Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Mô hình RUP Công nghệ phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.62 KB, 10 trang )

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ : MÔ HÌNH RUP
Phần mềm là tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ
lập trình theo một trình tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng
hoặc giải quyết bằng 1 bài toán nào đó.
Và phần mềm có thể xây dựng dựa trên nhiều mô hình khác nhau.
Dưới đây là mô hình RUP
*****Các đặc trưng cơ bản của mô hình RUP:*****
1. Điều khiển bởi ca sử dụng
2. Lấy kiến trúc làm trung tâm
3. Lặp và tăng dần

Đáp ứng các đòi hỏi của 1 quá trình phát triển phần mềm tích hợp nhiều mặt,
nhiều kinh nghiệm đã có và các tiến bộ mới.
1. Điều khiển bởi ca sử dụng
- Tác nhân(actor) là :
o Người, hệ thống khác tương tác với hệ thống phát triển
- Ca sử dụng (use case) :
o Đặc tả các yêu cầu chức năng của hệ thống
o Phần chức năng của hệ thống cung cấp gái trị kết quả thấy được cho tác

nhân tương tác với nó
- Mô hình ca sử dụng ( use case model) là:
o Là tất cả các ca sử dụng kết hợp lại mô tả đầy đủ các chức năng của hệ
thống (thay mô hình đặc tả các chức năng truyền thống)
o Use case: công cụ đặc tả yêu cầu hệ thống
o Mô hình use case đặc tả chức năng của hệ thống
- Ca sử dụng điều khiển quá trình :
o Chế tác đầu tiên của quá trình phát triển
o Đầu vào cho luồng công việc ở mỗi bước lặp: phân tích, thiết kế, triển
khai, kiểm thử
o Quy định và chi phối mọi hoạt động và phát triển


o Kiểm tra và thẩm định kiến trúc hệ thống
- Chế tác đầu tiên của quá trình phát triển:


- Đầu vào cho luồng công việc mỗi bước lặp:

- Quy định chi phối mỗi hoạt động phát triển:

- Kiểm tra và thẩm định kiến trúc hệ thống:


2.

Lấy kiến trúc làm trung tâm
 Kiến trúc hệ thống
- Là những chế tác quan trọng nhất để quản lý cách nhìn nhận và phát triển
lặp tăng dần của hệ thống
- Kiến trúc chỉ một cấu trúc tổng thể của hệ thống, qua đó cung cấp một sự
tích hợp về mặt khái niệm của hệ thống.
- Kiến trúc hệ thống biểu diễn ở 5 cách nhìn:
+ Quan điểm thiết kế (cấu trúc phần tử hệ thống)
+ Quan điểm triển khai (tổ chức thành phần hệ thống)
+ Quan điểm quá trình (quản lý tiến trình phát triển)
+ Quan điểm cài đặt (tổ chức trong môi trường)
+ Quan điểm hành vi(quan hệ động hệ thống)
 Kiến trúc biểu diễn cách nhìn khác nhau về hệ thống:

 Kiến trúc là phần cốt lõi của sản phẩm theo một cách nhìn (chiếm 5-10%
use case)



 Xây dựng kiến trúc:
- Phác thảo kiến trúc (độc lập với ca sử dụng)
- Lựa chọn tập con ca sử dụng cơ bản, sắp thứ tự
- Phát triển hệ con với ca sử dụng lựa chọn
- Mở rộng kiến trúc để mở rộng ca sử dụng
- Tiếp tục lặp lại cho đến khi kiến trúc ổn địnhs
 Củng cố kiến trúc qua mỗi bước phát triển
- Kiến trúc đầu tiên với mô hình ca sử dụng: sắp xếp ưu tiên ca sử dụng,
phân tầng, xác định các gói, các ca sử dụng cốt lõi
- Kiến trúc với mô hình phân tích khái niệm: gói các lớp khái niệm để hình
thành các gói nhằm củng cố kiến trúc
- Kiến trúc với mô hình thiết kế: tìm kiếm các mẫu thay thế cho các thiết kế
lớp có được
3. Lặp và tăng dần

