Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN âm NHẠC 6 Một vài biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn hát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.31 KB, 12 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, Âm nhạc là một món ăn vô cùng quan trọng với đời sống tinh
thần của con người, nó tác động tới con người những xúc cảm khác nhau qua thính
giác, là nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Thế giới không
có Âm nhạc là một thế giới chết,nên chúng ta cần hiểu về Âm nhạc nhưng kiến thức
của Âm nhạc rất rộng.
Vậy dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS ABC chúng tôi không nhằm mục đích đào
tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học
nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà,
toàn diện về nhân cách.
Với vị trí quan trọng như vậy nhưng thực tế từ khi tôi được phân công về giảng
dạy môn âm nhạc ở trường THCS ABC tôi nhận thấy chất lượng đạt chưa cao qua quá
trình giảng dạy và kiểm tra. Tình trạng đó, bắt buộc bản thân tôi phải suy nghĩ cần phải
làm gì để nâng cao chất lượng môn âm nhạc nói chung và đặc biệt là phân môn học hát
ở lớp 6 nói riêng? Điều cần thiết và cấp bỏch nhất là phải tìm ra biện pháp giảng dạy
thích hợp để thu hút học tập của học sinh nhằm đưa chất lượng phân môn học hát nói
riêng và chất lượng môn học nói chung ngày một đi lên. Đó là lí do tôi chọn đề tài
Một vài biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn hát cho học sinh
lớp 6 ở trường Trung học cơ sở ABC.
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy tính sáng
tạo của HS.
Xuất phát từ mục tiêu chung của bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở, là giáo
viên trực tiếp giảng dạy cần phải xác định tốt những nhiệm vụ sau đây:
Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việc Học hát;
Nhạc lí- Tập đọc nhạc; Âm nhạc thường thức được thể hiện trong sách giáo khoa
(SGK ).
Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức
trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống .



Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triển toàn diện
cân bằng và hài hoà.
Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát
triển năng khiếu của mình.
Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số kĩ năng đọc
nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và một vài sinh hoạt
âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm một số kiến thức mang tính
văn hoá âm nhạc.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn hát cho học sinh lớp 6 ở
trường Trung học cơ sở ABC.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các biện pháp của mình một cách hiệu quả, tôi đã kết hợp sử dụng các
biện pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lí luận: khai thác thông tin khoa học về phương pháp
giảng dạy có hiệu quả qua sách, tài liệu có liên quan …
Phương pháp trực quan sinh động
Phương pháp chuyên gia: tham khảo kinh nghiệm của một số giáo viên và kinh
nghiệm về sử dụng các trò chơi trong dạy học môn âm nhạc
5. Tính mới của đề tài
Trong thời gian vừa qua, tôi được phân công về giảng dạy tại trường THCS ABC,
cơ sở vật chất còn hạn chế do đó điều kiện còn khó khăn so với các trường khác,
Nhưng qua thực tế giảng dạy và áp dụng sáng kiến này học sinh càng yêu thích âm
nhạc hơn, chất lượng môn âm nhạc của trường nâng lên, đặc biệt là chất lượng khối 6
nâng lên rõ rệt.


