Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.02 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN MẠNH NINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở HUYỆN VĂN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN MẠNH NINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở HUYỆN VĂN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến


Thái Nguyên, năm 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu là đề tài của riêng tôi, các số
liệu thu thập, kết quả tính toán trong luận văn này là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ cuộc bảo vệ học vị nào. Quá trình thực hiện luận văn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày .... tháng .... năm 2019
TÁC GIẢ


ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy
cô giáo, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập nghiên cứu thực hiện luận văn.
Nhân dịp này Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Yến, người đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tôi và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình triển khai, thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn còn có những hạn chế nhất định nên
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2019
TÁC GIẢ



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................ viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ............................... 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN ..................................................................................... 3

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 3
1.1.1. Sản xuất và phát triển sản xuất................................................................ 3
1.1.2. Rau an toàn .............................................................................................. 4
1.1.3. Phát triển sản xuất rau an toàn ................................................................ 9
1.1.4. Nội dung của sản xuất rau an toàn ........................................................ 10
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn ................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16
1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở một số nước trên thế giới ............ 16
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau an toàn của một số địa
phương ở Việt Nam............................................................................... 18

1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với phát triển sản xuất rau an toàn ở
huyện Văn Yên...................................................................................... 21
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài................. 22


iv
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 25

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Văn Yên ..................................... 28
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – KTXH đến sản xuất rau an
toàn tại huyện Văn Yên ....................................................................... 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 31
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 33
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 34
2.3.1. Chỉ tiêu kết quả ..................................................................................... 34
2.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả ................................................................................... 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 36

3.1. Thực trạng về sản xuất rau tại huyện Văn Yên ........................................ 36
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng sản xuất rau tại huyện Văn Yên ......... 36
3.1.2. Cơ cấu chủng loại rau và giống rau trên địa bàn huyện Văn Yên ....... 38
3.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở huyện Văn Yên .................................. 40
3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau và kết cấu hạ tầng cho sản xuất
rau an toàn ............................................................................................. 40
3.2.2. Chất lượng rau an toàn .......................................................................... 42
3.2.3. Tiêu thụ rau an toàn Tại huyện Văn Yên .............................................. 43
3.3. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại các điểm điều tra ............................. 45
3.3.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra ..................................................... 45

3.4.2. Tình hình sản xuất của các hộ điều tra .................................................. 50
3.3.3. Về tổ chức sản xuất RAT ...................................................................... 53
3.3.4. Thị trường tiêu thụ rau của nhóm hộ điều tra ....................................... 61
3.4. Đánh giá hoạt động sản xuất rau an toàn huyện Văn Yên ....................... 66
3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 66
3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 68


v
3.5. Một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Văn Yên
đến năm 2022 ........................................................................................ 70
3.5.1. Về tổ chức quản lý ................................................................................... 70
3.5.2. Về cơ chế chính sách............................................................................. 71
3.5.3. Về kiểm tra chất lượng rau an toàn ....................................................... 72
3.5.4. Về giải pháp kỹ thuật ............................................................................ 73
3.5.5. Về tổ chức sản xuất ............................................................................... 73
3.5.6. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn .... 74
3.5.7. Tổ chức sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật .................. 75
3.5.8. Mở rộng diện tích, tăng năng suất sản xuất rau an toàn ....................... 76
3.5.9. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn ............................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78

1. Kết luận ....................................................................................................... 78
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 79
2.1. Đối với Nhà nước ..................................................................................... 79
2.2. Đối với huyện Văn Yên ........................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 86



vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Cụm từ đầy đủ

BGĐ

Ban giám đốc

BNN

Bộ nông nghiệp

BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


PGS.TS

Phó giáo sư tiến sỹ

RAT

Rau an toàn

TP

Thành phố

TS

Tiến sỹ

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau
(Theo qui định của WHO) ............................................................ 5

Bảng 1.2:


Hàm lượng kim loại nặng (Theo quy định của WHO) ................. 5

Bảng 2.1.

