Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn LQVT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.8 KB, 8 trang )

1

Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN
VỚI TOÁN Ở LỚP 4 – 5 TUỔI

I/ Đặt vấn đề :
Hoạt động làm quen với Toán có vai trò quan trọng trong việc CSGD trẻ ở lứa
tuổi mần non . Đó là môn học giúp trẻ phát triển trong quá trình nhận thức. Nó làm
phát triển khả năng quan sát có mục đích và một số thao tác tư duy đơn giản như
chú ý , tưởng tượng , ghi nhớ , so sánh , phân tích tổng hợp …
Trong cuộc sống hằng ngày , Toán học giúp trẻ làm quen với thế giới xung
quanh, nhận biết được các đặc điểm các thuộc tính của các đồ vật xung quanh và
giúp trẻ diễn đạt được những ý nghĩ mong muốn của mình, ngoài ra Toán học còn
làm phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, phát triển sang tạo và mở rộng năng lực
hoạt động cho trẻ và trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học ban đầu ở
trẻ mẫu giáo, người giáo viên sử dụng những phương pháp dạy học và kỹ xảo khác
nhau như: phương pháp thực hành, phương pháp trực quan, phương pháp trò
chuyện. Việc lựa chọn những phương pháp nhằm mục đích là cung cấp các biểu
tượng Toán học cho trẻ. Chính vì tầm quan trọng của Toán học như trên và để đạt
được những mục đích yêu cầu, để tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình học Toán tôi
đã nghiên cứu để tìm được một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với
Toán ở lớp 4 – 5.
- Qua quá trình giảng dạy tôi đã gặp những khó khăn và thuận lợi sau :
 Thuận lợi
- Đa số các cháu đều học theo lứa tuổi từ mẫu giáo Bé lên mẫu giáo Nhỡ.
- Bản thân tôi đã nhiều năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu
giáo 4 – 5 tuổi .
 Khó khăn :
- Đồ dùng dạy học chưa phong phú , chưa kích thích tính sáng tạo của trẻ.


- Tổ chức tiết học chưa sinh động , cách đặt câu hỏi chưa gần gũi .
- Môi trường học tập và môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú .


2

- Sĩ số học sinh quá đông, phòng học chật so với sĩ số. Do đó phải chia học
sinh thành hai nhóm để học .
- Trước những khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ để tìm ra những biện pháp khắc
phục giúp trẻ học môn làm quen với Toán được tốt hơn .
II/ Các biện pháp thực hiện:
 Biện pháp 1 : Nắm rõ mục đích yêu cầu của từng bài dạy để thay đổi
hình thức và hoạt động phù hợp .
- Với bài soạn hình thức “Tiết học” được xây dựng theo yêu cầu mỗi môn học
một cách riêng biệt và theo trình tự truyền đạt thông tin kiến thức một chiều, các
kiến thức mang đến cho trẻ bị áp đặt, các hoạt động được tổ chức đồng loạt khác
với tiết học hoạt động chung có mục đích theo hướng đổi mới có nghĩa là nó kết
hợp với những hoạt động khác nhau một cách phù hợp linh hoạt tạo ra những tình
huống cho trẻ hoạt động để cùng nhau suy nghĩ, khám phá thực hành … Để giúp
trẻ thực sự lĩnh hội được các kiến thức một cách sinh động và sáng tạo, đây là hoạt
động của từng cá nhân. Vì vậy cô giáo cần thiết kết hợp hoạt động cá nhân cho trẻ
thông qua việc khám phá, thử nghiệm và tập làm các thao tác cần thiết .
- Với những bài lập số tôi thiết kế các hoạt động cá nhân cho trẻ, giúp trẻ có
điều kiện khám phá, thử nghiệm, tập làm các thao tác .
Ví dụ : tôi chọn chủ đề sinh nhật của mèo con. Mèo con lên ba tuổi vậy chúng
mình cùng suy nghĩ và vẽ ra giấy ba thứ đồ dùng đồ chơi để tặng bạn thì trẻ quan
sát lẫn nhau - Bạn vẽ gì ? Có đủ số lượng là ba chưa và thêm vào hoặc bớt đi cho
đủ hoặc chơi trò chơi đếm tiếp đến ba. Cô đếm hoặc vỗ tay ít hơn ba trẻ đếm tiếp
hoặc vỗ tay tiếp đến ba và ngược lại .
- Phần luyện tập : Tôi giao nhiệm vụ cho cả lớp cùng chuẩn bị tiệc sinh nhật

cho Mèo con, mỗi trẻ lấy rổ tìm ba loại đồ dùng để bày tiệc sinh nhật .
- Mỗi khách ngồi một dãy, trẻ lần lượt xếp tất cả những người khách thành
hàng ngang (đồ dùng là tranh vẽ photo ) xếp từ trái sang phải .
- Xếp trước mặt mỗi người khách một thức ăn hoặc đồ dùng trẻ thích, xếp
tương ứng 1-1, vừa xếp vừa đếm 1,2…và trẻ phát hiện ra một người khách không
có gì .


