Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Skkn đề xuất hướng đọc hiểu tác phẩm “người trong bao” của sê khốp theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 51 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NINH BÌNH – BẠC LIÊU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN
NGƯỜI TRONG BAO CỦA A.P.SÊ - KHỐP THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
MÔN: NGỮ VĂN

Nhóm tác giả:
1. Nguyễn Thị Minh Hoa
2. Nguyễn Công Minh
3. Đỗ Thị Ngọc Điệp
4. Mai Thị Yến
5. Vũ Thị Thanh Tâm

Tổ chuyên môn:

Ngữ văn - Lịch sử - Công dân

Ninh Bình, tháng 5 năm 2019
1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo viên
Học sinh
Trung học phổ thông
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Phương pháp dạy học


Giáo dục và Đào tạo
Sông Hương
Phương pháp dạy học tích cực
Đổi mới phương pháp dạy học
Xã hội chủ nghĩa

GV
HS
THPT
SGK
SGV
PPDH
GD & ĐT
SH
PPDHTC
ĐMPPDH
XHCN

PHẦN MỤC LỤC

1.
2.

a.
3.
4.

NỘI DUNG
TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
NỘI DUNG SÁNG KIẾN

a. giải pháp cũ thường làm
b. giải pháp mới cải tiến
3. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ĐẠT ĐƯỢC
4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
PHỤ LỤC

2

TRANG
1
2
2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở GDĐT Ninh Bình
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
STT
Họ và tên
Ngày
Nơi công
Chức vụ
tháng năm
tác
sinh

1


2

3

4

5

Nguyễn
Thị 15/9/1977
Minh Hoa

THPT
Ninh Bình
- Bạc Liêu
Nguyễn Công 10/02/1980 THPT
Minh
Ninh Bình
- Bạc Liêu
Đỗ Thị Ngọc 18/12/1977 THPT
Điệp
Ninh Bình
- Bạc Liêu
Mai Thị Yến
10/05/1981 THPT
Ninh Bình
- Bạc Liêu
Vũ Thị Thanh 24/02/979 THPT
Tâm
Ninh Bình

- Bạc Liêu
3

Trình độ Tỷ lệ (%)
chuyên đóng góp
môn
vào việc
tạo ra
sáng kiến

PHT

Thạc sỹ

20%

PHT

Cử nhân

20%

CTCĐ,
Cử nhân
GV Ngữ
văn
TPCM,
Cử nhân
GV Ngữ
văn

GV Ngữ Thạc sỹ
văn

20%

20%

20%


- Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
- Tên sáng kiến: Đề xuất hướng đọc - hiểu tác phẩm “Người trong bao” của
Sê-khốp theo định hướng phát triển năng lực.
- Lĩnh vực áp dụng: Phân môn Ngữ Văn 11 tập 2.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 11.
II. NỘI DUNG
1. Giải pháp cũ thường làm:
Trước đây dạy học một tác phẩm văn học, giáo viên chỉ chú trọng đến việc
truyền thụ kiến thức mà chưa thật quan tâm đến việc phát triển các năng lực cho học
sinh thông qua bài học. Chính vì vậy mà phương pháp đó dẫn đến chỗ học sinh thụ
động tiếp thu kiến thức, giờ dạy kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến các kĩ năng
đọc, nghe, phản biện… của học sinh và qúa trình nhận thức mang tính chất áp đặt,
một chiều. Học sinh học để đối phó với thi cử và sau khi thi xong những điều đã học
thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
* Ưu điểm của cách dạy truyền thống:
Giáo viên truyền đạt được đầy đủ, trọng tâm nội dung kiến thức bài học.
* Hạn chế của phương pháp dạy truyền thống:
Do chỉ chú trọng đến việc truyền thụ tri thức nên nhược điểm của cách dạy học
truyền thống là học sinh chỉ lĩnh hội được nội dung kiến thức của bài học, hạn chế

trong việc hình thành các kĩ năng để phát triển năng lực nhận biết, phản biện, vận
dụng ... để vận dụng vào cuộc sống.
* Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học cũ khi áp dụng vào tiết
dạy truyện ngắn “Người trong bao” của Sê – khôp.
- Đối với giáo viên:
+ Ưu điểm: Tìm hiểu sâu kiến thức về truyện ngắn “Người trong bao”, chọn
ra những chi tiết hay để cắt nghĩa, bình giá, chủ động cung cấp cho HS những dẫn
chứng hay có liên quan.
+ Hạn chế:
Trong những năm gần đây do xu hướng chọn nghề, chọn ngành, cách giảng dạy áp
đặt, thiếu tinh thần sáng tạo của giáo viên. Mặt khác do thời lượng cho tác phẩm hạn
hẹp nên khó phân tích tác phẩm một cách thấu đáo, cụ thể ...
Nhất là để nghiên cứu kĩ tác phẩm văn học nước ngoài có không gian văn hoá
khác nhau, ... được dạy trong thời lượng 2 tiết như tác phẩm “Người trong bao” của
Sê khốp nhằm truyền đạt cho học sinh là điều không dễ thực hiện.
- Đối với học sinh
+ Ưu điểm: Học sinh có thể tiếp cận kiến thức truyện ngắn “Người trong bao”
có định hướng và khoa học.
+ Nhược điểm:
4


Đa số học sinh tiếp thu kiến thức bài giảng một cách thụ động, không có nhu cầu
tìm tòi tự học, thêm nữa đây lại là tác phẩm văn học nước ngoài không có trong
chương trình thi định kì hay tốt nghiệp.
Phân môn Ngữ văn đối với nhiều học sinh chỉ là môn học xét tốt nghiệp chính vì
vậy nhiều học sinh không đầu tư thời gian, nếu có chỉ chiếu lệ. Đối với tác phẩm
truyện nước ngoài học sinh lại càng lười đọc...
Chính vì vậy khi thiết kế tiết dạy truyện ngắn “Người trong bao” GV thường chỉ
chú trọng:

+ GV yêu cầu học sinh soạn bài ở nhà (theo câu hỏi SGK).
+ Lên lớp GV kiểm tra bài cũ, dẫn vào tác phẩm Người trong bao.
+ Đặt câu hỏi cho các phần có liên quan, gọi học sinh trả lời, định hướng câu trả
lời và chốt kiến thức.
+ Học sinh trả lời theo câu hỏi, lắng nghe GV giảng và ghi lại kiến thức vào trong
vở.
- Minh chứng: Giáo án Người trong bao thiết kế theo phương pháp dạy học cũ
(phần phụ lục 1)
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Giải pháp mới
* Giải pháp:
Điều 2, Luật giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề
nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến
thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng
lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi
mới theo hướng "phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên" (Điều 5, Luật giáo dục).
Các nhà trường là nơi hiện thực hóa mục tiêu giáo dục. Do đó, phát triển năng
lực cho học sinh trong nhà trường thông qua dạy học các môn học là rất cần thiết, nhất
là môn Ngữ văn. Đó là việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực,
tăng cường liên hệ với thực tiễn đời sống để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được
trải nghiệm trong quá trình học tập. Với các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn
THPT nói chung và tác phẩm “Người trong bao” của Sê – khôp nói riêng, chúng tôi
mong muốn thông qua tiết dạy, giáo viên sẽ tổ chức hoạt động học để qua đó học sinh
phát triển các năng lực thiết yếu, tự rút ra bài học, nâng cao nhận thức và có kỹ năng

