Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

luận văn thạc sĩ hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sạch theo mô hình 3f nhằm xuất khẩu sang thị trường nga của masan group

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM
SẠCH THEO MÔ HÌNH 3F NHẰM XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG NGA CỦA MASAN GROUP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

ĐẶNG TUẤN THÀNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm
sạch theo mô hình 3f nhằm xuất khẩu
sang thị trường Nga của Masan Group

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 83.40.101

Họ và tên học viên: ĐẶNG TUẤN THÀNH
Người hướng dẫn: TS. PHẠM THU HƯƠNG


Hà Nội - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đặng Tuấn Thành
Học viên lớp: QTKD K24A
MHV: 1706020102
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.”
Tôi xin cam đoan luận văn là quá trình do bản thân tự tìm tòi, tập hợp tài liệu
và nghiên cứu, không hề có tình trạng sao chép gian lận. Tôi xin hứa là đã tuân thủ
theo các nội quy của nhà trường cũng như của Khoa Sau đại học trong yêu cầu về
hoàn thành luận văn. Nếu có điều gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Đặng Tuấn Thành


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô Trường
Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian
qua. Đặc biệt, là TS Phạm Thu Hương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận
văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và các anh, chị trong Công Ty
Cổ phần Tập đoàn Masan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, tài liệu giúp
em làm tốt luận văn này.

Do kiến thức còn hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và Ban lãnh đạo, các anh
chị trong Công ty để luận văn đạt được kết quả tốt hơn.
Trân trọng.

Tác giả

Đặng Tuấn Thành


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................ v
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.................................................... viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM
SẠCH THEO MÔ HÌNH 3F......................................................................................................... 5
1.1. Chuỗi cung ứng quốc tế ngành thực phẩm................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm............................................................................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm chuỗi cung ứng thực phẩm........................................................................ 5
1.1.3. Các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng ngành thực phẩm.................................... 6
1.1.4. Các dạng chuỗi cung ứng thực phẩm cơ bản........................................................ 15
1.2. Thực phẩm an toàn - các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam................................. 17
1.2.1. Thực phẩm an toàn (thực phẩm sạch)..................................................................... 17
1.2.2. Một số bộ tiêu chuẩn quốc tế về kiểm soát thực phẩm và chuỗi cung ứng
thực phẩm sạch............................................................................................................................. 21

1.2.3. Những lợi ích của doanh nghiệp khi sản phẩm thực phẩm được chứng
nhận đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế........................................................................................... 26
1.2.4. Tình hình áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm sạch tại
Việt Nam......................................................................................................................................... 27
1.3. Mô hình 3F thực phẩm sạch xuất khẩu........................................................................ 28
1.3.1. Khái niệm cơ bản............................................................................................................ 28
1.3.2. Chiến lược an ninh lương thực của chuỗi 3F........................................................ 29
1.3.3. Cấu trúc của mô hình 3F thực phẩm sạch xuất khẩu......................................... 29
1.3.4. Điều kiện triển khai mô hình 3F................................................................................ 30
1.4. Nghiên cứu bài học của CP Việt Nam........................................................................... 31


iv
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỰC PHẨM SẠCH CỦA
MASAN GROUP SANG THỊ TRƯỜNG NGA................................................................ 35
2.1. Giới thiệu tập đoàn Masan................................................................................................. 35
2.1.1. Lịch sử hình thành tập đoàn Masan......................................................................... 35
2.1.2. Một số thông tin quan trọng về điều kiện kinh doanh của tập đoàn............37
2.2. Thực trạng thị trường thực phẩm sạch của Nga..................................................... 43
2.2.1. Tổng quan thị trường thực phẩm sạch ở Nga....................................................... 43
2.2.2. Cơ hội và khó khăn kinh doanh thực phẩm sạch tại Nga................................. 46
2.3. Thực trạng chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của Masan Grouptheo mô
hình 3F và xuất khẩu sang thị trường Nga......................................................................... 49
2.4. Đánh giáchuỗi cung ứng 3F của Masan sang thị trường Nga........................... 55
2.4.1. Một số kết quả đạt được trong chuỗi cung ứng 3Fcủa Masan sang thị
trường Nga..................................................................................................................................... 55
2.4.2. Những hạn chế của chuỗi cung ứng 3F của Masan sang thị trường Nga .. 58

2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của Masan Group trong hoạt động
xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Nga......................................................................... 63

CHƯƠNG III: TRIỂN KHAI CHUỖI CUNG ỨNG 3F THỰC PHẨM SẠCH
XUẤT KHẨU SANG NGA CỦA TẬP ĐOÀN MASAN (MASAN GROUP).....67
3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường thực phẩm sạch của Masan group..........67
3.1.1. Xuất khẩu trực tiếp......................................................................................................... 67
3.1.2. Xuất khẩu gián tiếp......................................................................................................... 67
3.2. Một số điều kiện để triển khai ứng dụng 3F của Masan group tại thị
trường Nga.......................................................................................................................................... 68
3.2.1. Điều kiện cần.................................................................................................................... 68
3.2.2. Điều kiện đủ...................................................................................................................... 72
3.3. Đề xuất phương án ứng dụng mô hình 3F.................................................................. 76
3.3.1. Tăng cường nghiên cứu, đẩy mạnh hàm lượng công nghệ trong nâng cao
chất lượng và đa dạng hóa chủng loại thức ăn chăn nuôi (F1)................................... 76
3.3.2. Đầu tư xây dựng trang trại quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ và
kỹ thuật tiên tiến nhất (F2)....................................................................................................... 78
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 80


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của CPF tại các thị trường................................................. 39
Bảng 2.2: Bảng tổng kết cơ hội và thách thức đối với Masan khi tiếp cận thị
trường thực phẩm sạch của Nga................................................................................................... 47
Bảng 3.1: Tổng kết các hoạt động cần triển khai trong tiêu chuẩn hóa

hệ thống

sản xuất ứng dụng mô hình 3F...................................................................................................... 70

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế tại Nga 2016 -2019 ........................................

