Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn TD 7 biện pháp giúp thực hiện tốt kĩ thuật “chạy đạp sau”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.03 KB, 10 trang )

1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như Hồ Chủ Tịch đã nói: “Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt.
Một người dân khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT
bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Tập luyện TDTT nhằm
nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự
khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thể chất,
nâng cao năng suất lao động.
GDTC trong nhà trường không những giúp cho các em học sinh có được sức
khỏe, rèn luyện cho các em có nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, tính kỉ luật
mà còn trang bị cho các em những kĩ năng cơ bản để các em có thể vận dụng vào trong
cuộc sống hằng ngày. Điền kinh nói chung và môn chạy ngắn nói riêng là một trong
những môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và
huấn luyện thể thao ở nước ta. Trong chương trình TDTT cho học sinh THCS nội dung
chạy ngắn được dạy từ lớp 6 đến lớp 9 đều tập luyện trong thời gian dài. Nó là một
môn học trọng điểm. Thông qua học tập và tập luyện các môn điền kinh nói chung và
môn chạy ngắn nói riêng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện và
nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực
và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh.
Do dặc thù môn thể dục không có sách giáo khoa để các em làm tài liệu học tập
nên các em tiếp thu được chủ yếu do giáo viên truyền thụ lại thông qua việc giáo viên
phân tích, thị phạm động tác, quan sát tranh.
Khi truyền thụ những kĩ thuật động tác mới không phải lúc nào các em cũng
tiếp thu nhanh và có thể thực hiện tương đối chính xác động tác đó ngay sau khi giáo
viên vừa hướng dẫn. Đặc biệt, đối với động tác “chạy đạp sau” là động tác khó cần có
sự phối hợp nhiều bộ phận của cơ thể như: thân trên, tay, chân, sự đạp duỗi hết của các
khớp cổ chân – khớp gối – khớp hông và đòi hỏi người thực hiện phải có sức mạnh
của chân.
Mặt khác, lứa tuổi học sinh THCS tư duy về động tác còn thấp, chủ yếu tiếp thu


động tác bằng cách “bắt chước” động tác của giáo viên, sự phối hợp của các cơ quan
vận động chưa cao nên trong quá trình thực hiện động tác xuất hiện một số lỗi sau:


2

Nâng chân lăng còn thấp, đạp sau xong co chân ngay, phối hợp tay – chân chưa linh
hoạt, đạp chân mạnh – chân yếu. Một vài học sinh còn xem nhẹ các môn học năng
khiếu các em chỉ chú trọng đầu tư nhiều thời gian học các môn văn hóa, thiếu cố gắng
chưa tích cực trong tập luyện, vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả học tập. Với những trở
ngại trên khi dạy đến nội dung chạy ngắn học mới động tác “chạy đạp sau” môn thể
dục lớp 7 tôi gặp nhiều khó khăn khi truyền thụ động tác này. Là một giáo viên thể dục
tôi thấy rõ những sai xót mà học sinh thường mắc khi thực hiện động tác “chạy đạp
sau”.
Chính vì những lí do trên mà tôi mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một
số biện pháp giúp thực hiện tốt kĩ thuật “chạy đạp sau” cho học sinh khối 7”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm tìm ra một số biện pháp giảng dạy kĩ thuật chạy đạp sau một cách có hiệu
quả. Học sinh hứng thú hơn với môn học chạy ngắn nói riêng và môn học thể dục nói
chung, từ đó giúp học sinh nâng cao thể lực, nâng cao sức nhanh, tạo điều kiện tốt cho
học sinh phát triển sức mạnh tốc độ, sức nhanh tốc độ, học tập và lao động tốt hơn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giúp thực hiện tốt kĩ thuật “chạy đạp sau” cho học sinh khối 7
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh khối 7 trường *** năm học 2018 – 2019.
- Có thể áp dụng giải pháp này cho các khối còn lại trong trường *** và các trường
khác trong toàn huyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Để tiến hành làm đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm hổ trợ và đề ra những giải pháp hoặc
những kinh nghiệm lựa chọn áp dụng.
+ Sử dụng phương pháp trực quan.
+ Sử dụng một số bài tập bổ trợ.
+Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá.
5. Tính mới của đề tài
Đề tài kết hợp nhiều bài tập bổ trợ giúp học sinh thực hiên tốt kĩ thuật chạy đạp sau
để tạo điều kiện nâng cao thành tích trong môn chạy ngắn.


