Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần sữa Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 90 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
CƠ SỞ 2 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Họ và tên sinh viên: Hồ Thị Băng Tâm
Mã sinh viên: 1201017315
Lớp: A19
Khóa: K51
GVHD:ThS. Nguyễn Thị Huyền Trân

Mã KLTN: 344
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015



MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG. .............................................................................................................. 4
1.1. Khái quát chung về chuỗi cung ứng ............................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ........................4
1.1.2. Những đối tƣợng tham gia trong chuỗi cung ứng ......................................6


1.1.3. Quy trình chuỗi cung ứng vĩ mô trong một công ty ...................................9
1.1.4. Công tác quản trị chuỗi cung ứng ............................................................11
1.2. Các mô hình chuỗi cung ứng......................................................................... 13
1.2.1. Integrated Make-to-Stock Model (mô hình tích hợp sản xuất để trữ) .....13
1.2.2. Build-to-Order Model (mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng)..................14
1.2.3. Continuous Replenishment Model (mô hình bổ sung liên tục)................15
1.2.4. Channel Assembly Model (mô hình kết hợp kênh phân phối) ................15
1.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chuỗi cung ứng ............................... 15
1.3.1. Doanh thu .................................................................................................16
1.3.2. Khấu hao, chi phí lãi vay và thuế thu nhập ..............................................16
1.3.3. Tài sản cố định .........................................................................................18
1.3.4. Lợi nhuận..................................................................................................18
1.4. Tổng quan về xuất khẩu ................................................................................ 19
1.4.1. Khái niệm xuất khẩu.................................................................................19
1.4.2. Đặc điểm xuất khẩu ..................................................................................19
1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu ........................................20
1.5. Sự cần thiết phải nghiên cứu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng
xuất khẩu tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk ...................................... 22
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK .......... 25
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk ................. 25


2.1.1. Tổng quát ................................................................................................. 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 28
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây ............................. 30
2.3.3. Phân tích sự biến động của doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu,
khấu hao TSCĐ và TSCĐ dƣới ảnh hƣởng của hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng hàng xuất khẩu............................................................................................ 32
2.2. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty Vinamilk .......................... 37

2.2.1. Trang trại bò sữa ...................................................................................... 37
2.2.2. Nguồn cung cấp các nguyên liệu sản xuất khác ...................................... 39
2.2.3. Nhà máy sản xuất .................................................................................... 39
2.2.4. Trung tâm phân phối nội địa ................................................................... 40
2.2.5. Xuất khẩu ................................................................................................. 41
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thƣờng niên 2014 của công ty Vinamilk ...........42
2.3. Đánh giá kết quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng xuất khẩu của
Vinamilk ...................................................................................................................42
2.4. Thành tựu và hạn chế ....................................................................................45
2.4.1. Thành tựu ................................................................................................. 45
2.4.2. Hạn chế .................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐỀ
XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG XUẤT
KHẨU CỦA VINAMILK ....................................................................................... 53
3.1. Triển vọng và định hƣớng phát triển ........................................................... 53
3.1.1. Triển vọng phát triển ............................................................................... 53
3.1.2. Mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh của công ty ...................................... 59
3.2.1. Nghiên cứu và học hỏi bài học từ chuỗi cung ứng sữa xuất khẩu của New
Zealand .............................................................................................................. 61
3.2.2. Một số đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng hàng xuất khẩu công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk .......................... 66
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................. 71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ những đối tƣợng tham gia trong chuỗi cung ứng ............................6
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng ..........................................................................11
Sơ đồ 1.3. Mô hình chuỗi cung ứng Intergrated Make-to-Stock (mô hình tích hợp

sản xuất để trữ) của công ty dƣợc phẩm McKesson Co............................................14
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý ..............................................................29
Sơ đồ 2.2. Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk ...................................................37
Sơ đồ 2.3. Mô hình chuỗi cung ứng xuất khẩu của Vinamilk ..................................42
Sơ đồ 3.1. Chuỗi cung ứng sữa của New Zealand ....................................................62


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Vinamilk (hợp nhất)......... 30
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Vinamilk (2008 – 2014) ..... 31
Bảng 2.3. Tỷ lệ thay đổi trung bình so với cùng kỳ năm ngoái của doanh thu, lợi
nhuận, TSCĐ và Khấu hao TSCĐ trƣớc và sau khi áp dụng mô hình quản trị chuỗi
cung ứng hàng xuất khẩu.......................................................................................... 36
Bảng 2.4 Tổng hợp và tóm tắt kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến ........ 43
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện sự biến động về doanh thu, lợi nhuận, TSCĐ và khấu
hao TSCĐ hàng xuất khẩu giai đoạn 2008 – 2015................................................... 33
Biểu đồ 2.2. Chi phí lãi vay hàng xuất khẩu của Vinamilk giai đoạn 2008 - 2015 . 34


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

SKU

Stock Keeping Unit


3PL

Third – Party Logistics

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

S&P’S

Standard and Poor’s

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

TSCĐ

Tài sản cố định

SCM

Quản trị chuỗi cung ứng



Giám đốc

SCIC


FDA

Supply chain management

Tổng công ty Đầu tƣ và kinh State
doanh vốn nhà nƣớc
Cục quản lý Thực phẩm và
Dƣợc phẩm

