Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

công nghệ 8 tiết 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.37 KB, 4 trang )

Trường THCS Phước An GV: Vũ Tiểu Thanh
Ngày soạn:
Tiết : 8
Bài : 11 BIỂU DIỄN REN
I/ Mục tiêu: Qua bài học này học sinh cần đạt về:
1) Kiến thức: - Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.
- Biết được qui ước vẽ ren.
2) Kỹ năng: - Nhận dạng các loại ren  Từ đó vẽ đúng các đường biểu diễn ren theo đúng nét
vẽ.
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren.
3) Thái độ: Hứng thú học tập, nghiêm túc, trung thực và chính xác.
II/ Chuẩn bị:
1) Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài 11 “Biểu diễn ren” SGK, SGV Công nghệ 8.
- Tham khảo các tài liệu liên quan.
- Tranh vẽ hình 11.2 →11.6 SGK phóng to.
- Vật mẫu: một số chi tiết có ren.
- Phương pháp tổ chức: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
2) Chuẩn bị của học sinh:
- Xem trước nội dung bài 11 SGK.
- Một số chi tiết có ren như hình H11.1
III/ Hoạt động dạy học:
1) Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
?1) Gọi một HS đọc Bản vẽ chi tiết vòng đai h10.1 trang 34.
?2) Các hình biểu diễn trên bản vẽ chi tiết thường có những loại hình nào?
→ Dự kiến phương án trả lời: + HS tự đọc bản vẽ chi tiết.
+ Thường có các hình chiếu và hình cắt.
3) Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
Các hình biểu diễn của chi tiết được vẽ bằng phép chiếu vuông góc, song đối với các chi


tiết hoặc kết cấu của chi tiết có hình dạng phức tạp như ren, lò xo, mối hàn … thì được vẽ theo qui
ước đơn giản. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các qui ước đó.
* Tiến trình bài dạy: (35’)
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
5’ * Hoạt động 1: Tìm hiểu chi
tiết có ren.
-Yêu cầu quan sát một số mẫu
vật có ren kết hợp quan sát
h11.1 SGK
? Hãy kể tên một số chi tiết có
ren và cho biết công dụng của
chúng?
Quan sát
- (a) ghế ngồi gồm hai chi
tiết có ren vặn vào nhau;
Làm cho mặt ghế được lắp
ghép với chân ghế.
(b) lọ mực ở phần cổ có
ren để vặn nắp lọ mực;
(c-e) là bóng đèn và đuôi
đèn có ren để vặn vào
I/ Chi tiết có ren.

Giáo án Công nghệ 8 1 2009 - 2010
Trường THCS Phước An GV: Vũ Tiểu Thanh
- GV giới thiệu vật mẫu một
bulông và một đai ốc.
? Ren được hình thành trên hai
vật này có gì khác nhau?
? Công dụng của ren trên các

chi tiết đó là gì?
- GV thông báo: ngoài ra ren
còn dùng để truyền lực, như
trục êtô, trục bàn ép …
nhau.
(d) đinh vít có ren; làm
cho 2 chi tiết được lắp
ghép lại với nhau.
(g-h) là bulông và đai ốc
có ren để vặn vào nhau.
Quan sát
- Bulông ren bên ngoài;
đai ốc ren bên trong.
- Ren dùng để lắp ghép các
chi tiết với nhau.
Lắng nghe
Các chi tiết có ren dùng để
ghép nối với nhau hay để
truyền lực.
10’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu qui
ước vẽ ren ngoài:
-GV giới thiệu: vì ren là 1 kết
cấu thường dùng để lắp ghép
và truyền lực, nó được tiêu
chuẩn hóa, có các mặt xoắn ốc
phức tạp, do đó nếu vẽ đúng
như thật thì mất nhiều thời
gian, nên ren được vẽ theo
cùng một qui ước đơn giản.
? Theo sự hình thành ren được

chia thành mấy loại?
? Thế nào là ren trục?
-Treo tranh vẽ hình 11.2 và
11.3; yêu cầu quan sát các hình
chiếu.
- YC các nhóm thảo luận
nhóm về cách qui ước vẽ ren:
+ Đường đỉnh ren được vẽ
bằng nét…….
+ Đường chân ren được vẽ
bằng nét……
+ Đường giới hạn ren được vẽ
bằng nét…..
+ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng
kín bằng nét…….
+ Vòng chân ren được vẽ hở
bằng nét…….
- GV gọi nhóm khác nhận xét.
HS lắng nghe
- Theo sự hình thành ren
được chia làm 2 loại : Ren
ngoài ( Ren trục ), Ren
trong ( Ren lỗ ).
- Ren được hình thành trên
mặt ngoài của trục gọi là
ren ngoài hay ren trục.
Quan sát
Thảo luận nhóm
Liền đậm.
Liền mảnh.