Giá trị sản xuất giai đoạn 2015-2017.......................................... 28

Bảng 3.1.

Diện tích và sản lượng rau của huyện Văn Yên năm 2015 – 2017 ........ 37

Bảng 3.2.

Diện tích, cơ cấu các nhóm rau năm 2015 - 2017 ...................... 38

Bảng 3.3:

Cơ cấu sản lượng rau an toàn tiêu thụ ở các kênh khác nhau..... 39

Bảng 3.4:

Tình hình sản xuất rau an toàn của Văn Yên 2015 – 2017......... 40

Bảng 3.5:

Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn tại các xã ............ 41

Bảng 3.6:

Bảng so sánh giá cả giữa rau an toàn và rau thường .................. 44


Bảng 3.7:

Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra (Tình
bình quân/hộ) .............................................................................. 46

Bảng 3.8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra (Tính bình
quân/hộ) ...................................................................................... 48
Bảng 3.9: Tình hình trang bị TLSX của các hộ điều tra (bình quân/hộ) ....... 49
Bảng 3.10. Chi phí sản xuất cho 2 chủng loại rau trên 1 ha .......................... 50
Bảng 3.11. Hiệu quả sản xuất RAT so với RTT trên 1 ha sản xuất rau
các loại ........................................................................................ 52
Bảng 3.12. Nguồn gốc giống trong sản xuất rau an toàn tại các hộ điều tra........ 55
Bảng 3.13. Sử dụng phân chuồng và phân vi sinh của hộ điều tra ............... 56
Bảng 3.14. Kết quả điều tra nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
trên rau tại huyện Văn Yên năm 2017 ........................................ 57
Bảng 3.15. So sánh hiệu quả kinh tế giữa một số loại rau với lúa (tính
trên 1ha) ...................................................................................... 60
Bảng 3.16: Các hình thức tiêu thụ của các nhóm hộ sản xuất ...................... 63


viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất, rau an toàn.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất rau an toàn của các hộ trên địa bàn
huyện Văn Yên.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn ở
huyện Văn Yên.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Văn Yên.
2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn

* Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin, số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn sách,
các tạp chí chuyên ngành, kế thừa các đề tài nghiên cứu các cấp của các
trường đại học, các viện nghiên cứu, nghiên cứu của các cơ quan, các báo cáo
của địa phương (các phòng, ban chuyên môn thuộc huyện Văn Yên và tỉnh
Yên bái), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tài liệu công bố trên
mạng; kế thừa các luận văn, luận án có liên quan đến phát triển sản xuất rau
an toàn, việc phát triển sản xuất rau an toàn tác động đến thu nhập của hộ
nông dân.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp dựa trên cuộc điều tra hộ tại huyện Văn
Yên. Phương pháp điều tra có thể khái quát như sau:
+ Phương pháp lựa chọn mẫu điều tra
- Lựa chọn xã điều tra: Tiêu chí lựa chọn xã là những xã được chọn phải
đại diện là xã sản xuất rau an toàn của huyện, bao gồm Yên Hợp, Đại Phác,
An Thịnh.


ix
- Lựa chọn thôn điều tra: xã Yên Hợp lựa chọn 2/10 thôn, xã Đại Phác
chọn 2/9 thôn, xã An Thịnh chọn 2/18 thôn.
- Chọn hộ điều tra: mỗi xã lựa chọn 30 hộ điều tra, mỗi thôn tiến hành
điều tra 15 hộ.
* Phương pháp xử lý số liệu
- Lựa chọn các số liệu hợp lý với đề tài đã chọn.
- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các kết quả
có được để từ đó đưa ra những nhận xét về thực trạng sản xuất rau an toàn và là
cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Văn Yên.
3. Kết quả nghiên cứu đạt được