Capital

and

Investment

Corporation
Food and Drug Administration



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khái niệm “Quản lý chuỗi cung ứng” đã xuất hiện từ cuối những năm 80 của
thế kỉ trƣớc và đƣợc sử dụng khá phổ biến vào những năm 1990. So với cuộc cách
mạng công nghiệp bùng nổ vào thế kỉ 18 ở Anh thì sự ra đời của thuật ngữ “Quản lý
chuỗi cung ứng” là một điều vẫn còn mới mẻ. Đối với Việt Nam, đất nƣớc chỉ mới
bắt đầu xây dựng đƣợc 40 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc thì việc nghiên cứu về
“Quản lý chuỗi cung ứng” cũng chỉ mới đƣợc thực hiện những năm gần đây. Một

chuỗi cung ứng hoàn thiện và hiệu quả sẽ đóng góp một phần to lớn vào thành công
của công ty. Hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới cũng chính là những ví dụ điển
hình của một chuỗi cung ứng hoạt động nhịp nhàng và mang lại lợi nhuận tối đa, cắt
giảm tối thiểu chi phí không cần thiết.
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cả nƣớc đang cùng
nhau góp sức để xây dựng một nền kinh tế phát triển một cách bền vững, việc xây
dựng những công ty, tập đoàn mang thƣơng hiệu của quốc gia thêm ổn định, phát
triển là điều cần thiết. Vinamilk là một trong những công ty của Việt Nam tồn tại từ
lúc đất nƣớc chuyển mình vực dậy đến nay, không những vẫn giữ vững thành công
của mình trên thị trƣờng trong nƣớc, mà đang vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Thƣơng
hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc sau
38 năm không ngừng đổi mới và phát triển. Chuỗi cung ứng của Vinamilk cũng là
một nhân tố quan trọng đem đến sự thành công của công ty. Chính vì vậy, tôi lựa
chọn đề tài “Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần
sữa Việt Nam Vinamilk” nhằm phân tích, đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp để hoàn thiện bộ máy hoạt động quản trị của
Vinamilk.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về tình hình nghiên cứu chuỗi cung ứng cũng nhƣ hoạt động quản trị chuỗi
cung ứng, có một số bài luận văn, bài báo đề cập rõ và chi tiết về cả vi mô và vĩ mô.
Điển hình về vĩ mô là bài báo The dairy industry in Vietnam: a value chain
approach của tác giả Nguyen Viet Khoi và Tran Van Dung trích từ International


2

Journal of Managing Value and Supply Chains (IJMVSC) Vol.5, No. 3, September
2014. Bài báo viết về chuỗi giá trị, một khái niệm khá gần với chuỗi cung ứng, của
ngành công nghiệp sữa ở Việt Nam.Về vi mô, có thể kể đến bài luận văn thạc sĩ của
tác giả Nguyễn Thị Hồng Đăng “Ứng dụng một số mô hình lý thuyết chuỗi cung

ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty Koda”. Đây là
bài luận đƣa ra một khung lý thuyết rất cụ thể và chặt chẽ về đánh giá hiệu quả hoạt
động chuỗi cung ứng, áp dụng vào tình hình kinh doanh sản xuất của một công ty
cụ thể ở Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, cũng chƣa có một bài nghiên cứu nào về lý thuyết
chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, áp dụng cụ thể tại công ty cổ phần sữa
Vinamilk.Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ đƣa ra những lý thuyết về chuỗi cung ứng
và phân tích thực tiễn áp dụng cho công ty Vinamilk.
3. Tính mới của đề tài
Đối với khung lý thuyết đánh giá chuỗi cung ứng, tác giả sử dụng khung lý
thuyết của Enrico Camerinelli (2009) đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng dựa trên
các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, công ty Vinamilk là
công ty sữa đầu ngành của Việt Nam và là một trong những thƣơng hiệu Việt Nam
vƣơn mình ra thị trƣờng thế giới và đạt đƣợc nhiều thành công. Thông qua đề tài
nghiên cứu này, những thành tựu của Vinamilk về quản trị chuỗi cung ứng hàng
xuất khẩu sẽ là bài học để các doanh nghiệp cùng ngành phát triển và tìm đƣợc vị
thế của mình trên thị trƣờng nội địa cũng nhƣ quốc tế.
Bài nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc một số điểm hạn chế làm giảm đi kết quả
kinh doanh của công ty trên thị trƣờng xuất khẩu, từ đó có những kiến nghị vĩ mô
đến nhà nƣớc và đề xuất giải pháp để công ty xây dựng một hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu hoàn thiện hơn.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc xây dựng một chuỗi cung ứng và hoạt
động quản trị chuỗi cung ứng có hiệu quả.