Liền đậm.
Liền đậm
- Vẽ hở 3/4 đường tròn, nét
liền mảnh.
Đại diện nhóm khác nhận
II/ Qui ước vẽ ren:
1) Ren ngoài (ren trục):
+ Đường đỉnh ren và
đường giới hạn ren vẽ
bằng nét liền đậm.
+ Đường chân ren vẽ bằng
nét liền mảnh.
+ Vòng đỉnh ren vẽ đóng
kín bằng nét liền đậm.
+ Vòng tròn chân ren chỉ
vẽ 3/4 vòng, nét mảnh.
Giáo án Công nghệ 8 2 2009 - 2010
Trường THCS Phước An GV: Vũ Tiểu Thanh
- GV nhận xét.
xét.
Lắng nghe.
10’ * Hoạt động 3: Tìm hiểu qui
ước vẽ ren trong:
-Treo tranh vẽ hình 11.4 và
11.5 ; giới thiệu vật mẫu có ren
lỗ.
? Ren trong là ren được hình
thành ở đâu?
-Yêu cầu quan sát các hình cắt,
hình chiếu cuả ren lỗ.

- YC các nhóm thảo luận
nhóm về cách qui ước vẽ ren
lỗ:
+ Đường đỉnh ren vẽ bằng
nét……
+ Đường chân ren vẽ bằng
nét…
+ Đường giới hạn ren vẽ bằng
nét…..
+ Vòng đỉnh ren được vẽ bằng
nét …...
+ Vòng chân ren được vẽ hở
bằng nét ….. ..
- GV gọi nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét
Quan sát
- Được hình thành ở mặt
trong của lỗ.
Quan sát
Thảo luận nhóm.
Liền đậm
Liền mảnh
Liền đậm
Liền đậm
Liền mảnh
Đại diện nhóm nhận xét.
Lắng nghe
2) Ren trong (ren lỗ).
+ Đường đỉnh ren được vẽ
bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren được vẽ
bằng nét liền mảnh.
+ Đường giới hạn ren được
vẽ bằng nét liền đậm
+ Vòng đỉnh ren vẽ nét
liền đậm.
+ ¾ vòng chân ren vẽ nét
liền mảnh.
5’ * Hoạt động 4: Tìm hiểu qui
ước vẽ ren bị che khuất:
- GV treo tranh vẽ hình 11.6.
- Yêu cầu quan sát, nêu nhận
xét: Ren bị che khuất theo qui
ước được vẽ như thế nào?
? Các hình biểu diễn trên bản
vẽ 11.6 thể hiện những hình
chiếu nào?
- GV nhận xét
- Khi vẽ ren bị che khuất
thì các đường đỉnh ren,
chân ren, giới hạn ren được
vẽ bằng nét đứt.
- HCĐ và HCC.
Lắng nghe
3) Ren bị che khuất.
Trường hợp ren trục hoặc
ren lỗ bị che khuất, thì các
đường đỉnh ren, chân ren,
giới hạn ren,… đều được
vẽ bằng nét đứt.

5’ * Hoạt động 5: Củng cố
? Quan sát kĩ bản vẽ ren trục
và ren lỗ, nêu nhận xét về qui
ước vẽ ren trục và ren lỗ khác
nhau như thế nào?
HSTL
Giáo án Công nghệ 8 3 2009 - 2010
Trường THCS Phước An GV: Vũ Tiểu Thanh
- Hướng dẫn bài học ở nhà:
+ Hướng dẫn HS trả lời câu
hỏi cuối SGK.
+ Hướng dẫn hs làm các bài
tập: Dựa vào các quy ước vẽ
ren để làm bài tập.
+ Yêu cầu 1-2 HS đọc lại phần
ghi nhớ.
HSTL
Theo dõi
HS đọc “Ghi nhớ”
4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 3’)
- Đọc trước nội dung bài 10 + 12: “Thực hành: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt và
có ren”
- Làm bài tập cuối SGK/ 37
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi cuối bài và đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Rút kinh nghiệm – bổ sung:
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................

Giáo án Công nghệ 8 4 2009 - 2010

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×