Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

luận văn thạc sĩ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁT TRIỂN KINH DOANH HỆ SINH THÁI
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VIETTELPAY TẠI
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP VIỄN THÔNG
QUÂN ĐỘI VIETTEL

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

PHẠM TẤT ĐẠT

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN KINH DOANH HỆ SINH THÁI
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VIETTELPAY TẠI
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP VIỄN THÔNG
QUÂN ĐỘI VIETTEL

Ngành: Quản trị
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:83.40.101

Họ và tên: Phạm Tất Đạt


Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Văn Thoan

HÀ NỘI - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trong
luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong
luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn tốt nghiệp, tác giả đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô giáo Trường
Đại học Ngoại Thương.
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác
giả trong quá trình học tập tại trường và thực hiện đề tài này.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo –PGS,TS. Nguyễn Văn Thoan
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý,
nhân viên… của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tác giả có những thông tin, số liệu thực tế về vấn đề nghiên cứu, giúp tác giả
có được sự nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quan và rút ra được những kinh nghiệm
thực tiễn vô cùng quý báu cho việc đề xuất giải pháp của Luận văn.


Tác giả xin nói lên lòng biết ơn với gia đình đã chăm sóc, động viên trên mỗi
bước đường học vấn của tác giả.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè đã động viên giúp đỡ trong thời
gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực
của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
cảm thông và chỉ bảo tận tình của thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................................. vi
TÓM TẮT KẾ QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN............................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN HỆ SINH THÁI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ..................3
1.1 Những nội dung cơ bản về thanh toán điện tử...................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về thanh toán điện tử............................................................................. 3
1.1.2 Đặc điểm, phân loại thanh toán điện tử............................................................... 5
1.1.3 Hạ tầng thanh toán điện tử tại Việt Nam............................................................ 8
1.2 Lợi ích và hạn chế của thanh toán điện tử............................................................... 8
1.2.1 Lợi ích của thanh toán điện tử................................................................................. 8
1.2.2 Hạn chế của thanh toán điện tử............................................................................ 12
1.3 Những yêu cầu chủ yếu của thanh toán điện tử................................................. 12
1.3.1 Hạ tầng cơ sở về công nghệ thông tin và truyền thông............................... 12
1.3.2 Hạ tầng cơ sở về kinh tế và pháp lý..................................................................... 13

1.3.3 An toàn thông tin và bảo mật.................................................................................. 14
1.4 Tình hình thanh toán điện tử trên Thế giới....................................................... 14
1.4.1 Xu hướng thanh toán điện tử ngày càng phổ biến tại các nước.............14
1.4.2 Hình thức thanh toán điện tử ngày càng đa dạng........................................ 15
1.4.3 Các thương hiệu về thanh toán điện tử hàng đầu trên Thế giới.............16
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI
VIỆT NAM.......................................................................................................................................... 23
2.1 Thực trạng thanh toán điện tử ở Việt Nam.......................................................... 23
2.1.1 Tình hình chung.......................................................................................................... 23
2.1.2 Những tồn tại và hạn chế trong thanh toán điện tử ở Việt Nam............27
2.1.3 Các thương hiệu về thanh toán điện tử hàng đầu tại Việt Nam..............29
2.2 Thực trạng hệ sinh thái thanh toán điện tử ViettelPay của Viettel...........34


iv
2.2.1 Khái quát về Tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội Viettel...........34
2.2.2 Hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettelpay....................................................... 41
2.2.3 Thực trạng phát triển kinh doanh ViettelPay của tập đoàn viễn thông quân

đội Viettel.................................................................................................................................... 47
2.2.5 So sánh với đối thủ cạnh tranh.............................................................................. 61
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH HỆ SINH THÁI
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL............................................................................................................................................. 62
3.1 Xu hướng thế giới.............................................................................................................. 62
3.1.1 Xu hướng dịch chuyển từ sản phẩm sang tập trung vào dịch vụ...........62
3.1.2 Xu hướng mở khóa toàn bộ giá trị của dữ liệu.............................................. 62
3.1.3 Xu hướng hiện đại hóa hạ tầng thanh toán..................................................... 63
3.1.4 Xu hướng tăng cường sự hợp tác giữa ngân hàng và công ty FinTech
......................................................................................................................................................... 63


3.2 Một số dự báo và định hướng phát triển ViettelPay của tập đoàn viễn
thông quân đội viettel.............................................................................................................. 64
3.2.1 Dự báo những thay đổi cơ bản của thị trường thanh toán điện tử và xu
hướng công nghệ tại Việt Nam trong thời gian tới.................................................. 64
3.2.2 Định hướng phát triển kinh doanh ViettelPay của Tập đoàn viễn thông
Quân đội Viettel trong thời gian tới................................................................................ 66
3.3 Các giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ
ViettelPay của tập đoàn viễn thông quân đội viettel............................................... 67
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel..............67
3.3.2 Kiến nghị đối với Bộ Thông tin Truyền thông và NHNN.......................... 81
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 85
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Doanh thu Tập đoàn Viettel giai đoạn 2013-2015........................................ 40
Bảng 2.2: Gói dịch vụ ViettelPay.............................................................................................. 41
Bảng 2.3: Nguồn tiền nạp vào ViettelPay............................................................................. 42
Bảng 2.4: Chính sách phí của ViettelPay............................................................................. 42
Bảng 2.5: Giao dịch chuyển khoản.......................................................................................... 43
Bảng 2.6: Các hình thức giao dịch chuyển tiền mặt....................................................... 43
Bảng 2.7: Chính sách phí chuyển tiền mặt.......................................................................... 44
Bảng 2.8: Phí bán hàng................................................................................................................. 44
Bảng 2.9: Chính sách phụ phí.................................................................................................... 44
Bảng 2.10: Các loại giao dịch thanh toán............................................................................. 45
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ViettelPay .. 55