3
- Phân tích, đánh giá những thành công trong công tác quản trị chuỗi cung
ứng xuất hàng khẩu và những điểm hạn chế của công tác này tại công ty Vinamilk

dựa trên so sánh một số kết quả kinh doanh trƣớc và sau khi áp dụng mô hình quản
trị chuỗi cung ứng
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của Vinamilk
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng của bài nghiên cứu này là hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của
công ty cổ phần sữa Vinamilk, bao gồm hoạt động tại các quy trình liên quan đến
chuỗi cung ứng nhƣ: quản trị nguồn hàng, quản trị hệ thống thông tin, quy trình sản
xuất, quản trị hhàng tồn kho,…
Đối với phạm vi nghiên cứu, về không gian, bài nghiên cứu tập trung vào
hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Vinamilk trên thị trƣờng
Việt Nam. Về thời gian, bài nghiên cứu tập trung vào hoạt động của công ty khoảng
thời gian từ năm 2010 – 2015.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Định tính: thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp các thông tin từ số liệu từ
các báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty, các sách báo, tạp chí, các bài
nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến đề tài đang thực hiện.
- Định lƣợng: phân tích hồi quy để kiểm chứng mối quan hệ giữa hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng với các kết quả kinh doanh của công ty bằng phần mềm
Eview 6.0, tìm kiếm các số liệu về các biến có thể chịu ảnh hƣởng của hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng và sử dụng phần mềm Eview để kiểm định mối quan hệ
giữa các biến đó với hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
7. Bố cục bài nghiên cứu
Chƣơng 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu ở công ty
cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm cải thiện quản trị chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu ở công
ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG.
1.1. Khái quát chung về chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1.1. Chuỗi cung ứng
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu và sách của nhiều
tác giả nổi tiếng đƣa ra định nghĩa về chuỗi cung ứng.
“Chuỗi cung ứng là một hệ thống các công ty liên kết với nhau để mang các
sản phẩm hoặc dịch vụ đến thị trƣờng” (Lambert, Douglas M., James R. Stock, và
Lisa M. Ellram, 1998)
“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các quá trình liên quan, trực tiếp hay gián
tiếp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nó không chỉ bao gồm nhà máy và các nhà
cung cấp mà còn cả các nhà vận chuyển, kho vận, các nhà bán hàng và khách hàng”
(Chopra và Meindl, 2010)
“Chuỗi cung ứng là một hệ thống các dòng chảy và phân bố thể hiện các
chức năng từ thu mua nguyên liệu, chuyển đổi thành các sản phẩm trung gian đến
sản phẩm cuối cùng sau đó là phân phối đến khách hàng” (Ganesan và Harrison,
1995)
“Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ
bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới ngƣời tiêu dùng thông qua hệ thống
phân phối” (Lee & Billington, 1993)
“Chuỗi cung cấp là một mạng lƣới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua
các mối liên kết phía trên và phía dƣới trong các quá trình và hoạt động khác nhau
sản sinh ra giá trị dƣới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay ngƣời tiêu dùng cuối
cùng” (Souviron, 2006)
“Một hệ thống chuỗi cung ứng tích hợp tất cả các hoạt động và các phòng
ban xuyên suốt từ: Nhà cung cấp, vận hành nội bộ, sản xuất chính, vận hành bên
ngoài, kinh doanh tiếp thị và khách hàng” – Felix et al. (2003)



5
“Một chuỗi cung ứng đặc trƣng là một chuỗi các hoạt động bao gồm: thu
mua nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm, chuyển vào hệ thống kho và cuối cùng
chuyển đến các đại lý và khách hàng” – David et al. (2000)
Tóm lại, tổng hợp từ những định nghĩa trên, chuỗi cung ứng là một hệ thống
bao gồm nhiều giai đoạn, quá trình từ khâu thu mua nguyên liệu, đến khâu sản xuất
thành thành phẩm và cuối cùng là phân phối đến ngƣời tiêu dùng. Nó đòi hỏi sự
phối hợp của rất nhiều bộ phận, từ bộ phận thu mua nguyên liệu, đến nhà máy, đến
các trang thiết bị nhà xƣởng,… phục vụ việc cung cấp hàng hóa, đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
1.1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng
Tƣơng tự nhƣ chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng cũng đƣợc định dƣới
rất nhiều sách và bài viết.
“Quản trị chuỗi cung ứng là quản lý mọi hoạt động của chuỗi cung ứng”
(Jeffrey P. Wincel, 2003)
“Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp hoạt động của việc sản xuất, tồn kho,
địa điểm lƣu trữ và vận chuyển giữa các bộ phận tham gia trong một chuỗi cung
ứng nhằm đạt đƣợc sự kết hợp hài hòa giữa việc đáp ứng kịp thời và phát huy hết
hiệu suất trong việc đáp ứng nhu cầu thị trƣờng” (Michael Hugo, 2003)
Quản trị chuỗi cung ứng là sự tích hợp giữa những quá trình cốt lõi của một
hoạt động kinh doanh, đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng thông qua những nhà phân
phối chính cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin, giúp tăng giá trị cho thành
phẩm đến tay khách hàng (Lambert, Douglas M., Martha C. Cooper and Janus D.
Pagh, 1998)
“Quản trị chuỗi cung ứng nhƣ là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ
sở của mạng lƣới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm
trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm
đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối” (H.L Lee and C.Billington, 1995)
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên
suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thƣc sự của khách hàng cuối

cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con ngƣời và công nghệ là then chốt cho