 Trình tự tiến hành một bước lặp:
1. Chọn ca sử dụng theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo đồng bộ, ít rủi ro
2. Đặc tả phân tích thực hiện ca sử dụng
3. Tạo thiết kế sử dụng kiến trúc và các hướng dẫn thiết kế
4. Triển khai thiết kế vào các thành phần
5. Kiểm tra sự thỏa mãn ca sử dụng của thành phần
6. Kiểm tra và chuẩn bị cho bước sau nếu mục tiêu đáp ứng.
Các mô hình bước lặp


*****NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG*****
1,Nguyên lý hoạt động của mô hình Rup:
Hoạt động của mô hình rup trải qua các tiến trình:
A, Tiến trình hợp nhất

Tiến trình hợp nhất của RUP phát triển phần mềm lặp qua 4 pha. Trong mỗi một
pha, các hoạt động và luồng dữ liệu chính của pha đó sẽ được thực hiện
Tiến rình của rup chia 4 làm pha
+Pha khởi đầu(inception)
+Pha xây dựng phác thảo(elaboration)
+Pha xây dựng(construction)
+Pha chuyển giao( transition)


Phân biết giữa các pha là các cột mốc(milestone)đánh dấu sự kết thúc của một
pha. ở mối giai đoạn lạo chia thành các bước lặp( iteration), kết thúc mỗi bước
lặp tạo ra một sản phẩm có thể vận hành được,
Tiến trình hợp nhât có các đặc trưng cơ bản sau:
+ Điều khiển bởi ca sử dụng – use case
+Lấy kiến trúc làm trọng tâm
+Lặp tăng dần
+Mô tả luồng công việc tại mỗi bước lặp
B, Các hoạt động chính trong các pha
1. Các hoạt động trong pha khởi đầu (Inception)
Trong pha khởi đầu các công việc chính cần thực hiện như sau :


Mô hình hoá nghiệp vụ.: Hoạt động này là việc thu thập các thông tin
hoạt động cụ thể nhằm sinh ra các tài liệu



Các yêu cầu.

2. Các hoạt động trong pha xây dựng phác thảo (Elaboration)

Các hoạt động cơ bản trong pha này là hoạt động phân tích và thiết kế.
3. Các hoạt đông trong pha xây dựng (Construction)
Trong pha này cần thực hiện 2 hoạt động chính bao gồm :
- Thực hiện (Implementation) : Các hoạt động hệ thống ở mức thấp nhất : các
thành phần và sự tích hợp giữa chúng.
-

Kiểm tra (Test)

4. Các hoạt động trong pha chuyển giao (Transition)
Các hoạt động trong pha này bao gồm :
-

Kế hoạch triên khai.
Các tài liệu phát hành.
Tài liệu hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng cuối.
Tài liệu cài đặt.
Tài liệu đào tạo.

*****CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG, GIAI ĐOẠN*****
"Quy trình hợp nhất hợp lý."
chia quá trình phát triển thành bốn giai đoạn riêng biệt


mỗi giai đoạn liên quan đến mô hình hóa, phân tích và thiết kế, thực hiện, thử
nghiệm và triển khai
Cấu trúc tĩnh của quy trình
Mô hình của quy trình rup mô tả aai đang làm gì , bằng cách nào ,và khi nào.
Được biểu diễn thông qua bốn thành phần mô hình hóa chủ yếu : tác viên (ai),
hoạt động (bằng cách nào), sưu liệu(bằng cách nào) , luồng công việc(khi nào) .