5


giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống. Cách tiếp cận này làm cho giờ học và
hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích hơn đối với học sinh.
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
Phát triển năng lực cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế
chung của nhiều nước trên thế giới. Bởi cuộc sống vốn phức tạp, cuộc sống hiện đại
lại càng nảy sinh những vấn đề phức tạp hơn nữa, xu thế của thời đại đòi hỏi con
người phải có năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp đó của thực tiễn. Nhà trường,
giáo dục là nơi đào tạo con người theo đơn đặt hàng của thời đại. Hiện nay hầu hết
nước trên thế giới đều quan tâm đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
cho học sinh vào nhà trường, trong đó có Việt Nam.
Phát triển năng cho học sinh thông qua tiết học trên lớp là yêu cầu cấp thiết đối
với thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ quyết định sự
phát triển của đất nước. Thông qua môn học Ngữ văn, giáo viên hướng đến việc phát
triển các năng lực như: năng lực nhận biết, năng lực phản biện, năng lực vận dụng,
năng lực giải quyết vấn đề …. cho học sinh là rất cần thiết. Với bản chất là hình thành
và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử xã hội, khả năng
nhận diện và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Trong phạm vi của sáng kiến này, chúng tôi chia sẻ một số kĩ năng, kinh nghiệm
giảng dạy tác phẩm“Người trong bao” của Sê – khôp nhằm giúp học sinh tiếp cận tác
phẩm một các dễ dàng và hiệu quả nhất, phân tích tác phẩm một cách thành thạo, chủ
động, tích cực, sáng tạo. Đặc biệt là kĩ năng biết liên hệ và ứng dụng giải quyết các
vấn đề của thực tiễn.
2.2. Vận dụng giải pháp mới trong giảng dạy tác phẩm “Người trong bao”
của Sê – khôp
Đối với tác phẩm “Người trong bao” của Sê – khôp, chúng tôi quan tâm tới
việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh qua từng bước, từng phần khi triển
khai tiết dạy. Cụ thể như qua các bước: Đọc - hiểu đặc trưng của thể loại truyện ngắn;

Đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại và phong cách tác giả; Tổ chức cho học
sinh phát hiện được đặc điểm của truyện ngắn A.P.Sê-khốp và cống hiến của ông
trong truyện ngắn Người trong bao.
2.2.1. Phát triển năng lực của học sinh thông qua hướng dẫn học sinh tìm
hiểu đặc trưng thể loại truyện ngắn.
- Đặc trưng bao trùm nhất, riêng biệt nhất, nổi bật nhất của thể loại truyện ngắn
đã hàm chứa đầy đủ trong cái tên của nó: Truyện ngắn là ngắn gọn, cô đúc, kiệm lời
dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn lõi phải dầy, vỏ phải mỏng (Nguyễn Khải). Đây
là thể loại có nội khí, một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy (Nguyễn Thanh
Hùng). Mặc dù số lượng câu chữ ít nhưng xét về chất lượng, hiệu quả thì truyện ngắn
có quyền bình đẳng với tiểu thuyết,vì nói như Lỗ Tấn: Qua một mảng lông mà biết
toàn con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần. Bởi trong tác phẩm văn
6


học giá trị bao giờ cũng ở chất lượng và chỉ ở đó mà thôi. Đặc trưng bao trùm này đã
khái quát và chi phối đặc điểm cụ thể của thể loại truyện ngắn: nhân vật, cốt truyện,
tình huống, ngôn ngữ. Truyện ngắn thường ít nhân vật, “nhân vật không phức tạp…
nhưng nó có khía cạnh làm cho người đọc thấy cả nhân vật lẫn tác giả của nó không
đơn giản”(Nguyễn Khải). Cốt truyện chỉ tập trung vào một vài biến cố nào đó của đời
sống,các sự kiện tập trung trong không gian thời gian nhất định, nói như nhà văn
Nguyễn Kiên: “Truyện ngắn thường chỉ phản ánh một khoảnh khắc, một mẫu nhỏ nào
đó của cuộc sống”. Trong các yếu tố của cốt truyện chúng ta đặc biệt quan tâm đến vai
trò của chi tiết, của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc. Tình huống truyện có vai trò quan
trọng là yếu tố quyết định sự sống còn của truyện ngắn, là hạt nhân của cấu trúc thể
loại.Truyện ngắn yêu cầu cao về việc tổ chức ngôn ngữ. Ngôn ngữ truyện ngắn
thường đậm đặc, chắt lọc,trong sáng dễ hiểu, làm cho người viết phải kiệm từ,cô
đọng. Chính thứ ngôn ngữ này sẽ truyền đạt tư tưởng, xây dựng tính cách khiến
truyện ngắn tràn đầy nhạc điệu. Ngôn ngữ truyện ngắn vừa mang đặc điểm ngôn ngữ
văn xuôi (vì đặc trưng phản ánh cuộc sống theo phương thức tự sự) vừa gần với ngôn

ngữ thơ ca (vì đòi hỏi ngắn gọn theo yêu cầu của thể loại).
Có thể nói truyện ngắn phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua
con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần
thuật) nào đó. Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra
liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính
cách nhân vật, số phận từng cá nhân. Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động
trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh. Truyện không bị gò bó
về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ
thể.
Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ người kể
chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp còn có lời độc thoại nội tâm.
Lời kể khi thì ở bên ngoài khi thì nhập tâm vào nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện gần với
ngôn ngữ đời sống.
Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới mảnh nhỏ cuộc sống, có
thể kể cả cuộc đời hay một đoạn đời, một chốc lát của nhân vật nhưng vẫn đặt ra được
những vấn đề lớn lao, thể hiện những tư tưởng nhân sinh sâu sắc.
GV tổ chức cho học sinh tự tìm tài liệu trên mạng, trong sách nghiên cứu, thảo
luận đưa ra đặc trưng của truyện ngắn. Và chỉ rõ những đăc trưng đó qua một số
truyện ngắn đã học, và qua truyện Người trong bao của A.P.Sê-khốp. Sau đó các
nhóm chuyển sản phẩm cho GV và GV tổ chức, hướng dẫn để HS tìm được kiến thức
chuẩn hóa về đặc trưng truyện ngắn ở mức độ cần thiết để đọc hiểu truyện Người
trong bao của A.P.Sê-khốp nói riêng và các văn bản truyện ngắn nói chung. Qua hoạt
động này HS có được năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề (để đọc hiểu truyện ngắn cần nắm được đặc trưng của truyện ngắn; trong
7


quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình có thể hỏi GV, bạn bè về tài liệu chuẩn, trang
mạng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ…, cần hợp tác khi làm việc… )
2.2.2. Phát triển năng lực của học sinh thông qua đọc - hiểu tác phẩm theo