Biểu đồ 2.2: Mức độ tiêu thụ thực phẩm nhập khẩu ở Nga 2014 - 2016 .............

43
45

Biểu đồ 2.3: Mức độ tăng trong cơ cấu tiêu thụ thực phẩm ở Nga giai đoạn 2014
-2016 .........................................................................................................46 Biểu đồ
2.4: Cả doanh thu và lợi nhuận mảng gia vị của Masan Consumer đều
tăng mạnh trong năm 2018 .................................................................................
Biểu đồ 2.5: Biên lợi nhuận gộp mảng gia vị của Masan Consumer ..................

60
61


vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung ứng của Masan theo mô hình 3F ....................................

49

Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng thực phẩm .........................................................

7

Hình 1.2. Cấu trúc mô hình 3F xuất khẩu ...........................................................

30

Hình 1.3. Quy trình chăn nuôi thực phẩm của C.P .............................................


33

Hình 2.1. Mô hình chuỗi giá trị ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm của Masan .. 40
Hình 2.2: Thị trường xuất khẩu của Cholimex Foods .........................................

53

Hình 2.3: Thị trường xuất khẩu của sản phẩm Chinsu ........................................

54

Hình 2.4: Doanh thu thuần và biên lợi nhuận gộp của Masan consumer từ
2014
- 2018 ........................................................................................................ 59
Hình 2.5: Top 10 công ty thực phẩm uy tín Việt nam 2018 ................................ 61
Hình 3.1. Chu trình 3F trong chăn nuôi - chế biến thực phẩm ............................

69


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

ATVS

An toàn vệ sinh


ATTP

An toàn thực phẩm

M&A

(mergers and acquisitions) hoạt động mua bán sáp nhập

NGO

(non - governmental organization) tổ chức phi chính phủ

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

NVL

Nguyên vật liệu

MNS

Công ty Masan Nutri science - công ty con của Masan Group



viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm phân tích về chuỗi cung ứng thực phẩm sạch, mô hình
3F là gì và vì sao các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm lại đang hướng đến mô
hình này.
Đồng thời nghiên cứu về hệ thống chuỗi cung ứng hiện tại của Masan group
theo mô hình 3F và tình trạng xuất khẩu sang Nga để đưa ra một số đề xuất giải
pháp, kiến nghị hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng thực phẩm của Masan theo mô hình
3F nhằm tiến ra thị trường thế giới trước tiên ở thị trường Nga.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc người sản xuất, kinh doanh sử dụng những loại cám tăng trọng trong chăn
nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh; những hóa chất cấm dùng trong
chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối…; do quy trình
chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn
nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau,
quả cao hơn nhiều so với qui định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc,… gây ảnh
hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình
vi phạm tiêu chuẩn ATTP, dịch bệnh gia súc, gia cầm… xảy ra

ở một số nơi, càng làm cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng. Do vậy
người dân và xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất
lượng thực phẩm; chặt chẽ và thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản
phẩm rõ nguồn gốc; kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những
cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP, tạo sức ép đến nhà sản xuất, kinh
doanh cũng như nhà quản lý nhằm đảm bảo sự ATTP cho cộng đồng. Từ thực trạng

thực phẩm nhức nhối hiện nay, dẫn tác giả nghiên cứu về thực phẩm sạch và chuỗi
cung ứng của nó.
Trong những năm qua, có lẽ nhiều người đã từng được nghe tới mô hình “từ
trang trại đến bàn ăn” (farm to fork) hay mô hình 3F (feed - farm - food), kể từ đó,
cũng đã có một số công ty bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để hướng tới hoàn thiện mô
hình trên, điển hình là CP Group, Vissan,…tuy nhiên, chưa công ty nào thực sự
thành công trong việc hoàn chỉnh mô hình 3F hướng đến xuất khẩu. Vì thế, việc
triển khai xuất khẩu sản phẩm sạch theo mô hình 3F ra thị trường nước ngoài lại
càng chưa có bên nào làm được. Trong bối cảnh đó, dù là đơn vị đi sau, nhưng
Masan Group lại đang tiến những bước dài trên con đường hoàn thiện mô hình 3F
bằng những thương vụ M&A thành công liên tiếp với Công ty Cổ phần Việt - Pháp
Sản xuất Thức ăn gia súc (PROCONCO), Công ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Nông
Nghiệp Quốc Tế (ANCO). Mặc dù vậy, để có thể xuất khẩu những tấn thực phẩm


2

sạch đầu tiên ra nước ngoài, mà cụ thể ở đây là thị trường Nga, Masan Group còn
rất nhiều việc phải làm. Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện chuỗi cung ứng thực
phẩm sạch theo mô hình 3F nhằm xuất khẩu sang thị trường Nga của Masan
Group” hy vọng sẽ là một tài liệu giúp Masan Group có góc nhìn tổng quan nhất để
tập đoàn tiếp tục hoàn thiện, tiến bước trên con đường chinh phục thị trường thực
phẩm sạch trong và ngoài nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sạch theo mô hình
3F để Tập đoàn Masan (Masan Group) xuất khẩu vào thị trường Nga. Áp dụng cho
chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chương 1 của luận văn sẽ nghiên cứu về chuỗi cung ứng quốc tế và mô hình 3F

- Chương 2 của luận văn đi vào phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm Masan
Group sang Nga. Những gì đã đạt được và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.