o

o

o

o

Thừa tác viên
Định nghĩa công việc và các trách nhiệm của 1 cá nhân hay 1 tập thể.
Vai trò : chỉ ra cách thức để các cá nhân làm việc .
VD: phân tích viên hệ thống , thiết kế viên , kiến trúc sư, kiểm thử viên…
Hoạt động
1 hoạt động là 1 đơn vị công việc mà mỗi cá nhân phải thực hiện thực hiện .
Mỗi hoạt đông đều có 1 mục đích rõ ràng.
VD: tìm các chức năng hệ thống- phân tích viên hệ thống
Các hoạt đông được chia thành nhiều bước thuộc 3 loại chính :
- Các bước khảo sát : thừa tác viên phải hiểu rõ bản chất công việc , thu
thập và xem xét tư liệu đầu vào và định dạng kết quả .
- Các bước thực hiện : thừa tác viên tạo mới hay cập nhập sưu liệu.
- Các bước kiểm tra: thừa tác viên kiểm tra thành quả dựa trên các chỉ
tiêu
Sưu liệu
Là những thông tin được tạo ra thay đổi hay sử dụng bởi 1 quy trình . là 1
sản phẩn hữu hình của 1 hệ thống.
Các nhóm sưu liệu trong RUP:
- Nhóm quản lý
- Nhóm các yêu cầu
- Nhóm thiết kế
- Nhóm cài đặt

- Nhóm triển khai
Luồng công việc:
Mô tả 1 chuỗi các hành động theo trình tự để tạo ra 1 kết quả có thể quan sát
được .
Trong quy trình ta tổ chức tập hợp các hoạt động trong các luồn công việc
bằng cách dùng : các luồng công việc , chi tiết luồng công việc và các kế hoạt
lặp .
Chi tiết luồng công việc : diễn tả các hoạt động có liên quan mật thiết với
nhau. Nó cho ta thấy được các thông tin mô tả các hoạt động tương tác với
nhau thông qua các sưu liệu khác nhau.


*****CẤU TRÚC ĐỘNG CỦA QUY TRÌNH *****
Quy trình tuần tự
Ban đầu được xem là phương pháp hợp lý nhất để phát triển hệ thống , tuy nhiên
qua thời qian đã cho thấy quy trình tuần tự thường ít thành công bởi:
-

Sự gải định ban đầu có sai sót
Thất bại trong việc kết hợp nhân tố con người
Vẫn con trong giai đoạn thăm dò của công nghệ phần mềm

Quy trình lặp
Chia nhỏ dự án lớn thành các dự nhỏ để giải quyết từng phần rồi xây dựng thêm
cho tới khi hoàn tất
gồm 4 giai đoạn:

Inception
- Ý tưởng cho dự án được nêu. Nhóm phát triển xác định xem dự án có đáng để
theo đuổi hay không và cần những nguồn lực nào. Mục tiêu chính là phạm vi hệ

thống đầy đủ làm cơ sở để xác nhận chi phí ban đầu và ngân sách. Trong giai
đoạn này, trường hợp kinh doanh bao gồm bối cảnh kinh doanh, các yếu tố thành
công (doanh thu dự kiến, sự công nhận thị trường, v.v.) và dự báo tài chính được
thiết lập.
Elaboration- Kiến trúc và tài nguyên cần thiết của dự án được đánh giá
thêm. Các nhà phát triển xem xét các ứng dụng có thể có của phần mềm và chi
phí liên quan đến sự phát triển.Mục tiêu chính là giảm thiểu các hạng mục rủi ro
chính được xác định bằng cách phân tích đến cuối giai đoạn này. Giai đoạn xây
dựng là nơi dự án bắt đầu hình thành. Trong giai đoạn này, phân tích miền vấn đề
được thực hiện và kiến trúc của dự án có dạng cơ bản.
Construction- Dự án được phát triển và hoàn thành. Phần mềm được thiết kế,
viết và thử nghiệm. Mục tiêu chính là xây dựng hệ thống phần mềm. Trong giai
đoạn này, trọng tâm chính là phát triển các thành phần và các tính năng khác của
hệ thống. Đây là giai đoạn khi phần lớn mã hóa diễn ra. Trong các dự án lớn hơn,
một số lần lặp xây dựng có thể được phát triển trong nỗ lực phân chia các trường
hợp sử dụng thành các phân đoạn có thể quản lý được tạo ra các nguyên mẫu có
thể chứng minh được.
Transition - Phần mềm được phát hành ra công chúng. Điều chỉnh hoặc cập nhật
cuối cùng được thực hiện dựa trên phản hồi từ người dùng cuối .Mục tiêu chính
là "vận chuyển" hệ thống từ khi phát triển sang sản xuất, làm cho nó có sẵn và
được hiểu bởi người dùng cuối.


