Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

luận văn thạc sĩ quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại công ty cổ phần may sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT VẢI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HOÀNG VĂN TÂN

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT VẢI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 83.40.101

Họ và tên học viên: Hoàng Văn Tân


Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thùy Vinh

Hà Nội - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT
VẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi. Các số liệu thu thập đ ược và kết quả nghiên cứu trình bày trong
Luận văn này là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Người thực hiện

Hoàng Văn Tân


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trong Khoa Sau đại học
trường Đại học Ngoại Thương và đặc biệt là giảng viên hướng dẫn khoa học PGS,
TS. Nguyễn Thị Thùy Vinh đã cung cấp kiến thức, giúp đỡ và góp ý để tác giả hoàn
thành Luận văn này.
Trong thời gian qua, mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, tuy nhiên do thời gian cũng
như kiến thức còn nhiều hạn chế, nên Luận văn không thể tránh khỏi nhiều thiếu
sót. Vì vậy, người viết kính mong Quý Thầy Cô góp ý và sửa chữa đ ể Luận văn
được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Người thực hiện


Hoàng Văn Tân


iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................ vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN......................................................... viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG......................8
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng....................................... 8
1.1.1 Lịch sử phát triển và định nghĩa chuỗi cung ứng................................................ 8
1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng........................................................................ 12
1.1.3 Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng với quản trị logistics............................... 14
1.2 Chuỗi cung ứng sản xuất vải và quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải..............15
1.2.1 Cơ cấu chuỗi cung ứng sản xuất vải...................................................................... 15
1.2.2 Quản trị các thành phần trong chuỗi cung ứng sản xuất vải........................17
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải........................ 25
1.3.1 Các yếu tố khách quan................................................................................................. 25
1.3.2 Các yếu tố chủ quan..................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT VẢI
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG................................................................. 30
2.1 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam và sơ lược về Công ty cổ phần may Sông
Hồng................................................................................................................................................... 30
2.1.1 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam....................................................................... 30
2.1.2 Sơ lược về Công ty cổ phần may Sông Hồng...................................................... 33
2.2 Quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải của Công ty cổ phần may Sông Hồng .39


2.2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty.................................. 39
2.2.2 Quản trị các khâu trong chuỗi cung ứng sản xuất vải..................................... 40
2.3 Đánh giá công tác qu ản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty cổ phần
may Sông Hồng.............................................................................................................................. 66
2.3.1 Những điểm mạnh.......................................................................................................... 67


iv
2.3.2 Những điểm yếu:............................................................................................................ 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG SẢN XUẤT VẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG.72
3.1 Chiến lược phát triển sản xuất vải của Công ty cổ phần may Sông Hồng.......72
3.2 Căn cứ để cải thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty
72
3.3 Một số giải pháp để cải thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại
Công ty.............................................................................................................................................. 74
3.3.1 Cải thiện khâu hoạch định......................................................................................... 74
3.3.2 Cải thiện khâu thu mua................................................................................................ 76
3.3.3 Cải thiện khâu sản xuất............................................................................................... 79
3.3.4 Cải thiện khâu phân phối............................................................................................ 81
3.3.5 Cải thiện khâu kiểm tra toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất vải.....................82
3.4 Kiến nghị với Chính Phủ..................................................................................................... 83
3.4.1 Nâng cấp chuỗi cung ứng dệt may tại Việt Nam theo hướng phát triển
khâu cung ứng nguyên phụ liệu dệt may.......................................................................... 83
3.4.2 Xây dựng cụm ngành công nghiệp dệt may......................................................... 85
3.4.3 Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực................................................................................ 89
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 94
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................. 96



v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 So sánh quản trị chuỗi cung ứng và quản trị logistics...................................... 15
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh................................................................ 36
Bảng 2.2 Phân tích các chỉ số khả năng thanh toán.............................................................. 37
Bảng 2.3 Cấu trúc chi phí sản xuất vải thành phẩm năm 2017......................................... 45
Bảng 2.4 Phân tích tình hình thực hiện các hợp đồng mua với các nhà cung ứng...47
Bảng 2.5 So sánh các phương thức vận chuyển hàng hoá.................................................. 66


vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Ma trận kế hoạch chuỗi cung ứng (Supply chain planning mattrix)............11
Hình 1.2 Mô hình tham chiếu quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải.............................. 16
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Sông Hồng..........................35
Hình 2.2 Ảnh lưu trữ sợi nguyên liệu tại nhà kho................................................................. 42
Hình 2.3 Quy trình kiểm soát hàng hóa nhập kho tại Công ty.......................................... 48
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng................................................. 52
Hình 2.5 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vải mộc........................................................ 53
Hình 2.6 Sơ đồ quy trình công nghệ hoàn tất vải thành phẩm dệt thoi dùng sợi TC
................................................................................................................................................................... 54