6
việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công” (The Institute for supply chain
management, 2000)
Vậy tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng là sự việc kết hợp tất cả các khâu hoạt
động, các bộ phận đảm nhiệm những hoạt động của một chuỗi cung ứng lại với
nhau nhằm tạo ra sự phối hợp hoàn hảo, tạo ra sản phẩm và tăng giá trị cho thành
phẩm khi đến tận tay ngƣời tiêu dùng.
1.1.2. Những đối tƣợng tham gia trong chuỗi cung ứng
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ những đối tƣợng tham gia trong chuỗi cung ứng

Nguồn: Tổng hợp từ Giáo trình SCM, Nguyễn Kim Anh, 2006
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà
cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tƣợng tham gia
cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba
loại đối tƣợng tham gia truyền thống:
- Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối
cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
- Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở
vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng. ƒ
- Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty
khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài
chính, tiếp thị và công nghệ thông tin.
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện
những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty



7

thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần
thiết.
1.1.2.1. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất là một trong
các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Họ thực hiện một phần hay toàn bộ
quá trình tạo ra sản phẩm đáp ứng đơn đặt hàng của các nhà phân phối trong chuỗi.
Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất
thành phẩm. Các nhà sản xuất nguyên vật liệu nhƣ khai thác khoáng sản, khoan tìm
dầu khí, cƣa gỗ. . . và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh
bắt thuỷ hải sản. Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ
phận lắp ráp đƣợc sản xuất ra từ các công ty khác.
Nhà sản xuất có thể tạo ra sản phẩm vô hình nhƣ âm nhạc, giải trí, phần mềm
hoặc thiết kế. Một sản phẩm cũng có thể là một dịch vụ. Trong nhiều ví dụ về sản
phẩm hữu hình, sản phẩm công nghệ có thể di chuyển đến những vùng có giá nhân
công rẻ. Những nhà sản xuất ở các vùng phát triển nhƣ Bắc Mỹ, Châu Âu và một
phần châu Á đang dần dần chuyển hƣớng sang sản xuất hàng hóa vô hình và dịch
vụ
1.1.2.2. Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lƣợng lớn từ nhà sản
xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng đƣợc xem là nhà
bán sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lƣợng
lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân
phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng. Đối với khách
hàng, những nhà phân phối đáp ứng đƣợc yêu cầu về “thời gian và địa điểm” là
những ngƣời cung cấp sản phẩm đúng địa điểm, đúng thời gian khách hàng có nhu
cầu.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho
mua từ nhà sản xuất và bán lại cho ngƣời tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và

bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn
kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng nhƣ chăm sóc khách hàng.


8
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất
và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực
hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trƣờng hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu
của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất. ƒ
1.1.2.3. Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lƣợng nhỏ hơn,
đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phƣơng. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng
nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ lực chính là thu hút
khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thƣờng quảng cáo và sử
dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.
Đối với một số hệ thống chuỗi cung ứng thì nhà bán lẻ là khách hàng của hệ
thống.ƒ
1.1.2.4. Khách hàng
Khách hàng hay ngƣời tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử
dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản
phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là ngƣời sử dụng sản phẩm sau/ mua
sản phẩm về tiêu dùng. Nắm bắt nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm và
mức độ phục vụ của hệ thống chuỗi cung ứng là nhiệm vụ quan trọng của những
nhà điều hành hệ thống chuỗi cung ứng (tổ chức hội nghị khách hàng, khách hàng
thân thiện, khuyến mãi, . . .). ƒ
1.1.2.5. Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc
biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực

hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà
sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay ngƣời tiêu dùng làm điều này.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp
dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và
thƣờng đƣợc biết đến là nhà cung cấp hậu cần.


9
Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ nhƣ cho vay, phân tích
tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín
dụng và công ty thu nợ. Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trƣờng,
quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tƣ vấn quản lý. . .
Những nhà cung cấp dịch vụ khác có thể cung cấp thông tin về công nghệ hoặc dịch
vụ thu thập dữ liệu. Tất cả những nhà cung cấp dịch vụ đƣợc nhóm lại từ mức độ
cao đến thấp để áp dụng từng hoạt động của nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ
và khách hàng trong một chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tƣợng tham gia và những đối tƣợng này
đƣợc chia ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì
tính ổn định theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của
các đối tƣợng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Trong một vài chuỗi cung
ứng, có ít nhà cung cấp dịch vụ bởi vì những đối tƣợng tham gia vào chuỗi cung
ứng có thể tự hoạt động. Trong một số chuỗi cung ứng khác, cần có sự hiện diện
của nững nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt.
1.1.3. Quy trình chuỗi cung ứng vĩ mô trong một công ty
Sunil Chopra và Peter Meindl (2010) đã phân loại quy trình chuỗi cung ứng
làm 3 giai đoạn nhƣ hình 1.2:
- Quản trị quan hệ khách hàng: Là toàn bộ những quy trình tập trung vào
việc tạo lập và thắt chặt mối quan hệ giữa công ty với khách hàng. Quy trình quản
trị quan hệ khách hàng hƣớng đến việc tăng nhu cầu, tạo điều kiện thuận lợi trong
việc tiếp nhận và đáp ứng đơn hàng. Nó bao gồm có công tác nhƣ xây dựng chiến