Nếu tất cả các mục tiêu được đáp ứng, cột mốc phát hành sản phẩm sẽ đạt được
và chu trình phát triển kết thúc.
Phương pháp phát triển RUP cung cấp một cách có cấu trúc để các công ty hình
dung ra các chương trình phần mềm. Vì nó cung cấp một kế hoạch cụ thể cho
từng bước của quy trình phát triển, nó giúp ngăn chặn tài nguyên bị lãng phí và
giảm chi phí phát triển bất ngờ.


****** ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH RUP*****
1. ưu điểm:
-

thường xuyên nhận được phản hồi từ các cổ đông
sử dụng các tài nguyên dự án 1 cách hiệu quả
cung cấp được chính xác cái mà khách hàng mong muốn
các vấn đề sớm được giải quyết trong dự án\
hỗ trợ mô hình phát triển lặp
cải thiện quản lí rủi ro.

2. nhược điểm:
-

các tiến trình dự án rất phức tạp để thực hiện
quá trình phát triển có thể vượt quá tấm kiểm soát( do đánh giá ban đầu
sai về chi phí, tài nguyên và rủi ro cũng như do các yếu tố bất định)
cần các chuyên gia để có thể đáp ứng được các mục tiêu của mô hình phát
triển này.
tiến trình nặng.

3. ví dụ:
-

-

Như một dự án quản lí vận chuyển kho bãi của lazada(quản lí được hàng
hóa và khách hàng có thể xem được hàng đang ở đâu) để xây dựng dự án
này các chuyên gia phải tính toán kĩ lưỡng. xác định phạm vi hệ thống
(vận chuyển cả nước), tính toán ngân sách, xác định rủi ro.

tiếp đến là chuẩn bị. mục đích là giảm thiểu rủi ro cũng như tính toán lại
chi phí xây dựng dự án.
sau đó tiến hành xây dựng hệ thống( theo mô hình rup sẽ được chia theo
các chức năng thành phần),

Do đó thì hệ thống sẽ được chia ra:




xây dựng trang web và cơ sở dữ liệu.
xây dựng hệ thống quản lí kho lưu trữ hàng hóa và liên kết với trang web.
liên kết với các đơn vị vận chuyển và đưa dữ liệu lên trang web.

VÍ DỤ: bạn ở hà nội và bạn mua sách trên lazada. thì hệ thống sẽ đưa ra lựa chọn
vị trí của bạn sau khi xác định vị trí. hệ thống sẽ xác định sách gần nhất bạn có
thể mua để thời gian hàng đến tay bạn là ngắn nhất.sau đó hệ thống sẽ tính toán


ngày nhận hàng. Khi đã chốt đơn hàng hệ thống sẽ báo dữ liệu của đơn hàng.
(như là đang được đóng gói, đang được vận chuyển đến vị trí nào). Như vậy
người mua sẽ xác định được vị trí đơn hàng mình mua.. và khi có rủi ro như mất
hàng thì sẽ xác định được vị trí cuối cùng của hàng hóa. như vậy thì khi xây dựng
hệ thống sẽ phải xác định được những bước như thế và áp dụng mô hình RUP
chúng ta sẽ xác định được xác định được rủi ro trong quá trình xây dựng. và đối
với dự án lớn như thế này khi áp dụng RUP sẽ có thể có những chi phí phát sinh
và dự án rất phức tạp để thực hiện.




×