Hình 2.7 Sơ đồ quy trình công nghệ hoàn tất vải thành phẩm dệt kim PE..................55
Hình 2.8 Biểu đồ tỉ trọng vải chính phẩm và phế phẩm qua các năm............................ 61
Hình 2.9 Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm vải may mặc của Công ty............................63
Hình 2.10 Sơ đồ quy trình quản trị hoạt động xuất hàng tại Công ty............................. 64


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP

Cổ phần

SH

Sông Hồng

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

KCS

Kiểm tra chất lượng sản
phẩm

C/O

Certificate of Origin

VNACCS

Hệ thống thông quan hàng Vietnam Automated
hoá tự động
Cargo And Port
Consolidated System

VCIS


Hệ thống thông tin tình
báo Hải quan Việt Nam

Customs Intelligence
Information System Viet
Nam

LOGISTICS
KNXK

EOQ
HĐQT
ĐVT

Quản lý hậu cần
Kim ngạch xuất khẩu
Hợp đồng
Economic Order Quantity
Hội đồng quản trị
Đơn vị tính


viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn “Quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty cổ phần may
Sông Hồng” với mục tiêu góp phần gia tăng lợi ích cho Công ty cổ phần may Sông
Hồng trong công tác quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải hiện tại.
Luận văn bao gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Luận giải cơ sở khoa học của việc tham gia chuỗi cung ứng sản

xuất vải của doanh nghiệp như khái niệm, đặc điểm và vai trò của chuỗi cung ứng
sản xuất vải, quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải, các hoạt động của doanh nghiệp
khi tham gia chuỗi cung ứng sản xuất vải, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi
cung ứng sản xuất vải của doanh nghiệp.
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải
của Công ty cổ phần may Sông Hồng, từ đó kết luận những đi ểm mạnh, đi ểm yếu
trong công tác quản trị chuỗi.
Chương 3: Xây dựng những căn cứ cho việc cải thiện chuỗi cung ứng sản xuất
vải tại Công ty, từ đó đ ề xuất một số giải pháp cho Công ty và kiến nghị với cơ
quan Nhà nước nhằm gia tăng lợi ích trong công tác quản trị chuỗi cung ứng sản
xuất vải tại Công ty nói riêng và lợi ích của ngành sản xuất vải trên cả nước nói
chung.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương
mại Thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam hòa nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế
đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam vô vàn những cơ hội thuận lợi để đẩy
mạnh hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Theo báo cáo tổng kết của Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2018, tổng kim
ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt hơn 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với năm 2017 và
được đánh giá là năm xu ất khẩu thành công nhất của ngành Dệt May Việt Nam
trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2018 là năm thành công l ớn nhất đ ối với hoạt
động xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam năm 2018 ước đ ạt hơn 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với 2017.
Nhìn lại một số năm gần đây, thì tốc độ tăng KNXK năm 2018 đã đạt mức cao nhất

(năm 2015 tăng hơn 12%, năm 2016 tăng hơn 4%, năm 2017 tăng hơn 10%). Việt
Nam nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, đ ứng sau Trung
Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, kết quả thực sự mang về cho đ ất nước của ngành dệt may chưa
tương xứng. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may vẫn thực hiện theo phương thức gia
công, tỷ lệ chiếm đến 70%. Nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất thuốc nhuộm dùng cho
sản xuất hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy giá trị gia tăng của xuất
khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không cao.
Chính vì phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa chủ động được kế hoạch sản xuất, chưa quyết
định đ ược giá bán, từ đó chưa thể chủ động tạo đ ược lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm dệt may trên thị trường. Một nguyên nhân quan trọng khác, các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam có trình độ quản lý còn yếu, chưa xây dựng được đội ngũ thiết kế
chuyên nghiệp xứng tầm với các nước trong khu vực, hoạt đ ộng marketing chưa
được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, . . . và đặc biệt là chuỗi cung ứng dệt may
chưa đ ược quan tâm đ úng và đầy đ ủ. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm


2

nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, giữ vững và phát triển
bền vững tốc độ tăng trưởng hàng dệt may trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như
hiện nay, các doanh nghiệp dệt may cần có nhận thức đ úng và đầy đ ủ hoạt động
chuỗi cung ứng (Supply Chain – SC) và quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain
Management – SCM).
Chuỗi cung ứng tuy chỉ là một khái niệm mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng
trở thành một trong những khái niệm có tầm ảnh hưởng nhất trong nền kinh tế hiện
đại. Nhờ có chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau, tạo đi ều
kiện cho quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất và dịch vụ. Sự thành công của
chuỗi cung ứng được minh chứng bằng việc các công ty có quy mô lớn và tầm cỡ

trên thế giới không ngừng mở rộng chuỗi cung ứng của mình ở tất cả các thị trường
chi nhánh trên toàn thế giới. Đi ều này đã t ạo cơ hội cho rất nhiều doanh nghiệp
ngành công nghiệp phụ trợ muốn tham gia vào chuỗi cung ứng, đ ặc biệt là các
doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam.
Công ty cổ phần may Sông Hồng là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt
may, chuyên sản xuất, kinh doanh các loại hàng may mặc, vải may mặc từ sợi
Polyester, Cotton, Viscose, Lycra, . . . Như hầu hết các doanh nghiệp dệt may trong
nước, công tác quản trị chuỗi cung ứng nội bộ của Công ty chưa được xây dựng và
ứng dụng một cách có hệ thống. Đặc biệt đối với chuỗi cung ứng sản xuất vải của
Công ty. Do vậy, bên cạnh những thành công, đ ôi khi công ty cũng phải “trả giá”
khi đ ánh mất thị phần, mất cơ hội kinh doanh, . . . là những bài học lớn do thiếu
chuyên nghiệp trong hoạt đ ộng quản trị chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung
ứng sản xuất vải nói riêng.
Là một trong những người trực tiếp tham gia vào hoạt động quản trị sản xuất,
kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng, tác giả nhận thấy rằng đ ể có thể
nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn
định tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng bền vững, cụ thể là trong chuỗi cung ứng sản
xuất vải của Công ty. Trong bối cảnh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, các sản
phẩm dệt may Việt Nam đang b ị cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp dệt may
nước ngoài, các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ các nước trên thế giới thì hoạt


3

động quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, có hiệu quả đóng một vai trò và ý nghĩa hết
sức quan trọng, quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam,
trong đó có Công ty cổ phần may Sông Hồng. Thực tiễn ở một số tập đoàn, công ty,
doanh nghiệp trên thế giới và một số công ty, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam đã chứng minh rằng: Tiếp cận, nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng các mô
hình quản trị chuỗi cung ứng phù hợp với đi ều kiện, môi trường hoạt đ ộng của

doanh nghiệp mình sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh nhất đ ịnh cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải phải được nhìn nhận
một cách nghiêm túc và làm cách nào đó nó phải được nghiên cứu, xây dựng và ứng
dụng đ úng đắn, có hiệu quả vào hoạt động quản trị của công ty, đáp ứng được mục
tiêu phát triển của công ty, . . . . là một trong những trăn trở lớn của ban lãnh đạo
Công ty cổ phần may Sông Hồng nói chung và của tác giả nói riêng.
Đối với Công ty cổ phần may Sông Hồng, vải quan trọng như nguồn máu nuôi
cơ thể người. Vải thành phẩm có ý nghĩa rất lớn tới toàn bộ quy trình hoạt động của
Công ty vì vải thành phẩm vừa dùng nội bộ để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu,
vừa để bán ra bên ngoài. Chính vì tầm quan trọng của vải may đối với Công ty đã
thôi thúc tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại
công ty cổ phần may Sông Hồng” đ ể làm luận văn thạc sĩ trong chương trình cao
học quản trị kinh doanh. Qua đề tài nghiên cứu, tác giả mong muốn xây dựng một
cách có hệ thống, đúng đắn và đầy đủ hoạt động quản trị chuỗi cung ứng cho ngành
dệt may nói chung, và chuỗi cung ứng sản xuất vải tại công ty cổ phần may Sông
Hồng nói riêng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng sản xuất vải tại công ty. Tác giả tin rằng, đ ây không chỉ là vấn đ ề
riêng của công ty cổ phần May Sông Hồng mà còn là vấn đ ề chung của rất nhiều
doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước


Nghiên cứu “Thực hành quản lý chuỗi cung ứng và hoạt đ ộng của các

doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm của ngành may mặc Việt Nam” của Trương
Quang Huy, Maria Do Sameiro Carvalho, Paulo Sampaio, Ana Cristina Fernandes,


4


Dương Thị Bình An, Dương Hoàng Hiệp đăng trên K ỷ yếu Hội nghị Quốc tế về
Quản lý Chất lượng và Quản lý, năm 2014: đánh giá m ối quan hệ giữa quản lý
chuỗi cung ứng và hoạt đ ộng của các doanh nghiệp dệt may trên 04 khía cạnh là
khách hàng, quản lý nhà cung cấp, kiểm soát và cải tiến quy trình, hỗ trợ quản lý, từ
đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của ngành dệt may và đưa ra các giải pháp.


Nghiên cứu “ Chuỗi cung ứng ảnh hưởng đ ến việc phát triển sản phẩm

mới trong quần áo thời trang” của David Tyler, Jo Heeley, Tracy Bhamra đăng trên
tạp chí quốc tế Marketing và Quản lý thời trang năm 2006: đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu suất của các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, từ đó rút ra kết
luận về định hướng chiến lược của chuỗi cung ứng thời trang và cho thấy sự cần
thiết phải phát triển các mối quan hệ cá nhân và tổ chức.


Nghiên cứu “Quản lý chuỗi cung ứng ngành dệt may: Bài học từ

Bangladesh” của Mohammad Ali, Mamun Habib, xuất bản năm 2012: đ ề cập đ ến
kịch bản hiện tại của ngành dệt may tại Bangladesh, đánh giá hiệu quả chuỗi cung
ứng ngành dệt may tại Bangladesh nhằm đ ạt được chi phí tồn kho thấp hơn, thời
gian thực hiện ngắn hơn, lợi nhuận cao hơn.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở phạm vi Việt Nam, đã có nhi ều nghiên cứu tập trung vào đ ối tượng
ngành dệt may, có thể đề cập ở đây các công trình có đóng góp đáng kể như:


Nghiên cứu “Phát triển công nghiệp phụ trợ ở các ngành công nghiệp chủ


lực Việt Nam” của Võ Thanh Thu & Nguyễn Đông Phong (Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh) đăng trên T ạp chí Nghiên cứu và Trao đổi năm 2014: đánh giá
thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ trong một số ngành công nghiệp chủ lực
của Việt Nam, làm rõ những tồn tại trong phát triển công nghiệp phụ trợ, từ đó đưa
ra các gợi ý về chính sách và các giải pháp vĩ mô nhằm phát triển công nghiệp phụ
trợ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, giảm lệ thuộc vào nước ngoài của kinh tế
Việt Nam.


Báo cáo “Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận” của Viện Chính sách
Công và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thu ộc Dự án “Thúc đ ẩy


5

triển khai hiệu quả chương trình Hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM và hỗ trợ các
tỉnh trong vùng”: đánh giá năng l ực cạnh tranh của cụm ngành dệt may TP.HCM,
Bình Dương, và Đ ồng Nai trong mối quan hệ so sánh với một số cụm ngành cạnh
tranh trong khu vực Châu Á, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách cụ thể để nâng
cấp và nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Dương, và Đồng Nai.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về quản trị chuỗi
cung ứng sản xuất vải tại các công ty dệt may Việt Nam. Do đó tác gi ả hi vọng
Luận văn này sẽ đóng góp được cái nhìn cụ thể hơn về chuỗi cung ứng sản xuất vải
và công tác quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải cho các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu hệ thống hóa về mặt lý luận liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng và
quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải nhằm ứng dụng vào thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng
sản xuất vải tại Công ty cổ phần may Sông Hồng.

3.2. Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải.
Thứ hai: Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty
cổ phần may Sông Hồng.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị chuỗi cung
ứng sản xuất vải tại Công ty.


