chính quyền địa phương ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự
ATXH trên địa bàn và tăng cường sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng dân tộc
Mông trên địa bàn toàn huyện.
V- Khả năng phổ biến và nhân rộng:
- Sáng kiến này được được áp dụng rộng rãi đối với việc thực hiện công
tác tuyên truyền, vận động cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân trên
địa bàn huyện tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện, và
các huyện khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Tôi cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật. kính trình hội đồng
sáng kiến các cấp xem xét, công nhận./.
8
9
PHẦN CHẤM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
1.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 1:
2.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 2:
10
3.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 3:
11