- Chương 3 của luận văn đưa ra giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thực
phẩm sạch theo mô hình 3F để xuất khẩu vào thị trường Nga của Masan Group
trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp và mô hình nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuỗi cung ứng thực phẩm sạch theo
mô hình 3F để xuất khẩu vào thị trường Nga của Masan Group.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng thực
phẩm sạch, cụ thể ở đây là thịt heo, gà, cá và tôm theo mô hình 3F của Masan
Group và các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng đó để đưa được sản phẩm vào thị
trường Nga.
- Thời gian: Luận văn sử dụng số liệu về chuỗi cung ứng thực phẩm sạch theo


3

mô hình 3F của Masan Group trong giai đoạn 2014 - 2018 để đưa ra giải pháp hoàn
thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sạch theo mô hình 3F của Masan Group nhằm xuất
khẩu vào thị trường Nga trong thời gian tới
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Quy trình thực hiện
Thực hiện qua 5 bước như sau: Xác định cơ sở lý thuyết làm nền tảng để phát
triển hướng nghiên cứu, sau đó thu thập và xử lý dữ liệu, qua đó phát hiện vấn đề,
đưa ra các kết luận và cuối cùng là đề xuất giải pháp và các kiến nghị.
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp định tính: phỏng vấn trưởng phòng xuất nhập khẩu của tập

đoàn, tham khảo ý kiến chuyên gia của giám đốc dự án thực phẩm sạch.
- Phương pháp định lượng: tham khảo các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả
kinh doanh và các tài liệu khác.
3.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Chuyển các dữ liệu thành dạng văn bản, sơ đồ, biểu đồ để so sánh, phân tích
và đánh giá.
3.4. Mô hình nghiên cứu
4.
Thực trạng chuỗi

5.

cung ứng thực phẩm
sạch theo mô hình 3F
giai đoạn 2014 – 2018
của Masan

Triển khai chuỗi
Phân tích thành tựu,
hạn chế của chuỗi
cung ứng thực phẩm
sạch của Masan giai
đoạn 2014 - 2018

cung ứng thực phẩm
sạch theo mô hình
3F xuất khẩu vào thị
trường Nga giai
đoạn 2018 – 2022
cho Masan


4. Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu hay đề
cập tới vấn đề này. Vì vậy, đề tài này là mới.


4

5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng sạch theo mô hình 3F.
Chương 2:Thực trạng xuất khẩu thực phẩm sạch của Masan Group sang
thị trường Nga.
Chương 3: Triển khai chuỗi cung ứng 3F đối với thực phẩm sạch xuất
khẩu sang Nga của tập đoàn Masan.


5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG THỰC
PHẨM SẠCH THEO MÔ HÌNH 3F
1.1. Chuỗi cung ứng quốc tế ngành thực phẩm
1.1.1. Khái niệm
Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin
và các nguồn lực liên quan tới việc vận chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung
cấp (hoặc nhà sản xuất) đến khách hàng (người tiêu dùng). Hoạt động chuỗi cung
ứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành
phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng.Còn được
gọi là hoạt động vận chuyển từ B to C, từ Bussiness đến Customer.
Từ đó, khái niệm về chuỗi cung ứng thực phẩm được định nghĩa là quá trình

thực phẩm bắt đầu từ nông trại đi đến bàn ăn. Quy trình này bao gồm các công
đoạn sản xuất - chế biến - phân phối - tiêu thụ - xử lý. Như vậy thực phẩm mà
chúng ta ăn được thông qua một chuỗi cung ứng thực phẩm mà qua đó thực phẩm di
chuyển một cách có hệ thống như hiệu ứng domino từ nhà sản xuất tới người tiêu
dùng. Trong khi đó, tiền từ người tiêu dùng trả cho thực phẩm sẽ đến những người
làm ở các công đoạn khác nhau dọc theo chuỗi cung ứng thực phẩm theo hướng
ngược lại.
1.1.2. Đặc điểm chuỗi cung ứng thực phẩm
Các chuỗi cung ứng thực phẩm có một số đặc điểm chung do đặc tính mặt
hàng và nhu cầu tiêu dùng quyết định.
Mặt hàng thực phẩm có yêu cầu cao về độ tươi mới và tính an toàn vệ sinh
(ATVS), dễ bị hỏng trong điều kiện tự nhiên, chu kỳ sống sản phẩm ngắn. Do đó,
các biện pháp kỹ thuật và logistics để duy trì số lượng, chất lượng rất tốn kém về
chi phí và các nguồn lực khác.
Các nhóm mặt hàng khác nhau có các đặc điểm sinh học, có yêu cầu về ATVS
và kinh doanh khác nhau nên cần ứng dụng các liên kết và cấu trúc chuỗi cung ứng
khác nhau. Mặt hàng trong cùng ngành hàng thường có những yêu cầu tương tự nên
việc xây dựng các chuỗi cung ứng cho các nhóm hàng thực phẩm có yêu cầu chung
sẽ mang lại hiệu quả nhờ quy mô lớn.