đặc trưng thể loại và phong cách tác giả.
Với đặc trưng vừa nêu, khi đọc hiểu truyện ngắn cần phải quan tâm các vấn đề:
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng
lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc
với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc
phản ánh hiện thực cuộc sống, khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới
nghệ thuật tự sự.
- Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành
hệ thống và làm rõ ý nghĩa các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội
tâm, ngôn ngữ… Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác.
- Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng như thế nào? Xác định giá trị
của truyện ở các phương diện.
A.P.Sê-khốp (1860-1904) là một trong những cây đại thụ của rừng văn học
Nga.Trong AP.Sê-khốp có một Sê-khốp bác sĩ với quan niệm cần chữa bệnh thể xác
cho con người,có một Sê-khốp nhà văn với quan niệm cần phải chữa bệnh tinh thần
cho con người. Ông đã để lại nhiều kịch bản và hơn năm trăm truyện ngắn.
Tác
phẩm của Sê-khốp làm hiện lên toàn cảnh xã hội nước Nga cuối thế kỉ XIX ngạt thở
trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề dưới thời Nga hoàng.Truyện ngắn
"Người trong bao" được Sê-khốp viết vào năm 1898. Qua nhân vật Bê-li-cốp, tác giả
châm biếm và đả kích người trí thức Nga sống tầm thường, hủ lậu, hèn nhát và giáo
điều, đê tiện và dung tục; đồng thời chỉ ra lối sống ấy đã để lại nhiều di hại đầu độc
tâm hồn người, đầu độc cuộc sống, gây ảnh hưởng và hậu quả nặng nề, dai dẳng trong
xã hội nước Nga. Cái bao mang hàm nghĩa về một kiếp người, một lối sống, một xã
hội đen tối, tù túng, nặng nề mà không sao thoát ra được, chết rồi cũng không thoát ra
được! "Người trong bao" là một truyện ngắn đầy dư vị đưa độc giả "tự đi tìm bóng
mình và soi vào bóng người" để mà sống có ý nghĩa hơn như văn hào Lỗ Tấn đã nói
Cống hiến cho văn học của ông được vinh danh với một số tư cách cơ bản. Ông
là đại biểu kiệt xuất cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Nga, sau đó

phương pháp sáng tác ở Nga chuyển dần sang phương pháp hiện thực XHCN tên tuổi
như Macxim Gorki. Với tư cách là đại biểu kiệt xuất cuối cùng của chủ nghĩa hiện
thực phê phán ở Nga, là nhà cách tân thiên tài về truyện ngắn, những cống hiến của
A.P.Sê-khốp trên lĩnh vực truyện ngắn được nhiều nhà văn tôn vinh đặc biệt :
- Macxim Gorki đánh giá rất cao rằng: “Về phương diện phong cách Sê- khốp
là người nghệ sĩ duy nhất của thời đại ta nắm vững tới mức điêu luyện cái nghệ thuật
viết làm sao cho lời chật mà ý rộng nghĩa là ý ở ngoài lời”
8


- Leptônxtôi ca ngợi : “Sê- khốp đã sáng tạo ra một hình thái văn học hoàn toàn
mới, theo tôi đối với cả thế giới tôi chưa thấy ở đâu. Sê- khốp chính là Puskin ở trong
văn xuôi ”
- Sê-khốp khẳng định: “Ngắn gọn là bà chị tài năng”
Những điều đó đã cho thấy nét cơ bản của truyện ngắn A.P.Sê-khôp (phong cách tác
giả): Từ cốt truyện giản dị để đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa
nhân bản sâu xa.
Với những đặc trưng thể loại truyện ngắn và đặc điểm truyện ngắn A.P.Sê-khốp như
vậy, chúng tôi đề xuất hướng khai thác và giảng dạy với tác phẩm như sau:
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, phát hiện ra đặc điểm bối cảnh tác phẩm ra
đời để hiểu chính xác nội dung tư tưởng của tác phẩm. Đó là thời kì xã hội Nga đang
ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề của chế độ Nga Hoàng thối nát cuối
thế kỉ XIX.Môi trường xã hội đã đẻ ra nhiều kiểu người kì quái mà “người trong bao”
Bê-li-cốp chính là một quái thai của xã hội đó, đồng thời là một phát hiện nghệ thuật
độc đáo, đặc sắc của nhà văn A.P.Sê-khốp.
Phát hiện và đánh giá được giá trị nội dung,nghệ thuật của truyện ngắn Người
trong bao.Câu chuyện cười ra nước mắt này nói về cuộc đời của những con người
mắc chứng bệnh sợ hãi, sống hay chết đều rất thảm hại. Vì vậy, truyện không chỉ phản
ánh hiện thực mà còn mang ý nghĩa triết lí sâu sắc,nói như Nguyễn Tuân là “Truyện
Bê-li-cốp là một áng văn đả kích đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành

một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”.
Cần lưu ý rằng, toàn bộ câu chuyện về cuộc đời Bê-li-cốp được tái hiện qua lời
kể chủ yếu của Bu-rơ-kin - là nhân vật người kể chuyện xưng tôi, một giáo viên trung
học, người từng sống và làm việc cùng Bê-li-cốp - đi săn cùng một bác sĩ nông thôn
là I-va-nứt trong một đêm đi săn về muộn và phải nghỉ đêm tại một nhà kho. Do đó
hình tượng nhân vật Bê-li-cốp cũng là một trong những điển hình đặc sắc để tác giả
khái quát về lối sống của một bộ phận trí thức Nga trong xã hội đương thời. Từ đó nhà
văn cất lên câu triết lí ở phần cuối cùng ở tác phẩm: “Không thể sống mãi như thế
được”, mà cần phải có một lối sống mới. Câu nói ấy đã thể hiện dứt khoát thái độ phê
phán của tác giả đối với lối sống mà Bê-li-cốp là đại diện.
Qúa trình đọc hiểu, tập trung vào tính cách trong bao của nhân vật Bê-li-cốp,
thái độ của nhân vật của tác giả với tính cách đó, sự hủy diệt và thảm hại của tính cách
ấy… Từ đó khước từ sự thảm hại, bệ rạc của nó và xây dựng những lối sống, những
giá trị sống cao đẹp…
2.2.3. Phát triển năng của học sinh thông qua việc tổ chức cho học sinh
phát hiện được đặc điểm của truyện ngắn A.P.Sê-khốp và cống hiến của ông trong
truyện ngắn Người trong bao. (phụ lục 2)
2.2.3.1. Chúng tôi tích hợp kiến thức của môn Ngữ Văn các bộ môn khác như
lịch sử, văn hóa, thực tế xã hội:
9


