Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Vai trò của hệ thần kinh. Các quy luật hoạt động thần kinh và mối liên hệ thần kinh với các hệ cơ quan khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 27 trang )

Chào mừng thầy cô và các bạn đến với bài thuyết
trình


Thành viên nhóm:

1. Thân Thị Kim Phượng
2. Hoàng Thị Nhung
3. Phan Thị Mai
4. Đinh Thị Thùy
5. Phạm Thị Thùy Linh
6. Dương Thúy Quỳnh
7. Đỗ Thị Kim Oanh
8. Lê Thị Quyên
9. Nguyễn Thị Quyên
10. Bùi Thị Hiên
11. Nguyễn Thị Luyến


Chủ đề : Vai trò của hệ thần kinh. Các quy luật hoạt động thần kinh và mối liên hệ thần kinh với
các hệ cơ quan khác
các luận điểm chính

1.

Vai trò của hệ thần kinh

2. Các quy luật vận động thần kinh
3. mối liên hệ thần kinh với các hệ cơ quan khác



1. Vai trò của hệ thần kinh
Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được
cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần
kinh giao).



CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH
Hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời bảo đảm cho cơ thể
thích nghi hoàn toàn với ngoại cảnh.
Hệ thần kinh là cơ quan duy nhất có khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức tạp. Hằng ngày, nó nhận hàng
triệu mã thông tin từ các cơ quan cảm giác truyền về rồi tích hợp chúng lại để định ra các đáp ứng thích hợp.


Để hoàn thành chức năng đó, hệ thần kinh phải thực hiện các chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng cảm giác.
+ Chức năng vận động.
+ Chức năng thực vật.
+ Chức năng hoạt động thần kinh cao cấp.
Trong đó, chức năng hoạt động thần kinh cao cấp là chức năng đặc trưng của vỏ não (sẽ được trình bày trong phần riêng),
còn ba chức năng cảm giác, vận động và thực vật là chức năng chung ở tất cả các phần của hệ thần kinh, ba chức năng này
có mối liên hệ mật thiết với nhau.


2. Các quy luật vận động thần kinh cấp cao
2.1 quy luật chuyển từ hung phấn sang ức chế
Quy luật này cho thấy mối liên hệ giữa hưng phấn và ức chế. Quá trìnhchuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra một
cách nhanh chóng, đột ngột.
Ví dụ : 1 số cháu bé vừa mới còn cười đùa đã lăn ra ngủ



Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế trải qua 4 pha khác nhau:
+ Pha san bằng: bắt đầu ngay khi quá trình hưng phấn chuyển sang ứcchế với đặc điểm là các kích thích có cường độ khác
nhau đều cho phản ứng giống nhau bằng cách tạo các ổ hưng phấn khác nhau trên vỏ não. Kết quả xảy ra cạnh tranh giữa
các ổ hưng phấn và ức chế trên vỏ não.
+ Pha trái ngược: là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế, có đặc điểm là các kích thích có
cường độ mạnh không gây ra phản ứng, nhưng các kích thích có cường độ yếu hay trung bình lại gây ra phản ứng. Kết quả
não gần như không có phản ứng gì rõ rệt đối với môitrường xung quanh.


+ Pha cực kỳ trái ngược: có đặc điểm là các kích thích dương tính sẽ tạora ức chế, còn kích thích âm tính lại cho phản ứng
dương tính. Người ta mớithấy hiện tượng này xảy ra trên vỏ não.
+ Pha ức chế hoàn toàn : có đặc điểm là não không có phản ứng đối với bất kỳ một loại kích thích nào.


2.2. Quy luật lan tỏa tập chung

Hưng phấn và ức chế sau khi xuất hiện trên vỏ não có thể lan tỏa ra các phần khác nhau, khi đủ mức sẽ thu hẹp về vị trí ban
đầu.
+ Quy luật tập trung. Một kích thích hay một nhóm kích thích được truyền về não lúc đầu gây hưng phấn hay ức chế một
cách lan tràn, có thể là trên toàn bộ não, nhất là các kích thích mạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian, các trung tâm hưng phấn
hay ức chế trên não sẽ giảm bớt dần, cuối cùng tập trung ở một số trung khu tiêu biểu nhất, nhờ đó mà các phản ứng chỉ xảy
ra ở những cơ quan đặc trưng nhất. Quá trình tập trung có tính chất bảo vệ mô não khỏi làm việc quá căng hoặc quá lâu.
Đồng thời còn làm chính xác hóa và tăng hiệu quả của phản ứng trả lời.


+ Quy luật lan tỏa: Một kích thích lúc đầu có thể chỉ gây hưng phấn hay ức chế cục bộ trên một vài vùng não xác định.
Nhưng nếu kích thích đủ mạnh, thì quá trình ức chế, hưng phấn có thể lan tỏa dần sang các trung khu khác của não. Lan tỏa
có tác dụng huy động các bộ phận trong cơ thể tham gia mỗi lúc mỗi nhiều vào một hành động chung, nhằm tăng hiệu quả
phản ứng

Quy luật lan toả có tác dụng huy động các bộ phận trong cơ thể tham gia mỗi lúc một nhiều vào một hành động chung nhằm
tăng hiệu quả phản ứng. Lan tỏa ức chế trên não còn mang tính chất bảo vệ.