Phát triển rau an toàn ở Văn Yên có nhiều lợi thế, do các nguyên nhân:
Nhu cầu về rau an toàn của thị trường trong và ngoài huyện tăng nhanh, mặt
khác Văn Yên nằm ở vị trí thuận lợi, giàu tiềm năng về đất đai và lao động, đang
trong xu thế hội nhập với quốc tế, thuận lợi trong tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và
nguồn vốn đầu tư; lại có chủ trương và chính sách ưu đãi cho phát triển rau an toàn.
Kết quả sản xuất RAT trên địa bàn huyện Văn Yên đã đạt được khá tốt.
Năm 2017 tổng diện tích gieo trồng rau đạt trên 12.000 ha, năng suất đạt 129
tạ/ha, sản lượng 163.246 tấn/năm trong đó diện tích canh tác RAT là 1.200
ha, chiếm 10% diện tích gieo trồng, năng suất đạt 129 tạ/ha, sản lượng 15.480
tấn/ năm. Quy mô diện tích RAT tăng qua các năm, trung bình 3 năm gần đây
tăng 10,78%, nhờ vậy mà sản lượng RAT cũng tăng lên 15% đáp ứng nhu cầu
hiện tại của người dân trong thành phố cả về chất lượng và số lượng.
Kết quả sản xuất và tiêu thụ đã góp phần làm thay đổi cơ bản tập quán
canh tác cũ, thay đổi cả tư duy đối với người sản xuất và tiêu dùng, vấn đề xã
hội hóa sản xuất RAT được thực hiện. Mặc dù quy hoạch sản xuất đã được
định hình, tuy nhiên, các hộ nông dân chưa bố trí sản xuất RAT tập trung, vẫn
còn có sự xen kẽ với sản xuất rau thường, nên thực hiện quy mô kỹ thuật chưa
triệt để.


x
Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Văn Yên trong
thời gian tới đặt ra giải quyết đồng bộ các giải pháp như sau: hoàn thiện quy
hoạch bố trí sản xuất hợp lý hơn, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ cho phát triển vùng sản xuất RAT, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kĩ thuật
vào sản xuất, đặc biệt là giống mới, chủng loại mới, công nghệ trồng mới
đang là yêu cầu tích cực triển khai rộng khắp các địa phương, tăng cường hợp
tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện các chính sách,
mở rộng các công tác tuyên truyền và tổ chức tiêu thụ có hiệu quả là điều kiện
quan trọng. Từ đây tạo ra hệ thống các yếu tố tích cực tác động hữu hiệu đến

việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Văn Yên. Thực
hiện tốt các giải pháp chủ yếu đề ra chính là thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật trong sản xuất và tiêu thụ RAT tại huyện Văn Yên.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước đang phát triển ngành nông nghiệp là ngành sản
xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Chính vì vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp rất cần được quan tâm.
Trong đó, sản xuất rau an toàn cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho cuộc sống
ngày càng phát triển hiện nay. Để có được rau an toàn cần phải giám sát, áp
dụng theo quy trình từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt
là sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng liệu
có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chất lượng và sản lượng
rau an toàn hiện nay đang là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Hiện nay
đã có những chính sách và quy định của Nhà nước về sản xuất rau an toàn thể
hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực này. Quyết định số 67/1998/QĐBNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
“Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn” đã quy định cụ thể các mức chỉ tiêu
về rau an toàn. Ngày 18/9/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra
văn bản về việc Tăng cường sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Sản xuất rau an
toàn hiện đang là vấn đề nóng hổi với sự quan tâm của toàn xã hội. Đối với
huyện Văn Yên trong những năm gần đây, nhu cầu về thực phẩm và chất lượng
thực phẩm ngày càng tăng cao, trong đó nhu cầu tiêu thụ rau an toàn là rất lớn,
những năm gần đây đã có nhiều hộ nông dân và một số Hợp tác xã trên địa bàn
huyện phát triển sản xuất rau theo hướng an toàn. Tuy nhiên, việc sản xuất rau
an toàn hiện nay cần đặt ra một số vấn đề như: Việc giám sát, áp dụng theo quy
trình từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là sử dụng
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng; sản lượng thấp,

chất lượng chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Để
đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như gia tăng giá trị thu
nhập cho người trồng rau thì việc sản xuất rau an toàn để tạo ra sản phẩm đạt
chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với sơ chế và tiêu thụ là
việc làm rất cần thiết tại huyện Văn Yên. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi


2
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất
rau an toàn ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất rau an toàn của các hộ trên địa bàn
huyện Văn Yên.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Văn Yên.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động sản xuất rau an toàn của hộ
- Nghiên cứu cách thức tổ chức sản xuất, nguồn lực phát triển sản xuất
rau an toàn.
- Nghiên cứu các mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Văn Yên.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện Văn Yên.
4.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Tài liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2015-2017;
Số liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát thu thập năm 2018.
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và đặc biệt là
có tính thực tiễn; Luận văn là cơ sở giúp cho UBND huyện Văn Yên đánh giá
toàn diện hơn về vấn đề sản xuất rau an toàn hiện nay, những thuận lợi và khó

khăn của các hộ, các Hợp tác xã sản xuất rau an toàn trên địa bàn.
Đồng thời, đề tài sẽ là tài liệu giúp cho cấp ủy, chính quyền và các tổ chức
ở huyện Văn Yên xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất rau an toàn phù hợp và
có hiệu quả, trên cơ sở giải pháp mà đề tài đưa ra. Góp phần thúc đẩy sự phát
triển nông nghiệp nông thôn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh
tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện Văn Yên.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU
AN TOÀN
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Sản xuất và phát triển sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là một quá trình tạo ra sản phẩm..
Quá trình này tính từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất cho đến khi sản phẩm
được tạo ra. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính: sản xuất cái gì?
sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản xuất? làm thế nào để tối
ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?(6)
1.1.1.2. Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, nó cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt chất của sản
xuất. Có thể phân phát triển sản xuất theo hai hướng khá phổ biến là: phát
triển theo chiều rộng và theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: thể hiện việc có thêm một số loại
sản phẩm, hàng hóa nhằm đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của khách hàng.
Trong phát triển sản xuất rau an toàn đó là sự gia tăng về diện tích, số lượng,

chủng loại rau.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: thể hiện ở việc đa dạng hóa kiểu cách,
mẫu mã, kích cỡ của một loại sản phẩm, hàng hóa nhằm đáp ứng thị hiếu đa
dạng các nhóm khách hàng khác nhau. Trong sản xuất rau an toàn đó là sự gia
tăng về mặt chất lượng rau an toàn, rau sản xuất ra phải đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, sự tiến bộ về cơ cấu chủng loại thích hợp theo mùa vụ nhằm


4
cung cấp đều đặn quanh năm cho nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trong nước và
xuất khẩu. (6)
1.1.2. Rau an toàn
1.1.2.1. Khái niệm Rau an toàn
Rau an toàn (RAT) là khái niệm xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần
đây trước tình hình một số sản phẩm rau xanh được tiêu thụ trên thị trường đã
gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và tổ chức lương thực của liên hợp
quốc (FAO) thì rau an toàn phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Rau đảm bảo phẩm cấp chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo, và
không ủ bằng hóa chất độc hại.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat và kim loại nặng
dưới mức cho phép.
- Rau không bị bệnh không có vi sinh vật gây hại cho con người và gia súc.
- Tiêu chuẩn RAT thế giới và Việt Nam: Theo các nhà nghiên cứu hàm
lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên các sản phẩm rau như hàm lượng nitơ rát,
kim loại nặng, hóa chất BVTV, vi sinh vật.. có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe
của người sử dụng tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm. Do đó, sản phẩm rau đươc
xem là an toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuật cho phép của các cơ
quan giám định và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp. Theo tổ
chức Y tế thế giới, dư lượng cho phép trong sản phẩm rau đối với các yếu tố ô

nhiễm như sau:


5
Bảng 1.1: Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau (Theo
qui định của WHO)
ĐVT: mg/kg sản phẩm
Loại rau

Dư Lượng

Loại rau

Dư lượng

Dư hấu

60

Hành tây

Dưa bở

90

Cà chua

150

Ớt ngọt


200

Dưa chuột

150

Măng tây

200

Khoai tây

250

Đậu quả

200

Cà rốt

250

Ngô rau

300

Hành lá

400


Cải bắp

500

Bầu bí

400

Xu hào

500

Cà tím

400

Súp lơ

500

Xà lách

1500
(Nguồn: FAO, 1993)

Bảng 1.2: Hàm lượng kim loại nặng (Theo quy định của WHO)
ĐVT: mg/kg sản phẩm
Loại kim loại


Dư lượng

Loại kim loại

Dư lượng

Chì (pb)

0,5

Camidi (Cd)

0,03

Asen (As)

0,2

Thủy ngân (Hg)

0,02

Đồng (Cu)

5,0

Kẽm (Zn)

10,0


Thiếc (Sn)

200,0

Aplatoxin BI

0,005

Paiutin

0,05
(Nguồn: FAO, 1993)

Rau an toàn (RAT) là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được
canh tác trên các diện tích dất có thành phần hóa - thổ nhưỡng được kiểm soát
(nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại có nguồn gốc từ
phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại
trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình nhất định (đặc biệt là quy


6
trình sử dụng phân bón thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo
các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt
ra.(11)
Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau người ta vẫn sử dụng
phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn
chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn tồn tại một dư lượng nhất định các
chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Theo tổ chức y tế thới giới rau an toàn là rau cần phải đạt được các tiêu

chuẩn nghiêm ngặt về dư lượng thuốc BVTV, phân bón, kim loại nặng, và vi
sinh vật trong rau phải đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Nếu vi phạm một
trong bốn tiêu chuẩn trên thì không được gọi là rau an toàn.
Rau an toàn của Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau
được canh tác bằng các kỹ thuật thông thường, họ kiểm soát trên góc độ vệ
sinh an toàn thực phẩm. Ở các nước phát triển với quy trình công nghệ sản
xuất rau chuẩn, với sử dụng phân bón, thuốc BVTV kiểm soát được, vấn đề
rau an toàn về cơ bản đã được giải quyết.(12)
Bộ NN&PTNT của Việt Nam đưa ra các quy định về sản xuất rau an
toàn như sau: Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân,
lá, củ hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng hóa chất
và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo
đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn.
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của sản
phẩm rau đặt ra như sau.
Về hình thái: sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng
loại rau, đúng độ chín kỹ thuât (hay thương phẩm), không dập nát , hư thối,
không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp


7
Về nội chất phải đảm bảo mức quy định cho phép
+ Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng NO3 tích lũy trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như: chì, thủy
ngân, asen, cadimin, đồng.
+ Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (ecoli, sanmollela, trứng
giun, sán..v.v)
Sản phẩm rau an toàn chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,

khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu trên không vượt quá giới hạn quy định.
Tóm lại, theo quan điểm của nhiều nhà khoa học cho rằng: Rau an toàn
là rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sau:
- Rau an toàn là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị gây hại,
dập nát, héo úa.
- Dư lượng thuốc trừ sâu, BVTV hàm lượng NO3 và hàm lượng kim loại
nặng dưới mức cho phép.
- Không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia
súc(15)
* Vai trò của sản xuất rau an toàn
Sản xuất rau an toàn có vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong nhiều mặt của
đời sống, cụ thể là:
- Về sức khỏe con người: Sản xuất và sử dụng rau an toàn có tác dụng tốt
đến sức khỏe con người, giúp con người hấp thu đầy đủ các vitamin và dưỡng
chất trong rau mà không phải lo lắng về vấn đề ngộ độc thực phẩm hay những
ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Hơn nữa sản xuất rau an toàn còn góp phần
bản vệ sức khỏe của người sản xuất do giảm thiểu tiếp xúc với các háo chất
độc hại.
- Về môi trường: Bằng việc áp dụng các biện pháp canh tác đảm bảo cho
cây rau hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư trong