Bảng 2.12: Kết quả đánh giá của khách hàng về chăm sóc khách hàng.................57


vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Biểu đồ user hoạt động và lưu lượng giao dịch năm 2018.................. 17
Hình 1.2: Thanh toán với Paypal ........................................................................... 17
Hình 1.3: Chuyển tiền miễn phí với Paypal .......................................................... 18
Hình 1.4: Sự phổ biến của Paypal.......................................................................... 18
Hình 1.5: Trang chủ của Alipay.com năm 2016 ................................................... 19
Hình 2.1: Biểu đồ sử dụng các hình thức thanh toán năm 2014-2015 ............... 23
Hình 2.2 Biểu đồ sử dụng các hình thức thanh toán của doanh nghiệp 20142015 ........................................................................................................................... 24
Hình 2.3 Biểu đồ sử dụng các hình thức thanh toán của các Website TMĐT .. 24
Hình 2.4: Biểu đồ các trung gian thanh toán phổ biến ........................................ 25
Hình 2.5: Các rào cản của thanh toán điện tử ...................................................... 25
Hình 2.6: Tỉ lệ chức năng đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến ......... 26
Hình 2.7: Tỉ lệ hình thức thanh toán ..................................................................... 26
Hình 2.8: Bảo đảm An toàn thông tin và bảo vệ thông tin khách hàng ............. 26
Hình 2.9 Tỉ lệ doanh nghiệp có chính sách bảo vệ thông tin khách hàng .......... 27
Hình 2.10: Tỉ lệ doanh nghiệp có bộ phận CNTT và TMĐT .............................. 27
Hình 2.11: Tính năng nổi bật của Zalo Pay.......................................................... 32
Hình 2.12: Thị phần mạng di động tại Việt Nam ................................................. 41
Hình 2.13:Biểu đồ giới tính .................................................................................... 49
Hình 2.14: Biểu đồ độ tuổi ...................................................................................... 49
Hình 2.15: Biểu đồ nghề nghiệp ............................................................................. 49
Hình 2.16: Biểu đồ thời gian giao dịch .................................................................. 49
Hình 2.17: Biểu đồ hành vi thực hiện giao dịch ngân hàng của khách hàng .... 50
Hình 2.18: Biểu đồ động cơ thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ ................... 51
Hình 2.19: Biểu đồ các nhân tố cản trở khách hàng sử dụng dịch vụ ................ 52
Hình 2.20: Biểu đồ về nguồn nhận biết thông tin dịch vụ ................................... 53

Hình 2.21: Biểu đồ nhận biết của khách hàng về dịch vụ ViettelPay ................ 54
Hình 2.22: Biểu đồ số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ViettelPay ............... 54


viii

TÓM TẮT KẾ QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã tổng hợp được các vấn đề lý luận về thanh toán điện tử, thanh
toán điện tử trên Thế giới và tại Việt Nam.
Luận văn cũng đã tổng hợp và phân tích được thực trạng thanh toán điện tử tại
Việt Nam: thực trạng phát triển mạnh mẽ của thanh toán điện tử, các thương hiệu
hàng đầu trong nước, hướng đi và sự phát triển của ViettelPay.
Quá trình nghiên cứu luận văn tác giả đã khảo sát được các yếu tố tác động
đến việc sử dụng thanh toán điện tử, yếu tố nào là quan trọng, yếu tố nào ít quan
trọng hơn.
Ngoài ra tác giả cũng đã khảo sát được sự đánh giá của khách hàng về sự hiệu
quả của thanh toán điện tử.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ
thông tin đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội,
làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành kinh tế khác nhau. Có rất nhiều công ty đã cung cấp các dịch vụ thanh
toán điện tử để đón đầu xu thế này.
Nắm bắt xu thế phát triển của thị trường Viễn thông – CNTT, Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel xây dựng chiến lược kinh doanh đa dạng hoá các sản phẩm

dịch vụ của mình trên cơ sở cá biệt hoá từng nhóm khách hàng, phát hiện những
nhu cầu đặc thù để đưa ra những gói sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Viettel đã nghiên
cứu và cho ra đời hệ sinh thái thanh toán điện tử ViettelPay.
Trong khi thị trường viễn thông đang dần đi đến bão hòa, việc phát triển thuê
bao mới ngày càng trở nên khó khăn hơn thì việc tích hợp các dịch vụ và phát triển
các dịch vụ trên hướng tới các tiện ích mới cho những khách hàng hiện có là một
trong những ưu tiên hàng đầu để giữ chân khách hàng đối với các Doanh nghiệp
viễn thông.
Hiện nay, thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam đang phát triển mạnh, có
rất nhiều các công ty cho ra đời các thương hiệu thanh toán điện tử như ZaloPay,
Momo, TrueMoney …. Và Viettel đã cho ra đời hệ sinh thái thanh toán điện tử
ViettelPay của riêng mình. ViettelPay có thể thực hiện mọi loại giao dịch thông qua
chiếc điện thoại di động mà có thể không cần dùng đến tài khoản ngân hàng. Điều
này thực sự hữu ích khi hiện nay mọi người đều xem điện thoại là vật bất ly thân và
không phải ai cũng có cho mình tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, Viettel cũng
hướng đến mục tiêu xã hội hóa hình thức thanh toán điện tử bằng ViettelPay. Đây
cũng là nỗ lực của Viettel nhằm hiện thực hóa đề án “Đẩy mạnh thanh toán không
dùng tiền mặt ở Việt Nam” .
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn
thiện một số vấn đề lý luận về dịch vụ và phát triển dịch vụ ViettelPay của Tập đoàn
Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel.