Dùng kiến thức Lịch sử, văn hóa để lí giải kiến thức văn học. Ví dụ dùng kiến
thức lịch sử để lí giải những vấn đề về tác giả, tác phẩm, đặc biệt để lí giải được vấn
đề tại sao kiểu con người trong bao xuất hiện ở thời đại Nga Hoàng… Tích hợp giáo
dục các giá trị sống cho học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản này. Ví dụ, phải
phân tích rõ được tính cách trong bao của Bê-li-cốp, biểu hiện và ảnh hưởng hủy diệt
của nó với con người,cuộc sống, từ đó cần có thái độ như thế nào để khước từ lối sống
ấy, xây dựng những giá trị sống tốt đẹp, nhân bản… Tích hợp gắn với đời sống xã hội,
rèn kỹ năng sống cho HS. Từ đó phát triển năng lực xử lí, năng lực tự học, sáng tạo

và phát huy vai trò chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, quá
trình chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề của bài học và vấn
đề của thực tiễn. Tích hợp trong kiểm tra bài cũ (Những vấn đề tác giả, tác phẩm HS
nghiên cứu sau đó GV kiểm tra trong khi dạy bài mới…), tích hợp trong câu hỏi, tích
hợp trong bài tập củng cố…
2.2.3.2. Với quan điểm trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật sau
đây trong thiết kế bài học và tiến hành dạy học:
Nêu vấn đề: Đây là một phương pháp dạy học khó nhưng nếu thực hiện được
sẽ mang lại hiệu quả dạy học hay, đặc biệt rất đắc dụng trong việc phát triển tư duy
biện chứng và hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.Mấu chốt của
phương pháp này là phát hiện được vấn đề, tạo tình huống có vấn đề và vật chất hóa
thành câu hỏi nêu vấn đề để học sinh phải động não tư duy lựa chọn, giải thích, phản
biện.Và, từ đó khám phá được tầng lớp ý nghĩa ngầm ẩn của tác phẩm cũng như hình
thành được nhiều năng lực tư duy tương ứng, cụ thể hóa thành năng lực đọc văn và
hướng tới hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sống.
Dạy học hợp tác theo nhóm: Nhóm phương pháp này cũng trực tiếp hướng tới
mục tiêu tích hợp kiến thức và kĩ năng. Để sử dụng thành công phương pháp này,
chúng tôi chú ý khâu lựa chọn vấn đề “có vấn đề” để tìm hiểu, thảo luận cũng như tổ
chức học sinh làm việc chặt chẽ, đảm bảo mọi thành viên đều tham gia giải quyết vấn
đề được giao.Có như vậy, học sinh không những tự thu nhận được kiến thức phong
phú mà còn hình thành được nhiều kĩ năng tương ứng như kĩ năng giải quyết vấn đề,
trình bày vấn đề, giao tiếp, hợp tác. Chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập, câu hỏi
thảo luận. HS được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi đã được sắp
xếp theo hệ thống nhất định. Thảo luận xong hệ thống câu hỏi đó có nghĩa là kiến
thức cần đạt được hình thành, được chiếm lĩnh trong vai trò tổ chức, định hướng của
GV.
Vấn đáp: Là phương pháp mà sự tương tác giữa học sinh - học sinh, giáo viên
- học sinh được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi. Để có thể sử dụng hệ thống câu
hỏi theo định hướng năng lực trong giờ dạy học Ngữ văn, chúng tôi quan tâm đặc biệt
xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức

tạp, chú ý tính logic, tính hệ thống, tính liên tục; đa dạng hóa các dạng câu hỏi từ câu
10


hỏi tái hiện kiến thức, câu hỏi liên hệ, so sánh, câu hỏi vận dụng giải quyết vấn đề,
câu hỏi sáng tạo, câu hỏi gợi mở.
Có sử dụng dạy học theo dự án, phương pháp trò chơi, kĩ thuật ô bể cá, khăn
trải bàn.
2.2.3.3. Những vấn đề đặc biệt trong thiết kế và kế hoạch thực hiện:
Trong quá trình thiết kế chúng tôi quan tâm đặc biệt tới khâu xây dựng hệ thống
câu hỏi: Từ dễ tới khó, câu hỏi chứa đựng vấn đề then chốt, câu hỏi để tái hiện đến
phát hiện câu hỏi gợi mở, câu hỏi tích hợp, đề cao tính logic, tính hệ thống, tính liên
tục. Tuy nhiên câu hỏi phải đẩy học sinh vào tình huống, nhưng cũng phải năng động
phải phù hợp với đối tượng học sinh, mặt khác cũng dự tính những phương án có thể
xảy ra. Vấn đề này đòi hỏi trình độ xử lí của giáo viên tổ chức giờ học. Để xử lí vấn
đề này, người dạy phải đảm bảo kiến thức vững vàng, nắm chắc vấn đề.
Chúng tôi quan tâm đặc biệt tới dạy học theo đặc trưng bộ môn. Tiếp cận tác
phẩm không tách rời thể loại và phong cách tác giả. Tập trung khai thác tính cách
trong bao của nhân vật Bê-li-cốp, thái độ của nhân vật của tác giả với tính cách đó, sự
hủy diệt và thảm hại của tính cách ấy… Từ đó khước từ sự thảm hại, bệ rạc của nó và
xây dựng những lối sống, những giá trị sống cao đẹp…, qua đó thấy được phong cách
truyện ngắn A.P.Sê-khốp và tấm lòng của nhà văn đối với cuộc đời, con người, những
giá trị nhân bản… Nghĩa là làm rõ giá trị tác phẩm và phong cách tác giả .
Bám chặt, làm việc triệt để với văn bản và đi theo hướng quy nạp là cách thức
người thiết kế và giảng dạy lựa chọn. Để thực hiện ý tưởng trên chúng tôi tiến hành
giờ học chủ yếu bằng hình thức thảo luận kết hợp với dạy học nêu vấn đề, tạo tình
huống. HS hợp tác giải quyết xong các câu hỏi, bài tập thảo luận theo một trật tự, hệ
thống (đã được tổ chức và sắp đặt theo trình tự) là tự nó đã chiếm lĩnh được kiến thức
cần đạt ở mức độ nhất định nào đó. Khi HS báo cáo lại kết quả thảo luận, GV điều
chỉnh, tổng hợp trên cơ sở nêu vấn đề, trao đối với các nhóm khác, để kết quả cần đạt

hoàn hảo hơn. Khi đó mục tiêu bài học được thực hiện. Việc đánh giá dựa trên các
tiêu chí là kết quả, sản phẩm của nhóm và thái độ làm việc, sự hợp tác của các thành
viên trong nhóm.
2.2.3.4. Kế hoạch thực hiện thảo luận trong tiết học:
a. Bài tập cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà (Dùng phương pháp dạy học
dự án và kĩ thuật ô bể cá)
Nhóm 1
- Nêu những nét cơ bản về tác giả Sê – khốp?
Nhóm 2
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Người trong bao?
Nhóm 3
- Tóm tắt truyện Người trong bao? (yêu cầu có sơ đồ hóa)
Nhóm 4
11


- Sưu tầm những đánh giá, tôn vinh về văn Sê khốp.
- Phản biện (nếu có), đặt ra một số vấn đề để trao đổi sâu hơn về tác giả ( cuộc
đời, con người thời đại, xuất thân đã ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của Sê –
khốp?) tác phẩm (Thời điểm tác phẩm ra đời xã hội Nga có đặc điểm gì?Liên quan,
ảnh hưởng ra sao đối với tác phẩm).
b. Bài tập cho học sinh thảo luận tại lớp
b.1. Bài tập thảo luận cho mỗi nhóm
* Bài tập của nhóm 1 :
- Người kể câu chuyện về Bê - li - cốp là ai và có quan hệ như thế nào với Bê li
cốp? Điều đó có ý nghĩa gì?
* Bài tập của nhóm 2 :
- Chân dung, cách sinh hoạt của Bê li cốp được khắc họa qua những chi tiết
nào? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
* Bài tập của nhóm 3:

- Những suy nghĩ, tư tưởng của Bê - li - cốp được khắc họa qua những chi tiết
nào? Những chi tiết ấy nói lên điều gì ở con người Bê-li-cốp?
* Bài tập của nhóm 4:
- Thái độ của nhà văn như thế nào đối với Bê-li-cốp? Thái độ đó được thể hiện
qua điều gì và những chi tiết nào?
` b.2. Bài tập phát vấn cá nhân (hoặc cặp đôi), (thực hiện vào thời điểm sau
khi chữa bài nhóm 3 và trước khi chữa bài nhóm 4):
- Tại sao Bê-li-cốp lại có một lối sống kì quái, trái khoáy, lập dị đặc biệt trong
khi anh ta đang sống giữa xã hôi, giữa mọi người, lại trong môi trường trường học?
- Tìm chi tiết miêu tả trực tiếp tính cách của Bê-li-cốp? Đó là tính cách như thế
nào?
- Thái độ của mọi người như thế nào đối với lối sống của Bê-li-cốp? Qua câu
chuyện của Bê-li-cốp với Cô-va-len-cô em hãy cho biết thái độ,quan điểm của Bê-licốp với lối sống của chính mình? Qua đó ta thấy Bê-li-cốp là một người như thế nào?
2.3. Ưu điểm của cách dạy học tích hợp kĩ năng sống vào đọc hiểu tác
phẩm “Người trong bao” của Sê – khôp so với cách dạy truyền thống
Có thể so sánh thông qua bảng thống kê đặc trưng sau:
“Người
Cách dạy
Cách dạy
trong
truyền thống
Theo định hướng phát triển năng lực học sinh
bao” của
Sê – khôp
* Chuẩn bị - HS chỉ đơn- Học sinh chủ động tham khảo,nghiên cứu tài liệu trên
bài ở nhà thuần đọc vănmạng, sách báo tham khảo và soạn bài theo câu hỏi sách
bản trong SGK giáo khoa.
12



- Học sinh chỉ- Học sinh không chỉ trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài mà
trả lời câu hỏinếu có khả năng hội hoạ thì có thể đọc đoạn đầu của tác
hướng dẫn họcphẩm “Người trong bao” của Sê – khôp và vẽ tranh minh
bài
hoạ về chân dung Bê-li-cốp, quang cảnh nước Nga cuối thế
kỷ XIX… nhằm phát huy khả năng hội hoạ của những em
có năng khiếu.
* Đọc - Học sinh đọc và+ Học sinh tìm đọc các tác phẩm truyện ngắn khác của Sê –
hiểu
tác tóm tắt đoạnkhốp để có cái nhìn tổng quát hơn về văn bản.
phẩm
trích
- Đọc văn
bản
- Tìm hiểu HS chú trọng+ Từ những thông tin về tác giả, học sinh có thể thấy được ý
tác giả
tìm hiểu tiểu sử,thức trách nhiệm của nhà văn đối với những vấn đề của đời
sự nghiệp củasống hiện thực và trăn trở trước những vấn đề nóng bỏng
tác giả
của hiện thực đời sống.
- Tìm hiểu Chỉ chú trọng+ Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội Nga
xuất xứ, tìm hiểu vị tríhoàng cuối thế kỷ XIX thối nát, đẻ ra nhiều loại người kì
hoàn cảnh đoạn trích trongquái, ….,
ra đời của tác phẩm, năm+ Thấy được sự liên quan sâu sắc giữa bối cảnh xã hội và
tác phẩm sáng tác.
tác phẩm. Từ đó thấy được lí do tác phẩm ra đời, sứ mệnh
của tác phẩm, giá trị của tư tưởng nội dung tác phẩm

- Tìm hiểu
Chân dung

Bê-li-cốp

- Tìm hiểu
nội dung

nghệ
thuật tác
phẩm

+ Chỉ chú trọng+ Thông qua tìm hiểu tình huống truyện học sinh hình thành
đặc điểm tìnhkĩ năng nhìn nhận, đánh giá sự việc, con người phải đa
huống truyện
chiều và khách quan.
+ Chỉ tuân thủ+ Để nhận diện được bản chất đích thực của đời sống, mỗi
theo điểm nhìnngười cần thâm nhập mạch ngầm ẩn sâu để không chỉ ở vẻ
có sẵn trong tácbề ngoài.
phẩm
+ Chỉ chú trọng+ Phát triển năng của học sinh thông qua
nội dung kiến+ Qua nội dung tư tưởng của tác phẩm, học sinh nhận thức
thức tác phẩm. và biết phê phán, lên án, khước từ lối sống ích kỉ, hèn nhát,
bạc nhược… và xây dựng, tôn vinh lối sống có trách nhiệm,
dũng cảm, giải quyết những vấn đề thực tiễn...
+ Qua giá trị nghệ thuật các em có tình yêu với văn
chương,với tác phẩm Người trong bao, với tác giả Sêkhốp...
+ Biết cách tiếp cận một truyện ngắn, giải quyết những tình
huống khi tiếp cận tác phẩm cùng thể loại...
13


* Sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra hướng tiếp cận văn bản theo hướng

phát triển năng lực cho học sinh trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy hiệu quả
của vấn đề như sau:
- Cung cấp kiến thức đầy đủ, chính xác, lồng ghép giáo dục các kĩ năng nhận
biết, phản biện, giải quyết vấn đề, vận dụng kĩ năng sống cho học sinh nhẹ nhàng
nhưng hiệu quả, không áp đặt.
- Phát huy được sự tích cực chủ động, tạo hứng thú cho học sinh.
- Góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh và thấy được môn Văn rất cần thiết
và hữu ích với các em trong cuộc sống.
- Rèn luyện cho học sinh năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức lí
thuyết, năng lực thiết kế, khả năng tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải
quyết những vấn đề phức hợp, năng lực đánh giá, kĩ năng ứng dụng CNTT, … Đồng
thời còn rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, … cho các em.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
- Hiệu quả kinh tế:
+ Kiến thức về các nội dung cần triển khai bài đọc hiểu “Người trong bao”
của Sê-khốp cũng như kiến thức về phương pháp nằm rải rác ở nhiều cuốn sách và
tài liệu khác nhau. Do đó để giáo viên và học sinh nắm được một hệ thống, đầy đủ
thường phải đọc, do nhiều tài liệu có liên quan, giá thành cao (khoảng 200.000
đồng – 500.000 đồng)
+ Sáng kiến này là tài liệu cho việc triển khai tiết đọc hiểu “Người trong
bao” của Sê-khốp, từ tác giả đến các vấn đề cần khai thác của tác phẩm, với hệ
thống kiến thức đầy đủ, sâu sắc và phương pháp phù hợp. Giúp tiết kiệm được
nhiều chi phí, giảm thiểu thời gian tìm tòi, giúp học sinh nâng cao kiến thức bài
học, hình thành và phát triển kĩ năng sống, …mà không tài liệu cụ thể nào có.
+ Sang kiến tương đương với một cuốn sách tham khảo. Gía tương ứng với
sách tham khảo thị trường là 25.000 VNĐ. Nếu sử dụng sáng kiến, số tiền làm lợi
(chính là số tiền tiết kiệm) dự tính là:
* Bình quân học sinh lớp 11 của một trường THPT (mỗi năm) là 250 học
sinh, số tiền tiết kiệm được: 250 x 25.000 = 6.250.000 VNĐ.
* Nếu áp dụng trong toàn tỉnh Ninh Bình với số học sinh lớp 11 khoảng