3

- Trẻ so sánh số người khách và số đồ dùng đã chuẩn bị có số lượng như thế
nào so với nhau .
- Cho cháu đếm lại và làm thế nào để hai nhóm có số lượng bằng nhau và
cùng bằng 3, sau đó cho tự đi lấy thêm và kiểm tra lẫn nhau
- Cô cho cháu đếm lại hai số lượng cùng bằng nhau và cùng bằng 3 rồi chọn
chữ số tương ứng số ( 3)
- Với những bài dạy thêm bớt, so sánh tạo sự bằng nhau, tôi thường chọn
những câu chuyện bài thơ nhẹ nhàng, các bài hát, ca dao, đồng dao. Hay với những
bài dạy trẻ nhận biết các hình tôi thay đổi hình thức trò chơi với những dây lạt, dây
thun, dây vải dù và yêu cầu trẻ tạo ra các hình từ những chiếc dây tôi đã chuẩn bị
hoặc bằng các cách khác với các câu hỏi như :
+ Các con hãy làm thành một hình vuông từ những dây lạt này?
+ Con hãy lam thành một hình vuông khác với cách bạn đã làm?
+ Các con đã làm được những hình gì từ những chiếc dây thun này ?
+ Con có thể dùng những dây vải dù này vào những việc gì ?
 Biện pháp 2 : Nhận biết về số lượng qua các trò chơi
- Ở tuổi này hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi. Trẻ chơi mà học và học
bằng chơi. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ, sưu tầm và tự tìm tòi được một số trò chơi
khi dạy trẻ các biểu tượng về số lượng
1/ Các trò chơi về số đếm :

- Đếm theo thứ tự các đồ vật rồi gắn số:
Ví dụ: Đường đến nhà các chú thỏ phải qua một khu rừng có rất nhiều hoa,
nhiều cây chúng mình thử đoán xem có bao nhiêu cây hoa? (2, 3, 4, 5cây). Sau đó
cô cho trẻ đếm lại và gắn số tương ứng.
- Bắt chước các con vật kêu theo thẻ số của cô:
Ví dụ: cô giơ 3 thì các cháu làm vịt con kêu 3 tiếng hoặc cô giơ 5 thì các cháu
làm gà con kêu 5 tiếng …
- Đếm tiếp theo cô bằng vận động :
Ví dụ: cô vỗ tay cháu đếm nhẩm rồi nhảy hoặc bật cho đủ số lượng là 4 hoặc 5
2/ Các trò chơi đếm bằng cơ thể trẻ :
- Đếm các ngón tay, các ngón chân.


4

- Đếm các bộ phận trên cơ thể trẻ
- Chơi kết bạn
Ví dụ : chơi đếm các ngón tay, ngón chân. Tôi cho trẻ chơi
- Đưa tay ra nào ta cùng đếm nhé :
Một ngón tay nhúc nhích này
Hai ngón tay nhúc nhích này
Ba ngón tay nhúc nhích này
Bốn ngón tay nhúc nhích này
Năm ngón tay nhúc nhích này
- Đếm các ngón chân, tôi cho trẻ ngồi duỗi chân chơi và đếm các ngón chân
theo cử động của các ngón chân.
- Đếm các bộ phận trên cơ thể trẻ tôi kết hợp lời cho trẻ hát :
Mồm mồm tai, tai tai, mồm mồm, tay
Mồm mồm, tay, mắt , mũi ,mồm, mắt, tai
Ta đếm xem như vậy là như vậy có bao nhiêu giác quan ?