3

PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Phương pháp giảng dạy là vấn đề cần thiết của ngành giáo dục. Đối với giáo viên
việc áp dụng phương pháp cải tiến giảng dạy là phải thường xuyên được vận dụng với
môn học giáo dục thể chất cần phải sử dụng nhiều phương pháp để giảng dạy trong
học tập và huấn luyện đội tuyển nhằm nâng cao thành tích cho thi đấu với chất lượng
học tập của học sinh.
- Môn thể dục là môn học chính khoá và trái buổi trong nhà trường việc cải tiến
phương pháp giảng dạy đối với chương trình và việc học tập để nâng cao chất lượng
học tập và thành tích trong thi đấu thể thao với môn chạy ngắn cần có giải pháp tập
luyện phù hợp, hợp lý theo từng học sinh nhằm giúp các em có hứng thú trong tập
luyện và thi đấu.
- Mục tiêu giáo dục THCS như đã được xác định trong luật giáo dục là “giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân, chuẩn mực học sinh tiếp tục học tập lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc…”
- Tiếp tục rèn luyện thói quen luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên giữ gìn vệ

sinh, tác phong nhanh nhẹn, lành mạnh, kỷ luật, tinh thần tập thể và cùng nhau phòng
tránh các chất gây hại như: Rượu, thuốc lá, ma tuý, HIV, …
- Khoa học đã chứng minh lứa tuổi học sinh có thể bắt đầu tập chạy bền từ 10 – 13
tuổi là thời kỳ thuận lợi cho con người phát triển toàn diện về thể chất và hình thành
kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống. Chính vì vậy tập luyện thể dục có ý
nghĩa đặc biệt đối với học sinh trung học cơ sở nhằm rèn luyện hình thành nhân cách
học sinh có đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở trường.
2. Cơ sở thực tiễn
- Phương pháp là hoạt động của người hướng dẫn người tập được hoạch định tổ
chức và điều chỉnh một cách chi tiết, sự định mức một cách hợp lý, việc cải tiến
phương pháp dạy học, huấn luyện thể dục được quan tâm và thường xuyên áp dụng
đối với giáo viên hướng dẫn tập luyện cho học sinh là vấn đề thực tiển cần được áp
dụng trong dạy học.


4

- Đặc thù môn học chạy ngắn là đưa trọng tâm cơ thể nhanh hơn, nhịp điệu mới
cuộc sống mới đang dâng tràn thì thành tích càng nhanh hơn.
- Theo đặc điểm tâm sinh lý thể thao đối với môn chạy ngắn trong một hoạt động
chu kỳ có cường độ lớn thực hiện trong điều kiện thiếu ô xy với cường độ gần tới giới
hạn (95%). Trong khi đó, quá trình giảng dạy chạy đạp sau chưa cao, đồng thời cũng
góp phần ảnh hưởng đến các em còn yếu. Bên cạnh đó chưa đáp ứng được sức nhanh
khi chạy đạp sau.
Qua quá trình giảng dạy nội dung chạy đạp sau của học sinh khối 7, tôi thấy khả
năng chạy đạp sau của học sinh còn yếu, xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao
thành tích môn học chạy ngắn cho học sinh khối 7 trường *** mà bản thân tôi đang
tiến hành nghiên cứu nhằm đề ra giải pháp hợp lý giúp các em học tập tốt bộ môn thể
dục trong trường ***.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào các phương pháp và bài tập sẽ tạo cho các em