6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản trị chuỗi cung ứng trong loại
hình doanh nghiệp sản xuất.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn được xác định trên 3 khía cạnh:
Về mặt nội dung: Luận văn chọn tiếp cận theo góc độ vi mô, tập trung nghiên
cứu tình hình phát triển cũng như hoạt đ ộng của chuỗi cung ứng sản xuất vải tại
Công ty cổ phần may Sông Hồng, bao gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đ ồng thời
nghiên cứu sơ lược tình hình chung về các dữ liệu thứ cấp của chuỗi cung ứng sản
xuất vải để so sánh.
Về mặt thời gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian
chính từ năm 2010 đến 2018. Riêng chương 3 sẽ mở rộng thời gian đến năm 2022
nhằm phục vụ cho công tác định hướng giải pháp và chiến lược.
Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu sơ lược về quản trị chuỗi cung ứng
sản xuất vải của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn cả nước, sau đó đi tìm hiểu

sâu về quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty cổ phần may Sông Hồng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp mô tả, và phương
pháp thống kê. Nghiên cứu được thực hiện qua các bước:
+ Bước 1: Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết về quản trị
chuỗi cung ứng qua sách, giáo trình, các tạp chí, các kết quả nghiên cứu liên quan
đã được công bố.
+ Bước 2: Sử dụng phương pháp thống kê và mô tả thực trạng hoạt động quản
trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty cổ phần may Sông Hồng.
+ Bước 3: Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả phân tích thực trạng hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty cổ phần may Sông Hồng theo
hướng các hoạt động hoạch định, thu mua, sản xuất, và phân phối. Sau đó sử dụng
phương pháp tổng hợp, quy nạp để đưa ra đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu trong
từng khâu của chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty. Báo cáo nghiên cứu được


7

kết hợp giữa các nguồn dữ liệu sơ cấp, các nguồn dữ liệu thứ cấp đã đư ợc tác giả
làm sáng tỏ. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt đ ộng quản trị
chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty cũng như kiến nghị với Chính Phủ một số
giải pháp bổ sung, hỗ trợ cho chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng.
Chương 2: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải tại Công ty cổ
phần may Sông Hồng.
Chương 3: Một số giải pháp cải thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng sản
xuất vải tại Công ty cổ phần may Sông Hồng.



8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

1.1.1 Lịch sử phát triển và định nghĩa chuỗi cung ứng
Trong những thập niên giữa 1950 và 1960, các công ty của Hoa Kỳ đã áp dụng
nhiều công cụ để giảm thiểu chi phí và cải thiện năng suất, trong khi ít chú ý đến
việc tạo ra mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy trình và tính
linh hoạt, hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm. Việc thiết kế và phát triển sản phẩm
mới diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ. Chia
sẻ công nghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến lược giữa người mua và
người bán là một thuật ngữ hiếm khi nghe giai đoạn bấy giờ. Các quy trình sản xuất
không được chú trọng hàng đầu do tồn kho nhằm để duy trì máy móc vận hành
thông suốt và quy trình cân đ ối dòng nguyên vật liệu, đi ều này dẫn đ ến tồn kho
trong sản xuất tăng cao.
Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
(MRP – Material Requirements Planning) và hệ thống hoạch đ ịnh nguồn lực sản
xuất (MRPII – Manufacturing Resource Planning) được phát triển. Những hệ thống
này cho phép các doanh nghiệp nhận thấy được tầm quan trọng của quản trị nguyên
vật liệu. Họ có thể đánh giá được mức đ ộ tồn kho trong sản xuất, lưu giữ và vận
chuyển. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đ ặc biệt là máy tính làm
gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho dẫn đến làm giảm đáng kể
chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi
tiết cần mua cũng như nguồn cung.
Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng.
Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đ ầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên
nhiều tờ báo cụ thể là ở tạp chí O. R. Keith and M. D. Webber, “Supply-Chain

Management: Logistics Catches Up with Strategy,” Outlook - 1982. Cạnh tranh trên
12 thị trường toàn cầu trở nên khốc liệt vào đ ầu thập niên 1980 (và tiếp tục đ ến
ngày nay) gây áp lực đ ến các nhà sản xuất phải cắt giảm chi phí nâng cao chất
lượng sản phẩm cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng. Các hãng sản