2.3 quy luật cảm ứng qua lại
Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh mình (cảm ứng không gian) hoặc tiếp sau mình (cảm ứng thời
gian) của các quá trình thần kinh cơ bản (hưng phấn và ức chế).


Người ta phân biệt một số hiện tượng cảm ứng sau:
+ Cảm ứng dương tính (hay cảm ứng hỗ trợ, cùng hướng): là hiện tượng tăng cường độ hoạt động của các nơron sau tác
động của các kích thích âm tính.
Ví dụ, khi gây phản xạ nhảy, hai trung khu trên vỏ não gây sự co các cơ tham gia động tác nhảy ở cả hai chân.
+ Cảm ứng âm tính (hay cảm ứng đối lập, ngược chiều): là hiện tượng ức chế xuất hiện trong các tế bào thần kinh bao quanh
ổ hưng phấn. Nhờ có cảm ứng âm tính mà hưng phấn không lan tỏa đựợc ra các phần khác nhau trên vỏ não.
Ví dụ, cơ co ở tay hưng phấn thì cơ duỗi ở tay ức chế, và ngược lại. Có như vậy mới không ảnh hưởng nhau.
+ Cảm ứng đồng thời. Ví dụ, động tác hít vào, thở ra thì hai trung khu điều


2.4 Quy luật tính hệ thống
Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất các kích thích riêng lẻ thành một tổ hợp hoàn chỉnh, hay thành những hệ
thống gọi là tính hệ thống trong hoạt động của vỏ não. Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của hệ thống hoạt động
vỏ não là hình thành “định hình động lực” (mà ta quen gọi là “động hình”). Vậy động hình là gì?


Động hình là một hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định và theo một khoảng thời gian
nhất định, trong một thời gian dài. Sau đó chỉ cần một phản xạ đầu xảy ra, là toàn bộ những phản xạ tiếp theo sẽ xảy ra theo
lối “dây chuyền”, nghĩa là một kích thích có thể đại diện cho toàn bộ các kích thích khác để gây phản xạ.
Định hình động lực làm cho hoạt động của con người thuận lợi và dễ dàng hơn. Nó là cơ sở của những thói quen tốt, của kỹ
năng, kỹ xảo, là một hệ thống phối hợp chức năng tinh xảo của toàn bộ cơ thể



2.5 Quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích và
cường độ phản xạ có điều kiện.
-Trong thực tế, cường độ của ổ hưng phấn thường phụ thuộc vào ý nghĩa sinh học, điều kiện tác động của kích thích và tình
trạng sức khỏe của con vật. Chính vì vậy, phản xạ có điều kiện chỉ hình thành được khi kích thích có điều kiện yếu hơn so
với tác nhân cũng cố không điều kiện.
-Cường độ của các kích thích có điều kiện thay đổi cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Quá trình
hình thành phản xạ có điều kiện đối với các kích thích yếu thường khó khăn và kéo dài hơn so với các kích thích mạnh,
nhưng cường độ kích thích không được vượt quá ngưỡng.


3. mối liên hệ thần kinh với các hệ cơ quan khác
3.1 hệ giao cảm

a.

Cung phản xạ


b. hệ thần kinh vận động

• Ngược với hệ thần kinh dinh dưỡng, các con đường thần kinh tự động thường không chịu sự kiểm soát tự ý. Chúng phân
bố đến tim, cơ trơn trong thành ống tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục, các mạch máu và một số tuyến.



Khác với hệ thần kinh dinh dưỡng chỉ dẫn truyền thông tin dọc theo một tế bào thần kinh vận động từ tủy đến cơ, các con
đường của hệ thần kinh tự động luôn luôn có hai tế bào thần kinh vận động. Sợi trục của tế bào thứ nhất phát xuất từ não
hoặc tủy và chạy đến các hạch nằm bên ngoài hệ TKTU. Tại đây, chúng tiếp hợp với tế bào thứ hai phân bố vào các cơ

quan đích.


Hệ thần kinh phó giao cảm



3.2 hệ thụ cảm
a. Các thụ quan ở da và nội quan
- Các thụ quan ở da
Trong da của động vật có xương sống có nhiều loại thụ quan. Các thụ quan này có liên quan tới ít nhất là 5 loại cảm giác
khác nhau: đụng chạm, áp lực, nóng, lạnh và đau.


- Các thụ quan nội quan.
Khác với các thụ quan ở da nhận thông tin từ môi trường ngoài, một số thụ quan khác phân tán rộng rãi trong cơ thể, có vai
trò chính trong việc thu thập những dữ kiện về các trạng thái của cơ thể. Trong số này, đặc biệt quan trọng là thụ quan về sức
căng ở cơ và gân. Chúng nhận ra sự biến đổi về sức căng của cơ, truyền các xung về hệ TKTU để thông báo vị trí và các cử
động của những phần khác nhau trong cơ thể. Một số thụ quan khác được phân bố rộng rãi trong các nội quan.


b. Vị giác và khứu giác.
Các tế bào tiếp nhận cảm giác về vị (nếm) là dạng biến đổi của các tế bào biểu mô, được tổ chức thành các chồi vị giác (taste
buds) phân bố trong nhiều vùng của lưỡi và miệng.


c. thị giác



×