PHẦN 2: NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận

Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn.
Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa.
Căn cứ vào chương trinh giảm tải của Bộ giáo dục
Với tư cách là nhà giáo, giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy cần phải nghiên
cứu kỹ cơ sở lý luận và nắm vững các kiến thức về bộ môn và phương pháp giảng dạy
bộ môn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Thực trạng
Phương tiện dạy học ở trường còn thiếu thốn rất nhiều.
Đa số học sinh chưa nắm được nhạc lí, hát sai nốt ,...
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn âm nhạc khối 6
Giáo viên phải sử dụng đàn, đàn thành thục bài hát và có những động tác phụ hoạ
đơn giản cho bài hát mà mình dạy.
Giáo viên nên sử dụng băng, đĩa, tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học.
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số kiến thức nhạc lí trong quá trình dạy
hát như: Cao độ, trường độ, các kí hiệu thường gặp ở bản nhạc.
Ngoài ba biện pháp trên bản thân tôi qua thời gian công tác giảng dạy rút ra được
thêm một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn hát, đặc biệt là
phân môn học hát ở lớp 6 như sau:
a. Giáo viên chú ý sửa sai khi dạy hát
Khi học sinh hát sai giáo viên không nên phê bình thẳng thắn mà phải có biện pháp
động viên để các em có hứng thú hơn, bằng cách giáo viên phải hát chuẩn xác, lưu ý
những chỗ khó hát trong bài, đưa ra các bài tập phòng ngừa về độ cao, độ dài.
Khi học sinh hát sai, giáo viên phải so sánh giữa cái sai của học sinh với cái đúng
của giáo viên, âm thanh phải được vang lên, giáo viên sửa sai phải chậm so với tốc độ
hát bình thường của bài hát, giáo viên có thể hát mẫu hoặc đàn mẫu nhiều lần ở chỗ
sai, chủ yếu thực hành, tránh lời lẽ dài dòng, lí thuyết.
Ví dụ: Bài hát : “ Tiếng chuông và ngọn cờ”
nhạc và lời : Phạm Tuyên
Học sinh thường hát sai ở câu



Và bạn nhỏ gần xa ………
ở câu này học sinh thường ngân chữ “xa” cho nên kéo theo sai cả câu vì vậy để
sửa sai chỗ này giáo viên nên nói cho học sinh biết từ “ và……..gia” phải hát trường
độ giống nhau mà ngân chữ “ đình ”. Và cũng có thể giáo viên vỗ tay theo tiết tấu để
học sinh dễ nhận thấy, sau đó yêu cầu học sinh thực hiện nhiều lần ở chỗ khó này.
*Ví dụ bài hát: “ Ngày đầu tiên đi học”.
Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện
Lời: Thơ Viễn Phương
Ở bài hát này học sinh thường hát sai ở tiếng “thế” vì ở tiếng này có cao độ trên
quãng tám đồng thời có dấu luyến nên HS thực hiện rất khó khi hát mà trong bài hát có
sử dụng dấu hoa mĩ ở một số tiếng như “ngỡ”, “học” nên HS còn bỡ ngỡ và hát sai. Do
đó GV cần phải chỉnh sửa trực tiếp bằng giọng điệu với tốc độ chậm hoặc đàn nhiều
lần để HS lắng nghe và chỉnh sửa.
Ví dụ bài hát : “ Tia nắng hạt mưa”.
Nhạc: Khánh Vinh
Ở bài này học sinh thường hát sai ở chỗ có đảo phách. Vì lớp 6 các em chưa học
hình thức này do vậy khi học sinh hát sai giáo viên không diễn giải lí thuyết dài dòng
mà chỉ thực hiện trực tiếp bằng giọng điệu, cử chỉ cho học sinh vỗ tay. Đó là giáo viên
đàn mẫu nhiều lần ở chỗ khó này (đối với ô nhịp đó) và hát mẫu kết hợp động tác gõ
phách cho học sinh nghe rồi yêu cầu học sinh thực hiện, sau đó mới ghép vào bài.
b. Cách giữ nhịp cho học sinh hát
Khi tập hát, học sinh phải nhìn lời ca trong SGK nên không thể theo dõi được tay
bắt nhịp của giáo viên. Để thay thế tay bắt nhịp, giáo viên có thể gõ phách hay gõ nhịp
bằng các nhạc khí gõ như mõ, song loan, sênh tre hoặc đầu thước kẻ vỡ… để giữ nhịp
cho học sinh tập hát với tốc độ chậm. Khi học sinh hát thuộc, hát đúng, giáo viên nên
bắt nhịp để học sinh tập hát đều và diễn cảm theo đúng tốc độ của bài.
c. Một số trò chơi hỗ trợ khi thực hiện dạy phân môn này.
Theo suy nghĩ của tôi thì trong giờ dạy hát, ngoài biện pháp giảng dạy chính, giáo
viên cần lồng vào một số trò chơi có liên quan đến nội dung dạy hát để gây hứng thú

học tập cho học sinh nhằm nâng cao hơn chất lượng giờ dạy, cũng như giờ học.
Ví dụ:


Trò chơi: Tìm ẩn số trong ca khúc thiếu nhi .
-Hình thức chơi:
+ Nêu tên tác giả để tìm tác phẩm.
+ Nêu tên tác phẩm để tìm tác giả.
-Hình thức thưởng:
+ Chấm điểm và tuyên dương.
Trò chơi: Thi giọng hát hay. Thay cho việc kiểm tra bài cũ
Hình thức chơi:
+ Học sinh là ca sĩ .
+ Giáo viên là người dẫn chương trình, vừa là nhạc công vừa là ban giám khảo.
Hình thức thưởng:
+ Chấm điểm và tuyên dương.
Trò chơi : Ai là người nhanh nhất.
Hình thức chơi.
+ Cho học sinh nghe nhạc không lời để đoán lời ca nhằm phát triển tai nghe cho
học sinh.
Trên đây là một số biện pháp hết sức thiết thực mà bản thân tôi đã thực hiện trong
các tiết dạy hát, đặc biệt phân môn học hát ở lớp 6 đã đưa đến một kết quả khá quan
trọng trong thời gian vừa qua. Sau khi bổ sung các biện pháp này vào giảng dạy học
sinh ở đây, trong quá trình dạy có một số học sinh hát sai về độ cao, độ dài, tiết tấu tôi
đã thực hiện bấm đàn, so sánh giữa cái sai của học sinh với cái đúng của giáo viên cho
học sinh nhận rõ hoặc nghỉ đàn và sử dụng chính lời ca của mình tập từ chậm đến
nhanh, khi cho học sinh nhận rõ xong tôi gọi học sinh đứng dậy từng cá nhân, tổ nhóm
để kiểm tra và sữa chữa. Tổ chức các trò chơi cho học sinh trong quá trình học hát. Kết
quả là 100% học sinh rất thích học môn âm nhạc đặc biệt phân môn học hát, các em
học tập say sưa nhiệt tình. Và cũng từ đây chất lượng môn học được nâng cao hơn

trong mỗi tiết Âm nhạc.
d. Tiến trình giảng dạy trong tiết học hát
Bài: Ngày đầu tiên đi học
Nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện
Lời : Thơ Viễn Phương
I. Mục tiêu bài dạy :


- HS biết bài hát “Ngày đầu tiên đi học” là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc
Thiện, lời thơ Viễn Phương.
- Hát đúng giai điệu bài hát, biết bài hát viết ở nhịp , khi hát chú ý trọng âm ở phách
đầu của nhịp .
- Tập thể hiện bài hát với tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết.
- Qua bài hát để các em nhớ lại kỉ niệm đáng yêu của thời thơ ấu khi mới bắt đầu
đến trường, đến lớp…
- Giáo dục HS biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô giáo.
II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV
- Đàn phím điện tử
- Tập hát và đàn bài Ngày đầu tiên đi học
-Tranh ảnh minh hoạ, máy nghe.
2. Chuẩn bị của HS
-SGK Âm nhạc lớp 6, vở ghi
-Thanh phách
3. Cách thức tiến hành
Phương pháp: Dạy theo lối móc xích, thực hành
Tổ chức: -Thầy: Chủ động đưa ra một số câu hỏi phù hợp và sử dụng đàn, tranh
ảnh, đĩa hát để dẫn dắt HS vào tập hát, hiểu nội dung bài hát đồng thời sửa sai cho HS
khi hát và lồng vào bài dạy một số trò chơi.
HS: Các học sinh chủ động, hào hứng trả lời câu hỏi và hát đúng giai điệu lời ca,

sắc thái bài hát cần có sự sáng tạo khi biểu diễn theo nhóm hoặc cá nhân.
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động của
giáo viên
Gv kiểm tra sĩ