9

xuất vận dụng JIT và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến
chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thời gian giao hàng. Trong môi trường
sản xuất JIT với việc sử dụng ít tồn kho làm đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh
nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến
lược và hợp tác của nhà cung cấp - người mua - khách hàng. Khái niệm về sự cộng
tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện JIT và TQM.
Khi cạnh tranh ở thị trường Mỹ gia tăng nhiều hơn vào thập niên 1990 kèm
với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho cũng như khuynh hướng toàn cầu hóa
nền kinh tế làm cho thách thức của việc cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch
vụ khách hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng gia tăng. Để giải quyết với
những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp
chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực. Hơn nữa các doanh nghiệp sản
xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới
cũng như đóng góp ý ki ến vào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí
chung. Mặt khác, các công ty nhận thấy rằng nếu họ cam kết mua hàng từ những
nhà cung cấp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình thì đổi lại họ sẽ hưởng lợi
gia tăng doanh số thông qua sự cải tiến chất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm
cũng như cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiều đ ến tiến trình, nguyên vật
liệu và các linh kiện được sử dụng trong hoạt động sản xuất. Nhiều liên minh giữa
nhà cung cấp và người mua đã chứng tỏ sự thành công của mình.
Khái niệm toàn cầu hóa đ ã mang đ ến một sự lôi cuốn mạnh mẽ về quản lý
chuỗi cung ứng nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, giá trị tăng thêm và giảm chi phí.

Toàn cầu hóa mang lại sự cạnh tranh từ nước ngoài vào thị trường truyền thống địa
phương. Do vậy, hầu hết các công ty địa phương buộc phải phản ứng lại bằng cách
cải thiện hoạt động sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng (Ericsson, Key to success in
the digital economy, 2001).
Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về chuỗi cung
ứng:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết các Công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ
vào thị trường” – “Fundaments of Logictics Management” của Lambert, Stock và


10

Ellram ( Boston MA: Irwin/McGraw – Hill, 1998).
Theo tác giả Sunil Chopra và Peter Meindl: “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi
công đo ạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đ ến việc đ áp ứng nhu cầu khách
hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn bao
gồm cả nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Trong mỗi tổ
chức, như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm (nhưng không giới hạn) việc phát
triển sản phẩm mới, marketing, đi ều hành sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ
khách hàng” (Sunil Chopra và Peter Meindl , Supply chain management: Strategy,
planning and operation, 2001)
Hay như theo hai chuyên gia Ganeshan & Harrison thì “Chuỗi cung ứng là một
chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay
dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa
chọn về phân phối và các phương tiện đ ể thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đ ổi
các nguyên liệu này qua khâu trung gian đ ể sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản
phẩm này tới tay người tiêu dùng” (Ganeshan & Harrison, Introduction to Supply
Chain Management, 1995).
Trong cuốn sách The evolution of Supply Chain Management Model and
Practice của đồng tác giả Lee & Billington nêu rằng “Chuỗi cung ứng là hệ thống

các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm,
chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối” (The evolution of Supply
Chain Management Model and Practice – Lee & Billington).
Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi
hoạt đ ộng liên quan đ ến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ
hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên cho đến khách hàng cuối cùng.
Theo Micheal Porter (1990), chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đ ổi từ
nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và
phân phối tới tay khách hàng.
Tác giả Stadtler mô tả trực quan chuỗi cung ứng qua việc xây dựng ngôi nhà quản

lý chuỗi cung ứng đồng thời cũng đề cập đến ma trận hoạch định chuỗi cung ứng bao
gồm: Việc thu mua, sản xuất, vận chuyển, phân phối và kinh doanh (Nguyễn Xuân
Tiến, 2013)