2

- Về mặt thực tiễn: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ và phát
triển kinh doanh hệ sinh thái ViettelPay. Phân tích thực trạng phát triển ViettelPay
của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ ViettelPay trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh doanh hệ sinh thái thanh toán điện tử.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh hệ sinh thái
thanh toán điện tử ViettelPay( Trong phạm vi dịch vụ )
Giới hạn : Trong phạm vi dịch vụ
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê: thu thập và xử lý thông tin qua tài
liệu nội bộ từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Dùng dữ liệu ngoại vi thu thập
từ các nguồn sách báo, ấn phẩm khoa học.
- Phương pháp thăm dò: Khảo sát, điều tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp khách
hàng giao dịch qua bảng hỏi, phỏng vấn các chuyên gia và một số ngân hàng đang cung
ứng dịch vụ có tính năng tương tự cũng như các ngân hàng đang liên kết với Viettel.

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ bản chất và các
nhân tố tác động đến dịch vụ và sự phát triển của dịch vụ ViettelPay.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để tiến hành đánh giá thực trạng
phát triển dịch vụ ViettelPay trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục, sơ đồ bảng biểu, phụ lục,
phần mở đầu, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1. TỔNG QUAN HỆ SINH THÁI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ.
Chương 2. THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM.
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH HỆ SINH
THÁI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL


3


Chương 1: TỔNG QUAN HỆ SINH THÁI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.1 Những nội dung cơ bản về thanh toán điện tử
1.1.1 Khái niệm về thanh toán điện tử
1.1.1.1 Khái niệm về thanh toán
Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ
chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong
một giao dịch có ràng buộc pháp lý.
1.1.1.2 Khái niệm về thanh toán điện tử
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet đã tạo tiền đề cho thương mại
điện tử phát triển. Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm qua, Internet
đã trở thành phương tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ và thương mại (Narges
Delafrooz và cộng sự, 2010). Internet và thương mại điện tử đã làm thay đổi
phương thức mua hàng truyền thống của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ không
còn bị giới hạn về thời gian và địa điểm mà họ có thể mua các sản phẩm và dịch vụ
ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào (Hasslinger và cộng sự, 2007). Cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin và kỹ thuật số đã làm thay đổi môi trường kinh doanh trên
thế giới, do đó các giao dịch kinh doanh cũng thay đổi từ các giao dịch tiền mặt
chuyển sang giao dịch tiền điện tử (Mohamad, Haroon và Najiran, 2009). Các giao
dịch giữa các đối tác kinh doanh tiếp tục phát triển trên nền tảng thương mại điện
tử, giải pháp thanh toán điện tử xuất hiện để thay thế các hệ thống thanh toán bằng
tiền mặt (Dennis, 2004). Trong môi trường thương mại điện tử, thanh toán trao đổi
tiền ở dạng điện tử gọi là thanh toán điện tử, thanh toán điện tử là một phần không
thể tách rời và là một phần quan trọng nhất của thương mại điện tử, nói chung thanh
toán điện tử được sử dụng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua trực tuyến thông
qua việc sử dụng Internet (Roy và Sinha, 2014).
Tại Việt Nam, thanh toán điện tử ra đời năm 2008 với mô hình đầu tiên là ví
điện tử. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp khai thác mô hình ví điện tử nhưng theo
thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện chỉ có 9 doanh nghiệp như: Payoo, MoMo,
Mobivi, Ngân Lượng… được cấp phép thử nghiệm loại hình dịch vụ này.