Nội dung
1. Khởi động

Hoạt động của
học sinh
L.trưởng báo cáo

số
Gv điều khiển

Gv ghi lên bảng
Gv treo bảng

2. Hỡnh thành kiến thức
- Mở phần đệm bài "Bụi phấn" và hát gọi
một số Hs lên đánh nhịp ?
- Gv nhận xét - xếp loại Hs đánh tốt
Nội dung bài:
Học hát : Bài Ngày đầu tiên đi học

-Hs thực hiện

- Hs ghi vở
- Hs quan sát



phụ chép sẵn lời
bài hát
Gv chỉ định
Gv hỏi
Gv củng cố lại

Nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện
Lời : Thơ Viễn Phương

- Bảng phụ chép bài hát "Ngày đầu tiên đi
học"
- Gọi 1-2 Hs đọc lời ca
? Qua lời ca, các em thấy nội dung bài hát
nói lên điều gì?
Gv đánh đàn
Nội dung bài hát nhắc lại những kỷ niệm
ngây thơ, trong sáng của những em học sinh
khi lần đầu được tới trường, tới lớp.
Gv hướng dẫn
Cho HS xem tranh
Gv thực hiện
- Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện: Sinh năm
1951, hiện vừa là nhạc sĩ vừa là Bác sĩ, đang
sống tại TPHCM, là tác giả của một số ca
khúc như : Cuộc sống mến thương, cô bé dỗi
hờn,v.v…
Gv đàn bắt nhịp
-Gv trình bày bài hát "Ngày đầu tiên đi

học" cho Hs nghe 1 lần.
Gv thực hiện
? Bài hát có những kí hiệu gì? Bài hát
được chia làm máy câu? Viết ở nhịp gì?
Gv đàn bắt nhịp
-Bài viết ở nhịp 3/4, dấu nối, dấu luyến,
nốt trắng chấm dôi, nốt đen chấm dôi, dấu
lăng đen và nốt hoa mĩ.
Gv hướng dẫn
- Chia bài hát thành 4 câu, mỗi câu là một
khổ thơ
Gv đàn giai điệu
- Cho Hs tập thở và đàn cho Hs luyện
thanh mẫu âm a, ô,…
Gv hướng dẫn
* Dạy hát từng câu:
Gv đàn giai điệu
- Gv hát mẫu câu một 1 lần sau đó đàn lại
giai điệu 2 lần cho Hs nghe
Gv hướng dẫn
- Đàn 1 lần bắt nhịp Hs hát câu một
Gv chia nhóm
- Gv hát mẫu câu hai 1 lần sau đó đàn lại
giai điệu 2 lần cho Hs nghe.
Gv chỉ định
- Đàn và bắt nhịp Hs hát câu 2
Gv điều khiển
- Khi tập hát Gv hướng dẫn Hs thể hiện
đúng trường độ như : Nốt trắng, trắng chấm
dôi, dấu luyến, dấu lặng đen…

Gv hướng dẫn
- Đàn và bắt nhịp cho Hs nối câu một và
hai

- Hs đọc lời ca
- Hs thảo luận và
trả lời
- Hs nghe

HS quan sát

-Hs nghe
-Hs nghe

-HS trả lời

Hs nhắc lại
-Hs luyện thanh
- Hs thực hiện
-Hs nghe cảm
nhận giai điệu.
- Hs hát
- Hs nghe cảm
nhận giai điệu
- Hs hát
- Hs ghi nhớ