8
sản phẩm, sản xuất rau an toàn đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm trường và trở lên
thân thiện với môi trường góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái
bền vững.
- Về kinh tế: Thực tế tại nhiều vùng trồng rau an toàn đã khẳng định
trồng rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần trồng lúa và gấp 1,5 – 2
lần so với trồng rau theo phương pháp cũ.
- Về hiệu quả xã hội: Khác với trồng lúa hay một số cây trồng khác, mọi

thành viên trong gia đình đều có thể tham gia trồng rau nói chung hay rau an
toàn nói riêng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết lao động ở nông
thôn. Mặt khác do có hiệu quả kinh tế cao, trồng rau an toàn làm tăng thu nhập
cho người dân, cải thiện cuộc sống của họ, qua đó góp phần ổn định trật tự xã
hội.(15)
* Nguyên nhân rau không an toàn
Một số nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng và các cơ quan quản lý
Nhà nước nghi ngờ độ an toàn của rau, củ:
Một là: Người nông dân chỉ quen sản xuất nhỏ lẻ, hầu như không áp
dụng các biện pháp kỹ thuật mới, các quy trình trồng rau, củ, quả an toàn và
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan không cần quan tâm đến các loại thuốc,
liều lượng, thời gian cách ly. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến sản
phẩm rau trở nên không an toàn và gây ra nhiều vụ ngộ độc cấp tính trong
thời gian gần đây đặc biệt là ở các đô thị lớn, khu công nghiệp.
Thứ hai: Vấn đề quy hoạch sản xuất rau an toàn chưa đồng bộ và có quy
mô về diện tích, thậm chí rau an toàn còn được canh tác xen kẽ với rau không
an toàn và hoặc cây trồng khác như ngô và một số cây hoa màu. Vì thế thiên
địch của sâu hại rau vẫn bị mất đi do việc sử dụng thuốc của thửa ruộng bên
cạnh và lúc này ruộng rau an toàn lại trở thành nơi lánh lạn của sâu bệnh hại.
Để đảm bảo năng suất, người trồng rau an toàn bắt buộc phải sử dụng thuốc
nhiều hơn, kết quả làm sản phẩm rau trở lên không an toàn.


9
Thứ ba: Tình trạng bất lực trong việc nhập khẩu và kinh doanh, sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trong nông nghiệp do chế tài sử phạt
chưa nghiêm khắc, tiền phạt là quá nhỏ so với lợi nhuận do việc vi phạm thu được.
Thứ tư: Mức độ tiêu thụ rau an toàn còn quá thấp, chưa đủ hấp dẫn để
các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh. Mặt khác trình độ hạn chế của người
dân và cán bộ kỹ thuật cũng là một cản trở không nhỏ đối với sản xuất rau an toàn.

Tuy nhiên bất chấp những nguyên nhân trên, nhu cầu sử dụng rau an
toàn của người dân đặc biệt là người dân ở những vùng đô thị lớn ngày càng
tăng cao. Rau được sử dụng trong phần lớn các gia đình hiện nay là những
loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không được đảm bảo về chất lượng. Ở
thời điểm hiện tại có hai loại rau có thể được coi là an toàn cho người tiêu
dùng, đó là:
- Rau hữu cơ: Được sản xuất theo phương thức sử dụng phân vi sinh, xử
lý đất, bệnh hại do nấm, vi khuẩn bằng chế phẩm sinh học có nguồn gốc là
các vi sinh vật có lợi không ảnh hưởng đến người và môi trường, tưới nước
sạch, đất không bị ô nhiễm và không sử dụng phân hóa học hay thuốc bảo vệ
thực vật. Loại rau này được coi là có mức độ tin tưởng về độ sạch cao nhất và
đối tượng sử dụng thường xuyên là những người có thu nhập cao.
- Rau an toàn: Là loại rau được sản xuất theo quy trình phòng, chống
dịch hại tổng hợp (IPM) và quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được
kiểm soát là chính.(16)
1.1.3. Phát triển sản xuất rau an toàn
Phát triển sản xuất rau an toàn để làm phong phú các loại rau, củ, quả
với sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu và bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người
tiêu dùng. Phá bỏ thói quen canh tác cũ cho sản phẩm kém chất lượng và gây
nhiều hoài nghi cho người tiêu dùng. Phát triển sản xuất rau an toàn đòi hỏi
phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt từ khâu chuẩn bị đất trồng,
chọn giống, gieo trồng và chăm sóc cho tới khi thu hoạch. Phát triển sản xuất