4

Trong hai thập kỷ qua, hệ thống thanh toán điện tử đã thu hút nhiều sự chú ý từ
các nhà nghiên cứu và thiết kế hệ thống thông tin do vai trò quan trọng của nó trong
thương mại điện tử hiện đại. Điều này dẫn đến các nghiên cứu và có những quan
điểm khác nhau về định nghĩa thanh toán điện tử của một số các nhà nghiên cứu.
Các khái niệm này chủ yếu là nhìn từ những góc độ khác nhau, từ các học giả trong
lĩnh vực kế toán và tài chính, công nghệ kinh doanh và hệ thống thông tin. Ví dụ,
Dennis (2004) định nghĩa hệ thống thanh toán điện tử như một hình thức cam kết tài
chính có liên quan đến người mua và người bán thông qua việc sử dụng các thông
tin liên lạc điện tử. Briggs và Brooks (2011) cho rằng, thanh toán điện tử là một
hình thức liên kết giữa các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ bởi các ngân hàng cho phép
trao đổi tiền điện tử. Ở góc độ khác, Peter và Babatunde (2012) xem hệ thống thanh
toán điện tử là một phương thức chuyển khoản qua Internet. Theo Adeoti và
Osotimehin (2012), hệ thống thanh toán điện tử dùng để chỉ một phương tiện điện
tử thực hiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ mua sắm trực tuyến tại các siêu thị
và trung tâm mua sắm. Một định nghĩa khác cho thấy rằng, thanh toán điện tử là các
khoản thanh toán trong môi trường thương mại điện tử với hình thức trao đổi tiền
thông qua các phương tiện điện tử (Kaur và Pathak, 2015). Thanh toán điện tử là
một cách trả tiền điện tử cho hàng hóa hoặc dịch vụ khi mua sắm, thay vì sử dụng
tiền mặt hoặc séc, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hệ thống thanh toán điện tử
thường được phân loại thành bốn loại: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tiền điện tử, hệ
thống micropayment (Maiyo, 2013).
Ngoài ra, Teoh, Chong, Lin, và Chua (2013) xem thanh toán điện tử như bất kỳ
chuyển giao của một giá trị thanh toán điện tử của người nộp để thụ hưởng thông
qua một kênh thanh toán điện tử cho phép người tiêu dùng truy cập từ xa và quản lý
tài khoản ngân hàng và giao dịch qua mạng điện tử.
Tóm lại, theo các định nghĩa trên, hệ thống thanh toán điện tử có thể chỉ đơn
giản là một tập hợp các thành phần và quy trình cho phép hai hoặc nhiều bên tham

gia giao dịch và giá trị tiền trao đổi thông qua phương tiện điện tử.


5

1.1.1.3 Sự khác biệt giữa thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử
Toàn bộ hệ thống thanh toán điện tử đều được thực hiện trên cơ sở kỹ thuật số,
chúng được xây dựng và phát triển để thực hiện các thanh toán trên IE. Về bản chất,
nhiều hệ thống thanh toán điện tử là phiên bản điện tử của các hệ thống thanh toán
truyền thống đang được sử dụng hàng ngày như tiền mặt, thẻ tín dụng, séc.
Thêm vào đó, điểm khác biệt lớn nhất giữa thanh toán điện tử và thanh toán
truyền thống là thông qua các phương tiện điện tử, loại bỏ hầu hết việc giao nhận
giấy tờ và việc ký truyền thống thay vào đó là các phương pháp xác thực mới. Tất
cả mọi thứ đều được số hóa, ảo hóa bằng những phương thức điện tử.
Thứ hai, trong thanh toán truyền thống, chỉ ngân hàng mới có quyền phát hành
tiền và các giấy tờ có giá trị. Đối với thanh toán điện tử, tiền và giá trị của nó được
tổ chức phát hành và đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang
tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.
Sau đó là phương thức giao dịch. Trước đây hình thức mua bán chủ yếu của
con người là gặp nhau trực tiếp sau đó thỏa thuận để đi tới thống nhất đảm bảo lợi
ích cho tất cả các bên. Cho nên với hình thức mua bán này thì chúng ta phải mất
thời gian đi tới nơi có hàng để mua. Chưa kể trong quá trình đi lại có thể xảy ra
những bất trắc khó lường trước được. Sau khi đến nơi họ bắt đầu tiến hành giao dịch
và người mua sẽ trả tiền cho người bán. Người bán có thể gặp rủi ro khi người mua
vô tình hay cố ý sử dụng tiền giả. Còn các hệ thống thanh toán trong thương mại
điện tử thì thực hiện chủ yếu qua máy tính cá nhân và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật.
1.1.2 Đặc điểm, phân loại thanh toán điện tử
1.1.2.1 Đặc điểm thanh toán điện tử
- Tiến hành trên môi trường Internet
- Thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng Internet có thể tiến

hành các hoạt động thanh toán, chuyển- nạp- rút tiền
- Khách hàng không cần sử dụng tiền mặt
- Giao dịch được thực hiện online


6

1.1.2.2 Phân loại thanh toán điện tử
Thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử là một khái niệm không còn xa
lạ với người dùng Internet. Thanh toán là một trong những vấn đề cần quan tâm
nhất của kinh doanh thương mại điện tử. Các loại hình thanh toán được các công ty
kinh doanh thương mại điện tử áp dụng là:
- Thanh toán bằng thẻ
Là hình thức thanh toán đặc trưng nhất của giao dịch thương mại trực tuyến
trên Internet. Thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm tới 90% trong tổng số các giao
dịch thương mại điện tử. Với cách thanh toán này giúp cho người mua hàng trực
tuyến có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch với nhà cung cấp ở mọi nơi mọi lúc
một cách nhanh chóng nhất.
Thanh toán trực tuyến bằng thẻ có hai loại sau:
* Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Với hình thức thanh toán
này, người tiêu dùng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American
Express, JCB có thể thanh toán hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán
OnePay.
* Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Đây là hình thức chưa thực sự phổ biến
tại Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở nước ngoài, là thẻ được giới hạn trong phạm
vi một quốc gia, do các ngân hàng, tổ chức trong nước phát hành, đồng tiền giao
dịch phải là bản tệ của nước đó. Với cách thanh toán này, các chủ thẻ đa năng tại
Đông Á và chủ thẻ tại Connect 24 của Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán
trực tuyến tại các website đã kết nối với Ngân hàng Đông Á và cổng thanh toán
OnePay.