-Hs nối hai câu



Gv chỉ định

- Tương tự như vậy với hai câu còn lại

-Hs tập 2 câu còn

lại
- Đàn giai điệu cả bài cho Hs ghép các câu
-Hs ghép cả bài
thành bài
- Khi tập xong toàn bài. Gv phân tích bài
- Hs nghe và nhận
hát được xây dựng trên âm hình tiết tấu chủ
biết
đạo là
-Hs luyện tập
- Hs trình bày
3 1 2 3 12 3 1 2 3 1 2
- Hs hát bài

Gv chia tổ

GV kiểm tra
Gv chỉ định

4 .Thực nghiệm và kết quả
Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi được phân công
giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 6. Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học
tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao.
96.2% học sinh đạt điểm trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm hơn

48.4%, có nhiều em tỏ ra có năng khiếu về bộ môn.
Kết quả cụ thể học kì I năm học 2016 – 2017
Lơp

Sô HS

Số Khá-Giỏi

Số Trung bình

Số Yếu- kém

6A1

41

15 HS = 36,6%

25 HS = 61%

01 HS = 2.4%

6A2

44

20 HS = 45,5%

23 HS = 52,3%


01 HS = 2.3%

6A3

36

9 HS = 25%

23 HS = 63,9.%

04 HS = 11.1%

6A4

38

11 HS = 29.%

27 HS = 71,1%

0 HS = 00%

Cộng

159

55 HS = 34,6%

98 HS = 61,6%


06 HS = 3.8.%

Kết quả cụ thể đã đạt được học kì II năm học 2017 – 2018
Lớp

Sô HS

Số Khá-Giỏi

Số Trung bình

Số Yếu- kém

6A1

41

21 HS = 51.2%

19 HS = 46.4%

01 HS = 2.4%

6A2

44

25 HS = 56.8%

18 HS = 40.9%


01 HS = 2.3%

6A3

36

15 HS = 41,7%

21 HS = 58,3.%

0 HS = 00%

6A4

38

18 HS = 47.4.%

20 HS = 52.6%

0 HS = 00%

Cộng

159

79 HS = 49,7%

78 HS = 49,1%


02 HS = 1,3%



PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Âm nhạc là một môn học không kém phần quan trọng đối với lứa tuổi thiếu niên, vì
vậy nâng cao chất lượng học tập môn âm nhạc nói chung phân môn hát nói riêng là rất
cần thiết. Muốn làm được điều này người giáo viên phải biết ứng dụng phương pháp
dạy học linh hoạt để đảm bảo giờ dạy có hiệu quả cao như :
- Phải có những biện pháp sửa sai thích hợp cho từng bài học cụ thể
- Cách giữ nhịp cho học sinh hiểu
- Phải kết hợp một số trò chơi vào trong tiết dạy hát
- Phải sử dụng ĐDDH một cách có hiệu quả
Trên đây là một số biện pháp hết sức thiết thực mà bản thân tôi đã đúc rút trong quá
trình dạy học nên có thể áp dụng để đưa vào giảng dạy phân môn hát ở lớp 6 các
trường THCS.
2. Đề xuất - kiến nghị
Để thực hiện đào tạo các em học sinh trở thành những người phát triển toàn diện về:
Đức - Trí - Thể - Mĩ… ngoài việc người thầy phải có năng lực thực sự ra thì việc khách
quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động lớn đến các em.
Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy - học của thầy trò thuận lợi, bản thân tôi là
người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau.
a. Về phía nhà trường
- Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên và học sinh.
- Trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo để phục vụ cho
việc giảng dạy bộ môn.
b. Về phía Phòng GD&ĐT
- Đầu tư xây dựng phòng học chức năng để HS có không gian hoạt động nghệ thuật.

- Tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để GV âm nhạc có điều kiện
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy!

Xác nhận của Hiệu Trưởng

Người viết


Xác nhận của hội đồng khoa học (hội đồng sáng kiến)


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên âm nhạc 6 – NXB GIÁO DỤC,
2. Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc – Bộ giáo dục,
3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc trường THCS - NXB
GIÁO DỤC.



×