phát triển kĩ thuật chạy đạp sau, các tố chất thể dục nhằm đạt được thành tích cao trong
học tập và thi đấu TDTT (Đặc biệt là hội khoẻ phù đổng các cấp).
3. Giải pháp
3.1. Sử dụng phương pháp trực quan:
Khi giảng dạy một kĩ thuật động tác mới việc phân tích rõ ràng, thông tin ngắn
gọn, đúng trọng tâm, yếu lĩnh của động tác sẽ giúp học sinh nắm được khái quát cách
thực hiện động tác. Bên cạnh đó, song song với việc phân tích động tác, giáo viên phải
thị phạm động tác chính xác, đẹp và hoàn chỉnh. Vì giáo viên làm mẫu động tác đúng
sẽ giúp học sinh nắm được những yếu lĩnh cơ bản của kĩ thuật động tác.
- Chân đạp sau: Sau khi đạp mạnh xuống đất bật người lên cao phải duỗi hết
cổ chân – khớp gối – hông và giữ chân lại ở phía sau.
- Chân lăng: Là chân ở phía trước, phải nâng gối về trước lên cao ngang hông.
3.2. Sử dụng một số bài tập bổ trợ:
Bài tập 1: Tại chỗ tập nâng gối chân lăng từ sau – ra trước – lên cao.
- Chuẩn bị: Đứng chân trước – chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, chân
sau chạm đất bằng nửa bàn chân trên, hai tay buông tự nhiên.
- Động tác: Dùng sức mạnh của đùi chân lăng từ sau – ra trước – lên cao (biên
độ đùi ngang thắt lưng, cẳng chân vuông góc với đùi).
Bài tập 2: Tại chỗ bật cao bằng hai chân, bằng một chân.


5

- Chuẩn bị: Đứng hai bàn chân cách nhau một khoảng nhỏ hơn vai, thân người
thẳng, hai tay buông tự nhiên.
- Động tác: Dùng sức mạnh của chân đạp mạnh xuống đất bật người lên cao.
Khi rơi xuống chạm đất bằng nửa bàn chân trên, khuỵu gối để giảm chấn động.
Bài tập 3: Tại chỗ bật tách hai chân thành tư thế “chạy đạp sau”.
- Chuẩn bị: Đứng thẳng, tay thả lỏng tự nhiên.
- Động tác: Dùng sức mạnh của hai chân bật tách hai chân, chân lăng đưa ra

trước nâng đùi lên cao cẳng chân gập vuông góc, chân đưa ra sau đạp duỗi thẳng hình
thành tư thế “chạy đạp sau” trên không. Khi rơi xuống tiếp đất bằng nửa bàn chân trên.
Bài tập 4: Hai tay chống tường đổ thân trên về trước
Khi các em thực hiện tương đối tốt ba bài tập bổ trợ trên tôi tiếp tục cho các em
hai tay chống vào tường để thân trên như một đường thẳng chếch so với mặt đất “chạy
đạp sau”.
- Chuẩn bị: Hai tay chống vào tường, thân trên chếch với mặt đất (50 0 – 600),
chân lăng nâng vuông góc với thắt lưng, chân đạp sau thẳng gối, chạm đất nửa bàn
chân trên.
- Động tác: Chân đạp sau đạp mạnh xuống đất, nâng đùi ra trước – lên cao
thành chân lăng, đồng thời chân lăng đạp duỗi ra sau thành chân đạp sau. Động tác lặp
lại một cách nhịp nhàng, liên tục.
Bài tập 5: Đi nâng đùi từ sau ra trước – lên cao phối hợp đánh tay.
- Chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau, hai tay buông tự nhiên.
- Động tác: Khi lăng chân ra trước cần nâng đùi lên cao cẳng chân gập vuông
góc (tay cùng bên với chân lăng đánh ra sau), chân đạp sau và thân trên thẳng (tay
cùng bên với chân đạp sau đánh ra trước), sau đó đưa chân lăng ra trước chạm đất
bằng nửa bàn chân trên. Đồng thời đưa chân kia ra trước – lên cao, cẳng chân gập
vuông góc (hai tay đánh theo chiều ngược lại). Động tác lặp lại một cách nhịp nhàng,
liên tục.
3.3. Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá được giáo viên sử dụng ở phần củng cố.
Thông qua phương pháp kiểm tra giáo viên đánh giá được khả năng tiếp thu kĩ thuật
động tác của học sinh ở mức nào, phát hiện học sinh thực hiện được và chưa được để
kịp thời tuyên dương những học sinh thực hiện tốt và cố gắng phát huy. Bên cạnh đó,