- Thanh toán trực tuyến
Đây là một dịch vụ trung gian, giúp chuyển tiền thật từ tài khoản ngân hàng
thành một loại tiền ảo trên mạng nhưng vẫn có khả năng sử dụng như tiền thật để
mua sắm và sử dụng thanh toán trực tuyến. Hình thức thanh toán này bảo mật hơn
so với hình thức thanh toán truyền thống. Để sử dụng thanh toán trực tuyến, người


7

tiêu dùng cần có một tài khoản trên một dịch vụ trung gian nào đó và liên kết tài
khoản đó với ngân hàng, hiện nay có một số cổng thanh toán tốt như: OnePay,
VTC…
- Thanh toán bằng Ví điện tử
Với hình thức thanh toán này, người tiêu dùng phải sở hữu ví điện tử của
Mobivi, Payoo, VnMart, NetCash, từ đó có thể thanh toán trực tuyến trên một số
website đã chấp nhận ví điện tử này. Ví điện tử có thể được gắn kết với tài khoản
ngân hàng để chuyển tiền giữa ví điện tử và tài khoản. Ngoài ra, người tiêu dùng có
thể nạp tiền vào ví bằng cách nộp tiền mặt, chuyển khoản. Chi phí phải trả cho hình
thức này tương đối thấp, chi phí đăng ký dịch vụ thường được miễn phí.
- Thanh toán bằng thiết bị di động thông minh
Đây là một hình thức thanh toán ra đời trong nền kinh tế số hóa, khá phổ biến
và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai với đại đa số người tiêu dùng bây
giờ ai cũng đã quá quen thuộc và sử dụng thành thạo Smartphone. Với dịch vụ này
khi đi mua sắm, người tiêu dùng không cần phải mang theo tiền mặt mà thay vào đó
là thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại di động thông minh với dịch vụ
Mobile Banking.
Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hình liên kết giữa
các nhà cung cấp dịch vụ: Ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu
dùng, người tiêu dùng.
Hiện nay trên thị trường hình thức thanh toán này có một số nhà cung cấp như:

Samsung, Apple, Android, tuy nhiên có một hạn chế hình thức thanh toán này chỉ
thực hiện trên các thiết bị di động đời mới Smartphone.
- Trả tiền mặt khi giao hàng
Đây là hình thức được người mua hàng tin dùng hơn cả vì đảm bảo hàng tận
tay tới người tiêu dùng sau đó mới thanh toán. Hầu hết các website thương mại điện
tử đều áp dụng phương thức COD (Cash On Delivery) cho phép người mua hàng
đặt hàng trước mà không phải đặt cọc tiền và sau khi nhận được hàng thì người mua


8

có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa, nếu hài lòng thì tiến hành thanh toán trực tiếp
cho người giao hàng.
- Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng
Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, người mua hàng
chuyển tiền của mình sang tài khoản của người bán một số tiền nhất định hoặc có
giá trị bằng hàng hóa đặt mua trước khi nhận được hàng. Hình thức thanh toán này
chỉ nên thực hiện khi mua hàng tại các website lớn và có uy tín hoặc hai bên là
khách quen của nhau. Bên cạnh lợi ích nó mang lại là người mua và người bán có
thể thanh toán tiền cho nhau khi ở xa nhau thì cũng có những rủi ro cho người mua,
khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém chất lượng, không như cam kết
khi rao bán, quảng cáo và khó có thể đổi lại được hàng hóa nếu không ưng ý.
1.1.3

Hạ tầng thanh toán điện tử tại Việt Nam

Đến nay đã có 53 tổ chức phát hành và thanh toán thẻ, số lượng thẻ cũng được
các ngân hàng quan tâm phát triển và vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Số lượng
các máy chấp nhận thẻ (POS) có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo số liệu từ Vụ
Thanh toán, đến cuối tháng 12/2016, trên toàn quốc có 17.472 ATM và hơn 263.427

POS được lắp đặt, chưa kể một số lượng lớn các website thương mại điện tử chấp
nhận giao dịch thẻ trực tuyến.
Việc sáp nhập thành công Smartlink vào Banknetvn và đổi tên thành Công ty
Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tạo thuận lợi và hiệu quả hơn trong
việc kết nối, chuyển mạch thẻ tại Việt Nam. Đây là bước đi quan trọng nhằm tạo
nền tảng kỹ thuật cho việc phát triển thanh toán thẻ.
Ngân hàng Nhà nước cũng quan tâm chỉ đạo phát triển thanh toán POS trên thiết
bị di động (mPOS), ứng dụng công nghệ hiện đại với chi phí thấp, dễ sử dụng và đảm
bảo an toàn bảo mật, mở ra khả năng mới để phát triển nhanh các điểm chấp nhận thẻ
quy mô nhỏ, tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ cho khu vực nông thôn.