6

Do sản xuất nông nghiệp có tính phân tán, quy mô nhỏ nên các thành viên đầu
chuỗi thường là nhà sản xuất nhỏ, vốn ít, trình độ kinh doanh thấp, hạn chế tiếp cận
với công nghệ hiện đại, do đó cần lựa chọn các cấu trúc quản lý chuỗi cung ứng phù
hợp để thích nghi.
Nhu cầu thị trường của các chuỗi cung ứng thực phẩm hoàn toàn phụ thuộc
vào khả năng thanh toán và nhận thức của người tiêu dùng. Nó cũng quyết định chất
lượng và giá bán thực phẩm đầu ra của chuỗi cung ứng. Tại các khu vực thị trường

có nhu cầu kém phát triển thường khó hình thành các chuỗi cung ứng thực phẩm có
giá trị cao. Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thường quan tâm đến các sản
phẩm có thương hiệu, giá trị thị trường cao, không muốn đầu tư vào các loại thực
phẩm có sẵn do người nông dân trồng cấy.
Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm là quanh năm, có tính đều, quy mô thị trường
lớn nhưng lại rất dàn trải, các chuỗi cung ứng thực phẩm khó phủ kín các khu vực
thị trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến mạng
lưới phân phối để tránh các gián đoạn thị trường.
Giá trị bình quân của mặt hàng thực phẩm không lớn, nhưng thuộc nhóm
nhu cầu thiết yếu của con người. Chất lượng hàng thực phẩm quyết định chất lượng
cuộc sống và lâu dài ảnh hưởng đến sự tồn vong của nòi giống nên việc hình thành
các chuỗi cung ứng bảo đảm an toàn thực phẩm cần có sự quan tâm đặc biệt từ phía
Chính phủ.
1.1.3. Các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng ngành thực phẩm
Chuỗi cung ứng thực phẩm mô tả cấu trúc và các mối liên kết giữa các doanh
nghiệp và tổ chức cùng tham gia vào quá trình tạo ra (nuôi, trồng), chế biến và phân
phối một loại thực phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các thành viên tham
dự vào chuỗi cung ứng thực phẩm gồm: người nông dân, người mua gom, người
chế biến, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà xuất nhập khẩu, các tổ chức bổ trợ, người
tiêu dùng. Mỗi thành tố đều có khả năng tạo ra các giá trị nhất định và hoạt động
theo sơ đồ chuỗi cung ứng thực phẩm cơ bản như sau:


7

Nhà sản xuất

Bên chế biến

Nhà phân

phối

Người tiêu
dùng

Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng thực phẩm
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.1.3.1. Các nhà sản xuất
Các nhà sản xuất lương thực chính là hàng triệu các doanh nghiệp nông
nghiệp nhỏ, thường là thế hệ thứ ba hoăc thứ tư của các trang trại gia đình, và một
vài công ty quốc gia, thậm chí là những công ty quốc tế. Các doanh nghiệp nông
nghiệp có thường quy mô nhỏ hơn so với các nhà cung cấp đầu vào toàn cầu (ví dụ,
hạt giống, phân bón, máy móc thiết bị) và tập trung theo định hướng lĩnh cực dựa
trên nhu cầu của khách hàng.Nhìn chung nông dân và các hộ sản xuất nông nghiệp
nhỏ và vừa có xu hướng mua lẻ và bán buôn. Nhưng với xu hướng hiện nay, nông
dân đang cố gắng chuyển từ việc bán những gì họ sản xuất sang sản xuất những gì
họ biết họ có thể bán hay sản xuất những gì mà thị trường có nhu cầu.
Sản xuất là một công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp.Người tiêu dùng có
thể dễ dàng chấp nhận nếu nghĩ rằng giá tăng thực phẩm là do lạm phát chứ không
phải do lợi nhuận của các nhà sản xuất, nhưng họ đã nhầm. Sự tăng giá cả thực
phẩm là do việc thu hoạch thấp hơn so với dự toán của các nhóm ngành thực phẩm
chăn nuôi như bò sữa, lợn, gia cầm, thịt bò... khi mà các thực phẩm này đều khó sản
xuất mà lợi nhuận mang lại không cao. Ngay cả các nhà sản xuất nghũ cốc cũng đều
phải đau đầu vì giá cao không đủ bù đắp được cho sản lượng thấp và chi phí phân
bón cao. Đứng giữa những nhà cung cấp và những bán lẻ đầy uy lực, họ lại càng
không thế tăng giá sản phẩm. Không ai muốn lạm phát thực phẩm nên áp lực lên
khâu sản xuất trong chuỗi cung ứng ngày càng tăng cùng với sự đi xuống của lợi
nhuận. Người sản xuất, cơ bản đang chịu gánh nặng này và càng bị mắc kẹt trong
những khó khăn trước mắt.
Những vấn đề của người sản xuất

Vấn đề hiệu quả của quy mô: trên khắp thế giới, phần lớn các trang trại đều nhỏ,
thuộc quyền sở hữu tư nhân và các doanh nghiệp gia đình. Hầu hết các doanh nghiệp
độc lập này phải vật lộn với quy mô kinh tế.Hợp tác giữa các trang trại trong chuỗi