11

Thu mua
Procurement

Sản xuất
Production

Strategic network planning hạn

Trung

Lập kế hoạch tổng thể
Master planning


hạn

hạn

Bán hàng
Sales

Lập kế hoạch mạng lưới chiến lược

Dài

Ngắn

Phân phối
Distribution

Lập kế hoạch yêu cầu
nguyên vật liệu & mua
sắm
Purchasing and
Material Planning

Lập kế hoạch sản
xuất
Production
Planning

Lập kế hoạch
phân phối

Distribution
Planning

Lập kế hoạch
nhu cầu
Demand
Planning

Thời gian biểu
Scheduling

Lập kế hoạch
vận chuyển
Transport
Planning

Thực hiện
đáp ứng nhu
cầu
Demand
Fulfillment

Hình 1.1 Ma trận kế hoạch chuỗi cung ứng (Supply chain planning
mattrix)
Nguồn: Nguyễn Xuân Tiến, 2013
Qua các đ ịnh nghĩa trên, có thể thấy ba quan đi ểm khác nhau về chuỗi cung
ứng. Quan điểm thứ nhất thì cho rằng chuỗi cung ứng là một chuỗi linh hoạt các sự
kiện bằng cách nào đó qu ản lý đ ể đưa sản phẩm ra ngoài và nó thường liên quan
đến vấn đ ề dự báo hàng tồn kho, kế hoạch sản xuất khắt khe và lịch trình vận
chuyển theo giả thiết. Quan điểm thứ hai cho rằng chuỗi cung ứng là luồng nguyên

liệu, thông tin, tài chính, dịch vụ từ những nhà cung cấp nguyên liệu thô đ ến các
nhà máy, kho hàng và khách hàng. Thuật ngữ chuỗi cung ứng được hình thành từ
khái niệm liên kết các tổ chức với nhau để hoạt động có hiệu quả nhất. Chuỗi cung
ứng bao gồm các tổ chức và các quá trình để tạo ra và phân phối sản phẩm, thông


12

tin và dịch vụ đến khách hàng cuối cùng. Quan đi ểm thứ ba cho rằng chuỗi cung
ứng là thông qua các liên kết giữa kênh nguồn với kênh tiếp theo, một một mạng
lưới các tổ chức cùng tham gia hợp tác với nhau, trong các quy trình khác nhau
cũng như các hoạt động tạo ra giá trị bằng hình thức là một sản phẩm hay dịch vụ
đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, các quan điểm trên đều quan niệm chuỗi cung ứng của một mặt hàng
là một quá trình bắt đ ầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối
cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản,
đó là tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của
khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng; hữu hiệu
và hiệu quả trên toàn hệ thống. Hay nói theo cách khác thì chuỗi cung ứng là sự liên
kết các công ty từ giai đoạn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế biến và
cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sự tham gia của các công ty vào chuỗi
cung ứng không chỉ đơn thuần là các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối có
liên quan một cách trực tiếp, mà còn là các công ty liên quan gián tiếp cung cấp các
dịch như công ty vận tải, công ty cung cấp mạng lưới thông tin, công ty tư vấn.
Một cách tổng quát hơn nữa, chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động được
kết nối với nhau (bao gồm cả hoạt đ ộng vật chất và hoạt đ ộng ra quyết đ ịnh) bởi
dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin cũng như dòng chảy tài chính. (Bùi Thị
Tuyết Nhung, 2018)
1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng.
Cũng giống như đ ặc đi ểm về định nghĩa chuỗi cung ứng, đ ến nay đã có rất

nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng:
Hai tác giả Handfield và Nichols (1999) của cuốn sách Introduction to Supply
Chain Management đã phát biểu: “Quản trị chuỗi cung ứng là sự tích hợp của tất cả
các hoạt đ ộng sản xuất một sản phẩm, đư ợc sử dụng đ ể tạo ra lợi thế cạnh tranh
bằng cách tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi”.
Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of
Supply Chain Management Professionals - CSCMP) đ ịnh nghĩa “Quản trị chuỗi
cung ứng bao gồm hoạch đ ịnh và quản lý tất cả các hoạt đ ộng liên quan đ ến tìm


13

nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt đ ộng quản trị logistics”. Theo
Viện quản trị cung ứng mô tả “Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý
các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của
khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ
là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công”. Theo Hội đ ồng chuỗi
cung ứng thì “Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn
NVL và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn
hàng và quản lý đơn hàng, phân ph ối qua các kênh và phân phối đ ến khách hàng
cuối cùng”.
Bên cạnh đó, “Quản lý chuỗi cung ứng còn là một hệ thống chiến lược kết nối
các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp và các chiến thuật quản lý dọc các
doanh nghiệp nhằm mục đích c ải tiến năng lực lâu dài của doanh nghiệp và toàn
chuỗi” (Mentzer, 2001).
Theo tiến sĩ Hau Lee và đ ồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên
cứu thì quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt đ ộng xảy ra ở các cơ
sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm
trung gian và sau đó đ ến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đ
ến khách hàng thông qua hệ thống phân phối. (Hau Lee & Corey Billington, The