1.2 Lợi ích và hạn chế của thanh toán điện tử
1.2.1

Lợi ích của thanh toán điện tử


9

Theo Garadahew Warku (2010), tất cả các phương thức thanh toán điện tử có
một số đặc điểm như: Tính độc lập, di động, ẩn danh, bảo mật, dễ sử dụng, chi phí
giao dịch, thuận tiện, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc. Hệ thống thanh toán điện tử
có lợi cho người bán hàng trực tuyến, bởi vì thanh toán điện tử cho phép họ để giao
dịch bán hàng trực tuyến mọi lúc mọi nơi thay vì bị giới hạn trong một cửa hàng;
Giảm chi phí xử lý hoạt động và đồng thời tiết kiệm giấy in ấn cho biên lai, hoá
đơn; Cho phép khách hàng, người tiêu dùng tiếp cận với thị trường toàn cầu.
Theo Hord (2005), thanh toán điện tử là rất thuận tiện cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng chỉ cần nhập thông tin tài khoản của mình như số lượng, địa chỉ
thanh toán và thẻ tín dụng. Thông tin sau đó được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trên
máy chủ web của nhà bán lẻ. Khi người tiêu dùng quay trở lại trang web, chỉ cần

đăng nhập với tên truy cập và mật khẩu. "Hoàn thành một giao dịch đơn giản như
cách nhấn chuột. Tất cả người tiêu dùng phải làm là xác nhận đang thực hiện mua
hàng" (Hord, 2005).
Thanh toán điện tử làm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Các khoản thanh toán
hơn đó được xử lý bằng điện tử, chi phí ít hơn là sử dụng giấy và bưu chính. Cung
cấp thanh toán điện tử cũng có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện duy trì người
tiêu dùng. Người tiêu dùng có nhiều khả năng trở lại với trang web thương mại điện
tử nơi mà thông tin của họ đã được nhập và lưu trữ (Hord, 2005).
Theo Cobb (2005), "Thanh toán điện tử chi phí giao dịch thấp hơn có thể kích
thích GDP và tiêu dùng cao hơn, tăng hiệu quả của chính phủ, tăng cường vai trò
trung gian tài chính và cải thiện tính minh bạch tài chính". Cobb nói thêm rằng:
"Chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một môi trường mà
trong đó những lợi ích có thể đạt được một cách phù hợp với kế hoạch phát triển
kinh tế".
Sử dụng các công cụ thanh toán điện tử sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả doanh
nghiệp và người tiêu dùng dưới hình thức chi phí giảm, thuận tiện hơn, phương tiện
đáng tin cậy an toàn hơn trong thanh toán và nhiều tiềm năng lớn cho hàng hóa và
dịch vụ được cung cấp trên toàn thế giới qua Internet hoặc mạng điện tử khác


10

(Humphrey và cộng sự, 2001). Thanh toán điện tử cho phép người tiêu dùng xử lý
các giao dịch tài chính hàng ngày mà không cần phải truy cập vào chi nhánh ngân
hàng địa phương của họ. Thanh toán điện tử tiết kiệm thời gian và chi phí (Appiah
và Agyemang, 2006).
1.2.1.1 Lợi ích với tổ chức
- Tăng doanh thu.
- Mở rộng hệ thống khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế
giới.

+ Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại
+ Tăng doanh số bán hàng từ các dịch vụ tạo ra giá trị khác
- Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh:
+ Tiết kiệm chi phí kinh doanh.
+ Tiết kiệm được chi phí bán hang
+ Tiết kiệm chi phí giao dịch
- Giảm chi phí văn phòng: giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác
nghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý
chứng từ.
- Giảm chi phí nhân viên
- Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng: thông qua Internet/Web, ngân
hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới(Internet banking) và thu hút thêm nhiều
khách hàng giao dịch thừơng xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
- Mở rộng thị trường thông qua Internet, ngân hàng thay vì mở nhiều chi
nhánh ở các nước khác nhau có thể cung cấp dịch vụ Internet banking để mở rộng
phạm vi cung cấp dịch vụ.
- Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm:Các ngân hàng có thể cung cấp thêm các
dịch vụ mới cho khách hàng như: mobile banking, home banking, internet banking,
chuyển rút tiền, thanh toán tự động… khi các hình thức thanh toán trực tuyến phát
triển thông qua Internet.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh:“Ngân hàng
điện tử” giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và bền


11

vững. Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng địên tử cũng là một đặc điểm để các ngân
hàng tạo dựng nét riêng của mình.
- Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa: Một lợi ích quan trọng khác mà thưong
mại điện tử đem lại cho ngân hàng và các doanh nghiệp đó là họ có thể thực hiên

chiến lược toàn cầu hóa mà không cần phải mở thêm chi nhánh, có thể vừa tiết kiệm
chi phí đồng thời lại có thể vừa phục vụ được một lượng khách hàng lớn hơn nhiều.
- Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu:Thông qua
Internet,ngân hàng và các doanh nghiệp có thể đăng tải tất cả thông tin tài chính,
tăng giá trị tài sản, các dịch vụ của mình để phục vụ cho các mục đích xúc tiến
quảng cáo.
- Có được thông tin phong phú:
- Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc thiết lập và
củng cố các mối quan hệ kinh doanh
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể truyền bá, phổ biến hình ảnh, nhãn
hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các bạn hàng quốc tế
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
1.2.1.2 Lợi ích với cá nhân
Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí: Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện
được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác.
Khách hàng tiết kiệm được thời gian: Không cần phải trực tiếp đến cửa
hàng,chỉ với một thiết bị kết nối mạng và một tài khoản thanh toán trực tuyến khách
hàng có thể thực hiện một giao dịch mua bán hàng hóa và thanh toán tiền hàng ở bất
kỳ thời điểm nào, tại bất cứ nơi nào, và có nhiều sự chọn lựa hơn với các dòng sản
phẩm đựơc các doanh nghiệp đăng tải lên
Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất, bỏ qua khâu trung gian
nên có thể mua hàng với giá rẻ hơn và nhanh hơn, đạt được hiệu quả cao hơn.
1.2.1.3 Lợi ích với xã hội
- Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử:
+ Xét trên nhiều phương diện, thanh tóan trực tuyến là nền tảng của các hệ
thống thương mại điện tử, khả năng thanh toán trực tuyến đã tạo nên sự khác biệt cơ


