Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua kho bạc nhà nước sa pa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ &QUẢN TRỊ KINH DOANH

LƯU THẾ HƯNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC SA PA, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ &QUẢN TRỊ KINH DOANH

LƯU THẾ HƯNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC SAPA, TỈNH LÀO CAI

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.31.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học : TS. Phạm Thị Thanh Mai


THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Sa Pa, tỉnh Lào Cai” là của
riêng tôi.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Các vấn đề trong
luận văn là xuất phát từ tình hình thực tế công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước tại huyện Sa Pa.
Sa Pa, ngày …….. tháng .. năm 2019
Tác giả luận văn

Lưu Thế Hưng


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp
với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản
thân. Trong khi học tập và thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Thanh Mai là người trực
tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Lãnh đạo phòng
Đào tạo, bộ phận Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và phân hiệu Lào Cai, đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi cũng chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp, các đơn
vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước, trên địa bàn huyện Sa Pa đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi thực hiện thành công luận văn này. Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận
văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý
chân thành của quý thầy, cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Sa Pa, ngày ... tháng ... năm 2019
Tác giả luận văn

Lưu Thế Hưng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ..................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................3
5. Kết cấu nội dung luận văn .......................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẤP
HUYỆN ................................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
cấp huyện ..............................................................................................................5
1.1.1. Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ......................5
1.1.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước ......................9
1.1.3 Các hình thức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước cấp huyện ...........................................................................................15
1.1.4 Quy trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà
nước cấp huyện ...................................................................................................16
1.1.5. Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà
nước cấp huyện ...................................................................................................22
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho
bạc Nhà nước ......................................................................................................28
1.2. Cơ sở thực tiễn kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
cấp huyện ............................................................................................................32


iv

1.2.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Từ Sơn,
Bắc Ninh .............................................................................................................32
1.2.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc ..............................................................................33
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách đối với Kho
bạc Nhà nước Sa Pa, tỉnh Lào Cai ......................................................................34
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................36
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................36
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................36

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ...........................................................................39
2.2.3. Phương pháp phân tích ....................................................................................39
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................40
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác chi ngân sách nhà nước cấp
huyện/thị xã ........................................................................................................40
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm soát lập dự toán chi thường xuyên
ngân sách nhà nước cấp huyện/thị xã .................................................................40
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm soát chấp hành dự toán chi thường
xuyên ngân sách cấp huyện/thị xã ......................................................................40
2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm soát quyết toán chi thường xuyên ngân
sách nhà nước cấp huyện/thị xã ..........................................................................40
2.4.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng .............................................41
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC SA PA, TỈNH LÀO
CAI .....................................................................................................................42
3.1. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nước Sa Pa, tỉnh Lào Cai .......................................42
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................42
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước Sa Pa .......................................43
3.2. Tình hình chi thường xuyên ngân sách qua KBNN Sa Pa .................................47


v

3.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà
nước Sa Pa, tỉnh Lào Cai ....................................................................................51
3.3.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Sa
Pa, tỉnh Lào Cai ..................................................................................................51
3.3.2. Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà
nước Sa Pa, tỉnh Lào Cai ....................................................................................55
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sa

Pa ........................................................................................................................71
3.4.1. Các nhân tố bên ngoài .....................................................................................71
3.4.2. Các nhân tố bên trong .....................................................................................76
3.5. Đánh giá tổng quát về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua
KBNN Sa Pa .......................................................................................................80
3.5.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................80
3.5.2. Hạn chế ............................................................................................................84
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................86
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC SAPA, TỈNH LÀO CAI ............................................................93
4.1. Mục tiêu, định hướng hoạt động của Kho bạc Nhà nước Sa Pa ........................93
4.1.1. Mục tiêu kiểm soát chi NSNN trong những năm sắp tới ................................93
4.1.2. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sa Pa
............................................................................................................................94
4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Sa Pa....96
4.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN ..............................96
4.2.2. Tăng cường công cụ và kỷ luật của Kho bạc Nhà nước .................................99
4.2.3. Nâng cao năng lực cán bộ kiểm soát chi .........................................................99
4.2.4. Tăng cường tự kiểm tra công tác kiểm soát chi thường xuyên .................... 100
4.2.5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm
của đơn vị sử dụng ngân sách .......................................................................... 101


vi

4.3. Một số kiến nghị.............................................................................................. 102
4.3.1. Kiến nghị với KBNN Sa Pa ......................................................................... 102
4.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền huyện Sa Pa ................................................ 106
4.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền trung ương .................................................. 106

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 111
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 113