lƣợc marketing, chiến lƣợc giá, bán hàng và quản lý đặt hàng, quản lý các dịch vụ
chăm sóc khách hàng.
- Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ: Là toàn bộ quy trình nằm trong phạm vi
nội bộ công ty. Quy trình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ giúp thỏa mãn các đơn
hàng đƣợc tiếp nhận từ quy trình đầu tiên với tiêu chí trong thời gian nhanh nhất và
tốn ít chi phí nhất. Quy trình này bao gồm việc lên kế hoạch sắp xếp kho bãi để
chứa hàng; quản trị hàng tồn kho; đóng gói và vận chuyển hàng hóa đúng thời gian
và địa điểm.


10

- Quản trị quan hệ với nhà cung cấp: Là toàn bộ những quy trình tập trung
vào việc tạo lập và thắt chặt mối quan hệ giữa công ty với các nhà cung cấp. Quy
trình quản trị quan hệ với nhà cung cấp hƣớng đến việc sắp xếp và quản lý nguồn
cung ứng cho tất cả hàng hóa và dịch vụ của công ty. Quy trình này bao gồm việc
ƣớc lƣợng và lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp, thƣơng lƣợng những điều
khoản trong hợp đồng cung ứng và thảo luận với nhà cung cấp về chiến lƣợc sản
phẩm mới hoặc những đơn hàng sắp tới.
Ba quy trình quản trị trên quản lý dòng thông tin, sản phẩm và nguồn tài
chính để tìm kiếm và đáp ứng các đơn hàng của khách hàng. Cả ba quy trình trên
đều phục vụ cho cùng một khách hàng. Để có một chuỗi cung ứng hiệu quả, cả ba
quy trình phải tích hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Cách tổ chức hoạt động của
công ty có ảnh hƣởng mạnh đến sự thành bại của công tác kết hợp này. Trong nhiều
công ty, marketing là mảng đại diện cho quy trình quản trị quan hệ khách hàng, sản
xuất đại diện cho quy trình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ và thu mua tƣơng ứng
với quy trình quản trị quan hệ với nhà cung cấp. Những kiểu tổ chức nhƣ vậy làm
cho ba quy trình trở nên rời rạc. Việc lập chiến lƣợc marketing và lập kế hoạch sản
xuất có thể xảy ra tình trạng dự báo trái ngƣợc nhau. Lỗi tích hợp này ảnh hƣởng
đến năng lực chuỗi cung ứng trong việc cân bằng giữa cung và cầu trên thị trƣờng,

dẫn đến không làm đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời tiêu dùng đồng thời chi phí sản
xuất bị đội lên cao. Chính vì thế, các công ty cần xây dựng một chuỗi cung ứng có
tổ chức tốt, phản ánh quy trình vĩ mô và đảm bảo sự kết hợp, tƣơng tác giữa những
quy trình quản trị từng bộ phận đƣợc diễn ra thông suốt.
Tất cả các quy trình quản trị chuỗi cung ứng đều có thể đƣợc chia làm 3 quy
trình phụ thuộc vào vị trí mà quy trình đó hoạt động là ở bộ phận cung ứng, quan hệ
với khách hàng hay bộ phận sản xuất. Quy trình quản trị quan hệ khách hàng bao
hàm tất cả những công tác giao thiệp với công ty hoặc khách hàng đang có giao
dịch kinh doanh với công ty. Quy trình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ thì bao gồm
những hoạt động liên quan đến nội bộ của công ty và hoạt động để lập kế hoạch và
đáp ứng những đơn hàng từ khách hàng. Và quản trị quan hệ với nhà cung ứng là tất


11

cả những quy trình giữa công ty và nhà cung cấp nhằm lựa chọn và thiết lập mối
quan hệ với các nhà cung ứng, sau đó là những nguồn hàng và dịch vụ từ họ.
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng
Nhà cung ứng

Công ty

Khách hàng

Quản trị quan hệ với nhà Quản trị chuỗi cung ứng Quản trị quan hệ khách
cung ứng:

nội bộ:

hàng


- Nguồn cung ứng

- Lập kế hoạch chiến lƣợc

- Marketing

- Thƣơng lƣợng

- Dự báo cầu

- Lập chiến lƣợc giá

- Thu mua

- Dự báo cung

- Bán hàng

- Xây dựng mối quan hệ - Hoàn thành đơn hàng

- Chăm sóc khách hàng

hợp tác

- Quản lý đơn hàng

- Quản lý sản xuất

Nguồn: Sunil Chopra và Peter Meindl, 2010

1.1.4. Công tác quản trị chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý những thành viên độc lập riêng lẻ với
nhau. Nó không đơn thuần là việc tổ chức các hoạt động thƣơng mại giữa các thành
viên mà phải bắt đầu từ việc xây dựng các mối quan hệ bên trong (khách hàng bên
trong) và các đối tác bên ngoài phạm vi công ty.
Muốn thiết lập cơ chế vận hành chuỗi phù hợp năng lực của các thành viên,
cần phải đảm bảo một số nguyên tác:
- Tạo đƣợc sự hợp tác đồng bộ, chủ động và tích cực của mọi thành viên.
- Phân chia rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên. Huy động
sức mạnh tập thể bằng những kế hoạch phối hợp hoạt động giữa họ.
- Duy trì những yếu tố là nguồn gốc liên kết của các thành viên trong chuỗi.
Một số hoạt động chủ yếu trong chuỗi cung ứng:
- Xác định nhu cầu của khách hàng của hệ thống chuỗi cung ứng, phƣơng
thức nắm bắt thông tin toàn hệ thống;
- Xác định nguồn cung (vị trí của các nhà phân phối và các nhà bán lẻ - đại
lý)
- Xác định phƣơng thức vận chuyển, vận tải;
- Xác định mức độ, phƣơng thức tồn kho;


12
- Xác định phƣơng thức sản xuất
Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra của toàn hệ thống. Để
tối đa hóa giá trị tạo ra trên toàn hệ thống này, đòi hỏi các nhà quản trị phải tối thiểu
hóa tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho
nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm. Giá trị tạo ra của chuỗi cung
ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ
lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa
số các chuỗi cung ứng thƣơng mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi
cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khahcs phải trả cho công ty đối với việc

sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của chuỗi cung
ứng là tổng lợi nhuận đƣợc chia sẽ xuyên suốt chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng
càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng lớn. Chuỗi cung ứng bao
gồm các công ty liên kết lại với nhau nhằm đƣa sản phẩm dịch vụ tới ngƣời tiêu
dùng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Do đó thành công của chuỗi cung
ứng nên đƣợc đo lƣờng dƣới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lƣờng
lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là việc
giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà còn hơn
thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng.
Quản trị tốt chuỗi cung ứng là một hành trình phối hợp từ nhà cung cấp
nguyên liệu, các nhà máy sản xuất, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân
phối, cửa hàng đến ngƣời tiêu dùng trong sự vận hành nhịp nhàng và liên tục của cả
dòng vật chất và dòng thông tin, để có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức
cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Một chuỗi cung ứng tối ƣu cố gắng kết hợp
chặt chẽ với các thành phần liên quan sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt đƣợc một số lợi
ích nhƣ sau:
- Hiệu quả hoạt động đƣợc cải thiện;
- Các quy trình hoạt động và quy trình của chuỗi cung ứng linh hoạt hơn;
- Cán cân cung và cầu đƣợc đơn giản hóa, tăng tính minh bạch và giảm tính
phức tạp, do đó giúp cho việc ra quyết định hiệu quả hơn;
- Dự báo về cầu chính xác hơn, giúp cải thiện các mức dịch vụ khách hàng


13
trong khi vẫn duy trì đƣợc mức tồn kho chung thấp;
- Giảm đáng kể mức tồn kho và chi phí hậu cần;
- Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trƣờng và giảm các yếu tố các
loại tác động đến khách hàng;
- Nâng cao sức cạnh tranh cho công ty.
1.2. Các mô hình chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng trong sơ đồ 1.3 là chuỗi cung ứng thông thƣờng của một
công ty sản xuất. Thông thƣờng, kiểu công ty này sẽ sản xuất hàng hóa, sau đó dự
trữ trong kho bãi, làm cho chuỗi cung ứng càng trở nên phức tạp. Nếu công ty sử
dụng mô hình make-to-order (sản xuất theo đơn hàng) thì sẽ không cần thiết phải dự
trữ hàng hóa thành phẩm nữa, tuy nhiên nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu để sản xuất
sẽ tăng lên. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào bản chất của công ty.
Tùy vào từng loại hàng hóa mà chuỗi cung ứng của công ty sẽ đƣợc thiết kế để công
ty có thể tổ chức thu mua, sản xuất và phân phối đến ngƣời tiêu dùng một cách hợp
lý mà không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hàng hóa cũng nhƣ đáp ứng đúng yêu
cầu của khách hàng. Có 4 mô hình chuỗi cung ứng phổ biến sau:
1.2.1. Integrated Make-to-Stock Model (mô hình tích hợp sản xuất để trữ)
Mô hình chuỗi cung ứng Integrated make-to-stock tập trung vào đáp ứng nhu
cầu khách hàng trong thời gian thực để quá trình sản xuất có thể lƣu trữ thành phẩm
tồn kho một cách hiệu quả. Ta có thể đạt đƣợc sự phối hợp nhất quán này thông qua
việc sử dụng hệ thống thông tin đƣợc kết nối chặt chẽ với nhau (một hệ thống hoạt
động kinh doanh). Thông qua việc áp dụng một hệ thống nhƣ vậy, một tổ chức có
thể nhận đƣợc thông tin về nhu cầu của khách hàng để phát triển và hình thành kế
hoạch và thời gian sản xuất. Thông tin này cũng có thể đƣợc hợp nhất lại từ chuỗi
cung ứng đến bộ phận thu mua để sử dụng nguyên vật liệu đầu vào hợp lý nhằm lập
kế hoạch và thời gian cho khâu sản xuất.