12


bản giữa thương mại điện tử với các ứng dung khác cung cấp trên Internet. Do vậy,
việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử theo đúng
nghĩa của nó: giao dịch hoàn toàn qua mạng. Một khi thanh toán trong thương mại
điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triển thương mại trên toàn cầu là một điều tất yếu
với dân số đông đảo và không ngừng tăng của mạng Internet.
-

Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa:

+ Thanh toán địên tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo
quyền lợi cho các bên tham gia thanh tóan, hạn chế rủi ro so với
+ Thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập
thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
- Hiện đại hóa hệ thống thanh toán:
+ Thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới - tiền số hóa - không chỉ thỏa
mãn các tài khoản ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông
thường. Quá trình giao dịch đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt
đáng kể, và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn.
1.2.2 Hạn chế của thanh toán điện tử
- Tập quán tiêu dùng, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của người dân. Hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn mông lung, chưa cụ thể
- Doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để phát triển thương mại
điện tử
1.2.2.1 Hạn chế về mặt kỹ thuật
- Hạ tầng cơ sở công nghệ, nhân lực.
- Đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn.
- Hệ thống thanh toán tự động ở mức độ phát triển đủ cao.
1.2.2.2 Hạn chế khác
- Phải vượt qua được rào cản về tập quán tiêu dùng và thói quen tiêu dung Hành lang pháp lý chưa được rõ rang, cụ thể
1.3 Những yêu cầu chủ yếu của thanh toán điện tử
1.3.1 Hạ tầng cơ sở về công nghệ thông tin và truyền thông

Internet và thiết bị điện tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình mua hàng
của người tiêu dùng, đặc biệt đối với người tiêu dùng trong độ tuổi 25-34 tuổi.


13

Trong khoảng 92 triệu dân, có hơn 40% sử dụng Internet, trong đó, 58% sử dụng
Internet đã từng tham gia mua hàng trực tuyến và 65% sử dụng smartphone để truy
cập Internet. Tính đến nay, Việt Nam có hơn 120 triệu thuê bao di động, 95% sử
dụng smartphone cho việc nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa ra quyết
định mua hàng và 60% đã từng mua hàng trực tuyến thông qua smartphone. Điều
này cho thấy, phương thức thương mại truyền thống cần có sự chuyển dịch, thích
ứng với quá trình mua hàng mới hiện nay của người tiêu dùng.
1.3.2 Hạ tầng cơ sở về kinh tế và pháp lý
Cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý riêng quy định đầy đủ về quy trình
cung ứng các dịch vụ ngân hàng điện tử, tiền điện tử để tạo dựng khuôn khổ pháp lý
chặt chẽ, thống nhất cho việc ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử trong lĩnh vực
ngân hàng tại Việt Nam. Căn cứ vào Luật các Tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng
Nhà nước, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về
Thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định 101) đã đưa ra các quy định mang tính
khuôn khổ về các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ cũng
như quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán tại Điều 5.3; Điều 15 và Điều 16. Để hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 101, các Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như
Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 về Hướng dẫn việc mở và sử dụng
tài khoản thanh toán tại Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (TCCUDVTT)
(Thông tư 23), Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch
vụ trung gian thanh toán (Thông tư 39) và Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày
31/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (Thông tư
46) đưa ra quy định về điều kiện khuôn khổ mang tính nguyên tắc chung, đã tạo ra

hành lang pháp lý cơ bản, quan trọng cho các TCCUDVTT khi cung ứng dịch vụ
thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử ở Việt Nam.
Thông tư 39 hướng dẫn chung về dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm dịch
vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử (chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử, cổng
thanh toán điện tử) và dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán (hỗ trợ thu hộ, chi hộ; hỗ


14

trợ chuyển tiền điện tử và ví điện tử); đồng thời, cũng đưa ra các quy định về quyền
và trách nhiệm của các bên liên quan.
Thanh toán điện tử ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức,
rào cản lớn, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, đầy đủ và đồng bộ, các chính sách
và điều kiện hỗ trợ phát triển dịch vụ thanh toán điện tử còn yếu và thiếu, trình độ
phát triển kinh tế, xã hội còn thấp, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế, thói quen
thanh toán tiền mặt và sự thiếu tin tưởng của xã hội đối với thanh toán điện tử...
1.3.3 An toàn thông tin và bảo mật
Trong thời đại công nghệ 4.0 thì vấn đề An toàn thông tin và bảo mật càng
được đặt ở vị trí cực kỳ quan trọng, không thể thiếu.
Đặc biệt là với vấn đề thanh toán điện tử, thì đây là điều tất yếu. Đã có hàng
loạt các vụ lừa đảo, lợi dụng các lỗ hổng An toàn thông tin và bảo mật để trục lợi,
đánh cắp tiền của người khác …
1.4 Tình hình thanh toán điện tử trên Thế giới
1.4.1 Xu hướng thanh toán điện tử ngày càng phổ biến tại các nước
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), thanh toán không dùng tiền mặt đã
trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới
với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày.

Tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7% ở
Mỹ và 10% ở khu vực đồng Euro vào năm 2016. Hầu hết các nước đã và đang triển

khai công cuộc cải cách hệ thống thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán
ngày càng cao của người dân.
Điển hình tại Thụy Điển cho thấy, tiền mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng
tiền trong nền kinh tế. Con số này cho thấy Thụy Điển là quốc gia người dân rất ít
giao dịch bằng tiền mặt trong khi con số tương tự của toàn thế giới là 75%.
Trả tiền bằng thẻ tín dụng là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Thụy Điển,
với gần 2,4 tỷ giao dịch qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong năm 2013, so với 213


15

triệu giao dịch trước đó 15 năm. Tuy nhiên, ngay cả thẻ nhựa (bao gồm thẻ tín dụng
và thẻ ghi nợ) cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, do số lượng người
Thụy Điển dùng ứng dụng để giao dịch tài chính tăng mạnh
Hiện nay, ngày càng nhiều chính phủ kêu gọi tiến tới chuyển đổi các giao dịch
từ tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán điện tử được khuyến
khích bởi những hoạt động thanh toán này sẽ để lại dấu vết điện tử mà nhà chức
trách có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát.
Người dân sẽ không phải đến ngân hàng để rút tiền, giữ tiền và có thể thanh
toán ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại. Giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh
chóng hơn, góp phần kích thích hoạt động thương mại.
1.4.2

Hình thức thanh toán điện tử ngày càng đa dạng

Ngày càng có nhiều quốc gia sử dụng thẻ thông minh trong các ngành dịch vụ
khác nhau. Có thể kể đến như thẻ sim tích hợp thanh toán trong viễn thông, các ứng
dụng trong việc tự động hóa thanh toán vé xe bus, tàu điện trong giao thông, chứng
minh thư điện tử trong lĩnh vực quản lý nhà nước, hay các loại thẻ thanh toán của
ngành ngân hàng… Trong đó, ngành Viễn thông được đánh giá là Ngành sử dụng

thẻ thông minh nhiều nhất (dưới dạng thẻ sim).
Trong lĩnh vực ngân hàng, liên minh thẻ EMV (Euro Pay, MasterCard và Visa)
được xem là nền tảng để nhiều ngân hàng đầu tư và triển khai giải pháp phát hành
thẻ thông minh. Hầu hết các nước trên thế giới đã chuyển đổi sang sử dụng hệ thống
EMV. Tiên phong chuyển đổi sử dụng hệ thống thẻ EMV là châu Âu (chuyển đổi từ
năm 1996), mà điển hình là Pháp và Anh.
Ở khu vực châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tiến hành từ những năm 20032004. Ở Đông Nam Á, Malaysia và Singapore là những quốc gia đầu tiên chuyển
đổi hệ thống thanh toán thẻ sang chuẩn EMV từ năm 2005, tiếp sau đó là Thái Lan,
Indonesia, Philipines và Việt Nam.
Ban đầu, thanh toán thẻ xuất hiện dưới hình thức là quẹt thẻ thanh toán, sau đó
các hình thức thanh toán online, bao gồm cổng thanh toán và ví điện tử. Tiếp đó,


16

các hình thức thanh toán trên nền tảng website được phát triển thêm như Alipay,
Braintree, Paymentwall… Về thanh toán thông thường thì có các thiết bị chấp nhận
thẻ (POS).
Từ năm 2010 trở lại đây, khách hàng có thể sử dụng các phương thức thanh
toán hiện đại để chi trả cho những giao dịch trực tuyến cũng như tại các cửa hàng,
trung tâm mua sắm… Các hình thức thanh toán tăng lên với tốc độ chóng mặt,
ngoài Visa, Master Card, Paypal còn có các hình thức mới áp dụng công nghệ như
QR Code, NFC và mPOS; Internet Banking và Mobile Web Payment.
Như vậy, dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang ngày càng thu hút nhiều khách
hàng, doanh nghiệp sử dụng do tính tiện dụng, nhanh chóng, khả năng phục vụ mọi
lúc, mọi nơi và ngày càng đa dạng.
1.4.3 Các thương hiệu về thanh toán điện tử hàng đầu trên Thế giới
1.4.3.1 PayPal
Paypal là một cổng thanh toán online lớn nhất thế giới. Bạn có thể dùng Paypal
để mua hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền cho bạn bè.

Đơn vị tiền tệ phổ biến nhất trong Paypal là USD.
Paypal giúp việc mua hàng, thanh toán và nhận tiền giữa các quốc gia trở nên
thuận tiện và ngày càng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Paypal ra đời từ 1998, hiện được quản lý dưới quyền điều hành của công ty
Ebay có trụ sở chính tại bang California của Mỹ.
Paypal luôn hướng tới mục tiêu: An toàn & tiện lợi. Hiện sau hơn 20 năm hoạt
động, nền tảng thanh toán này được sử dụng và tín nhiệm hàng trăm triệu cá nhân &
doanh nghiệp.
Paypal hiện tại đã đạt 250 triệu active users vào 2018 & lưu lượng giao dịch
gần 150 tỉ USD


×