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Tên đầy đủ

Viết tắt

1

Cán bộ công chức

CBCC

2

Chương trình mục tiêu

CTMT

3

Hội đồng nhân dân


HĐND

4

Kho bạc Nhà nước

KBNN

5

Kiểm soát chi

KSC

6

Kinh tế xã hội

KT- XH

7

Kế toán Kho bạc

KTKB

8

Kế toán Nhà nước


KTNN

9

Mục lục ngân sách

MLNS

10

Ngân sách Nhà nước

NSNN

11

Ủy ban nhân dân

UBND

12

Xây dựng cơ bản

XDCB


viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN cấp huyện ................17
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Kho bạc Nhà nước Sa Pa ...................................................45
Sơ đồ 3.2: Quy trình giao dịch một cửa trong KSC thường xuyên NSNN tại KBNN
Sa Pa...........................................................................................................55
Bảng biểu
Bảng 3.1: Trình độ đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp huyện
qua KBNN Huyện Sa Pa tại Phòng Kế toán ..............................................47
Bảng 3.2: Cơ cấu thu NSNN cấp huyện qua KBNN Sa Pa năm 2016-2018 ............48
Bảng 3.3: Cơ cấu chi NSNN cấp huyện qua KBNN huyện Sa Pa ............................48
Bảng 3.4: Tình hình chi thường xuyên ngân sách tại KBNN Sa Pa 2016-2018 .......49
Bảng 3.5: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cấp huyện theo lĩnh vực chi qua KBNN
Sa Pa năm 2016-2018 ................................................................................50
Bảng 3.6: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cấp huyện theo tính chất các khoản chi
qua KBNN Sa Pa năm 2016-2018 .............................................................51
Bảng 3.7: Báo cáo chi các đơn vị dự toán giai đoạn 2016 -2018 .............................59
Bảng 3.8: Số liệu dự toán và số kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Sa Pa từ
năm 2016-2018 ..........................................................................................59
Bảng 3.9: Tình hình thực hiện công tác KSC thường xuyên ngân sách qua KBNN
Sa Pa giai đoạn 2016 - 2018 ......................................................................68
Bảng 3.10: Chi tiết kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua
KBNN Sa Pa các năm 2016 - 2018 ...........................................................70
Bảng 3.11: Tổng hợp điều tra về yếu tố cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn, định mức, dự
toán chi trong KSC NSNN.........................................................................73
Bảng 3.12: Tổng hợp điều tra về ý thức chấp hành của đơn vị sử dụng ngân sách .74
Bảng 3.13: Tổng hợp điều tra về năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ KSC..........77
Bảng 3.14: Tổng hợp điều tra về trang thiết bị, cơ sở vật chất KBNN Sa Pa ...........79
Bảng 3.15: Tỷ lệ chi tiền mặt trong tổng chi thường xuyên NSNN cấp huyện qua
KBNN Huyện Sa Pa ..................................................................................82



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi ngân sách nhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi thường xuyên và
chi đầu tư phát triển, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất và có vị trí,
vai trò rất quan trọng đối với phát triển KT-XH đất nước. Quá trình thực hiện công
tác, kiểm soát chi (KSC) thường xuyên NSNN qua kho bạc Nhà nước vẫn còn
những tồn tại, hạn chế, bất cập như: Sử dụng NSNN vẫn kém hiệu quả, lãng phí,
thất thoát, dễ phát sinh tiêu cực. Công tác KSC còn phân ra nhiều lĩnh vực với nhiều
hình thức khác nhau dẫn đến tình trạng chồng chéo, khó theo dõi tổng thể; nhiều
khoản chi chưa có đủ cơ sở để KBNN kiểm soát đến khâu cuối cùng và chưa có cơ
chế quy trách nhiệm trong thực hiện một số nghiệp vụ chi cụ thể; chưa có cơ chế
tổng thể và thống nhất để kiểm soát giá mua sắm một số hàng hóa dịch vụ một cách
chặt chẽ và có hiệu quả nhất. Cán bộ làm nhiệm vụ chi ngân sách tại các đơn vị sử
dụng NSNN còn có tình trạng chưa am hiểu đầy đủ về quản lý NSNN và chưa được
đào tạo đồng đều. Việc phân công nhiệm vụ KSC trong hệ thống KBNN còn bất
cập, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Việc thực hiện chế độ công khai
minh bạch trong chi tiêu ngân sách của những đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn
chế. Do vậy, thực hiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN còn bộc lộ
những hạn chế và tồn tại, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng ngân sách, chưa đáp
ứng yêu cầu quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong xu thế đẩy mạnh mở cửa
và hội nhập quốc tế.
Đồng thời, trong thời gian qua, nhiều sai sót trong công tác kiểm soát chi của
hệ thống KBNN chủ yếu xảy ra tại các KBNN cấp huyện. Nguyên nhân là do khi
triển khai đề án tống nhất đầu mối các khoản chi NSNN, làm việc theo chế độ
chuyên viên nên mô hình quản lý có nhiều thay đổi, gia tăng nhiều bước trong quy
trình xử lý công việc mà số lượng cán bộ kiểm soát chi lại giảm.