14
Sơ đồ 1.3. Mô hình chuỗi cung ứng Intergrated Make-to-Stock (mô hình tích hợp
sản xuất để trữ) của công ty dƣợc phẩm McKesson Co.

Nguồn: R. Kalakota và M. Robinson, E-Business 2.0, Reading, MA, Addison
Wesley, 2000
1.2.2. Build-to-Order Model (mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng)
Trong mô hình này, một công ty bắt đầu tập hợp những đơn đặt hàng hầu

nhƣ ngay lập tức dựa trên việc tiếp nhận đơn đặt hàng. Việc này đòi hỏi một sự cẩn
thận trong việc quản lý thành phần tồn kho và giao nhận hàng cung cấp cần thiết
dọc theo chuỗi cung ứng. Một giải pháp cho vấn đề tồn kho này là tận dụng những
thành phần phổ biến của một số chuỗi sản xuất và trong một vài địa điểm.
Một trong những lợi ích cơ bản của loại hình chuỗi cung ứng này là sự ý thức
đƣợc rằng mỗi khách hàng sẽ nhận đƣợc một loại sản phẩm riêng biệt nhƣ ý. Ngoài
ra, khách hàng sẽ nhận đƣợc nó ngay tức thì. Mô hình này thích hợp để đáp ứng
phƣơng thức sản xuất đại trà theo nhu cầu khách hàng. Mô hình bên dƣới minh họa
một chuỗi cung ứng với nhà phân phối lớn, Ingram Micro, tại trung tâm của mô
hình chuỗi cung ứng.


15

1.2.3. Continuous Replenishment Model (mô hình bổ sung liên tục)
Ý tƣởng của mô hình bổ sung liên tục là cung cấp hàng tồn kho một cách
liên tục thông qua làm việc trực tiếp với nhà cung cấp và/hoặc ngƣời trung gian.
Tuy nhiên, nếu quá trình bổ sung bao gồm nhiều khâu vận chuyển, chi phí có thể sẽ
tăng lên quá cao, làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Chính vì thế sự kết hợp chặt
chẽ giữa quá trình đáp ứng đơn hàng và quá trình sản xuất là một điều cần thiết.
Thông tin thời gian thực về sự thay đổi của cầu cần đảm bảo để quá trình sản xuất
có thể lên kế hoạch bổ sung và đạt đƣợc cấp độ nhƣ ý. Mô hình này đƣợc áp dụng
hiệu quả trong môi trƣờng có dạng cầu ổn định. Mô hình có yêu cầu cần có ngƣời
trung gian phân phối khi quy mô hệ thống lớn.
1.2.4. Channel Assembly Model (mô hình kết hợp kênh phân phối)
Mô hình kết hợp kênh phân phối là mô hình cách điệu nhẹ từ mô hình buildto-order (mô hình sản xuất theo đơn hàng). Trong mô hình này, những bộ phận của
sản phẩm sẽ đƣợc tập hợp và lắp ráp thành sản phẩm sau đó chuyển đến các kênh
phân phối đến khách hàng. Quy trình này đƣợc hoàn thành thông qua sự kết hợp
giữa các bên thứ ba làm nhiệm vụ vận chuyển (third-party logistics, 3PL). Những
dịch vụ nhƣ vậy thƣờng bao gồm cả sự lắp ráp sản phẩm tại cơ sở của 3PL hoặc tập

hợp những thành phẩm để giao cho khách hàng. Ví dụ, một công ty máy tính có thể
có những linh kiện nhƣ màn hình sẽ đƣợc vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp đến
cơ sở của 3PL. Đơn hàng máy tính sẽ đƣợc hoàn thành khi tất cả các linh kiện đƣợc
đặt trên một phƣơng tiện vận chuyển sẵn sàng để giao. Một kênh phân phối lắp ráp
sẽ có ít hoặc gần nhƣ không có hàng tồn kho, và mô hình này thƣờng đƣợc áp dụng
cho các công ty về công nghệ kỹ thuật.
1.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chuỗi cung ứng
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có ảnh hƣởng đến những số liệu chủ chốt
trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của một công ty
(Enrico Camerinelli, 2009). Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện khả năng
sinh lợi của một công ty trong một giai đoạn nào đó, ghi lại tổng doanh thu và các
chi phí để tính toán lợi nhuận mà công ty thu đƣợc trong khoảng thời gian đó. Tác
động của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có thể đƣợc có thể thể hiện trong giai


16
đoạn đó thông qua chi phí hoặc là doanh thu. Bảng cân đối kế toán ghi nhận lại
những thay đổi về tài sản cũng nhƣ nguồn vốn. Vì những hạn chế về thời gian cũng
nhƣ khả năng về quy mô nghiên cứu, tác giả xin đề xuất 5 tiêu chí là 5 mục của
bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh có thể thể hiện đƣợc
mức độ hiệu quả của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
1.3.1. Doanh thu
Chuỗi cung ứng bị gián đoạn hoặc trì trệ có thể gây ảnh hƣởng xấu đến
doanh thu. Đó là khi một công ty không vận chuyển kịp thời hàng hóa đến những
thị trƣờng mà hàng hóa đƣợc sản xuất có giá bán lẻ cao. Nếu một công ty muốn
cung cấp một khối lƣợng lớn hàng hóa đến với những khách hàng có nhu cầu cao
thì công ty đó phải thể hiện đƣợc tính linh hoạt, năng động, đáng tin cậy trong công
tác giao nhận những hàng hóa đó. Thành công đó phụ thuộc vào chất lƣợng của hoạt
động chuỗi cung ứng.
Nếu công ty có một chuỗi cung ứng thiếu linh hoạt thì sẽ không thể đáp ứng