10
rau an toàn phải giữ được môi trường trong sạch, đảm bảo sức khoẻ cho
người sản xuất và sản phẩm đầu ra an toàn cho người tiêu dùng. Phát triển
sản xuất rau an toàn cần rà soát các vùng, qui hoạch vùng sản xuất rau an
toàn tập trung, thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ gắn với khuyến khích, ưu
tiên các doanh nghiệp tham gia thu mua sản phẩm rau an toàn cũng như đầu

tư vào sản xuất rau an toàn. Cùng với đó, phát triển kết cấu hạ tầng các vùng
sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh trong chương trình nông thôn mới
tại các xã. Tập trung vào các giải pháp khoa học công nghệ về giống, về kỹ
thuật canh tác cũng như đẩy mạnh các hoạt động về xây dựng thương hiệu.
Phát triển sản xuất rau an toàn theo phương thức hợp vệ sinh, các dư
lượng hóa chất trong thực phẩm không vượt ngưỡng cho phép, bảo đảm sức
khỏe người sử dụng. Chính vì thế, nhu cầu về rau an toàn nói riêng và thực
phẩm an toàn nói chung đối với người tiêu dùng ngày càng tăng. Đây là xu
hướng tất yếu trong điều kiện nền kinh tế - xã hội, cũng như nhận thức về sức
khỏe của người dân được nâng lên. Phát triển sản xuất rau an toàn nhằm hướng
tới một nền nông nghiệp bền vững, an toàn và vì quyền lợi của tất cả người
tiêu dùng. Đồng thời, góp phần nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo
thu nhập ổn định cho người hộ sản xuất cũng như tạo đà cho tái cơ cấu sản
xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững.(16)
1.1.4. Nội dung của sản xuất rau an toàn
- Về nhân lực: Phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo
vệ thực vật. Người sản xuất rau an toàn phải qua các lớp huấn luyện kỹ thuật
sản xuất rau an toàn.
- Về đất trồng: Có đặc điểm lý, hóa, sinh phù hợp vơi sự sinh trưởng,
phát triển của cây rau, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất
thải sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các
nghĩa trang, đường giao thông lớn. Đất ở các vùng sản xuất rau an toàn phải
được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất.


11
- Về phân bón: Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục phân bón
được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý đảm
bảo không có nguy cơ ô nhiễm hóa chất, vi sinh vật có hại. Không sử dụng
các loại phân bón có nguy cơ o nhiễm cao như: Phân chuồng tươi, nước giải,

phân chế biến từ nước thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp
cho rau.
- Về nước tưới: Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi
các vi sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo
tiêu chuẩn quy định, không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý,
nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi,
các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực
tiếp cho rau. Nguồn nước tưới cho các vùng sản xuất rau an toàn phải được
kiểm tra định kỳ và đột xuất.
- Về kỹ thuật sản xuất rau an toàn: Sử dụng các phương pháp luân canh,
xen canh hợp lý, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên. Bón phân đúng chủng
loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón theo quy trình trồng trọt rau an
toàn cho từng loại rau, riêng phân đạm phải đảm bảo thời gian cách ly trước
khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối với phân bón lá.
- Về phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các biện pháp phòng trừ thủ công hay
sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học, phát hiện sớm đối tượng sâu
bệnh để phòng trừ kịp thời. hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng
trừ sâu bệnh cho rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học phải
tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Dúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách,
đúng thời gian.
- Về thu hoạch và bảo quản rau an toàn: Rau an toàn phải thu hoạch
đúng kỹ thuật, đúng thời điểm đảm bảo năng suất, chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm, phải được bảo quản bằng phương pháp thích hợp để giữ được
hình thái và chất lượng của sản phẩm.