8

cung ứng chỉ thực sự xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng nông nghiệp, vì nông dân có
tiếng là độc lập. Tuy nhiên, thế kỷ 20 đã chứng kiến hành vi hợp tác ngày càng tăng,
bao gồm cả việc thành lập các nhóm bán hàng / marketing; chia sẻ các máy móc
nông nghiệp hoạt động; và thành lập tổ chức sản xuất và lớn hơn là hợp tác xã.
Những nhóm sản xuất này được thiết lập để duy trì sản xuất, đặc biệt trong các lĩnh
vực yêu cầu chuyên môn cao như sản xuất sữa, thịt lợn, trái cây, và rau, khi mà quy
mô và mối liên hệ cùng với công việc xử lý là rất quan trọng để tạo nên hiểu quả
sản xuất và sức cạnh tranh. Cũng ở cấp độ hoạt động đó, các nhà sản xuất sẽ hợp tác
để đạt được quy mô, sản xuất hiệu quả đồng thời quản lý rủi ro có thể xảy ra.
Vấn đề biến động giá thị trường: Biến động của chi phí đầu vào và giá bán,
cùng với việc không thể đoán trước được thời tiết và sản lượng, gây khó khăn rất
lớn cho việc quản lý trong nông nghiệp vì sự dài kỳ của chu kỳ sản xuất cũng như
khó có khả năng đáp ứng được biết động thị trường. Quản lý rủi ro hiện nay đang là
một phần không thể thiếutrong quá trình sản xuất nông nghiệp. Các nhà sản xuất
đang cố gắng giảm thiểu rủi ro hoạt động thông qua việc chủ động điều tiết phân bố
các loại cây trồng nông nghiệp ở các vùng thời tiết cũng như loại đất khác nhau và
ưu tiến ký kết với các hợp đồng khách hàng cùng thị trường hàng hóa dài hạn để
ngăn ngừa biến động giá.
Nguồn vốn: Trong lịch sử, đây vốn không phải là vấn đề đối với các nông dân
có trang trại được truyền lại qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên với biến động thị trường
cùng với việc thời tiết biến chuyển thất thường đã gây ra năng suất thấp, không chỉ
tạo ra các nguy cơ như đã đề cập ở trên, đây cũng trở thành một vấn đề căng thẳng
do thiếu vốn tiền mặt theo chu kỳ dài. Giá trị của đất đai tăng lên do sự kết hợp của

đô thị hóa và đầu tư nước ngoài, cũng đang tạo một khoảng cách tài chính cho
những nông dân mới muốn gia nhập ngành.
Các nhà sản xuất cần phải sáng tạo hơn trong cách phát triển doanh nghiệp,
phải thừa nhận rằng địa chủ và các doanh nghiệp nông nghiệp sẽ có sự khác biệt lớn
trong rủi ro và lợi nhuận. Những hợp đồng dài hạn với khách hàng trong chuỗi giá
trị sẽ tăng cường khả năng của nông dân để có được vốn lưu động nhờ vào vòng
quay vốn dài.
Việc đổi mới: Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp là biện pháp cần thiết để


9

tăng năng suất và hiệu quả cũng như đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng mới. Ở một
số nước, chính phủ đã tăng mức ưu đãi cho các loại nghiên cứu này, nhưng các
nghiên cứu phải tiếp tục giúp tăng sản lượng lương thực toàn cầu.Đây là một lĩnh
vực hợp tác chuỗi giá trị đặc biệt là khi các nguồn lực khác là hữu hạn.
Nông dân tiến bộ được đầu từ vào trồng thử nghiệm các loại cây trồng và
chương trình nhân giống có thể với tư cách cá nhân hoặc tập hợp thông qua các hiệp
định và hiệp hội các nhà sản xuất và hợp tác xã. Ngoài việc chia sẻ thông tin người
tiêu dùng và ưu đãi, cần có thêm sự hợp tác giữa các nhà sản xuất phân bón và
thuốc trừ sâu để đảm bảo tăng trưởng trong sản lượng.
1.1.3.2. Bên chế biến - xử lý
Bộ phận xử lý chịu trách nhiệm chuẩn bị thực phẩm tươi sống cho thị trường
cũng như việc sản xuất sản các sản phẩm đã được chế biến. Vì vậy, chế biến thực
phẩm bao gồm rất nhiều các công việc đa dạng của công ty ở từng giai đoạn khác
nhau như: giết mổ thịt và chế biến; bảo quản rau quả trái cây; xay xát ngũ cốc và
hạt có dầu; chuẩn bị sản phẩm hải sản; đường, bánh kẹo, sữa và các sản phẩm khác
trong chuỗi sản xuất, v.v….
Và cũng như các bên sản xuất, bộ phận chế biến cũng phải đối mặt với những
khó khăn nhất định.

Các vấn đề đối với bên xử lý - chế biến
Đổi mới để hỗ trợ tăng trưởng: Khi dân số toàn cầu tiếp tục tăng cao, bộ phận
chế biến thực phẩm cũng sẽ được thử thách để tiếp tục cải thiện năng suất. Đến nay,
chuỗi cung ứng thực phẩm đã chứng minh mình có khả năng thích nghi để phát
triển theo nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thành công trong tương lai sẽ
yêu cầu cả hai thích nghi với sự thay đổi về môi trường nhân khẩu và sở thích của
người tiêu dùng cũng như việc quản lý toàn cầu và mội trường kinh doanh ngày một
phức tạp.
Toàn cầu hóa thực phẩm: Các ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng có mức
độ toàn cầu hóa cao dẫn đến chuyên môn hóa cũng cao hơn trong việc chế biến và ngày
càng đa dạng hơn trong khi duy trì được sản phẩm với mức giá thấp. Việc sáp


10

nhập và mua lại với quy mô toàn cầu là mấu chốt để tạo điều kiện cho nhiều công ty
lớn đa quốc gia đạt được những quy mô kinh tế và tìm thấy con đường phát triển mới.
Các nước đang phát triển sẽ là động lực quan trọng trong sự tăng trưởng về nhu cầu
thực phẩm. Để phát triển sự tăng trưởng này đòi hỏi cần có một sự thay đổi đáng kể
trong cách sản xuất và phân phốithức ăn, cần có hoạt động thương mại quốc tế để có
được một quy mô lớn hơn. Bộ phận chế biến cần phải tiếp tục thu mua tài sản để xây
dựng các kênh thị trường có quy mô và an toàn. Họ cũng cần hướng tới một chiến lược
M&A hoặc liên doanh để đàm bảo các nguyên vật liệu cần thiết trong quá trình sản
xuất. Đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng khi cần một chiến lược thích hợp nhất
bao gồm mua lại và xây dựng các cơ sở tại các thị trường mới nổi.