nhanh nhạy với những thay đổi của thị trƣờng hay giành đƣợc bất cứ lợi thế cạnh
tranh nào. Nếu công ty không có có sự nhiệt tình cần thiết thì tốc độ giao hàng đến
khách hàng thông qua chuỗi cung ứng cũng sẽ giảm. Nếu công ty không có uy tín,
công ty sẽ trì trệ trong việc giao đúng hàng, tại đúng địa điểm, vào đúng thời gian,
trong đúng trạng thái, tính chất, khối lƣợng hàng hóa nhƣ yêu cầu, với những giấy
tờ cần thiết và đúng đối tƣợng khách hàng.
1.3.2. Khấu hao, chi phí lãi vay và thuế thu nhập
Khi điều tra ảnh hƣởng của chuỗi cung ứng đến kết quả tài chính của một
công ty, một trong những yếu tố tạo nên doanh thu thuần đƣợc cân nhắc đến là khấu
hao, chi phí lãi và thuế thu nhập.
Đầu tiên, về khấu hao, một tài sản sẽ mất đi giá trị dần dần trong suốt quãng
thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định và tài sản vô hình đƣợc xem nhƣ chi phí
tiêu hao đối với một tài sản trong suốt vòng đời sử dụng của nó. Tài sản là một
nguồn lực mà mỗi công ty sử dụng để tạo ra lợi ích kinh tế về sau. Cả tài sản ngắn
hạn và tài sản cố định đều là những mục đầu của bảng cân đối kế toán. Theo Enrico
Camerinelli (2009), nếu dự báo cầu không chính xác (một lỗi thƣờng thấy ở hoạt


17
động quản trị chuỗi cung ứng kém hiệu quả) thì sản xuất khối lƣợng hàng hóa
không chính xác và dẫn đến thời gian biểu cung cấp hàng hóa bị sai lệch. Lúc đó,
mỗi thiết bị, máy móc, hàng tồn kho, cơ sở hạ tầng phân phối của công ty đƣợc sử
dụng sẽ có định mức khấu hao khác xa với những dự tính của công ty trƣớc đó.
Chi phí lãi vay là một trong những nhân tố bị ảnh hƣởng bởi hoạt động tài
chính (gọi chung là hoạt động phi sản xuất). Chi phí lãi vay là một dạng chi phí tài
chính đƣợc trả cho ngƣời chủ nợ (B.M. Cunningham et al, 2015). Một chuỗi cung
ứng hoạt động hiệu quả ảnh hƣởng theo tỷ lệ nghịch đến chi phí lãi vay thông qua
nhiều cách. Ví dụ nếu giá trị tồn kho đƣợc cắt giảm thì chi phí quản lý hàng tồn kho
cũng đƣợc hạ xuống. Từ đó, lƣợng vốn gắn liền với cổ phiếu đƣợc giảm đi có nghĩa
là chi phí lãi vay sẽ đƣợc hạn chế. Hoặc nếu không sản xuất đúng thời gian thì “chi

phí ngầm” (trong đó có chi phí lãi vay) có thể bị phát hiện quá muộn và đội lên cao,
dẫn đến ảnh hƣớng xấu tới kết quả hoạt động toàn bộ công ty. Tƣơng tự, bằng cách
cải thiện việc lập kế hoạch về nhu cầu và gia tăng uy tín trong công tác dự báo cầu,
công ty sẽ cải thiện đƣợc dự báo tài chính của toàn thể công ty. Việc này sẽ làm
giảm rủi ro cho các cổ đông, vì thế dẫn đến lợi ích thu đƣợc từ việc giảm đáng kể
chi phí của vốn.
Trong một mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, những hoạt động phi
sản xuất có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động chuỗi cung ứng. Có những cách mở
rộng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sử dụng những mô hình quản trị và phân
tích tài chính. Một trong những mô hình nên đƣợc nói đến ở đây liên quan đến quản
trị chuỗi cung ứng và quản trị tài chính là tận dụng cơ hội để đáp ứng kịp thời thay
đổi về giá thị trƣờng, nhu cầu và tỷ giá hối đoái. Rủi ro về tỷ giá hối đoái đã ảnh
hƣởng một cách đáng kể đến chi phí lãi và thuế thu nhập. Thực tế, không có một mô
hình nào cố định có thể tích hợp hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng và quản trị tài
chính, bởi vì không có mô hình nào từ trƣớc đến nay có thể kết hợp hiệu quả hoàn
toàn có quyết định về sản xuất với dòng lƣu chuyển tiền tệ, chi phí nhƣợng quyền
và hồi hƣơng cổ tức.
Quyết định về chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu
hút tài chính, đặc biệt phát triển ở những nền kinh tế có tốc độ phát triển cao.


×