8.500 thì số tiền tiết kiệm là: 8.500 x 25.000 = 212.500.000 VNĐ.
- Hiệu quả xã hội:
Trước đây khi dạy tác phẩm “Người trong bao” của Sê – khôp, do chưa chú
trọng đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, nên khi
đưa ra các tình huống ứng xử liên quan đến bài học, hầu hết các em rất lúng túng,
thụ động. Hiện nay, khi đã sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát
14


triển năng lực cho học sinh vào bài học, học sinh đã chủ động và linh hoạt hơn khi
ứng xử các tình huống cuộc sống.
Cụ thể, sau khi học xong tác phẩm “Người trong bao” của Sê – khôp chúng
tôi đã tiến hành làm bài tập khảo sát năng lực cảm nhận ... tại các lớp 11A, 11B,
11C, 11D, 11E, 11G, 11H theo mẫu ( phụ lục 3)
- Kết quả khảo sát thu được ( phụ lục 2 – minh chứng khảo sát tại 01/ 07 lớp
khảo sát là 11D)
- Từ kết quả khảo sát thu được cho thấy hiệu quả rõ rệt từ hình thức dạy học:
đọc - hiểu tác phẩm “Người trong bao” của Sê - khốp theo định hướng phát năng lực.
+ Bước đầu ở các em đã hình thành những hành vi ứng xử có văn hoá, đúng
với thuần phong mĩ tục.
+ Các em đã mạnh dạn nói lên suy nghĩ và giải pháp của bản thân trước một
tình huống cuộc sống.
+ Các em đã cùng nhau trao đổi quan điểm, suy nghĩ cá nhân để cùng tìm ra
giải pháp chung, hướng giải quyết tốt nhất trước một tình huống cuộc sống.
….
Có thể nói hiệu quả xã hội to lớn nhất từ việc dạy học theo hướng phát triển
năng lực học sinh trong môn học Ngữ văn nói chung và tác phẩm đọc - hiểu tác phẩm
“Người trong bao” của Sê-khốp nói riêng. Đặc biệt là chúng tôi đã góp phần giáo dục
các em biết trân trọng cuộc sống, hiểu hơn về cuộc sống, có cái nhìn đa chiều để
phát hiện được chiều sâu của cuộc sống, có thể tự nhận thức và giải quyết một số

vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi... Rèn cho các em tinh thần tự giác, các kỹ năng cần
thiết trong cuộc sống.
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Điều kiện áp dụng: Lớp học, có máy chiếu và hệ thống loa đài.
- Khả năng áp dụng: Áp dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn đối với học
sinh lớp 11 của trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu và các trường THPT nói chung.
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
STT

1

Họ và tên

Ngày tháng Chức vụ
năm sinh

Nguyễn
Thị 15/9/1977
Minh Hoa

PHT

15

Trình độ Nội dung công việc hỗ
chuyên
trợ
môn
Thạc sỹ
Lên kế hoạch chương

trình, thống nhất nội
dung, phương pháp làm
việc.
Triển khai công việc cho
GV và học sinh thực hiện


2

Nguyễn
Minh

Công 10/02/1980

PHT

Triển khai, đôn đốc việc
thực hiện của học sinh.
Đánh giá sản phẩm của
học sinh
3
Đỗ Thị Ngọc 18/12/1977 CTCĐ,
Cử nhân Triển khai, đôn đốc việc
Điệp
GV Ngữ
thực hiện của học sinh.
văn
Đánh giá sản phẩm của
học sinh
4

Mai Thị Yến
10/05/1981 TPCM,
Cử nhân Triển khai, đôn đốc việc
GV Ngữ
thực hiện của học sinh.
văn
Đánh giá sản phẩm của
học sinh
5
Vũ Thị Thanh 22/04/1979 GV Ngữ Thạc sỹ
Triển khai, đôn đốc việc
Tâm
văn
thực hiện của học sinh.
Đánh giá sản phẩm của
học sinh
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN
CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Cử nhân

Ninh Bình, ngày15 tháng 05 năm 2019
NGƯỜI NỘP ĐƠN

Nguyễn Thị Minh Hoa
Nguyễn Công Minh
Đỗ Thị Ngọc Điệp
Mai Thị Yến

Vũ Thị Thanh Tâm
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: GIÁO ÁN MINH HOẠ PHẦN GIẢI PHÁP CŨ
Tiết theo PPCT: 97
Ngày soạn: …../…./…….
Ngày dạy : …../…./…….
16


NGƯỜI TRONG BAO
Sê-khốp
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”
- Hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
3. Thái độ:
-Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống ích kỷ, hèn nhát, bạc nhược.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học:
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới.
Thế kỉ XIX là thời kì hoàng kim của văn học Nga với các tên tuổi như Puskin, Gôgôn, Tuốc-ghê-ni-ép, Lép-tôn-xtôi, sê-khốp,..Chúng ta đã biết một nhà thơ Pusikn
trong sáng, giản dị với tình yêu chân thành, cao thượng qua bài thơ : “tôi yêu em”.
Hôm nay, ta sẽ làm quen với “một Puskin trong văn xuôi”. Đó là Sê-khốp với tác
phẩm “người trong bao”.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
I.Tìm hiểu chung:
GV cho hs đọc tiểu dẫn và hệ thống 1/Tác giả:
lại những ý chính về tác giả,tác phẩm -Tên An-tôn Páp-lô-vích Sêkhốp (18601904)sinh ra và lớn lên ở trong một gia đình
buôn bán nhỏ ở thị trấn Tan-ga-rốc,bên bờ
biển A-dốp,nước Nga
- Ông vừa là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt
động xã hội,văn hóa,giáo dục
-Là nhà văn Nga kiệt xuất, được giải thưởng
17


GV giới thiệu nội dung và nghệ thuật
trong sáng tác của Sê-khốp

Tác phẩm được sáng tác trong hoàn
cảnh nào?
Truyện thiên về chủ đề nào trong
những sáng tác của ông?
Hs tìm hiểu phần tiểu dẫn và trả lời
GV giới thiệu hai cách chia bố cục:

-Cách 1:Theo c/đ nhân vật
-Cách 2:Mở truyện,thân truyện,kết
truyện
Gv hướng dẫn hs đọc theo đúng tinh
thần của t/p

Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs tìm
hiểu chi tiết.
Chân dung nhân vật được hiện lên
ntn?Lấy d/c cụ thể?
Nhận xét của em về cách sống của
n/v:trong sinh hoạt hằng ngày,trong
quan hệ đồng nghiệp,trong tình
cảm,trong suy nghĩ với mọi hiện
tượng xung quanh?
Điểm tính cách nào ở n/v khiến em
ghê sợ nhất và điểm nào trong cách
sống của ông khiến em buồn cười
nhất?
Hs thảo luận và trả lời,gv định hướng
và cho ghi ý chính,riêng câu hỏi thứ 3
gv có thể hỏi trực tiếp hs mà không

Puskin của viện hàn lâm Nga, là viện sĩ danh
dự của viện hàn lâm khoa học Nga
2. Sự nghiệp sáng tác:
(Sgk )
- Nội dung: Tác phẩm của ông lên án xã hội
bất công thói cường bạo và c/s ăn hại của giai
cấp cầm quyền đương thời, phê phán sự bất

lực của giới trí thức và sự sa đoạ về tinh thần
của một bộ phận không nhỏ trong họ đồng
thời biểu hiện sự đồng cảm sâu sắc sự trân
trọng đối với những lao động nghèo, tình yêu
thắm thiết và niềm tin mạnh mẽ vào tương lai
của nước Nga.
- Nghệ thuật: Thâm trầm, kín đáo, sâu sắc.
Thái độ thể hiện khi thì gửi gắm vào nhân vật,
khi thì tỏ ra lạnh lùng, khách quan
3.Tác phẩm
-Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác trong thời gian
nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên
bán đảo Crưm, biển Đen
-Đây là một trong 3 truyện ngắn có chung chủ
đề phê phán lối sống tầm thường dung tục tiểu
tư sản-lối sống của kiểu người trí thức Nga
những năm cuối thế kỉ XIX
- Bố cục: 2 cách
II. Đọc,hiểu
A. nội dung:
1.Nhân vật Bê-li-cốp
a)Chân dung Bê-li-cốp
- Cách ăn mặc: đi giày cao su, cầm ô khi trời
đẹp, mặc áo bành tô, đeo kính râm, lỗ tai nhét
bông...
-Đặc điểm: Tất cả đều đề trong bao
" kì quái, khác người, lập dị
b)Tính cách Bê-li-cốp
- Có khát vọng kì dị, mãnh liệt: Thu mình vào
một cái vỏ,tạo ra cho mình một thứ bao để

ngăn cách....
- Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ca ngợi
18


cần thảo luận

Nêu những kết luận của em về nhân
vật?
Lối sống đó ảnh hưởng như thế nào
đến con người và xã hội nước Nga
thời bấy giờ?
Giá trị tư tưởng của tác phẩm “Người
trong bao”?
Gv cần làm rõ cho hs thấy:
- Giá trị hiện thực:
Chân dung của Bê-li-khốp là chân
dung của một bộ phận không nhỏ trí
thức Nga, lối sống đó ảnh hưởng dai
dẳng và nặng nề trong XH Nga
- Giá trị nhân đạo:
Con người phải tìm cách thoát ra khỏi
lối sống đó để vươn tới những điều tốt
đẹp, lành mạnh, có ý nghĩa hơn.

tôn sùng quá khứ: say mê và ca ngợi tiếng Hi
lạp
- Máy móc, giáo điều, rập khuôn: phản ứng
việc đi xe đạp của 2 chị em Va-ren-ca, thói
quen trong quan hệ đồng nghiệp

- Cô độc, luôn lo lắng và sợ hãi
-Luôn luôn thoả mãn và hài lòng với lối sống
cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình
" Hèn nhác, cô độc, máy móc, giáo điều, thu
mình trong bao và cảm thấy an tâm sung
sướng , mãn nguyện
* Lối sống ảnh hưởng dai dẳng, mạnh mẽ đến
lối sống và tinh thần của mọi người
* Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người,
một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại
trong cuộc sống của một bộ phận tri thức Nga
cuối thế kỉ XIX. Hắn không phải là một cá
nhân quái đản mà là con đẻ của chế độ phong
kiến chuyên chế đanh phát triển mạnh trên
con đường tư bản hóa ở nước Nga cuối t/k
XIX
* Một tính cách điển hình,một nhân vật độc
đáo,một sản phẩm nghệ thuật của thiên tài
Sê-khốp

4.Củng cố:
- Chân dung Bê - li - cốp.
- Nghệ thuật xây dựng chân dung Bê - li - cốp.
5.Dặn dò: Soạn bài: HS soạn bài theo phân phối chương trình.
D. Rút kinh nghiệm:
Phụ lục 2: GIÁO ÁN MINH HỌA PHẦN GIẢI PHÁP MỚI

19



Tiết theo PPCT: 97
Ngày soạn: …../…./…….
Ngày dạy : …../…./…….
NGƯỜI TRONG BAO
A.P.Sê khốp
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”: phê phán sâu
sắc lối sống “trong bao” hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của một bộ phận tri thức
Nga cuối thế kỉ XIX.
- Hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách
kể chuyện độc đáo: giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm, vừa trầm buồn.
2. Về kĩ năng
a. Kĩ năng chuyên môn
- Có kĩ năng phân tích nhân vật và khái quát chủ đề của truyện.
b. Kĩ năng sống
- Có kĩ năng giao tiếp: trình bày ý tưởng, cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm.
3. Về thái độ, phẩm chất
a. Về thái độ
- Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao: háo danh,
xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức
và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lí tưởng cao đẹp.
b. Về phẩm chất
- Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.
4. Về năng lực
a. Phát triển năng lực chung
-Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm
mĩ, năng lực hợp tác, khai thác công nghệ thông tin và truyền thông.

b. Năng lực riêng
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
B. Phương tiên thực hiện
- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2.
- Thiết kế bài giảng.
C. Tiến trình dạy học
I. Ổn định tổ chức
20


II. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra vở soạn bài của học sinh, kết hợp khi
dạy bài mới.
III. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Khởi động ( 2 phút)
Mục tiêu: tạo tâm thế tiếp thu bài học
mới
- Học sinh tham gia trò chơi đuổi hình
đoán chữ. Chữ phải đoán là những câu
thành ngữ, tục ngữ nói lên những lối
sống nhút nhát, sợ hãi, ích kỉ, thiếu
trách nhiệm…
B1: HS xem hình, đoán chữ
B2,3:
B4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
- Dẫn vào bài mới

Giới thiệu và chiếu Cấu trúc bài
học:
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Đọc hiểu
1.Cuộc đời, tính cách nhân vật Bê-licốp (tiết 1 - tiết 97)
2.Hình tượng cái bao
3.Cuộc sống sau khi Bê-li-cốp chết
III.Tổng kết
Tiết 97 chỉ tìm hiểu đến hết phần :
1.Cuộc đời, tính cách nhân vật Bê-licốp
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
kĩ năng. (38phút)
HĐ1: Tìm hiểu mục I. Tìm hiểu
chung.