12
- Về công bố tiêu chuẩn rau an toàn: Trước khi tiến hành sản xuất, tỏ
chức sản xuất rau an toàn phải công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định số

03/2006/QĐ-BKH ngày 10/01/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Sản phẩm rau an toàn trước khi lưu thông phải đảm bảo các điều kiện:
Có giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn do tổ chức chứng nhận sản xuất rau
an toàn cấp, bao gói thích hợp, nhãn hàng hóa gắn liền với bao gói, dây buộc
hoặc gắn trực tiếp vào từng sản phẩm (củ, quả), việc ghi nhãn hàng hóa rau an
toàn phải thực hiện theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ghi nhãn hàng hóa.
- Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát rau an toàn: Tổ chức sản xuất
rau an toàn theo các hình thức phù hợp với quy mô sản xuất như: Tổ hợp tác,
hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh. Tổ chức sản xuất rau an toàn phải đăng ký
và chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn, chịu sự
kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Ngoài ra còn có các quy định của Nhà nước về thủ tục chứng nhận điều
kiện sản xuất rau an toàn, thủ tục chứng nhận rau an toàn. Các cơ sở sản xuất
rau an toàn phải đảm bảo đầy đủ các quy định của Nhà nước về các vấn đề có
liên quan đến rau an toàn, mới có thể đi vào sản xuất kinh doanh rau an
toàn.(15)
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn
* Yếu tố về điều kiện tự nhiên
- Điều kiện địa lý
Điều kiện địa lý có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói
chung cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng. Sản xuất nông nghiệp được
tiến hành trên không gian rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên
mang tính khu vực rõ rệt. Ở mỗi vùng có điều kiện địa lý, khí hậu rất khác
nhau. Lịch sử hình thành các loại loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các


13
loại đất trên địa bàn có địa hình khác nhau, các hoạt động nông nghiệp cũng
khác nhau. Điều kiện địa lý thuận lợi mới có cơ hội để phát triển sản xuất.

- Điều kiện đất đai
Đất đai là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói
chung cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng. Đất đai cần được phân tích,
đánh giá về điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất rau an toàn là:
Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về đất (nguồn nước
đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, khả năng mà cây trồng các loại
có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất...); đặc điểm về địa
hình, độ cao của đất đai. Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi
hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể
mọt đặc điểm nào đó của đất đai khó khăn cho phát triển cây trồng này nhưng
lại lại thuận lợi cho việc phát triển cây trồng khác. Đồng thời cần xem xét
từng thời vụ cụ thể trong năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản xuất một
loại cây trồng nhất định.
- Điều kiện khí hậu
Yếu tố khí hậu mang tính quyết định cho sản xuất nông nghiệp cũng như
sản xuất rau an toàn nói riêng. Cần phải phân tích các số liệu cơ bản của khí
hậu như: Nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, không khí.., đánh giá về mức
độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể.
* Yếu tố về kinh tế - xã hội
- Đất đai
Đất đai khi xem xét những đặc tính cơ bản về cơ, lý, hóa, sinh ảnh hưởng
như thế nào đến sản xuất nông nghiệp, được coi là điều kiện tự nhiên, song
nếu xem xét nó về quy mô diện tích bình quân cho một nhân khẩu, một lao
động, cách thức phân phối quỹ đất nông nghiệp thì lại là điều kiện kinh tế.
Nói chung các điều kiện khác như nhau, nếu chỉ tiêu đất đai nông nghiệp, đất
canh tác trên một nhân khẩu, một lao động ngày càng cao, càng tạo điều kiện


×