Evolution of Supply-Chain-Management Models and Practice at Hewlett-Packard,
1995)
Theo hội đồng quản trị hậu cần, một tổ chức phi lợi nhuận thì quản trị chuỗi
cung ứng là “…sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh
truyền thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một Công ty cụ
thể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích c ải thiện thành
tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng”.
Vậy quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Có thể định nghĩa nó như sau:
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp
và hiệu quả giữa nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng
nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu
cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa


14

mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ. Vì vậy quản trị chuỗi cung ứng là sự kết
hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các đối tượng tham gia trong chuỗi
cung ứng nhằm đ ạt đư ợc kết quả tốt nhất đáp ứng tính hiệu quả và tính kịp thời
trong thị trường phục vụ. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng
đầu vào và giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”.
1.1.3 Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng với quản trị logistics
Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng quản lý chuỗi cung ứng và quản lý
logistics là một nên dùng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau. Thật ra, quản lý
logistics hay quản lý hậu cần chỉ liên quan đến công việc quản lý về mặt kho bãi,
vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Còn quản lý chuỗi cung ứng là việc
quản lý cả một hệ thống bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất, mua bán, tồn kho,
phân phối và các hoạt động hậu cần. Nói cách khác, hậu cần chỉ là một thành tố của
chuỗi cung ứng.
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): Quản trị chuỗi cung

ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn
cung cấp, mua hàng, sản xuất, và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ
quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đ ối
tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ,
khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đ ề quản trị cung/
cầu bên trong công ty và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một
chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các
quy trình kinh doanh chính yếu bên trong Công ty và của các công ty với nhau
thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và gắn bó. Bên cạnh đó, còn là những
hoạt động sản xuất và thúc đầy sự phối hợp về quy trình và hoạt động của các bộ
phận makerting, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính và công nghệ thông tin.
Quản trị logistics (Logistics Management): Quản trị logictics là một phần của
quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát việc vận
chuyển, lưu trữ hiệu quả hàng hóa/ dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ
nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động quản
trị logictics cơ bản bao gồm quản trị hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất và nhập,


15

quản lý đ ội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thi ết kế mạng lưới
logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/ cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ
ba. Ở một mức đ ộ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm
nguồn đ ầu vào, hoạch đ ịnh sản xuất, đóng gói, d ịch vụ khách hàng. Quản trị
logistics là chức năng tổng hợp, kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics
cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như makerting, kinh
doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.
Tác giả dùng bảng dưới đây để khái quát sự khách biệt:
Bảng 1.1 So sánh quản trị chuỗi cung ứng và quản trị logistics
Nội dung

1. Tầm ảnh hưởng

Quản trị logistics
Ngắn hạn hoặc trung hạn
Mong muốn đạt đến giảm

Quản trị chuỗi cung ứng
Dài hạn
Giảm chi phí toàn thể dựa
trên tăng cường khả năng

2. Mục tiêu

chi phí logistics nhưng
tăng chất lượng dịch vụ

cộng tác và phối hợp, do đó
làm tăng hiệu quả trên toàn
bộ hoạt động logistics

Bao gồm tất cả các hoạt

3. Công việc

Quản trị các hoạt động bao

động quản trị logistics và

gồm vận tải, kho bãi, dự


quản trị nguồn cung cấp,

báo, đơn hàng, giao nhận,

sản xuất, hợp tác và phối

dịch vụ khách hàng

hợp các đối tác, khách
hàng

4. Phạm vi hoạt động

Chủ yếu quản trị bên trong

Quản trị cả bên trong lẫn

doanh nghiệp

bên ngoài

Nguồn: Nguyễn Xuân Tiến, 2013
1.2 Chuỗi cung ứng sản xuất vải và quản trị chuỗi cung ứng sản xuất vải
1.2.1 Cơ cấu chuỗi cung ứng sản xuất vải.
Để tìm hiểu các hoạt đ ộng này cũng như cách thức chúng liên kết với nhau
chúng ta có thể sử dụng mô hình tham chiếu hoạt đ ộng chuỗi cung ứng SCOR
(Supply Chain Operation Reference) để từ đó áp dụng vào chuỗi cung ứng sản xuất



×