I.Tìm hiểu chung
21


- Mục tiêu: Học sinh nắm được những
nét chính về tác giả Sê – khốp và tác
phẩm “Người trong bao”.
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1.Nêu những nét cơ bản về
tác giả Sê – khốp?
Nhóm 2.Nêu hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm Người trong bao?
Nhóm 3. Tóm tắt truyện Người trong

bao?
Nhóm 4:
4.1.Phản biện: Những yếu tố về xuất
thân, quá trình hoạt động xã hội có
ảnh hưởng thế nào tới sáng tác của
Sê khốp?
4.2. Sưu tầm những đánh giá, tôn
vinh về văn Sê khốp.
- Nhóm 1, 2, 3 giải quyết các câu 1, 2,
3
- Nhóm 4 đặt ra 1 số vấn đề để trao
đổi sâu hơn về tác giả (cuộc đời, con
người thời đại, xuất thân đã ảnh
hưởng như thế nào đến sáng tác của
Sê – khốp?) tác phẩm (Thời điểm tác
phẩm ra đời XH Nga có đặc điểm gì?)
-Học sinh trình bày ý kiến của nhóm
trên bảng phụ. Nhóm 4 theo dõi và
phản biện với kĩ thuật ô bể cá.
B2,3: B4: Nhận xét, đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ
1. Tác giả
-- Sê –khốp (1860-1904) là nhà văn Nga kiệt
- An-tôn Páp-lô-vích Sê – khốp (1860- xuất (lỗi lạc)
-- Sê –khốp:
1904)
Chiếu 1:

- Ông sinh trưởng trong một gia đình + Bác sĩ: chữa bệnh thể xác
bình dân, buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta- + Nhà văn: chữa bệnh tinh thần (giống quan

gan- rốc, bên bờ biển A- dốp (Ông là niệm của Lỗ Tấn)
cháu 1 nông nô,con 1 người làm công
22


cho 1 hiệu buôn, Sê khốp đã phải gian
khổ từ nhỏ để kiếm sống giúp đỡ mẹ
và các em, tìm cho mình 1 nghề
nghiệp đồng thời phát triển tài năng.
Trong cuộc sống nghèo hèn ấy, ông
không ngừng vươn lên “vắt kiệt dòng
máu nô lệ” để làm một con người
chân chính, một nhà văn chân chính)
- Ông sống dưới chế độ Nga hoàng
ngột ngạt, đen tối cuối thế kỷ XIX.
- Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y,
Trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơva. Ông vừa là bác sĩ nông thôn vừa
là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt
động xã hội,văn hóa,giáo dục.(công
việc người thầy thuốc nông thôn giúp
ông tiếp xúc với nhiều tầng lớp, hiểu
biết sâu sắc tâm lí con người để sáng
tạo nên 1 thế giới nhân vật đông đảo,
nhiều màu sắc
^ là nhà hoạt động văn hóa xã hội
tham gia nhiều đợt phòng chống dịc
bệnh nạn đói, mở trường học phát
thuốc
^ Sống nhiều năm ở nông thôn trồng
cây, làm vườn chăm lo sức khỏe cho

nông dân quanh vùng --> nên những
người lao động bình thường như
nông dân, người đánh xe, thầy giáo –
như Bu rơ kin,… trở thành nhân vật
trung tâm trong tác phẩm của ông
^ Ông từng đi hơn 4000 cây số bằng
phương tiện thô sơ đến đảo Xa kha
lin, nơi giam giữ đày ải dã man các
tù nhân, nhân dân địa phương sống
cực khổ, ông làm việc 3 tháng ghi
chép 9000 phiếu về 9000 trường hợp
các nạn nhân của độ độc đoán Nga
Hoàng, chứng kiên đủ mọi nhục mạ,
23


hủy diệt con người ---> ông vết những
tác phẩm tố cáo chế độ tù ngục gây
một tiếng vang lớn à Ông nổi tiếng
là một người khiêm tốn tế nhị yêu
thương và giúp đỡ mọi người)
- Năm 1887, ông được nhận giải
thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm
khoa học Nga.(Tuy nhiên chỉ 2 năm
sau ông đã từ bỏ danh hiệu này để
phản đối chính quyền Nga Hoàng
chuyên chế đã không công nhận danh
hiệu viện sĩ viện hàn làm cho nhà văn
Mac - xim Gorki)
- Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm

Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa
học Nga.
- 1904, bị mắc bệnh phổi nặng, sang
Đức chữa bệnh và mất ở Đức. Gia
đình và bạn bè đã đưa thi hài ông về
nước (chính quyền Nga Hoàng đã
phải cho canh trừng cẩn mật vì sợ xảy
ra biểu tình)
-------> GV chốt –gb:
-- Sê –khốp (1860-1904) là nhà văn
Nga kiệt xuất (lỗi lạc)
-- Sê –khốp:
+ Bác sĩ: chữa bệnh thể xác
+ Nhà văn: chữa bệnh tinh thần
(giống quan niệm của Lỗ Tấn)
Chiếu 2:
- Sáng tác:
+ Hơn 500 truyện ngắn: Anh béo và
anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6…
(^ phần lớn là những truyện ngắn
hiện thực có giá trị tư tưởng và nghệ
thuật rất sâu sắc
^ Ta biết trong nền văn học Nga, tiểu
thuyết đã từng có thành tựu rất lớn
24


qua những tác phẩm nổi tiếng của
Leptonxtoi, hoặc Dootxtoiepxki.
Tuy nhiên truyện ngắn sau khi được

khơi nguồn từ nhà văn Puskin thì hình
như trong văn học Nga có phần
chững lại. Và Sê- khốp đã làm cho thể
loại truyện ngắn trong văn học Nga
phục sinh với một diện mạo mới, với
những nét độc đáo, mới mẻ đặc sắc về
tư tưởng, nghệ thuật; đưa truyện ngắn
của Nga lên một trình độ nghệ thuật
mới ---> Là nhà cách tân thiên tài
trong lĩnh vực truyện ngắn
^ Như vậy đóng góp của ông chính là
ngắn. Đó phần lớn là truyện ngắn
hiện thực có giá trị rất sâu sắc.)
+ Kịch nói: Hải âu, Cậu Va-ni-a, Ba
chị em,…
+ Từ khoảng 1890 trở đi ông cho ra
đời nhiều kiệt tác mang tinh thần
chống đối mãnh liệt chế độ nông nô
(Tất nhiên trong số đó có Người trong
bao)
Chiếu 3:

- Đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Sê-khôp:
--- Những cống hiến của SK trong Từ cốt truyện giản dị để đặt ra những vấn đề
lĩnh vực truyên ngắn được các nhà có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu
văn nổi tiếng của Nga và tổ chức khoa xa.
học giáo dục của liên hợp quốc
Unessco công nhận. Năm 2004 tổ
chức khvhgd nhân kỉ niệm 100 năm
ngày mất của Sê khốp đã quyết định

chọn năm này là năm Sê khốp
---- Các đánh giá về Sê khốp:
+ Macxim Gorki: “Về phương diện
phong cách Sê- khốp là người nghệ sĩ
duy nhất của thời đại ta nắm vững tới
mức điêu luyện cái nghệ thuật viết
25


×