Kho bạc Nhà nước Lào Cai được thành lập ngày 01/10/1991 khi tỉnh Lào Cai
được tái lập lại, đến nay Kho bạc Nhà nước Lào Cai gồm: Cơ quan Kho bạc Nhà
nước tỉnh, 8 Kho bạc Nhà nước huyện và Kho bạc Nhà nước thành phố Lào Cai


2

trực thuộc. Trong đó, Kho bạc Nhà nước Sa Pa là một đơn vị có nhu cầu chi đầu tư
cho hoạt động chi thường xuyên phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội rất
lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi việc kiểm soát chi tiêu ngân sách huyện phải hết
sức chặt chẽ, hiệu quả.
Những năm qua, KSC thường xuyên NSNN qua KBNN của nước ta nói chung
và KBNN Sa Pa, tỉnh Lào Cai nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, đạt được
nhiều kết quả tốt, đã từng bước được cụ thể theo hướng hiệu quả, ngày một chặt chẽ
và đúng mục đích hơn cả về quy mô và chất lượng. Kết quả của thực hiện công tác
KSC đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng NSNN ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng
NSNN huyện Sa Pa vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến chất
lượng sử dụng ngân sách như: quy trình kiểm soát và chi thường xuyên chưa thực
sự khoa học và hiệu quả, làm tăng thêm khối lượng công việc; trình độ của đội ngũ
cán bộ KBNN Sa Pa còn nhiều hạn chế; công tác kiểm soát theo đối tượng và nội
dung rút tiền mặt còn chưa chặt chẽ; tình trạng chi chưa đúng tiêu chuẩn định mức
chế độ còn phổ biến. Điều này chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách thủ tục
hành chính trong xu thế đẩy mạnh mở cửa và hội nhập quốc tế.
Mặt khác, lý luận về công tác KSC NSNN nói chung và KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN nói riêng trong nền kinh tế thị trường chưa được nghiên cứu đầy
đủ để áp dụng. Vì vậy, công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai cần tiếp tục được hoàn thiện một cách khoa học và có hệ thống.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài "Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Sa Pa, tỉnh Lào Cai" để làm luận

văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN Sa Pa nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện, góp phần tăng cường hiệu
quả công tác KSC ngân sách nhằm tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí trong chi
thường xuyên NSNN qua KBNN Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong thời giai tới.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN cấp huyện và công tác
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách huyện/thị xã.
- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho
bạc Nhà nước Sa Pa hiện nay để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và tìm ra
nguyên nhân trong công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN tại địa bàn
huyện Sa Pa.
- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách tại Kho bạc Nhà nước SaPa .
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách cho Kho bạc Nhà nước Sa Pa .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua
KBNN Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong KBNN Sa Pa trên
địa bàn huyện Sa Pa
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu về Kiểm soát chi thường xuyên

ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Sa Pa trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2018
và các giải pháp được đề xuất đến năm 2025. Các số liệu sơ cấp được thu thập trong
tháng 3 đến tháng 5 năm 2019.
- Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cơ
chế, quy trình, nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp
huyện/thị xã.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Với sự nỗ lực của bản thân, kết hợp những kinh nghiệm, những kiến thức đã
được học tập, nghiên cứu từ các tài liệu của các tác giả khác nhau, nhờ sự hướng
dẫn của quý Thầy, Cô và đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ của Người hướng dẫn khoa học,
đề tài đưa ra một số đóng góp như sau: Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận


4

cơ bản về NSNN huyện/thị xã và công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
huyện/thị xã. Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước tại Kho bạc Nhà nước SaPa để đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và tìm
ra nguyên nhân. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cho Kho bạc Nhà nước Sa Pa. Đề tài
cũng đã chỉ ra được những ưu - khuyết điểm trong nghiên cứu công tác kiểm soát
chi thường xuyên ngân sách huyện/thị xã và cụ thể hóa vấn đề kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách huyện/thị xã nhằm hạn chế những biểu hiện tham ô, lãng phí gây
thất thoát ngân sách nhà nước.
- Đề tài này được dùng làm tài liệu nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế xã hội cho địa phương; dùng làm tài liệu nghiên cứu cho các ngành, các cấp và các
đơn vị trong và ngoài Kho bạc Nhà nước Sa Pa.
5. Kết cấu nội dung luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt, bảng, hình, mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận văn chia thành 4 Chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân

sách Nhà nước cấp huyện
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 3: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua
Kho bạc Nhà nước Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Sa Pa, tỉnh Lào Cai.



×