Chuỗi cung ứng an toàn/bảo mật: Ngày nay, người tiêu dùng quan tâm rất
nhiều đến nguồn gốc thực phẩm từ cách mà nó được sản xuất, có những gì trong đó,
được chế biến như thế nào, được bảo quản ở đâu khi họ ăn nó. Họ cũng ngày càng
trở nên nhạy cảm và dễ lo lắng về an toàn thực phẩm. Thực phẩm an toàn đã trở

thành một lĩnh vực đáng quan tâm đối với các công ty mà sự thành công phụ thuộc
vào lòng tin của người tiêu dùng về sự an toàn của đất nước cung cấp thực phẩm và
sản phẩm mà họ tiêu thụ.
Các công ty hàng đầu đã và đang đầu tư vào dây chuyền sản xuất của họ, xây
dựng kế hoạch để quản lý việc thu hồi cũng như tăng cường ghi nhãn sản phẩm và
truy xuất nguồn gốc. Bộ phận chế biến cũng cần phải liên tục làm việc với các đối
tác của họ ở cả khâu bắt đầu lẫn kết thúc của chuỗi giá trị để tăng cường thông tin
liên lạc và đảm bảo các thành viên của chuỗi hiểu những rủi ro liên quan đến một sự
thất bại nếu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Vấn đề thứ tư của Bên chế biến là hiệu quả năng lượng. Sản xuất thực phẩm
tiêu thụ rât nhiều tài nguyên nhưng hơn hết phải kể đến việc tiêu thụ năng lượng.
Nhiên liệu dựa trên carbon được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất thực phẩm và
phân phối các sản phẩm từ tươi sống đến đã được chế biến tới khách hàng. Sản xuất
cũng tiêu thụ một lượng lớn năng lượng dưới dạng điện năng. Đây không chỉ là một
khoản chi phí lớn trong việc xử lý mà nó cũng là nền tảng quan trọng cho doanh
nghiệp theo đuổi một mô hình hoạt động bền vững hơn. Các nhà sản xuất thực


11

phẩm lớn đã đặt mức sử dụng năng lượng rõ ràng theo mục tiêu được đề xuất, kiến
nghị và theo dõi chặt chẽ bởi các các công ty NGO lớn và có ảnh hưởng. Các công
ty đang cố gắng hoàn thành các mục tiêu giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng trong
khi vẫn duy trì ổn định tăng trưởng kinh doanh.
Quản lý chất thải: Quản lý chất thải luôn đứng hàng đầu trong các vấn đề của
Bộ phận chế biến. Ở các nước đang phát triển, chất thải trung bình dược ước tính là
30-50% của tổng số thực phẩm sử dụng. Ở cấp độ người tiêu dùng, 14-26% thực
phẩmtại các hộ gia đình Mỹ và khoảng 25% thực phẩm và đồ uống của các hộ gia
đình Anh bị lãng phí. Hầu hết các thực phẩm bị thải ra này đều chưa được động vào
và vẫn có giá trị sử dụng.

Các nhà sản xuất và bán lẻ có thể đã cải thiện được hiệu quả sản xuất của họ;
tuy nhiên những “lãng phí ẩn” sẽ không được đề cập đến trong quá trình xử lý chất
thải truyền thống. Mặc dù tạo thu nhập nhưng nó cũng mang lại mất mát trong các
chuỗi giá trị thực phẩm. Tổng số lượng thực phẩm được thải ra hiện nay trung bình
ướcchiếm tới hơn 30%. Do vậy, quản lý việc xử lý chất thải là một vấn đề không
nhỏ và rất quan trọng.
Ở các thị trường phát triển như Bắc Mỹ, Vương quốc Anh và châu Âu, toàn bộ
thực phẩm của chuỗi cung ứng đang dần phát huy hiệu quả nhưng người tiêu dùng
có xu hướng lãng phí chúng ngày một nhiều hơn. Cải thiện khả năng chuỗi cung
ứng và hiệu quả tại các thị trường mới nổi là rất quan trọng và tương đối dễ dàng
hơn nhằm mục đích hỗ trợ thương mại và phân phối các sản phẩm toàn cầu và đáp
ứng dân số ngày càng tăng. Bộ phận chế biến sẽ cần phải xem xét các giải pháp
sáng tạo để cải thiện cơ sở hạ tầng nếu vận chuyển chất thải triệt để là cần thiết.
Giải pháp có thể sẽ bao gồm hợp tác thỏa thuận với các cấp chính quyền và các
công ty tư nhân.
1.1.3.3. Nhà phân phối - bán lẻ
Hình thức bán lẻ đang được công nhận rộng rãi như một hình thức phân phối
có tính cạnh tranh cao trong ngành công nghiệp cả trong thị trường phát triển và
đang phát triển. Với các nhà bán lẻ và kênh bán lẻ, người tiêu dùng có nhiều sự lựa