6

giáo viên có biện pháp giúp đỡ các em thực hiện chưa được, các em còn sai xót ở chỗ

nào? Từ đó giáo viên có biện pháp cụ thể để giúp đỡ các em.
- Cụ thể: Khi gọi học sinh lên thực hiện tôi nêu rõ nội dung và yêu cầu khi thực
hiện, hướng dẫn học sinh còn lại cách nhận xét: học sinh vừa thực hiện đúng hay sai?
Sai xót ở chỗ nào? đánh giá bạn thực hiện đạt hay chưa đạt? Giáo viên tổng hợp ý
kiến, đưa ra nhận xét chung. Qua cách kiểm tra và đánh giá như vậy sẽ giúp học sinh
biết mình sai ở chỗ nào, từ đó học sinh tự điều chỉnh động tác lại cho đúng.
4. Kết quả
Qua việc nghiên cứu và áp dụng đề tài cho khối 7, kết quả là 100% các em hoàn
thành tốt kỹ thuật đạp sau, năng cao kỹ năng bản thân học sinh.
Với những bài tập bổ trợ trên kích thích tinh thần ham thích tập luyện của học
sinh, tính tích cực, tự giác tập luyện, giúp học sinh yêu thích bộ môn hơn. Khi áp dụng
những biện pháp trên, tôi đã giúp học sinh hình thành được kĩ thuật động tác, từng
bước nâng cao hiệu quả tập luyện cho các em. Kết quả học tập của học sinh qua từng
năm học tăng dần, số học sinh xếp loại đạt rất cao, học sinh xếp loại chưa đạt giảm
dần.


7

PHẦN 3. KẾT LUẬN
1. Kết luận
-

Muốn có thành tích cao trong học tập giảng dạy thì phải luôn vận dụng tốt các
phương pháp và cách thức đưa bài tập vận động phù hợp cho từng nội dung,
cho từng tiết học.

-

Bài tập cần phải vừa sức phù hợp lứa tuổi, giới tính, học sinh khối 7 có được

một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao để rèn luyện sức khoẻ
nâng cao thể lực.

-

Thông qua bài học cần tổ chức nhiều trò chơi vận động, thi đấu tạo sức hứng
thú tham gia tập luyện ngày càng nhiều hơn cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy thể dục trong nhà trường với đối tượng học sinh khối 7,

việc áp dụng phương pháp học tập tốt sẽ tạo cho các em có niềm tin, hứng thú học tập
thì thành tích sẽ được nâng cao và sức khoẻ tốt học tập tốt các môn học khác.
2. Đề xuất
-

Học sinh cần trang bị đầy đủ đồng phục thể dục để thuận tiện hơn trong việc
vận động.

-

Đối với nhà trường và các cấp quản lí cần trang bị thêm cơ sở vật chất cũng như
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao.
Đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để giảng dạy nội dung “chạy đạp

sau” thu được kết quả cao. Trong khi thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế rất mong được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để sáng kiến này được hoàn thiện và thu được kết
quả cao hơn.
Xác nhận của Hiệu trưởng

ABC, ngày 22 tháng 4 năm 2019
Người viết


Xác nhận của hội đồng sáng kiến


8


9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đồng Lâm, Thể dục 7, NXBGD, 2003.
2. Nguyễn Trọng Nội, Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, 2009.
3. Lương Ánh Ngọc, Giáo trình Thể dục thể thao trường học, Trường ĐH TDTT TP.
HỒ CHÍ MINH, 2010.


10

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. TDTT: Thể dục Thể thao
2. GDTC: Giáo dục Thể chất
3. THCS: Trung học cơ sở



×