3. Chơi kết bạn thì tôi sưu tầm bài hát :
Nào ai ngoan ai tinh ai nhanh
Nào ai chia nhiều phần khác nhau
Tìm đến mau ta cùng nhau kết bạn nào
4. Trò chơi chụp ảnh :
- Chụp theo số lượng người cô yêu cầu
- Chụp theo số lượng người đứng trước, người ngồi theo sự phân công của cô,
của bạn.
 Biện pháp 3 : Tổ chức một tiết học hợp lý để kích thích tính sang tạo của
trẻ.
- Trước hết phải hiểu như thế nào là một tiết học hợp lý ? Hợp lý ở đây theo
tôi hiểu không phải là tổ chức hoạt động xen kẽ động tĩnh mà còn hợp lý về thời
gian của hoạt động phải cân đối các phần : Phần ôn tập kiến thức cũ, phần dạy kiến
thức mới và phần luyện tập kiến thức vừa học. Sau đó điều hoà xen kẽ hoạt động
động tĩnh để giúp trẻ luôn chú ý, hứng thú và phát triển tư duy


5

- Về thời gian cho phần chính dạy kiến thức mới phải ưu tiên chiếm khoảng
2/3 tiết học còn lại cân đối cho hai phần còn lại
- Về sắp xếp các hoạt động ở từng phần thì phần luyện tập kiến thức đã học
nên chọn 2, 3 hoạt động để kích thích trẻ hoạt động
Ví dụ : Đi chợ mua các loại rau củ quả với số lượng ít hơn 3,4 ,5. Rồi đi mua
thêm cho đủ số lượng là 3,4, 5… Hỏi: Lần một cháu mua được mấy loại? Lần hai
cháu mua được mấy loại? Cả hai lần mua được tất cả bao nhiêu?
- Phần chính dạy kiến thức mới trẻ thường phải ngồi tĩnh nhiều hơn nên tôi
thường đưa một số trò chơi nhỏ (động ) để thay đổi trạng thái cho trẻ
- Phần luyện tập tôi cũng chọn 2 đến 3 hoạt động và ôn đúng trọng tâm bài
vừa dạy

- Ngoài những phần của hoạt động làm quen với toán tôi còn sử dụng một số
câu hỏi để kích thích sự tò mò sang tạo của trẻ như :
+ Tại sao con biết hai nhóm này có số lượng bằng nhau?
+ Tại sao mình không thể chồng khối vuông lên khối cầu được?
+ Hoặc còn cách làm nào khác nữa không ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đổ hết tất cả chỗ nước này vào một cái ly
nhỏ?
- Ngoài các câu hỏi của cô đưa ra tôi còn động viên kích thích trẻ đặt các câu
hỏi, những thắc mắc của trẻ mà không sợ bị chê cười
Ví dụ: sau khi tìm hiểu về các hình, tôi cho trẻ quan sát lại các hình và đưa ra
lời đề nghị : Mỗi cháu hãy nghĩ và hỏi bạn một câu về hình chữ nhật này hoặc cháu
nào có thể đặt câu hỏi để so sánh hình vuông và hình chữ nhật .
- Khi dạy trẻ học xong bài nhận biết số 3, số 5 thì trẻ tìm ra những nhóm đồ
vật có số lượng 3 ,5 . Rồi sau đó khen ngợi trẻ rằng : “Câu hỏi của con rất hay”;
“Một câu hỏi rất là thông minh”...
 Biện pháp 4 : Phân loại học sinh và phát hiện bồi dưỡng học sinh có
năng khiếu
- Qua tìm hiểu nghiên cứu các biện pháp trên tôi thấy trẻ hoạt động tích cực
hơn, trẻ có thói quen quan sát, chú ý đến các sự vật hiện tượng xung quanh và thích
khám phá chúng. Song mỗi trẻ có một nhận thức khác nhau như có trẻ tốt về mặt


6

này nhưng lại yếu về lĩnh vực kia …Qua thực tế giảng dạy và giao tiếp với các
cháu nên tôi rất hiểu tâm sinh lý của trẻ và năng lực của từng cá nhân. Tôi nhận
thấy có cháu có khả năng về toán học, lại có cháu có khả năng về âm nhạc...Ngoài
ra có những cháu rất nhanh có khả năng phán đoán tốt...
Ví dụ : khi dạy thêm bớt tôi đặt câu hỏi so sánh thì đã có cháu đếm nhẩm và
nói ngay được kết quả . Bên cạnh đó có những cháu nhút nhát phản ứng chậm chưa