12

chọn hơn và các nhà bán lẻ cũng liên tục cố gắng để khác biệt so với các đối thủ
cạnh tranh và cung cấp một mức giá phù hợp để người tiêu dùng lự chọn dựa trên
sự cân bằng về giá cả, chất lượng và dịch vụ.
Những vấn đề liên quan mà các nhà bán lẻ, phân phối phải đối mặt
Nhu cầu của các sản phẩm chất lượng cao: chất lượng sản phẩm đóng một vai
trò quan trọng trong việc lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng. Trên khắp thế
giới, nhu cầu đảm bảo chất lượng của người tiêu dùng ngày càng tăng, vì vậy, các

nhà bán lẻ đang gia tăng nỗ lực của họ để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho thực
phẩm để đáp ứng được yêu cầu các nhà cung cấp và hộ gia đình cũng như chủ động
giải thích về tiêu chuẩn cao trong chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng.
Ở các thị trường khác, khái niệm “bền vững”, “hữu cơ” và các sản phẩm
“xanh” dường như có sức hấp dẫn lớn đến nhóm người tiêu dùng cụ thể. Một số nhà
bán lẻ đang cố gắng để tận dụng những xu hướng tiêu dùng khác nhau để triển khai
các chương tình bàn lẻ và phân phối đa dạng tại nhiều phân khúc với mức độ thành
công khác nhau để tìm ra đáp số cực đại cho bài toán lợi nhuận. Các nhà bán lẻ sẽ
tiếp tục giám sát chặt chẽ người tiêu dùng và sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm
khác biết với các tiêu chí “chất lượng cao”cũng như sự hấp dẫn với những người
tiêu dùng “xanh”.
Quản lý sự phức tạp của nhiều kênh và các format khác nhau: Sự gia tăng của
các kênh bán lẻ và các phương thức vận hành (format) khác nhau là một hiện tượng
toàn cầu. Các kênh và các format cụ thể đang được đánh giá khá cao trong việc tạo
ra sự phụ thuộc của người tiêu dùng hay sự trường thành của thị trường và xu
hướng mua sắm với công cụ đánh giá là sự tiện lợi, giá cả và mô hình mua của
người tiêu dùng.Qua vài năm, những format vừa và nhỏ của các nhà bán lẻ đã có
kinh nghiệm và tăng trưởng đáng kể, phản ánh thực tế người tiêu dùng đang ngày
càng đánh giá cao sự tiện lợi, ngược lại một số thị trường đang phát triển lại gặp
phải một số vấn đề về sự đột biến của các siêu thị, bị điều khiển bởi sự gia tăng
nhanh chóng của tầng lớp trung lưu mới nổi trong thị trường. Hiện nay, các nhà bán


13

lẻ hầu hết vẫn đang thí nghiệm với các kênh bán lẻ và định dạng mới, tùy biến danh
mục đầu tư để đáp ứng như cầu của người tiêu dùng nhưng các chuyên gia dự báo
rằng sẽ có một sự tương phản sắc nét giữa các hình thức phân phối bán lẻ và khả
năng phát triển của các kênh khu vực và toàn cầu, các nhà bán lẻ nên xem xét quyết

định của mình, xác định format nào là phụ hợp ở phạm vi địa phương hoặc khu vực
nhất định.
Tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại điện tử: Mặc dù không nắm
thị phần lớn nhưng do sự sẵn cóvà tiện lợi của mình, mua sắm trực tuyến đang đóng
một vai trò lớn trong nhận thức của người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ với một kênh
trực tuyến phổ biến cũng sẽ hoạt động tốt hơn so với việc chỉ có cửa hàng chính.
Các nhà bán lẻ đang hợp tác chặt chẽ với những người khác dọc theo chuỗi giá trị
để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách đặt nỗ lực vào hoạt động của
kho hàng, bao gồm cả quản lý hàng tồn kho, quản lý trật tự, và theo dõi từng công
đoạn; thiết lập và điều hành các cửa hàng trực tuyến, cũng như cung cấp dịch vụ
giao hàng tận nhà. Bằng các hoạt động sáp nhập, các nhà bán lẻ có thể mở rộng
thêm sản phẩm của họ trong khi chia sẻ các quy trìnhhoạt động, do đó được hưởng
những lợi thế nhất định của một kênh bán hàng trực tuyến với công sức và chi phí
thấp nhất.
Sự phát triển của bao bì sản phẩm: Bao bì là cực kỳ quan trọng đối với sản
phẩm thực phẩm và đồ uống, có thể nói rằng, khoảng 50% các quyết định mua hàng
được thực hiện tại điểm bán hàng. Các hiệu ứng khác nhau của bao bì là rất quan
trọng, không chỉ để quảng bá thông tin của thương hiệu cho người mua mà còn là
những người chỉ dẫn trong cửa hàng. Tuy nhiên, ngoài chức năng truyền thống, bao
bì bây giờ còn có thể cung cấp cho các nhà bán lẻ chức năng gia tăng giá trị, ví dụ
như một miếng thấm dầu trong một gói gà hoặc một miếng hút mùi trong một gói
cá, có thể phân biệt được giá trị của mặt hàng này với mặt hàng khác, từ đó thay đổi
hành vi của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thẻ thông minh sử dụng bộ cảm
biến nhiệt độ và chất lượng để theo dõi độ tươi sống của sản phẩm qua toàn bộ
chuỗi giá trị. Nhiều nhà bán lẻ đã có hành động sáng tạo trong lĩnh vực này và tạo
ra hệ thống đóng gói “bền vững”. Các nhà bán lẻ sẽ làm việc chặt chẽ với các nhà