nhận ra được kết quả.
Ví dụ : có 5 bông hoa muốn còn lại 3 bông hoa thì phải làm thế nào ? (cháu
phải đếm rồi mới biết là phải bớt 2 bông hoa )
- Với những cháu chậm thì tôi thường giao nhiệm vụ vừa sức và bồi dưỡng
thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi
- Với những cháu nhanh nhẹn có khả năng học toán tốt hơn, tôi chú ý bồi
dưỡng các năng lực nhận thức cho cháu ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt tăng cường
cho trẻ hoạt động ở góc toán . Ở góc này tôi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi để
phát triển năng lực nhận thức cho trẻ như cờ gánh, cờ bù chỗ còn thiếu, đôminô,
bảng hình học…
Ví dụ: tôi kẽ một bảng các bộ phận trong cơ thể người như tai, mắt, mũi,
miệng chân, tay. Trẻ vẽ số người vào hàng ngang và điền các số lượng đúng vào
cột hàng dọc như một người thì có mấy tai, mấy mắt, mấy mũi, mấy miệng,mấy
tay, mấy chân ? Cháu sẽ điền số hoặc vẽ chấm tròn vào cột. Ở trò chơi này trẻ cần
phát huy cao độ các năng lực tư duy để tìm lời giải đáp của bài toán
 Biện pháp 5 : Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ ở mọi lúc,
mọi nơi
1. Ở gia đình :
- Tôi trao đổi với phụ huynh cùng giúp trẻ hiểu thế giới xung quanh mình
Ví dụ : Giờ ngủ dậy : Bây giờ là mấy giờ ?
+ Mặc quần áo đi học: mặc mặt nào trước, mặt nào sau, tay trái đâu, tay phải
đâu?
+ Đi dép trái hay dép phải ?
2. Ở ngoài đường :


7

- Quan sát mọi vật xung quanh : Nhà có màu gì ? Cánh cửa màu gì? Hình gì ?
Có bao nhiêu cánh cửa ?…

3. Quan sát giờ vui chơi ngoài trời :
- Tôi cho trẻ nhặt hoa lá rụng và đoán xem đó là hoa lá của cây gì, rồi đếm và
so sánh số lượng hoa lá của mình nhặt được như thế nào với nhau? Làm thế nào để
chúng bằng nhau? Và thêm bớt dần theo yêu cầu của cô hoặc nhặt cho cô 3 chiếc
lá? Đi lên phía trước cho cô 5 bước? Trong sân trường có bao nhiêu cây cao? Bao
nhiêu cái xích đu ?…
4. Giờ ăn :
- Trẻ đếm số bạn ở bàn rồi đếm số bát, số thìa…
5. Ở các góc chơi :
- Góc chơi bán hàng : Hộp bánh này ở trên hay ở dưới ? Có mấy hộp tròn?
Mấy hộp vuông ?…
 Biện pháp 6 : Kết hợp với phụ huynh
- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi nêu lên những yêu cầu trong việc
thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới nói chung và hoạt động
làm quen với toán nói riêng để phụ huynh nắm bắt được và kết hợp với nhà trường
trong việc dạy dỗ cháu. Nêu lên những khó khăn mà nhà trường cũng như lớp gặp
phải để từ đó phụ huynh tạo điều kiện cho cả cô giáo và trẻ mà nhất là trẻ được tìm
tòi khám phá những cái mới lạ.
- Ngoài ra phụ huynh còn gom góp các nguyên vật liệu để làm ra những đồ
dùng đồ chơi cho cháu để từ đó tôi đã cải thiện được môi trường học tập cho trẻ,
giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hào hứng .
III /Kết quả:
- Qua các biện pháp trên tôi nhận thấy các cháu rất hào hứng tham gia các
hoạt động của lớp nói chung và say mê học toán , biết trao đổi bàn bạc và nói lên ý
kiến của mình cụ thể :
+ 100% cháu thích tham gia hoạt động làm quen với toán.
+ 40% trẻ xếp loại tốt
+ 50% trẻ xếp loại khá
+ 10% trẻ xếp loại đạt yêu cầu



8

+ Không có trẻ yếu kém
IV/ Bài học kinh nghiệm:
- Qua thực tế áp dụng các biện pháp trên và thu được kết quả như trên, tôi đã
rút ra được những kinh nghiệm quí báu trong việc giảng dạy giúp trẻ kích thích
tính sáng tạo trong việc làm quen với toán
- Giáo viên phải nắm rõ mục đích yêu cầu của từng bài để thay đổi hình thức
và hoạt động phù hợp nhằm phát huy tối đa tính tích cực của trẻ, kích thích tính tò
mò ham hiểu biết
- Giáo viên nên sưu tầm, sáng tác nhiều trò chơi mới lạ hấp dẫn để cuốn hút
trẻ tham gia vào hoạt động
- Giáo viên phải tổ chức các hoạt động hợp lý, cân đối thời gian và xen kẽ
hoạt động “động- tĩnh”
- Giáo viên luôn chú ý dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, luôn gợi mở tạo điều kiện
cho trẻ phát huy hết khả năng học tập ở mức tối đa.
- Luôn theo dõi và đánh giá kết quả học tập của từng trẻ qua từng giai đoạn
- Biết kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường.

Rạng Đông, ngày .....tháng........năm 2008
Người viết

Hồ Thị Kim Hiền



×