14


sản xuất để tạo ra các phương thức đóng gói tiết kiệm và hiệu quả nhất đồng thời
tận dụng các sáng kiến để giảm thiểu chi phí cũng như tạo sự khác biệt với đối thủ
cạnh trạnh.
1.1.3.4. Người tiêu dùng
An ninh lương thực và giá thực phẩm tăng cao: Giá lương thực sẽ tiếp tục tăng
khi nhu cầu lương thực và các nguồn lực sản xuất thực phẩm tiếp tục vượt cung bị
hạn chế bởi sự sẵn có về đất trồng và nguồn nước phù hợp; khí hậu kém cũng ảnh
hưởng nhiều đến thu hoạch; nhu cầu về sản xuất nhiên liệu cũng ngày càng tăng.
Với dự kiến vào năm 2050, Trái đất sẽ có thêm 2 tỷ người, việc cũng cấp lương
thực đang là mối lo ngại của chính phủ toàn thế giới. Sự gia tăng trong nhu cầu
cùng với giá năng lượng tăng cao dẫn đến giá bán lẻ cũng như vận chuyện thực
phẩm sẽ tăng theo.
Tin tức về sự thiếu hụt lương thực sẽ không buộc người tiêu dùng phải ăn ít đi
tuy nhiên nó sẽ tác động vào ví của họ do sự tăng dần của giá lương thưc. Giá tăng
cao nghĩa là nhiều người tiêu dùng trong cả hai thị trường phát triển và đang phát
triển sẽ phải thận trọng hơn và chọn lọc những gì họ mua. Họ sẽ được khuyến khích
nấu ăn ở nhà; mua thực phẩm trong nước và theo mùa chứ không phải những thực
phẩm giá cao, nhập khẩu và đặc sản, hữu cơ. Đối với các nhà sản xuất và các nhà
bán lẻ, điều này có nghĩa là kích thước bao bì nên nhỏ hơn, thực phẩm nhiều chức
năng hơn, ghi nhãn hàng tốt hơn và đẩy mạnh tiếp thị về giá trị sản phẩm của họ.

Bệnh béo phì, y tế và chăm sóc sức khỏe: Khi người tiêu dùng trong nền kinh
tế đang phát triển ngày càng trở nên giàu có, kéo theo đó là những thay đổi trong
chế độ ăn uống của họ cùng những lối sống có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe đáng lo
ngại. Người tiêu dùng đang chuyển từ chế độ ăn bằng hạt sang chế độ ăn có “giá trị
cao” từ thịt, cá, sữa, trái cây, và rau củ cũng như chất béo và đồ ngọt đã qua xử lý
đóng gói cùng thức ăn nhanh. Cùng lúc đó họ đang lao vào một lối sống ít vận
động, lao vào các công việc tại văn phòng, và hoạt động giải trí bằng cách xem
truyền hình,… Những thay đổi này có thể dẫn đến tỷ lệ cao các bệnh béo phì, tiểu
đường, huyết áp cao và các bệnh về sức khỏe khác. Đây đang là một trong những



15

vấn nạn tại các quốc gia đang phát triển, ví dụ như hơn 100 triệu người Trung Quốc
đang bị béo phì và hơn nửa số đó là trẻ em.
Khi người tiêu dùng nhận thức và được giáo dục về sự cần thiết của việc
chống béo phì, lão hóa và bệnh tật, họ sẽ bắt đầu thay đổi thức ăn, mô hình tiêu thụ
và lối sống hằng ngày. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được việc phát triển một thị trường
khỏe mạnh với các xu hướng về ăn uống và chăm sóc sức khỏe được quan tâm rộng
rãi hơn, đồng thời nhu cầu về thực phẩm chức năng cùng từ đó mà tăng cao.
An toàn thực phẩm ngày càng tăng: khi chuỗi cung ứng thực phẩm đang dần
trở nên phổ biến trên toàn cầu, nguy cơ ô nhiễm dọc cũng ngày càng tăng. Mối quan
tâm của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm với những chỉ số ô nhiễm vượt quá
giới hạn hay dịch bệnh gia súc,… cũng tăng theo. Ngoài ra họ cũng lo ngại về tập
quán canh tác chẳng hạn như việc sử dụng kháng sinh và hormone tăng trưởng
trong chăn nuôi hoặc thuốc trừ sâu trong nuôi trồng về chế biến và hơn hết chính là
sự sạch sẽ và tươi sống của thực phẩm. Ngày càng nhiều những người tiêu dùng yêu
cầu được minh bạch hơn trong việc cung cấp sản phẩm bao gồm nguồn gốc và nội
dung của hàng hóa. Kết quả là bán hàng trực tuyến xuất hiện như một giải pháp tối
ưu, cho phép người tiêu dùng theo dõi được sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Tuy
nhiên, thực phẩm dù an toàn khi về đến nhà nhưng cũng có thể bị ô nhiễm trong quá
trình nấu nướng và lưu trữ. Vì vậy giáo dục người tiêu dùng để thực hành xử lý và
lưu trữu thực phẩm thông qua nhãn hàng bao bì hoặc tờ rơi tại điểm bán là một
trong những phương pháp hữu ích để truyền tải thông tin đến người mua hàng.
1.1.4. Các dạng chuỗi cung ứng thực phẩm cơ bản
Cấu trúc chuỗi cung ứng có sự biến đổi rất linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu về
mặt hàng cũng như các điều kiện sản xuất, cung ứng, đặc điểm nhu cầu thị trường.
Dưới đây là một số các dạng chuỗi cung ứng thực phẩm phổ biến có thể áp dụng tại
Việt Nam.

1.1.4.1. Chuỗi cung ứng thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến
Chuỗi cung ứng thực phẩm tổng hợp có khả năng cùng lúc cung ứng nhiều loại
mặt hàng thực phẩm. Các chuỗi cung ứng này thường thuộc về các nhà bán lẻ tổng hợp
và hỗn hợp. Họ cung ứng hàng thực phẩm để điền đầy phổ hàng bán lẻ của


×